Xem Nhiều 6/2023 #️ Bàn Về Cho Vay Bất Động Sản Và Phi Sản Xuất Trong Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng Hiện Nay # Top 14 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 6/2023 # Bàn Về Cho Vay Bất Động Sản Và Phi Sản Xuất Trong Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng Hiện Nay # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bàn Về Cho Vay Bất Động Sản Và Phi Sản Xuất Trong Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng Hiện Nay mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong thời gian gần đây, quy định về giới hạn tỷ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất so với tổng dư nợ của ngân hàng thương mại (NHTM), khái niệm bất động sản trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) đối với khách hàng và giải pháp tín dụng ngân hàng để cứu thị trường bất động sản… được đề cập đến khá nhiều trên một số diễn đàn, thu hút sự quan tâm không nhỏ của dư luận. Vậy, những nội dung trên cần được hiểu ra sao và liệu tín dụng ngân hàng có giúp phục hồi được thị trường bất động động sản hay không? Bài viết xin nêu một số suy nghĩ về những khía cạnh như đã đề cập.

Trước hết, cần nhận thức bất động sản là gì và phi sản xuất được hiểu ra sao? Theo Đại từ điển tiếng Việt, “Bất động sản” là: “Tài sản không chuyển rời đi được, như đất cát, nhà cửa,…”. Cũng theo cuốn từ điển này, từ “phi” có nghĩa là “trái với, không phải”. Trên cơ sở đó, nếu lắp ghép với từ sản xuất thì chúng ta có “phi sản xuất” có nghĩa là: không phải sản xuất, trái với sản xuất, hay không phải lĩnh vực sản xuất.

Một sự liên hệ khác, đó là Bộ luật Dân sự. Tại Chương 2, Điều 181, của Bộ luật này có quy định, “Bất động sản” đó là “Tài sản không di, dời được bao gồm:

1- Đất đai.

2- Nhà ở, công trình gắn liền với đất đai; kể cả tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó.

3- Các tài sản khác gắn liền với đất đai.

4- Các tài sản khác do pháp luật quy định.”

Như vậy, tại Bộ luật Dân sự, danh từ “Bất động sản” được giải thích cụ thể hơn, chi tiết hơn.

Trong tiếng Anh, cụm từ Real Estate được dịch là bất động sản hay tài sản bất động. Trong tiếng Pháp, từ Immobilié cũng được dịch là Bất động sản. Tại Trung Quốc, người ta sử dụng thuật ngữ địa sản, tức là tài sản gắn liền với đất đai…

Qua nghiên cứu và tham khảo nhiều tài liệu khác nhau có thể thấy, hầu hết các nước đều coi Bất động sản là đất đai và những tài sản có liên quan đến đất đai, không tách rời với đất đai, được xác định bởi vị trí địa lý của đất. Nội dung này được thể hiện tại Điều 517, 518 Luật Dân sự Cộng hoà Pháp; tại Điều 86 Luật Dân sự Nhật Bản; tại Điều 130 Luật Dân sự Cộng hoà Liên bang Nga và tại Điều 94, 96 Luật Dân sự Cộng hoà Liên bang Đức…Song trong Luật của CHLB Nga thì lại quy định cụ thể hơn, bất động sản là “mảnh đất” chứ không phải là đất đai nói chung. Việc ghi nhận này là hợp lý bởi đất đai nói chung là bộ phận của lãnh thổ, không thể là đối tượng của giao dịch dân sự.

Cũng dựa trên kết quả tìm hiểu quy định trong luật của một số nước như đề cập ở trên thì mỗi nước lại có quan niệm khác nhau về những tài sản “gắn liền” với đất đai được coi là Bất động sản. Ví dụ như tại Điều 520 Luật Dân sự Pháp quy định “mùa màng chưa gặt, trái cây chưa bứt khỏi cây là BĐS, nếu đã bứt khỏi cây được coi là động sản”. Tương tự, quy định này cũng được thể hiện ở Luật Dân sự Nhật Bản, Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ và Sài Gòn cũ. Trong khi đó, Điều 100 Luật Dân sự Thái Lan quy định: “Bất động sản là đất đai và những vật gắn liền với đất đai, bao gồm cả những quyền gắn với việc sở hữu đất đai”. Luật Dân sự Đức đưa ra khái niệm bất động sản bao gồm đất đai và các tài sản gắn với đất.

