Xem Nhiều 5/2023 #️ Bảng Cân Đối Kế Toán Là Gì? Ý Nghĩa Và Đặc Điểm Của Bảng Kế Toán # Top 7 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 5/2023 # Bảng Cân Đối Kế Toán Là Gì? Ý Nghĩa Và Đặc Điểm Của Bảng Kế Toán # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bảng Cân Đối Kế Toán Là Gì? Ý Nghĩa Và Đặc Điểm Của Bảng Kế Toán mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Bảng cân đối kế toán là gì?

Thực tế, bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của DN tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo).

Các số liệu của bảng cân đối kế toán phản ánh toàn bộ tài sản và nguồn vốn tại thời điểm hiện tại của doanh nghiệp. Đây được ví như là bức tranh tổng thể giúp mọi người có thể hình dung và nắm được tình hình tài chính, nguồn lực của công ty tại thời điểm lập báo cáo. Có 2 loại bảng cân đối kế toán là: Bảng cáo báo tài chính và bảng báo cáo tài khoản.

1.1 Kết cấu bảng cân đối kế toán

Dựa theo nguyên tác cân đối của kế toán là “tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn” nên bảng cân đối kế toán được chia thành 2 phần: phần tài sản và phần nguồn vốn.

a) Phần tài sản

Đối với phần tài sản gồm có tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Các loại tài sản trong các phần này được sắp xếp theo trật tự thanh khoản giảm dần, những tài sản có tính thanh khoản cao hơn sẽ được ưu tiên sắp xếp đầu tiên.

Vốn bằng tiền

Đầu tư ngắn hạn

Các khoản phải thu

Hàng tồn kho

Nợ phải thu dài hạn

Tài sản cố định

Đầu tư XDCB dở dang

Đầu tư tài chính dài hạn

b) Phần nguồn vốn

Đối với phần vốn thì gồm nguồn vốn nợ (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) và nguồn vốn chủ sở hữu. Trong đó:

Vay ngắn hạn

Nguồn vốn chiếm dụng

Vay dài hạn

Nợ dài hạn

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Các quỹ không chia trích lập từ lợi nhuận

Lợi nhuận chưa phân phối

1.2 Cơ sở để lập bảng cân đối kế toán

Để phản ánh được số liệu bảng cân đối kế toán một cách chính xác và rõ ràng bạn cần dựa vào các cơ sở sau đây để lập bảng cân đối:

Dựa vào sổ kế toán tổng hợp.

Dựa vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết.

Dựa vào Bảng cân đối kế toán năm trước.

Dựa vào Bảng phát sinh tài khoản kế toán.

1.3 Mẫu bảng cân đối kế toán

1.4 Thời hạn lập và gửi bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán thường lập vào thời điểm cuối quý và cuối năm.

a) Đối với thời điểm báo cáo quý

Thời hạn gửi báo cáo tài chính chậm nhất là 20 ngày sau khi kết thúc quý đối với doanh nghiệp độc lập hoặc doanh nghiệp nằm trong cơ cấu của doanh nghiệp khác. Hoặc sau 45 ngày kế thúc quý đối với loại hình tổng công ty.

b) Đối với báo cáo năm

Thời hạn nộp báo cáo tài chính là 30 ngày sau khi năm kết thúc đối với doanh nghiệp độc lập hoặc doanh nghiệp nằm trong cơ cấu doanh nghiệp khác hoặc 90 ngày sau khi năm tài chính kết thúc đối với công ty TNHH, công ty Cổ Phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các loại hình HTX

2. Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán phản ánh trực tiếp tình hình “sức khỏe tài chính” của doanh nghiệp nên mỗi số liệu đều có những ý nghĩa riêng nhất định về cả pháp lý và kinh tế.

