Cập nhật thông tin chi tiết về Bạn Nghĩ Mình Đã Hiểu Đúng Về 2 Chữ “Gia Trưởng”? Hãy Nghĩ Lại! mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngày nay, từ “gia trưởng” thường mang hàm nghĩa xấu: người đàn ông độc đoán, cứng nhắc, kiêu ngạo, áp đặt ý chí của mình lên người khác thì bị gọi là “gia trưởng”. Ai ai cũng nhắc đến từ “gia trưởng” như thế!
Bởi vì từ “gia trưởng” xuất sinh từ thời cổ và xuất hiện nhiều trong Nho gia, nên nghiễm nhiên bị coi là tàn dư phong kiến, lạc hậu, đạo Nho vì thế cũng bị coi là trọng nam khinh nữ, phản tiến bộ.
“Gia trưởng” thực sự là gì ?
Bản thân “gia trưởng” chỉ có nghĩa là “người chủ gia đình”. Vì sao một gia đình lại cần có chủ? Trong thế giới quan của Nho gia, gia đình là tế bào của xã hội, gia đình hài hòa yên ấm thì xã hội mới thái bình thịnh trị. Ngược lại, gia đình lục đục thì xã hội cũng rối loạn. “Tề gia” và “trị quốc” có mối quan hệ khăng khít. Đức Khổng Tử nói: “Phải làm sao cho mọi người làm tròn chức vụ của mình. Vua ở cho hết phận vua, tôi ở cho hết phận tôi, cha ở cho hết phận cha, con ở cho hết phận con.”
Vua Cảnh Công khen rằng: “Ngài nói phải thay! Nghĩ như vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con, ở trong tình cảnh hỗn loạn như thế, dẫu là ta có lúa thóc đầy kho, có chắc được ngồi yên mà ăn được không?”
“Tề gia” và “trị quốc” ấy lại bắt đầu từ “tu thân”. “Tu thân” là tu dưỡng đạo đức. Sách Đại Học có câu: “Làm vua thì hết mình thực hiện đức nhân. Làm bề tôi thì hết mình thực hiện đức kính. Làm con thì hết mình thực hiện đức hiếu. Làm cha thì hết mình thực hiện đức từ. Cùng người trong nước quan hệ với nhau phải hết mình thực hiện đức tín.”
Bậc gia trưởng muốn giáo dưỡng được con trẻ, duy trì được gia quy, thì trước tiên phải có đạo đức, vì “tự bản thân mình không tu dưỡng tốt thì không lấy gì chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc được“.
Như vậy có thể thấy, hai chữ “gia trưởng” vốn mang hàm nghĩa tốt đẹp, hài hòa. Bản thân chữ “Nho” trong Nho giáo là chữ “Nhân” đứng cạnh chữ “Nhu” mà thành, chỉ người vừa nhân đức vừa nhu thuận. Điều này chẳng trái ngược với quan điểm hiện nay cho nhà Nho là độc đoán, chuyên quyền hay sao? Nhà Nho là người học sách thánh hiền, dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lý. Chẳng thế mà người nào có phong thái thanh cao cũng được khen là “nho nhã”.
Gia trưởng phải chăng là “chà đạp coi thường phụ nữ”?
Dẫu vậy, không ít người hiện nay do hiểu lầm mà đả kích Nho giáo là “chà đạp phụ nữ”. Thật vậy chăng? Thực tế là, Nho giáo đề cao tình nghĩa vợ chồng, không cho phép ngoại tình sau khi kết hôn. Đàn ông không được ngoại tình, đánh mắng vợ vì đó là hành vi “bất nhân, bất nghĩa”, sẽ bị các bậc trưởng thượng và gia tộc phê phán. Mẹ già không lo bị con cái bỏ rơi. Phụ nữ tu dưỡng Công-Dung-Ngôn-Hạnh, khiến cho gia đình được yên ấm. Nho giáo cũng coi trọng trinh tiết, phê phán quan hệ tình dục trước hôn nhân và sống thử, coi đó là hành vi bại hoại đạo đức và gia quy.
