Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Tập Nhị Thức Niu Tơn (Newton) Tìm Số Hạng mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
CÔNG THỨC LŨY THỪA
Hầu hết các bạn khi học đến phần nhị thức Newton đều quên các công thức lũy thừa. Vì vậy trước khi vào giải bài tập nhị thức Newton các bạn cần ôn lại các công thức về lũy thừa. Việc này để hỗ trợ các bạn phần biến đổi số hạng tổng quát trong khai triển nhị thức Newton.
BÀI TẬP NHỊ THỨC NIU TƠN TÌM HỆ SỐ HOẶC SỐ HẠNG
Các bạn sẽ gặp các câu hỏi kiểu: “Tìm hệ số của x mũ …trong khai triển của…” ; “Tìm hệ số không chứa x trong khai triển của…”; “Tìm số hạng chứa x mũ …trong khai triển của…” hoặc các câu hỏi kiểu tương tự.
Vậy bài này giải thế nào cho nhanh? Thực ra có rất nhiều kiểu trình bày nhưng chung bản chất. Theo quan điểm cá nhân của tôi thì các bạn cứ dùng số hạng tổng quát (số hạng thứ k+1) sau đó cô lập 2 phần hệ số và ẩn. Tiếp theo tùy vào yêu cầu bài toán, các bạn cho số mũ của ẩn bằng số mũ cần tìm. Từ đó các bạn tìm được chỉ số. Cuối cùng thay chỉ số ngược lại phần hệ số hoặc thay vào số hạng tùy theo yêu cầu bài toán.
Nếu khai triển có nhiều hơn 1 ẩn thì cách làm hoàn toàn tương tự. Chỉ khác ở đây là chúng ta cần 1 hệ điều kiện để tìm chỉ số.
Với bài toán tìm số hạng không chứa x thì thực chất là tìm hệ số của số hạng chứa xº.
Trong một số bài toán tìm hệ số hay số hạng trong khai triển của nhị thức Newton. Có đi kèm với yêu cầu tìm n thỏa mãn một phương trình đại số tổ hợp. Chúng ta tìm n bằng cách giải phương trình trước. Sau đó quay trở lại dạng giống các ví dụ bên trên.
Hoặc người ta cũng có thể cho hệ số của khai triển chưa biết n và yêu cầu tìm n. Khi đó ta dùng số hạng tổng quát để lập phương trình tìm n.
BÀI TẬP TÌM HỆ SỐ HOẶC SỐ HẠNG CỦA TỔNG HOẶC TÍCH NHIỀU NHỊ THỨC NIU TƠN
Nếu trong biểu thức có tổng (hiệu) nhiều nhị thức Newton thì chúng ta cần đánh giá xem nhị thức nào chứa số mũ cần tìm. Việc này giúp chúng ta giảm bớt thời gian khai triển các nhị thức.
Chuyên Đề Bài Tập Các Định Luật Niu Tơn
BÀI TẬP CÁC ĐỊNH LUẬT NIU TƠN Dạng 1: Áp dụng định luật II Niu tơn cho vật (chịu tác dụng của hợp lực) Bài tập 1: a. Vật 5kg chịu tác dụng lực 15N. Tính gia tốc vật? b. Vật chịu tác dụng của lực 20N, chuyển động với gia tốc 2m/s. Tính khối lượng vật? ĐS: Bài tập 2: Một vật có khối lượng 50kg bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được 50cm thì đạt vận tốc 0,7m/s. Tính lực tác dụng vào vật ? (Bỏ qua ma sát) ĐS: Bài tập 3: Một ôtô khối lượng 3tấn, sau khi khởi hành 10s đi được quãng đường 25m. Tìm: a. Lực phát động của động cơ xe. b. Vận tốc và quãng đường xe đi được sau 20s. (Bỏ qua ma sát) ĐS: Bài tập 4: Một xe ôtô có khối lượng 2tấn đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì hãm phanh. Sau khi hãm phanh ôtô chạy thêm được 500m thì dừng hẳn. Tìm: a. Lực hãm phanh. Bỏ qua các lực cản bên ngoài. b. Thời gian từ lúc ôtô hãm phanh đến lúc dừng hẳn. ĐS: Dạng 2: Bài toán thay đổi hợp lực, khối lượng. Bài tập 5: Một vật đang chuyển động dưới tác dụng của lực F1 với gia tốc a1. Nếu tăng lực tác dụng thành F2 = 2F1 thì gia