Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Giảng Tư Tưởng Hồ Chí Minh mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
KIỂM TRA BÀI CŨ Vai trò của Chủ nghĩa Mác – Lênin?Câu 1Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật?Câu 2CHƯƠNG 2TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHA. MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Về kiến thức: Trình bày được khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh, 3 tiền đề tư tưởng lý luận và các phẩm chất, năng lực của Hồ Chí Minh. 2. Về kỹ năng: Đánh giá vị trí, vai trò của các tiền đề tư tưởng lý luận và các phẩm chất, năng lực của Hồ Chí Minh. 3. Về thái độ: Củng cố niềm tin yêu, kính trọng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, phê phán những quan điểm xuyên tạc về Bác. Từ đó chủ động, tự giác và tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí MinhI. Cơ sở, quá trình hình thành và phát triểntư tưởng Hồ Chí Minh “Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”.B. NỘI DUNG “Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam” “Là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại” “Là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minha. Hoàn cảnh lịch sử: (Nghiên cứu giáo trình)b. Những tiền đề tư tưởng lý luậnTinh hoa văn hóa nhân loạiCác giá trị truyền thốngtốt đẹp của dân tộcChủ nghĩa Mác- LêninYêu nước, ý chí độc lập, tự cường.Đoàn kết, nhân ái, khoan dung, tinh thần cộng đồng. Cần cù, thông minh, sáng tạo. THUYẾT TRÌNHChủ đề: Truyền thống yêu nước củaDân tộc Việt Nam qua các thời kỳChủ đề: Truyền thống yêu nước củaDân tộc Việt Nam qua các thời kỳCHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 2Tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951 tại Chiêm Hóa- Tuyên Quang) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định.Vì lòng yêu nước, căm thù giặc, ông đã: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xẻ thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”.“TRẦN HƯNG ĐẠO” Đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, để rồi sao vàng, cờ đỏ tung bay trên toàn quốc với cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào, làm sao dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến thắng vang dội.HƯỚNG VỀ BIỂN ĐÔNGBẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢOTHIÊNG LIÊNG CỦA TỔ QUỐCCẢM ơn cô và các bạn lắng nghe!Chủ đề: Truyền thống yêu nước củaDân tộc Việt Nam qua các thời kỳBÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 2Văn hóa phương ĐôngVăn hóa phương Tây Chủ nghĩa “Tam dân” của Tôn Trung Sơn(1866 -1925)VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG Tư tưởng Phật giáo Tư tưởng Nho giáoCHỦ NGHĨA TAM DÂN
Dân quyềntự do
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tư tưởng về tự do bình đẳng, bác áiQuyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do VĂN HÓA PHƯƠNG TÂYMở đầu bản tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ đã dẫn chứng 2 bản tuyên ngôn của nước nào?1.Chủ nghĩa Mác- Lênin là gì?
2.Con đường HCM đến với Chủ nghĩa Mác- Lênin?
3.Nội dung HCM tiếp thu Chủ nghĩa Mác- Lênin?
4.Cách thức HCM tiếp thu Chủ nghĩa Mác- Lênin?
5.Mục đích HCM tiếp thu Chủ nghĩa Mác- Lênin?
Chủ nghĩa Mác-Lênin là thế giới quan và phương pháp luận khoa học, nó cung cấp cho con người một công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới; nó chỉ ra quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy.Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc “Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!” Hình của Đảng lồng trong hình của Nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười.1.Chủ nghĩa Mác- Lênin là gì?
2.Con đường HCM đến với Chủ nghĩa Mác- Lênin?
3.Nội dung HCM tiếp thu Chủ nghĩa Mác- Lênin?
4.Cách thức HCM tiếp thu Chủ nghĩa Mác- Lênin?
5.Mục đích HCM tiếp thu Chủ nghĩa Mác- Lênin?
Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (1848)Tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc” của LêninTác phẩm “Nhà nước và cách mạng” của LêninMột số tác phẩm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – LêninLuận cương của LêninHÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC HCMTRI THỨC NỀNNGUỒN GỐC CHỦ YẾUTƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MNHTóm lại: c. Các phẩm chất, năng lực của Hồ Chí MinhTrước hết: đó là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cộng với sự nhận xét, phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu hiện thực cuộc sống.c. Các phẩm chất, năng lực của Hồ Chí Minh Thứ hai: đó là sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của nhân loại, học tập kinh nghiệmđấu tranh của phong trào giải phóngdân tộc, phong trào công nhân quốc tế. Thứ ba: là ý chí của một nhà yêu nước một chiến sỹ cộng sản nhiệt thành, một trái tim yêu nước, thương dân, thương yêu những người cùng khổ,sẵn sàng chịu đựng hi sinh.c. Các phẩm chất, năng lực của Hồ Chí MinhThứ tư: là một tấm gương đạo đứccao đẹp, trong sáng, cần, kiệm,liêm, chính, chí công vô tư.c. Các phẩm chất, năng lực của Hồ Chí Minh Các tấm gương điển hình trong học tập và làm theo lời BácHoàn cảnhlịch sử Những tiền đề tư tưởng lý luận Các phẩmchất, năng lực của Hồ Chí MinhTỔNG KẾT BÀIĐIỀU KIỆNCHỦ QUANĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN
Học để làm
Học để biếtHỌC ĐỂ LÀM GÌ?Học để cùng chung sốngHọc để làm ngườiLIÊN HỆ BẢN THÂN Học để làm việc làm người làm cán bộ Học để phụng sự đoàn thể Giai cấp và nhân dân Tổ quốc và nhân loại Muốn đạt mục đích thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.( Hồ Chí Minh tháng 9/1949)1. Lời bài hát sau đây đã đề cập đến tiền đề tư tưởng lý luận nào trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?49ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨCA. Giá trị truyền thống của dân tộcB. Tinh hoa văn hóa nhân loạiC. Chủ nghĩa Mác- Lênin2.Tiền đề tư tưởng lý luận nào là nguồn gốc chủ yếu trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨCA. Giá trị truyền thống của dân tộcB. Tinh hoa văn hóa nhân loạiC. Chủ nghĩa Mác- LêninChủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta! “Tại sao trong số bao nhiêu người Việt Nam ra đi tìm đường cứu nước thì Bác Hồ là người duy nhất tìm thấy con đường cứu nước”.GIAO NHIỆM VỤRÚT KINH NGHIỆMSAU TIẾT GIẢNGTrân trọng cảm ơnquý thầy cô!