Nếu so với “giải phóng tình dục” hiện nay và “chà đạp phụ nữ” thì cái nào hơn? Ngày nay, người ta dường như rất coi trọng bình đẳng giới: em rửa bát thì anh phải quét nhà. Song “em rửa bát anh quét nhà” có đủ là tôn trọng phụ nữ không?
Khi ngày nay dục vọng và tà dâm lại được coi là “bản lĩnh đàn ông”, “tình một đêm” lại chứng tỏ “tư tưởng thông thoáng”, “ông ăn chả, bà ăn nem” thì các bậc tiền bối trong gia đình cũng không thể can thiệp vào. Điều này trực tiếp và gián tiếp dẫn đến bao chuyện đau lòng: nạo phá thai tuổi vị thành niên, bệnh lây qua đường tình dục, gia đình lục đục bất hòa… Người phụ nữ trong xã hội hiện nay, tuy trên bề mặt có luật pháp bảo vệ, nhưng thực tế đã không còn “tâm pháp” bảo hộ nữa.
“Nắm tay nhau cho tới bạc đầu” (Kinh Thi)
Vào thời Bắc Tống có một vị nho sinh tên Lưu Đình Thức, người Tề Châu (Sơn Đông ngày nay). Trước khi đỗ tiến sỹ, ông từng quen biết một người con gái tại quê nhà, đã xác định đi đến hôn nhân nhưng chỉ là chưa chính thức làm lễ ăn hỏi.
Về sau, Lưu Đình Thức đỗ tiến sỹ, làm quan nức tiếng một vùng. Trớ trêu thay, người con gái ấy lại lâm bệnh, đến nỗi mù cả hai mắt. Gia cảnh cô bần hàn, vì thế cũng không dám nhắc lại chuyện hôn nhân với nhà họ Lưu nữa.
Trong số các vị bằng hữu, có người khuyên Lưu Đình Thức: “Người con gái kia đã bị mù cả hai mắt, ông nên vì tiền đồ của bản thân và tương lai của gia đình mà chọn người khác để kết hôn. Nếu ông nhất định muốn cùng nhà ấy kết thân, thì hãy lấy em gái của cô ta mới tốt”.
Lưu Đình Thức đáp rằng: “Ta năm đó cùng cô ấy đính ước, đã hứa trao tấm lòng mình cho cô ấy rồi. Giờ đây nàng mắt đã bị mù, nhưng cái tâm của nàng vẫn còn nguyên tốt đẹp. Ta nếu làm trái tâm nguyện xưa, thì tâm ta đã điên đảo trở nên xấu xa rồi. Mỗi người sớm muộn đều sẽ về già, lúc vợ đã già nhan sắc héo tàn, chúng ta cũng không thể thay thế một cô gái trẻ đẹp đúng chăng? Con người phải giữ được lòng thành tín, bản thân không thể thay lòng.”
Và rồi hai người người họ thành thân. Lưu Đình Thức hết lòng chăm lo cho người vợ mù, đôi vợ chồng chung sống hòa thuận, rất mực thương yêu nhau, trước sau nuôi dạy được mấy người con.
Kết
Lòng chung thủy và tín nghĩa của nho sinh Lưu Đình Thức thể hiện trọn vẹn nhân sinh quan của Nho gia về đạo phu thê, trong đó người phụ nữ được bảo vệ bằng chuẩn mực đạo đức rất cao. Lưu gia là một “gia trưởng” đúng nghĩa. Vậy “gia trưởng” đích thực có nội hàm như thế nào, “gia trưởng” rốt cuộc là tốt hay xấu, hẳn chúng ta đã đều phân biệt rõ.
Ngôn ngữ chuyên chở nội hàm văn hóa (“Văn dĩ tải đạo”), bởi thế, sự hiểu lầm hay bóp méo ý nghĩa của từ ngữ có thể dẫn tới vô tình hoặc cố ý phủ định nét đẹp của văn hóa truyền thống. Nếu như mỗi người tự có thể ý thức được tư tưởng chân chính đằng sau mỗi câu chữ mình sử dụng, từ đó tìm về cội nguồn văn hóa tốt đẹp của dân tộc, thì đạo đức mới được đề cao trở lại, thì các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội mới trở nên hài hòa thực sự.