tốc của vật là a2 bằng bao nhiêu lần a1? Áp dụng: với a1= 2m/s2 tìm a2 ? ĐS: Bài tập 6: Lực F truyền cho vật có khối lượng m1 gia tốc a1 = 2m/s2, truyền cho vật có khối lượng m2 gia tốc a2 = 6m/s2. Hỏi nếu lực F truyền cho vật có khối lượng m = m1 + m2 thì gia tốc a của nó sẽ là bao nhiêu? ĐS: Bài tập 7: Lực F truyền cho vật có khối lượng m1 gia tốc a1 = 6m/s2, truyền cho vật có khối lượng m2 gia tốc a2 = 12m/s2. Hỏi nếu lực F truyền cho vật có khối lượng m = m2 - m1 thì gia tốc a của nó sẽ là bao nhiêu? ĐS: Bài tập 8: Xe lăn có khối lượng m= 500kg, dưới tác dụng của lực F, xe chuyển động đến cuối phòng mất 10s. Nếu chất lên xe một kiện hàng thì xe chuyển động đến cuối phòng mất 20s. Tìm khối lượng kiện hàng? ĐS: Bài tập 9: Dưới tác dụng của lực F nằm ngang, xe lăn chuyển động không vận tốc đầu, đi được quãng đường 3m trong thời gian t. Nếu đặt thêm vật có khối lượng 500g lên xe thì xe chỉ đi được quãng đường 2m trong thời gian t. Bỏ qua ma sát. Tìm khối lượng của xe. ĐS: Dạng 3: Áp dụng phương pháp động lực học (vật chịu tác dụng của nhiều lực) Bài tập 10: Người ta đẩy một cái thùng gỗ nặng 55kg theo phương nằm ngang với lực 220N làm thùng chyển động trên mặt phẳng nằm ngang. Biết lực ma sát cản trở chuyển động có độ lớn Fms=192,5N. Tính gia tốc của thùng? Bài tập 11: Một ô tô khởi hành với lực phát động là 2000N. Lực cản tác dụng vào xe là 400N. Khối lượng của xe là 800kg. Tính quãng đường xe đi được sau 10s khởi hành ? ĐS: 100m Bài tập 12: Một xe có khối lượng 1tấn, sau khi khởi hành 10s đi được quãng đường 50m. a. Tính lực phát động của động cơ xe ? Biết lực cản là 500N. b. Tính lực phát động của động cơ xe nếu sau đó xe chuyển động đều ? Biết lực cản không đổi trong suốt quá trình chuyển động. ĐS: 1500N 500N Bài tập 13: Một vật có khối lượng 3kg đang nằm yên trên sàn nhà. Khi chịu tác dụng của lực F cùng phương chuyển động thì vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 2m/s2. Lực ma sát trượt giữa vật và sàn là 6N. (Lấy g = 10m/s2) a. Tính độ lớn của lực F. b. Nếu bỏ qua ma sát thì sau 2s vật đi được quãng đường là bao nhiêu ? ĐS: Bài tập 14: Một người dùng dây kéo một vật có khối lượng m = 5(kg) trượt đều trên sàn nằm ngang với lực kéo F=20N. Dây kéo nghiêng một góc 600 so với phương ngang. Xác định độ lớn của lực ma sát. (Lấy g = 10m/s2). ĐS: Bài tập 15: Một người dùng một dây kéo một vật có khối lượng m=100kg trên sàn nằm ngang. Dây kéo nghiêng một góc so với phương ngang. Biết vật bắt đầu trượt từ trạng thái nghỉ, chuyển động nhanh dần đều và đạt vận tốc 1m/s khi đi được 1m. Lực ma sát của sàn lên vật khi vật trượt có độ lớn 125N. Tính lực căng của dây khi vật trượt ? ĐS: 202N. Bài tập 16: Vật có khối lượng m = 4kg chuyển động trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực theo phương ngang. Lực ma sát cản trở chuyển động của vật là 12N. (Lấy g = 10m/s2). Tính độ lớn của lực F để : m a. Vật chuyển động với gia tốc bằng 1,25 m/s2 b. Vật chuyển động thẳng đều. ĐS: Bài tập 17: Vật m = 5kg bắt đầu trượt trên mặt phẳng nghiêng góc 300 so với phương ngang như hình vẽ. Xác định các lực tác dụng lên vật? lấy g=10m/s2. a. Tìm gia tốc chuyển động của vật. b. Biết chiều dài mặt phẳng nghiêng là 1m. Tìm vận tốc của vật ở chân dốc và thời gian chuyển động của vật. ĐS: Bài tập 18: Vật m = 3kg chuyển động lên mặt phẳng nghiêng góc 450 so với phương ngang dưới tác dụng của lực kéo F. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng (lấy g=10m/s2). Tìm độ lớn của lực F khi: a. Vật trượt đều b. Vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a=2m/s. c. Biết độ cao mặt phẳng nghiêng là 10m. Tìm thời gian chuyển động của vật khi lên đến đỉnh mặt phẳng nghiêng m ĐS:
Chương Ii:bài Tập Các Định Luật Newton
Chương II:Bài tập các định luật Newton
Chương II: Bài tập lực hấp dẫn
Bài tập ba định luật Newton, các dạng bài tập ba định luật Newton, phương pháp giải bài tập ba định luật Newton chương trình vật lý lớp 10 cơ bản nâng cao
Dạng bài tập ba định luật Newton cơ bản áp dụng công thức định luật II Newton
Trong đó
F: độ lớn của hợp lực tác dụng vào vật (N)
m: khối lượng của vật (kg)
a: gia tốc của vật (m/s2)
độ lớn gia tốc của vật có thể được tính theo các công thức của chuyển động thẳng nhanh dần đều, chuyển động thẳng chậm dần đều
Lưu ý: để áp dụng được định luật II Newton hợp các lực tác dụng vào vật phải có độ lớn không đổi theo thời gian. Dạng bài tập ba định luật Newton chuyển động của vật chịu tác dụng của nhiều lực Công thức định luật II Newton tổng quát
Công thức định luật III Newton
Trong đó các lực thành phần có thể là
Phương pháp giải:
Phân tích các lực tác dụng vào vật
Viết biểu thức dạng véc tơ định luật II Newton
Chọn hệ qui chiếu, chiếu các lực thành phần lên hệ đó để tìm độ lớn (hoặc có thể tính độ lớn bằng cách ứng dụng nhanh kiến thức về toán véctơ cho vật lý)
Bài tập ba định luật Newton Bài tập 1. Lực không đổi tác dụng vào vật trong 0,6s làm vận tốc của vật giảm từ 8cm/s xuống 5cm/s. Tiếp tục giữ nguyên hướng và tăng độ lớn của lực tác dụng lên gấp đôi, xác định vận tốc của vật sau 2,2s.
Bài tập 2. Lực không đổi tác dụng vào vật m1 gây gia tốc 6m/s2; tác dụng vào vật m2 gây ra tốc 3m/s2. Tinh gia tốc của vật có khối lượng m1 + m2 chịu tác dụng của lực trên.
Bài tập 3. Vật 0,5kg đang chuyển với vận tốc 2m/s chịu tác dụng của hai lực, lực kéo FK và lực cản FC=0,5N vật chuyển động thẳng nhanh dần đều trên quãng đường 24m mất 4giây. a/ Xác định độ lớn của lực còn lại b/ Sau 24m, lực kéo biến mất thì vật sẽ dừng lại sau bao lâu?
Bài tập 4. Ô tô khối lượng 4 tấn tăng tốc chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau khi đạt vận tốc 54km/h ô tô đi thêm được 50m. Tính lực kéo của động cơ trong khoảng thời gian tăng tốc biết hệ số ma sát trượt của mặt đường 0,05; vận tốc ban đầu của ô tô là 18km/h. Lấy g=10m/s2 hỏi sau bao lâu từ lúc tăng tốc ô tô đạt vận tốc 72km/h, trong khoảng thời gian đó ô tô đi được quãng đường là bao nhiêu.
Bài tập 5. Tác dụng lực 4,5N không đổi theo phương ngang vào vật đang đứng yên có khối lượng 1500g. Hệ số ma sát trượt 0,2; g=10 m/s2 a) Sau 2 giây tính gia tốc, vận tốc của vật. b) Sau 2 giây ngừng tác dụng lực, tính quãng đường tổng cộng vật đi được trước khi dừng lại.
