Xem Nhiều 3/2023 #️ Bất Lợi Của Dn Khi Kinh Doanh Mặt Hàng Không Chịu Thuế Gtgt # Top 10 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 3/2023 # Bất Lợi Của Dn Khi Kinh Doanh Mặt Hàng Không Chịu Thuế Gtgt # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bất Lợi Của Dn Khi Kinh Doanh Mặt Hàng Không Chịu Thuế Gtgt mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Luật thuế Thuế giá trị gia tăng quy định tại điều 4 của TT 219/2014/TT-BTC và được sửa đổi bổ sung tại TT Điều 8 Thông tư 151/2014/TT-BTC (năm 2015, có thêm mặt hàng không chịu thuế GTGT)

Sự giống nhau giữa thuế suất 0% và không chịu thuế là chủ thể không phải nộp một khoản tiền thuế.

Điểm khác nhau giữa 2 loại thuế này là:

– Cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT không phải thực hiện nộp thuế GTGT.

– Vì vẫn thuộc đối tượng chịu thuế nên hàng tháng cở sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải kê khai và có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ đúng hạn vào Ngân sách nhà nước.

– Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định mà phải tính vào nguyên giá tài sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh.

– Được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho việc sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế.

Bản chất thuế GTGT là thuế gián thu, thu của người tiêu dùng cuối cùng chứ không phải thu của doanh nghiệp kinh doanh, do đó việc tiêu dùng các mặt hàng không chịu thuế có lợi cho người tiêu dùng, nhưng bất lợi cho người kinh doanh theo cách như sau:

Mọi doanh nghiệp thu hộ nhà nước từ của người tiêu dùng, sau đó nộp lại cho nhà nước, nên không ảnh hưởng đến doanh thu thuần của doanh nghiệp. DN nào bán cũng phải thu

Ví dụ:

Của DN có kinh doanh hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT đòi hỏi phải tách riêng đầu vào, đầu ra hàng tháng; Phân bổ lại theo năm.

Việc hạch toán kế toán cũng đòi hỏi phải tách riêng Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Nhóm không chịu thuế và nhóm chịu thuế. Do đó việc kê khai và lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán phức tạp hơn rất nhiều

Rủi ro bị truy thu, xử phạt khi quyết toán thuế cao hơn nhiều nếu áp dụng sai giữa chịu thuế và không chịu thuế.

Phương án 1: Tuyển chọn nhân viên kế toán cần nắm vững chuyên môn để phân tách các khoản doanh thu, chi phí theo nhóm không chịu thuế và nhóm chịu thuế, tránh tối đa các sai sót vì một sai sót nhỏ sẽ phải phân bổ lại từ đầu.

Phương án 2: Sử dụng dịch vụ tư vấn quyết toán thuế của Expertis để hiểu biết toàn diện về công tác quyết toán thuế, chi tiết như sau: Các yêu cầu khi quyết toán thuế. Rủi ro khi quyết toán thuế. Công tác chuẩn bị khi quyết toán thuế. Doanh nghiệp chuyên tâm vào hoạt động kinh doanh.

Bản Chất Của Thuế Gtgt

Tin tức kế toán: Thuế GTGT là gì – Bản chất của thuế GTGT là như thế nào? Khái niệm thuế GTGT. Chắc hẳn tất cả mọi người đều đã từng nghe đến “Thuế Giá trị gia tăng” (GTGT). Các sản phẩm bạn tiêu dùng hàng ngày khi đi mua sắm trong các cửa hàng, siêu thị kèm theo biên lai thanh toán. Hoặc các cơ sở kinh doanh khi mua bán hàng hóa, dịch vụ mà kèm theo hóa đơn có dòng thuế VAT 10%, 5%….đó chính là thuế GTGT mà người tiêu dùng đang phải chịu.

Vậy có bao giờ bạn đặt câu hỏi Thuế GTGT là gì? Ai phải chịu thuế GTGT? hay biết rõ và đặc điểm của loại thuế này chưa?

THÔNG TIN MỚI NHẤT:

Thuế GTGT được áp dụng đầu tiên tại Pháp vào ngày 10/04/1954. Theo Tiếng Pháp thuế GTGT được viết là “Taxe sur la Valeur Ajoutée” (Viết tắt là TVA). Theo Tiếng Anh được viết là “Value Added Tax” (Viết tắt là VAT). Hiện nay đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng loại thuế này.

Vậy

Thuế GTGT là gì – Bản chất của thuế GTGT như thế nào? Khái niệm thuế GTGT?

Tại sao

 mà lại được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng như vậy?

