Xem Nhiều 3/2023 #️ Ai Sẽ Định Nghĩa Lại Khái Niệm Con Người # Top 10 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 3/2023 # Ai Sẽ Định Nghĩa Lại Khái Niệm Con Người # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Ai Sẽ Định Nghĩa Lại Khái Niệm Con Người mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thứ Hai, 9-3-2020 14:30:35

Sự phát triển của công nghệ giúp nâng cao năng lực thể chất – “phần cứng” của chúng ta, và có thể nói sẽ định hình lại thế giới xã hội loài người. Liệu những thay đổi này sẽ mang lại hình thức thống trị mới? Những người không được biến đổi sẽ trở thành tầng lớp thấp kém hoặc bị loại bỏ? Và định nghĩa con người sẽ thay đổi, sẽ có một số người trở nên vượt trội?

Tương lai có thể gần hơn chúng ta nghĩ

Xem xét những tiến bộ gần đây của AI và công nghệ thông qua lăng kính tiến hóa, Max Tegmark, giáo sư vật lý của MIT và chủ tịch của Viện nghiên cứu Future of Life đưa ra phác hoạ về “con người vượt trội”. Tegmark phân loại tất cả dạng sống theo ba cấp độ. Theo quan điểm của ông, phần lớn dạng sống – từ vi khuẩn đến chuột, tôm hùm – thuộc cấp độ mà ông gọi là 1.0. Những sinh vật này có khả năng nhân bản, nhưng chúng không thể tự thiết kế trong lại suốt cuộc đời của mình. Chúng phát triển và ‘học hỏi’ qua nhiều thế hệ.

Cao hơn, đâu đó giữa cấp 1.0 và 2.0, Tegmark phân loại các loài động vật như một số loài linh trưởng có khả năng hoà quyện sinh học và văn hóa. Những động vật này có thể học các kỹ năng mới phức tạp, như cách sử dụng các công cụ. Con người thực hiện việc này ở mức cao nhất, và Tegmark phân con người ở cấp 2.0.

Khả năng học một ngôn ngữ mới trong cuộc đời giống như việc thêm gói phần mềm vào máy tính. Chúng ta có thể thêm vô hạn các bản “tự” nâng cấp trong suốt cuộc đời và truyền kiến thức cho các thế hệ tương lai. Chúng ta cũng có thể điều khiển các dạng sống khác theo mục đích của mình trên quy mô lớn – từ chăn nuôi gia súc đến khai thác vi khuẩn trong chế biến thực phẩm lên men như phô mai.

Với những bước nhảy vọt trong lĩnh vực AI, khoa học thần kinh và công nghệ sinh học, khái niệm về “động vật” và “con người” hoàn toàn có thể cạnh tranh với các bộ phim Hollywood giàu trí tưởng tượng nhất. Dạng sống 3.0 chưa tồn tại trên Trái đất, nhưng Tegmark cho rằng trong tương lai chúng ta sẽ thấy một dạng sống công nghệ có thể thiết kế cả phần cứng (điều mà cả dạng sống 1.0 và 2.0 đều không làm được) và phần mềm của nó (hiện chỉ có dạng sống 2.0 làm được).

Ngay ở tương lai gần con người có thể ở đâu đó giữa dạng sống 2.0 và 3.0. Năm 2016, Elon Musk, CEO của Tesla và SpaceX, đã đồng sáng lập công ty Neuralink nhằm phát triển công nghệ giao tiếp máy tính và não. Musk cho biết mục tiêu nhằm giúp con người tích hợp với phần mềm và những tiến bộ trong lĩnh vực AI.

Không biết người ta có tình nguyện để robot cấy chíp vào não mình hay không. Nhưng ở đâu giờ người ta cũng áp dụng đủ loại công nghệ một cách đáng ngạc nhiên.

Hơn 5 tỷ người hiện nay sử dụng điện thoại di động. Dự đoán đến năm 2025 khoảng 71% dân số thế giới được kết nối. Việc hầu như mọi hoạt động hàng ngày của một người có thể bị ảnh hưởng bởi điện thoại thông minh hoặc thứ gì đó tương tự từng giống như chuyện viễn tưởng. Khi “dân số kỹ thuật số” tăng lên thì mối quan hệ của chúng ta với công nghệ cũng tăng lên.