Bài tập 6. Vật khối lượng 1kg trượt trên mặt phẳng nghiêng AB góc 30o, hệ số ma sát trượt trên mặt phẳng AB µ1=0,1; vật trượt từ A đến B rồi đến điểm C trên mặt phẳng nằm ngang thì dừng lại tính hệ số ma sát trượt trên mặt phẳng AC lấy g=10 m/s2. Biết AB=1m, BC=10,35m
Bài tập 7. Vật chuyển đang chuyển động với vận tốc 20m/s trượt lên dốc dài 100m cao 10m. Cho g=10 m/s2, hệ số ma sát trượt 0,05. a) Tính gia tốc khi vật lên dốc, vật có đi hết dốc không? nếu có tính khoảng thời gian vật đi hết dốc và vận tốc của vật tại đỉnh dốc. b) Các yếu tố khác không đổi, vận tốc ban đầu của vât là 15m/s thì quãng đường vật đi được là bao nhiêu. Tính vận tốc của vật tại chân dốc sau khi lên dốc rồi trượt trở lại chân dốc.
Bài tập 8. Một xe có khối lượng 100kg bắt đầu chuyển động trên đường ngang. Biết sau khi chạy được 200m thì đạt vận tốc 20m/s. a) Tính gia tốc của chuyển động. b) tính lực kéo của động cơ khi : +/ lực cản không đáng kể +/ lực cản là 100N c) Xe đang chạy với vận tốc trên thì tắt máy. Hỏi xe chạy thêm được đoạn đường bao nhiêu và sau bao lâu thì dừng lại ( Lúc này lực cản là 100N)
Bài tập 9. Ném thẳng đứng một quả bóng khối lượng 400 g xuống mặt sàn với vận tốc 4m/s. Quả bóng chịu tác dụng trong thời gian 0,1 s rồi nảy lại ngược chiều với cùng vận tốc. Tính độ lớn lực trung bình tác dụng lên vật trong thời gian đó.
Bài tập 10. Một vật có khối lượng m = 10kg, chịu tác dụng của lực kéo Fk và lực ma sát có hệ số ma sát µ=0,2. Lấy g = 10m/s2. Biết vật chuyển động nhanh dần trên mặt ngang không vận tốc đầu, sau khi đi được 100m vật đạt vận tốc 10m/s. Xác định lực kéo tác dụng lên vật trong hai trường hợp: a) Lực kéo có phương song song với mặt ngang. b) Lực kéo hợp với phương ngang một góc 300.
Bài tập 11. Một vật có khối lượng 4 kg, dưới tác dụng của lực F thu được gia tốc 3 m/s2. Đặt thêm vào vật một vật khác thì cũng lực ấy chỉ gây được gia tốc 2 m/s2. Tính khối lượng của vật đặt thêm vào.
Bài tập 12. Hai xe lăn có khối lượng m1 = 2 kg, m2 = 3 kg được đặt trên ray thẳng nằm ngang. Cho hai xe tương tác với nhau bằng cách đặt một lò xo được nén ở giữa chúng rồi nối bằng dây chỉ. Sau khi đốt dây chỉ đứt xe một thu được vận tốc là 4 m/s. Tính tốc độ mà xe hai thu được.
Bài tập 13. Trên mặt nằm ngang không ma sát, xe một chuyển động với độ lớn vận tốc 5 m/s đến va chạm vào xe hai đang đứng yên. Sau va chạm, bật lại với tốc độ 150 cm/s, xe hai chuyển động với độ lớn vận tốc 200 cm/s. Biết khối lượng xe hai là 400 g. Tính khối lượng xe một.
Bài tập 14. Hai quả cầu chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang, quả cầu 1 chuyển động với vận tốc 4m/s đến va chạm vào quả cầu thứ hai đang đứng yên. Sau va chạm cả hai quả cầu chuyển động theo hướng cũ của quả cầu 1 với cùng vận tốc 2m/s. Tìm tỉ số khối lượng m1/m2
Bài tập 15. Một xe đang chạy với vận tốc 1m/s thì tăng tốc sau 2s có vận tốc 3m/s. Sau đó xe tiếp tuc̣ chuyển động đều trong thời gian 1s rồi tắt máy, chuyển động chậm dần đều sau 2s thì dừng hẳn. Biết xe có khối lượng 100kg. a/ Xác định gia tốc của ô tô trong từng giai đoạn ? b/ Xác định lực cản tác dụng vào xe. c/ Lực kéo của động cơ trong từng giai đoạn .
Bài tập 16. Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2m/s2, truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc 6m/s2. Hỏi F truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 một gia tốc bằng bao nhiêu
Bài tập 17. Một xe lăn khối lượng 50kg, dưới tác dụng của một lực kéo theo phương ngang, chuyển động không vận tốc đầu từ đầu phòng đến cuối phòng mất 10s. Khi chất lên xe một kiện hàng, xe phải chuyển động mất 20s. Bỏ qua ma sát. Tìm khối lượng của kiện hàng.
