Xem Nhiều 3/2023 #️ 6 Lý Do Vì Sao Bạn Nên Biết Giá Trị Tài Sản Ròng Của Mình # Top 7 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 3/2023 # 6 Lý Do Vì Sao Bạn Nên Biết Giá Trị Tài Sản Ròng Của Mình # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Lý Do Vì Sao Bạn Nên Biết Giá Trị Tài Sản Ròng Của Mình mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giá trị ròng là thước đo có thể nói là quan trọng nhất đối với tài sản cá nhân. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đang muốn gia tăng tài sản tích lũy để nghỉ hưu, hay nói cách khác là không bị lệ thuộc vào công ăn việc làm, có sự tự do về tài chính. Nhưng chính xác thì giá trị này là gì và làm thế nào để ta tính toán được?

Giá trị tài sản ròng (net worth) là gì?

Theo một định nghĩa đơn giản thì đó là chênh lệch giữa tài sản của bạn và nợ của bạn.

Tài sản – Nợ phải trả = Giá trị tài sản ròng

Ví dụ nếu bạn có tổng tài sản là 2 tỷ và tổng các khoản nợ là 1.25 tỷ, thì giá trị tài sản ròng của bạn sẽ bằng 750 triệu.

Tại sao giá trị tài sản ròng lại quan trọng?

Có ít nhất 6 lý do cho việc tại sao bạn cần biết giá trị tài sản ròng của mình:

1. Giá trị ròng là thước đo chính xác nhất của sự giàu có: Bạn sẽ không thể biết chính xác mình giàu có như thế nào nếu không biết giá trị thực của mình là gì.

2. Để theo dõi tài chính của bạn đang tiến triển ra sao: Vì giá trị ròng là một con số cụ thể được tính toán chính xác, nên qua đó bạn có thể đo sự tiến bộ tài chính của mình từ năm trước sang năm sau. Giá trị ròng tăng dần là chỉ báo tốt, còn nếu nó giảm dần nghĩa là bạn cần phải cố gắng hơn.

3. Để không chỉ chú trọng vào mức thu nhập: Các khái niệm về sự giàu có và thịnh vượng thường được phân loại theo thu nhập. Mặc dù thước đo này có một số công dụng, nhưng nó không tính đến chi tiêu, thuế và các yếu tố khác. Ngay cả khi thu nhập của bạn đang tăng, nếu giá trị tài sản ròng đi ngang hoặc giảm, thì có thể là tình hình tài chính của bạn không được cải thiện chút nào.

4. Để không chỉ chú trọng vào giá trị tài sản: Một số người xem giá trị tài sản như thước đo cho sự giàu có cá nhân của họ. Ví dụ: họ tự hào tuyên bố tài sản 3 tỷ mà bỏ qua khoản nợ hết 2 tỷ rồi. Vấn đề không phải là hai con số này lớn thế nào, mà là hiệu số giữa chúng được bao nhiêu.

6. Khi bạn đi vay, các bên cho vay thường xem giá trị này như một tiêu chí để đánh giá hồ sơ vay và quyết định có duyệt khoản vay này hay không.

Bắt đầu bằng cách tính tổng các tài sản của bạn:

Tài sản lưu động: Bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi và các khoản tương đương tiền khác.

Các khoản đầu tư hưu trí: Bao gồm BHXH cũng như các chương trình đầu tư hưu trí không bắt buộc.

Các tài sản đầu tư khác: Bao gồm các khoản đầu tư không nhằm mục đích hưu trí.

Bất động sản: Bao gồm giá trị thị trường của nơi cư trú chính của bạn, và cả những bất động sản khác bạn sở hữu để đầu tư, nghỉ dưỡng v.v… Hiện tại ở Việt Nam cũng đã có một vài trang web định giá bất động sản để bạn tham khảo như chúng tôi dinhgianhadat.vn…

Tài sản hoặc cổ phần kinh doanh: Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, bạn có thể cộng vào giá trị ròng của doanh nghiệp hoặc bất kỳ tài sản kinh doanh quan trọng nào mà bạn có. Dù vậy hãy thận trọng vì các khoản này không phải lúc nào cũng dễ dàng chuyển thành tiền mặt.

