Cập nhật thông tin chi tiết về Bị Sốt Nên Làm Gì, Ăn Gì? Cách Hạ Sốt Nhanh Chóng Tại Nhà mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bị sốt là một trong những loại triệu chứng thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Trang bị tốt cho bản thân kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe khi cơ thể bị sốt sẽ giúp bạn nhanh chóng có biện pháp tốt trong những trường hợp như thế.
– Sốt là khi cơ thể bạn có thân nhiệt trên 38 độ C. Cả người nóng bừng nhưng lại cảm thấy lạnh run, nó có thể kèm theo cảm giác khô miệng và đau đầu. Người bị sốt trước đó thường vẫn rất khỏe mạnh. Lý do bị sốt có thể do đi nắng, dầm mưa, vận động quá sức,…
– Cảm lạnh chỉ xảy ra khi cơ thể bạn trước đó đã có dấu hiệu suy yếu như: sổ mũi, nhức đầu, gai người khó chịu, người mệt mỏi uể oải. Người bị cảm lạnh trước đó thường đã có biểu hiện của việc suy yếu, mệt mỏi.
Cảm lạnh thường kèm theo sốt nhẹ lúc ban đầu. Nên nhiều người không phân biệt được sốt thông thường và cảm lạnh. Bạn KHÔNG NÊN áp dụng biện pháp chữa sốt thông thường cho người đang bị cảm lạnh khi chưa đủ hiểu biết. Nó có thể làm bệnh tình càng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm hơn!
→ Đọc bài: Cảm lạnh là gì? Cách chữa cảm lạnh tại nhà nhanh chóng
I. Bị sốt nên làm gì để hạ sốt tại nhà.
Những kiến thức dưới này sẽ giúp bạn có được câu trả lời thuyết phục nhất cho vấn đề nên làm gì để hạ sốt tại nhà.
1, Bị sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh?
Nhiều người vẫn cho rằng, khi bị sốt thì nên chườm lạnh, thậm chí dùng túi nilon chứa đá để chườm cho người bị sốt, cho trẻ nhỏ bị sốt. Tuy nhiên, tổ chức Y tế thế giới WHO đã có nghiên cứu và thí nghiệm về vấn đề này. Và họ kết luận quan niệm này là sai lầm.
Chườm khăn lạnh cho người bị sốt (vào trán, vào nách) không những không làm giảm sốt mà còn khiến người bị chườm (đặc biệt là trẻ nhỏ) cảm thấy khó chịu. Nó thậm chí làm cho người bị viêm phổi càng sốt cao hơn do tăng lượng oxy trao đổi.
Phương pháp đúng:
Khi bị sốt, chỉ nên dùng khăn ấm để chườm hoặc lau cho người bị sốt. Điều này sẽ giúp lỗ chân lông được dãn ra và tăng khả năng thoát nhiệt, giúp cơ thể mau hạ sốt. Bạn nhớ đổi khăn khi nó bị lạnh.
Dùng khăn ấm chườm vào vùng sau gáy, cổ, nách, bẹn. Không nên chườm tại trán vì nó không hiệu quả!
2, Kỹ thuật lau mát người hạ sốt
– Chuẩn bị 3 cái khăn sạch và nước ấm (có nhiêt độ ngang bằng hoặc nhỉnh hơn nước tắm hàng ngày của trẻ).
– Nhúng khăn vào nước rồi vắt “hơi ráo nước”. Dùng 1 cái khăn để lau vùng hõm nách, 1 cái thì lau vùng bẹn và khoeo chân. Chiếc còn lại bạn dùng để lau cho toàn thân (từ đầu tới chân).
– Cứ khoảng 3 phút bạn lại lau lại một lần.
– Theo dõi khi cơ thể hạ nhiệt xuống ~38.5°C thì lau khô người và mặc quần áo mỏng là được
3, Bị sốt có nên đắp chăn?