2.1 Đối với tài sản cố định

Những số liệu ở mục tài sản cố định có ý nghĩa gì trong bảng cân đối kế toán?

a) Xét về mặt pháp lý:

Phần tài sản cố định phản ảnh giá trị của toàn bộ tài sản hiện thời của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các tài sản này thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.

b) Xét về mặt kinh tế:

Còn trên phương diện về mặt kinh tế thì các số liệu ở phần tài sản phản ánh giá trị tài sản theo kết cấu hiện có tại doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo như: TSCĐ, vật liệu, hàng hóa, tiền tệ, các khoản đầu tư tài chính hoặc dưới hình thức nợ phải thu ở tất cả các khâu, các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua đó, có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô vốn và mức độ phân bổ sử dụng vốn của doanh nghiệp.

2.2 Đối với phần nguồn vốn

Những số liệu ở phần nguồn vốn có ý nghĩa gì trong bảng cân đối kế toán:

a) Xét về mặt pháp lý

Những số liệu ở mục nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Qua đó cho biết doanh nghiệp có trách nhiệm pháp lý phải trả đối với khoản nợ là bao nhiêu và các chủ nợ biết được giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.

b) Xét về mặt kinh tế

Còn trên phương diện về kinh tế thì những số liệu ở phần nguồn vốn thể hiện quy mô và cơ cấu các nguồn vốn được đầu tư và huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Thông qua đó có thể đánh giá một cách khái quát mức độ tự chủ về tài chính và khả năng rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

 

LIÊN HỆ TƯ VẤN NHANH:

  

0909.54.8888 – 028.3985.8888

3. Đặc điểm của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán phản ánh tổng hợp được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đang tồn tại kể cả hiện vật cũng như những giá trị, tài sản hữu hình, vô hình giúp các chủ doanh nghiệp, cổ đông….. nắm được tổng quát về tình hình của doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán phản ánh được tổng quát toàn bộ tình hình tài sản của doanh nghiệp theo 2 cách phân loại vốn: kế cấu vốn và nguồn vốn hình thành theo phương trình: Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu. Bảng cân đối kế toán phản ánh các loại vốn theo từng thời điểm cuối tháng, cuối quý cuối năm. Trên mỗi bảng sẽ có số liệu đầu kỳ và cuối kỳ giúp bạn có sự so sánh và đánh giá được tổng quát về sự biến động của dòng tiền, nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp trong mỗi chu kỳ, hoạt động kinh doanh. Qua đây cho ta thấy bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, mỗi số liệu trên bảng cân đối kế toán giúp người đọc (chủ doanh nghiệp, cổ đông, đối tác…) có cái nhìn tổng quát nhất về hoạt động công ty, sự phát triển cũng như triển vọng như thế nào.

 

4. Vai trò và điểm hạn chế của bảng cân đối kế toán

4.1 Vai trò của bảng cân đối kế toán

Thông qua bảng cân đối kế toán, người đọc có thể xem xét quan hệ cân đối từng bộ phận vốn và nguồn vốn, cũng như các mối quan hệ khác một cách rõ ràng để từ đó nắm được hoạt động cũng như sự phát triển của doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh tế vừa qua. Hơn thế, những số liệu trên bảng cân đối kế toán còn phản ánh được tình hình huy động nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vay nợ để đầu tư từng loại tài sản, hoặc quan hệ giữa công nợ khả năng thanh toán, kiểm tra các quá trình hoạt động, kiểm tra tình hình chấp hành kế hoạch…của doanh nghiệp như thế nào. Từ đó đề xuất chiến lược, giải pháp cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng như cân đối các mối quan hệ vốn, nợ của doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả, có lợi cho chu kỳ kinh tế kế tiếp.

4.2 Điểm hạn chế của bảng cân đối kế toán

Bên cạnh những vai trò và lợi ích trên thì bảng cân đối kế toán cũng còn những mặt hạn chế sau: Những số liệu trên bảng cân đối kế toán chỉ phản ánh ở thời điểm hiện tại (thời điểm lập báo cáo) với số liệu đầu kỳ và cuối kỳ nên nếu có sự biến đổi về tài sản và nguồn vốn ở giữa kỳ thì doanh nghiệp khó đánh giá và nắm bắt được sự thay đổi chi tiết trong cả kỳ. Hơn thế, những số liệu được lập dựa trên nguyên tắc giá gốc nên dễ xảy ra tình trạng có sự chênh lệch giữa giá trị tài sản trên sổ sách và giá trị tài sản ở trên thị trường.

