Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Qui Luật Cơ Bản Của Sinh Thái Học mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Quy luật tác động tổng hợp.
Môi trường bao gồm nhiều yếu tố có tác động qua lại, sự biến đổi các nhân tố này có thể dẫn đến sự thay đổi về lượng, có khi về chất của các yếu tố khác và sinh vật chịu ảnh hưởng sự biến đổi đó. Tất cả các yếu tố đều gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một tổ hợp sinh thái. Ví dụ như chế độ chiếu sáng trong rừng thay đổi thì nhiệt độ, độ ẩm không khí và đất sẽ thay đổi và sẽ ảnh hưởng đến hệ động vật không xương sống và vi sinh vật đất, từ đó ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng khoáng của thực vật.
– Mỗi nhân tố sinh thái chỉ có thể biểu hiện hoàn toàn tác động khi các nhân tố khác đang hoạt động đầy đủ. Ví dụ như trong đất có đủ muối khoáng nhưng cây không sử dụng được khi độ ẩm không thích hợp; nước và ánh sáng không thể có ảnh hướng tốt đến thực vật khi trong đất thiếu muối khoáng.
2. Qui luật giới hạn sinh thái Shelford (1911, 1972)
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên sinh vật rất đa dạng, không chỉ phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố sinh thái mà cả vào cường độ của chúng. Đối với mỗi yếu tố, sinh vật chỉ thích ứng với một giới hạn tác động nhất định, đặc biệt là các yếu tố sinh thái vô sinh. Sự tăng hay giảm cường độ tác động của yếu tố ra ngoài giới hạn thích hợp của cơ thể sẽ làm giảm khả năng sống hoặc hoạt động. Khi cường độ tác động tới ngưỡng cao nhất hoặc thấp nhất so với khả năng chịu đựng của cơ thể thì sinh vật không tồn tại được.
Giới hạn chịu đựng của cơ thể đối với một yếu tố sinh thái nhất định đó là giới hạn sinh thái hay trị số sinh thái (hoặc biên độ sinh thái). Còn mức độ tác động có lợi nhất đối với cơ thể gọi là điểm cực thuận (Optimum). Những loài sinh vật khác nhau có giới hạn sinh thái và điểm cực thuận khác nhau, có loài giới hạn sinh thái rộng gọi là loài rộng sinh thái, có loài giới hạn sinh thái hẹp gọi là loài hẹp sinh thái. Như vậy mỗi một loài có một giá trị sinh thái riêng. Trị sinh thái của một sinh vật là khả năng thích ứng của sinh vật đối với các điều kiện môi trường khác nhau.
Nếu một loài sinh vật có giới hạn sinh thái rộng đối với một yếu tố nào đó thì ta nói sinh vật đó rộng với yếu tố đó, chẳng hạn “rộng nhiệt”, “rộng muối”, còn nếu có giới hạn sinh thái hẹp ta nói sinh vật đó hẹp với yếu tố đó, như “hẹp nhiệt”, “hẹp muối”… Trong sinh thái học người ta thường sử dụng các tiếp đầu ngữ: hep (Cteno-), rộng (Eury-), ít (Oligo-), nhiều (Poly-) đặt kèm với tên yếu tố đó để chỉ một cách định tính về mức thích nghi sinh thái của sinh vật đối với các yêu tố môi trường.
Ví dụ: loài chuột cát đài nguyên chịu đựng được sự dao động nhiệt độ không khí tới 800C (từ -500C đến +300C), đó là loài chịu nhiệt rộng hay là loài rộng nhiệt (Eurythermic), hoặc như loài thông đuôi ngựa không thể sống được ở nơi có nồng độ NaCl trên 40/00, đó là loài chịu muối thấp hay loài hẹp muối (Stenohalin).