Tư Tưởng Hồ Chí Minh
b.3. Chủ nghĩa Mác-Lênin– Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh, là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời tư tưởng của Người góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác-Lênin. – Sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin ở Hồ Chí Minh nổi lên một số điểm đáng chú ý:Một là, Đầu thế kỷ XX, Người tự hoàn thiện vốn văn hoá, vốn chính trị, vốn sống thực tiễn phong phú, nhờ đó đã tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin như một lẽ tự nhiên. Chủ nghĩa Mác-Lênin là bộ phận văn hoá đặc sắc nhất của nhân loại: tinh tuý nhất, cách mạng nhất, triệt để nhất và khoa học nhấtHai là, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin là tìm con đường giải phóng cho dân tộc, tức là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn Việt Nam chứ không phải từ nhu cầu tư duy. Ba là, Người vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin theo phương pháp mác-xít và theo tinh thần phương Đông, không sách vở, không kinh viện, không tìm kết luận có sẵn mà tự tìm ra giải pháp riêng, cụ thể cho cách mạng Việt Nam. – Vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ:+ Quyết định bản chất thế giới quan khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh.+ Quyết định phương pháp hành động biện chứng của Hồ Chí Minh.+ Tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam, là tư tưởng Việt Nam thời hiện đại.2. Nhân tố chủ quanNhững nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh là:+ Hồ Chí Minh có tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo, có óc phê phán tinh tường và sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các cuộc cách mạng trong nước và trên thế giới. + Hồ Chí Minh có sự khổ công học tập, rèn luyện chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của nhân loại, vốn kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế để tiếp cận với chủ nghĩa Mác-Lênin với tư cách là học thuyết về cách mạng của giai cấp vô sản.+ Hồ Chí Minh có tâm hồn của một người yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng; một trái tim yêu thương nhân dân, thương người cùng khổ, sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì độc lập của Tổ Quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Bác Hồ từ một người tìm đường cứu nước đã trở thành người dẫn đường cho cả dân tộc đi theo. II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁ TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.1. Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước (1890 – 1911)– Nguyễn Sinh Cung sinh ra tại quê hương Kim Liên, Nam Đàn, trong một gia đình nhà nho yêu nước. Anh cũng có quảng thời gian 10 năm sống ở Huế. Anh được hấp thụ tinh thần bất khuất của các phong trào đấu tranh chống Pháp, tinh thần yêu nước, thương dân của những người thân và của nhiều nhà nho yêu nước.+ Ngoài vốn Nho học và Quốc học, trong hành trang học vấn của anh Nguyễn hồi đó còn có những hấp dẫn về lý tưởng “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” mà cách mạng Pháp đã khai sinh.+ Điều đặc biệt ở Nguyễn Tất Thành là anh có sự so sánh, nhận xét về các phong trào yêu nước lúc bấy giờ của các bậc tiền bối Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám và đi đến quyết định nước ngoài ở phương Tây tìm đường cứu nước.– Chính truyền thống quê hương và gia đình đã hình thành ở người thanh niên Nguyễn Tất Thành lòng yêu nước, hoài bão cứu nước, lòng nhân ái, thương người, nhất là người nghèo khổ, tha thiết bảo vệ những truyền thống của dân tộc, ham học hỏi những tư tưởng tiến bộ của nhân loại. 2. Thời kỳ từ 1911 – 1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc– 10 năm bôn ba trên thế giới, anh Nguyễn đã rút ra kết luận: trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột và chỉ có một mối tình hữu ái – tình hữu ái vô sản là thật mà thôi.– Năm 1919, Bản Yêu sách 8 điểm không được Hội nghị Véc-xây xem xét, nhưng tên gọi Nguyễn Ái Quốc và nội dung Yêu sách đã gây một tiếng vang lớn.– Người cũng đã khảo sát, và tìm hiểu cuộc cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ, tham gia Đảng Xã hội Pháp (1919), tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười Nga.– Năm 1920, khi đọc Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và các vấn đề thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc – con đường cách mạng vô sản, con đường của Lênin.– 12/1920, tại Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp, Người đã biểu quyết việc Đảng Xã hội gia nhập Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.Đây là thời kỳ, từ một thanh niên Việt Nam yêu nước Người trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây là bước nhảy vọt lớn trong nhận thức của Người, một sự chuyển biến về chất, kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. 3. Thời kỳ 1921 – 1930: hình thành tư tưởng cơ bản về cách mạng Việt Nam– 1921 – 1923: Nguyễn Ái Quốc hoạt động với cương vị Trưởng tiểu ban Đông Dương trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp; Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa và xuất bản báo Le Paria nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.– 1923 – 1924: Người sang Liện Xô tham dự Hội nghị QTND, dự Đại hội V QTCS và các Đại hội QTTN, QT Cứu tế đỏ, QT Công hội đỏ. Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu thực hiện một số nhiệm vụ do Đoàn chủ tịch Quốc tế nông dân giao phó.– Năm 1925, Người sáng lập “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên”, ra báo Thanh niên, xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” tại Pa-ri. – Năm 1927, Người xuất bản tác phẩm “Đường Kách Mệnh”. – Tháng 2/1930 chủ trì hội nghị hợp nhất và thành lập ĐCSVN, trực tiếp thảo văn kiện “Chánh cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt”, “Điều lệ vắn tắt” và “Chương trình vắn tắt” của Đảng.