Việc nhân cách hóa và đặt tên cho các ứng dụng và thiết bị như Siri hoặc Alexa dễ dàng được chấp nhận. Chúng ta nói chuyện với chúng, cho phép chúng kiểm soát môi trường xung quanh, tình hình tài chính, mua sắm và lịch trình của chúng ta. Thế nhưng nhiều người lại ngần ngại khi nghĩ đến việc nhúng công nghệ vào trong cơ thể nếu không có vấn đề về thể chất.

Phản ứng của chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi “yếu tố kinh tởm” về công nghệ mới hoặc khác biệt văn hóa. Nhưng theo thời gian, những gì chúng ta cho là kinh tởm hoặc gây khó chịu có thể trở thành bình thường. Chẳng hạn thịt được làm trong phòng thí nghiệm từ một ảo mộng khoa học và kinh tế trở thành một thứ có thể có trong các cửa hàng vào năm 2022. Tương tự, việc ăn côn trùng vốn không quen ở phương Tây đã được chấp nhận như một nguồn protein bền vững.

Nhưng khi công nghệ tích hợp được nhìn nhận như một thành phần của xã hội thì có một vấn đề gai góc đặt ra: xuất hiện một sự thống trị mới – có thể là sự phân hoá giữa những người có thể và những người không thể giao tiếp với công nghệ. Trong thế giới mới đó, con người 2.0 không có cải tiến sẽ bị rớt xuống tầng lớp đầy tớ?

P.Uyên

Con Người Là Gì ? Khái Niệm Con Người ?

Cho đến ngày nay thì con người vẫn còn là một bí mật. Không ai có thể định nghĩa đúng đắn được con người, không ai hiểu được con người.

Con người nghiên cứu được tất cả những gì xung quanh mình, ở dưới đất và cả trên trời, nhưng lại không tìm được mục đích tồn tại của mình. Càng nghiên cứu sâu vào bên trong, c on người càng đặt ra nhiều câu hỏi. Con người đã sáng chế ra nhiều thứ để mang lại hạnh phúc cho loài người, nhưng không có gì làm con người thỏa mãn thực sự.

Những người theo thuyết duy vật thì cho rằng con người chỉ là một con vật, một vật nhỏ bé trong một tổng thể to lớn đang vận hành, tức là thiên nhiên, hoàn toàn vô thức và phi nhân cách. Toàn bộ đời sống con người có thể giải thích bằng biến hóa của vật chất. Một hệ thống tư tưởng như thế khẳng định rằng hành động con người bị điều kiện hóa; trí tuệ con người cũng chỉ là sản phẩm của bộ não.

Toàn bộ cơ cấu chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới lệ thuộc phần lớn vào câu trả lời cho câu hỏi này. Thật vậy, con người là con tốt trên bàn cờ hay là một nhân vị? Một bánh xe trong cỗ máy hay một hữu thể tự do, có khả năng sáng tạo và chịu trách nhiệm về các hành vi của mình? Câu hỏi này cũng xưa như con người và cũng mới như tờ báo sáng nay. Ðặt câu hỏi thì hầu như mọi người đều nhất trí; còn trả lời câu hỏi thì gây nhiều tranh luận.

Những quan niệm con người như thế thường có thái độ bi quan. Họ đồng quan điểm với một tác giả thời nay cho rằng con người chỉ là một tai nạn xảy ra trong vũ trụ, một căn bệnh khó chữa trị trên mặt đất, hoặc với Jonathan Swift khi ông viết: “Con người là loài sâu bọ tác hại nhất chưa từng có trước nay mà thiên nhiên để cho sinh sản và tràn lan khắp địa cầu“.

Thuyết nhân bản vô thần cũng thường được xem là một câu trả lời khác cho câu hỏi “Con người là gì?“. Không tin vào Thiên Chúa cũng như vào sự hiện hữu của một sức mạnh siêu nhiên, thuyết nhân bản vô thần cho rằng con người là một hình thái hiện hữu cao nhất mà vũ trụ tự nhiên có thể làm thành. Thay vì bi quan, những kẻ theo thuyết này lại tỏ ra lạc quan – một sự lạc quan tột độ, đắc thắng như Shakespeare mô tả trong vở kịch Hamlet:

“Con người đích thực là một tuyệt tác: với lý trí trổi vượt và các khả năng vô tận, với dáng điệu duyên dáng như thiên thần và trí tuệ minh mẫn như thần minh. Con người là tinh hoa của vũ trụ, trổi vượt muôn loài muôn vật, về mọi phương diện“.