3. Qui luật tác động không đồng đều của yếu tố sinh thái lên chức phận sống của cơ thể.
Các yếu tố sinh thái có ảnh hưởng khác nhau lên các chức phận sống của cơ thể, nó cực thuận đối với quá trình này nhưng có hại hoặc nguy hiểm cho quá trình khác. Ví dụ như nhiệt độ không khí tăng đến 400 – 50 0C sẽ làm tăng các quá trình trao đổi chất ở động vật máu lạnh nhưng lại kìm hảm sự di động của con vật.
Có nhiều loài sinh vật trong chu kỳ sống của mình, các giai đoạn sống khác nhau có những yêu cầu sinh thái khác nhau, nếu không được thỏa mản thì chúng sẽ chết hoặc khó có khả năng phát triển. Ví dụ loài tôm he (Penaeus merguiensis) ở giai đoạn thành thục sinh sản chúng sống ở biển khơi và sinh sản ở đó, giai đoạn đẻ trứng và trứng nở ở nơi có nồng độ muối cao (32 – 36 0/00), độ pH = 8, ấu trùng cũng sống ở biển, nhưng sang giai đoạn sau ấu trùng (post-larvae) thì chúng chỉ sống ở những nơi có nồng độ muối thấp (10 – 250/00) (nước lợ) cho đến khi đạt kích thước trưởng thành mới di chuyển đến nơi có nồng độ muối cao.
Hiểu biết được các qui luật này, con người có thể biết các thời kỳ trong chu kỳ sống của một số sinh vật để nuôi, trồng, bảo vệ hoặc đánh bắt vào lúc thích hợp.
4. Qui luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường
Trong mối quan hệ tương hổ giữa quần thể, quần xã sinh vật với môi trường, không những các yếu tố sinh thái của môi trường tác động lên chúng, mà các sinh vật cũng có ảnh hưởng đến các yếu tố sinh thái của môi trường và có thể làm thay đổi tính chất của các yếu tố sinh thái đó.
5. Quy luật tối thiểu
Quy luật này được nhà hoá học người Đức Justus Von Liebig đề xuất năm 1840 trong công trình “Hoá học hữu cơ và sử dụng nó trong sinh lý học và nông nghiệp”. Ông lưu ý rằng năng suất mùa màng giảm hoặc tăng tỷ lệ thuận với sự giảm hay tăng các chất khoáng bón cho cây ở đồng ruộng. Như vậy, sự sinh sản của thực vật bị giới hạn bởi số lượng của muối khoáng. Liebig chỉ ra rằng “Mỗi một loài thực vật đòi hỏi một loại và một lượng muối dinh dưỡng xác định, nếu lượng muối là tối thiểu thì sự tăng trưởng của thực vật cũng chỉ đạt mức tối thiểu”.
Khi ra đời, quy luật Liebig thường áp dụng đối với các loại muối vô cơ. Theo thời gian, ứng dụng này được mở rộng, bao gồm một phổ rộng các yếu tố vật lý, mà trong đó nhiệt độ và lượng mưa thể hiện rõ nhất. Tuy vậy quy luật này cũng có những hạn chế vì nó chỉ áp dụng đúng trong trạng thái ổn định và có thể còn bỏ qua mối quan hệ khác nữa. Chẳng hạn, trong ví dụ về phốt pho (phosphor) và năng suất, Liebig cho rằng phốt pho là nguyên nhân trực tiếp làm thay đổi năng suất. Sau này người ta thấy rằng sự có mặt của muối nitơ (nitrogen) không chỉ ảnh hưởng lên nhu cầu nước của thực vật mà còn góp phần làm cho thực vật lấy được phốt pho ở dưới dạng không thể đồng hoá được. Như vậy, muối nitơ là yếu tố thứ 3 phối hợp tạo ra hiệu quả.
