Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Tập Liên Quan Đến Giá Trị Tức Thời Của Điện Áp Và Dòng Điện Trong Mạch Điện Xoay Chiều Và Dao Động Điện Từ( Có Lời Giải Chi Tiết) mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ TRỊ TỨC THỜI CỦA ĐIỆN ÁP VÀ DÒNG ĐIỆN TRONG MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU VÀ DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ.
Đặt điện áp xoay chiều có u = 100(sqrt{2})cosωt(V) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R nối tiếp với tụ điện C có Z C = R.Tại thời điểm điện áp tức thời trên điện trở là 50V và đang tăng thì điện áp tức thời trên tụ là:
A. – 50V. B. – 50(sqrt{3})V. C. 50V. D. 50(sqrt{3})V.
và u C = U 0C.cos((omega t+frac{pi }{4}) – (frac{pi }{2}) ) = U 0C.sin((omega t+frac{pi }{4})) (2)
Từ ví dụ trên ta thấy dùng vòng tròn lượng giác hoặc dùng các công thức vuông pha sẽ giải nhanh hơn
I.Dùng giản đồ vectơ hay phương pháp đường tròn lượng giác:
+Ta xét: (u=U_{0}cos(omega t+varphi )) được biểu diễn bằng OM quay quanh vòng tròn tâm O bán kính U 0 , quay ngược chiều kim đồng hồ với tốc độ góc ω ,
+Có 2 điểm M ,N chuyển động tròn đều có hình chiếu lên Ou là u, thì:
-N có hình chiếu lên Ou lúc u đang tăng (thì chọn góc âm phía dưới) ,
-M có hình chiếu lên Ou lúc u đang giảm (thì chọn góc dương phía trên)
-Nếu u theo chiều âm (đang giảm) ta chọn M rồi tính góc (alpha =widehat{U_{0}OM})
-Nếu u theo chiều dương (đang tăng) ta chọn N và tính góc (alpha =-widehat{U_{0}OM})
Tìm khoảng thời gian ngắn nhất để điện áp biến thiên từ giá trị u1 đến u2
Đặt vào hai đầu một đoạn mạch RLC một điện áp có PT: (u=220sqrt{2}cos(100pi t)(V))
Tính thời gian từ thời điểm u =0 đến khi u = 110(sqrt{2}) ( V)
Giải hệ PT ta được t=1/600(s)
II.Các công thức vuông pha, cùng pha:
QUAN HỆ GIỮA CÁC GIÁ TRỊ TỨC THỜI VỚI GIÁ TRỊ HIỆU DỤNG (HAY CỰC ĐẠI)
+Biểu thức điện áp ở hai đầu mạch điện và cường độ dòng điện trong mạch:
u trễ pha hơn i một góc : (frac{pi }{2})
+Biểu thức dòng điện trong mạch:
+Biểu thức điện áp ở hai đầu mạch điện:
u sớm pha hơn i một góc : (frac{pi }{2})
-Xét với ω thay đổi
12. Điện áp cực đại ở hai đầu tụ điện C khi ω thay đổi
13. Điện áp ở đầu cuộn dây thuần cảm L cực đại khi ω thay đổi
14. Máy phát điện xoay chiều một pha
Từ thông (Phi =Phi _{0}cos(omega t+varphi ));Suất điện động cảm ứng
15. Mạch dao động LC lý tưởng:
+ Điện tích trên tụ điện trong mạch dao động: q = Q 0 cos(ωt + φ).
Nhận xét: Điện áp giữa hai bản tụ điện CÙNG PHA với điện tích trên tụ điện
+ Cường độ dòng điện trong cuộn dây:
Nhận xét : Cường độ dòng điện VUÔNG PHA VỚI Điện tích và điện áp trên 2 bản tụ điện.
