Cập nhật thông tin chi tiết về 3 Đặc Điểm Hộ Kinh Doanh Là Gì ? mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Cơ sở pháp lý quy định đặc điểm hộ kinh doanh
Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định đặc điểm hộ kinh doanh là các văn bản pháp luật sau đây :
Luật doanh nghiệp 2014;
Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
2. Khái niệm hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm là các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
3. Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh
Các đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh bao gồm:
3.1. Đặc điểm hộ kinh doanh về chủ thể sở hữu
Hộ kinh doanh do một cá nhân, một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ:
Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của một chủ là cá nhân và cá nhân chủ hộ kinh doanh có toàn quyền quyết đĩnh hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh (giống như chủ DNTN).
Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của nhiều chủ. Hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh do các thành viên trong nhóm hoặc các thành viên trong hộ gia đình quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người đại diện cho nhóm hoặc cho hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.
3.2. Đặc điểm hộ kinh doanh về quy mô kinh doanh
So với doanh nghiệp thì hộ kinh doanh có quy mô kinh doanh nhỏ thể hiện qua các tiêu chí sau:
Hộ kinh doanh chỉ có một địa điểm kinh doanh, ngoài địa điểm kinh doanh đó, hộ kinh doanh không được có thêm địa điểm kinh doanh nào, cũng như không thể có chi nhánh hay văn phòng đại diện như doanh nghiệp.
Hộ kinh doanh sử dụng không quá mười lạo đông. Hộ kinh doanh sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng kí thành lập doanh nghiệp.
Tuy nhiên hộ kinh doanh lại có quy mô kinh doanh lớn hơn so với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động… ở chỗ thu nhập từ kinh doanh của hộ kinh doanh có thu nhập cao hơn và đều đặn hơn. Có nghĩa là kinh doanh là nghề nghiệp chính của hộ kinh doanh nên hộ kinh doanh vẫn phải tiến hành đăng kí hộ kinh doanh tại cơ quan đăng kí kinh doanh.
3.3. Đặc điểm hộ kinh doanh về trách nhiệm pháp lý của chủ hộ kinh doanh
Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh: nếu tài sản kinh doanh không đủ để ttả nợ thì hộ kinh doanh phải lấy cả tài sản không đầu tư vào hộ kinh doanh để trả nợ. Thời điểm để trả nợ là thời điểm hộ kinh doanh phải thanh toán các khoản nợ đến hạn cho chủ nợ.
Tuy nhiên, trách nhiệm vô hạn của hộ kinh doanh có sự phân tán rủi ro cho nhiều thành viên trong trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ:
Nếu hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ thì tất cả các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của hộ kinh doanh.
Nếu hộ kinh doanh do một hộ gia tình làm chủ thì tât cả các thành viên trong hộ gia tình phải liên đới chịu trách nhiệm. Khi tài sản chung của hộ gia tình không đủ để trả nợ thì các thành viên cùa hộ gia tình phải lấy cả tài sản riêng để trả nợ và phải trả nợ cho các thành viên khác của hộ gia đình (trách nhiệm liên đới).
5. Dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh của Luật Thái An
Nếu bạn cần đăng ký thành lập hộ kinh doanh nhanh chóng, không phải mầy mò, làm đi làm lại gây tốn kém về thời gian và tiền bạc thì hãy cân nhắc sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp của chúng tôi. Bạn hãy tham khảo bài viết Dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh của Luật Thái An. Trong khuôn khổ dịch vụ, luật sư sẽ tư vấn cho bạn về mọi mặt pháp lý của hộ kinh doanh, bao gồm cả các vấn đề thuế, các giấy phép con nếu có…
HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ
Tác giả bài viết:
Luật sư Nguyễn Thị Huyền Thành viên Đoàn Luật sư TP Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam Cử nhân luật Đại học Luật Hà Nội (tháng 6/2000) Tốt nghiệp khóa đào tạo Học Viện Tư Pháp – Bộ Tư Pháp Thẻ Luật sư số 6459/LS cấp tháng 7/2011 Lĩnh vực hành nghề chính:
Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư nước ngoài, Lao động, Dân sự, Hôn nhân và gia đình, Đất đai;
Tố tụng: Dân sự, Kinh doanh thương mại, Hành chính, Lao động.