Tài sản cá nhân: Có thể là ô tô, đồ đạc, đồ trang sức… Nhiều người không đưa các tài sản này vào tính toán vì họ không có ý định bán chúng, hoặc vì có bán cũng chẳng được bao nhiêu. Nên hãy đặc biệt thận trọng nếu bạn muốn tính chúng vào.

Các khoản cho vay cá nhân: Đây là những khoản bạn đã cho gia đình, bạn bè hoặc các cộng sự kinh doanh vay mượn. Chỉ tính số mà bạn có khả năng thu hồi.

Tài sản khác: Bao gồm các tài sản không nằm trong bất kỳ nhóm nào ở trên, chẳng hạn như giá trị hoàn lại từ bảo hiểm nhân thọ.

Tiếp theo là tính tổng các khoản nợ của bạn:

Vay thế chấp: Thường là khoản vay mua nhà, cũng có thể là thế chấp đầu tư hoặc mua tài sản giải trí nào đó.

Vay trả góp: Thường là khoản vay mua xe, cũng có thể là vay mua các món khác như xe máy hay đồ gia dụng.

Nợ thẻ tín dụng: Khoản nợ này cần theo dõi thường xuyên vì dư nợ thay đổi liên tục.

Vay kinh doanh: Trường hợp khoản này do bạn vay với danh nghĩa cá nhân thì nó thuộc về trách nhiệm cá nhân bạn và phải được tính vào giá trị tài sản ròng của bạn.

Vay cá nhân: Bao gồm các khoản bạn mượn từ người thân, bạn bè hoặc cộng sự kinh doanh.

Những khoản nợ khác: Bao gồm nghĩa vụ thuế hoặc bất kỳ khoản nợ nào khác không nằm trong các nhóm trên.

Tiếp theo, lấy tổng tài sản trừ đi tổng nợ, kết quả sẽ là giá trị tài sản ròng của bạn.

Nếu con số này thấp hoặc thậm chí bị âm, bạn dễ cảm thấy mất động lực, tuy nhiên hãy xem đó như là một điểm xuất phát và bạn có thể thay đổi nó trong tương lai, bằng cách gia tăng tích lũy tài sản trong khi kiểm soát mức nợ, hoặc tập trung thanh toán dứt nợ trong khi bảo toàn mức tài sản, hoặc kết hợp cả hai.

(Kevin Mercadante, blogger chuyên viết về tài chính cá nhân – BeRich dịch và biên soạn lại cho phù hợp với người Việt. Ảnh: financialjuneteenth)

Giá Trị Tài Sản Ròng (Net Worth) Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Giá Trị Tài Sản Ròng

Thuật ngữ này dùng để nói về sự chênh lệch giữa tổng tài sản hiện có và số nợ đang phải chịu. Đây là thước đo sức khỏe tài chính của một cá nhân cũng như các tổ chức, doanh nghiệp. Tài sản ròng tính như thế nào?

Tổng tài sản này là tất cả những gì thuộc sở hữu và đứng tên của cá nhân hay tổ chức. Bao gồm: tiền mặt, bất động sản, những khoản đầu tư, xe cộ…

Cách tính tài sản ròng

Từ khái niệm trên ta có được công thức tính tài sản ròng của các tổ chức và cá nhân như sau:

Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản – Nợ phải trả

Tính toán giá trị tài sản ròng có ý nghĩa với doanh nghiệp Tầm quan trọng của giá trị tài sản ròng

Giá trị tài sản ròng là điều mà bất cứ tổ chức, cá nhân nào cũng cần phải biết bởi những lý do sau:

Giá trị tài sản ròng là thước đo tài chính chính xác nhất: để biết được một công ty, doanh nghiệp hay một cá nhân hiện tại đang có bao nhiêu tiền, mức độ giàu, nghèo thực tế ra sao. Khi đã biết được mình có bao nhiêu tiền thì mới có thể đầu tư kinh doanh hoặc mua bán, chi tiêu một cách hợp lý. Và từ con số tính toán này, bạn cũng sẽ thấy được mình đang ở vị trí nào trên thang đo tài chính.