Bài 1. Đặt điện áp (u=U_{0}cosomega t) vào 2 đầu cuộn cảm thuần có (L=frac{1}{3pi }H) .ở thời điểm t 1 các giá trị tức thời của u và i lần lượt là 100V và -2,5(sqrt{3})A. ở thời điểm t 2 có giá trị là 100(sqrt{3})V và -2,5A. Tìm ω
Giải: Do mạch chỉ có L nên u và i luôn vuông pha nhau.
Phương trình của i có dạng:(i=I_{0}cos(omega t-frac{pi }{2})=I_{0}sinomega t) (1)
và Phương trình của i có dạng: (u=U_{0}cosomega t) (2)
Từ (1) và (2) suy ra ((frac{i}{I_{0}})^{2}+(frac{u}{U_{0}})^{2}=1)
Dòng Điện Là Gì ? Dòng Điện Xoay Chiều Và Dòng Điện Một Chiều Là Gì ?
Đây là bài viết chia sẻ kiến thức, bên mình không kinh doanh mặt hàng này. Xin cám ơn !
Từ thời xa xưa hay thời cổ đại, con người đã biết đến dòng điện thông qua các hiện tượng tự nhiên như sấm chớp, các luồng sét khi trời mưa. Tuy nhiên mãi đến thế kỷ 17 và 18 thì các lý thuyết về điện mới được hình thành và phát triển. Trong thời gian này hầu như các kiến thức chỉ là để giải thích hiện tượng tự nhiên của dòng điện chứ thực ra cũng chẳng một ai có thể áp dụng vào các ứng dụng thực tế như bây giờ.
Mãi đến cuối thế kỷ 19 cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp năng lượng, trong đó có cả ngành công nghiệp điện. Và từ đây dòng điện bắt đầu được khai thác và ứng dụng sâu vào trong đời sống và sản xuất của chúng ta đến tận bây giờ. Chính vì dòng điện có khá nhiều tính linh hoạt nên cho phép con người có thể áp dụng chúng trong hầu hết các lĩnh vực đời sống từ ẩm thực, giao thông, kinh tế, xây dựng, giáo dục,…Và hơn thế nữa ngành công nghiệp năng lượng hiện nay dường như là ngành xương sống cho một thế giới hiện đại.
Có thể nói dòng điện là các dòng chuyển dịch có hướng của các hạt mang điện thường là các electron. Trong các mạch điện mà chúng ta đang sử dụng hiện nay thì cũng được xem là dòng điện. Vì chúng cũng là dòng electron di chuyển và có hướng theo dây dẫn mà đi qua các thiết bị tiêu thụ điện để phục vụ nhu cầu của con người. Dòng điện thường được các nhà khoa học quy ước là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích dương. Khi đó trong mạch điện có dây dẫn kim loại, electron là các hạt mang điện, dòng electron có độ lớn bằng với độ lớn của dòng điện và có chiều ngược với chiều của dòng điện trong mạch.
Trong các loại vật liệu dẫn, các hạt tích điện có khả năng dịch chuyển tạo ra dòng điện được gọi là các hạt mang điện. Trong vật liệu kim loại, chất dẫn điện phổ biến nhất là các hạt nhân tích điện dương không thể dịch chuyển, chỉ có các electron tích điện âm có khả năng di chuyển tự do trong vùng dẫn. Do đó, trong kim loại các electron là các hạt mang điện. Trong các vật liệu dẫn khác, ví dụ như các chất bán dẫn, hạt mang điện có thể tích điện dương hay âm phụ thuộc vào chất pha. Hạt mang điện âm và dương có thể cùng lúc xuất hiện trong vật liệu, ví dụ như trong dung dịch điện ly ở các pin điện hóa.