Như vậy, có hai cách diễn đạt chính: thứ nhất, miêu tả cụ thể những gì được coi là “gắn liền với đất đai”, cũng được coi là Bất động sản; thứ hai, không giải thích rõ về khái niệm này và dẫn tới các cách hiểu rất khác nhau về những tài sản “gắn liền với đất đai”.

Nhìn chung, pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều thống nhất ở chỗ coi “Bất động sản” gồm: đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của mỗi nước cũng có những nét đặc thù riêng thể hiện ở quan điểm phân loại và tiêu chí phân loại, tạo ra cái gọi là “khu vực giáp ranh giữa hai khái niệm bất động sản và động sản”.

Từ cách hiểu, cách diễn đạt nói trên quay trở lại quan niệm hiện hành về “Bất động sản” gắn với thực tiễn hoạt động tín dụng ngân hàng ở nước ta hiện nay xem có phải là lĩnh vực phi sản xuất không; mở rộng ra cần xem xét đối tượng nào là phi sản xuất, đối tượng nào là vay tiêu dùng!

Một là, trường hợp doanh nghiệp vay vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, kho hàng, bến bãi, cơ sở nghỉ mát, nghỉ dưỡng, bệnh viện, phòng khám bệnh, trường học, cơ sở đào tạo nghề, khách sạn, nhà hàng, nhà để xe ô tô…, nếu chiếu theo giải thích thuật ngữ nói trên thì là bất động sản, tức là đất đai hoặc các công trình xây dựng gắn liền với đất nhưng thực tế không thể coi là phi sản xuất được, bởi vì nó được đưa vào phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ, đem lại giá trị gia tăng cho chủ đầu tư.

Hai là, doanh nghiệp vay vốn và sử dụng vốn vay đầu tư xây dựng chung cư cao tầng, căn hộ, nhà liền kề, biệt thự… để bán. Cũng theo giải thích thuật ngữ nói trên thì là bất động sản, nhưng xét ở góc độ nhà đầu tư, nhà kinh doanh, thì đó là sản phẩm đầu tư ra để bán, nó có quá trình kết tinh giá trị mới của nhà đầu tư, nên cần coi đó là lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Ba là, doanh nghiệp vay vốn và sử dụng vốn vay đầu tư xây dựng trụ sở văn phòng của doanh nghiệp, cho thuê văn phòng, cho thuê mặt bằng kinh doanh. Đây cũng là bất động sản, nhưng là sản phẩm sử dụng trong kinh doanh của chính doanh nghiệp, cho thuê, đem lại nguồn thu nhập cho doanh nghiệp, tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy cần xem đây là lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bốn là, doanh nghiệp vay vốn đầu tư xây dựng hạ tầng trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, cụm công nghiệp… sau đó cho doanh nghiệp khác thuê lại. Ở góc độ tài sản hay khái niệm tài sản thì đó là bất động sản, nhưng ở góc độ kinh doanh thì cần coi đó là đầu tư cho sản xuất kinh doanh.

Năm là, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn đầu tư xây dựng khu tập luyện thể thao hay chơi thể thao, nơi vui chơi giải trí,…đưa vào kinh doanh, cho thuê kinh doanh. Đây thực chất cũng là lĩnh vực bất động sản, nhưng có tính chất sản xuất kinh doanh vì doanh nghiệp kỳ vọng có nguồn thu nhập ổn định, thường xuyên từ khách hàng, nên cần coi đây là đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Sáu là, hộ gia đình, cá nhân bên cạnh vốn tự có thì vay vốn NHTM, sử dụng vốn vay để sửa chữa nhà hay xây dựng nhà để ở, mua nhà để ở, có nguồn trả nợ chính là tiền lương và thu nhập khác ổn định trong nhiều năm. Đối tượng sử dụng vốn vay chính là bất động sản và đúng là thuộc lĩnh vực tiêu dùng, song đó cũng là nhu cầu chính đáng, hợp lý và người vay chứng minh được nguồn thu nhập ổn định để trả nợ. Vì vậy không nên cứng nhắc cấm đoán, hạn chế cho vay. Miễn là người vay vốn không phải là để đầu cơ bất động sản, với nguồn trả nợ không phải là trông chờ vào bán nhà đất sau khi giá tăng, chênh lệch so với thời điểm mua vào.