Theo dõi tài chính của tổ chức, cá nhân: Giá trị tài sản ròng sẽ cho bạn thấy con số chính xác nhất về tài sản của bạn. Từ đó giúp bạn nhìn nhận sự tăng trưởng và phát triển về tài chính một cách rõ nét nhất. Nếu giá trị ròng tăng dần đó là dấu hiệu tốt. Còn nếu có sự sụt giảm, bạn cần phải xem xét và điều chỉnh.

Giúp bạn gia tăng tài sản của mình ngoài thu nhập: Nhiều người chỉ nhìn vào thu nhập của mình để đánh giá sự giàu nghèo mà quên mất khi kiếm được tiền thì bạn cũng phải chi tiêu, nộp các loại thuế, phí. Và giá trị tài sản ròng sẽ cho bạn thấy được những điều đó. Bạn có thể tăng tài sản của mình bằng cách trả hết nợ, tiết kiệm hoặc đầu tư.

Giúp bạn cân bằng được việc thu chi: Sự giàu có của bạn không hoàn toàn thể hiện ở số tài sản bạn đang sở hữu hay số nợ mà bạn đang gánh chịu mà nó là hiệu của 2 con số này. Bạn có thể kiếm được nhiều tiền nhưng bên cạnh đó cũng cần có một kế hoạch chi tiêu hợp lý.

Để nhìn nhận mức nợ của tổ chức, cá nhân một cách chính xác: Nhìn vào nguồn gốc của các khoản nợ để có đánh giá chính xác nhất về tình hình tài chính của một cá nhân hay tổ chức. Nợ có thể đến từ việc chi tiêu không hợp lý nhưng cũng có thể do đầu tư vào một giá trị tài sản khác để thu được lợi nhuận lớn hơn trong tương lai.

Để cân nhắc đầu tư một cách đúng đắn: Từ giá trị tài sản ròng mà bạn đang có, bạn có thể cân nhắc để lựa chọn đầu tư vào một lĩnh vực nào đó. Mức đầu tư này không nên vượt qua quá nhiều giá trị tài sản ròng bạn đang có vì nếu xảy ra vấn đề gì thì sẽ không thể chi trả được.

Chính là thước đo tài chính quan trọng

Như vậy là bạn nắm rõ phần nào vai trò quan trọng của giá trị tài sản ròng trong doanh nghiệp. Để từ đó đưa ra những nghiên cứu và tính toán thật kỹ và đúng đắn cho bản thân.

Tổng hợp

Giá Trị Tài Sản Ròng Là Gì? Cách Tính Và Ý Nghĩa Của Giá Trị Tài Sản Ròng Trong Thực Tế

Giá trị tài sản ròng là một trong những giá trị và chỉ số quan trọng, ngoài ra, nó cũng được coi như một phương pháp định giá cổ phiếu cơ bản của một doanh nghiệp. Vậy, giá trị tài sản ròng là gì?

GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG LÀ GÌ?

Giá trị tài sản ròng trong tiếng Anh gọi là: Valuation based on Net Asset Value, hay còn được viết tắt là Net Worth. Có nghĩa là giá trị của tất cả tài sản tài chính và phi tài chính mà một người hay một tổ chức đang sở hữu TRỪ ĐI tất cả các khoản nợ chưa thanh toán.

Nói dễ hiểu hơn, giá trị tài sản ròng là toàn bộ những gì một tổ chức, cá nhân còn lại sau khi đã trừ đi các khoản vay nợ.