Tư Tưởng Nhân Văn Hồ Chí Minh
Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, từ xưa đến nay, đã có nhiều học thuyết, tư tưởng đề cập đến số phận con người, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của con người muốn được giải phóng khỏi những bế tắc trong cuộc sống đời thường, giải thoát khỏi những ràng buộc hà khắc, ngặt nghèo của tự nhiên, xã hội và của chính bản thân con người. Đó chính là tư tưởng nhân văn, nhân đạo được thể hiện ở những mức độ, trình độ khác nhau, tiếp cận từ những giác độ, bình diện khác nhau 1.
Xét về thực chất, nhân văn là một giá trị mang tính phổ quát, tổ hợp các yếu tố Chân – Thiện – Mỹ. Nó thuộc bản chất người và là hiện thân của thiên hướng vươn lên và hoàn thiện không ngừng của chính con người. Vì thế, nhân văn bao giờ cũng là lý tưởng và mục tiêu mà loài người hằng vươn tới; nó tồn tại và biến thiên, ngày càng thể hiện sức sống mãnh liệt của mình trong suốt tiến trình đi lên của xã hội loài người.
1. Khái niệm tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
Như chúng ta đều biết tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh bao gồm nhiều bộ phận hợp thành. Về nội dung, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh thật rộng lớn, bao quát hết các mặt bản chất con người, đời sống cá nhân và đời sống cộng đồng, môi trường tồn tại, các nhu cầu thể hiện và khát vọng làm chủ mọi mặt cuộc sống v.v…; về hình thức thể hiện, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh rất phong phú, đa dạng, rất cô đọng, khái quát, lại rất cụ thể mà không hề trừu tượng, gần gũi với cuộc sống làm người và ai cũng có thể áp dụng được để tự hoàn thiện tính người, hoàn thiện nhân cách làm người.
Từ việc trình bày khái quát quá trình hình thành, phát triển, các nội dung chủ yếu tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, có thể hình dung diện mạo của tư tưởng đó, chúng tôi cố gắng đi vào xác định khái niệm khoa học. Việc định nghĩa khái niệm ” Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh” phải xuất phát từ định nghĩa khái niệm rộng lớn hơn “Tư tưởng Hồ Chí Minh” và góp phần vào việc cụ thể hóa, xác định rõ hơn khái niệm này. Khi định nghĩa khái niệm ” Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh” chúng tôi dựa vào các nguyên tắc phương pháp luận mácxít.
Vấn đề đặt ra ở đây là: Thế thì nội dung cốt lõi của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là gì? Nó có trùng hợp với nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung: Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người? Ở đây, chúng ta có thể trả lời câu hỏi đó theo gợi ý và phương pháp luận của Ph.Ăngghen khi nói về chủ nghĩa Mác.
Vào những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ XIX, khi chuẩn bị xuất bản các tác phẩm của C.Mác với tư cách là một vĩ nhân của thế giới, một giám đốc nhà xuất bản của Ý đã trực tiếp hỏi Ph.Ăngghen: Luận điểm nào của C.Mác thể hiện chính xác, tập trung, nổi bật nhất tinh thần cơ bản của chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa nhân văn mácxít? Ph.Ăngghen không cần phải suy nghĩ lâu để trả lời và nói rõ đó là một luận điểm được trình bày trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848) khi nói về chủ nghĩa cộng sản như là một chế độ xã hội, trong đó “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” 2.
Ở đây, cần lưu ý một điều rất quan trọng: Trong luận điểm nổi tiếng này Ph.Ăngghen đã nhìn thấy hạt nhân và chìa khóa của thế giới quan cộng sản chủ nghĩa của C.Mác và phải hiểu luận điểm đó một cách đầy đủ, trọn vẹn theo nghĩa: Không chỉ sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người, mà sự phát triển tự do của cá nhân chỉ có thể được thực hiện khi xã hội được giải phóng khỏi mọi hình thức áp bức, bóc lột, nô dịch và tha hóa. Sự phát triển tự do của cá nhân và sự phát triển tự do của xã hội, vì thế, có quan hệ biện chứng và mang tính chế ước lẫn nhau. Không thể có tự do cá nhân trong một xã hội còn có sự thống trị của chế độ tư hữu, người sản xuất bị tước đoạt và tách biệt hẳn các điều kiện và công cụ lao động.
Vào đầu thế kỷ XX, khi V.I.Lênin và Plêkhanốp soạn thảo Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Dân chủ – xã hội Nga, V.I. Lênin đề nghị cần phải đưa luận điểm đó của Tuyên ngôn vào Cương lĩnh chính trị của Đảng.
Cũng như C.Mác, Ph.Ănghen, V.I.Lênin nhìn thấy trong việc phát triển tự do, toàn diện của con người, năng lực và tài năng của nó mục đích cơ bản và sự giàu có chủ yếu của xã hội tương lai. Các ông đồng nhất chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa nhân đạo.