Thuế GTGT là thuế gián thu tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Thuế GTGT là gì – Bản chất của thuế GTGT là loại thuế gián thu, tính trên phần giá trị tăng thêm trong quá trình sản xuất lưu thông hàng hóa, dịch vụ.

Tức là ta có thể hiểu Thuế GTGT sẽ đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ khi còn là nguyên liệu thô cho đến các sản phẩm hoàn thành và cuối cùng là giai đoạn phân phối đến người tiêu dùng. Nhưng CHỈ TÍNH TRÊN PHẦN GIÁ TRỊ TĂNG THÊM của mỗi giai đoạn. Và tổng số thuế GTGT thu được sẽ bằng số thuế tính trên giá bán cho NGƯỜI TIÊU DÙNG CUỐI CÙNG.

Ví dụ:

  – Công ty A chuyên bán sợi để dệt vải, giá bán sợi là 63.000 đồng/kg. (Trong đó: giá bán chưa thuế GTGT 60.000 đồng, thuế GTGT 3.000 đồng).

  – Công ty B mua sợi của Công ty A về để dệt vải, giá bán vải là 110.000 đồng. (Giá bán chưa thuế 100.000 đồng, thuế GTGT 10.000 đồng).

  – Công ty C hoạt động trong lĩnh vực sản xuất quần áo mua vải của Công ty B để may quần áo. Giá bán quần áo là 220.000 đồng (Giá bán chưa thuế GTGT: 200.000 đồng, thuế GTGT: 20.000 đồng).

  – Công ty Thương Mại D chuyên buôn bán quần áo, mua quần áo của Công ty C về bán với giá 440.000 đồng. (Giá bán chưa thuế GTGT: 400.000 đồng, thuế GTGT: 40.000 đồng).

Ta có:

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Ta tính được.

   +  Số thuế GTGT Công ty A (Khâu SX sợi) phải nộp là: 3.000 đồng.

   +  Số thuế GTGT Công ty B (Khâu dệt vải) phải nộp là: 10.000 đồng – 3.000 đồng = 7.000 đồng.

   +  Số thuế GTGT Công ty C (Khâu may quần áo) phải nộp là: 20.000 đồng – 10.000 đồng = 10.000 đồng.

   +  Số thuế GTGT Công ty D (Khâu bán hàng) phải nộp là: 40.000 đồng – 20.000 đồng = 20.000 đồng.

   +  Người tiêu dùng cuối cùng là khách hàng mua quần áo của Công ty D và phải nộp thuế GTGT là:  40.000 đồng

Trong đó: Ở khâu sản xuất sợi là: 3.000 đồng. khâu dệt vải là: 7.000 đồng. Khâu may quần áo là: 10.000 đồng. Khâu bán hàng là: 20.000 đồng.

Qua đây ta thấy được thuế GTGT là loại thuế không mang tính trùng lắp. Vì thuế GTGT sẽ không bị tính trùng phần thuế GTGT đã tính ở giai đoạn trước đó.

Thuế GTGT là thuế gián thu (tức là người nộp thuế không phải là người chịu thuế), có tính chất trung lập về kinh tế.

Điều này có nghĩa là thuế GTGT không trực tiếp đánh vào thu nhập hay tài sản (kết quả kinh doanh) của người nộp thuế. Thuế GTGT điều tiết gián tiếp thông qua giá cả của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

Hiểu một cách cụ thể hơn thì Thuế GTGT do người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT nộp cho Nhà nước. Nhưng người chịu thuế là người tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cuối cùng. Nguyên nhân là do thuế GTGT sẽ được cộng qua các giai đoạn sản xuất kinh doanh và khi người tiêu dùng mua hàng hóa, dịch vụ đó để sử dụng thì trong đó đã bao gồm thuế GTGT. Các cơ sở kinh doanh chỉ đóng vai trò là thu hộ tiền thuế GTGT của người tiêu dùng. Sau đó nộp vào Ngân sách Nhà nước qua các kỳ kê khai, tính nộp thuế GTGT.

Một tính chất nữa của Thuế GTGT đó là mang tính lũy thoái so với thu nhập.

Do thuế GTGT đánh vào hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng cuối cùng phải trả khoản thuế này mà không phân biệt đến thu nhập cao hay thấp. Nếu cùng tiêu dùng cùng một sản phẩm đó với giá như nhau thì sẽ phải chịu thuế GTGT bằng nhau. Như vậy, nếu tính ra và so sánh thì so số thuế GTGT phải trả với thu nhập thì người nào có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ này sẽ thấp hơn và ngược lại.

