Xem Nhiều 5/2023 #️ Bài Dự Thi “Dạy Học Theo Chủ Đề Tích Hợp”: Định Lí Py – Ta – Go # Top 14 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 5/2023 # Bài Dự Thi “Dạy Học Theo Chủ Đề Tích Hợp”: Định Lí Py – Ta – Go # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Dự Thi “Dạy Học Theo Chủ Đề Tích Hợp”: Định Lí Py – Ta – Go mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

BÀI DỰ THI “ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP” Tên hồ sơ. Tích hợp kiến thức liên môn để tìm hiểu biển đảo quê hương thông qua dạy học tiết luyện tập bài định lí Py – ta – go ở chương trình hình học 7 Mục tiêu dạy học a, Kiến thức. * Môn hình học 7: - Nắm được định lý py – ta – go và định lý py – ta – go đảo để giải quyết những bài toán đơn giản . Phân biệt được khi nào dùng định lý py – ta – go , khi nào dùng py – ta – go đảo ? * Môn địa lý - Học sinh biết được nước ta có nhiều quần đảo với các nguồn tài nguyên thủy hải sản rất là phong phú , các quần đảo có vị trị chiến lược đặc biệt quan trọng đối với giao thương hàng hải quốc tế * Môn lịch sử : Học sinh biết được các quần đảo này từ xa xưa đã có những chứng tích là của Việt Nam, những tài liệu trong nước cũng như nước ngoài chứng thực là chủ quyền của Việt Nam * Môn giáo dục công dân : - Giáo dục cho các em lòng yêu nước, yêu quê hương biển đảo . - Ý thức được việc giữ gìn tài nguyên, lãnh thổ của quốc gia . b, Kĩ năng. - Kỹ năng tính toán chính xác, vận dụng định lí Py – ta – go , định lí Py – ta – go đảo 1 cách thành thạo để tính độ dài cạnh tam giác vuông hay kiểm tra 1 tam giác là tam giác vuông . -Vận dụng những kiến thức của môn học khác và kiến thức trong xã hội để có được kiến thức mới. - Kỹ năng thu thập thông tin qua sách,báo, tivi, đài truyền thông, internet. - Kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin c, Thái độ : - Lên án , phê phán , đấu tranh , ngăn chặn các biểu hiện hành vi tranh giành, xâm chiếm lãnh thổ, làm ảnh hưởng tới hoạt động đánh bặt của người dân Việt Nam . - Hs tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên . Đối tượng dạy học của bài học Lớp 7A, 7B, 7C của trường THCS Nguyễn Trãi gồm 106 học sinh, có 57 học sinh nữ và 49 học sinh nam. Ý nghĩa của bài học : - Biết dùng định lí Py – ta – go để tính toán và Py – ta – go đảo để kiểm tra 1 tam giác có phải là tam vuông hay không ? - Biết vận dụng định lí để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc hằng ngày như tính chiều cao của bức tường, kiểm tra xem dựng tủ có bị vướn vào trần nhà hay không ? .... Thiết bị dạy học, học liệu. - Sử dụng máy chiếu, màn chiếu, loa kết nối máy tính - Học liệu: SGK môn học: toán ; tài liệu , tranh ảnh về biển đảo quê hương Hoạt động dạy và học. Tiết 41 : LUYỆN TẬP 1 ( ĐỊNH LÍ PY – TA – GO ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Nắm được định lí py – ta – go và định lý py – ta – go đảo để giải quyết những bài toán đơn giản - Hiểu được khi nào thì dùng định lí py – ta – go , khi nào dùng định lí py – ta – go đảo . - Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản . 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát hình, kĩ năng trình bày 1 bài toán logic 3. Thái độ: Có thái độ tích cực khi giải quyết những bài toán 4. Tích hợp giáo dục tìm hiểu biển đảo quê hương: - Biết được các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam - Biết được vị trị địa lý của các quần đảo và nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, đa dạng và quý hiếm của các quần đảo này - Giáo dục các em nhỏ về tình yêu quê hương, đất nước, ra sức học tập để góp phần dựng xây, bảo vệ chủ quyền của đất nước . II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN: - Kĩ năng quan sát hình sát hình vẽ - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ lớp. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: Dạy học nhóm IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Máy chiếu, đồ dụng dạy học môn toán, tranh, ảnh về biển đảo - Phiếu học tập + bảng phụ . V. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: * Ổn định lớp : 1. Kiểm tra bài cũ : - Phát biểu định lí py – ta – go và định lí py – ta – go đảo ? - Điền vào chỗ trống ( .... ) để được khẳng định đúng : a/ Nếu có thì ........... b/ Nếu có AC2 = BC2 + AB2 thì là .................. 2. Bài mới : * Hoạt Động1: Luyện tập Mục tiêu : Biết dùng định lí Py – ta – go và Py – ta – go đảo vào những bài toán thích hợp Hoạt động của GV * bài toán 1: bài 55 sgk / 131 Hoạt động theo nhóm , chuẩn bị bảng con đưa lời giải tóm tắt dán lên bảng, chia lớp thành 4 nhóm , thời gian là 5’ . Nhóm nào tính đúng sẽ được ghi 1 điểm - Yêu cầu học sinh đọc nội dung và quan sát hình vẽ trên máy chiếu - sau 5’ gv cho đáp số : Chiều cao của bức tường là xấp xỉ 3,9 m Đội nào trình bày đúng và kết quả chính xác thì được 1đ, chỉ có kết quả được 0,5 đ . * bài toán 2 : bài 56 sgk / 131 Hỏi cả lớp dùng định lí gì để kiểm tra tam giác vuông ? - Mời 1 hs lên bảng thực hiện , cả lớp bắt đầu kiểm tra Sau 5’ yêu cầu 1 số bạn cho kết quả Giáo viên chốt lại đáp số . Sau đó gv nêu phần chú ý ! ? vậy khi nào các em dùng định lí py – ta – go , khi nào dùng py – ta – go đảo ? Gv cho điểm cá nhân Hoạt động của HS- Nội dung - Đọc nội dung và quan sát hình vẽ - Bắt đầu hoạt động nhóm - Dùng định lí py – ta – go đảo . - 1 hs lên bảng trình bày câu a - Phát biểu tại chỗ câu b và câu c - 1 số hs đứng dạy phát biểu * Hoạt Động 2: Giải các câu hỏi để tìm ra bức tranh bị che khuất Mục tiêu : Vận dụng 1 cách linh hoạt hai định lí thuận và đảo để giải toán . Và qua đó cho học sinh thấy được những ứng dụng thực tiễn của định lí Py – ta – go . Giới thiệu quê hương biển đảo thông qua bức tranh đã được lật mở Hoạt động của GV Hoạt động của HS- Nội dung - Có 4 nhóm,. Thời gian cho mỗi câu hỏi là 5’ Câu hỏi 1 : (tam giác vuông 1) - Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 12 cm , AC = 5 cm . Tính độ dài BC . (Nhóm nào đúng và nhanh nhất sẽ cộng 3 điểm, đúng và nhanh thứ 2 sẽ cộng 2 điểm, đúng và nhanh thứ 3 sẽ được cộng 1 điểm, đúng và nhanh thứ 4 sẽ được cộng 0,5 điểm ) 1 phần bức tranh sẽ được lật mở . Câu hỏi 2 : ( tam giác vuông 2 ) Khẳng định sau đây đúng hay sai : Tam giác có độ dài 3 cạnh 4cm, 5cm, 6cm là tam giác vuông ? A.Đúng B. Sai Yêu cầu học sinh trình bày lời giải của câu này. Có thể trả lời miệng Tương tự gv lật mở tam giác vuông thứ 2 Câu hỏi 3 (tam giác vuông 3) Độ dài x (cm ) ở hình bên là : A. 4cm B. 6 cm C. 7 cm D. 5 cm Nếu chọn được đáp án đúng thì sẽ trả về màn hình bức tranh, tiếp tục 1 phần bức tranh nữa sẽ được hiện ra Câu hỏi 4 : bài 58 sgk/ 132 ( tam giác vuông 4 ) Đố : Trong lúc anh Nam dựng tủ thẳng đứng, tủ có bị vướng vào trần nhà không ? cho học sinh 1 khoảng thời gian suy nghĩ. Sau đó mời 1 vài học sinh nêu ý tưởng - Để tính được AC ta phải làm sao ? Sử dụng định lí gì ? - Sau khi trả lời xong câu hỏi 4 các thao tác như câu trên, để lật mở mảnh ghép cuối cùng . Sẽ hiện ra bức tranh . Gv hỏi : Cho biết một trong những quần đảo lớn thuộc 1 thành phố của Việt Nam , đó là quần đảo nào ? GV nhấp nút hình bầu dục trên màn hình . Sau đó : - Gv giới thiệu về vị trí địa lí của quần đảo Hoàng Sa, cũng như lịch sử chủ quyền của Việt Nam , thông qua tài liệu được đính kèm ở bên dưới giáo án này . Qua đó giáo dục tư tưởng yêu quê hương biển đảo cho các em ! - Sau đó giáo viên giới thiệu về tam giác Ai Cập, có thể em chưa biết và cuối cùng là tiểu sử của nhà toán học Py – ta – go Học sinh quan sát, chuẩn bị bảng con và các dụng cụ để hoạt động nhóm, tích điểm theo nhóm để được những phần quà nhỏ vào cuối giờ học. Câu hỏi 1 : BC2 = 122 + 52 = 169 Suy ra BC = cm Câu hỏi 2 : B. Sai . Nhóm nào trả lời nhanh nhất và đúng sẽ ghi 1 điểm. Nếu nhóm nào trả lời sai thì sẽ thay bằng nhóm khác Câu hỏi 3 : D. 5cm Hình thức hoạt động nhóm tương tự như ở câu hỏi 2 Câu hỏi 4 : 1 vài học sinh nêu ý tưởng... Có thể là chưa chính xác . Nếu cần thì gv gợi ý kẻ thêm đường AC và tính AC . - Ở câu này chỉ lấy 1 nhóm nhanh nhất cộng 3 điểm - Đáp án : AC xấp xỉ 20, 4 dm .Vậy anh Nam dựng tủ sẽ không bị vướng vào trần nhà . - 1 vài hs đứng dậy phát biểu - học sinh chú ý lắng nghe . * Hoạt Động 3 : Kiểm tra 5’ Phiếu học tập Nội dung Bài làm Câu 1 : Cho mảnh vườn hình chữ nhật , với độ dài các cạnh như trên hình vẽ . Tính độ dài đường chéo của mảnh vườn ? Câu 2 : Tam giác ABC có độ dài 3 cạnh AB = 8cm, AC = 17cm, BC = 15 cm có là tam giác vuông không ? Vì sao ? 3. Dặn dò : - học thuộc lòng 2 định lí thuận và đảo - Xem lại các bài tập đã giải - Làm các bài tập 59, 60 sgk / 133 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập : - Cho học sinh làm bài kiểm tra 5’, để đánh giá kết quả học tập của học sinh - Gv phát phiếu học tập cho cả lớp 8. Các sản phẩm của học sinh : - Qua 3 lớp giảng dạy, khảo sát trong 106 em học sinh, tôi nhận thấy đa số học sinh đã biết giải 2 bài tập này . Kết quả đạt được như sau : Giỏi : 30% ; Khá : 60% ; Trung bình : 10% - Biết phân biệt được khi nào dùng py – ta – go, khi nào dùng py – ta – go đảo ? - Hiểu thêm về các quần đảo của Việt Nam, nêu cao được tinh thần yêu quê hương đất nước, ra sức học tập thật tốt để thể hiện lòng yêu nước . - Từ kết quả học tập của học sinh tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn vào 1 môn học là 1 việc làm bổ ích, nó không những giúp cho học sinh có được nhiều kiến thức qua 1 bài học , mà còn giúp giáo viên tìm hiểu những kiến thức môn học khác để vận dụng 1 cách linh hoạt vào bài giảng của mình, giúp cho bài giảng sinh động hơn. *Bài thuyết trình về Hoàng Sa - Quần đảo Hoàng Sa là một trong hai quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời . Trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa còn có tên là “ bãi cát vàng” . Quần đảo Hoàng Sa gồm 37 đảo , bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng . Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000 km2 . - Tổng diện tích phần nổi của quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 km2 , đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm với diện tích khoảng 1,5 km2 . - Quần đảo này có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, sự thay đổi thời tiết rất nhỏ, rất thuận lợi cho việc đi biển . Trên một số đảo có nguồn nước ngọt, cây cối um tùm, vô số các loài chim và đặc biệt là san hô, hải sâm, baba , rùa sinh sống . - Vùng biển này có tiềm năng lớn về khoáng sản và nguồn hải sản thuận lợi phát triển kinh tế , quan trọng hơn đây là vị trí chiến lược quan trọng trong giao thương quốc tế. - Đã có những bằng chứng , các bia đá thời Pháp thuộc, thời vua nhà Nguyễn để chứng thực Hoàng Sa là chủ quyền của Việt Nam . Cách đây hơn 1 năm ( vào ngày 1/5/2014 ), chắc các em cũng nghe nói trên báo đài cũng như các phương tiện khác về vụ Trung Quốc hạ trái phép dàn khoan Hải Dương 981 lên biển đông thuộc lãnh thổ của Việt Nam . Đó là 1 hành động sai trái, vi phạm chủ quyền biển đảo, Trung quốc đã thể hiện 1 thái độ hung hãn, tàu của Trung Quốc đã phun vòi rồng vào tàu của Việt Nam, cũng như là đã tấn công các ngư dân của Việt Nam . Hành động đó là không thể chấp nhận được . Vì thế các em phải ra sức học tập, đó cũng là góp 1 phần nhỏ sức mình thể hiện lòng yêu nước, yêu quê hương biển đảo , cũng như nêu cao tinh thần bảo vệ và giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ .Để tìm hiểu về quần đảo Hoàng Sa các em học sinh có thể vào địa chỉ trang web sau : QUÝ THẦY CÔ THAM KHẢO RỒI CHO Ý KIẾN NHÉ ĐỊA CHỈ MAIL : duylinh.nt79@gmail.com