Hộ Kinh Doanh Là Gì ? Đặc Điểm Của Hộ Kinh Doanh Cá Thể
Hộ kinh doanh là gì ? Các đặc điểm cơ bản của hộ kinh doanh cá thể theo quy định mới nhất như thế nào ? Có nên đăng ký hộ kinh doanh hay không ?
Hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp cũng không có định nghĩa cụ thể về hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh được quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Theo khoản 1 điều 66 Nghị định 78/2016/NĐ-CP: ” Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng kýkinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”
Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Một số đặc điểm pháp lý của Hộ kinh doanh
Các đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh bao gồm: Đối tượng đăng ký, tính chất…
Đối tượng thành lập hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam, hoặc do một nhóm người, hoặc một hộ gia đình làm chủ.
Khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.
Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ, cá nhân đó có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động kinh doanh của hộ. Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, mọi hoạt động kinh doanh của hộ do các thành viên trong nhóm hoặc trong hộ quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người có đủ điều kiện là đại diện cho nhóm hoặc hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.
Hoạt động sản xuất của hộ kinh doanh mang tính nghề nghiệp thường xuyên
Hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên, có quy mô nghề nghiệp ổn định thì mới cần phải đăng ký. Những hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.
Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.
Mặc dù là chủ thể kinh doanh khá chuyên nghiệp nhưng hộ kinh doanh không có tư cách của doanh nghiệp. Hộ kinh doanh không có con dấu, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp đang có như hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh thua lỗ.
Cá nhân, nhóm người hoặc các thành viên trong hộ chịu trách nhiệm vô hạn
Khi phát sinh các khoản nợ, cá nhân hoặc các thành viên phải chịu trách nhiệm trả hết nợ, không phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh hay dân sự mà họ đang có; không phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay đã chấm dứt thực hiện hoạt động kinh doanh.
Tính chịu trách nhiệm vô hạn này cũng dẫn tới quy định về việc Cá nhân đã thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại” tại khoản 3 Điều 67 Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Bởi vốn dĩ các chủ thể như chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp doanh đều phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, đây là là cách để đảm bảo trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài chính trong hoạt động kinh doanh của mình.
Có nên đăng ký hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh cá thể là mô hình khá phổ biến ở nước ta. Bởi lẽ đăng ký đơn giản, và áp dụng theo phương thức thuế khoán. Tuy nhiên Hộ kinh doanh cá thể vẫn bộc lộ nhiều hạn chế và tiềm ẩn rủi ro khi kinh doanh như:
– Cá nhân đã thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
– Cá nhân, nhóm người hoặc tất cả thành viên trong hộ phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ thuế, các khoản nợ.
– Mỗi cá nhân, nhóm cá nhân chỉ được thành lập một hộ kinh doanh. Vì vậy khi đã có hộ kinh doanh, cá nhân và nhóm cá nhân không thể lập cửa hàng, địa điểm kinh doanh thứ hai là hộ kinh doanh nữa.
– Hạn chế về việc xuất hoá đơn cho khách hàng.
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey
Kinh Doanh Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại, Ví Dụ Về Kinh Doanh?
54711
Kinh doanh là hoạt động kinh tế của cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục đính thu lợi nhuận. Kinh doanh bao gồm nhiều lĩnh vưc như tài chính, thông tin, tin tức, giải trí, sản xuất công nghiệp, bán lẻ, phân phối, vận tải,…
Đặc điểm của kinh doanh
– Trao đổi hàng hóa và dịch vụ
– Giao dịch trong nhiều giao dịch
Trong kinh doanh, việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ là một hoạt động diễn ra thường xuyên. Một sản phẩm / dịch vụ trước khi đến tay người tiêu dùng có thể trải qua nhiều giao dịch khác nhau.
