Cập nhật thông tin chi tiết về Áp Dụng Định Luật Coulomb mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Áp dụng định luật Coulomb
Chúng tôi trích giới thiệu với các bạn một số bản dịch từ tác phẩm Những câu hỏi và bài tập vật lí phổ thông của hai tác giả người Nga L. Tarasov và A. Tarasova, sách xuất bản ở Nga năm 1968. Bản dịch lại từ bản tiếng Anh xuất bản năm 1973.
§26. Áp dụng định luật Coulomb
HS A: Lực tương tác giữa hai điện tích tỉ lệ thuận với tích của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
GV: Em phát biểu định luật này chưa hoàn chỉnh; em đã bỏ sót một số điểm.
HS B: Có lẽ nên nên bổ sung thêm rằng lực tương tác đó tỉ lệ nghịch với hằng số điện môi Ke của môi trường. Đúng không thầy?
HS A: Giờ thì em hiểu rồi. Có phải ý thầy muốn chúng em bổ sung rằng lực tương tác giữa hai điện tích có phương là đường nối giữa hai điện tích?
GV: Như thế vẫn chưa đủ. Trên phương đó có tới hai chiều mà.
HS A: Vậy thì chúng em phải nói là các điện tích đẩy nhau nếu chúng có cùng dấu và hút nhau nếu chúng trái dấu.
GV: Tốt. Bây giờ nếu gom hết những bổ sung này thì các em sẽ có một phát biểu hoàn chỉnh của định luật Coulomb. Cũng cần nhấn mạnh rằng định luật này nói về tương tác giữa các điện tích điểm.
HS B: Phương trình của định luật Coulomb có thể được viết sao cho nó chứa đầy đủ thông tin về định luật được không thầy? Dạng bình thường
Trong đó hệ số B tùy thuộc vào hệ đơn vị ta chọn.
HS A: Nhưng trong phương trình này lực tỉ lệ, không phải với bình phương, mà với lập phương khoảng cách giữa các điện tích!
HS A: Ý thầy nói là em chỉ việc viết ra phương trình (158) nếu được yêu cầu viết định luật Coulomb đúng không? Không cần thêm gì nữa phải không?
GV: Em sẽ chỉ phải giải thích kí hiệu trong phương trình.
HS A: Vậy nếu em viết phương trình (157) thay vì (158) thì sao?
GV: Thì em sẽ phải dùng lời mô tả chiều của lực Coulomb.
HS A: Làm thế nào phương trình (158) cho thấy các điện tích hút hay đẩy nhau?
HS A: Thầy hãy giải thích chúng ta nên biết gì về hệ số B.
GV: Hệ số này tùy thuộc vào hệ đơn vị ta chọn. Nếu các em sử dụng hệ đơn vị tĩnh điện tuyệt đối (cgse), thì B = 1; nếu các em sử dụng hệ đơn vị quốc tế (SI), thì B = 1/(4πe0), trong đó hằng số e0 = 8,85.10-12 C2/Nm2 (coulomb bình phương trên newton-mét bình phương).
Chúng ta hãy giải vài bài toán về định luật Coulomb.
Bài toán 1. Bốn điện tích điểm q giống hệt nhau đặt tại bốn đỉnh của một hình vuông. Hỏi phải đặt điện tích Q có dấu ngược lại và bằng bao nhiêu tại tâm của hình vuông để toàn hệ ở trong trạng thái cân bằng?
HS A: Trong hệ gồm năm điện tích, bốn điện tích đã biết và một điện tích chưa biết. Vì hệ cân bằng, nên tổng lực tác dụng lên từng điện tích trong hệ bằng không. Nói cách khác, chúng ta phải xét sự cân bằng của từng điện tích.
