Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Tiêu Chí Giúp Bạn Phân Tích Khách Hàng Mục Tiêu Hiệu Quả mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bạn làm gì?
Trước khi tung ra một sản phẩm mới, hoặc chạy một chiến dịch marketing/bán hàng?
Chắc chắn rồi: Đó chính là Phân tích khách hàng mục tiêu.
Khách hàng là ai?
Khách hàng nhìn như thế nào?
Khách hàng có sở thích gì?…
Mặc dù có nhiều nhóm khách hàng tiềm năng, đối với hầu hết các sản phẩm/dịch vụ, nhưng thường chỉ có một nhóm khách hàng (một nhóm khách hàng):
Tạo nên phân khúc thị trường lớn nhất,
Hoặc dễ xâm nhập nhất,
Hay mang lại lợi nhuận cao nhất.
Nhiệm vụ của người kinh doanh là phải xác định được: Đâu là nhóm khách hàng này trong thị trường của mình? Từ đó phát triển sản phẩm vượt mức mong đợi của khách hàng.
Phân nhóm khách hàng là bước đầu tiên của việc phân tích khách hàng mục tiêu.
1. Đặc điểm cá nhân của khách hàng mục tiêu
Ví dụ:
2. Vị trí công việc của khách hàng mục tiêu
Ví dụ:
3. Phân bố địa lý của khách hàng mục tiêu
Ví dụ:
Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…
Miền bắc, miền nam, miền trung.
Nông thôn, thành thị.
4. Hoạt động chung của khách hàng mục tiêu.
Ví dụ:
Sau khi mô tả đặc điểm của khách hàng mục tiêu (chân dung của khách hàng); Để ước tính được quy mô thực tế của thị trường, bạn phải lượng hóa hoặc phân loại khách hàng – nhằm xác định xem ai là người chắc chắn sẽ mua sản phẩm / dịch vụ?
Quá trình định lượng này nhằm xác định số lượng những khách hàng triển vọng có lý do mua hàng thực sự.
Câu hỏi 1:
Khách hàng thu được cái gì?
Câu trả lời được rút ra từ tiệc phân tích ứng dụng và lợi ích sản phẩm/dịch vụ của bạn đối với khách hàng.
Câu hỏi 2:
Việc mua sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được bao nhiêu nhu cầu/mong muốn?
Động cơ mua hàng xuất phát từ 1 mong muốn là không chắc chắn. Bạn cần đáp ứng được nhiều nhu cầu/mong muốn của khách hàng mục tiêu.
Câu hỏi 3:
Có thể xác định được phần thu hồi từ việc đầu tư mua sản phẩm/dịch vụ được không?
Nếu được thì có thể lượng hóa hoặc chỉ rõ được không?
Phần thu hồi cũng có thể được định nghĩa là giá trị khách hàng nhận được.
Ví dụ:
Một cỗ máy sản xuất 100 triệu đồng có thể tiết kiệm được 15 triệu đồng chi phí lao động trong 1 năm.
Một bộ khuân chất lượng cao giá 200 triệu đồng có thể tiết kiệm được thêm 100 triệu đồng trong 2 năm về chi phí bảo dưỡng.
Phần thu hồi là một công cụ bán hàng tốt, bởi vì nó cung cấp cho người mua một dẫn chứng kinh tế có thể định lượng được.
Câu hỏi 4:
Người mua có nhiều lý do để mua không? Và lý do nào là quan trọng nhất?
Cần có đủ dẫn chứng kinh tế hoặc giá trị nhận được. Điều này không phải lúc nào cũng đúng.
Một số nhà quản lý doanh nghiệp, hoặc các cá nhân chỉ nhìn vào lợi ích trước mắt. Lợi ích trong vòng một hoặc hai năm không phải là lý do đủ để họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ bây giờ.
Đối với một số khách hàng, lợi ích trước mắt là sản phẩm phải tiết kiệm được tiền cho họ.
Nếu một sản phẩm hoặc dịch vụ có khả năng thu hồi trong một năm, chắn chắn rằng những khách hàng mục tiêu chủ yếu sẽ nhìn nhận nghiêm túc vấn đề này. Các lý do mua hàng khác có thể là:
Màu sắc,
Được sản xuất tại Mỹ,
Giao hàng nhanh chóng…
Bạn cần phải hiểu khách hàng mục tiêu và hướng quá trình marketing bán hàng vào lý do mua hàng quan trọng nhất.