Mã Lương- Hà Phương
Bạn Nghĩ Mình Đã Hiểu Đúng Về 2 Chữ “Gia Trưởng”? Hãy Nghĩ Lại!
Ngày nay, từ “gia trưởng” thường mang hàm nghĩa xấu: người đàn ông độc đoán, cứng nhắc, kiêu ngạo, áp đặt ý chí của mình lên người khác thì bị gọi là “gia trưởng”. Ai ai cũng nhắc đến từ “gia trưởng” như thế!
Bởi vì từ “gia trưởng” xuất sinh từ thời cổ và xuất hiện nhiều trong Nho gia, nên nghiễm nhiên bị coi là tàn dư phong kiến, lạc hậu, đạo Nho vì thế cũng bị coi là trọng nam khinh nữ, phản tiến bộ.
“Gia trưởng” thực sự là gì ?
Bản thân “gia trưởng” chỉ có nghĩa là “người chủ gia đình”. Vì sao một gia đình lại cần có chủ? Trong thế giới quan của Nho gia, gia đình là tế bào của xã hội, gia đình hài hòa yên ấm thì xã hội mới thái bình thịnh trị. Ngược lại, gia đình lục đục thì xã hội cũng rối loạn. “Tề gia” và “trị quốc” có mối quan hệ khăng khít. Đức Khổng Tử nói: “Phải làm sao cho mọi người làm tròn chức vụ của mình. Vua ở cho hết phận vua, tôi ở cho hết phận tôi, cha ở cho hết phận cha, con ở cho hết phận con.”
Vua Cảnh Công khen rằng: “Ngài nói phải thay! Nghĩ như vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con, ở trong tình cảnh hỗn loạn như thế, dẫu là ta có lúa thóc đầy kho, có chắc được ngồi yên mà ăn được không?”
“Tề gia” và “trị quốc” ấy lại bắt đầu từ “tu thân”. “Tu thân” là tu dưỡng đạo đức. Sách Đại Học có câu: ” Làm vua thì hết mình thực hiện đức nhân. Làm bề tôi thì hết mình thực hiện đức kính. Làm con thì hết mình thực hiện đức hiếu. Làm cha thì hết mình thực hiện đức từ. Cùng người trong nước quan hệ với nhau phải hết mình thực hiện đức tín.”
Bậc gia trưởng muốn giáo dưỡng được con trẻ, duy trì được gia quy, thì trước tiên phải có đạo đức, vì “tự bản thân mình không tu dưỡng tốt thì không lấy gì chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc được“.
Như vậy có thể thấy, hai chữ “gia trưởng” vốn mang hàm nghĩa tốt đẹp, hài hòa. Bản thân chữ “Nho” trong Nho giáo là chữ “Nhân” đứng cạnh chữ “Nhu” mà thành, chỉ người vừa nhân đức vừa nhu thuận. Điều này chẳng trái ngược với quan điểm hiện nay cho nhà Nho là độc đoán, chuyên quyền hay sao? Nhà Nho là người học sách thánh hiền, dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lý. Chẳng thế mà người nào có phong thái thanh cao cũng được khen là “nho nhã”.
Gia trưởng phải chăng là “chà đạp coi thường phụ nữ”?
Dẫu vậy, không ít người hiện nay do hiểu lầm mà đả kích Nho giáo là “chà đạp phụ nữ”. Thật vậy chăng? Thực tế là, Nho giáo đề cao tình nghĩa vợ chồng, không cho phép ngoại tình sau khi kết hôn. Đàn ông không được ngoại tình, đánh mắng vợ vì đó là hành vi “bất nhân, bất nghĩa”, sẽ bị các bậc trưởng thượng và gia tộc phê phán. Mẹ già không lo bị con cái bỏ rơi. Phụ nữ tu dưỡng Công-Dung-Ngôn-Hạnh, khiến cho gia đình được yên ấm. Nho giáo cũng coi trọng trinh tiết, phê phán quan hệ tình dục trước hôn nhân và sống thử, coi đó là hành vi bại hoại đạo đức và gia quy.