Nhắc tới dòng điện chúng ta sẽ có thêm khái niệm cường độ dòng điện. Cường độ của dòng điện khi chạy qua một bề mặt sẽ được định nghĩa là lượng điện tích đi qua bề mặt đó trong một đơn vị thời gian nhất định. Trong quá trình học môn Vật Lý từ trung học ta đã biết cường độ dòng điện có ký hiệu là chữ I, và chúng ta có công thức tính là:
Chúng ta cũng có công thức về cường độ dòng điện trung bình trong một khoảng thời gian. Nó được định nghĩa bằng thương số giữa điện lượng chuyển qua bề mặt được xét trong khoảng thời gian đó và khoảng thời gian mà chúng ta đang xét. Cụ thể là:
I tb là cường độ dòng điện trung bình, có đơn vị là A (hay còn gọi là Ampe)
ΔQ là điện lượng chuyển qua bề mặt mà chúng ta đang xét trong khoảng thời gian Δt, đơn vị là C (hay coulomb)
Δt là khoảng thời gian được xét, đơn vị là s (giây).
Từ lâu chúng ta đã biết thì kim loại được xem như một vật liệu dẫn điện được dùng rất phổ biến trong việc dẫn điện. Chúng ta có thể thấy chúng trong hầu hết các loại dây điện hiện nay như bạc, đồng, vàng, chì,…Và bản chất thì dòng điện chạy trong vật liệu kim loại sẽ là dòng chuyển dời có hướng của các electron ngược chiều điện trường.
nếu sợi dây kim loại có một đầu nóng và một đầu lạnh thì chuyển động nhiệt của êlectron sẽ làm cho một phần electron tự do ở đầu nóng dồn về đầu lạnh. Đầu nóng sẽ tích điện dương, đầu lạnh tích điện âm. Giữa đầu nóng và đầu lạnh có một hiệu điện thế nào đấy. Nếu lấy hai dây kim loại khác loại nhau và hàn hai đầu với nhau bằng một mối hàn giữa ở nhiệt độ cao, một mối hàn ở nhiệt độ thấp, thì hiệu điện thế ở đầu nóng và đầu lạnh của từng dây không giống nhau. Điều này khiến trong mạch có một suất điện động ξ.
ξ được gọi là suất điện động nhiệt điện, và bộ hai dây dẫn hàn hai đầu và nhau gọi là cặp nhiệt điện, và chúng có hệ thức như sau:
T1 – T2 là hiệu nhiệt điện đầu nóng và đầu lạnh của kim loại.
αt là hệ số nhiệt điện động, chúng phụ thuộc vào bản chất của hai loại vật liệu dùng làm cặp nhiệt điện.
Suất điện động nhiệt điện tuy nhỏ nhưng rất ổn định theo thời gian và điều kiện thí nghiệm, nên cặp nhiệt điện được dùng phổ biến để đo nhiệt độ. Ứng dụng này chúng ta có thể thường thấy nhất trong các loại cảm biến nhiệt độ, đầu dò nhiệt độ,…
Điện trở là một yếu tố cản trở dòng điện trong kim loại. Bên cạnh định luật ôm thì chúng còn được thể hiện thông qua công thức:
R là điện trở của dây dẫn kim loại (Ω)
ρ là điện trở suất của kim loại phụ thuộc vào bản chất của kim loại (Ωm)
S là tiết diện ngang của dây (m2)
l là chiều dài của đoạn dây (m)
Bên cạnh đó thì điện trở suất của kim loại còn được thể hiện thông qua công thức:
ρ0 là điện trở suất của kim loại ở nhiệt độ ban đầu.
ρ là điện trở suất của kim loại ở nhiệt độ đã thay đổi.
Δt là độ biến thiên của nhiệt độ.
α là hằng số nhiệt điện trở.
Dòng điện trong chất điện phân là dòng ion dương và ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau. Các ion dương chạy về phía catôt nên gọi là cation, ion âm chạy về phía anôt nên gọi là anion. Dòng điện trong chất điện phân không chỉ tải điện lượng mà còn tải cả vật chất đi theo. Tới điện cực chỉ có êlectron có thể đi tiếp, còn lượng vật chất đọng lại ở điện cực, gây ra hiện tượng điện phân.