Sau Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản gần một trăm năm, vào năm 1946, khi trả lời các nhà báo nước ngoài về các điều kiện thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muốn cho chủ nghĩa cộng sản thực hiện được, cần phải có kỹ nghệ, nông nghiệp và tất cả mọi người đều được phát triển hết khả năng của mình”3 (chúng tôi nhấn mạnh – P.N.A).
Các tư liệu lịch sử cho phép chúng ta khám phá ra một điều khá thú vị: Sự thống nhất của các nhà kinh điển Mác – Lênin và Hồ Chí Minh về mục tiêu phát triển của chế độ xã hội tương lai: Hướng vào sự phát triển tự do toàn diện của con người và đó là một nhu cầu khách quan, có thể sớm hay muộn, nhanh hay chậm do đặc điểm dân tộc và thời đại chi phối, nhưng chắc chắn cuối cùng nhân loại sẽ vươn tới xác lập được một xã hội như vậy, một xã hội do con người làm chủ chính đời sống con người.
Tinh thần này được Hồ Chí Minh diễn đạt bằng một phương châm khái quát, ngắn gọn: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”; độc lập, tự do cho cả dân tộc, cho mỗi cá nhân và cho cả loài người. Với nghĩa đó, độc lập tự do trở thành bản chất cao quý trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, trở thành ngọn cờ chiến đấu và mục tiêu suốt đời hy sinh cống hiến của Người. Vì đó là cái tiên quyết đem lại hạnh phúc và tiến bộ cho nhân dân Việt Nam, cho mỗi người dân và cho cả cộng đồng nhân loại.
2. Một số đặc trưng chủ yếu của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh có một số đặc điểm tổng quát phản ánh quy luật vận động của lý tưởng nhân văn của loài người, lại rất riêng có của Hồ Chí Minh.
Một điểm dễ thống nhất với nhau là: Sở dĩ tư tưởng Hồ Chí Minh hiện thân khát vọng thể hiện các giá trị làm người cao quý, là linh hồn, là ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam, lương tâm của thời đại, có sức sống bền vững và có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của nhân dân Việt Nam và của nhân dân nhiều dân tộc trên thế giới, cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai, chính là vì tư tưởng của Người đã kế thừa những giá trị tư tưởng, văn hóa “vĩnh cửu” của nhân loại thấm đượm một chủ nghĩa nhân văn cao cả, đáp ứng những yêu cầu, nguyện vọng cháy bỏng và sâu xa của dân tộc và nhân loại.
Nói về thái độ của mình đối với một số học thuyết và tôn giáo lớn trên thế giới, chính Hồ Chí Minh đã xác nhận: “Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân.
Tôn giáo Giê-su có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả.
Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng.
Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta.
Khổng Tử, Giê-su, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải đã có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn “mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội”. Nếu hôm nay, họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết.
Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy” 4.
Đứng trên truyền thống nhân văn Việt Nam, trước thực trạng đất nước mất độc lập, chủ quyền, Hồ Chí Minh đòi thực hiện yêu cầu nhân bản bao quát nhất: Đòi cho con người được hưởng những gì vốn có, đó là quyền sống, quyền làm người, quyền độc lập tự do; phải trả lại độc lập cho nhân dân Việt Nam để con người Việt Nam làm chủ đất nước mình, tự mình xây dựng cuộc sống. Đưa con người trở về với chính con người, đó là tư tưởng nhân văn cơ bản, điều mà từ thời cổ đại Arixtốt đã từng mong muốn. Trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh kêu gọi xóa bỏ nô lệ, áp bức, bần cùng, đối xử với con người như là con người chân chính.
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được nâng lên tầm cao hơn khi Người hội tụ được các tư tưởng tiến bộ toàn nhân loại: Văn minh châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, với các hệ tư tưởng nhân văn Phục hưng, Khai sáng, tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Ý, Pháp… Đặc biệt, tư tưởng nhân văn đó trở thành lý luận khoa học, như một lý thuyết vững chắc khi người gặp tư tưởng cộng sản chủ nghĩa với các lãnh tụ thiên tài Mác, Ăngghen, Lênin.
Tư tưởng cộng sản chủ nghĩa đã giúp Hồ Chí Minh nâng những yêu cầu có tính nhân bản lên tầm cao đó là tính nhân văn thực thụ. Tính nhân văn ở đây không còn bị giới hạn trong khuôn khổ giải quyết vấn đề vị trí của con người, tách con người khỏi kiếp ngựa trâu do chế độ nô lệ kìm kẹp, làm cho bị tha hóa, mà là giải quyết vấn đề xây dựng vị thế con người trong xã hội mới. Tư tưởng của Người lúc này không chỉ là xóa bỏ tình trạng tha hóa, đưa con người về đúng vị trí của mình mà là phát huy mọi tiềm năng của con người để xây dựng một cuộc sống mới. Thực hiện tư tưởng nhân văn tư bản chủ nghĩa – tự do, bình đẳng, bác ái, từng bước thực hiện lý tưởng nhân văn cộng sản chủ nghĩa, tiến tới một xã hội cộng đồng và hòa nhập, ở đó con người không chỉ có điều kiện để phát huy mọi tiềm lực, tài năng xây dựng xã hội mới, mà còn phát triển toàn diện, hài hòa chính bản thân con người với tư cách là mục đích tối cao của con người. Đây là tính nhân văn cao nhất của con người, của xã hội loài người trên phương diện lý thuyết. Tư tưởng này ở tầm cao hơn, sâu hơn còn bởi vì nó mở ra tính nhân văn vĩ đại của chủ nghĩa cộng sản, về phương hướng thực hiện mục đích tối cao của con người: Con người là mục đích của sự phát triển lịch sử, của mọi hoạt động của chính mình.