Câu hỏi 5:
Có những cản trở cụ thể mà người mua phải vượt qua để mua sản phẩm hoặc dịch vụ không?
Câu hỏi 6:
Hiện nay khách hàng mục tiêu đang làm gì khi chưa sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn?
Đây chính là một đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp phải vượt qua dù là trên thực tế hay về mặt lý thuyết.
Ngoài 6 câu hỏi cần trả lời trên,
bạn cần lắng nghe tiếng nói của khách hàng để có được câu trả lời chính xác nhất.
Câu chuyện phân tích khách hàng mục tiêu để mở rộng thị trường của một nhà may.
Một nhà may chuyên sản xuất đồng phục học sinh, sau khi nghiên cứu thị trường phát hiện ra rằng:
Có rất nhiều cơ sở kinh doanh khác cũng làm mặt hàng này,
Và doanh thu của mỗi cơ sở đều rất thấp.
Vì vậy, giám đốc quyết định mở rộng phân tích khách hàng mục tiêu trong thị trường áo blu, như sau:
Tìm hiểu số lượng các bệnh viện, các công ty dược phẩm, các phòng thí nghiệm trong thành phố. Kết quả: có 80 đơn vị.
Khảo sát 10 khách hàng để xác định mỗi nơi trung bình mua bao nhiêu chiếc trong 1 năm? Phần lớn họ trả lời mua 2 lần/năm. Hầu hết các đơn vị có từ 25 – 30 nhân viên cần áo. Điều đó có nghĩa mỗi nơi mua trung bình 60 chiếc/năm.
Khoảng 40 khách hàng trả lời họ sẽ không mua hàng của nhà may, mà họ sẽ mua của các cửa hàng khác.
Cuối cùng, nhà may này dự tính sẽ bán được 2,400 áo/năm.
Để tìm hiểu sâu hơn,
Bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết 5 bước khảo sát khách hàng hiệu quả hướng dẫn bạn từng bước từ lập kế hoạch, thiết kế bảng hỏi, đến triển khai khảo sát khách hàng và sử dụng phản hồi để cải thiện sản phẩm, dịch vụ nhằm phát triển doanh nghiệp của mình.
Từ đó, tung ra những chiến dịch marketing và bán hàng hiệu quả nhất.
Khách Hàng Mục Tiêu Là Gì? 4 Chiến Lược Marketing Nhắm Đúng Mục Tiêu
Trong mỗi kế hoạch kinh doanh, việc xác định khách hàng mục tiêu là gì rất quan trọng, đây là chìa khóa để doanh nghiệp thực hiện chiến dịch marketing hiệu quả.
Vậy khách hàng mục tiêu là gì, dựa vào yếu tố nào để xác định được khách hàng mục tiêu. Cùng CRMVIET tìm hiểu về cách xác định khách hàng mục tiêu trong kinh doanh.
1. Khái niệm khách hàng mục tiêu là gì ?
Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng khách hàng trong đoạn thị trường mục tiêu mà doanh ngiệp bạn hướng tới. Nhóm đối tượng khách hàng này phải có nhu cầu về sản phẩm – dịch vụ của công ty. Và khả năng chi trả cho sản phẩm – dịch vụ ấy.
Xác định khách hàng mục tiêu bao gồm 2 nhóm:
Để xác định được chân dung khách hàng mục tiêu, bạn cần có được những thông tin cơ bản sau:
Lợi ích khi xác định được khách hàng mục tiêu mang lại:
Khả năng mua của khách hàng là bao nhiêu ?
Lợi nhuận tối đa mà khách hàng có thể mang lại ?
Mức độ tăng trưởng là bao nhiêu ?