Nếu so với “giải phóng tình dục” hiện nay và “chà đạp phụ nữ” thì cái nào hơn? Ngày nay, người ta dường như rất coi trọng bình đẳng giới: em rửa bát thì anh phải quét nhà. Song “em rửa bát anh quét nhà” có đủ là tôn trọng phụ nữ không?
Khi ngày nay dục vọng và tà dâm lại được coi là “bản lĩnh đàn ông”, “tình một đêm” lại chứng tỏ “tư tưởng thông thoáng”, “ông ăn chả, bà ăn nem” thì các bậc tiền bối trong gia đình cũng không thể can thiệp vào. Điều này trực tiếp và gián tiếp dẫn đến bao chuyện đau lòng: nạo phá thai tuổi vị thành niên, bệnh lây qua đường tình dục, gia đình lục đục bất hòa… Người phụ nữ trong xã hội hiện nay, tuy trên bề mặt có luật pháp bảo vệ, nhưng thực tế đã không còn “tâm pháp” bảo hộ nữa.
“Nắm tay nhau cho tới bạc đầu” (Kinh Thi)
Vào thời Bắc Tống có một vị nho sinh tên Lưu Đình Thức, người Tề Châu (Sơn Đông ngày nay). Trước khi đỗ tiến sỹ, ông từng quen biết một người con gái tại quê nhà, đã xác định đi đến hôn nhân nhưng chỉ là chưa chính thức làm lễ ăn hỏi.
Về sau, Lưu Đình Thức đỗ tiến sỹ, làm quan nức tiếng một vùng. Trớ trêu thay, người con gái ấy lại lâm bệnh, đến nỗi mù cả hai mắt. Gia cảnh cô bần hàn, vì thế cũng không dám nhắc lại chuyện hôn nhân với nhà họ Lưu nữa.
Trong số các vị bằng hữu, có người khuyên Lưu Đình Thức: “Người con gái kia đã bị mù cả hai mắt, ông nên vì tiền đồ của bản thân và tương lai của gia đình mà chọn người khác để kết hôn. Nếu ông nhất định muốn cùng nhà ấy kết thân, thì hãy lấy em gái của cô ta mới tốt”.
Lưu Đình Thức đáp rằng: “Ta năm đó cùng cô ấy đính ước, đã hứa trao tấm lòng mình cho cô ấy rồi. Giờ đây nàng mắt đã bị mù, nhưng cái tâm của nàng vẫn còn nguyên tốt đẹp. Ta nếu làm trái tâm nguyện xưa, thì tâm ta đã điên đảo trở nên xấu xa rồi. Mỗi người sớm muộn đều sẽ về già, lúc vợ đã già nhan sắc héo tàn, chúng ta cũng không thể thay thế một cô gái trẻ đẹp đúng chăng? Con người phải giữ được lòng thành tín, bản thân không thể thay lòng.”
Và rồi hai người người họ thành thân. Lưu Đình Thức hết lòng chăm lo cho người vợ mù, đôi vợ chồng chung sống hòa thuận, rất mực thương yêu nhau, trước sau nuôi dạy được mấy người con.
Kết
Lòng chung thủy và tín nghĩa của nho sinh Lưu Đình Thức thể hiện trọn vẹn nhân sinh quan của Nho gia về đạo phu thê, trong đó người phụ nữ được bảo vệ bằng chuẩn mực đạo đức rất cao. Lưu gia là một “gia trưởng” đúng nghĩa. Vậy “gia trưởng” đích thực có nội hàm như thế nào, “gia trưởng” rốt cuộc là tốt hay xấu, hẳn chúng ta đã đều phân biệt rõ.