Share this:
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…
Xã Hội Và Đặc Điểm Cơ Bản Của Qui Luật Xã Hội
I. XÃ HỘI VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA QUI LUẬT XÃ HỘI
1. Khái niệm xã hội
Xã hội là tổng hợp các quan hệ giữa người và người, là một bộ phận đặc thù của tự nhiên. Mác viết: “Xã hội không phải gồm các cá nhân, mà là tổng số những mối liên hệ và quan hệ của các cá nhân đối với nhau, là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa người và người”. Con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên, bằng hoạt động của mình, con người đã làm nên lịch sử và tạo ra xã hội. Do đó, xã hội không thể là cái gì khác, mà chính là một bộ phận đặc biệt, được tách ra một cách hợp quy luật của tự nhiên, là hình thức tổ chức vật chất cao nhất của vật chất trong quá trình tiến hóa liên tục, lâu dài và phức tạp của tự nhiên. Như vậy, xã hội là một bộ phận đặc biệt của tự nhiên.
b. Phương thức sản xuất là nền tảng của sự tồn tại và phát triển xã hội
Đồng thời với quá trình tiến hóa tiếp tục của tự nhiên, xã hội cũng có một quá trình phát triển lịch sử của mình, thể hiện bằng sự vận động, biến đổi và phát triển không ngừng trong cơ cấu của xã hội. Ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, có một dạng cơ cấu của xã hội cơ bản đặc thù (hình thái kinh tế – xã hội, được coi như những nấc thang của sự phát triển xã hội). Nền tảng chung của các cơ cấu xã hội cụ thể này là những mối quan hệ sản xuất vật chất, những mối quan hệ kinh tế giữa người và người, trên đó sẽ hình thành nên một thượng tầng kiến trúc phù hợp.
Các mối liên hệ và quan hệ hình thành trong quá trình lao động sản xuất là cơ sở của tất cả những quan hệ xã hội khác, kể cả những quan hệ về tư tưởng, về chính trị.
C.Mác viết: “Tổng hợp lại thì những quan hệ sản xuất hợp thành cái mà người ta gọi là những quan hệ xã hội, là xã hội, và hơn nữa hợp thành một xã hội ở vào một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo riêng biệt. Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội tư sản đều là những tổng thể quan hệ sản xuất như vậy, mỗi tổng thể đó đồng thời lại đại biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại”, nghĩa là mỗi một giai đoạn phát triển đặc thù của lịch sử nhân loại, hay mỗi một xã hội, đều được đặc trưng bởi một tổng thể quan hệ sản xuất. Song, quan hệ sản xuất chỉ là cái biểu hiện bên ngoài, là hình thức xã hội của một phương thức sản xuất nhất định, còn cái quyết định nội dung của nó lại chính là lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất biểu hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là thước đo năng lực thực tiễn của con người trong quá trình cải biến tự nhiên nhằm đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của con người và xã hội.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hợp thành phương thức sản xuất. Trong phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ biện chứng, chúng luôn quy định và ước chế lẫn nhau, trong đó lực lượng sản xuất giữ vai trò quyết định.
2. Đặc điểm của quy luật xã hội
Với tư cách vừa là một bộ phận đặc thù của tự nhiên, vừa là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa người và người, để tồn tại và phát triển, xã hội vừa phải tuân theo những quy luật của tự nhiên, vừa phải tuân theo những quy luật chỉ vốn có đối với xã hội. Quy luật của tự nhiên được hình thành xuyên qua vô số những tác động tự phát, mù quáng của các yếu tố tự nhiên, còn quy luật xã hội được hình thành trên cơ sở hoạt động có ý thức của con người. Xã hội là sản phẩm hoạt động của con người, mà “tất cả cái gì thúc đẩy con người hành động đều tất nhiên phải thông qua đầu óc họ”. Do vậy, quy luật xã hội chẳng qua chỉ là quy luật hoạt động của con người theo đuổi mục đích của mình. Hoạt động của con người chỉ có thể diễn ra trong các mối quan hệ xã hội, trong sự tác động qua lại giữa con người với con người và giữa con người với tự nhiên. Cho nên, cũng giống như các quy luật tự nhiên, quy luật xã hội là những mối liên hệ khách quan, tất yếu và phổ biến giữa các hiện tượng và các quá trình xã hội. Có nghĩa là, trước tiên, quy luật xã hội phải mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của quy luật nói chung, đó là tính khách quan, tất yếu và phổ biến.