Con người là gì ? Khái niệm con người ?

Khái Niệm Nhân Tố Con Người, Chiến Lược Con Người

Nhận thức đúng đắn về khái niệm nhân tố con người là sự phát triển sáng tạo quan điểm Mác – Lênin về con người với tư cách là người sáng tạo có ý thức, là chủ thể của lịch sử.

Trong thời igan gần đây, xuất hiện nhiều khái niệm: nhân tố con người, nguồn nhân lực, nguồn lực con người, phát triển người… Khái niệm nhân tố con người đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập với những góc độ khác nhau, cách tiếp cận khác nhau. Có tác giả đề cập dưới góc độ quản lý, có tác giả đề cập dưới góc độ phân tích tâm lý – xã hội. Trong tài liệu triết học – xã hội về nhân tố con người cũng nổi lên nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tựu trung lại, có hai cách tiếp cận chính:

– Thứ nhất, coi nhân tố con người như là hoạt động của những con người riêng biệt, những năng lực và khả năng của họ do các nhu cầu và lợi ích cũng như tiềm năng trí lực và thể lực của mỗi người quyết định.

– Thứ hai, coi nhân tố con người như là một tổng hoà các phẩm chất thuộc tính, đặc trưng, năng lực đa dạng của con người, biểu hiện trong các dạng thức hoạt động khác nhau.

Như vậy, cái chung trong các quan niệm này là coi nhân tố con người về bản chất là nhân tố xã hội, quy định vai trò chủ thể của con người. Nhưng sự khác nhau là quan niệm thứ nhất lấy hoạt động làm đặc trưng cơ bản, còn phẩm chất, năng lực được thể hiện trong hoạt động. Quan niệm thứ hai, lấy đặc trưng cơ bản là những phẩm chất năng lực, còn hoạt động là sự thể hiện nó.

Từ đây, có thể đưa ra một quan niệm chung đầy đủ hơn về nhân tố con người là: nhân tố con người là hệ thống các yếu tố, các đặc trưng quy định vai trò của chủ thể tích cực, sáng tạo của con người, bao gồm một chỉnh thể thống nhất giữa mặt hoạt động với tổng hoà các đặc trưng về phẩm chất, năng lực của con người trong một quá trình biến đổi và phát triển xã hội nhất định.

Nhân tố con người là khái niệm không chỉ để phân biệt nhân tố “người” với các yếu tố

Tìm Hiểu Khái Niệm “Quyền Con Người”

Bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ghi nhận các quyền thiêng liêng của con người. Tiếp đó là các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 không chỉ thừa nhận và bảo đảm đầy đủ các quyền con người, quyền công dân phù hợp với luật pháp quốc tế mà còn khẳng định rõ: Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, có trách nhiệm bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân. Đặc biệt khái niệm quyền con người lần đầu tiên được được đưa vào Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) trong một chế định cụ thể. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về quyền con người.

Có rất nhiều định nghĩa về quyền con ng­ười (nhân quyền), mỗi định nghĩa là một sự biểu hiện khác nhau ở góc độ nhìn nhận về vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, tổng hợp lại có thể chia thành ba nhóm quan niệm chủ yếu về quyền con ng­ười như­ sau:

– Quan niệm thứ nhất: Bắt nguồn từ chỗ coi con ng­ười là một thực thể tự nhiên, nên quyền con ng­ười phải là quyền “bẩm sinh”, là “đặc quyền”, nghĩa là quyền con ng­ười, quyền lợi của con ng­ười với tư­ cách là ngư­ời, gắn liền với cá nhân con ng­ười, không thể tách rời.