– Lợi nhuận là mục tiêu chính
Việc kinh doanh được thực hiện với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận chính là phần thưởng cho các dịch vụ của một doanh nhân.
– Kỹ năng kinh doanh để thành công
Bất cứ ai muốn trở thành một doanh nhân giỏi đều cần phải có những phẩm chất và kỹ năng kinh doanh tốt để có thể điều hành doanh nghiệp.
– Rủi ro và sự không chắc chắn
– Người mua và người bán
Mỗi giao dịch kinh doanh đều có tổi thiếu một bên mua và một bên bán.
– Kết nối với sản xuất
Hoạt động kinh doanh có thể được kết nối với sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong trường hợp này, nó được gọi là hoạt động công nghiệp. Các ngành công nghiệp có thể là chính hoặc phụ.
– Tiếp thị và phân phối hàng hóa
– Ưu đãi về hàng hóa và dịch vụ
Trong kinh doanh phải có giao dịch về hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa có thể chia thành 2 loại sau:
Hàng tiêu dùng: Hàng hóa được sử dụng bởi người tiêu dùng cuối cùng để tiêu dùng được gọi là hàng tiêu dùng, ví dụ TV, Xà phòng, v.v.
Hàng hóa sản xuất: Hàng hóa được sử dụng bởi nhà sản xuất để sản xuất ra hàng hóa khác như máy móc, thiết bị, vv
– Đáp ứng mong muốn cảu con người
Doanh nhân là người đáp ứng mong muốn thỏa mãn mong muốn của con người thông qua việc tiến hành kinh doanh. Bằng cách sản xuất và cung cấp các mặt hàng khác nhau, các doanh nhân cố gắng thúc đẩy sự hài lòng của người tiêu dùng.
– Nghĩa vụ xã hội
Doanh nhân hiện đại có ý thức về trách nhiệm xã hội của họ. Kinh doanh ngày nay là định hướng dịch vụ hơn là định hướng lợi nhuận.
Các loại hình tổ chức kinh doanh cơ bản
Có nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, nhưng có ba loại chính đó là
Có những lĩnh vực kinh doanh nào? (Phân loại ngành kinh doanh)
– Kinh doanh tài chính:
Bao gồm các chủ thể nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, hộ gia đình, cá nhân… đóng góp quỹ tiền tệ vào Ngân sách nhà nước, Bảo hiểm, Tín dụng thông qua hình thức phân phối tổng sản phẩm xã hội sử dụng theo mục đích nhất định từ việc đầu tư và quản lý nguồn vốn nhằm thu lợi nhuận.
– Thông tin, tin tức, giải trí:
Phương thức truyền thông đưa những thông tin, hình ảnh tới quần chúng bao gồm các quyền sở hữu trí tuệ, nhà sản xuất, xưởng phim…
– Kinh doanh bất động sản:
Là sàn giao dịch của các nhà kinh doanh với các dự án lớn nhỏ mục đích thu lợi từ việc cho thuê, bán nhà đất và các mục hạ tầng.
– Sản xuất công nghiệp:
Công nghiệp là một ngành kinh tế hoạt động với quy mô lớn sản xuất hàng hóa vật chất chế biến, chế tạo công nghệ thúc đẩy mạnh mẽ áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất trên dây truyền đa dạng mặt hàng gồm các phần mềm, máy móc, động cơ…. sau đó bán ra đem lại doanh thu.
– Nông lâm ngư nghiệp:
Đây là hệ thống liên kết vòng tròn mô hình Nông nghiệp -Lâm nghiệp – Ngư nghiệp cùng phát triển hỗ trợ tương tác trong các nông trường, trang trại, nông trại, ruộng lương… mô hình này thu lợi từ việc cung cấp lương thực, thực phẩm, cây trồng tới người tiêu thụ.
– Vận tải:
Có nhiệm vụ lưu thông, sản xuất thực hiện vận chuyển người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác như vận tải đường bộ, vận tải hàng không, vận tải đường thủy và thu lợi nhuận từ phí vận chuyển.