Theo định luật Faraday thứ nhất:
Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó, và chúng được xác định thông qua:
Trong đó: k được gọi là đương lượng điện hoá của chất được giải phóng ở điện cực.
Bên cạnh đó thì cũng có định luật Faraday thứ 2:
Đương lượng điện hoá k của một nguyên tố sẽ tỉ lệ với đương lượng gam A/n của nguyên tố đó. Với F = 96494 C/mol, ta có công thức như sau:
Ngọn lửa ga (nhiệt độ rất cao), tia tử ngoại của đèn thuỷ ngân trong thí nghiệm trên được gọi là các tác nhân ion hoá. Nhờ có năng lượng cao, chúng ion hoá chất khí, tách phân tử khí trung hoà thành ion dương và êlectron tự do. Êlectron tự do lại có thể kết hợp với phân tử khí trung hoà thành ion âm. Các hạt tích điện này là hạt tải điện trong chất khí.
Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, các êlectron ngược chiều điện trường. Các hạt tải điện này do chất khí bị ion hoá sinh ra.
Quá trình dẫn điện của chất khí mà ta vừa môt ả gọi là quá trình dẫn điện (phóng điện) không tự lực. Nó chỉ tồn tại khi ta đưa hạt tải điện vào khối khí ở giữa hai bản cực và biến mất khi ta ngừng đưa hạt tải điện vào. Thay đổi hiệu điện thế U giữa hai bản cực và ghi lại dòng điện I chạy qua chất khí, ta thấy quá trình dẫn điện không tự lực không tuân theo định luật Ôm.
Nói về khái niệm một chiều thì các bạn có thể hiểu như sau. Dòng điện một chiều một là dòng chuyển dời các điện tích theo một hướng nhất định và không thay đổi trong suốt quá trình truyền. Dòng điện một chiều thường được viết tắt là 1C, hoặc theo tiếng anh chúng ta có dạng viết tắt là DC. Nghĩa là ” Direct Current ”
Ngoài ra chúng ta còn có thể nghe đến khái niệm điện áp một chiều. Là hiệu điện thế giữa hai cực của dòng điện một chiều, thường có giá trị là 5VDC, 12VDC, 24VDC.
Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và cường độ thay đổi liên tục theo thời gian. Thông thường sự thay đổi của dòng điện trong quá trình truyền sẽ có tính chu kì theo biên dạng hình sin. Chúng thường được tạo ra từ các máy phát điện xoay chiều hoặc là được biến đổi từ nguồn điện một chiều. Có kí hiệu là AC theo tiếng anh (nghĩa là Alternating Current)
Có thể vấn đề này mình không cần đề cập thì các bạn cũng có thể hình dung ra được đúng không nào. Để thế giới có thể phát triển về khoa học – kỹ thuật hay các lĩnh vực khác thì điện dường như đóng vai trò chủ đạo. Cũng giống như là vai trò của nước đối với sự sống thì điện có vai trò trong việc phát triển một thế giới mới của thời đại 4.0.
Tuy nhiên mình cũng xin chia sẻ thêm về các lợi ích ít được biết đến của dòng điện để các bạn có thể tham khảo. Cụ thể là với lượng điện cần thiết để có thể mang lại mặt tốt cho con người, chúng ta hoàn toàn có thể dùng chúng cho việc chữa bệnh. Dòng điện có các tác dụng sinh lý như:
Có thể nói dòng điện đi qua cơ thể con người phần lớn đều không tốt. Các mối nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào cường độ dòng điện chạy qua cơ thể chúng ta. Ứng với từng mức cường độ cụ thể mà sẽ xảy ra các hiện tượng và hệ lụy khác nhau. Tuy nhiên các bạn có thể tham khảo một số số liệu mà các nhà nghiên cứu đã thu thập được trong quá trình thực nghiệm.
1 mA: Sẽ gây ra cảm giác đau nhói tại chỗ tiếp xúc với dòng điện.