Bảy là, hộ gia đình, cá nhân vay tiền để cho con em đi du học, đi chữa bệnh ở nước ngoài, đi du lịch nước ngoài, mua sắm phương tiện sinh hoạt đắt tiền,…nguồn trả nợ là tiền lương, tiền cho thuê nhà hay cho thuê cửa hàng, các nguồn thu nhập ổn định khác. Đây cũng chính là lĩnh vực tiêu dùng nhưng cũng cần được xem xét cho vay vì không phải là đầu cơ, hay trông chờ vào nguồn thu nhập kỳ vọng bấp bênh trong tương lại để trả nợ, mà từ nguồn thu nhập thực tế.

Nói tóm lại, nếu doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân vay vốn đầu tư vào việc hình thành các tài sản trên đất đai, nâng cao giá trị của tài sản cố định đó, đồng thời tài sản đó được đưa vào sản xuất kinh doanh, tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, đem lại nguồn thu nhập thường xuyên cho người vay vốn thì hoàn toàn có thể vận dụng cho vay được dưới hình thức đầu tư cho sản xuất kinh doanh, chứ không thể coi là phi sản xuất, đành rằng đó là bất động sản. Hay nói cách khác, khái niệm về bất động sản không có gì thay đổi, nhưng cần được nói rõ là bất động sản tham gia vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đời sống của chính người vay chứ không phải là đầu cơ chờ tăng giá.

Tuy nhiên không phải là bất động sản nào đưa vào sản xuất kinh doanh, hay có mục đích sản xuất kinh doanh nào cũng được mở rộng cho vay, được nới rộng tín dụng, mà cần chú ý, hạn chế những trường hợp cụ thể sau đây:

Doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu đô thị mới, sau đó bán nền nhà, bán lô đất cho xây dựng nhà ở, chứ không phải là xây dựng nhà ở, thì đây chính là lĩnh vực bất động sản cần xem xét không cho vay vốn. Hoặc là doanh nghiệp vay vốn để đền bù giải phóng mặt bằng, lấy đất để chờ giá tăng thì lĩnh vực bất động sản này cũng không thể cho vay.

Những dự án của nhiều địa phương được giao cho doanh nghiệp triển khai xây dựng cảng biển, sân bay, một số cơ sở hạ tầng khác… được thực hiện theo kiểu phong trào, thực hiện tràn lan, dự báo không có hiệu quả thì cũng cần được đưa vào lĩnh vực bất động sản hạn chế cho vay.

Đối với hộ gia đình và cá nhân, sử dụng vốn vay đầu tư bất động sản chờ tăng giá để bán và nguồn trả nợ chủ yếu là kỳ vọng vào bán bất động sản khi giá tăng thì cũng cần cấm đoán hay hạn chế cho vay.