Tinh thần nhân văn đặc sắc của Hồ Chí Minh thể hiện ở khát vọng biến tư tưởng thành hiện thực trên cơ sở một sự hiểu biết chắc chắn các điều kiện hiện tại và quy luật xã hội đặc thù của một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu.
Để thực hiện lý tưởng nhân văn ” không có gì quý hơn độc lập, tự do“, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu bản chất thật sự của chủ nghĩa thực dân, phát hiện các mâu thuẫn trong lòng nó, nắm bắt thấu đáo nhu cầu phát triển khách quan của xã hội Việt Nam, xu thế vận động của thế giới, khảo cứu các cuộc cách mạng điển hình để vạch ra con đường đi cho cách mạng Việt Nam: Con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Xét về lý tưởng nhân văn, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người Việt Nam trong giải phóng dân tộc là cả cộng đồng dân tộc Việt Nam đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân để giành độc lập dân tộc. Con người trong giải phóng giai cấp là các giai cấp cần lao, trước hết là công – nông, đấu tranh để xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa. Còn con người trong giải phóng con người là mỗi con người, với tính cách là cá nhân, phải được giải phóng khỏi mọi sự áp bức, bất công, được tự do hạnh phúc, được phát triển về mọi mặt, được làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên, làm chủ bản thân mình; bằng cách đó tạo điều kiện cho con người thoát khỏi mọi sự tha hóa để có bản chất người tốt đẹp nhất.
Tính chất thực tiễn cách mạng của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh quy tụ ở mục đích của sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng là xây dựng một xã hội mới không còn áp bức, bóc lột, bất công; một xã hội giàu mạnh, công bằng, văn minh; với những con người mới có phẩm chất cao đẹp, có trình độ phát triển toàn diện. Những con người được đào tạo, giác ngộ đó chính là động lực quyết định nhất của sự phát triển: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” 5. Con người xã hội chủ nghĩa là con người phát triển toàn diện, hoàn toàn đi đến không có chủ nghĩa cá nhân, nghĩa là loại bỏ được mọi sự tha hóa dai dẳng nhất, nguy hại nhất của chính bản thân con người.
Một xã hội đáp ứng được các nhu cầu giải phóng con người, tạo cho con người phát triển toàn diện chỉ có thể là chế độ xã hội chủ nghĩa. Lý tưởng nhân văn thực tiễn, đầy sinh khí hiện thực được Hồ Chí Minh biến thành mục tiêu cách mạng xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa.
Sau khi đất nước được giải phóng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ thì nhiệm vụ tiếp theo của dân tộc ta là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Đó là lôgíc tất yếu của lý thuyết phát triển theo hướng nhân văn. Về phương diện văn hóa, chủ nghĩa xã hội là kết quả đấu tranh không ngừng của con người theo hướng tiến về phía Chân – Thiện – Mỹ; nó là một trình độ phát triển cao của văn hóa, văn minh; văn hóa hiểu theo nghĩa là trình độ người, bản chất người của toàn bộ hệ thống các quan hệ xã hội. Trên cả hai bình diện đã nêu, không có chế độ xã hội nào tốt đẹp hơn chủ nghĩa xã hội!
Chủ nghĩa xã hội trong quan niệm của Hồ Chí Minh là chủ nghĩa xã hội hiện thực, cụ thể, nó phải được xây dựng trên mảnh đất của một quốc gia gắn liền với đặc điểm lịch sử, truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc. Chủ nghĩa xã hội mà Hồ Chí Minh xây dựng ở Việt Nam là một xây dựng mới công bằng, nhân đạo, tốt đẹp, nhằm mục tiêu cụ thể là dân giàu nước mạnh, xã hội văn minh, con người hạnh phúc.
Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội do Hồ Chí Minh lãnh đạo thực sự là một cuộc cách mạng giải phóng, phát triển mọi tiềm năng dân tộc và tiềm năng xã hội, cụ thể là giải phóng và phát triển con người. Đó là một sự nghiệp của chính con người vì bản thân con người để đạt tới cả hai loại giá trị: Độc lập dân tộc và cuộc sống ấm no. Theo Hồ Chí Minh, con người không chỉ được giải phóng về mặt xã hội mà điều chủ yếu và cuối cùng là giải phóng, phát triển toàn bộ bản chất, bản tính tốt đẹp của mình. Bản chất sâu xa lớn lao trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là tất cả cuối cùng đều vì sự phát triển con người Việt Nam. Xóa bỏ tha hóa, trả lại cho con người Việt Nam phẩm chất, phẩm giá làm người, giải phóng toàn bộ tiềm năng thể chất, trí tuệ, tài năng sáng tạo của con người Việt Nam.
Trong chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, lòng nhân ái giữ vị trí hàng đầu, song nó không bó hẹp lòng thương người ở tình nghĩa đồng bào, những “người trong một nước phải thương nhau cùng”, mà mở rộng đến khắp năm châu bốn biển. Người luôn coi con người và cuộc sống ở bất cứ nơi đâu đều là giá trị cuối cùng và cao nhất phải đấu tranh giành được.
Khác với chủ nghĩa nhân văn tư bản chủ nghĩa cực đoan chỉ đề cao chủ nghĩa cá nhân mà không hề đả động đến con người lao động, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh đề xướng việc giải phóng hoàn toàn con người, mà trước hết là chủ yếu là giải phóng con người lao động bị áp bức bóc lột, thủ tiêu mọi gông xiềng, nô lệ, bất công, đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc, cơm no, áo ấm cho các dân tộc và mỗi con người. Tính giai cấp công nhân gắn liền với tính dân tộc, tính quốc tế và tính thời đại là một đặc trưng nổi bật nhất của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh bao giờ cũng gắn liền hạnh phúc của những con người bị áp bức, bị đọa đầy thuộc các dân tộc bị thống trị và lệ thuộc ở thuộc địa với độc lập dân tộc, với tự do, giai cấp được giải phóng.