GV: Xét như thế là thừa. Các em có thể dễ dàng thấy rằng điện tích Q ở trạng thái cân bằng, bất kể độ lớn của nó, do vị trí hình học của nó. Do đó, điều kiện cân bằng cho điện tích này chẳng góp ích gì cho bài giải. Do sự đối xứng của hình vuông, bốn điện tích q còn lại là hoàn toàn tương đương. Như vậy, chỉ cần xét điều kiện cân bằng cho một trong bốn điện tích này là đủ, dù là điện tích nào cũng vậy. Chúng ta có thể chọn, ví dụ, điện tích tại điểm A (Hình 100). Có những lực nào tác dụng lên điện tích này?
HS A: Lực F1 do điện tích tại điểm B, lực F2 do điện tích tại điểm D và, cuối cùng, lực do điện tích cần tìm nằm tại tâm của hình vuông.
GV: Tôi thấy không ổn chút nào, tại sao em không xét lực tác dụng bởi điện tích đặt tại C?
HS A: Nó đã bị che khuất bởi điện tích tại tâm của hình vuông.
GV: Đây là một cái sai ngớ ngẩn. Hãy nhớ: trong một hệ điện tích, mỗi điện tích chịu lực tác dụng bởi mọi điện tích khác trong hệ, không có ngoại lệ nào hết. Do đó, em sẽ phải cộng thêm lực F3 tác dụng lên điện tích tại A do điện tích tại C gây ra. Sơ đồ lực cuối cùng được thể hiện ở Hình 100.
HS A: Giờ thì mọi thứ đã rõ. Em chọn phương CA và chiếu toàn bộ các lực tác dụng lên điện tích tại A lên phương này. Tổng đại số của tất cả các hình chiếu lực phải bằng không, tức là
GV: Khá chính xác. Sự cân bằng của hệ điện tích này có bền không?
HS B: Không bền. Đây là cân bằng không bền. Chỉ cần một trong các điện tích hơi lệch một chút, toàn bộ các điện tích sẽ bắt đầu chuyển động và hệ sẽ bị phá vỡ.
GV: Em nói đúng. Thật sự khó nghĩ ra một cách sắp xếp cân bằng bền của các điện tích đứng yên.
Bài toán 2. Hai quả lắc hình cầu có cùng khối lượng và bán kính, có điện tích bằng nhau và được treo bên dưới hai sợi dây cùng chiều dài và treo vào cùng một điểm, được nhúng trong một điện môi lỏng có hằng số điện môi Ke và khối lượng riêng r0. Hỏi khối lượng riêng r của chất liệu làm con lắc phải bằng bao nhiêu để cho góc lệch giữa hai sợi dây trong không khí và trong điện môi đó là như nhau?
HS B: Góc lệch giữa hai sợi dây là do lực đẩy Coulomb giữa hai quả lắc. Gọi Fe1 là lực đẩy Coulomb trong không khí và Fe2 là lực đẩy Coulomb trong điện môi.
GV: Hai lực này khác nhau ra sao?
HS B: Vì, theo điều kiện của bài toán, góc lệch giữa hai sợi dây là như nhau trong cả hai trường hợp, nên khoảng cách giữa hai quả lắc cũng là như nhau. Do đó, độ chênh lệch lực Fe1 và Fe2 chỉ là do hằng số điện môi. Như vậy
Fe1 = KeFe2 (160)
Ta hãy xét trường hợp hai quả lắc nằm trong không khí. Từ sự cân bằng của hai quả lắc, ta kết luận rằng tổng vector của các lực Fe1 và trọng lực sẽ hướng theo phương của sợi dây bởi vì nếu không nó không thể trực đối với phản lực của sợi dây (Hình 101a). Ta suy ra
Fe1/P = tan α
trong đó α là góc hợp bởi sợi dây và phương thẳng đứng. Khi hai quả lắc nhúng chìm trong điện môi, lực Fe1 được thay bằng lực Fe2, và trọng lực P được thay bằng hiệu (P – Fb), trong đó Fb là lực nổi. Tuy nhiên, tỉ số của hai lực mới này, giống như phần trước, phải bằng tanα (Hình 101b). Như vậy
GV: Đáp số của em đúng rồi.