– Bán lẻ & phân phối:
Dịch vụ này là một trung gian cung cấp hàng hóa từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng. Hiện nay dịch vụ rất chi là phổ biến, có vô vàn công ty, doanh nghiệp, tư nhân thành lập nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng tốt nhất, đáp ứng mọi yêu cầu từ khách hàng.
– Kinh doanh dịch vụ
– …
Cung cấp các dịch vụ và hàng hóa vô hình, thu lợi bằng cách tính giá sức lao động hoặc các dịch vụ đã cung cấp cho chính phủ, các lĩnh vực kinh doanh khác hoặc khách hàng như trang trí nội thất, làm đẹp, tạo mẫu tóc, trang điểm, thẩm mỹ, giặt là, kiểm soát dịch bệnh, côn trùng..
Ví dụ về kinh doanh
Kinh doanh vận tải đường thủy; Kinh doanh dịch vụ cầm đồ; Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô; Kinh doanh dịch vụ bưu chính; Kinh doanh thức ăn thuỷ sản; thức ăn chăn nuôi; Kinh doanh dịch vụ xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Kinh doanh phân bón; Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ; Kinh doanh dịch vụ kiểm định trang thiết bị y tế; Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; Kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; Kinh doanh vàng; Kinh doanh dược; Kinh doanh bất động sản; Xuất khẩu gạo; Đại lý bảo hiểm,…
Ví dụ về kinh doanh hộ gia đình
Ví dụ 1: Gia đình em một năm sản xuất được 2 tấn thóc, số thóc để ăn và để giống là 1 tấn, số thóc còn lại để bán. Vậy số thóc bán ra thị trường là: 2 tấn – 1 tấn = 1 tấn
Ví dụ 2: Chị B chăn nuôi gia cầm và lợn thịt. Mỗi năm chị cho xuất chuồng 500kg lợn, 100kg gia cầm. Giá bán dao động trong khoảng 20 đến 25 ngàn đồng/1kg lợn và 30 đến 35 ngàn đồng/1kg gia cầm.
Ví dụ 3: Anh T ở vùng trung du Bắc Bộ, anh trồng chè. Mỗi năm thu hoạch 2000kg chè các loại, anh bán 90% ra thị trường, 10% để lại chế biến gia công dùng cho gia đình.
Các hình thức sở hữu doanh nghiệp
– Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận ( Luật Doanh nghiệp). Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
– Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, ngưòi sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu.
– Công ty hợp danh
Công ty hợp danh được pháp luật ghi nhận là một hình thức của công ty đối nhân, trong đó có ít nhất 2 thành viên (đều là cá nhân và là thương nhân) cung tiến hành hoạt động thương mại (theo nghĩa rộng) dưới một hãng chung (hay hội danh) và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty.
Resort Là Gì? Đặc Điểm Kinh Doanh Mô Hình Resort
1. Resort là gì?
Resort (khu nghỉ dưỡng) là loại hình khách sạn được xây dựng độc lập thành khối hay quần thể bao gồm các biệt thự, căn hộ… ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp và phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tham quan du lịch của con người. Nhìn chung, các khu resort hiện nay thường xa khu dân cư, không gian rộng và yên bình. Ở Việt Nam, đa số các khu resort cao cấp đều nằm cạnh ven biển như Phú Quốc, Côn Đảo, Phan Thiết, Nha Trang, Đà Nẵng…
Resort là một loại hình kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng được xây dựng độc lập thành khối hoặc một quần thể gồm có các biệt thự, villa, căn hộ du lịch,..ở những khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, môi trường sống hấp dẫn nhằm mục đích phục vụ du khách đến nghỉ dưỡng, tham quan du lịch. Vì resort cũng được coi là một loại hình khách sạn nên sự phân chia cấp bậc cũng có sự tương đồng. Tuỳ theo mức độ tiện nghi, hiện đại và khả năng phục vụ, đáp ứng nhu cầu của du khách, resort cũng được sắp xếp theo 5 cấp độ tiêu chuẩn từ 1 cho đến 5 sao. Chất lượng và giá cả sẽ tăng dần theo số sao.