2. Tại sao phải xác định khách hàng mục tiêu?
Xác định khách hàng mục tiêu đem lại rất nhiều lợi ích cho công ty:
Tiết kiệm tối đa chi phí cho các hoạt động tiếp thị,
Marketing nhờ vào việc khoanh vùng các đối tượng phù hợp và tập trung vào các đối tượng này
Mang lại hiệu quả cho toàn bộ chiến dịch do các đối tượng mà doanh nghiệp nhắm đến
Các chiến lược, nội dung đi kèm nếu thực hiện tốt sẽ khiến các đối tượng này đi đến bước tiếp theo “MUA HÀNG” trong thời gian ngắn
Rút ngắn được thời gian thực hiện chiến dịch, tiết kiệm được chi phí và nhân sự một cách đáng kể
Tóm lại, việc xác định khách hàng mục tiêu có cai trò rất lớn trong việc mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận. Do đó trước khi tiến hành triển khai bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào. Việc đầu tiên mà mọi Marketer làm là xác định nhóm đối thượng khách hàng mục tiêu dựa trên nhiều tiêu chí phù hợp với thương hiệu.
3. Cách xác định khách hàng mục tiêu chính xác
Từ nãy đến giờ nói về xác định khách hàng mục tiêu rất nhiều lần. Nhưng bạn có biết làm cách nào để xác định khách hàng mục tiêu ? CRMVIET sẽ đưa ra 3 tiêu chí để xác định khách hàng mục tiêu.
Tiêu chí 1: dựa trên nghiên cứu – lý thuyết
Tiến hành nghiên cứu, thống kê dựa trên số liệu mà doanh nghiệp thu thập được trên một diện rộng khách hàng.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để xác định nhóm khách hàng mà đối thủ của bạn đang theo đuổi để nghiên cứu nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu riêng của mình.
Tiêu chí 2: dựa trên yếu tố thực tế – thực tiễn
Tiêu chí 3: các câu hỏi cần đặt ra khi tìm kiếm thị trường mục tiêu
Xác định nhóm khách hàng mục tiêu chính xác, sát với những sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp dựa vào các câu hỏi sau:
Phân khúc khách hàng dựa trên những thông tin gì?
Yếu tố nào quyết định mua sản phẩm của phân khúc ?
Hiện nay các đối tượng đang theo dõi tiêu dùng những sản phẩm của thương hiệu nào ? mức độ đáp ứng nhu cầu của các sản phẩm đó đối với khách hàng của bạn ra sao ?
Sản phẩm của công ty có thành công với phân khúc này và đáp ứng tốt nhất cho phân khúc này hơn đối thủ không ?
Làm thế nào để tiếp cận và thuyết phục được khách hàng trong phân khúc này ?
4. Lên chiến lược Marketing nhắm vào khách hàng mục tiêu
Sau khi xác định được khách hàng mục tiêu là gì. Lúc này Marketer sẽ lên chiến lược cụ thể chi tiết
Chú ý: Một trong những nền tảng giúp quản lý khách hàng mục tiêu của Doanh nghiệp, kết hợp marketing là CRMVIET.
Bung các bài PR với nội dung hấp dẫn trên các trang phù hợp với sản phẩm
4.2 Tiếp cận thêm nhiều khách hàng quan tâm
Target chính xác khách hàng quan tâm ở nhiều site cùng lúc mà không cần phải trả thêm chi phí sản xuất bài PR
4.4 Chuyển đổi thành hành động mua hàng
Đeo bám khách hàng thực sự quan tâm đến sản phẩm hướng đến tỉ lệ chuyển đổi cao nhất cho doanh nghiệp.
Trong một chiến dịch kinh doanh, việc xác định khách hàng mục tiêu là gì sẽ quyết định đến thành bại của chiến dịch. Chỉ khi xác định đúng khách hàng mục tiêu bạn mới có thể phân bổ nguồn lực hữu hạn trong doanh nghiệp đem lại lợi nhuận tối đa mà không lãng phí ngân sách Marketing.
Một trong những công cụ giúp bạn tiếp cận và quản lý khách hàng mục tiêu tốt hơn là nền tảng CRM. Đây vừa là giải pháp quản lý khách hàng, vừa hỗ trợ marketing cho Doanh nghiệp.