Bài tập 18. Vật chuyển động thẳng trên đoạn đường AB chịu tác dụng của lực F1 theo phương ngang và tăng tốc từ 0 lên 10m/s trong thời gian t. Trên đoạn đường BC vật chịu tác dụng lực F2 theo phương ngang và tăng tốc đến 15m/s cũng trong thời gian t. a/ Tính tỉ số F2/F1 b/ Vật chuyển động trên đoạn đường CD trong thời gian 2t vẫn dưới tác dụng của lực F2. Tìm vận tốc vật ở D. Biết A, B, C, D cùng nằm trên một đường thẳng.
Bài tập 19. Vật chịu tác dụng lực ngang F ngược chiều chuyển động thẳng trong 6s. Vận tốc giảm từ 8m/s còn 5m/s. Trong 10s tiếp theo lực tác dụng tăng gấp đôi về độ lớ còn hướng không đỏi. Tính vận tốc của vật ở điểm cuối.
Bài tập 21. Một xe tải khối lượng m = 2000kg đang chuyển động thì hãm phanh dừng lại sau khi đi thêm quãng đường 9m trong 3s. Tính lực hãm
Bài tập 22. Xe khối lượng m = 500kg đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Tìm lực hãm biết quãng đường đi được trong giây cuối cùng của chuyển động là 1m.
Bài tập 23. Đo quãng đường một vật chuyển động thẳng biến đổi đều đi được trong những khoảng thời gian 1,5s liên tiếp, người ta thấy quãng đường sau dài hơn quãng đường trước 90cm. Tìm lực tác dụng lên vật biết m = 150g
Bài tập 24. Quả bóng khối lượng 200 bay với vận tốc 90km/h đến đập vuông góc vào một bức tường rồi bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 54km/h. Thời gian va chạm là 0,05s. Tính lực tường tác dụng lên bóng.
Bài tập 25. quả bóng khối lượng 200g bay với vận tốc 72km/h đến đập vào tường và bật trở lại với độ lớn không đổi. Biết va chạm của bóng với tường theo định luật phản xạ gương, và bóng đến đập vào tường dưới góc tới 30o. Thời gian va chạm là 0,05s. Tính lực do tường tác dụng lên bóng.
Bài tập 26. Từ A, xe (1) chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu 5m/s đuổi theo xe II khởi hành cùng lúc tại B cách A 30cm. Xe II chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu và cùng hướng xe (I). Biết khoảng cách ngắn nhất giữa hai xe là 5m. Bỏ qua ma sát, khối lượng xe m1 = m2 = 1000kg. Tìm lực kéo của động cơ mỗi xe. Biết các xe chuyển động theo phương ngang với gia tốc a2 = 2a1
Bài tập 27. Hai chiếc xe lăn đặt nằm ngang, đầu xe A có gắn một lò xo nhỏ nhẹ, đặt hai xe sát nhau để lo xo nén lại rồi buông tay. Sau đó hai xe chuyển động, đi được các quãng đường s1 = 1m; s2 = 2m trong cùng thời gian. Bỏ qua ma sát, tính tỉ số khối lượng hai xe.
Bài tập 28. Xe A chuyển động với vận tốc 3,6km/h đến đạp vào xe B đang đứng yên. Sau va chạm xe A đội ngược lại với vận tốc 0,1m/s, còn xe B chạy tới với vận tốc 0,55m/s. Biết mB = 200g, tìm mA.