Khi bị sốt cao chúng ta thường cảm thấy gai người và rét run. Bạn nên nhớ rằng, nguyên nhân không phải do ta mất nhiệt cảm thấy rét mà là do rối loạn vận mạch gây ra. Vì thế, nếu bạn càng đắp chăn mền và quấn kín cơ thể thì sẽ càng cảm thấy rét hơn. Điều này trở nên đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ hoặc người sốt quá cao.
Hãy nhớ: Cần tuyệt đối không nên đắp chăn khi bị sốt, phải mở cửa phòng thông thoáng, và mặc quần áo mỏng để giảm nhiệt cơ thể.
4, Bị sốt có nên tắm hay không?
Về nguyên tắc thì đúng là việc tắm đúng kỹ thuật thì sẽ giúp người bị sốt nhanh đỡ hơn. Tuy nhiên, thay vì tắm thì bạn có thể lau người bằng nước ấm mà? Tắm khi sốt nếu không đúng cách sẽ có nguy cơ bị cảm lạnh và đột quỵ. Tất nhiên, Phụ nữ giỏi vẫn sẽ giới thiệu qua cho bạn phương pháp này. Đây là cách mà nhiều bác sỹ chuyên khoa nhi vẫn thường áp dụng để chữa sốt cho trẻ nhỏ.
– Chuẩn bị thau nước ấm ngang bằng hoặc thấp hơn 1-2 độ so với nhiệt độ cơ thể bé (khoảng 37-38 độ C), phòng tắm ấm và kín gió.
– Cho trẻ ngâm tắm trong nước, lấy khăn lau qua những vùng như cổ, nách, bẹn, lưng và khoeo chân
– Tắm khoảng 3-4 phút, sau đó cho trẻ ra, lau khô người rồi mặc quần áo thoáng mát.
Lưu ý: Phương pháp này không nên áp dụng cho bé vừa mới tiêm phòng về và bị sốt.
5, Nằm phòng điều hòa để hạ sốt.
Nhiều người cũng hay áp dụng biện pháp này. Phòng điều hòa của bạn nên điều chỉnh nhiệt độ giảm xuống từ từ (kẻo bị sốc nhiệt) sao cho nhiệt độ phòng không nên thấp dưới 22 °C. Có thể mặc áo mỏng hoặc cởi trần cho người bị sốt. Bạn hãy yên tâm rằng, lúc này, khi cơ thể đang sốt thì sẽ không sợ bị cảm lạnh đâu.
6, Uống nhiều nước sẽ giúp hạ sốt.
Chắc chắn rồi! Khi bị sốt cao, cơ thể thường sẽ mất nước, các loại vi khuẩn, virus cũng sẽ phát triển mạnh ở các tế bào ít nước. Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp các tế bào bạch cầu hoạt động tốt hơn, nước cũng sẽ giúp cơ thể bạn giảm nhiệt nhanh chóng bằng cách tăng lượng mồ hôi bài tiết qua các lỗ chân lông…
II. Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn và trẻ nhỏ
Sau khi áp dụng các biện pháp giúp hạ sốt tại nhà như chườm khăn, lau người,.. mà cơ thể vẫn có biểu hiện sốt cao. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt (thuốc Tây).
Thuốc hạ sốt thông thường sẽ có thành phần chứa Paracetamol hoặc Paracetamol kết hợp với Codein
– Thuốc hạ sốt cho người lớn: Viên Paracetamol, thuốc Pamin
– Thuộc hạ sốt cho trẻ nhỏ:
Người ta cũng áp dụng biện pháp dùng viên Paracetamol/Pamin hòa tan với một cốc nước, rồi dùng khăn thấm ướt, lau người cho trẻ nhỏ. Như vậy cơn sốt sẽ rút rất nhanh.
Bạn có thể hỏi mua thuốc uống từ bác sỹ hoặc miếng dán hạ sốt cho trẻ.
III. Cách hạ sốt không dùng thuốc
Bạn đã biết một số biện pháp làm giảm sốt tại nhà như đã giới thiệu tại mục I. Dưới này là một số cách hạ sốt mà không dùng thuốc Tây khá phổ biến khác mà bạn có thể áp dụng trong trường hợp bản thân hoặc người quen bị sốt.
1, Cách hạ sốt bằng gừng tươi.