Định Vị Thương Hiệu: Định Nghĩa Khách Hàng Mục Tiêu
Branding Strategy Insider có nhận được một câu hỏi từ Terry, Phó giám đốc Marketing của một chuỗi nhà hàng tại Atlanta, Georgia:
“Xin chào Brad và Derrick, tôi tình cờ thấy blog của các anh khi tìm trên Google về tuyên ngôn định vị thương hiệu và khách hàng mục tiêu khi sản phẩm có một nhóm khách mua không đổi nhưng nhóm người có khả năng sử dụng thì rộng hơn nhiều. Tôi nghĩ các kết quả tìm kiếm trên Google càng khiến mọi thứ khó hiểu hơn khi tôi đọc về thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu… Khi một sản phẩm (như của chúng tôi) thường do phụ nữ quyết định lựa chọn, nhưng lại có sức hấp dẫn với cả nam lẫn nữ, và thậm chí cả con cái của họ (tất nhiên chúng tôi có thể định nghĩa cụ thể hơn về nhu cầu nhân khẩu học/tâm lý học/cảm xúc) – thì doanh nghiệp sẽ xử lý như thế nào khi đưa ra tuyên ngôn định vị? Chúng tôi trước tiên quảng bá với phái nữ, những người đưa ra quyết định, nên cần phải đảm bảo thực đơn, cách bài trí… cuốn hút nữ giới. Tuy nhiên, chúng tôi KHÔNG CHỈ là một nơi dành cho phái nữ mà còn là nơi cho những cuộc hẹn hò, tụ tập bạn bè, gia đình, bàn bạc công việc… Đây không phải là một trường hợp hiếm gặp – những sản phẩm dành cho trẻ em hay các đơn vị bán lẻ cũng gặp phải vấn đề tương tự bởi phụ nữ là người đưa ra rất nhiều quyết định mua sắm. Vậy thì tuyên ngôn định vị sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?”
Xin cảm ơn Terry về câu hỏi của anh. Tuyên ngôn định vị thương hiệu của chúng tôi dành cho những khách hàng mục tiêu ở các trình độ giáo dục khác nhau, nhưng khi làm việc với họ, chúng tôi thường linh hoạt hơn trong các tình huống cụ thể. Mục tiêu đầu tiên của việc định nghĩa khách hàng mục tiêu trong tuyên ngôn định vị thương hiệu là để xác định rõ ràng đối tượng khách hàng mục tiêu trong đầu khi nghĩ về các lợi ích và khác biệt hoá phù hợp của thương hiệu. Miêu tả khách hàng mục tiêu càng chi tiết bao nhiêu thì giá trị độc đáo của thương hiệu càng mạnh bấy nhiêu. Nó cũng giúp ích về sau khi những người làm marketing cần xây dựng kế hoạch marketing và truyền thông. Chúng tôi xin nói thêm về định nghĩa trọng tâm khách hàng để bạn hiểu rõ hơn về nhóm khách hàng chính nhưng hãy nhớ thương hiệu vẫn sẽ có sức hút với những đối tượng nằm ngoài trọng tâm này.
Việc hiểu được suy nghĩ của các khách hàng chính cũng quan trọng như việc định vị thương hiệu. Chẳng hạn, chúng ta định vị cho 4 công ty quản lý tài sản, hai ngân hàng có bộ phần quản lý tài sản và 4 công ty bảo hiểm có các bộ phận quản lý đầu tư. Tất cả các tổ chức này đều có định nghĩa hoàn tác khác nhau về đối tượng mà họ nhắm đến xét trên khía cạnh quản lý tài sản/đầu tư. Ví dụ như bốn mô tả khác nhau vmà bạn có thể nghĩ là về cùng một người:
– Những triệu phú từ trắng tay là những người có từ 1 triệu đô la trở lên để đầu tư và tìm kiếm sự công nhận của công chúng về các thành quả của họ.
– Những người có tài sản đầu tư ít nhất 500.000 đô la và những người coi trọng cách tiếp cận logic về phân tích thị trường và nhiều người trong số họ có thể đã từng quản lý tài sản của chính mình.
– Những người có tài sản đầu tư ít nhất 500.000 đô la và những người đã chán ngấy cách quản lý khách hàng của công ty môi giới chứng khoán tại thành phố New York.