III/ Bài tập định luật II Newton và các lực cơ học
Các lực cơ bản, phân tích lực, biểu diễn lực, vẽ lực
Phương pháp giải bài tập các định luật Newton đầy đủ, phép chiếu các đại lượng véc tơ
Video: Bài giảng lực là gì, tổng hợp lực, phân tích lực, vật lý lớp 10
Bài tập 29. Đoàn tàu có khối lượng m = 1000 tấn bắt đầu chuyển bánh, lực kéo đầu máy là 25.104N, hệ số ma sát lăn là µ = 0,005. Tìm vận tốc của đoàn tàu khi nó đi được 1km và thời gian chuyển động trên quãng đường này. Lấy g=10m/s2
Bài tập 30. Vật khối lượng m đặt trên mặt phẳng ngang chịu tác dụng của lực kéo F hợp với phương ngang góc α. Biết vật chuyển động với gia tốc a và có hệ số ma sát trượt với sàn là µ. Tìm F
Bài tập 31. Vật khối lượng m = 20kg được kéo chuyển động ngang bởi lực F = 120N hợp với phương ngang góc α = α1 = 60o, vật chuyển động thẳng đều. Tìm gia tốc chuyển động nếu α = α2 = 30o, hệ số ma sát trượt của sàn µ, lấy g =10m/s2
Bài tập 32. Vật có khối lượng 2,5kg rơi thẳng từ độ cao 100m không vận tốc đầu, sau 10s thì chạm đất. Tìm lực cản của không khí (coi như không đổi) tác động lên vật. Lấy g = 10m/s2
Bài tập 33. Hai xe khối lượng m1 = 500kg; m2 = 1000kg khởi hành không vận tốc đầu từ A và B cách nhau 1,5m chuyển động đến gặp nhau. Lực kéo của các động cơ xe lần lượt là 600N và 900N. hệ số ma sát lăn của xe với mặt đường lần lượt là 0,1 và 0,05. Xe (II) khởi hành sau xe (I) 50s. Hỏi hai xe gặp nhau lúc nào và tại đâu? lấy g = 10m/s2
Bài tập 34. Từ mặt đất người ta ném một vật khối lượng 5kg lên cao theo phương thẳng đứng. Thời gian đạt độ cao cực đại là t1 thời gian trở lại mặt đất là t2. Biết t1 = t2/2. Tính độ lớn lực cản không khí (xem như không đổi). cho g = 10m/s2
Bài tập 35. Quả cầu khối lượng m = 100g treo ở đầu sợi dây trong một toa tàu. Tàu chuyển động ngang với gia tốc a. Dây treo nghiêng góc α = 30o với phương thẳng đứng. Tìm a và lực căng của dây. Lấy g =10m/s2.
Bài tập 36. Quả cầu khối lượng m được treo bởi hai dây nhẹ trên trần một toa xe như hình vẽ. AB = BC= CA. Toa xe chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a. Tính a a/ Cho biết lực căng của dây AC gấp ba lần lực căng dây AB b/ để dây AB chùng không căng.
Bài tập 37. Vật khối lượng m = 0,5kg nằm trên mặt bàn nằm ngang, gắn vào đầu một lò xo thẳng đứng có k = 10N/m. Ban đầu lò xo dài lo = 0,1m và không biến dạng. Khi bàn chuyển động đều theo phương ngang, lò xo nghiêng góc α = 60o so với phương thẳng đứng. Tìm hệ số ma sát µ giữa vật và bàn. Lấy g = 10m/s2
Bài tập 38. Xe tải khối lượng m = 1tấn bắt đầu chuyển động trên mặt đường nằm ngang. Biết hệ số ma sát lăn giữa hai xe và mặt đường là µ = 0,1. Ban đầu lực kéo của động cơ là 2000N a/ Tìm vận tốc và quãng đường chuyển động sau 10s b/ Trong giai đoạn kế, xe chuyển động đều trong 20s. Tìm lực kéo của động cơ xe trong giai đoạn này. c/ Sau đó xe tắt máy, hãm phanh và dừng lại sau khi bắt đầu hãm phanh 2s, tìm lực hãm. d/ Tính vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động. e/ Vẽ đồ thị vận tốc, gia tốc và đường đi của chuyển động.
Bài tập 39. Thang máy khối lượng 1000kg chuuyển động có đồ thị như hình vẽ. Tính lực căng của dây cáp treo trong thang máy trog từng giai đoạn chuyển động xét hai trường hợp a/ Thang máy đi lên b/ Thang máy đi xuống. c/ Biết buồng thang máy nêu trên có một người đứng trên sàn có khối lượng 50kg. Tìm trọng lượng của người trong từng giai đoạn chuyển động của thang máy. khi nào trọng lượng của người bằng0.
Bài tập 40. Khoảng cách giữa hai nhà ga là s = 10,8km. Một đầu máy xe lửa khối lượng m = 1tấn khởi hành không vận tốc đầu từ nhà ga I, chuyển động thẳng nhanh dần đều trong thời gian t1 = 5phút, sau đó chạy chậm dần đều và dừng lại trước nhà ga II, thời gian chuyển động tổng cộng là t = 20phút. Biết hệ số ma sát lăn là µ = 0,04. Tìm lực kéo của đầu máy trong từng giai đoạn chuyển động.