Cũng trong nhóm bất động sản cần được coi là lĩnh vực sản xuất kinh doanh đề cập ở phần đầu bài viết, nhưng một số lĩnh vực cần hạn chế cho vay, nhất là trong giai đoạn hiện nay, cụ thể như doanh nghiệp đầu tư xây dựng chung cư, biệt thự, căn hộ liền kề… Bởi vì đây là phân khúc thị trường bất động sản được phát triển quá nóng thời gian qua, mang tính chất đầu cơ chờ tăng giá chiếm tỷ trọng lớn, còn nhu cầu đích thực không nhiều. Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu Vietnam Report công bố thời điểm đầu năm 2011, trong số gần 500 mẫu điều tra tại thị trường Hà Nội, số người mua bất động sản phục vụ mục đích đầu tư chiếm tỷ lệ 61,9%, chỉ có 38,1% mua để phục vụ nhu cầu ở và sinh hoạt của gia đình. Có đến 47,7% trong số 61,9% nhà đầu tư mua bất động sản phục vụ mục đích đầu tư là dành cho đầu tư ngắn hạn, lướt sóng kiếm lời. Được biết trong số hơn 38 % có nhu cầu đích thực thì không phải ai cũng có đủ vốn tự có, có nguồn lực tài chính đầy đủ của gia đình, mà tỷ lệ quan trọng là phải vay bổ sung từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng qua kênh tiêu dùng. Cũng trong phân khúc thị trường bất động sản này giá tăng quá ảo thời gian qua, tập trung là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, vì vậy cần để cho thị trường điều chỉnh làm sao cho giá cả trở lại mức mà nhiều người có nhu cầu đích thực có thể chấp nhận được. Tiếp tục bơm vốn tín dụng ngân hàng thương mại cho lĩnh vực này sẽ có nguy cơ tiếp tục đem lại rủi ro đối với người cho vay.

Nhóm đầu tư bất động sản là khu công nghiệp, khu chế xuất, mục đích cũng là sản xuất kinh doanh. Song tình trạng đầu tư tràn lan theo kiểu phong trào ở nhiều địa phương dẫn đến kết quả cho thuê mặt bằng đạt tỷ lệ thấp, nên nguy cơ phát sinh đọng vốn đối với cả chủ đầu tư và bên cho vay. Được biết đến nay, cả nước có 223 Khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), Khu công nghệ cao ( KCNC), phân bố trên 56 tỉnh, thành phố, trong đó 171 KCN đã đi vào hoạt động; 52 KCN đang và sẽ xây dựng. Chỉ có 7 tỉnh không có KCN. Song theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỷ lệ lấp đầy các KCN, KCX, Khu công nghệ cao rất thấp, chỉ 46%; có tỉnh tỷ lệ bình quân chỉ 10%. Tại vùng đồng bằng sống Cửu Long (ĐBSCL) có tới 17.690 ha trong tổng số 19.102 ha đất bị bỏ trống tại các khu, cụm công nghiệp, chiếm hơn 92,6% tổng diện tích của các khu đó. Ở miền Trung, tỷ lệ lấp đầy cũng rất thấp, bình quân 30%. Tại Hà Nội có 19 KCN với diện tích gần 8.000 ha nhưng chỉ có 8 KCN hoạt động… Tỉnh Bình Thuận quy hoạch 8 KCN với quy mô 4.284 ha nhưng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ năm 2010, tỷ lệ sử dụng đất ở các KCN của tỉnh rất thấp, chỉ 16%. Còn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 14 KCN với diện tích 8.800 ha, mặc dù có đủ điều kiện hạ tầng nhưng các KCN trên địa bàn chỉ mới lấp đầy hơn 24%. Vì vậy, trong định hướng tín dụng ngân hàng cần hạn chế cho vay lĩnh vực này.

Tương tự, nhóm đầu tư bất động sản khác đưa vào sản xuất kinh doanh: khách sạn, văn phòng cho thuê,… phải dựa trên khả năng thu hồi vốn, khả năng thu hút khách thì mới có thể cho vay, chứ về mặt chính sách tín dụng không thể mở rộng tràn lan được.

Hoạt Động Cho Vay Của Ngân Hàng Thương Mại

Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại để tạo ra lợi nhuận. Doanh thu từ hoạt động cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền gửi, chi phí dự trử, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và các chi phí rủi ro đầu tư.