Xét về thị trường mục tiêu và nhà hàng, chúng ta nhận thức được thị trường mục tiêu của một chuỗi nhà hàng rất đa dạng đến mức một nhóm khách hàng coi đây là nhà hàng cho “những dịp đặc biệt” mà họ phải chưng diện trong khi một nhóm khác lại coi đây như nhà hàng của những bữa tối thân mật và cảm thấy cự kỳ thoải mái khi diện quần jeans và áo thun. Nhóm đầu tiên có thể chỉ ăn tối ở nhà hàng này một hoặc hai lần một năm (thậm chí ít hơn) trong khi nhòm thứ hai có khả năng đến đây khá thường xuyên mà không phải suy nghĩ nhiều. Hãy thử cân nhắc xem nhà hàng này sẽ phải phục vụ cả hai nhóm này như thế nào.
Nguồn: BrandingStrategyInsider
Cách Vẽ Chân Dung Khách Hàng Mục Tiêu
Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu là một công đoạn tối quan trọng mà bất kì ai, bất kì doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh cũng phải thực hiện. Bạn cần phải biết khách hàng của mình là ai, như thế nào để có chiến lược kinh doanh tốt nhất.
Khách hàng mục tiêu (hay thị trường mục tiêu) là những người sẽ mua hoặc sử dụng sản phẩm của bạn. Trước khi bán sản phẩm, nhưng thường là trước khi làm ra sản phẩm, bạn phải vẽ chân dung khách hàng mục tiêu của mình chính xác là ai.
Khách hàng mục tiêu của một cửa hàng cung cấp dịch vụ giặt tẩy là sinh viên, những người bận rộn đã có gia đình,…(thực tế còn chi tiết hơn rất nhiều).
II – Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu là gì?
Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu là xác định đầy đủ các đặc điểm của khách hàng. Các đặc điểm đó bao gồm giới tính, độ tuổi,…và cả hành vi của họ.
Xác định khách hàng mục tiêu của bạn là ai sẽ giúp bạn lên những chiến lược, những kế hoạch hợp lý với độ chính xác cao.
III – Các bước ban đầu để vẽ chân dung khách hàng mục tiêu
Công việc này được thực hiện trong phần kế hoạch đồng thời với giai đoạn tạo ra sản phẩm. Bởi khi tạo ra sản phẩm thì phải xác định được là sẽ bán cho ai, và ai sẽ sẵn sàng mua nó. Không thể nào kinh doanh một sản phẩm mà không có tập khách hàng mục tiêu được.
Để vẽ chân dung chân dung khách hàng mục tiêu, việc đầu tiên phải làm là phải phân đoạn thị trường. Bạn cần phải phân đoạn thị trường theo các nhóm khác nhau một cách hợp lý.
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân đoạn thị trường, bao gồm:
Theo độ tuổi: Bạn có thể chia thị trường ra thành các nhóm độ tuổi trong mối tương quan với sản phẩm mà bạn cung cấp. Phân tích tâm lý khách hàng theo độ tuổi – cách đơn giản giúp bạn phân tích khách hàng.
Theo giới tính: Có nhiều sản phẩm có đặc thù chỉ phù hợp với một giới tính nên việc phân đoạn theo cách này cũng rất cần thiết.
Theo địa lý: Địa lý có tác động không nhỏ đến quyết định mua hàng của khách hàng mục tiêu. Bạn sẽ đảm bảo khách hàng mục tiêu của bạn ở những khu vực địa lý nhất định.
Theo công việc: Những công việc khác nhau có thời gian làm việc khác nhau, ảnh hưởng khác nhau đến hành vi tiêu dùng của họ.
Theo sở thích
Việc phân đoạn khách hàng càng chi tiết sẽ càng có ích hơn trong quá trình vẽ chân dung khách hàng mục tiêu.
Sau khi phân đoạn thị trường, bạn phải lựa chọn cho mình thị trường mục tiêu. Công việc này là lựa chọn các đoạn khách hàng mà theo bạn sẽ tham gia mua hàng.
Tùy thuộc vào các sản phẩm khác nhau sẽ có các thị trường mục tiêu khác nhau. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu có thể diễn ra trước khi thiết kế sản phẩm hoặc là sau đó.
Thị trường mục tiêu có thể gồm một hoặc nhiều đoạn thị trường khác nhau. Việc lựa chọn chỉ có hiệu quả tốt nhất khi việc phân đoạn được diễn ra khoa học và hợp lý.
3. Vẽ lại chân dung khách hàng mục tiêu dựa vào khách hàng hiện tại
Để có cái nhìn chính xác nhất thì việc xác định chân dung khách hàng mục tiêu không chỉ diễn ra trước khi bán sản phẩm, mà còn diễn ra suốt quá trình cung cấp sản phẩm với thị trường.