Bài toán 3. Hai quả lắc hình cầu cùng khối lượng m tích điện giống hệt nhau được treo dưới hai sợi dây cùng chiều dài l và treo vào cùng một điểm. Tại điểm treo có một quả cầu thứ ba mang cùng điện tích. (Hình 102). Tính điện tích q của mỗi quả lắc và quả cầu nếu góc hợp bởi hai sợi dây khi quả lắc cân bằng là α.
HS B: Ta sẽ xét quả lắc A. Có bốn lực tác dụng lên nó (Hình 102). Vì quả lắc ở trạng thái cân bằng, nên em sẽ phân tích những lực này ra các thành phần hướng theo hai phương…
GV (cắt ngang): Trong trường hợp đã cho, có một cách giải đơn giản hơn. Lực do điện tích tại điểm treo tác dụng không có ảnh hưởng nào đối với vị trí cân bằng của sợi dây: lực Fe2 tác dụng theo phương của sợi dây và bị triệt tiêu ở mọi vị trí bởi phản lực của sợi dây. Do đó, bài toán đã cho có thể được giải như là không có điện nào tại điểm treo của sợi dây. Các thí sinh thường không biết điều này.
HS B: Như vậy ta sẽ bỏ qua lực Fe2. Vì tổng vector của các lực Fe1 và P phải hướng theo phương của sợi dây nên ta có
Fe1 /P = tan (α/2) (162)
GV: Lưu ý rằng kết quả này không phụ thuộc vào chuyện có mặt hay không có mặt của một điện tích tại điểm treo dây.
HS B: Vì
GV: Đáp số của em đúng rồi.
HS A: Khi nào thì sự có mặt của một điện tích tại điểm treo dây là có nghĩa?
GV: Chẳng hạn, khi cần tìm lực căng dây.
Bài tập
50. Các điện tích +q giống hệt nhau nằm tại các đỉnh của một lục giác đều. Phải đặt tại tâm của lục giác đó một điện tích bằng bao nhiêu để toàn bộ hệ điện tích cân bằng?
51. Một quả lắc hình cầu có khối lượng m và điện tích q treo bên dưới một sợi dây chiều dài l quay xung quanh một điện tích cố định giống hệt với điện tích của quả lắc (Hình 103). Góc giữa sợi dây và phương thẳng đứng là α. Tính vận tốc góc của chuyển động đều của quả lắc và lực căng của sợi dây.
52. Một quả lắc hình cầu có khối lượng m và điện tích q có thể quay trong một mặt phẳng thẳng đứng tại đầu của một sợi dây chiều dài l. Tại tâm quay có một quả cầu thứ hai có điện tích cùng dấu và độ lớn với điện tích của quả lắc. Phải truyền cho quả lắc một vận tốc nằm ngang tối thiểu bằng bao nhiêu tại vị trí thấp nhất của nó để cho phép nó quay trọn vòng?
Nếu thấy thích, hãy Đăng kí để nhận bài viết mới qua email
Luật Coulomb: Công Thức, Định Nghĩa, Ứng Dụng Trong Thực Tế
Trong tĩnh điện, một trong những điều cơ bản là định luật Coulomb. Nó được sử dụng trong vật lý để xác định lực tương tác của hai điện tích điểm cố định hoặc khoảng cách giữa chúng. Đây là một quy luật cơ bản của tự nhiên, không phụ thuộc vào bất kỳ luật nào khác. Sau đó, hình dạng của cơ thể thực không ảnh hưởng đến độ lớn của các lực. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mô tả một cách đơn giản luật Coulomb và ứng dụng của nó trong thực tế.