Ngôn ngữ chuyên chở nội hàm văn hóa (“Văn dĩ tải đạo”), bởi thế, sự hiểu lầm hay bóp méo ý nghĩa của từ ngữ có thể dẫn tới vô tình hoặc cố ý phủ định nét đẹp của văn hóa truyền thống. Nếu như mỗi người tự có thể ý thức được tư tưởng chân chính đằng sau mỗi câu chữ mình sử dụng, từ đó tìm về cội nguồn văn hóa tốt đẹp của dân tộc, thì đạo đức mới được đề cao trở lại, thì các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội mới trở nên hài hòa thực sự.
Mã Lương- Hà Phương
Bạn Đã Hiểu Đúng Định Nghĩa Về Bán Hàng?
Việc thiếu tính nhất quán này đã gây ra nhiều phiền hà, vì những gì ta nghĩ thường quyết định cách ta làm. Khi một tổ chức không có một định nghĩa “bán hàng” duy nhất, thì những người bán hàng sẽ làm việc theo những cách khác nhau dựa trên định nghĩa riêng của mình. Ðiều đó sẽ không tốt cho đội ngũ bán hàng và chắc chắn sẽ không tốt cho cả công ty.
Tệ hơn nữa, những người bán hàng đôi khi còn nghĩ rằng, họ phải thay mặt công ty để thực hiện những việc mâu thuẫn với cách mà chính bản thân họ nhìn nhận.
Họ tin rằng muốn bán được hàng thì họ cần phải thúc ép (mà hầu hết chúng ta lại không muốn bị ai thúc ép). Họ nghĩ rằng họ phải gây áp lực hay lôi kéo bằng cách nào đó (mà tất cả chúng ta lại không muốn bị ai gây áp lực hoặc lôi kéo). Hầu hết chúng ta ai cũng muốn tránh bị dính líu. Thật thú vị, để thành công trong lãnh vực bán hàng, bạn không cần phải trở thành kiểu người mà bạn không muốn trở thành, nhưng bạn rất cần có niềm đam mê, sự tận tâm và tính hiếu kỳ. Thật là dễ dàng để có được những thứ đó khi bạn hiểu đúng định nghĩa “bán hàng”, và chính những niềm tin đó sẽ là kim chỉ nam cho cách hành xử của bạn.
Thứ nhất, bán hàng là giáo huấn
Mọi thương vụ thành công đều bao gồm yếu tố giáo dục; cả khách hàng tiềm năng và người bán hàng đều học được điều gì đó mà trước đây họ chưa biết. Hầu hết các khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại đều không muốn nghĩ rằng người bán hàng đang giáo huấn mình, nhưng việc học vẫn xảy ra một cách hoàn hảo. Và khi đã xảy ra thì nó khởi đầu cho một sự thay đổi trong cách hành xử.
“Mọi thương vụ thành công đều bao gồm yếu tố giáo dục; cả khách hàng tiềm năng và người bán hàng đều học được điều gì đó mà trước đây họ chưa biết.”
Dạy ở đây không phải là thuyết giảng, truyền đạt một cách máy móc thông điệp cốt lõi cho thương hiệu của bạn, hay đọc một mạch các tính năng và lợi ích của sản phẩm. Hãy nghĩ về những người thầy giỏi nhất của bạn ở trong trường, không phải lúc nào họ cũng thao thao bất tuyệt với bạn. Những thầy giáo giỏi là các chuyên gia thu hút sự chú ý của học sinh, tạo điều kiện cho chúng trao đổi và bắt chúng phải động não. Ðó cũng chính là những gì mà người bán hàng giỏi phải làm: đưa thông tin, thu hút, tham gia, và kích thích sự suy nghĩ. Họ kết nối mọi người, tạo ra những cuộc đối thoại có ý nghĩa, và khuyến khích khách hàng mở rộng tâm trí của mình theo cách một ông thầy giỏi vẫn làm với các sinh viên.