 

Với hơn 17 năm kinh nghiệm thực tế trong việc hỗ trợ nhiều doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn.  Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp – Thuế – Kế Toán Tân Thành Thịnh

Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM

SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888

Email: lienhe@tanthanhthinh.com

Bảng Cân Đối Kế Toán Là Gì? Ý Nghĩa Của Bảng Cân Đối Kế Toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính doanh nghiệp tổng hợp, phản ánh tổng quát được toàn bộ tài sản hiện có cũng như nguồn vốn để hình thành các tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Bảng cân đối kế toán phản ánh số liệu về giá trị toàn bộ các tài sản và nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp, tại thời điểm lập báo cáo tài chính, vì vậy người ta coi bảng cân đối kế toán như một bức ảnh chụp nhanh toàn bộ nguồn lực tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm thường là cuối năm, cuối quý hoặc cuối tháng.

Kết cấu bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần bao gồm: Phần tài sản và phần nguồn vốn theo nguyên tắc cân đối (Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn).

Hình thức chung của bảng cân đối kế toán

Trong phần tài sản: Các tài sản được sắp xếp theo trật tự tính thanh khoản giảm dần, những tài sản có tính thanh khoản cao được sắp xếp ở vị trí đầu bảng và giảm dần khi di chuyển xuống dưới.

Trong phần nguồn vốn: Được sắp xếp theo tính cấp bách về yêu cầu hoàn trả. Do vậy các nguồn vốn được sắp xếp theo trật tự từ nguồn vốn nợ đến nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn nợ bao gồm nguồn vốn chiếm dụng và nguồn vốn vay.

Nguồn vốn nợ sắp xếp theo trật tự lần lượt là: Các khoản nợ ngắn hạn, các khoản nợ trung và dài hạn.

Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán

Đối với phần tài sản

– Về mặt pháp lý: Phần tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có thời điểm lập báo cáo, thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp

– Về mặt kinh tế: Các số liệu ở phần tài sản phản ánh quy mô và kế các loại vốn, tài sản của doanh nghiệp hiện có tại thời điểm lập báo cáo, tồn tại dưới hình thái vật chất hoặc phi vật chất. Ví dụ như Vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định…

Thông qua đó, có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô vốn và mức độ phân bổ sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Đối với phần nguồn vốn

– Về mặt pháp lý: Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Qua đó cho biết doanh nghiệp có trách nhiệm pháp lý phải trả đối với khoản nợ là ao nhiêu và các chủ nợ biết được giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.

– Về mặt kinh tế: Số liệu ở phần nguồn vốn thể hiện quy mô và cơ cấu các nguồn vốn được đầu tư và huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Thông qua đó có thể đánh giá một cách khái quát mức độ tự chủ về tài chính và khả năng rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán mẫu đầy đủ

Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần X (B01 – DN) ngày 31/12/YY

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Hạn chế của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán giúp phản ánh giá trị sổ sách các tài sản, được lập theo nguyên tắc giá gốc nên khá khó để có được sự ăn khớp giữa giá trị tài sản theo sổ sách với giá trị tài sản trên thị trường.

Bảng cân đối kế toán chỉ phản ánh số liệu tại thời điểm lập báo cáo tài chính (thường là đầu kỳ hoặc cuối kỳ), chính vì vậy mà nếu chỉ dựa vào các con số trên bảng cân đối kế toán sẽ rất khó đánh giá sự vận động của các loại tài sản và nguồn vốn trong cả thời kỳ hay giai đoạn.