Lòng thương yêu con người gắn chặt với tình yêu Tổ quốc và dân tộc đã thúc giục Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Sau ngày trở thành Chủ tịch nước, mặc dầu bận trăm công nghìn việc, người cũng rất quan tâm đến cuộc sống của nhân dân, đặc biệt đối với nhân dân miền Nam đang chịu nhiều đau khổ do đế quốc Mỹ và ngụy quyền gây nên. Người nói, “miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”. Ngay cả trước lúc “đi xa”, Hồ Chí Minh còn nhớ “để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”.
Khi đi thăm bất cứ nước nào, Người đều giành thời gian tiếp xúc với nhân dân lao động. Đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng, Hồ Chí Minh không chỉ là “Bác Hồ” của nhân dân, của thiếu nhi Việt Nam, mà còn của cả nhân dân, thiếu nhi nhiều nước trên thế giới. Chính lòng nhân ái, tư tưởng nhân văn của Người là một yếu tố đã chinh phục được nhân dân thế giới.
Ở chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, không có tình yêu thương con người chung chung, mà chỉ có tình thương yêu dành cho người bị áp bức, nghèo khổ ở bất cứ nước nào. Người đã phân biệt bạn thù rõ rệt, phân biệt nhân dân Pháp, Mỹ với những bọn thực dân đế quốc là người Pháp, Mỹ – những kẻ chủ mưu xâm lược, nuôi mộng thôn tính các dân tộc nhỏ yếu và đẩy nhân dân nước họ đến chỗ chết chóc. Vì vậy, Hồ Chí Minh bao giờ cũng độ lượng khoan dung với những người lầm đường lạc lối đi đánh thuê cho bọn thực dân đế quốc.
Tình yêu thương dân tộc trong Hồ Chí Minh đã quyện chặt với tình yêu thương nhân loại bị bóc lột, đọa đầy, áp bức. Đó là lý do vì sao tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được ca tụng, được noi theo và dần dần trở thành tư tưởng của thời đại. Nó không chỉ có tác dụng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do mà còn phát huy ảnh hưởng trong công cuộc xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ sau khi các dân tộc đã thoát được ách đô hộ của thực dân.
2. C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyển tập, Nxb. Sự thật, H.1980, t.1, tr.569.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2002, t.4, tr.272.
4. Trương Niệm Thức: Hồ Chí Minh truyện, Nxb.Bát Nguyệt, Thượng Hải, tháng 6-1949.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2002, t.10, tr.310.
Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Tôn Giáo
TRANSCRIPT
T TNG H CH MINH V TN GIO
NI DUNGKHI NIM, NGUN GC HNH THNH TT HCM V TGNI DUNG C BN TT HCM V TGS VN DNG TT HCM V TG TRONG GIAI ON HIN NAY
Company LogoI. KHI NIM TT HCM V TG1. Khi nim- T tng v TGTN l mt b phn ca t tng HCM, l s vn dng nhng nguyn l c bn ca CN Mc L nin v TGTN trong hon cnh c th Vit Nam.
NI DUNG C BN T TNG HCM V TN GIO
I. T TNG V ON KT LNG GIO, HA HP DN TC 1. Mc tiu ca on ktMc tiu on kt lng gio, ha hp dn tc ca H Ch Minh l gii phng dn tc, gii phng con ngi thot khi n dch, p bc, bt cng. Nm 1955, trong bi pht biu ti Hi ngh Mt trn Lin Vit, Ngi khng nh on kt ca ta khng nhng rng ri, m cn on kt lu di. on kt l mt chnh sch dn tc, khng phi l mt th on chnh tr. Ta on kt u tranh cho thng nht v c lp ca T quc, ta cn phi on kt xy dng nc nh. Ai c ti, c c, c sc c lng phng s T quc v phc v nhn dn th ta phi on kt vi h (HCM ton tp, NXB CTQG, HN, 2006, t7, tr.438).
2. C s on kt Lng – GioTh nht, cc tn gio xt n cng u c hy vng gii thot con ngi, mong mun con ngi c sung sng, t do, hnh phcHCM ni: Pht sinh ra cng li lc qun sinh, v ng v tha. c Gi su sinh ra l nim hnh phc cho mi ngi, phc li cho x hi. Khng T sinh ra cng l gip con ngi sng nhn ngha v mt th gii i ng
-Th hai, tn cc tn gio cn bn u l nhng ngi lao ng b ch c p bc bc lt. H u l nhng ngi yu nc thc s, do vy h l lc lng ca cch mng, l b phn quan trng trong khi i on kt ton dn vi t cch l ch th ca cch chúng tôi cho rng: ng bo Lng v ng bo Gio u l ngi Vit Nam, u l ngi lao ng v s nghip cch mng l s nghip ln, lu di. V th Lng Gio phi on kt th s nghip ln ca dn tc mi ginh c thnh cng
3. i tng ca on kt lng chúng tôi nht, on kt gia nhng ngi c tn gio vi nhng ngi khng theo tn gio, trong c nhng ngi cng sn.