Thứ hai, bán hàng thực sự là tìm ra những gì người ta cần và giúp họ có được những thứ ấy
Nên nhớ rằng, người ta mua những thứ người ta thích chứ không nhất thiết là thứ người ta cần (mặc dù hai thứ này đôi khi trùng nhau). Liệu người ta có biết cái mình thực sự muốn là gì không? Hầu hết mọi người không thấy rõ hoặc không hoàn toàn hiểu được tình trạng của mình, thậm chí họ còn không biết chính xác những gì đang xảy ra hoặc không biết tới những giải pháp đã có sẵn. Họ nghĩ rằng họ chỉ muốn thứ này, trong khi đó trên thực tế, một sản phẩm hoặc dịch vụ khác có thể đáp ứng nhu cầu của họ tốt hơn.
2. Ví dụ về bán hàng:
Có một vị khách hàng từng vào một cửa hàng của hãng máy tính Apple để đổi một chiếc Macintosh. Ông đã nghiên cứu và quyết định rằng Power Mac G5 chính là mẫu máy mà ông muốn. Tuy nhiên, trước khi chạy thử máy, nhân viên bán hàng của Apple đã đưa ra vài câu hỏi:
Ông dùng máy tính này để làm gì?
Ông có vẽ đồ họa nhiều không?
Có thường làm việc với các dữ liệu có dung lượng lớn cùng lúc không?
Thêm một vài câu hỏi nữa đã giúp bạn tôi thấy được nhu cầu thực sự của mình, và mẫu Power Mac G5 không phải là nhu cầu của ông. Người bán hàng gợi ý mẫu iMac G5. Nó có thể giúp ông làm được tất cả những gì ông muốn (và còn nhiều hơn thế nữa), giá trọn gói rẻ hơn cái Power Mac những 400 đô-la.
Như vậy chúng ta không bán mà chúng ta giúp cho khách hàng mua. Công việc hàng ngày của bạn chỉ đơn giản là tìm xem (từng bước một, cùng với các khách hàng của mình) liệu các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn (hoặc cả hai) có hợp với những gì khách hàng muốn, khách hàng cần hay không, và bằng cách nào làm được điều đó. Một khi những người bán hàng thực sự tin vào định nghĩa bán hàng này thì cách thức tiếp cận khách hàng sẽ thay đổi một cách căn bản.
Họ không còn nói với chính họ (hay với khách hàng, theo cách xử sự của họ) rằng, “Hôm nay tôi đến đây để bán hàng,” hay “Hôm nay tôi phải bán được thứ gì đó.” Họ không còn phải nói: “Ðiều quan trọng là số lượng khách hàng gọi tới trong hôm nay.” Việc của họ bây giờ là phải tìm hiểu xem khách hàng tiềm năng của mình muốn hoặc cần thứ gì mà công ty có thể cung cấp được. Chỉ thế thôi! Khi điều đó xảy ra, những người bán hàng không cần phải bán nữa bởi vì khách hàng sẽ tự mua, và điều này còn hiệu quả hơn bất kỳ một kỹ thuật bán hàng tài giỏi nào.
Những người bán hàng giỏi nhất cách dạy và giúp người khác khám phá những gì họ thực sự muốn. Khi họ định nghĩa được việc bán hàng và tiếp cận khách hàng theo cách này thì việc mua hàng nhiều khả năng sẽ xảy ra. Ðiều này chắc chắn là không dễ dàng. Nhưng nó hiệu quả và đáng được trân trọng.
Bạn Nghĩ Gì Về Bản Sắc Dân Tộc?
Kết quả của cuộc khảo sát đa quốc gia mới đây về định nghĩa bản sắc dân tộc được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu Pew – Pew Research Center (Mỹ) cho thấy rằng: Hầu hết mọi người không nghĩ bản sắc dân tộc là tôn giáo hay nơi họ đã sinh ra. Sau khi các nhà nghiên cứu khảo sát hơn 14.000 người khắp 14 quốc gia trên thế giới, họ đã nhận thấy rằng một số lượng lớn những người được khảo sát đều tin ngôn ngữ và phong tục tập quán mới là yếu tố chính tạo nên bản sắc cho đất nước. Báo cáo cũng cho thấy sự thay đổi ý kiến của người dân qua từng thế hệ, lứa tuổi về quan điểm điều gì khiến họ trở thành công dân của một quốc gia.