Trong đó tài sản tài chính và phi tài chính bao gồm:

Tiền mặt

Các khoản đầu tư

Bất động sản

Xe ô tô, máy móc, phương tiện… hoặc bất kỳ thứ gì khác có giá trị mà cá nhân hay tổ chức đó sở hữu.

Nợ chưa thanh toán hay nợ phải trả bao gồm:

Các khoản vay mua xe, phương tiện, máy móc

Vay thế chấp

Vay nợ bạn bè, người thân, ngân hàng

Trong thực tế, bất kỳ cá nhân hay tổ chức sản xuất kinh doanh nào cũng có Net Worth (thậm chí giá trị này có thể âm). Giá trị tài sản ròng được cho là công cụ đánh giá chính xác nhất về khả năng tài chính của một cá nhân hay doanh nghiệp bất kỳ so với tất cả các mức, chỉ tiêu đánh giá khác và nó có thể được áp dụng cho cá nhân, công ty, chính phủ hoặc toàn bộ quốc gia.

CÔNG THỨC TÍNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG LÀ GÌ?

Công thức tính giá trị tài sản ròng khá đơn giản:

Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản – Nợ phải trả

Ví dụ: 

Một doanh nghiệp A có giá trị tài sản ròng Net Worth là 100 triệu USD và cũng đồng thời có khoản nợ cần trả là 40 triệu USD. Vậy, áp dụng công thức tính giá trị tài sản ròng bên trên, ta có giá trị tài sản ròng của cổ đông công ty sẽ là:

100 – 40 = 60 (triệu USD)

Lưu ý khi tính giá trị tài sản ròng

Để tính được giá trị tài sản ròng của một đối tượng nào đó, chúng ta sẽ cần tới các yêu cầu sau:

Tính tổng tài sản của cá nhân, tổ chức đó

Tính tổng các khoản nợ mà cá nhân, tổ chức đó cần phải trả

1. Tính tổng tài sản của cá nhân, tổ chức

Các loại tài sản được tính vào bao gồm:

Tài sản lưu động – Loại tài sản này thường bao gồm tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, chứng chỉ tiền gửi hay các khoản tiền tương đương khác…

Các khoản đầu tư hưu trí – Bao gồm các chương trình đầu tư, tiền gửi hưu trí không bắt buộc hay bảo hiểm xã hội

Các tài sản đầu tư khác – Những khoản đầu tư không dành cho mục đích hưu trí

Bất động sản – Nơi cư trú của chính cá nhân hoặc những bất động sản khác mà cá nhân đã sử dụng vào việc đầu tư hay nghỉ dưỡng

Tài sản hoặc cổ phần kinh doanh – Nếu sở hữu doanh nghiệp, hãy cộng giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp với bất kỳ tài sản kinh doanh quan trọng nào mà bạn có. Tuy nhiên, chúng ta sẽ cần chú ý tới các khoản này vì không phải lúc nào chúng cũng có thể dễ dàng chuyển thành tiền mặt

Tài sản cá nhân – Có thể là ô tô, phương tiện máy móc, đồ trang sức, trang thiết bị…

Các khoản cho vay cá nhân – Bao gồm những khoản mà bạn đã cho gia đình, bạn bè hoặc các đối tác kinh doanh vay mượn (chỉ nên tính những trường hợp đã cho vay và có khả năng thu hồi lại)

Tài sản khác – Đây là những tài sản đặc biệt và không thuộc trong bất cứ nhóm nào đã nói ở trên (ví dụ giá trị hoàn lại từ bảo hiểm nhân thọ, tiền lãi…)

2. Tính tổng các khoản nợ của cá nhân, tổ chức

Vay thế chấp – Thường là các khoản vay mua xe cộ, máy móc, nhà xưởng hoặc là khoản vay mà cá  nhân, tổ chức đã thế chấp để đầu tư hoặc mua tài sản giải trí cho mình

Vay trả góp – Thường là các khoản vay mua xe cộ, máy móc, nhà xưởng hoặc là khoản vay khác như công nghệ hay đồ gia dụng