Số Nhị Phân, Mức Logic Và Dạng Sóng Số
1-2.SỐ NHỊ PHÂN, MỨC LOGIC, VÀ DẠNG SÓNG SỐ
Điện tử số bao gồm những mạch và những hệ thống mà trong đó chỉ có 2 trạng thái khả dĩ. Những trạng thái này được biễu diễn bởi hai mức điện áp khác nhau: CAO và THẤP. Hai trạng thái này cũng có thể được biểu diễn bởi những mức dòng điện, những bit và những điểm gồ lên trên CD và DVD v.v…Trong hệ thống số chẳng hạn như máy tính, sự kết hợp giữa hai trạng thái được gọi là mã. Mã được dùng để biểu diễn những số, kí tự, bảng chữ cái, và những loại thông tin khác. Hệ thống có hai trạng thái gọi là hệ nhị phân, và hai số của nó là 0 và 1. Một số nhị phân được gọi là bit.
Sau khi hoàn thành phần này, bạn sẽ có thể
Số nhị phân
Trog một hệ nhị phân, 1 và 0 được gọi là bit (bit là dạng rút gọn của binary digit). Trong mạch số, hai mức điện áp khác nhau được dùng để biểu diễn hai bit. Nói chung, 1 được biễu diễn bởi những mức điện áp cao hơn mà chúng ta gọi là MỨC CAO, và 0 được biễu diễn bởi những mức điện áp thấp hơn mà chúng ta sẽ gọi là MỨC THẤP. Cách biễu diễn này được gọi là logic dương và sẽ được dùng trong toàn bộ sách này
HIGH = 1vàLOW = 0
Có những hệ thống khác trong đó 1 được biểu diễn bởi MỨC THẤP và 0 được biễu diễn bởi MỨC CAO được gọi là logic âm.
Những mức logic
Điện áp được dùng để biễu diễn bởi 1 và 0 được gọi là những mức logic. Một cách lí tưởng, một mức điện áp biễu diễn CAO và mức điện áp khác biễu diễn THẤP. Tuy nhiên, trong mạch số thực tế, MỨC CAO có thể là bất cứ giá trị điện áp nào nằm giữa giá trị cực đại và cực tiểu nào đó. Tương tự, MỨC THẤP có thể là bất kì giá trị điện áp nào nằm giữa những giá trị cực đại và cực tiểu nhất định.
Không có sự xen phủ giữa khoảng chứa những mức cao và khoảng chứa những mức thấp.
Hình 1-5 minh họa khoảng chứa những mức cao và khoảng chứa những mức thấp đối với một mạch số trong trường hợp tổng quát. Biến V H(max) biễu diễn giá trị điện áp cao cực đại, và V H(min) biễu diễn giá trị điện áp cao cực tiểu. Giá trị điện áp thấp cực đại được biễu diễn bởi V L(max) và giá trị điện áp thấp cực tiểu được biểu diễn bởi V L(min). Giá trị điện áp giữa V L(max) và V H(min) không được chấp nhận trong hoạt động của mạch. Khi một giá trị điện áp đưa vào mạch không thuộc khoảng chứa những mức điện áp cao và cũng không thuộc khoảng chứa những mức điện áp thấp thì nó là những giá trị không được chấp nhận. Chẳng hạn, đối với mạch CMOS, những giá trị điện áp nằm trong khoảng từ 2 tới 3.3 V có thể xem là mức cao và những giá trị điện áp nằm trong khảng từ 0 đến 0.8V có thể xem là mức thấp. Vì vậy, nếu mức điện áp 2.5 V được đặt vào mạch, mạch sẽ hiểu nó là cao, số nhị phân 1. Còn nếu điện áp 0.5 V được đặc vào mạch sẽ hiểu nó là thấp hoặc số nhị phân 0. Đối với loại mạch này, điện áp từ 0.8 V đến 2 V không được chấp nhận.
Sóng số
Sóng số bao gồm những mức điện áp thay đổi qua lại giữa những mức hoặc trạng thái CAO và THẤP. Hình 1-6(a) biễu diễn xung dương đơn được tạo ra khi điện áp (hoặc dòng điện) đi từ mức thấp đến mức cao rồi trở lại mức thấp. Xung âm trong hình 1-6(b) được tạo ra khi điện áp đi từ mức cao đến mức thấp và trở lại mức cao. Sóng số được tạo ra từ một chuỗi các xung.