Gừng tươi có nhiều chất kháng khuẩn và virus tự nhiên. Dùng gừng tươi pha vào nước ấm để chườm, lau người hoặc tắm sẽ giúp cơ thể của người bị sốt tuần hoàn máu nhanh hơn, mở rộng lỗ chân lông và ra mồ hôi nhiều hơn nhưng vẫn đảm bảo không bị cảm lạnh.
3, Hạ sốt bằng chanh tươi
– Bạn cắt quả chanh tươi ra thành các lát mỏng rồi cọ theo thứ tự xuôi từ trên xuống dưới: phần trán, gáy, cổ, nách, khuỷu tay, dọc sống lưng, bẹn, khuỷu gối, lòng bàn chân.
4, Xông hơi giúp hạ sốt.
Những người bị cảm cúm hoặc sốt có thể áp dụng biện pháp xông hơi chữa trị rất hiệu quả. Vì khi xông hơi, các lỗ chân lông trên cơ thể sẽ mở to hơn, tạo điều kiện để nhiệt lượng cùng với độc tố theo mồ hôi bài tiết ra ngoài.
Nguyên liệu cho nồi nước xông hơi bao gồm các loại lá bởi, xả, chanh, hương nhu, tía tô, lá tre,.. Bạn cho vào nồi nước, đun sôi. Cho người bị sốt ngồi cạnh nồi nước xông đã mở vung. Dùng chăn mền mỏng để phủ kín cả người và xoong lại. Ngồi xông hơi tầm 5-7 phút, sau đó, bạn lấy khăn khô lau sạch cơ thể và mặc quần áo mỏng khác, sạch thoáng hơn.
– Bị sốt nên ăn trái cây gì? nước ép hoa quả?
Các loại hoa quả: nước cam, nước dừa,… Nước trái cây nói chung chứa nhiều vitamin và chất đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, ngay khi bạn bị sốt thì việc uống nước ép hoa quả nguyên chất sẽ làm gia tăng lượng đường trong máu. Và nó sẽ làm các tế bào bạch cầu diệt khuẩn chậm chạp hơn!
Chúng ta chỉ nên ăn uống những loại trái cây, nước ép này khi cơ thể đã hạ sốt. Như vậy thì những loại thực phẩm này với tác dụng bồi bổ và tăng đề kháng cơ thể mới sẽ giúp ích cho quá trình hồi phục của cơ thể.
– Trẻ bị sốt có nên ăn cháo lươn, tôm, cua, ốc, trứng vịt lộn? – Bị sốt không nên uống nước chè, rượu bia,.. và các chất kích thích khác.
– Bị sốt không nên ăn trứng: vì trong trứng có rất nhiều protein, nên khi ăn cơ thể sẽ hấp thụ nhanh và sinh ra một lượng nhiệt lớn. Ảnh hưởng tới quá trình hạ sốt của cơ thể.
– Bị sốt nên ăn cháo gì? Cháo hành? Ăn cháo đặc biệt là cháo có hành tươi sẽ giúp cho cơ thể bạn ra mồ hôi, đào thải chất độc rất tốt. Nó cũng bổ sung dinh dưỡng nhanh chóng giúp bạn mau phục hồi.
Trường hợp, áp dụng nhiều biện pháp giảm sốt, uống thuốc giảm sốt tại nhà mà vẫn chưa khỏi. Thậm chí còn có những biểu hiện lạ: nôn ói, đau ngực, phát ban, ỉa chảy… Cần đưa ngay người bệnh đến trung tâm y tế để hỏi ý kiến của bác sỹ.
Làm Gì Khi Trẻ Bị Sốt? 6 Cách Hạ Sốt Tại Nhà Đúng Cách Dịch Covid
Sốt là gì?
Sốt là khi nhiệt độ cơ thể bạn cao hơn mức bình thường. Đó là cách cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng, nhưng khi sốt cao, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Ở trẻ em và người lớn, sốt được xác định là nhiệt độ cơ thể (đo ở hậu môn) trên 38 °C.