Thuế GTGT mang tính chất lãnh thổ ? Tại sao lại nói như vậy?

Bởi vì đối tượng chịu thuế GTGT là người tiêu dùng trong phạm vi lãnh thổ Quốc gia. Điều này lý giải cho chúng ta tại sao Thuế GTGT lại góp phần khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu hàng hoá. Bởi vì không những hàng hóa xuất khẩu chịu thuế suất GTGT 0% ở khâu xuất khẩu và vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào trước đó.

Như vậy, ta có thể thấy một số các ưu điểm của thuế GTGT đó là:

  + Động viên một phần thu nhập của đại bộ phận người tiêu dùng trong xã hội vào Ngân sách Nhà nước thông qua chi tiêu mua sắm, hàng hóa, dịch vụ.

  + Thuế GTGT là loại thuế không trùng lắp do chỉ đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

  + Thuế GTGT góp phần tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hóa, dịch vụ có chứng từ.

(Do phải hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp và đảm bảo nguyên tắc, điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào mới được khấu trừ)

  + Khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, góp phần giúp Việt Nam hội nhập với thế giới. Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của ASEAN và một trong những yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất là hạ thấp hàng rào thuế quan trong đó có thuế GTGT áp dụng ở khâu nhập khẩu.

Qua tìm hiểu về “Thuế GTGT là gì – Bản chất của thuế GTGT”. Tin tức kế toán hi vọng đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi Thuế GTGT là gì – Bản chất thuế GTGT? Giúp các bạn hiểu rõ được bản chất và các tính chất đặc trưng của thuế GTGT.

Các bạn đang xem bài viết “Thuế GTGT là gì – Bản chất của thuế GTGT”.

Định Nghĩa Taxable Equivalent Yield / Suất Thu Lợi Tương Đương Chịu Thuế Là Gì?

Khái niệm thuật ngữ

Tổng thu nhập, bao gồm thu nhập kiếm được từ chứng khoán miễn thuế (trái phiếu đô thị). Suất thu lợi này thể hiện lại thu nhập không chịu thuế trong danh mục đầu tư trên cơ sở có tính tương xứng với thu nhập chịu thuế trước khi thực sự nộp thuế, không bao gồm trái phiếu mục đích riêng hiện không còn được miễn thuế hoàn toàn.

Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Thuế Gtgt

Khái niệm: Thuế GTGT là thuế thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách theo mức độ tiêu thụ hàng hoá dịch vụ.

Thuế GTGT đánh vào các gia đoạn sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Vì thế, tổng số thuế thu được ở các giai đoạn sẽ bằng với số thuế tính theo giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.

Đối tượng điều tiết của thuế GTGT là phần thu nhập của người tiêu dùng sử dụng để mua hàng hoá và dịch vụ. Như vậy về nguyên tắc chỉ cần thu thu thuế ở khâu bán hàng cuối cùng là đủ. Tuy nhiên trên thực tế rất khó phân biệt đâu là tiêu dùng cuối cùng và đâu là tiêu dùng trung gian vì thế cứ có hành vi mua hàng là phải tính thuế. Nếu là tiêu dùng trung gian thì số thuế đó sẽ tự động chuyển vào giá bán hàng cho người mua ở gia đoạn sau.

Bên cạnh đó, thuế GTGT còn có tính trung lập kinh tế cao. Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, không phải là yếu tố của chi phí mà chỉ đơn thuần là một khoản cộng thêm vào giá bán cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ.

Thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế. Như ta đã biết GTGT là phần giá trị mới được tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu thụ với tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng tổng GTGT ở tất cả các giai đoạn luân chuyển có giá trị bằng giá bán của sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng, nên việc thu thuế trên GTGT ở từng giai đoạn đảm bảo cho tổng số thuế thu được tương đương với số thuế tính trên giá bán trong giai đoạn cuối cùng. Chính vì thế quá trình tổ chức kinh tế và phân chia các chu trình kinh tế có diễn ra dài hay ngắn hay như thế nào đi nữa thì thuế GTGT cũng không bị ảnh hưởng. Và tổng số thuế ở các giai đoạn luôn khớp với số tính thuế trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít.

Ở nước ta thuế GTGT được nghiên cứu từ khi tiến hành cải cách thuế bước một (1990) ban hành thành luật và được thông qua tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá 9 ngày 10/5/97 để chính thức áp dụng từ 01/01/99.

Bạn đang xem bài viết Bất Lợi Của Dn Khi Kinh Doanh Mặt Hàng Không Chịu Thuế Gtgt trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!