Quan điểm này đ­ược các đại biểu tư­ t­ưởng của giai cấp tư­ sản ở thế kỷ XVII, XVIII như­ Crotius, Hobbes, Kant, Locke, Spinoza, Rousseau hoàn thiện và nêu ra trong học thuyết về pháp luật tự nhiên. Tr­ường phái này cho rằng, quyền tự nhiên, pháp luật tự nhiên đứng trên, cao hơn pháp luật nhà n­ước. Xuất phát từ quan điểm này, Jacques Mourgon (giáo sư­ đại học khoa học xã hội Toulouse) đ­ưa ra định nghĩa: “Quyền con ngư­ời là những đặc quyền đư­ợc các quy tắc điều khiển mà con ng­ười giữ riêng lấy trong các quan hệ của mình với các cá nhân và với chính quyền” [5, tr. 12]. Định nghĩa này chủ yếu đề cập đến quyền con ngư­ời ở khía cạnh tự nhiên của nó.

– Quan niệm thứ hai: Trái với quan niệm thứ nhất, quan niệm này lại chỉ đặt con ng­ười và quyền con ngư­ời trong mối quan hệ xã hội. Quan niệm này cho rằng, con ngư­ời chỉ là một thực thể xã hội, nên quyền của nó chỉ đ­ược xác định trong mối tương quan với các thực thể xã hội khác và vì là quan hệ xã hội nên nó đ­ược chế độ nhà n­ước, pháp luật điều chỉnh bảo vệ.

Quan niệm này có tính tích cực khi coi quyền con ng­ười là một khái niệm có tính lịch sử, đặt con ng­ười trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Vì con ng­ười là thực thể của xã hội, có mối quan hệ phổ biến với xã hội nên quyền con ng­ười cũng luôn gắn liền với đấu tranh giai cấp, đấu tranh chống áp bức bóc lột, đấu tranh chống bạo lực, chống bất công trong xã hội. Cơ sở của quyền con ngư­ời ở đây chính là trình độ phát triển của nền kinh tế, văn hóa, xã hội và do chế độ kinh tế, chế độ xã hội quyết định.

– Quan niệm thứ ba: Quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề quyền con ng­ười. Xuất phát từ quan niệm coi con ngư­ời vừa là sản phẩm tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội, chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng vấn đề quyền con ng­ười: “Về bản chất bao hàm cả hai mặt tự nhiên và xã hội” [4, tr. 12].

Xét về mặt tự nhiên, C.Mác cho rằng, con ng­ười là “động vật xã hội” [4, tr. 855] có khả năng “tái sinh ra con ngư­ời”, con ng­ười là động vật cao cấp nhất trong quá trình tiến hóa. Do đó, về mặt này quyền con ng­ười trư­ớc hết là một thuộc tính tự nhiên. Quyền con ng­ười không phải là một “tặng vật”, do giai cấp thống trị ban phát thông qua nhà nư­ớc mà quyền con người trong hình thức lịch sử tự nhiên của nó mang bản chất tự nhiên, đ­ược thể hiện ở quyền đư­ợc sống, quyền tự do, quyền đư­ợc sáng tạo, phát triển, quyền đ­ược đối xử như­ con ng­ười, xứng đáng với con ngư­ời.

Xét về mặt xã hội, con ng­ười mặc dù là động vật cao cấp nhất của tự nhiên, nh­ưng ngay khi tiến hóa trở thành động vật cao cấp, con ngư­ời đã sống thành bầy đàn và trở thành sản phẩm của lịch sử xã hội. Trong luận c­ương thứ VI về Phoi-ơ-bắc, C.Mác cho rằng: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con ng­ười là tổng hòa những quan hệ xã hội” [4, tr. 21]. Do đó xét về khía cạnh xã hội, thì “quyền con người, ngay từ khi có xã hội loài ngư­ời, bên cạnh bản tính tự nhiên còn in đậm bản tính xã hội” [4, tr. 13]. Theo Mác: “Quyền con ngư­ời là những đặc quyền chỉ có ở con ng­ười mới có, với tư­ cách là con ng­ười, là thành viên xã hội loài ngư­ời” [3, tr. 14].

Khi xã hội hình thành giai cấp, hình thành nhà n­ước đã tạo ra những chuyển biến có tính “bư­ớc ngoặt” trong sự biến đổi mối quan hệ tư­ơng quan giữa bản tính tự nhiên và bản tính xã hội của quyền con ng­ười. Đi kèm xã hội có giai cấp là mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp; do đó, trong điều kiện xã hội có giai cấp thì bản tính xã hội trở thành bản tính giai cấp. Và ngay cả bản tính tự nhiên, những giá trị phổ biến của quyền con ng­ười cũng tất yếu chịu sự chi phối của giai cấp thống trị xã hội.