Kinh tế càng phát triển, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại càng tăng nhanh và loại hình cho vay càng trơ nên vô cùng đa dạng ở hầu hết các nước phát triển hàng đầu thế giới, cho vay của các ngân hàng thương mại đã chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn. khu vực cho vay ngắn hạn nhường chổ cho thị trương tài chính- tiền tệ cung ứng. ngược lại ở hầu hết các nước đang phát triển, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dài hạn, xuất phát từ chỗ thiếu an toàn cho các khoản đầu tư dài hạn (trong đó có những tác nhân chủ yếu như tình hình tăng trưởng, lạm phát…)

Ở một số nước phát triển cho tới nay, khi một ngân hàng được thành lập và đi vào hoạt động, mối quan tâm chính và thường xuyên của nó là cho ai vay, và đầu tư vào đâu. Ở những nước này, đối tương cho vay là điều làm bận tâm nhiều hơn, nếu không nói là vấn đề quan trọng nhất. Trong khi đó ở các nước phát triển tình hình lại ngược lại. Vấn đề đặt ra cho các ngân hàng không phải vấn đề cho ai vay, mà lợi tức có cao không và an toàn không. Thậm chí những lo ngại đại loại như vậy thực tế đã không còn vì hầu hết họ đã có những thị phần chắc chắn và vấn đề an toàn của vốn đã có pháp luật bảo đảm. Điều họ quan tâm là làm sao huy động được ngày càng nhiều tiền cho các khoản đầu tư có sẵn.

Cho vay của ngân hàng thương mại, nói rộng ra là tín dụng ngân hàng thương mại, là một lĩnh vực phức tạp và thường xuyên cập nhật theo những biến chuyển của môi trường kinh tế. Để hiểu nó, chúng ta cần tìm hiểu những nét đặc trưng quan trọng của nó.

Nhà kinh tế pháp Louis Baundin, đã định nghĩa tín dụng như là “Một sự trao đổi tài hoá hiện tại lấy một tài hoá tương lai”. Ở đây, chúng ta thấy yếu tố thời gian đã xen lẫn vào cũng vì có sữ xen lẫn đó, cho nên có sự bất trắc, rủi do xảy ra và cần có sự tín nhiệm, sử dụng sự tín nhiệm của nhau nên mới có danh từ tín dụng.

Tại Việt Nam các quyết định 1627/2001_QĐ_NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc ngân hàng về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và hướng dẫn thực hiện số 49/QĐ_HĐQT ngày 31/05/2002 của NHCT Việt Nam , quyết định số 106/QĐ_HĐQT_NHCT ngày 20/08/2002 về việc cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam, phân tích đánh giá doanh nghiệp dưới giác độ tài chính _ ngân hàng.

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cho vay giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoản trả cả ngốc và lãi.

Định nghĩa trên được các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác áp dụng để làm tiền đề căn bản cho các hoạt động cho vay của mình.

* Tính pháp lý của nghiệp vụ cho vay: Cho vay của ngân hàng là một khái niệm kinh tế hơn là pháp lý. Các hành vi cho vay của ngân hàng có cùng một logíc kinh tế, hứng chịu rủi ro cho một người mà ngân hàng tin tưởng ứng vốn cho vay, nhưng nó không chỉ gồm một giao dịch pháp lý mà nhiều loại (cho vay, bảo lãnh , cầm cố…).

Luật ngân hàng các nước định nghĩa tín dụng như sau: “Cấu thành một nghiệp vụ tín dụng bất cứ tác động nào, qua đó một người đưa hoặc hứa đưa vốn cho một người khác dùng, hoặc cam kết bằng chữ ký cho người này nhưng đảm bảo, bảo trứng hay bảo lãnh mà có thu tiền”. Định nghĩa này nêu ra 3 trường hợp xét về tính chất pháp lý, các nghiệp vụ cho vay ngân hàng về cơ bản là:

– Cho vay ứng trước (cho vay trực tiếp).

– Cho vay dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền.

– Cho vay qua chữ ký (cho vay qua việc cam kết bằng chữ ký).

* Các khoản vay đều phải theo một quy trình cho vay, thu nợ nhất định. Thông thường gồm 5 bước:

Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị vay.

Bước 2: Phân tích tín dụng.

Bước 3: Quyết định cấp tín dụng cho vay.

Bước 4: Giải ngân.

Bước 5: Giám sát thu nợ và thanh lý hợp đồng cho vay.