Tích Hợp Và Dạy Học Tích Hợp

1.1.  Khái niệm

Tích hợp

Tích hợp (tiếng Anh: Integration) có nguồn gốc từ tiếng Latinh, với nghĩa xác lập lại cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ.

Integration (n)/ integrate (v) trong tiếng Anh có nghĩa là hợp lại thành một hệ thống thống nhất, sự bổ sung thành thể thống nhất, sự hợp nhất, sự hòa hợp với môi trường, (tiếng Anh – Mỹ còn có nghĩa sự hòa hợp chủng tộc, sự mở rộng cho mọi chủng tộc).

Trong tiếng Việt, tích hợp được ghép từ hai từ tích và hợp. Tích: (danh từ) là kết quả của phép nhân; (động từ): dồn góp từng ít cho thành số lượng đáng kể (Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học; tr 981) Hợp:(danh từ): tập hợp mọi phần tử của các tập hợp khác; (động từ): gộp chung; (tính từ): không mâu thuẫn, đúng với đòi hỏi. Tích hợp: lắp ráp, kết nối các thành phần của một hệ thống theo quan điểm tạo nên một hệ thống toàn bộ.

Như vậy, tích hợp có thể hiểu là sự kết hợp, sự hợp nhất, sự hòa nhập các bộ phận, các phần tử khác nhau thành một thể thống nhất.

Dạy học Tích hợp

Trong giáo dục, khái niệm Tích hợp xuất hiện từ thời kỳ Khai sáng (thế kỷ  XVIII) dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ môn học thành “môn học” mới, như Vật lý, Hóa học, Sinh học được tích hợp thành Khoa học tự nhiên; Lịch sử, Địa lý, Xã hội học, Kinh tế học thành môn Nghiên cứu xã hội.

Tích hợp cũng có thể hiểu là sự lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường… vào nội dung các môn học: Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân…xây dựng trong các môn học truyền thống.

—Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng,…thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng; phát triển được các năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề.

Các mức độ tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông

Nhiều nhà chuyên môn đã phân chia các mức độ tích hợp:

+ 4 cấp độ (Xavier Roegies)

tích hợp trong nội bộ môn học

tích hợp đa môn

tích hợp liên môn

tích hợp xuyên môn

+ 5 cấp bậc: (Susan M Drake, 2007, Creating Standards – Based Integated Curriculum):

tích hợp trong nội bộ môn học

tích hợp lồng ghép

tích hợp đa môn

tích hợp liên môn

tích hợp xuyên môn

      

1.2.1.Truyền thống (traditional)

Từng môn học được giảng dạy, xem xét riêng rẽ, biệt lập, không có bất kỳ sự liên hệ kết nối nào như chụp ảnh cận cảnh từng đoạn – một hướng, một cách nhìn, sự tập trung hạn hẹp vào một môn riêng rẽ. VD: GV áp dụng quan điểm này trong dạy học từng môn riêng biệt, các vấn đề được giải quyết trên cơ sở kiến thức, kĩ năng của chính lĩnh vực bộ môn đó.