Sốt không phải là bệnh. Đó là một triệu chứng, hoặc dấu hiệu, rằng cơ thể bạn đang chiến đấu với bệnh tật hoặc nhiễm trùng. Sốt kích thích sự phòng vệ của cơ thể, gửi các tế bào bạch cầu và các tế bào “chiến đấu” khác để tiêu diệt nguyên nhân gây nhiễm trùng.
Nguyên nhân trẻ bị sốt
Khi trẻ bị sốt, việc đầu tiên ba mẹ cần làm là nên xác định nguyên nhân tại sao trẻ bị sốt. Thông thường, nhiệt độ cơ thể của trẻ em trên 37,5 độ C (đo tại nách) được gọi là sốt (vì nhiệt độ đo tại nách thường thấp hơn ở hậu môn khoảng 0.5 độ C). Kiểm tra thân nhiệt là cách xác định nhanh tình trạng sốt ở trẻ. Các nguyên nhân phổ biến có thể gây sốt bao gồm:
Nhiễm trùng đường hô hấp trên (RTI)
Cảm cúm
Nhiễm trùng tai
Sốt phát ban – một loại virus gây ra sốt và phát ban
Viêm amidan
Nhiễm trùng thận hoặc đường tiết niệu (UTI)
Các bệnh thường gặp ở trẻ em, như thủy đậu và ho gà
Bên cạnh đó, cũng có trường hợp nhiệt độ của trẻ nhỏ tăng lên sau khi tiêm chủng, hoặc trẻ mặc quá nhiều quần áo, chơi ngoài trời nắng quá lâu.
Sốt có phải là triệu chứng nghiêm trọng?
Ở trẻ khỏe mạnh, không phải cứ khi nào có triệu chứng sốt đều cần được dùng thuốc. Tuy nhiên, sốt cao có thể khiến trẻ khó chịu và làm có các vấn đề như mất nước. Các bác sĩ sẽ là người quyết định có nên áp dụng các biện pháp điều trị sốt hay không bằng cách xem xét cả nhiệt độ và tình trạng chung của trẻ.
Trẻ em có nhiệt độ thấp hơn 38 °C (đo ở nách) thường không cần dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên có một ngoại lệ: nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 3 tháng tuổi trở xuống có nhiệt độ cơ thể (đo ở hậu môn) từ 38 °C trở lên, hãy gọi cho bác sĩ của bạn hoặc đưa trẻ đến bệnh viện. Ngay cả một cơn sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi.
Trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi có nhiệt độ cơ thể (đo ở hậu môn) từ 39°C trở lên.
Trẻ có nhiệt độ cơ thể (đo ở hậu môn) từ 40°C trở lên hoặc nhiệt độ đo ở nách từ 39,5°C trở lên, bất kể là độ tuổi nào.
Nếu con bạn từ 3 tháng đến 3 tuổi và bị sốt từ 39 °C hoặc cao hơn (đo ở hậu môn), hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn. Đối với trẻ lớn hơn, hãy xem xét hành vi và mức độ hoạt động của chúng. Bệnh có thể không nghiêm trọng nếu con bạn vẫn có những biểu hiện như:
Vẫn thích chơi đùa
Ăn uống tốt
Thoải mái và vui vẻ
Có màu da bình thường
Và đừng quá lo lắng về một đứa trẻ bị sốt mà không muốn ăn nhiều như bình thường. Nếu trẻ vẫn có thể ăn nhẹ, uống và đi tiểu tiện bình thường thì vẫn ổn.
Ở từng tình trạng, ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt ?
Vì tính chất tiện lợi nên chúng ta thường sẽ đo nhiệt độ ở nách, khi nhiệt độ ở nách ≥ 37,5 °C là có sốt (nhiệt độ đo tại nách thường thấp hơn thân nhiệt 0.5 độ C). Trước hết, để trả lời câu hỏi: ” Làm gì khi trẻ bị sốt? ” ba mẹ cần nắm được thông tin về các loại sốt sau:
1. Làm gì khi trẻ bị sốt cấp tính?
Khi thấy bé bị sốt trong vòng 7 ngày đầu, đặc biệt là khi sốt cao ≥ 38,5 độ, ba mẹ cần theo dõi biểu hiện của trẻ để ứng phó kịp thời và liên lạc với bác sĩ để được tư vấn thêm.