* Lãi suất trong hợp đồng cho vay theo thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng cho vay. (Ví dụ: Lãi suất cố định, lãi suất thả nổi,…).

* Các khoản cho vay có hoặc không có tài sản đảm bảo tuỳ vào việc đánh giá và xếp hạng khách hàng của ngân hàng cho vay.

* Khi kết thúc hợp đồng khách hàng có nghĩa vụ trả ngốc và lãi hoặc một số thoả thuận khác nếu được ngân hàng cho vay chấp nhận. Trường hợp khách hàng không thực hiện hợp đồng hay không có một điều khoản nào khác thì tài sản đảm bảo thuộc quyền quyết định của ngân hàng cho vay.

– Lãi suất cho vay.

-Chi phí marketing trực tiếp.

Đối với ngân hàng.

Vay Tín Dụng Là Gì? Những Kinh Nghiệm Vay Tín Dụng Ngân Hàng Hiện Nay

Vay tín dụng đáp ứng nhu cầu tiện bạc cho mọi người

Giới thiệu hình thức vay tín dụng ngân hàng

Vay tín chấp vay không cần tải sản

Đặc biệt hình thức vay vốn này có điều kiện vay vô cùng đơn giản. Trong đó ví dụ nhưvay tín dụng bằng bảo hiểm nhân thọ, bằng sim, bằng bảng lương. Hoặc vay tín dụng theo giấy phép kinh doanh,…

Vạy thế chấp tài sản

Hình thức vay này khác hẳn với vay theo tín chấp. Hình thức vay này cần có tài sản đảm bảo. Thông thường tài sản mang đi vay cần có giá trị càng nhằm đảm bảo quyền lợi. Trong đó chẳng hạn như đất đai, nhà cửa, xe cộ,….Một khi được ngân hàng chấp nhận thì những tài sản ấy sẽ được ngân hàng giữ lại.

Hầu hết đây là hình thức vay tín dụng kinh doanh với những khoản vay lớn. Bởi lẽ số tiền được ngân hàng xét duyệt có giá trị vô cùng cao lên đến hơn 70% hoặc 100%.

Hồ sơ thủ tục vay tín dụng ngân hàng

CMND và sổ hộ khẩu/KT3 Trong thủ tục vay tín dụng ngân hàng bạn cũng cần cung cấp CMND, sổ hộ khẩu/KT3. Đây là loại giấy tờ quan trọng nhất trong bộ hồ sơ vay vốn. Bởi vì nhờ vào loại giấy tờ này ngân hàng có thể xác định được danh tính người vay. Nếu bạn không có thì có thể thay thế bằng thẻ căn cước, chứng minh quân đội.

Giấy chứng minh tài chính Đối với thủ tục vay tín dụng cá nhân trong hồ sơ áp dụng giấy chứng minh tài chính của bạn. Thay vào đó bạn phải có giấy chứng minh thu nhập gồm bảng lương lao động. Hoặc bạn cũng có thể cung cấp hồ sơ vay theo hợp đồng bảo hiểm,vay theo hóa đơn tiền điện,…Như vậy ngân hàng mới có thể hỗ trợ cho bạn vay tiền như mong muốn.

Cẩn thận trong khâu chuẩn bị hồ sơ vay

Hồ sơ vay ngân hàng thế chấp

Hồ sơ vay tín dụng có thế chấp phức tạp hơn nhiều so với vay không thế chấp. Trong đó các loại giấy tờ cần chuẩn bị để vay không thế chấp cũng có trong hồ sơ của hình thức vay vốn này. Ngoài ra các bạn còn phải chuẩn bị thêm giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận độc thân. Bạn cũng cần có giấy chức minh mục đích vay vốn.

Quan trọng hơn là bạn phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu các loại tài sản bạn dùng thế chấp. Như vậy bạn mới có thể làm hồ sơ vay vốn một cách thuận lợi.