Kết luận

Bảng Cân Đối Kế Toán Balance Sheet

Published on

1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Biên tập: Cao Cự Chức Nguồn: – Internet – Kiến thức nhân loại Balance sheet

2. Cân đối có nghĩa là cân bằng, không lệch về bên nào

3. Tình huống Bạn có ý tưởng kinh doanh rau sạch, để làm được điều này cần các nguồn lực sau: 1. Cần số tiền 1, 5 tỉ dùng để mua 1 chiếc xe bán tải đi giao hàng 2. Có 1 nhân viên lái xe kiêm giao hàng 3. Bạn là ông chủ, kiêm quản lý, kiêm osin… và không có lương 

4. Tiền để dành 900 triệu Tiền vay mẹ 600 triệu Tổng tiền vốn 1,5 tỉ Tổng tiền vốn hay còn gọi là “Nguồn vốn”, nó cho biết nguồn tiền từ đâu mà có Nguồn vốn

5. Tài sản Tiền mặt để hoạt động 1 tỉ Sắm xe đi giao hàng 500 triệu Tổng số tiền 1,5 tỉ bây giờ chuyển trạng thái, một phần là tiền mặt, một phần là tài sản (tức chiếc xe). Mua sắm để chuẩn bị hoạt động (Tiền mặt để trả tiền mua rau, tiền lương, tiền xăng…)

6. Triết học Vật chất không tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác Thực tế phũ phàng Tiền không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ túi chồng sang túi vợ 

7. Bảng cân đối kế toán ban đầu Tài sản và nguồn vốn luôn bằng nhau, nó là 2 mặt của cùng một vấn đề “Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính ở một thời điểm nhất định. Nó là một bảng tóm tắt ngắn gọn về những gì mà doanh nghiệp có/sở hữu (tài sản) và những gì mà doanh nghiệp nợ (các khoản nợ) hoặc góp ở một thời điểm nhất định”. Định nghĩa: Các công ty dù lớn nhỏ cỡ nào thì bảng cân đối kế toán cũng chỉ là hình thức mở rộng của những yếu tố nói trên Tài sản Giá trị Nguồn vốn Giá trị Tiền mặt 1,000,000,000 Vốn vay 600,000,000 Xe tải (tài sản dài hạn) 500,000,000 Vốn góp 900,000,000 Tổng cộng 1,500,000,000 Tổng cộng 1,500,000,000

9. Giải thích 1. Tại sao cần Bảng cân đối kế toán ? a. Để kinh doanh chúng ta cần có vốn (tiền vốn hay nguồn vốn) b. Tiền vốn này dùng để mua tài sản hoặc chính là tiền mặt để hoạt động c. Hàng ngày có rất nhiều giao dịch phát sinh, cần kiểm soát tốt, tránh thất thoát 2. Tại sao bảng cân đối kế toán có 2 phần: Tài sản và nguồn vốn ? a. Tài sản là những thứ mình có (tiền, xe, nhà xưởng, máy móc…) b. Nguồn vốn nói lên những tài sản mình có hình thành từ đâu (tự bỏ tiền túi ra, đi vay, lãi từ kinh doanh, hay chiếm dụng của nhà cung cấp…) 3. Tại sao bảng cân đối kế toán có quá nhiều chi tiết, quá phức tạp ? a. Xem lại hình ảnh 2 cái kho ở trên, chúng ta thấy cần sắp xếp mọi thứ một cách ngăn nắp, cái nào cùng tính chất thì để riêng, để thuận tiện trong quản lý b. Mỗi nhóm có cách quản lý, xử lý riêng  mục đích cuối cùng là hiệu quả & giảm thiểu/phòng tránh rủi ro

10. 1 Gom tất cả vào một chỗ – Nhược điểm là quá nhiều thứ, nằm lộn xộn, không kiểm soát được khi có nhiều hạng mục Tài sản Nguồn vốn Tổng cộng Tổng cộng Tài sản Nguồn vốn Tài sản ngắn hạn Nợ phải trả Tài sản dài hạn Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng cộng Tổng cộng 2 Tách nhỏ ra, cấp độ cơ bản: – Tài sản ngắn hạn có chu kỳ luân chuyển trong 1 kỳ hoặc dài nhất là 1 năm (ví dụ hàng tồn kho…) – Tài sản dài hạn có chu kỳ luân chuyển hơn 1 kỳ hoặc dài hơn 1 năm (ví dụ: máy móc thiết bị sử dụng nhiều năm…) – Nợ phải trả: những thứ đi vay (vay người khác, vay ngân hàng, chưa trả nhà cung cấp…) – Nguồn vốn chủ sở hữu: Vốn do mình góp khi lập doanh nghiệp, vốn góp thêm, lợi nhuận từ kinh doanh… Vẫn chưa đủ chi tiết cần thiết Cấu trúc bảng “Cân đối kế toán”