Nếu thể trạng của bé vẫn khỏe, bú ăn được, chơi vui vẻ, thì ba mẹ có thể tiếp tục theo dõi trẻ, cung cấp đầy đủ nước, nghỉ ngơi và dinh dưỡng phù hợp cho trẻ, có thể cho trẻ uống hạ sốt đúng liều theo cân nặng và theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao qua đến ngày thứ 3 hoặc có biểu hiện không khỏe, mệt mỏi, chán ăn, giảm bú, giảm chơi sau khi đã dùng các biện pháp hạ sốt thì ba mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám nhi gần nhất để chữa trị kịp thời.
2. Làm gì khi trẻ bị sốt hầm hầm?
Tình trạng sốt hầm hầm thường xuất hiện do thời tiết nóng bức, hoặc có thể xảy ra khi trẻ mọc răng. Khi gặp tình trạng này, ba mẹ chưa cần quá lo lắng về việc phải làm gì khi trẻ bị sốt mà bình tĩnh quan sát biểu hiện của trẻ. Dùng cặp nhiệt độ kiểm tra chính xác thân nhiệt, chỉ dùng hạ sốt nếu trẻ sốt trên 38,5 độ (đo ở nách).
3. Làm gì khi trẻ bị sốt kéo dài?
Khi bé bị sốt đi sốt lại, sốt kéo dài trên 7 ngày là tình trạng rất nguy hiểm. Nếu trẻ gặp tình trạng này, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa phù hợp để được nhập viện, điều trị kịp thời.
Nên làm gì khi trẻ bị sốt?
Đối với những bậc cha mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi con chắc chắn sẽ cảm thấy rất lo lắng và hoang mang khi thấy con bị sốt. Thực ra cách hạ sốt cho trẻ 2 tuổi, cách hạ sốt cho trẻ 4 tuổi hay cách hạ sốt cho trẻ 5 tuổi… sẽ có một số điểm tương đồng.
1. Cho bé uống nhiều nước và ăn thức ăn loãng
Trẻ bị sốt nên ăn gì? Khi bị sốt, cơ thể mệt mỏi nên trẻ thường biếng ăn. Ba mẹ nên cho trẻ ăn những loại thức ăn loãng như là cháo, súp, phở… nấu cùng các loại thịt, cá… để tăng thêm dưỡng chất. Món ăn cũng nên thêm các loại gia vị như gừng, tỏi, lá hành… để tăng hiệu quả chữa bệnh cho trẻ.
Ngoài ra, khi trẻ sốt sẽ bị mất nước. Vì vậy, ba mẹ nên cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt như: nước ép, nước dùng, súp, trà thảo mộc… Đặc biệt là các loại chế phẩm có chất điện giải như Pedialyte, hydrat hóa…
2. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ
Khi sốt bé thường cảm thấy ớn lạnh. Nhiều ba mẹ thường lầm tưởng đắp thêm mền và giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyên rằng, ba mẹ cần mặc đồ rộng rãi, thoáng mát cho trẻ để cơ thể tỏa nhiệt nhanh, làm hạ sốt.
Trẻ sốt song vẫn vẫn chơi đùa linh hoạt, ăn tốt, uống đủ nước và đặc biệt bé đi tiêu, tiểu bình thường, ba mẹ không cần cho bé dùng thuốc. Cách hạ sốt tại nhà cho trẻ trong trường hợp này là ba mẹ cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể tỏa bớt nhiệt giúp trẻ giảm sốt nhanh.
3. Chườm mát cho bé
Một kỹ thuật sơ cứu thường được sử dụng để hạ nhiệt độ cao là đặt túi lạnh dưới nách và ở vùng háng. Điều này được sử dụng trong trường hợp trẻ bị sốt vì các yếu tố bên ngoài; Chẳng hạn như: tập thể dục hoặc ở ngoài trời nắng trong thời gian dài.