HCM khng nh C anh em hi mt ngi CG c th vo ng Lao ng khng? C, Ngi tn gio no vo cng c, min l trung thnh, hng hi lm nhim v, gi ng k lut ca ng. Nc ta kinh t lc hu, k thut km, tn gio l duy tm, cng sn l duy vt, nhng trong iu kin hin ti, ngi theo o vn vo ng c (HCM ton tp, NXB CTQG, HN, 2006, t7, tr.115
Nm 1955, tr li phng vn ca phng vin hng thng tn Press (n ). HCM tuyn b thng thn Cng c ha bnh, thc hin thng nht, c lp, dn ch trong ton quc. Trong s thi hnh nhim v , chng ti sn sang hp tc thnh tht vi nhng nhn vt hoc nhm Vit Nam no tn thnh, ng h mc ch bt k xu hng chnh tr v tn gio khc nhau
Th hai, on kt gia nhng ngi c tn ngng, tn gio khc nhau.
Ngay sau khi CMT8 thnh cng, ngy 13/9/1945, HCM c cuc hp mt vi i biu cc tn gio nh Pht gio, Cng gio, Cao i ti th H Ni. Ngi ni Dn tc gii phng th tn gio mi c gii phng. Lc ny ch c quc gia m khng phn bit tn gio na, mi ngi u l cng dn ca nc VN v c nhim v chin u cho nn c lp hon ton ca T quc (HCM Bin nin tiu s, NXB CTQG, HN, 1993, t3, tr.15).
u nm 1946, pht biu trong l mng lin hip quc gia do cc pht t trong Hi pht gio cu quc t chc ti H Ni, HCM ni Nc Pht ngy xa c 4 ng phi lm ly tn lng dn v hi T quc. Nhng nc VN ngy nay ch c 1 ng phi l ton dn quyt tm ginh c lp. Tn Pht gio tin Pht; tn Gia t tin Cha tri; cng nh chng ta tin o Khng. l nhng v ch tn nn chng ta tin tng. Nhng i vi dn, ta ng lm g tri dn. Dn mun g ta phi lm ny (HCM ton tp, NXB CTQG, HN, 2000, t4, tr.148).
– D bt lun th no cng khng c t him, phn bit i x v l do TNTG. HCM ch r Cng gio hay khng Cng gio, Pht gio hay khng Pht gio u phi n lc u tranh cho nn c lp ca nc nh. Trong cng gio c cu Tam v nht th, Pht gio c cu Vn chng nht linh nn chng ta phi hy sinh cho nhn loi v chng sinh (Bo cu quc ngy 14, 15/1/1946)
4. Phng php thc hin t tng on kt lng gio, ha hp dn chúng tôi trng t do tn ngng tn gio c s ca on kt lng chúng tôi 1948, HCM vit bi 6 iu nn lm v 6 iu khng nn lm, yu cu mi ngi phi nghim tc chp hnh 12 iu trn. Ngi nhn mnh khng nn xc phm tn ngng, phong tc ca dn (nh nm trc bn th, gi chn ln bp, nh n trong nh,.Mun vy th phi nghin cu cho hiu r phong tc mi ni, trc l gy cm tnh v sau d dn dn gii thch cho dn bt m tn hn.
Chng m mu li dng tn gio, chia r khi on kt lng gio ca cc th lc phn ng. Nhng bi vit ca HCM ph phn gay gt gio hi v cc t chc tn gio theo vt chn xm lc vo t nc ta khng ch truyn o m cn bin tn gio thnh cng c ca thc dn tham gia bc lt ngay c tn ca mnh. vch trn ti c k ch i lt tn gio, Ngi ln n Bi vy mi on i khai ha u mc ni theo mt on truyn gio. Cc v ny h lm nhng g, h li dng lng hiu khch ca ngi dn An Nam nh cp nhng b mt qun s, v bn np cho i qun vin chinh (HCM ton tp, t1, tr 407).Ngi kt lun Nu c dn tc no phi nh n Cha v cc gio s th chnh l dn tc An Nam! V Cha v cc gio s m dn tc ny sa vo tnh cnh n l nh ngy hm nay (HCM ton tp, t2, tr103).
– Sau CMT8 1945, cc th lc phn ng thng xuyn tuyn truyn, xuyn tc ng li chnh sch ca ng v Nh nc ta v vn tn gio. mi ngi hiu r v b con gio dn an tm, ngy 2//3/1947, Trong bc th gi GM L Hu T, HCM thng thn by t quan im ca mnh, Ngi ni Trong mt nc vn minh, c t do TNTG, t do ngn lun, nhng khng c vu khng k khc. T do tuyn truyn khng phi t do v l Hot ng tn gio,khng c tri vi chnh sch v php lut ca Nh nc. (HCM ton tp, tp 10, tr 606).
– ng thi, HCM cng khng nh: VN c lp ng minh ct on kt tt c ng bo lm cho T quc c lp ch khng phi chia r, phn i tn gio. Nh vy, HCM nu r quan im ca mnh l d Vit minh l cng sn hay khng th mc tiu ca nhng ngi cng sn l lnh o ton dn u tranh ginh c lp cho dn tc.
Ly li ch quc gia dn tc lm mu s chung thc hin chnh sch on kt lng gio, ha hp dn tc.