Vay nợ thẻ tín dụng – Cần chú ý vì số dư nợ của khoản vay này có thể liên tục và thường xuyên thay đổi

Vay kinh doanh – Trong trường hợp đi vay với tư cách cá nhân, khoản vay này sẽ được tính vào giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp hoặc cá nhân vì chính người đi vay sẽ phải trả khoản nợ này

Vay cá nhân: Bao gồm các khoản vay mượn từ bạn bè, người thân hoặc có thể là cộng sự, người cùng khởi nghiệp

Những khoản nợ khác: Bao gồm các khoản nợ khác không nằm trong các nhóm đã nêu trên hoặc chính là phần thuế mà bạn có nghĩa vụ phải nộp

Tác dụng của việc tính giá trị tài sản ròng

Giá trị tài sản ròng Net Worth là thước đo, đánh giá mức độ giàu hoặc nghèo, thể hiện khả năng, tình hình tài chính của một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoặc của một chính phủ, quốc gia bất kỳ

Dựa vào giá trị tài sản ròng, chúng ta có thể theo dõi, định hình được sự phát triển tài chính của cá nhân hay tổ chức đang ở mức nào

Tính toán giá trị tài sản ròng giúp thực hiện cân đối tài chính tốt và hiệu quả hơn, không chú trọng riêng vào các khoản thu nhập

Có sự quan tâm, đánh giá chính xác về số khoản vay nợ mà cá nhân, tổ chức hay quốc gia đó đang phải gánh chịu

Nhìn thấy rõ hơn về tính hình, mức độ nợ nần của cá nhân hoặc tổ chức để tìm ra các giải pháp,, kế hoạch để nhanh chóng giải quyết số nợ đó

Giá trị tài sản ròng là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá năng lực hồ sơ vay vốn và là cơ sở quyết định để căn cứ vào đó, có duyệt khoản vay cho cá nhân, doanh nghiệp đó hay không?

Ý NGHĨA CỦA GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG LÀ GÌ?

Giá trị tài sản ròng Net Worth với từng đối tượng khác nhau sẽ mang những ý nghĩa khác nhau, cụ thể sẽ có 4 nhóm đối tượng chính mà chúng ta cần quan tâm như sau:

1. Giá trị tài sản ròng đối với cá nhân

Đối với cá nhân, giá trị tài sản ròng chính là giá trị tài sản của cá nhân đó trừ đi những khoản vay, đang còn nợ. Ví dụ cụ thể nhất về giá trị tài sản ròng của cá nhân sẽ được tính vào giá trị ròng của họ là những khoản tiền hưu trí, những khoản tiền được đầu tư, nhà đất hay xe cộ, tiền mặt, trang sức, tiền tiết kiệm… Trong khi đó, các khoản vay nợ mà một cá nhân sẽ phải trả bao gồm, nợ đảm bảo (nợ được thế chấp tài sản) và nợ không có đảm bảo (nợ không được thế chấp như vay tiêu dùng, các khoản nợ cá nhân…).

Các tài sản vô hình như bằng cấp, chứng chỉ học tập, ngành nghề và các chứng chỉ khác sẽ không được tính vào giá trị tài sản ròng, mặc dù những tài sản vô hình đó, trong nhiều trường hợp lại là căn cứ, cơ sở và công cụ để giúp cá nhân kiếm tiền, tự chủ động khả năng tài chính của họ.

2. Giá trị tài sản ròng đối với doanh nghiệp

Giá trị tài sản ròng Net Worth trong kinh doanh đối với mỗi công ty, doanh nghiệp nào đó sẽ được gọi là giá trị sổ sách hoặc vốn của chủ sở hữu riêng. Giá trị này được tính toán dựa trên giá trị của tất cả những tài sản và khoản nợ mà doanh nghiệp đó sẽ phải trả. Số liệu thực tế và cụ thể sẽ được thể hiện trên báo cáo tài chính mà họ thực hiện.