5 mA: sẽ gây cho chúng ta cảm giác bị giật nhẹ.
50 – 150 mA: mức này có thể gây chết người thông qua các tác động phân hủy cơ và suy thận.
1 – 4 A: Khi ở mức này tim chúng ta sẽ bị loạn nhịp dẫn đến việc lưu thông máu bị rối loạn.
10 A: Đây là mức nguy hiểm có thể dẫn đến chết người trong thời gian ngắn. Chính vì thế các cầu chì hay các câu giao chống giật trong gia đình thường được thiết kế theo mức 10A để đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên dòng điện sẽ không đi qua cơ thể chúng ta một cách toàn diện. Chúng sẽ phụ thuộc vào mức điện trở của cơ thể cũng như vào cách thức mà chúng ta tiếp xúc với nguồn điện. Và các bạn cũng có thể suy ra từ định luật Ohm để có thể giải thích cho hiện tượng này.
Chạm tay vào dây điện: 40.000 – 1.000.000 ohm (khô ráo) và 4.000 – 15.000 ohm (ẩm ướt)
Cầm dây điện: 15.000 – 50.000 ohm (khô ráo) và 3.000 – 5.000 ohm (ẩm ướt)
Cầm vào ống nước: 5.000 – 10.000 ohm (khô ráo) và 1.000 – 3.000 ohm (ẩm ướt)
Chạm bàn tay vào đường dây điện: 3.000 – 8.000 ohm (khô ráo) và 1.000 – 2.000 ohm (ẩm ướt)
Khi ta nắm chặt một tay vào ống nước: 1.000 – 3.000 ohm (khô ráo) và 500 – 1.500 ohm (ẩm ướt)
Khi ta nắm chặt cả hai tay vào ống nước: 500 – 1.500 ohm (khô ráo) và 250 – 750 ohm (ẩm ướt)
Khi ta nhúng tay vào chất lỏng dẫn điện tốt: 200 – 500 ohm (ẩm ướt)
Khi ta nhúng chân vào chất lỏng dẫn điện tốt: 100 – 300 ohm (ẩm ướt)
Tuy nhiên mức điện trở của từng người sẽ không hoàn toàn chính xác theo thang đo trên 100%. Điện trở sẽ phụ thuộc vào từng người, độ tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng,…
Cách Giải Bài Tập Dòng Điện Không Đổi. Nguồn Điện Hay, Chi Tiết
Cách giải bài tập Dòng điện không đổi. Nguồn điện hay, chi tiết
Bài giảng: Bài 7: Dòng điện không đổi – Cô Nguyễn Quyên (Giáo viên VietJack)
A. Tóm tắt lý thuyết
1. Dòng điện:
* Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
* Chiều quy ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương.
* Các tác dụng của dòng điện: dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng hoá học, tác dụng từ, tác dụng cơ và tác dụng sinh lí, trong đó tác dụng từ là tác dụng đặc trưng của dòng điện.
2. Cường độ dòng điện. Dòng điện không đổi:
* Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. Nó được xác định bằng thương số giữa điện lượng q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian t và khoảng thời gian đó:
* Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian
* Đơn vị của cường độ dòng điện: Ampe (A)
3. Nguồn điện:
* Điều kiện để có dòng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện.
* Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện trong mạch.
4. Suất điện động của nguồn điện:
* Công của nguồn điện là công của các lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn.
* Suất điện động E của một nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng công A của lực lạ khi làm dịch chuyển một đơn vị điện tích dương q ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích q đó:
Đơn vị: Vôn (V)
* Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết trị số của suất điện động của nguồn điện đó.
* Nguồn điện cũng là vật dẫn điện và cũng có điện trở. Mỗi nguồn điện được đặc trưng bằng suất điện động E và điện trở trong r của nó.