Câu chuyện khám phá
Sh.O. Mặt dây chuyền vào năm 1785 lần đầu tiên đã chứng minh bằng thực nghiệm các tương tác được mô tả bởi luật pháp. Trong các thí nghiệm của mình, ông đã sử dụng thang xoắn đặc biệt. Tuy nhiên, trở lại năm 1773, Cavendish đã chứng minh bằng cách sử dụng ví dụ về tụ điện hình cầu, rằng không có điện trường bên trong quả cầu. Điều này cho thấy rằng lực tĩnh điện thay đổi theo khoảng cách giữa các cơ thể. Nói chính xác hơn, khoảng cách bình phương. Sau đó, nghiên cứu của ông đã không được công bố. Trong lịch sử, phát hiện này được đặt theo tên của Coulomb và đại lượng mà điện tích được đo có tên tương tự.
Từ ngữ
Định nghĩa của luật Coulomb nêu rõ:Trong chân không Tương tác F của hai vật tích điện tỷ lệ thuận với sản phẩm của các mô-đun của chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
Nghe có vẻ ngắn, nhưng nó có thể không rõ ràng với mọi người. Nói một cách đơn giản:Các vật thể có điện tích càng lớn và chúng càng gần nhau thì sức mạnh càng lớn.
Và ngược lại:Nếu bạn tăng khoảng cách giữa các điện tích – lực sẽ trở nên ít hơn.
Công thức của quy tắc Coulomb trông như thế này:
Chỉ định của các chữ cái: q là độ lớn của điện tích, r là khoảng cách giữa chúng, k là hệ số, phụ thuộc vào hệ thống đơn vị được chọn.
Độ lớn của điện tích q có thể dương hoặc có điều kiện âm. Sự phân chia này rất tùy tiện. Khi cơ thể chạm vào, nó có thể được truyền từ người này sang người khác. Theo sau đó, cùng một cơ thể có thể có điện tích và cường độ khác nhau. Một điện tích điểm là một điện tích hoặc vật thể có kích thước nhỏ hơn nhiều so với khoảng cách tương tác có thể.
Cần lưu ý rằng phương tiện đặt các điện tích ảnh hưởng đến tương tác F. Vì nó gần như bằng nhau trong không khí và trong chân không, việc phát hiện ra Coulomb chỉ áp dụng cho các phương tiện này, đây là một trong những điều kiện để áp dụng loại công thức này. Như đã đề cập, trong hệ thống SI, đơn vị điện tích là Coulomb, viết tắt Cl. Nó đặc trưng cho lượng điện trên mỗi đơn vị thời gian. Nó có nguồn gốc từ các đơn vị SI cơ bản.
1 C = 1 A * 1 giây
Điều đáng chú ý là kích thước của 1 C là quá mức. Do thực tế là các chất mang đẩy nhau, rất khó để giữ chúng trong một cơ thể nhỏ, mặc dù dòng điện trong 1A là nhỏ, nếu nó chảy trong dây dẫn. Ví dụ, một dòng điện 0,5 A chạy trong cùng một bóng đèn sợi đốt 100 W và hơn 10 A chảy trong một lò sưởi điện. Một lực như vậy (1 C) xấp xỉ bằng khối lượng 1 tấn tác dụng lên cơ thể từ phía bên trái cầu.
Bạn có thể nhận thấy rằng công thức này thực tế giống như trong tương tác hấp dẫn, chỉ khi khối lượng xuất hiện trong cơ học Newton, sau đó tích điện trong tĩnh điện.
Công thức Coulomb cho môi trường điện môi
Hệ số có tính đến các giá trị của hệ SI được xác định bằng N2* m2/ Cl2. Nó tương đương với:
Trong nhiều sách giáo khoa, hệ số này có thể được tìm thấy dưới dạng một phân số:
Đây0= 8,85 * 10-12 Kl2 / N * m2 – đây là hằng số điện. Đối với điện môi, E là hằng số điện môi của môi trường, khi đó định luật Coulomb có thể được sử dụng để tính toán lực tương tác của điện tích đối với chân không và môi trường.
Với ảnh hưởng của điện môi, nó có dạng:
Từ đây, chúng ta thấy rằng sự ra đời của một chất điện môi giữa các cơ thể làm giảm lực F.