a. Tính khách quan và tính khuynh hướng
Tính khách quan của quy luật xã hội thể hiện ở chỗ, tuy quy luật xã hội được biểu hiện thông qua hoạt động của con người nhưng nó không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của bất kỳ một cá nhân, hay một lực lượng xã hội nào. Bởi vì, bằng hoạt động thực tiễn con người tạo ra xã hội, làm nên lịch sử; song, những hoạt động của con người được thực hiện trong những điều điều kiện sinh hoạt vật chất nhất định, trong những mối quan hệ nhất định giữa con người với con người và giữa con người với giới tự nhiên, mà những điều kiện và những mối quan hệ đó là khách quan đối với mỗi thời đại, mỗi dân tộc, mỗi thế hệ, mỗi con người khi họ theo đuổi mục đích của bản thân mình.
b. Tính tất yếu và tính phổ biến
Những mối quan hệ của con người trong xã hội được hình thành một cách tất yếu và phổ biến, nhằm để thỏa mãn nhu cầu sống của con người, nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội. Đây là những nhu cầu khách quan và phổ biến của xã hội loài người. (Quan hệ của con người trong xã hội có nhiều cấp độ khác nhau: Loại quan hệ xã hội tồn tại phổ biến cho mọi hình thái kinh tế – xã hội như quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội; quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng, v.v.. Những quy luật phản ánh các mối quan hệ này hoạt động ở mọi hình thái xã hội, chẳng hạn như quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, v.v.. Loại quan hệ xã hội chỉ tồn tại trong một số hình thái xã hội như quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc, quan hệ gia đình, v.v.. Loại quan hệ xã hội chỉ riêng có ở một hình thái xã hội nhất định như: quan hệ giữa chủ nô và nô lệ, quan hệ giữa địa chủ và nông dân; quan hệ giữa tư sản và vô sản. Loại quan hệ xã hội dành riêng cho từng lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa … như quan hệ giữa các đảng phái chính trị, quan hệ buôn bán thương mại, quan hệ đạo đức, tôn giáo, pháp luật, v.v…) Tùy thuộc vào mức độ quan trọng và phổ biến của các mối quan hệ xã hội mà các quy luật thể hiện các quan hệ đó cũng có mức độ tất yếu và phổ biến khác nhau.
Ngoài những đặc trưng của quy luật nói chung, quy luật xã hội còn những đặc điểm riêng.
c. Quy luật xã hội tồn tại và tác động trong những điều kiện nhất định
Khi những điều kiện tồn tại tất yếu của quy luật xã hội bị xóa bỏ, thì quy luật cũng không còn tồn tại. Chẳng hạn, đấu tranh giai cấp là một trong những động lực của lịch sử, là quy luật của các xã hội có sự đối kháng giai cấp. Quy luật đấu tranh giai cấp đó sẽ chấm dứt hoạt động khi xã hội chấm dứt hoàn toàn sự phân chia thành những giai cấp đối kháng.