Ngoài việc phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu, bạn cũng cần phải xác định chính xác hành vi khách hàng được thể hiện như thế nào. Bởi sau cùng thì mục đích vẫn là xác định hành vi khách hàng để đưa ra chiến lược hợp lý.
Để vẽ được chân dung khách hàng thì bạn cũng cần vẽ bản đồ hành trình của khách hàng. Xác định xem khách hàng cần phải trải qua những công đoạn nào trước khi mua hàng. Và quan trọng hơn là tìm hiểu xem quá trình mua hàng ấy đã dừng lại ở đâu trước khi họ thành công đặt mua sản phẩm của bạn.
Hành trình mua hàng của khách hàng là một công cụ quan trọng để xác định những gì bạn làm tốt, và hơn hết là các vấn đề bạn đang gặp phải.
Số lượng số lượng truy cập và tham gia vào quá trình mua hàng của website bán hàng của bạn rất cao, nhưng tỉ lệ thoát lại cao đột ngột ở phần thanh toán. Vậy là bạn biết được hành trình mua hàng của rất nhiều khách hàng đã dừng lại ở phần thanh toán này.
Việc bạn cần làm là phải tìm hiểu tại sao họ lại làm như vậy. Vấn đề do trang thanh toán gặp lỗi, hay các hình thức thanh toán, cách bố trí, câu chữ có vấn đề,… Tiếp theo là giải quyết vấn đề đó.
Đây là những công việc cần thiết phải thực hiện để có cái nhìn khách quan nhất về sản phẩm. Nó sẽ là căn cứ để bạn cải thiện chất lượng sản phẩm mà mình cung cấp.
Hai công việc này thường được thực hiện đồng thời với nhau để tối ưu hiệu quả vì chúng bổ trợ cho nhau một cách tuyệt vời.
Việc khảo sát sự hài lòng khách hàng sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn định lượng về khách hàng của mình.
Hãy chọn một khối lượng khách hàng mục tiêu đủ lớn để làm khảo sát để vẽ ra bức chân dung tổng quát nhất về họ.
Với phỏng vấn thì bạn cần ít người hơn để thực hiện. Việc phỏng vấn cho bạn một cái nhìn định lượng về khách hàng của mình.
Vậy nên hãy thu thập một nhóm người sao cho tất cả sẽ tổng hợp đầy đủ các đặc điểm của khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới.
Cần có sự phong phú về độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, sở thích,…
Ít nhất hãy hứa hẹn tặng họ một món quà sau màn phỏng vấn để có được sự hợp tác tốt nhất. Mỗi màn phỏng vấn chỉ nên diễn ra trong vòng 10 phút.
Trong nhiều trường hợp, việc phân tích khách hàng mẫu cũng rất quan trọng.
Khách hàng mẫu là những khách hàng có những đặc điểm tiêu biểu hoặc thể hiện những đặc điểm tiêu biểu của khách hàng mục tiêu. Họ sẽ suy nghĩ và hành động như khách hàng mục tiêu của bạn. Sao cho khi bạn làm vừa lòng nhóm khách hàng này thì cũng sẽ có thể làm vừa lòng khách hàng mục tiêu.
Một số trường hợp thì bạn có thể sử dụng chính nhóm phát triển sản phẩm để đánh giá thay vì khách hàng mẫu.
Steve Job từng trả lời rằng ở Apple, họ không cần khách hàng mẫu. Bởi chính ông và những chuyên gia thiết kế đã là những khách hàng khó tính nhất rồi. Ông chắc chắn rằng khi sản phẩm có thể làm hài lòng họ thì cũng có thể làm hài lòng khách hàng của mình.
Hãy vẽ chân dung khách hàng mục tiêu của mình để tạo nên một bức tranh kinh doanh thành công nhất. Để đổ màu cho bức tranh này thêm rạng ngời, bạn có thể tham khảo công cụ tự động hóa CRMVIET để tiếp cận và quản lý khách hàng tốt hơn.
Bạn đang xem bài viết 4 Tiêu Chí Giúp Bạn Phân Tích Khách Hàng Mục Tiêu Hiệu Quả trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!