Lực lượng được chỉ đạo như thế nào
Các điện tích tương tác với nhau tùy thuộc vào cực tính của chúng – các điện tích giống nhau đẩy nhau và thu hút ngược lại (ngược lại).
Nhân tiện, đây là sự khác biệt chính từ quy luật tương tác hấp dẫn tương tự, nơi các cơ thể luôn bị thu hút. Các lực được định hướng dọc theo đường được vẽ giữa chúng, được gọi là vectơ bán kính. Trong vật lý, ký hiệu là r12 và như một vectơ bán kính từ điện tích thứ nhất đến điện tích thứ hai và ngược lại. Các lực được hướng từ tâm điện tích sang điện tích trái dấu dọc theo đường thẳng này, nếu các điện tích trái dấu và ngược chiều, nếu chúng có cùng tên (hai dương hoặc hai âm). Ở dạng vector:
Lực tác dụng lên điện tích thứ nhất từ phía thứ hai được ký hiệu là F12. Sau đó, ở dạng vector Coulomb, luật như sau:
Để xác định lực tác dụng lên điện tích thứ hai, ký hiệu F21 và R21.
Nếu cơ thể có hình dạng phức tạp và nó đủ lớn để ở một khoảng cách nhất định, nó không thể được coi là điểm, thì nó được chia thành các phần nhỏ và mỗi phần được coi là một điện tích điểm. Sau khi thêm hình học của tất cả các vectơ kết quả, lực kết quả thu được. Các nguyên tử và phân tử tương tác với nhau theo cùng một định luật.
Ứng dụng thực tế
Công việc của Coulomb rất quan trọng trong ngành tĩnh điện, trong thực tế, nó được sử dụng trong một số phát minh và thiết bị. Một ví dụ nổi bật là cột thu lôi. Với sự giúp đỡ của nó, các tòa nhà và lắp đặt điện được bảo vệ khỏi giông bão, do đó ngăn ngừa hỏa hoạn và thiết bị hỏng hóc. Khi trời mưa với giông bão trên trái đất, một điện tích cảm ứng có cường độ lớn xuất hiện, chúng bị thu hút về phía của đám mây. Nó chỉ ra rằng một điện trường lớn xuất hiện trên bề mặt trái đất. Gần đầu của cột thu lôi, nó có giá trị lớn, do đó, một luồng phóng xạ được đốt cháy từ đầu (từ mặt đất, qua cột thu lôi đến đám mây). Điện tích từ trái đất bị hút vào điện tích trái dấu của đám mây, theo định luật Coulomb. Không khí bị ion hóa, và điện trường giảm xuống gần cuối cột thu lôi. Do đó, các khoản phí không tích lũy trên tòa nhà, trong trường hợp đó xác suất xảy ra sét đánh là nhỏ. Nếu một cú đánh vào tòa nhà xảy ra, thì thông qua việc chống sét, tất cả năng lượng sẽ rơi xuống đất.
Trong nghiên cứu khoa học nghiêm túc, công trình vĩ đại nhất của thế kỷ 21 được sử dụng – máy gia tốc hạt. Trong đó, một điện trường làm công việc tăng năng lượng hạt. Xem xét các quá trình này từ quan điểm về tác động đối với một khoản phí điểm bởi một nhóm các khoản phí, sau đó tất cả các mối quan hệ của pháp luật hóa ra là hợp lệ.