1.2.2. Kết hợp/ lồng ghép ( fusion)

1.2.3. Tích hợp trong một môn học (nội môn)

1.2.5. Tích hợp liên môn (interdisciplinary)

1.2.6. Tích hợp xuyên môn (transdisciplinary)

Cách tiếp cận những vấn đề từ cuộc sống thực và có ý nghĩa đối với HS mà không xuất phát từ các khoa học tương ứng với môn học, từ đó xây dựng nên các môn học mới khác với môn học truyền thống. Cac tiếp cận này bắt đầu từ ngữ cảnh cuộc sống thực (real – life context). Điều quan tâm nhất ở đây chính là sự phù hợp đối với HS.

Điểm khác tích hợp liên môn ở chỗ: nó xuất phát từ ngữ cảnh cuộc sống thực và sở thích của HS.

VD: Xuất phát từ bối cảnh “Ô nhiễm môi trường và cần làm trong sạch môi trường thành phố”, nhà trường đưa ra một chương trình tích hợp phong phú, HS lựa chọn các vấn đề về môi trường và tiến hành thu thập thông tin, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp làm trong sạch môi trường.

Tóm lại, dạy học tích hợp tuy còn là khái niệm mới, song trong thực tế, việc dạy học tích hợp đã xuất hiện đây đó, dù chưa được hệ thống và toàn diện. Tùy theo nhu cầu thực tế, và mục tiêu của chương trình giáo dục mà mức độ tích hợp được vận dụng linh hoạt.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Phương Pháp Dạy Học Theo Dự Án

Bài học thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, có thể lôi cuốn được mọi đối tượng học sinh không phụ thuộc vào cách học của các em. Thông thường học sinh sẽ được làm việc với các chuyên gia và những thành viên trong cộng đồng để giải quyết vấn đề, hiểu sâu nội dung hơn. Các phương tiện kỹ thuật cũng được sử dụng để hỗ trợ việc học. Trong quá trình thực hiện dự án có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp học sinh tạo ra những sản phẩm có chất lượng.

Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó HS dưới sự điều khiển và giúp đỡ của GV tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được.

a) Phân loại theo quĩ thời gian thực hiện dự án:

Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2 đến 6 giờ.

Dự án trung bình: thực hiện trong một số ngày (còn gọi là ngày dự án) nhưng giới hạn trong một tuần hoặc 40 giờ học.

Dự án lớn: được thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần, có thể kéo dài trong nhiều tuần.

b) Phân loại theo nhiệm vụ:

Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng.

Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình.

Dự án kiến tạo: tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện các hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác.

c) Phân loại theo mức độ phức hợp của nội dung học tập:

Dự án mang tính thực hành: là dự án có trong tâm là việc thực hiện một nhiệm vụ thực hành mang tính phức hợp trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng cơ bản đã học nhằm tạo ra một sản phẩm vật chất

Dự án mang tính tích hợp: là dự án mang nội dung tích hợp nhiều nội dung hoạt động như tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu lí thuyết, giải quyết vấn đề, thực hiện các hoạt động thực hành, thực tiễn

Ngoài các cách phân loại trên, còn có thể phân loại theo chuyên môn (dự án môn học, dự án liên môn, dự án ngoài môn học); theo sự tham gia của người học (dự án cá nhân, dự án nhóm, dự án lớp…).

Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.

Mang tính phức hợp, liên môn: nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn đề mang tính phức hợp.

Định hướng hành động: trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học.

Tính tự lực của người học: trong dạy học theo dự án, người học cần tham gia tích cực, tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của học sin và mức độ khó khăn của nhiệm vụ.

Cộng tác làm việc: các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học theo dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng công tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội.

Định hướng sản phẩm: trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.

Các dự án học tập cần góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội; có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành.

Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của HS.

HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân.

Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.

Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm.

Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết; sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.

Dạy học dự án rất thích hợp để tổ chức dạy học các ứng dụng kĩ thuật của vật lí hay vận dụng các kiến thức vật lí để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Dạy học dự án không phù hợp với các bài học đòi hỏi sự trình bày chính xác, chặt chẽ và hệ thống (đại lượng vật lí, định luật, thuyết vật lí).

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Chuẩn bị

Xây dựng ý tưởng,

Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập

2. Thực hiện dự án

Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm thực hiện dự án theo đúng kế hoạch.

Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được.

Xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo.

Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần.

Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho GV và các nhóm khác.

3. Kết thúc dự án

Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo dự án.

Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm.

Thiet-ke-du-an-hieu-qua-Intel.docx

Vat-ly-THPT-Tap-huan-Day-hoc-kiem-tra-theo-dinh-huong-phat-trien-nang-luc-hoc-sinh-2014.doc

Cac-phuong-phap-day-hoc-tich-cuc.doc

Md18-Phuong-phap-day-hoc-tich-cuc.pdf

Tổng Hợp Collocations Theo Chủ Đề

Collocations quan trọng thế nào?

Collocations là cách sử dụng, kết hợp từ ngữ theo cách nói của người bản ngữ. Sử dụng đúng các collocations sẽ thể hiện vốn từ vựng, sự hiểu biết và khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo của bạn.

15 collocations hữu ích giúp bạn ăn điểm IELTS

COLLOCATION CHỦ ĐỀ KINH TẾ

COLLOCATION CHỦ ĐỀ CÔNGNGHỆ

COLLOCATION CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH

COLLOCATION CHỦ ĐỀ VĂN HÓA

COLLOCATIONCHỦ ĐỀ GIÁO DỤC

COLLOCATIONCHỦ ĐỀ QUẢNG CÁO

COLLOCATION CHỦ ĐỀ DU LỊCH, MẠOHIỂM

COLLOCATION CHỦ ĐỀ GIAO THÔNG

Heavy traffic: Giao thông đông đúc, nhiều xe cộ

Dense traffic: Giao thông đông đến mức xe nọ sát xe kia, xe cộ dày đặc

Lengthy delay:Bị trì hoãn, mất nhiều thời gian

Todiedown:Dầndầntrởnênbớttắcnghẽn

to be stuck in traffic: Bị tắc đường

To tail back (traffic): Tạo thành một hàng dài (khi tắc đường)

To build up: Dần dần tăng lên

To case off: To die down

Tobeseverelydisrupted:Khônghoạtđộngtrơntrunhưbìnhthường,bịtêliệt

To be diverted: Bắt buộc phải đi đường khác

Anautomaticcar:Một cái xe số tự động (không phải lên số, chỉ có chế độ lái tiến lùi)

A manual car: Xe số sàn (phải lên số, có cần gạt số)

A valid driving licence: Bằng lái xe có hiệu lực

Rush hour: giờ cao điểm

Driving age: độ tuổi lái xe

Motorway intersections: ngã tư trên xa lộ

Dual carriageway: xa lộ hai chiều

COLLOCATION CHỦ ĐỀ THỜI TRANG

Designer label: Hàng hiệu của các nhà thiết kế, hàng thiết kế

High-street fashion: Quần áo mua ở cửa hàng bình thường

A stunning range of something: Một dòng sản phẩm đẹp, đặc biệt, nổi bật

Glossy magazines: Những tạp chí như Elle, Vogue… thường được in bằng giấy dày, chất lượng cao với nhiều hình ảnh đẹp

To launch a new collection: Tung ra một bộ sưu tập mới.

New season’s look: Mốt thời trang mới

To set the trend: Tạo xu hướng

To hit the highstreet: Được sử dụng đại trà và được bánở các cửa hàng bình thường.

A hugely popular look: Một mốt phổ biến, nhiều người mặc

Fashionvictim:Nạn nhân thời trang, người luôn chạy theo bất kỳ mốt thời trang nào dù trông ngớ ngẩn, kệch cỡm

Excruciatingly uncomfortable shoes: Đôi giày tạo cảm giác đi khó chịu

To be back in fashion: Một mốt từ thời xưa nay đã trở lại

COLLOCATION CHỦ ĐỀ LỄ HỘI

COLLOCATION CHỦ ĐỀ CƯỚI

Marry (v) somebody ~ get/ be married TO somebody: Kết hôn với ai

Pre-wedding nerves: Sự lo lắng trước đám cưới

Tobejoinedinmatrimony:Bắtđầuthành vợchồng(cáchnóihayđượcdùngtrong

nghi thức đámcưới)

Toproposeatoast: Nâng cốc chúc mừng(thường sử dụng với hàm ý hài hước)

Weddedbliss: Hạnh phúc sau ngày cưới(sử dụng với ý nghĩa vui vẻ, hài hước)