4. Giữ nhiệt độ trong phòng trẻ vừa phải
Bạn nên giữ nhiệt độ trong phòng con ở mức vừa phải, tức là không quá nóng cũng không quá lạnh. Tốt nhất hãy mở các cửa sổ và đặt một chiếc quạt ở chế độ quay để không khí lưu thông và làm thoáng mát không gian trong phòng, giúp bé có cảm giác dễ chịu và không bí bách.
5. Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng liều lượng
Trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi khi sốt quá cao có thể dẫn đến co giật, ba mẹ cần hạ sốt cho trẻ khi cần thiết. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ đo ở nách, cách hạ sốt nhanh cho trẻ là dùng thuốc hạ sốt. Một số loại thuốc có thể dùng là Paracetamol hoặc Acetaminophen. Tuy nhiên, ba mẹ nên lưu ý là liều lượng dùng cho độ tuổi và cân nặng trẻ là khác nhau.
6. Cho trẻ nghỉ ngơi
Trẻ em có thể cảm thấy tốt hơn sau khi dùng thuốc hạ sốt. Kết quả là, bé có thể cảm thấy nhiều năng lượng và bắt đầu tham gia các trò chơi hao tốn nhiều năng lượng.
Tuy nhiên, để có thể chống lại vi khuẩn, virus, cơ thể chúng ta cần rất nhiều năng lượng. Vì vậy, điều quan trọng lúc này là phải đảm bảo trẻ nghỉ ngơi cho đến khi hết sốt hoặc bệnh. Nếu trẻ không thể ngủ, ba mẹ có thể thử đọc cho chúng nghe một vài câu chuyện hoặc chơi cho một trò chơi nhẹ nhàng nào đó như là xếp hình, búp bê… ngay tại giường.
Không nên làm gì khi trẻ bị sốt?
Ba mẹ cần tránh làm những việc sau đây để không phản tác dụng khi hạ sốt cho trẻ:
Không dùng thuốc cúm và thuốc cảm lạnh cho trẻ dưới 6 tuổi
Không dùng Aspirin cho trẻ < 18 tuổi vì có thể gặp tình trạng gọi là hội chứng Reye
Không tự ý mua thuốc và dùng thuốc cho trẻ nếu không có chỉ định của bác sĩ
Không ủ quá ấm trẻ bằng chăn hay quần áo dù trẻ có lạnh run
Không tắm nước lạnh hay lau mặt bằng cồn cho trẻ vì có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể hơn nữa
Nắm chắc những lưu ý trên là ba mẹ có thể giải đáp được các thắc mắc: làm gì khi bé bị sốt, trẻ sốt 39 độ phải làm gì… Qua đó, ba mẹ có thể áp dụng những biện pháp hạ sốt hiệu quả cho trẻ.
Khi nào nên gọi cho bác sĩ?
Trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ cơ thể (đo ở hậu môn) từ 38 °C trở lên: Sốt có thể là phản ứng duy nhất của trẻ sơ sinh đối với một căn bệnh nghiêm trọng.
Trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi có nhiệt độ cơ thể (đo ở hậu môn) từ 39°C trở lên.
Trẻ có nhiệt độ cơ thể (đo ở hậu môn) từ 40°C trở lên hoặc nhiệt độ đo ở nách từ 39,5°C trở lên, bất kể là độ tuổi nào.