Ngoài ra, trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, nếu các khoản lỗ lũy kế vượt quá số vốn của chủ sở hữu và các cổ đông thì đồng nghĩa với việc giá trị tài sản đó sẽ bị âm, cũng có nghĩa là các nhà đầu tư, cổ đông bị lỗ.

3. Giá trị tài sản ròng đối với Chính phủ

Giá trị tài sản ròng cũng được áp dụng với chính phủ. Cụ thể, trong trường hợp này, giá trị tài sản ròng của Chính phủ là thước đo thể hiện sức mạnh tài chính của Chính phủ đó.

4. Giá trị tài sản ròng đối với quốc gia

Giá trị tài sản ròng quốc gia = Giá trị tài sản ròng của tất cả các công ty + tổ chức + cá nhân cư trú trong quốc gia đó + tài sản ròng của chính phủ

Giá trị tài sản ròng của quốc gia càng lớn cho thể hiện được sức mạnh tài chính của nước đó so với các nước khác.

Nói tóm lại, giá trị tài sản ròng Net Worth là một chỉ số, chỉ tiêu tài chính quan trọng, không những giúp doanh nghiệp, cá nhân mà ở tầm cao hơn là các Chính phủ, quốc gia có cái nhìn chính xác, cụ thể và trực tiếp nhất về tình hình tài chính của mình. Các nhà đầu tư cũng có thể thông qua chỉ tiêu này để đánh giá năng lực kinh doanh và đưa ra quyết định đầu tư vốn hoặc có nên duyệt khoản vay cho đối tượng đó hay không?

Tìm kiếm bởi Google:

Giá trị tài sản ròng là gì?

Cách tính giá trị tài sản ròng

Ý nghĩa của giá trị tài sản ròng

công thức tính giá trị tài sản ròng

9 Lý Do Tại Sao Bạn Nên Học Nhảy Zumba

1. Học nhảy zumba để vận động toàn thân

Zumba được sáng tạo dựa trên sự kết hợp giữa điệu nhảy salsa và thể dục nhịp điệu nên các động tác nhảy rất linh hoạt, không có quy tắc đúng sai. Bạn chỉ cần chuyển động theo giai điệu của bài nhạc nhảy zumba là đã thành công bước đầu rồi đấy.Nhảy zumba còn đòi hỏi bạn phải sử dụng toàn bộ cơ thể từ tay, vai và chân. Vậy nên, bạn sẽ có cơ hội vận động toàn cơ thể trong khi vẫn được nhảy theo ý thích.

2. Học nhảy zumba giúp bạn đốt cháy calo

Hội đồng Thể dục Mỹ (hay còn gọi là American Council on Exercise) cho rằng việc đốt cháy 300 calo mỗi buổi tập luyện sẽ giúp giảm cân hiệu quả và duy trì cân nặng lành mạnh. Chỉ cần tham gia một lớp học zumba là bạn đã có thể đạt được con số này rồi.

Cuộc nghiên cứu năm 2012 đã cho thấy rằng một lớp học nhảy zumba tiêu chuẩn trong khoảng 39 phút có thể giúp bạn đốt cháy tổng cộng 369 calo. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng khóa học zumba 12 tuần có thể giúp bạn cân đối hơn.

3. Học nhảy zumba giúp bạn dai sức hơn

Một cuộc nghiên cứu cho thấy rằng sau 12 tuần tập zumba, nhịp tim và chỉ số huyết áp tâm thu của người tập giảm đi và họ cũng tập được nhiều hơn. Điều này cũng đồng nghĩa rằng cơ thể của bạn đã được cải thiện độ bền bỉ và dẻo dai.

Do giai điệu âm nhạc của zumba tương đối nhanh, nên việc di chuyển giữa các nhịp điệu sẽ rèn luyện sức bền và dẻo dai của bạn chỉ sau vài lần luyện tập.

Bài tập cần giúp nhịp tim của bạn đạt 64-94% nhịp tim tối đa.