B. Kỹ năng giải bài tập
* Cường độ dòng điện:
trong đó Δq là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn (C)
Δt là khoảng thời gian điện lượng dịch chuyển (s)
* Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian
* Suất điện động E của một nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng công A của lực lạ khi làm dịch chuyển một đơn vị điện tích dương q ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích q đó:
trong đó: A là công của lực lạ (J)
q là độ lớn điện tích dịch chuyển (C)
* Kiến thức bổ sung:
trong đó: n là số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng trong 1s
e = 1,6.10-19 là điện tích electron
C. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Dòng điện là:
A. dòng dịch chuyển của điện tích.
B. dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích tự do.
C. dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.
D. dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và âm.
Hướng dẫn:
Chọn C.
Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Câu 2: Quy ước chiều dòng điện là:
A. chiều dịch chuyển của các electron
B. chiều dịch chuyển của các ion
C. chiều dịch chuyển của các ion âm
D. chiều dịch chuyển của các điện tích dương
Hướng dẫn:
Chọn D.
Chiều quy ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương.
Câu 3: Dòng điện không đổi là:
A. Dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian
B. Dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian
C. Dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian
D. Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian
Hướng dẫn:
Chọn D.
Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian
Câu 4: Khi dòng điện chạy qua đoạn mạch ngoài nối giữa hai cực của nguồn điện thì các hạt mang điện chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực:
A. Cu long B. hấp dẫn
C. lực lạ D. điện trường
Hướng dẫn:
Chọn D.
Khi dòng điện chạy qua đoạn mạch ngoài nối giữa hai cực của nguồn điện thì các hạt mang điện chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực điện trường.
Câu 5: Khi dòng điện chạy qua nguồn điện thì các hạt mang điện chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực:
A. Cu long B. hấp dẫn
C. lực lạ D. điện trường
Hướng dẫn:
Chọn C.
Khi dòng điện chạy qua nguồn điện thì các hạt mang điện chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực lạ.
Câu 6: Suất điện động của nguồn điện định nghĩa là đại lượng đo bằng:
A. công của lực lạ tác dụng lên điện tích q dương
B. thương số giữa công và lực lạ tác dụng lên điện tích q dương
C. thương số của lực lạ tác dụng lên điện tích q dương và độ lớn điện tích ấy
D. thương số công của lực lạ dịch chuyển điện tích q dương trong nguồn từ cực âm đến cực dương với điện tích đó.
Hướng dẫn:
Chọn D.
Suất điện động E của một nguồn điện được đo bằng công A của lực lạ khi làm dịch chuyển một đơn vị điện tích dương q ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích q đó
Câu 7: Một nguồn điện có suất điện động là E, công của nguồn là A, q là độ lớn điện tích dịch chuyển qua nguồn. Mối liên hệ giữa chúng là:
A. A = q.E B. q = A.E
C. E = q.A D. A = q 2.E
Hướng dẫn:
Chọn A.
Câu 8: Tính số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây nếu có điện lượng 15C dịch chuyển qua tiết diện đó trong 30 giây:
A. 5,15.10 6 B. 31,25.10 17
C. 8,5.10 10 D. 2,3.10 16
Hướng dẫn:
Chọn B.
Điện lượng dịch chuyển qua tiết diện trong 1s là:
Số electron đi qua tiết diện thẳng của dây dẫn kim loại trong 1 giây là:
Câu 9: Số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây là 1,25.10 19. Tính điện lượng đi qua tiết diện đó trong 15 giây:
A. 10C B. 20C
C. 30C D. 40C
Hướng dẫn:
Chọn C.
Điện lượng dịch chuyển qua tiết diện trong 1s là:
Điện lượng đi qua tiết diện đó trong 15 giây là: 2.15 = 30 (C)
Câu 10: Trong thời gian 4s một điện lượng 1,5C chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc bóng đèn. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là:
A. 0,375A B. 2,66A
C. 6A D. 3,75A
Hướng dẫn:
Chọn A.