Theo HCM, mun on kt lng gio, ha hp dn tc phi tm ra c im chung, nhng nt tng ng ca nhng ngi c tn gio khc nhau v gia nhng ngi cng sn vi qun chng cc tn gio
Lun quan tm n i sng vt cht ca ng bo c chúng tôi cho rng Phn xc c no m th phn hn mi thong dong. T , Ngi ch o Chnh ph cn c chnh sch c th ci thin i sng cho ng bo; ng thi tch cc ng vin ng bo tch cc tham gia sn xut, nng cao i chúng tôi cnh chm lo phn xc, HCM ch trng chm lo phn hn ca ng bo tn gio. Ngi nhiu ln n cha, chin, nh th vi tm lng thnh knh d cc l nghi tn gio nh Pht n, Cha ging sinh,
Vn ng hng ng chc sc cc tn gio tham gia vo s nghip cu nc, kin quc. Ngay sau CMT8 thnh cng, HCM ch ng gp g i biu cc tn gio, ku gi h lnh o tn cng hp tc vi chnh ph lo cho nn c lp nc nh. Thng 10/1945, Ch tch HCM c phi on Chnh ph lm thi nc nh v Pht Dim d l tn phong gim mc L Hu T, ng thi ngi mi gim mc L Hu T lm c vn ti cao ca chnh ph. iu th hin s quan tm c bit ca H ch tch i vi chc sc tn gio.
Khai thc cc gi tr nhn bn trong cc tn gio. Ngi ca ngi tm lng bc i cao c ca cha Giesu, tinh thn i t i bi cu chng sinh ca c Pht Thch ca v tm lng nhn ngha ca c Khng T Cha Gi su dy: o c l bc i; Pht thch ca dy: o c l t bi: Khng T dy: o c l nhn ngha (HCM ton tp, NXB CTQG, HN, 2000, t6, tr.225). ng thi Ngi cng khng nh Mc ch cao c ca Pht Thch ca v Cha Gi su u ging nhau. Thch ca v Cha Gi su u mun mi ngi c cm n, o mc, bnh ng, t do v th gii i ng (HCM ton tp, NXB CTQG, HN, 2000, t6, tr.225)
II. T TNG V QUYN T DO TN NGNG, TN GIO V KHNG TN NGNG TN GIO.
C s tn trng quyn t do TNTGTNTG v khng TNTG l mt trong nhng quyn con ngi c nhiu nc tha nhn nh l gi tr chung ca nhn loi.
Biu hin quyn t do TNTG v khng TNTGTn trng c tin ca mi ngiHCM cho rng: Tt c mi ngi u c quyn nghin cu mt ch ngha. Ring ti, ti nghin cu ch ngha Mc. Cch y 2000 nm, c Gi su ni l ta phi yu mn cc k th ca ta. iu n by gi vn cha thc hin c (HCM ton tp, NXB CTQG, HN, 1995, t4, tr.272).V Ngi nhn mnh rng Tn Pht gio tin Pht, tn Gia t tin c Cha Tri cng nh chng ta tin o Khng. l nhng v ch tn nn chng ta tn tng (HCM ton tp, NXB CTQG, HN, 1995, t4, tr.148).
HCM ch ra rng, mc d th gii quan ca ngi cng sn khc vi tn gio, song khng v vy m i u, nghi k nhau; ngc li phi tn trng c tin ca mi ngiNm 1945, ch sau 1 ngy c Tuyn ngn c lp qung trng Ba nh, HCM pht biu:Ti ngh Chnh ph ta tuyn b: TN NGNG T DO V Lng Gio on kt (HCM ton tp, NXB CTQG, HN, 1995, t4, tr.9). u nm 1946, Hin php u tin do Ngi ch o v bin son ghi nhn: Nhn dn c quyn t do tn ngng. Chnh cng Mt trn Lin Vit im 1 iu 7 khng nh: Tn trng t do tn ngng, t do th cng ca mi ngi
Nm 1951, trong bui kt thc l ra mt ng Lao ng Vit Nam. Ngi pht biu Chng ti xin ni r trnh s hiu lm, Vn tn gio th ng Lao ng Vit Nam hon ton tn trng quyn t do tn gio ca mi ngi (Bo Nhn dn s ra ngy 25/3/1951)n ngy 14-6-1955, H Ch tch k Sc lnh 234/SL v vn tn gio gm 5 chng v 16 iu. Sc lnh ln u tin ghi chi tit, c th v quyn t do tn ngng, tn gio ca nhn dn.
Ni dung c bn v quyn t do TNTGChnh ph bo m quyn t do TNTG v khng TNTG ca nhn dn, khng ai c xm phm n quyn t do yMi ngi VN u: C quyn t do tn ngng, theo hoc khng theo mt tn gio noCc nh tu hnh c t do ging o ti cc c s th t. Khi truyn b tn gio, cc nh tu hnh c nhim v gio dc cho tn lng yu nc, ngha v cng dn, thc tn trng chnh quyn v php lut ca Nh nc.
Mi cng dn c hay khng c TNTG u c hng mi quyn li ca ngi cng dn v phi lm mi ngha v ca ngi cng chúng tôi tn gio c xut bn v pht hnh kinh sch c tnh cht tn gio, nhng phi tun theo Lut xut bn, c m trng o to nhng ngi chuyn hot ng tn gio ca chúng tôi ni th t v cc th, trng gio l ca cc tn gio c php lut bo chúng tôi di sn vn ha c trong tn gio cn c bo v, gi gn.
III. T TNG HCM V MI QUAN H GIA TN GIO VI DN TC, GIA C TIN VI LNG YU NC
Gia nm 1946, trong thi gian thm Php khi ni chuyn vi 1 linh mc ngi Vit, Ngi tm s: Ti phi ni tht vi ng rng, trong Gio hi Cng gio ti VN cha c c lp. Trn ton quc c 15 a phn, m ch c 2 a phn do gim mc ngi Vit coi sc, cn tt c cc a phn khc u trong tay ngi nc ngoi. Ti ngh rng, nhng linh mc tr tui nh ng phi hnh ng mt trt vi chng ti
Bạn đang xem bài viết Bài Giảng Tư Tưởng Hồ Chí Minh trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!