2. Đặc điểm kinh doanh mô hình resort
Không gian rộng lớn và gần gũi với thiên nhiên
Đặc trưng của resort thường là nơi có không gian rộng rãi (từ 1 ha đến hàng chục ha) nhưng diện tích xây dựng lại chiếm tỷ lệ nhỏ, phần lớn là sân vườn, cảnh quan, hồ bơi và các dịch vụ giải trí. Bên cạnh đó, thiết kế resort theo xu hướng hài hòa với thiên nhiên, tạo nên không gian rộng, thoáng, xanh, sạch, đẹp nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí sang trọng và tiện nghi. Chính vì vậy, hầu hết các khu resort hiện nay đều xây dựng ở nơi có cảnh quan thiên nhiên, cách biệt với khu dân cư, đô thị và thành phố lớn.
Gắn liền với nét đặc trưng riêng của từng địa phương
Tuỳ vào đặc trưng của địa điểm kinh doanh, resort sẽ được thiết kế theo những điểm đặc thù để tạo nên điểm cuốn hút riêng biệt, không trùng lặp. Du khách khi đến nghỉ dưỡng tại resort không chỉ để tránh xa cái ồn ào của cuộc sống đô thị và áp lực của công việc thường ngày mà còn mong muốn tìm về những bản chất thuần túy đặc trưng của vùng miền họ đến như hương đồng gió nội, sân vườn, ghế tre, nhà tranh, vách đất, mái lá, chum nước… Resort phải khai thác được nét riêng của địa phương vào thiết kế, dịch vụ và cung cách phục vụ để tạo nên điểm hấp dẫn riêng biệt
Kiến trúc là yếu tố tạo nên cái “hồn” của resort
Doanh nhân thành đạt
Resort là một loại hình kinh doanh khách sạn cao cấp với những yêu cầu chi phí khá cao. Chính vì vậy, những doanh nhân thành đạt là nhóm đối tượng khách hàng vô cùng tiềm năng dành cho resort. Những người thành đạt thường có lối sống vô cùng hưởng thụ, họ kiếm ra nhiều tiền và muốn sử dụng tiền đó để trải nghiệm và tận hưởng cuộc sống theo ý muốn. Các khu resort ra đời đã trở thành địa điểm lý tưởng để họ thỏa mãn ý muốn của mình, tạo ra một thiên đường riêng giúp họ rời xa cuộc sống xô bồ, ồn ã hàng ngày. Resort thường được tổ chức thành một chuỗi liên hoàn các dịch vụ từ nghỉ dưỡng, vui chơi – giải trí, ăn uống, làm đẹp, thể thao,…giúp thỏa mãn tất cả những nhu cầu cuộc sống dù là bình dân hay cao cấp nhất cho khách hàng.
Điểm đặc trưng của các khu resort, là chúng thường tọa lạc tại các địa điểm cách xa trung tâm thành phố và có điều kiện khí khí hậu, môi trường vô cùng tuyệt vời. Chính vì vậy, resort được coi là điểm nghỉ dưỡng “thiên đường”, là nơi để hưởng thụ cuộc sống tuyệt vời nhất. Với một không khí trong lành và bình yên, là nơi du khách thả chậm cuộc sống của mình, tận hưởng những điều tuyệt vời nhất. Rời xa cuộc sống hiện đại với những thiết bị công nghệ tiện nghi họ có thể hòa mình cùng với thiên nhiên, với cuộc sống dân giã, thôn quê, tận hưởng cuộc sống mà họ chưa từng được trải qua.
Đối với một nhà đầu tư, lợi nhuận luôn là sức hút mạnh mẽ hấp dẫn nhất. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng là một “miếng mồi” béo bở đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đây là đối tượng có nhu cầu tìm hiểu về tiềm năng đầu tư, khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh resort.
ezFolio – Phần mềm quản lý khách sạn từ 3*-5*
Bạn đang xem bài viết 3 Đặc Điểm Hộ Kinh Doanh Là Gì ? trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!