Cường độ dòng điện qua bóng đèn là:
Câu 11: Cường độ dòng điện chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn là 1,5A. Trong khoảng thời gian 3s thì điện lượng chuyển qua tiết diện dây là:
A. 0,5C B. 2C
C. 4,5C D. 5,4C
Hướng dẫn:
Chọn C.
Trong khoảng thời gian 3s thì điện lượng chuyển qua tiết diện dây là:
Câu 12: Công của lực lạ làm di chuyển điện tích 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là:
A. 0,166V B. 6V
C. 96V D. 0,6V
Hướng dẫn:
Chọn B.
Suất điện động của nguồn là:
Câu 13: Suất điện động của một ắcquy là 3V, lực lạ làm di chuyển điện tích thực hiện một công 6mJ. Lượng điện tích dịch chuyển khi đó là:
A. 18.10-3C B. 2.10-3 C
C. 0,5.10-3C D. 1,8.10-3 C
Hướng dẫn:
Chọn B.
Lượng điện tích dịch chuyển khi đó là:
Câu 14: Dòng điện chạy qua bóng đèn hình của một ti vi thường dùng có cường độ 60µA. Số electron tới đập vào màn hình của tivi trong mỗi giây là:
A. 3,75.10-14 B. 7,35.10 14
C. 2, 66.10-14 D. 0,266.10-4
Hướng dẫn:
Chọn A.
Điện lượng đập vào màn hình tivi mỗi giây là: q = It = 60.10-6.1 = 6.10-5 (C)
Số electron đi qua tiết diện thẳng của dây dẫn kim loại trong 1 giây là:
Câu 15: Cường độ dòng điện không đổi chạy qua đoạn mạch là I = 0,125A. Tính điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của mạch trong 2 phút và số electron tương ứng chuyển qua:
A. 15C; 0,938.10 20 B. 30C; 0,938.10 20
C. 15C; 18,76.10 20 D. 30C;18,76.10 20
Hướng dẫn:
Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng trong 2 phút là: q = It = 15(C)
Số electron đi qua tiết diện thẳng của dây dẫn kim loại trong 1 giây là:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Lý Thuyết + Bài Tập: Mạch Điện Xoay Chiều 3 Pha
Trong bài viết này, chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn mạch điện xoay chiều 3 pha, cộng với việc làm bài tập sẽ giúp chúng ta càng nắm vững kiến thức phần này.
I. Khái niệm về điện xoay chiều 3 pha
Điện xoay chiều 3 pha là dòng điện xoay chiều được tạo ra bằng máy phát điện xoay chiều 3 pha dựa vào nguyên lý biến thiên của từ trường trong cuộn dây.
Hệ thống điện 3 pha gồm 1 dây lạnh và 3 dây nóng.
Điện năng sử dụng trong công nghiệp dưới dạng dòng điện 3 pha vì những lí do sau:
Máy phát điện xoay chiều 3 pha có cấu tạo đơn giản và đặc tính tốt hơn máy 1 pha.
Truyền tải điện năng bằng mạch điện 3 pha tiết kiệm được dây dẫn hơn so với việc truyền tải điện năng bằng dòng điện 1 pha.
II. Mạch điện xoay chiều 3 pha
Mạch điện xoay chiều 3 pha gồm: Nguồn điện 3 pha; dây dẫn; các tải 3 pha
1. Nguồn điện 3 pha
a) Cấu tạo
Để tạo ra nguồn điện 3 pha, ta dùng máy phát điện đồng bộ 3 pha có cấu tạo gồm:
Phần Roto: 1 nam châm điện dao động 1 chiều, xoay quanh trục cố định. Việc xoay quanh trục như vậy nhằm tạo ra được một lượng từ trường biến thiên phù hợp.
Phần STATO: Gồm 3 cuộn dây được thiết kế giống hết nhau từ kích thước đến số vòng. Chúng được đặt ngay trên vòng tròn lệch với nhau từng đôi một một góc 120 độ.