Tốc độ tiêu thụ oxy của bạn cần đạt 40-85% tốc độ tiêu thụ oxy tối đa.

Theo nghiên cứu, các học viên zumba đều có nhịp tim và tốc độ tiêu thụ oxy nằm trong mức trên. Điều này có nghĩa là nhảy zumba giúp cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn.

5. Học nhảy zumba giúp cải thiện huyết áp

Một cuộc nghiên cứu tiến hành với các phụ nữ béo phì cho thấy sau 12 tuần học nhảy zumba, học viên đã nhận được hiệu quả rõ rệt trong việc hạ huyết áp và cải thiện cân nặng.

Một cuộc nghiên cứu khác vào năm 2015 còn cho thấy rằng những người chỉ tham gia 17 buổi học zumba cũng đã có thể nhận được lợi ích giảm huyết áp.

6. Học nhảy zumba phù hợp với nhiều cấp độ

Zumba có nhiều cấp độ luyện tập từ nhảy zumba cơ bản, trung bình đến khó mà bất kỳ ai cũng có thể lựa chọn. Do đó, bạn chỉ cần di chuyển theo nhịp điệu của nhạc nhảy zumba và tùy chỉnh động tác của mình theo cường độ luyện tập thích hợp.

Vì zumba là một hoạt động nhóm nên bạn luôn được chào đón bất kỳ lúc nào khi bước chân vào lớp học.

Theo Cao đẳng Y học Thể thao Mỹ (còn gọi là American College of Sports Medicine), lợi ích của việc luyện tập nhóm bao gồm:

Nâng cao trách nhiệm cá nhân

Tiếp xúc với một môi trường vui vẻ và thân thiện

Buổi luyện tập được thiết kế an toàn, hiệu quả và dễ tập

Thay vì bạn phải tự thiết kế và thực hiện kế hoạch luyện tập một mình, bạn hoàn toàn có thể tham gia một nhóm tập zumba để có cơ hội giao lưu và kết bạn nhiều hơn.

8. Học nhảy zumba tăng khả năng chịu đau

Một cuộc nghiên cứu năm 2016 đã phát hiện ra rằng học nhảy zumba liên tục trong vòng 12 tuần có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau ở các học viên. Ngoài các động tác vận động toàn thân có tác dụng đẩy lùi cơn đau thì nhạc nhảy zumba cũng là liều thuốc giảm đau tự nhiên.

9. Học nhảy zumba giúp cải thiện tâm trạng

Một khóa học zumba hiệu quả không chỉ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe mà còn mang lại lợi ích xã hội thông qua việc luyện tập theo nhóm. Tất cả mọi người đều có thể tận hưởng cuộc sống với chất lượng được cải thiện đáng kể cả về vật chất lẫn tinh thần.

Ngoài việc cải thiện tâm trạng bằng cách kết nối với mọi người, nhạc nhảy zumba cũng góp phần giúp bạn giảm stress. Âm nhạc từ lâu đã được chứng minh có thể giảm căng thẳng, giúp dễ ngủ và bạn có thể tận hưởng các tác dụng này khi nhảy theo nhạc trong lớp học nhảy zumba.

Học nhảy zumba phù hợp với hầu hết mọi người ở mọi độ tuổi và tình trạng thể lực vì bạn hoàn toàn có thể tự điều chỉnh động tác theo nhịp điệu thích hợp. Đối với trẻ em, học nhảy zumba sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển vóc dáng từ khi còn nhỏ. Còn với người lớn tuổi, zumba sẽ giúp duy trì sức khỏe và cải thiện tinh thần. Nếu bạn thuộc kiểu người thích vận động kết hợp với âm nhạc và nhảy múa, zumba sẽ là một lựa chọn lý tưởng đấy!

(Nguồn: www.hellobacsi.com)

Bạn đang xem bài viết 6 Lý Do Vì Sao Bạn Nên Biết Giá Trị Tài Sản Ròng Của Mình trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!