Quan điểm tín ngưỡng
Điều gây chú ý nhất trong nghiên cứu này chính là chỉ một số ít người ở các quốc gia cho rằng tôn giáo là yếu tố không thể thiếu tạo nên bản sắc quốc gia của họ.
Một điệu nhảy trong lễ hội của người Hy Lạp. (Nguồn: Mckenzie News)
Số liệu của Pew cho thấy, chỉ có Hy Lạp là quốc gia duy nhất có phần đông dân số tin rằng Thiên Chúa giáo là một yếu tố rất quan trọng tạo nên bản sắc dân tộc. Các quốc gia ở phía Tây bán cầu (trừ Nhật Bản không được khảo sát câu hỏi này) và các quốc gia ở phía Bắc – với hầu hết dân số theo đạo Tin Lành – đều cho rằng tôn giáo chỉ là yếu tố phụ. Đặc biệt, Pháp và Tây Ban Nha là hai quốc gia có vị trí thấp trong bảng này. Ở Mỹ, số người nghĩ quan điểm này là đúng cũng khá là ngang bằng với số nghĩ nó sai. Cụ thể là có 32% số người nghĩ nó quan trọng và có 31% người nghĩ nó không quan trọng.
Theo khảo sát ở các nước, rất nhiều người trẻ tuổi ở các quốc gia không đồng tình với quan điểm này. Chỉ có hai quốc gia có sự chênh lệch ý kiến giữa người già và người trẻ rất ít khoảng 10% trở xuống. Một là Ba Lan, quốc gia có các nhà thờ công giáo hoạt động lâu đời, nơi lưu giữ những ký ức lịch sử của đất nước. Đất nước còn lại là Pháp. Sở dĩ số người dân xem tôn giáo là bản sắc dân tộc ở quốc gia này gần như ngang bằng với số người không đồng tình là do nơi đây có truyền thống rung chuông ở các nhà thờ cùng lúc, một nét rất đặc trưng tại đất nước này.
Italy là quốc gia duy nhất cho kết quả có đôi chút khác biệt. Mặc dù số người ở độ tuổi từ 18 đến 34 tại đất nước này cho rằng tôn giáo là bản sắc dân tộc ít hơn số người ở độ tuổi trên 50, tuy nhiên vẫn nhiều hơn những người ở độ tuổi trung niên. Điều này xảy ra do người dân Italy từ lâu đã cho rằng đất nước của họ chính là trung tâm chính của đạo Thiên Chúa giáo.
Nơi chúng ta sinh ra
Ít người da đen ở châu Mỹ Latin nghĩ rằng quê hương là yếu tố tạo nên bản sắc dân tộc. (Nguồn: IPS)
Quê hương cũng không được nhiều người cho là yếu tố chính tạo nên bản sắc dân tộc. Không giống như tôn giáo, số liệu khảo sát về tầm quan trọng của quê hương đối với bản sắc dân tộc phức tạp hơn. Trong khi ở châu Âu, chỉ có phần đông dân số ở hai quốc gia Hungary và Hy lạp nghĩ rằng quan điểm đó là đúng, những quốc gia còn lại vẫn xem đây là yếu tố không mấy quan trọng.
Ở châu Mỹ, ít người dân Australia và Canada xem quê hương là yếu tố ít quan trọng hơn so với người dân Mỹ (có đến 32% số người Mỹ cho rằng quê hương là yếu tố chính tạo nên bản sắc dân tộc). Nhiều người có trình độ học vấn thấp và người già cũng cho rằng quan điểm này là đúng. Cũng có nhiều người dân gốc da đen không thuộc châu Mỹ Latin đồng tình với quan điểm này hơn là những người dân gốc Mỹ – Latin và những người da trắng không có gốc Mỹ Latin.
Ngược lại, chỉ có 21% người Canada và 13% người Australia nghĩ quê hương là yếu tố quan trọng nhất. Tuy nhiên, đặc biệt có đến 50% người Nhật khẳng định quê hương giữ vai trò quan trọng nhất tạo nên bản sắc dân tộc.