Dây quấn pha A kí hiệu là AX.
Dây quấn pha B kí hiệu là BY.
Dây quấn pha C kí hiệu là CZ
X,Y,Z: Điểm cuối pha
A,B,C điểm đầu pha
b) Nguyên lí làm việc:
Khi nam châm quay đều, trong giây cuốn mỗi pha xuất hiện suất điện động xoay chiều một pha
Vì 3 cuộn dây giống nhau đặt lệch nhau 120 độ nên suất điện động các pha bằng nhau và lệch pha nhau một góc 2π/3
Khi quay rôto, từ trường sẽ lần lượt quét các dây cuốn stato, và cảm ứng vào trong dây cuốn stato các sức điện động sin cùng biên độ, tần số và lệch nhau một góc 120 độ.Khi nam châm bắt đầu quay trong cuộn dây, thì điện áp sẽ sinh ra ở giữa 2 đầu cuộn dây. Điện áp này đồng thời sẽ sinh ra một dòng điện xoay chiều.
Mối liên hệ giữa dòng điện được sinh ra trong cuộn dây và vị trí của các nam châm được chỉ ra trong hình vẽ. Dòng điện lớn nhất sẽ được sinh ra khi 2 cực N và cực S của nam châm gần với cuộn dây nhất. Tuy nhiên, chiều dòng điện ở mỗi nửa vòng quay, của nam châm lại ngược nhau.
2. Tải 3 pha
Thường là động cơ điện 3 pha
a) Cách nối nguồn điện 3 pha
Có 2 cách nối phổ biến:
Nối tam giác: Điểm đầu pha này nối với điểm cuối pha kia. Ví dụ: A nối với Z; B nối với X; C nối với Y
Nối hình sao: Nối chung 3 điểm cuối X, Y, Z thành điểm trung tính.
Đối với nguồn, 3 điểm cuối X, Y, Z nối với nhau thành điểm trung tính O của nguồn
Đối với tải, 3 điểm cuối X’, Y’, Z’ nối với nhau tạo thành trung tính của tải O’
b) Sơ đồ mạch điện 3 pha
Khái niệm
Dây pha: Nối điểm đầu của nguồn (A, B,C) đến các tải
Dây trung tính: Nối từ điểm trung tính của nguồn đến điểm trung tính của tải
Điện áp dây: Điện áp giữa 2 dây pha (Ud)
Điện áp pha: Điện áp giữa điểm đầu và điểm cuối một pha (Up)
Dòng điện dây: Dòng điện trên dây pha (Id)
Dòng điện pha: Dòng điện trong mỗi pha (Ip)
Dòng điện trung tính: (Io)
Nguồn nối hình sao, tải nối hình sao:
Nguồn và tải nối hình sao có dây trung tính:
Nguồn nối hình sao, tải nối hình tam giác:
Quan hệ giữa đại lượng dây và pha
Xét với tải 3 pha đối xứng
Khi nối hình sao:
Khi nối hình tam giác:
III. Bài tập mạch điện xoay chiều 3 pha
Bài 1: Máy phát điện 3 pha có điện áp pha là 220V. Nếu nối hình sao hoặc tam giác thì ta sẽ có những giá trị điện áp dây, pha khác nhau. Tính các giá trị đó.
Giải:
Bài 2: Tải 3 pha gồm 3 điện trở R=10Ω, nối tam giác, đấu vào nguồn 3 pha có Ud=380V. Tính dòng điện pha, dòng điện dây?
Giải:
Lý thuyết cần biết về Động Cơ Không đồng bộ 3 pha
Bạn đang xem bài viết Bài Tập Liên Quan Đến Giá Trị Tức Thời Của Điện Áp Và Dòng Điện Trong Mạch Điện Xoay Chiều Và Dao Động Điện Từ( Có Lời Giải Chi Tiết) trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!