Trẻ lớn hơn có nhiệt độ cao hơn 38.5 °C
Từ chối ăn và uống
Bị tiêu chảy kéo dài hoặc nôn mửa nhiều lần
Có bất kỳ dấu hiệu mất nước (đi tiểu ít hơn bình thường, không chảy nước mắt khi khóc, ít tỉnh táo và ít hoạt động hơn bình thường)
Thông báo với ba mẹ về các triệu chứng như đau họng hoặc đau tai
Bị sốt kéo dài, ngay cả khi chúng chỉ kéo dài vài giờ mỗi đêm
Có các bệnh nền mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim, ung thư, lupus…
Bị phát ban
Bị đau khi đi tiểu
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
Hãy đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu nếu con của bạn có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:
Khóc không dừng
Khó chịu hoặc quấy khóc
Uể oải và nằm li bì không muốn thức dậy
Phát ban hoặc đốm tím trông giống như vết bầm trên da (không có ở đó trước khi con bạn bị bệnh)
Môi, lưỡi hoặc móng tay tím tái
Phần thóp của trẻ sơ sinh dường như bị phình lên, xẹp xuống bất thường
Đau đầu dữ dội
Đi không vững
Khó thở mà không đỡ hơn mặc dù đã thông mũi
Đầu cúi về phía trước và chảy nước dãi
Co giật
Đau bụng
Làm gì khi trẻ bị sốt? Liên hệ ngay dịch vụ y tế tại nhà Jio Health
Khi trẻ bị sốt, biện pháp tối ưu nhất ba mẹ phải làm là hạ sốt cho trẻ nếu nhiệt độ đo ở nách trên 38,5 độ C. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ thì nên đưa đến gặp bác sĩ để tìm cách hạ sốt phù hợp. Trong một số trường hợp, việc đưa trẻ đến những phòng khám nhi gặp nhiều khó khăn do trẻ mệt mỏi, khó di chuyển, hay quấy khóc. Vì vậy, dịch vụ thăm khám và chăm sóc sức khỏe tại nhà Jio Health là giải pháp tiện ích và hiệu quả dành cho ba mẹ và trẻ. Các tiện ích và ưu điểm của Jio Health:
Đội ngũ hơn 170 bác sĩ, điều dưỡng giỏi, trình độ cao, giàu kinh nghiệm đến từ các bệnh viện lớn tại TPHCM
Dễ dàng lựa chọn bác sĩ trong danh sách và chủ động hẹn lịch khám bác sĩ tại nhà chỉ với vài thao tác trên app đặt lịch khám bệnh
Chủ động sắp xếp thời gian nhận tư vấn sức khỏe trực tuyến thông qua chat & video
Thăm khám kỹ lưỡng: khi đến khám tại nhà bác sĩ sẽ có cơ hội được quan sát nơi sinh hoạt và môi trường sống, từ đó đưa ra những lời khuyên cụ thể, chính xác về tình trạng bệnh.
Dịch vụ xét nghiệm tại nhà, dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà tiện lợi. Kết quả bản cứng được gửi về tận nhà trong 3-5 ngày, bản mềm sẽ được cập nhật trên bệnh án điện tử trong 24h.
Quản lý bệnh án điện tử, dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe và quá trình điều trị
Đa dạng chuyên khoa như: khám dinh dưỡng cho bé, khám sức khỏe định kỳ, khám tổng quát, khám nội tiết, chăm sóc thai sản…
Đặc biệt, đối với những gia đình ở khu vực xa trung tâm thành phố, thì việc tìm kiếm các phòng khám nhi khoa như:
Liên hệ ngay tới Jio Health để được giải đáp thắc mắc làm gì khi trẻ bị sốt cũng như thông tin về dịch vụ thăm khám tại nhà Jio Health. Chúc bé yêu & ba mẹ luôn khỏe mạnh!
Chăm sóc sức khỏe dễ dàng & hiệu quả với Jio Health. Tải đi chờ chi!
Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì Khi Bị Sốt?
Sốt là phản ứng của cơ thể với nhiễm trùng. Bình thường, nhiệt độ cơ thể có thể thấp hơn hoặc cao hơn giới hạn trung bình 37 độ C một chút. Nhiệt độ trực tràng nhìn chung cao hơn khoảng 0,5 độ C.
Nên:
Uống nhiều nước: Khi cơ thể bị mất nước, các vi rút vi khuẩn thường phát triển mạnh mẽ hơn. Khi sốt, bạn nên uống nhiều nước lọc hơn bình thường để bổ sung lượng nước đã mất đi. Việc bù đủ nước khi sốt sẽ giúp bạn không bị kiệt sức, các độc tố trong cơ thể cũng sẽ được loại bỏ nhanh và dễ dàng hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên thay nước lọc bằng nước đun sôi để nguội pha với hydrit hoặc oresol để bù điện giải.