Cuối cùng, chúng tôi khuyên bạn nên xem video cung cấp giải thích chi tiết về Luật Coulomb:
Áp Dụng Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng
Nội dung của định luật bảo toàn khối lượng
Tổng khối lượng của các chất tham gia bằng tổng khối lượng của sản phẩm tạo thành
Ví dụ:
Xét phản ứng : A + B→ C + D
Ta có: mA + mB → mC + mD
Hệ quả 1 : Gọi mt là tổng khối lượng các chất trước phản ứng, ms là tổng khối lượng các chất sau phản ứng. Dù cho phản ứng xảy ra vừa đủ hay có chất hay có chất dư, hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100% thì mt = ms
Hệ quả 2 : Khi cation kết hợp với anion để tạp thành các hợp chất (như oxit, hidroxit, muối) thì ta luôn có :
Khối lượng hợp chất = khối lượng cation + khối lượng anion
Hệ quả 3 : Khi cation thay đổi anion tạo ra hợp chất mới, sự chênh lệch khối lượng giữa hai hợp chất bằng sự chênh lệch về khối lượng giữa các cation
Hệ quả 4 : Tổng khối lượng của một nguyên tố trước phản ứng bằng tổng khối lượng của nguyên tố sau phản ứng
Hệ quả 5 : Trong phản ứng khử oxit kim loại bằng CO, H2, Al.
+ Chất khử lấy oxi của oxit tạo ra CO2, H2O, Al2O3. Tạ số mol CO, H2, Al tham gia phản ứng hoặc số mol CO2, H2O, Al2O3 tạo ra, ta tính được lượng oxi trong oxit (hay hỗn hợp oxit) và suy ra lượng kim loại (hay hỗn hợp kim loại)
+ Khi khử oxit kim loại, CO hoặc H2 lấy oxi ra khỏi oxit. Khi đó ta có :
nO(trong oxit) = nCO = nCO2 = nH2O
Ví dụ
Hoà tan hoàn toàn 25,12 gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Al, Fe trong dung dịch HCl dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc) và m (gam) muối. Tính m?
Bài giải:
Nếu giải theo cách thông thường ta phải viết 3 phương trình phản ứng, gọi 3 ẩn là số mol của mỗi kim loại. Tuy nhiên đề bài chỉ cho 2 dữ kiện là khối lượng của hỗn hợp và thể tích khí H2 sinh ra. Mặt khác đề bài yêu cầu tính tổng số gam muối thu được chứ không phải khối lượng của mỗi muối MgCl2, AlCl3, FeCl2 riêng biệt.
Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng
nH2 = =0,6 (mol) → nHCl = 2nH2 =2*0,6=1,2 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mKl + maxit = mmuối + mH2
→ mmuối = mKl + maxit – mH2 =25,12 +1,2*36,5 – 0,6*2 = 67,72 gam
II. Bài tập vận dụng:
Câu 1:
Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. m có giá trị là
2,66 gam B. 22,6 gam
C.26,6 gam D. 6,26 gam
Đáp án C
Câu 2:
Hoà tan hoàn toàn 10,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng dung dịch HCl dư thu được 7,84 lít khí A (đktc) và 1,54 gam chất rắn B và dung dịch C. Cô cạn dung dịch C thu được m gam muối. m có giá trị là
A.33.45 gam B. 33,25 gam
C. 32,99 gam D. 35,58 gam
Đáp án A
Câu 3: Trộn 5,4 gam Al với 6,0 gam Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng ta thu được m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là
A.2,24 gam B. 9,40 gam
C. 10,20 gam D. 11,40 gam
Đáp án C
Câu 4:
Thổi một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, FeO, Al2O3 nung nóng thu được 2,5 gam chất rắn. Toàn bộ khí thoát ra sục vào nước vôi trong dư thấy có 15 gam kết tủa trắng. Khối lượng của hỗn hợp oxit kim loại ban đầu là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A.7,4 gam B. 4,9 gam
C.9,8 gm D. 23 gam
Đáp án B
Câu 5: Chia 1,24 gam hỗn hợp hai kim loại có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau:
– Phần 1: bị oxi hoá hoàn toàn thu được 0,78 gam hỗn hợp oxit.
– Phần 2: tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan.