Hình thức biểu hiện sự tác động của các quy luật xã hội thường bị biến dạng nhiều do hoàn cảnh lịch sử của từng giai đoạn, từng thời đại, từng nước khác nhau và còn tùy thuộc vào trạng thái phát triển của các quan hệ xã hội. Các quy luật xã hội thể hiện một cách rõ rệt khi các quan hệ xã hội vốn có của nó đạt đến trình độ chín muồi nhất định. Chẳng hạn, quy luật giá trị thặng dư – quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, được C.Mác phát hiện ra khi chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến trình độ cao, nó phản ánh một cách sâu sắc và đầy đủ nhất mối quan hệ cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
d. Lợi ích là yếu tố quan trọng trong cơ chế hoạt động của quy luật xã hội
Sự tác động của quy luật xã hội diễn ra thông qua hoạt động của con người. Động lực cơ bản thúc đẩy con người hoạt động trong mọi thời đại, mọi xã hội là lợi ích của chủ thể hoạt động. Do vậy, lợi ích trở thành một yếu tố quan trọng trong cơ chế hoạt động của quy luật xã hội và trong sự nhận thức của con người về nó. Điều này không làm mất đi tính khách quan vốn có của quy luật xã hội, bởi vì, tuy hoạt động của con người bao giờ cũng nhằm theo đuổi những lợi ích và mục đích khác nhau, nhưng kết quả tác động của quy luật xã hội lại không phụ thuộc vào ý muốn của từng cá nhân mà hướng đến ý muốn ưu trội của khối đông người. Do đó, lợi ích ở đây không thể nào là lợi ích cá nhân, mà phải là lợi ích của cộng đồng, của giai cấp.
Để nhận thức các quy luật xã hội cần phải nghiên cứu những nguyên nhân thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội. Quy luật xã hội là quy luật hoạt động của con người. Nguyên nhân thúc đẩy hoạt động của con người là một chuỗi nhân quả xã hội: Hoàn cảnh bên ngoài (bao gồm những điều kiện khách quan, quan trọng nhất là điều kinh tế) – Nhu cầu – Lợi ích – Mục đích (động cơ tư tưởng) – Hoạt động thực hiện mục đích. Trong chuỗi nhân quả xã hội của hoạt động này, nhu cầu và lợi ích giữ vai trò rất quan trọng – đó là khâu đầu tiên phản ánh và chuyển hóa những yêu cầu khách quan bên ngoài thành hành động tư tưởng bên trong thúc đầy con người hoạt động. Vì vậy, nhu cầu và lợi ích là nguồn gốc, là động cơ trực tiếp thúc đẩy con người hoạt động và do đó, cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội.
e. Thể hiện như một khuynh hướng trong không gian rộng và thời gian dài
Những mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau vô cùng phức tạp giữa người và người đã tạo ra những hoạt động khác nhau trong xã hội. Tổng hợp những lực tác động lẫn nhau đó tạo thành xu hướng vận động của lịch sử, trong đó, lực hoạt động của khối đông người chiếm ưu thế. Điều đó có nghĩa là, mặc dù hoạt động của con người trong xã hội biểu thị cho rất nhiều ý muốn, nhiều mục đích của nhiều con người khác nhau, những ý muốn và mục đích đó luôn chồng chéo nhau, thậm chí đối lập nhau, mâu thuẫn nhau, nhưng quy luật xã hội chỉ phản ánh những ý muốn, những mục đích của khối đông người, phù hợp với xu hướng vận động và phát triển của lịch sử. Xu hướng này là khách quan, không có một thế lực nào có thể điều khiển được.
Sự biểu hiện và tác động của quy luật xã hội thường diễn ra trong một thời gian rất lâu, có khi là trong suốt quá trình lịch sử, do đó không thể dùng thực nghiệm để kiểm tra như những quy luật của tự nhiên, cũng không thể dùng lối suy diễn lôgích một cách đơn thuần. Đúng như C.Mác viết: “Khi phân tích những hình thái kinh tế, người ta không thể dùng kính hiển vi hay những chất phản ứng hóa học được. Sức trừu tượng hóa phải thay thế cho cả hai cái đó”. Do vậy muốn nhận thức được qui luật xã hội cần phải có phương pháp khái quát hóa và trừu tượng hóa rất cao.