Kinh nghiệm vay tín dụng ngân hàng

Vay vốn tín dụng là một trong những hình thức cho vay rất phổ biến hiện nay. Thủ tục vay tín dụng ngân hàng cũng không quá phức tạp. Vì vậy chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện thì ai cũng có thể sử dụng dịch vụ vay vốn này. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của các chuyên gia thì việc vay vốn sẽ mang lại hiệu quả tích cực khi bạn đáp ứng được các vấn đề sau.

Xác định được mục đích vay vốn

Vay vốn tín dụng du học hay vay vốn để sử dụng vào mục đích gì bạn cần xác định rõ ràng. Bởi vì khi xác định được mục đích vay vốn bạn sẽ lựa chọn được số tiền cần vay. Hình thức vay vốn nào sẽ đáp ứng được khả năng thanh toán mình cần,…Bạn nên xác định rõ ràng để việc thanh toán tiền lãi, sử dụng tiền vay có hiệu quả.

Xác định năng lực tài chính cá nhân

Đây là điều quan trọng mà bạn cần làm rõ. Đặc biệt bạn phải cân nhắc khoản tiền cả vợ và chồng kiếm được mỗi tháng. Sau đó chia ra một khoản để duy trì sinh hoạt cho gia đình. Số tiền còn lại bao nhiêu và nó có đủ để thanh toán hàng tháng cho ngân hàng hay không. Nếu bạn không xem xét kỹ bạn sẽ không đủ tiền để thanh toán cho ngân hàng.

Xác định lãi suất phù hợp nhất

Vay tín dụng không cần bảng lương hay có thế chấp đều phải trả lãi hàng tháng. Tùy vào hạng mục vay và hình thức vay bạn sẽ phải chịu lãi cao hoặc thấp. Vì vậy theo kinh nghiệm thì bạn phải xác định lãi suất cho vay thật chính xác. Nắm rõ các ưu đãi lãi suất trong hạng mục mình vay để xác định lãi cho phù hợp. Ngoài ra bạn cũng cần xem xét thời gian trả nợ để thuận lợi khi thanh toán.

Hỏi đáp vay tín dụng ngân hàng

Có nên vay tín dụng để trang trải cuộc sống hay không? Đây là câu hỏi đang thu hút rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt khi vay vốn tín dụng không phức tạp và không đòi hỏi nhiều điều kiện như các hình thức vay bình thường.

Có nên vay tín dụng ngân hàng không?

Vay tín dụng nhanh tại Vaynhanh24h

Vay tín dụng ngân hàng có nên không? Đối với câu hỏi này cũng thật khó để có thể đưa ra câu trả lời. Bởi vì nếu vay vốn có mục đích sử dụng đúng đắn thì đây là giải pháp có lợi nhất cho người vay. Còn nếu bạn không có mục đích rõ ràng thì bạn nên hạn chế vay tín chấp. Vay tiền là mắc nợ và phải có thu nhập mới có thể để trả lãi thì mới vay được.

Nên vay tín chấp hay thế chấp?

Vay tín chấp là hình thức vay tiền không cần điều kiện về tài thế chấp. Vì vậy ai cũng có thể vay để giải quyết nhu cầu tiền bạc. Tuy nhiên số tiền vay tín dụng bằng lương hay vay tín dụng bằng sim Viettel này không lớn như có thế chấp. Do đó bạn nên xem xét và lựa chọn hình thức vay tiền ngân hàng cho phù hợp.

Vay tín dụng bằng sim Mobi sẽ phù hợp với những bạn không có tài sản thế chấp. Hình thức vay vốn này có thể giúp những cá nhân có thu nhập thấp có điều kiện vay vốn phát triển kinh doanh.

Có nên vay tín dụng đen không?

Có nên vay tín dụng đen không? Câu trả lời các bạn không nên vay vốn theo hình thức này. Bởi vì vay tín dụng đen chính là hình thức vay nặng lãi. Hình thức vay vốn này nằm ngoài sự kiểm soát của pháp luật nên cực kỳ nguy hiểm.

Đặc biệt hình thức cho vay tín dụng đen còn có lãi vượt mức cho phép được pháp luật quy định. Chính vì thế một khi bạn vay vốn bằng hinh thức này sẽ không thể nào trả lãi cũng như tiền gốc đúng thời hạn. Đây chính là điều đáng lo ngại mà bạn nên tránh xa hình thức vay vốn này.