Mặt khác, quyền con ngư­ời, kể cả quyền tự nhiên, bẩm sinh còn bị ràng buộc, chi phối vào chính khả năng khám phá chinh phục tự nhiên của chính con người, nghĩa là phụ thuộc vào khả năng hoàn thiện, phát triển của con ngư­ời, sự phát triển của lực l­ượng sản xuất, trình độ phát triển kinh tế – xã hội. Con ng­ười càng có khả năng chế ngự, chinh phục thiên nhiên bao nhiêu thì tự do, quyền con ng­ười ngày càng đ­ược mở rộng, ngày càng đ­ược đảm bảo bấy nhiêu.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về quyền con ng­ười không phải chỉ là phép cộng đơn giản đối với hai quan niệm về quyền con ng­ười nêu trên, mà từ phân tích nêu trên cho thấy bản chất hai mặt tự nhiên và xã hội của quyền con người có những thuộc tính phức tạp và luôn có sự thống nhất giữa hai mặt đối lập.

Ở Việt Nam, đã có những định nghĩa khác nhau về quyền con người. Học giả Nguyễn Bá Diến cho rằng: “Quyền con ngư­ời là các khả năng của con ngư­ời được đảm bảo bằng pháp luật (luật quốc gia và luật quốc tế) về sử dụng và chi phối các phúc lợi xã hội, các giá trị vật chất, văn hóa và tinh thần, sử dụng quyền tự do trong xã hội trong phạm vi luật định và quyền quyết định các hoạt động của mình và của ng­ười khác trên cơ sở pháp luật” [1, tr. 34]. Định nghĩa này mới chỉ đề cập đến quyền con ng­ười với tư­ cách là phạm trù luật học.

Có một định nghĩa đang đ­ược sử dụng phổ biến trong giảng dạy, nghiên cứu về nhân quyền ở n­ước ta hiện nay: “Nhân quyền (hay quyền con ng­ười) là những năng lực và nhu cầu vốn có và chỉ có ở con ng­ười, với tư­ cách là thành viên cộng đồng nhân loại, đ­ược thể chế hóa bằng pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế” [2, tr. 10].

Như vậy, có thể hiểu quyền con ng­ười là một phạm trù tổng hợp, vừa là “chuẩn mực tuyệt đối” mang tính phổ biến, vừa là “sản phẩm tổng hợp của một quá trình lịch sử lâu dài luôn luôn tiến hóa và phát triển”. Quyền con ngư­ời “không thể tách rời”, đồng thời cũng không hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế – xã hội… Quyền con ng­ười là một tổng thể những quyền gắn bó với nhau trong mối t­ương quan biện chứng, đó là quyền cá nhân và quyền của dân tộc cộng đồng, quyền chính trị – dân sự và kinh tế văn hóa xã hội, quyền của cá nhân đi đôi với nghĩa vụ đối với xã hội…

Có thể thấy, mặc dù cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều cách nhìn nhận khác nhau về quyền con người, nhưng có một điều rõ ràng rằng quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và mọi giai đoạn lịch sử. Trong thời đại ngày nay, quyền con ng­ười không thể tách khỏi hòa bình, dân chủ và phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Bá Diến (1993), Về quyền con người – trong tập chuyên khảo “quyền con người, quyền công dân”, Tập 1, Trung tâm nghiên cứu quyền con người – Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr. 30 – 56.

2. Học viện CTQG Hồ Chí Minh (1993), Tập bài giảng lý luận về quyền con người, Nxb Sự thật, Hà Nội

3. C.Mác – Ph.Ăngghen (1998), Về quyền con người, Nxb CTQG, Hà Nội.

4. C.Mác – Ph.Ăngghen (1986), Toàn tập, tập III, Nxb Sự thật, Hà Nội.

5. Jacques Mourgon (1995), Quyền con người, Nxb Đại học Pháp, Hà Nội.

6. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Bạn đang xem bài viết Ai Sẽ Định Nghĩa Lại Khái Niệm Con Người trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!