11. 3 Chi tiết hơn – Bảng cân đối kế toán còn chi tiết hơn nữa nhưng đây là những hạng mục cơ bản nhất của một công ty bình thường và chúng ta cần nắm. – Thông tin cơ bản cần nắm: tài sản của công ty gồm những gì và nguồn hình thành nên các tài sản đó. – Chủ doanh nghiệp không cần nắm quá sâu nhưng cần biết những hạng mục cơ bản trên BCTC và hiểu nó có ý nghĩa gì, tác động gì đến hoạt động của công ty. Luôn nhớ: tài sản và nguồn vốn luôn bằng nhau, vì nó là 2 mặt của cùng 1 vấn đề, lệch 1 đ cũng phải tìm ra và xử lý Cấu trúc bảng “Cân đối kế toán” Tài sản Nguồn vốn Tài sản ngắn hạn Nợ phải trả Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn – – – Phải trả nhà cung cấp Các khoản phải thu ngắn hạn Thuế phải nộp – Nợ dài hạn Hàng tồn kho – – – – Tài sản dài hạn Nguồn vốn chủ sở hữu Tài sản cố định Vốn góp chủ sở hữu – – – – Tài sản dở dang dài hạn Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối – – – – Tổng cộng Tổng cộng

14. Nợ phải trả ngắn hạn Nguồn tiền để trả nợ ngắn hạn, theo như BCTC này thì cân đối vốn OK, tuy nhiên lưu ý hàng tồn kho tăng quá nhiều Hàng tồn kho tăng quá cáo giữa 2 năm, đây là vấn đề đáng “quan ngại”, cần tìm hiểu nguyên nhân (Đây là công ty niêm yết, có thể download báo cáo trên mạng) Ví dụ: Tài sản ngắn hạn

15. Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (HOSE) Báo cáo tài chính công ty mẹ quý 4 năm 2015 Báo cáo rất ngắn gọn (Đây là công ty niêm yết, có thể download báo cáo trên mạng) Ví dụ: Cân đối vốn cực tốt tuy nhiên công ty này có vẻ bán trả góp nhiều vì phải thu rất lớn

Bảng Cân Đối Kế Toán (Balance Sheet) Là Gì?

Bảng cân đối kế toán là gì ?

Tiếng Anh: Balance sheet Viết tắt là: BS

Bảng cân đối kế toán gồm 3 phần chính:

Tài sản = Nợ + Vốn chủ sở hữu

Nợ : Công ty nào cũng nợ ngân hàng, nợ trái phiếu,… vì cần huy động vốn đầu tư

Vốn chủ sở hữu : Lượng tiền cổ đông đang nắm giữ

Ví dụ: Cân đối kế toán của công ty Google từ năm 2007 đến 2010

Tỉ lệ Nợ / Tài sản (Total Liability to Assets Ratio) tăng đột ngột vào năm 2010, tỉ lệ thuận với các dự án đầu tư, mua bán sát nhập (M&A), mua bằng sáng chế và tuyển dụng nhân lực ào ạt của Google.

Bảng cân đối kế toán = Balance sheet

Vốn chủ sở hữu = Owners’ Equity

Tài sản lưu động = Quick assets

Tài sản cố định = Fixed asset

Tài sản dễ quy đổi ra tiền mặt = Quick assets

Nợ ngắn hạn = Current liabilities

Nợ cố định = Non-current Liabilitie

Vốn cổ phần = Capital Stock

Lợi nhuận giữ lại = Retained Earning

Bạn đang xem bài viết Bảng Cân Đối Kế Toán Là Gì? Ý Nghĩa Và Đặc Điểm Của Bảng Kế Toán trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!