Tóm lại: Quy luật xã hội là quy luật hoạt động của loài người trong quá trình làm nên lịch sử. Con người không chỉ tồn tại trong môi trường xã hội, mà còn tồn tại trong môi trường tự nhiên, do vậy, hoạt động của con người không chỉ tuân theo những quy luật xã hội mà còn phụ thuộc vào những quy luật của tự nhiên. Quy luật xã hội và quy luật tự nhiên gắn bó chặt chẽ với nhau trong hoạt động của con người. Để đạt được sự phát triển lâu bền của xã hội, một mặt, con người phải tôn trọng và tuân theo những quy luật xã hội, mặt khác, cũng phải tuân theo những quy luật của tự nhiên, có như vậy mới đảm bảo được những cơ sở tự nhiên cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
Giáo trình Triết học Mác Lênin
Đại học An Giang
Qui Luật Kinh Tế (Economic Laws) Là Gì? Tính Chất Của Qui Luật
Khái niệm
Qui luật kinh tế trong tiếng Anh được gọi là Economic laws.
Các qui luật kinh tế phản ánh những mối liên hệ tất yếu, bản chất, thường xuyên, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế.
Tính chất Qui luật kinh tế
Qui luật kinh tế có những tính chất sau:
– Cũng như các qui luật khác, qui luật kinh tế là khách quan, nó xuất hiện, tồn tại trong những điều kiện kinh tế nhất định và mất đi khi các điều kiện đó không còn; nó tồn tại độc lập ngoài ý chí con người.
Người ta không thể sáng tạo, hay thủ tiêu qui luật kinh tế mà chỉ có thể phát hiện, nhận thức và vận dụng qui luật kinh tế để phục vụ cho hoạt động kinh tế của mình.
– Qui luật kinh tế là qui luật xã hội, nên khác với các qui luật tự nhiên, qui luật kinh tế chỉ phát sinh tác dụng thông qua hoạt động kinh tế của con người.
Nếu nhận thức đúng và hành động theo qui luật kinh tế sẽ mang lại hiệu quả, ngược lại sẽ phải chịu những tổn thất.
– Khác với các qui luật tự nhiên, phần lớn các qui luật kinh tế có tính lịch sử, chỉ tồn tại trong những điều kiện kinh tế nhất định.
Do đó, có thể chia qui luật kinh tế thành hai loại. Đó là các qui luật kinh tế đặc thù và các qui luật kinh tế chung.
Các qui luật kinh tế đặc thù là các qui luật kinh tế chỉ tồn tại trong một phương thức sản xuất nhất định. Các qui luật kinh tế chung tồn tại trong một số phương thức sản xuất.
Nghiên cứu qui luật kinh tế có ý nghĩa quan trọng bởi vì các hiện tượng và quá trình kinh tế đều chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế. Qui luật kinh tế là cơ sở của chính sách kinh tế.
Chính sách kinh tế là sự vận dụng các qui luật kinh tế và các qui luật khác vào hoạt động kinh tế. Nó chỉ đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả kinh tế cao khi nó phù hợp với yêu cầu của qui luật kinh tế, và đáp ứng được lợi ích kinh tế của con người.
Không hiểu biết, vận dụng sai hoặc coi thường qui luật kinh tế sẽ không tránh khỏi bệnh chủ quan, duy ý chí, chính sách kinh tế sẽ không đi vào cuộc sống, thậm chí còn gây hậu quả khó lường.