Tiếng nói là yếu tố quan trọng
Nếu cả tôn giáo, tín ngưỡng và quê hương đều không phải là yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc dân tộc, vậy bản sắc dân tộc thể hiện qua đâu? Theo bảng khảo sát ở các quốc gia (trừ Nhật Bản), đó chính là ngôn ngữ. Ở châu Âu, phần đông người dân các nước đều rất đồng tình với quan điểm này. Mặc dù tỉ lệ dân ở hai nước Tây Ban Nha và Italy cho rằng quan điểm này là đúng không cao như những nước khác, nhưng vẫn ở mức trên 50%.
Có đến 70% người Mỹ tin rằng, ngôn ngữ là yếu tố quan trọng. Hầu hết mọi tầng lớp người có trình độ khác nhau, thuộc mọi độ tuổi, sắc tộc, tôn giáo tại đất nước này đều đồng ý rằng quan điểm này là đúng.
Văn hóa qua những lễ hội
Bên cạnh ngôn ngữ, những nét văn hóa của mỗi quốc gia thể hiện trong các ngày lễ, các kiểu quần áo và thức ăn được cũng được xem là một yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc dân tộc. Điều thú vị là người dân Canada và Anh (54% người ở mỗi quốc gia) đồng tình với quan điểm này nhiều hơn là Mỹ và Pháp (45% người ở mỗi quốc gia).
Một lễ hội âm nhạc ở Mỹ. (Nguồn: Travefy)
Nghiên cứu này vừa mở ra một bức tranh hấp dẫn về quan niệm của mỗi người ở mỗi nước vừa gợi nên rất nhiều câu hỏi cần có câu trả lời. Ví dụ như với những người cho rằng quê hương là yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc dân tộc, vậy trong trường hợp nào thì họ cảm thấy nó trở nên quan trọng và quan trọng đến mức độ nào?
Kết quả cũng cho thấy văn hóa của mỗi quốc gia được xem là yếu tố quan trọng hơn tôn giáo, vậy điều gì sẽ xảy ra khi nền văn hóa hình thành dựa trên tôn giáo? Có phải giáng sinh trở nên quan trọng hơn bởi vì nó là ngày lễ dành cho tất cả mọi tôn giáo, là ngày lễ của mọi gia đình? Hay giáng sinh trở nên quan trọng bởi giờ đây có ít người biết rằng đây là ngày lễ bắt nguồn từ đạo Thiên Chúa giáo?
Ngoài ra, còn có một điều thú vị được tìm thấy trong cuộc khảo sát, đó là về đất nước Thụy Điển. Dường như người dân Thụy Điển không xem yếu tố nào là quan trọng tạo nên bản sắc cho đất nước họ. Thụy Điển là đất nước theo chủ nghĩa tự do, mọi du khách khi đến đất nước này đều ấn tượng bởi sự đồng nhất và các nền văn hóa khác biệt. Vậy điều gì đã gắn kết các nền văn hóa lại, tạo ra một nét đặc trung chung cho đất nước này? Với những người không xem tôn giáo và quê hương là yếu tố tạo nên bản sắc dân tộc, thế giới sẽ ra sao khi họ sống ở một đất nước khác.
2016: Văn hóa đọc đích thực trở lại
Năm 2016 là năm đặc biệt của ngành xuất bản sách, của những người yêu đọc sách với sự xuất hiện của rất nhiều Ngày …
“Để nhận diện bản sắc dân tộc, cần trải nghiệm thực tế”
“Chính những trải nghiệm mới mẻ trong hành trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á & Nhật Bản (SSEAYP 2016) đã giúp các bạn trẻ …
Đậm đà bản sắc Việt Nam tại Diễn đàn Pháp ngữ – Thái Bình Dương lần thứ 9
Diễn đàn Pháp ngữ khu vực Thái Bình Dương lần thứ 9 đã khai mạc rạng sáng ngày 3/11, (giờ Việt Nam), tại thành phố …
Bạn đang xem bài viết Bạn Nghĩ Mình Đã Hiểu Đúng Về 2 Chữ “Gia Trưởng”? Hãy Nghĩ Lại! trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!