Giá trị của V là
A.2,24 lít B. 0,112 lít
C.0,56 lít D.0,224 lít
2. Giá trị của m là
A.1,58 gam B. 15,8 gam
C.2,54 gam D. 25,4 gam
1. Đáp án D
2. Đáp án A
Câu 6:
Khử hoàn toàn 32 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng khí H2 dư thu được 9 gam H2O. Khối lượng kim loại thu được là
A.12 gam B.16 gam
C. 24 gam D. 26 gam
Đáp án C
Câu 7:
Cho từ từ một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp Fe và các oxit của Fe đun nóng thu được 64 gam Fe. Dẫn khí thu được sau phản ứng qua nước vôi trong có dư tạo 40 gam kết tủa . M có giá trị là
A.70,4 gam B.60,4 gam
C. 68,2 gam D. 70,2 gam Đáp án A
Câu 8:
Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng hỗn hợp Fe3O4 và CuO đun nóng đến phản ứng
hoàn toàn, thu được 2,32g hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra cho đi vào bình đựng dung dịch
Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 5 gam kết tủa. Khối lượng hỗn hợp 2 oxit kim loại ban đầu là
A. 3,12 gam B.3,92 gam C.3,22 gam D. 4,2 gam
Đáp án A
Câu 9:
Cho 15 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư thu
được 8,96 lít H2 ( đktc). Tính khối lượng muối thu được
A. 40,4 gam B. 60,3 gam C. 54,4 gam D. 43,4 gam
Đáp án D
Câu 10:
Trộn 2,7 gam Al với 15 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và FeO rồi nung nóng một thời gian
để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng ta thu được m gam hỗn hợp chất rắn.
Giá trị của m là
A. 17,7 gam B. 10 gam C. 16,7 gam D. 18,7 gam
Đáp án A
Câu 11:
Nung 13,4 gam muối cacbonat của hai kim loại kiềm thổ sau phản ứng thu đươc 6,8 gam
chất rắn và khí A. Hấp thu hoàn toàn khí A trên vào Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa.
Giá trị của m là
A. 20 gam B. 15 gam C. 18 gam D. 17 gam
Đáp án B
Share this:
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…
Khái Niệm Áp Dụng Pháp Luật? Các Trường Hợp Áp Dụng Pháp Luật?
*Định nghĩa áp dụng pháp luật:
Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những qui định pháp luật hoặc chính hành vi của mình căn cứ vào những qui định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hay chấm dứt một quan hệ pháp luật.
*Đặc điểm áp dụng pháp luật:
+ Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt đối với một chủ thể và trong một quan hệ nhất định.
+ Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính quyền lực nhà nước. Mỗi một cơ quan, loại cơ quan, mỗi cán bộ chỉ được áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định mà nhà nước đã qui định.
VD: Cảnh sát giao thông được xử phạt vi phạm hành chính nhưng chỉ trong giao thông.
+ Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo của người áp dụng pháp luật.
+ Áp dụng pháp luật là hoạt động tuân theo trình tự thủ tục chặt chẽ mà trình tự thủ tục này đã được pháp luật qui định.
*Các trường hợp áp dụng pháp luật:
+ Khi có vi phạm pháp luật xảy ra.
cảnh sát giao thông áp dụng pháp luật để xử phạt.VD: 1 người vượt đèn đỏ
+Khi có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý mà các chủ thể không tự giải quyết được.
VD: 2 công ty ký hợp đồng, có xảy ra tranh chấp không tự giải quyết được. Khi đó nhà nước căn cứ vào qui định pháp luật để đứng ra giải quyết.
+Khi các qui định của pháp luật không thể mặc nhiên được thực hiện bởi các chủ thể khác nếu không có sự can thiệp mang tính tổ chức của nhà nước.
VD: 1 công dân với những điều kiện nhất định thỉ theo qui định của pháp luật có thể thành lập công ty tư nhân, nhưng nhất thiết phải có quyết định cho phép mở công ty của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Trong trường hợp nhà nước thấy cần thiết phải tham gia vào một số quan hệ pháp luật cụ thể với mục đích kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo tính đúng đắn của hành vi các chủ thể hay xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một sự kiện.
VD: xác nhận di chúc, đăng ký kết hôn…
Bạn đang xem bài viết Áp Dụng Định Luật Coulomb trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!