Giáo Án Sinh 12 Cơ Bản Bài 35: Môi Trường Sống Và Các Nhân Tố Sinh Thái
Ngày dạy: Tiết PHẦN VII: SINH THÁI HỌC CHƯƠNG I: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT BÀI 35 : Môi trường sống và các nhân tố sinh thái I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: – Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật, các loại môi trường sống. – Phân tích được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của môi trường tới đời sống sinh vật. – Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái, cho ví dụ minh họa. – Nêu được khái niệm ổ sinh thái, phân biệt nơi ở với ổ sinh thái, lấy ví dụ minh họa. 2. Kĩ năng: – Rèn luyện kĩ năng phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. II. Thiết bị day học: Hình 35.1, 35.2 phóng to III. Phương pháp: SGK – Hỏi đáp IV. Tiến trình: 1. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung ▼ Học sinh nghiên cứu nội dung SGK phát biểu: ? Môi trường sống là gì? ? Các loại môi trường sống: MT trên cạn MT nước Mt đất MT sinh vật ? Thế nào là ntst? ? Có các nhóm sinh thái nào ? ? Con người cói vai trò NTN đối với MT sống? ? Giới Hạn sinh thái là gì ? ▼HS nghiên cứu hình 35.1 và giải thích VD: GHST về nhiệt của cá Rphi: 5,6-420C; Cá chép: 2 – 440C – Cây QH tốt ở 20-300C, dưới 00 và cao hơn 400C cây ngừng QH ? Ổ sinh thái là gì? VD: 5,6-420C là ổ sinh thái về nhân tố nhiệt độ đ/v cá RP ? Ổ sinh thái của một loài ? – Tổ hợp các ghst của các NTST làm thành ổ ST chung của loài ? Sự t/n với a/s thể hiện qua những đặc điểm nào? ? Dựa vào nhu cầu ánh sáng, chia thực vật thành các nhóm cây nào ? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm? ? Tại sao ĐV thích ứng áng sáng tốt hơn Thực vật ? ? Quy tắc về kích thước cơ thể thể hiện ntn? ? Quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi,. . .của cơ thể thể hiện ntn? ? Rút ra kết luận gì về qui tắc thích nghi? I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÁ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 1/ Môi trường sống: a) K/n: Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hay gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những họat động khác của sinh vật. b) Các loại MT: MT trên cạn MT nước MT đất MT sinh vật 2/ Các nhân tố sinh thái: a) K/n: NTST là tất cả những nhân tố MT có ahưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật. b) Các nhóm NTST – Nhóm nhân tố vô sinh (các yếu tố lí hóa) – Nhóm nhân tố hữu sinh (các mqh với thế giới h/c) Con người là nhân tố hữu sinh có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của nhiều loài sinh vật. II. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI 1/ Giới hạn sinh thái: là khoảng gía trị xác định của một NTST mà trong sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Trong giới hạn sinh thái có: + Khoảng thuận lợi: thuận lợi nhất cho các chức năng sống. + Khoảng chống chịu: gây ức chế các hoạt động slí. 2/ Ổ sinh thái: Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về NTST đó – Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài. ( Lưu ý : nơi ở chỉ là nơi cư trú, còn OST biểu hiện cách sinh sống của loài đó) III. SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG 1/ Thích nghi của sinh vật với ánh sáng: Thể hiện qua các đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẩu và họat động sinh lý của chúng. + Cây ưa sáng: Mọc nơi quang đãng, tầng trên, có phiến lá dày, mô giậu phát triển, lá xếp nghiêng so với mặt đất. + Cây ưa bóng: Mọc dưới tán cây khác, phiến lá mỏng, ít hoặc không mô giậu, lá nằm ngang + Động vật có cơ quan tiếp nhận ánh sáng nên chúng thích ứng tốt hơn với điều kiện chíếu sáng luôn thay đổi của môi trường. Có hai nhóm động vật: nhóm động vật ưa họat động vào ban ngày và nhóm động vật ưa hoạt động vào ban đêm. 2/ Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ: a- Qui tắc về kích thước (qui tắc Becman): b- Qui tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi.. của cơ thể (qui tắc Anlen): – ĐV đẳng nhiệt: vùng ôn đới có tai, đuôi….< vùng nhiệt đới Þ Nhiệt độ thấp thì S/V giảm 4) Củng cố – dặn dò: – Đọc phần tổng kết. – Trình bày khái niệm môi trường và các nhân tố sinh thái. – Giới hạn sinh thái là gì ? Ổ sinh thái ? – Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa – Chuẩn bị bài 36. RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Ngày…….., tháng……., 2010 Tổ trưởng kí duyệt
Bạn đang xem bài viết 5 Qui Luật Cơ Bản Của Sinh Thái Học trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!