Bất Động Sản Là Gì? Phân Loại Và Đặc Điểm Của Bất Động Sản

Bất động sản từ lâu đã là một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng và không ngừng phát triển trong suốt những năm qua, thu hút các nguồn đầu tư khủng và những lợi nhuận mang về khổng lồ.

Khái niệm bất động sản

Phân loại bất động sản

Bất động sản có thể phân thành ba loại, mỗi loại có những đặc trưng và chức năng khác nhau như bất động sản có đầu tư xây dựng, bất động sản không đầu tư xây dựng và bất động sản đặc biệt.

Đây là loại bất động sản phổ biến nhất hay còn gọi là bất động sản nhà đất (bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai) như bất động sản trung tâm thương mại – dịch vụ, bất động sản hạ tầng, bất động sản trụ sở làm việc, v.v… Nhóm bất động sản nhà đất là nhóm chiếm đại đa số các giao dịch trên thị trường bất động sản của một nước.

Bất động sản không đầu tư xây dựng

Loại bất động sản này không có những công trình do con người tạo ra mà xuất phát từ tự nhiên, bao gồm: đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất hiếm, đất chưa sử dụng, v.v…

Bất động sản đặc biệt

Bất động sản đặc biệt là những công trình kiến trúc, di tích lịch sử có giá trị văn hóa cao như các công trình bảo tồn quốc gia, di sản văn hóa vật thể, nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo, nghĩa trang, v.v…

Việc phân chia bất động sản theo 3 loại trên góp phần xây dựng cơ chế chính sách về phát triển và quản lý thị trường bất động sản phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia.

Đặc điểm của bất động sản

Tính cá biệt và tính khan hiếm

Đặc điểm này xuất phát từ đặc tính của đất đai. Tính khan hiếm của đất đai là do sự khan hiếm của đất trên bề mặt địa cầu, cụ thể như giới hạn về diện tích đất đai của từng miếng đất, khu vực, vùng, địa phương, lãnh thổ v.v… Chính đặc tính khan hiếm, cố định và không di dời được tại nên tính cá biệt của đất đai. Trong thị trường bất động sản, không hề có sự trùng lặp và giống nhau giữa hai bất động sản riêng biệt, bởi mỗi bất động sản đều có những không gian, kích thước, vị trí địa lí khác nhau. Sự cá biệt trong bất động sản được các kiến trúc sư phát huy tối đa trong các công trình kiến trúc để tạo được điếm nhấn, thu hút và ấn tượng riêng.

Đất đai là của tạo hóa nên không thể dễ dàng mất đi mà tồn tại vĩnh cửu theo tuổi thọ của trái đất. Những công trình kiến trúc tuy có thể bị hư tổn, sụp đổ nhưng vẫn có thể trùng tu để tồn tại lâu bền. Có thể nói, tính bền lâu là tuổi thọ của các công trình kiến trúc, trong đó có “tuổi thọ vật lý” và “tuổi thọ kinh tế”. “Tuổi thọ kinh tế” thường chấm dứt sớm hơn tuổi thọ vật lý do những điều kiện khách quan như thị trường, quy luật cung cầu…

Tính chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau

Bất động sản có thể tác động lẫn nhau, có thể tăng hoặc giảm giá trị của nhau. Hiện nay, một bất động sản được xây dựng để tăng giá trị của một bất động sản khác là một phương thức kinh doanh thu hút đầu tư. Chẳng hạn, cầu đường được trùng tu, sửa chữa và nâng cấp để tăng vẻ mỹ quan, tiện nghi của một chung cư, nhằm tăng giá trị của chung cư đó, dẫn đến thu hút khách hàng và giá thành cho thuê, mua tăng cao.

Mai Thi chúng tôi

Bạn đang xem bài viết Bàn Về Cho Vay Bất Động Sản Và Phi Sản Xuất Trong Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng Hiện Nay trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!