Xung Như được chỉ trong hình 1-6, một xung có 2 sườn: sườn trước ban đầu xuất hiện tại thời điểm t 0 và sườn sau xuất hiện tại thời điểm t 1. Đối với xung dương, sườn trước là sườn đang tăng và sườn sau là sườn đang giảm. Xung trong hình 1-6 là lí tưởng bởi vì sự tăng và giảm của sườn được giả sử là thay đổi tức thời. Trong thực tế, những sự chuyển dịch này không bao giờ tức thời, tuy vậy trong đa số các trường hợp, bạn vẫn có thể giả sử rằng xung lí tưởng.
Cạnh tà do điện dung kí sinh và điện trở mạch, chúng hình thành nên mạch RC với thời hằng thấp.
Thời gian cần thiết để một xung đi từ mức thấp đến mức cao của nó được gọi là thời gian tăng (t r), và thời gian cần thiết để chuyển từ mức cao đến mức thấp được gọi là thời gian giảm (t f). Trong thực tế, thường thời gian tăng được đo từ 10% biên độ xung đến 90% biên độ xung và đo thời gian giảm từ 90% đến 10% biên độ xung, như được chỉ ra trong hình 1-7. Phần đồ thị bên dưới 10% và bên trên 90% xung không bao gồm trong thời gian tăng và thời gian giảmbởi vì dạng sóng trong khu vực này là phi tuyến. Độ rộng xung (t W) là khoảng thời gian tồn tại của xung và thường được định nghĩa là khoảng thời gian giữa những điểm 50% sườn trước và sườn sau như được chỉ trong hình 1-7.
Đặc tính của sóng Đa số các dạng sóng trong hệ thống số bao gồm một chuỗi các xung, thỉnh thoảng được gọi là dãy xung, và có thể được phân loại thành tuần hoàn hoặc không tuần hoàn. Xung tuần hoàn là xung tự lặp lại nó sau những khoảng thời gian cố định, được gọi là chu kì (T). Xung không tuần hoàn không tự lặp lại sau những khoảng thời gian cố định và có thể bao gồm những xung có độ rộng khác nhau một cách ngẫu nhiên và khoảng thời gian khác nhau ngẫu nhiên giữa các xung. Ví dụ về mỗi loại được biễu diễn trong hình 1-8.
Một tính chất quan trọng của sóng dạng xung là chu trình làm việc của nó, là tỉ lệ giữa độ rộng xung (t W) và chu kì (T). Nó có thể được biểu diễn theo %.
Ví dụ 1-1 Một phần của sóng dạng số tuần hoàn được biễu diễn trong hình 1-9. Xác định chu kì, tần số và chu trình làm việc.
Sóng dạng số mang thông tin nhị phân
Thông tin nhị phân đưa vào hệ thống số là dạng sóng được biểu diễn bằng một chuỗi các bit. Khi dạng sóng cao, số nhị phân 1 được đưa vào; khi dạng sóng thấp, số nhị phân 0 được đưa vào. Mỗi bit trong chuỗi chiếm một khoảng thời gian xác định được gọi là thời gian bit.
Giản đồ thời gian Giản đồ thời gian là đồ thị của sóng số biễu diễn mối quan hệ thực sự của hai hoặc nhiều dạng sóng và mỗi dạng sóng thay đổi như thế nào đối với các dạng sóng khác. Hình 1-11 là giản đồ thời gian của 4 dạng sóng. Từ giản đồ thời gian này bạn có thể thấy rằng ba sóng A, B và C là cao chỉ trong bit thời gian thứ 7 và tất cả chúng thay đổi trở lại mức thấp tại cuối thời gian bit thứ 7 (vùng được tô màu).
Truyền dữ liệu
Khi những bit được truyền theo hình thức nối tiếp từ một điểm đến một điểm khác, mỗi lần chúng gửi một bit qua một dây. Đó là trường hợp truyền dữ liệu từ máy tính đến modem (hình 1-12a). Trong khoảng thời gian từ t 0 đến t 1 , bit đầu tiên được truyền. trong khoảng thời gian từ t 1 đến t 2 bit thứ hai được truyền, và v.v..Để truyền 8 bit nối tiếp, nó mất 8 khoảng thời gian như vậy.
Câu hỏi phần 1-2
Bạn đang xem bài viết Bài Tập Nhị Thức Niu Tơn (Newton) Tìm Số Hạng trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!