COLLOCATION CHỦ ĐỀ CUỘC HỘI THOẠI

Iddle chatter: Nói chuyện lúc rảnh rỗi, nói những chuyện phiếm

To exchange pleasantries: Trò chuyện một cách lịch sự (formal English)

To exchange news: Trao đổi thông tin, tin tức

To spread rumours: Lan truyền tin đồn

Rumours are always flying around: Lời đồn đại luôn tồn tại trong cuộc sống củachúng ta

To engage someone in conversation: Nói chuyện với ai đó

To open your heart: Mở lòng

To draw into an argument: Bị hút vào cuộc tranh luận

To win anargument: Thắng trong một cuộc tranh luận

Toloseanargument: Thua tronglúc tranhluận

To carry on conversation: Tiếp tục cuộc trò chuyện

To hold a conversation: Duy trì cuộc đối thoại

Tooverstate one’s case: Nói quá lên về mức độ nghiêm trọng của một vấn đề nào đó

To bombard somebody with questions: Hỏi ai đó nhiều câu hỏi

Broad generalisations: Nói những điều chung chung

Foullanguage: Bad language nhưng ý nghĩa mạnhvà tiêu cực hơn badlanguage

Four-letter words: Từ vựng kém

Opening gambit: Mở đầu một cách ấn tượng có chủ đích

Arashpromise: Lời hứa nói ra nhưng không được suy nghĩ, lời hứa đầu môi trót lưỡi

An empty promise: Lời hứa mà người nói không có ý định thực hiện

A tough question: Một câu hỏi khó để trả lời

COLLOCATION CHỦ ĐỀ GIẢI TRÍ

To play host to something: Cung cấp cơ sở vật chất, chủ trì, tổ chức

To make somebody welcome: Chào mừng ai đó

To find time to pay somebody a visit: Thu xếp thời gian để tới thăm ai đó

To join the festivities: Tham gia các hoạt động ở lễ hội

To attend a formal function: Đến dự với tư cách chính thức

Afamily gathering: Một buổi tụ tập gia đình, thường là để kỷ niệm một dịp nào đó

Wine and dine: Một bữa tối và đồ uống đi kèm

A convivialatmosphere:Bầu không khíthân thiện,ấm cúng, sử dụng trong formal English

The perfect venue: Địa điểm hoàn hảo để tổ chức gặp mặt hoặc các sự kiện cộng đồng

COLLOCATION CHỦ ĐỀ INTERNET

COLLOCATION CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN

A flying visit: Một cuộc thăm viếng không kéo dài

A girls’ night out: Một buổi tối đi chơi chỉ toàn con gái

To go out for a meal: Đi ra ngoài ăn

To stick to diet: Ăn kiêng

To spring a surprise on somebody: Đem đến bất ngờ cho ai đó

Tocallforcelebration:Biểuthị ýnghĩaviệctổchứcănmừng,kỷniệmlàhợplý

To put in an appearance: Tới tham dự nhưng chỉ tới trong chốc lát rồi đi về

To spend quality time: Dành thời gian toàn tâm toàn ý cho ai đó

Awhirlwinvisit:Mộtchuyếnđithămngắnngủivàbậnrộn,nhiềuviệcphảilàm

Social whirl: Bận rộn với nhiều việc

To go clubbing: Đi bar, đi club

COLOCATIONSTOPICSOCIALISSUES

Freshwatershortage/Freshwaterscarcity:Sựkhanhiếm,thiếuhụtnguồnnước

sạch

Growing gapbetween rich and poor states: Khoảng cách giàu nghèo gia tang

Economic inequality: Bất bình đẳng về kinh tế

Gender imbalance: Sự thiếu cân bằng về giới tính

Run-down areas: Những khu vực đang ở trong tình trạng tồi tệ

Forcesforgood: Dùngđểchỉnhữngảnhhương tíchcựcđượcgâyrabởi các chính

sách, nghị định nào đó

Novel solutions: Các giải pháp mới, cấp tiến

Afreshdrive:Một nỗ lực mới nhằm thay đổi, điều chỉnh những vấn đề còn tồn đọng

Website cung cấp tài liệu giáo trình tự học IELTS miễn phí : https://www.tuhocielts.vn/

Bạn đang xem bài viết Bài Dự Thi “Dạy Học Theo Chủ Đề Tích Hợp”: Định Lí Py – Ta – Go trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!