Ăn thức ăn lỏng: Soup, bún, phở, đồ ăn loãng dễ nuốt được nấu cùng với thịt gà, thịt heo, thịt bò sẽ góp phần giúp bạn bổ sung được dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, xoa dịu cơn khó chịu.
Đặc biệt, cháo hoặc soup được nấu từ thịt gà -nhất là gà ác- ngoài tác dụng bổ sung dinh dưỡng còn giúp cơ thể chống lại mất nước và viêm nhiễm.
Nước hoa quả, sinh tố: Các loại trái như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối… là lựa chọn ưu tiên trong thời gian bạn bị sốt. Hãy chịu khó ăn trái cây vì nó vừa cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, vừa giúp giảm sốt, bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất. Nếu không muốn ăn, bạn có thể xay sinh tố hoặc ép thành nước hoa quả để dễ uống hơn.
Không nên:
Bổ sung sữa chua: Sữa chua cũng là một món ăn có lợi khi bạn bị ốm hoặc sốt, chúng sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp cơ thể khỏe hơn, tiêu hóa tốt hơn, tránh mắc thêm các bệnh khác.
Ăn trứng: Bình thường trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, người ta lại khuyên rằng không nên ăn trứng khi bị ốm. Bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn.
THANH GIANG
Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.
Mật ong: Mật ong là một loại thuốc bổ cho cơ thể, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi bị sốt rất dễ đến cơ thể bị tăng thêm nhiệt độ.
Ăn tỏi, ớt, tiêu: Các gia vị cay, đồ ăn cay làm sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể, chính vì thế, đây cũng là lý do mà những người đang bị sốt nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.
( Theo Pháp luật TP HCM)
Xử trí đúng cách khi trẻ bị sốt
Bị Cảm Sốt Nên Và Không Nên Ăn Gì?
Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C, khi nhiệt độ cơ thể lên từ 37,5 đến 38,4 độ C thì gọi là chứng sốt nhẹ, nếu 38.5 độ C trở lên thì có nghĩa là sốt cao, còn trên 40 độ C là sốt rất cao…
Cảm sốt khiến cho cơ thể rất mệt mỏi vì cơ thể phải tiêu hao nhiều năng lượng. Vậy nên chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và hồi phục sức khỏe của con người, đặc biệt trong lúc bị bệnh.
Người bệnh cảm sốt nên ăn gì?
Bình thường, khi cơ thể được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt. Từ đó giúp cho cơ thể khỏe mạnh, có khả năng kháng lại sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus diễn ra một cách tốt hơn, tránh được nguy cơ mắc bệnh cho bản thân. Chính vì lý do này mà việc lựa chọn các thực phẩm phù hợp để bổ sung trong thời gian bị cảm sốt là một trong những cách đầu tiên mà người bệnh nên làm để khắc phục tình trạng bệnh không tiến triển nặng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để giảm bớt được các triệu chứng của bệnh. Nếu bị cảm sốt, bạn nên ăn những loại thực phẩm sau đây:
Uống nhiều nước
Người bị cảm sốt thường rất dễ bị mất nước và các chất điện giải. Cơ thể mất nước chính là nguyên nhân khiến cho cơ thể mệt mỏi và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển thêm.Do đó, để người bị cảm sốt nhanh hồi phục và hạn chế vi khuẩn phát triển thêm là uống nhiều nước.
Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể không chỉ có tác dụng duy trì các quá trình trao đổi chất được diễn ra một cách bình thường mà còn giúp người bệnh không bị kiệt sức, làm giảm được tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp do dịch nhầy và ngăn chặn nguy cơ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, cung cấp đủ nước cho cơ thể khi cảm sốt sẽ giúp loại bỏ nhanh chóng được độc tố trong cơ thể.
Ngoài việc uống nước lọc, tốt nhất là bạn nên uống bổ sung các loại trà thảo dược, trà gừng mật ong, chanh, nước ép hoa quả… Vì các loại thức uống này mang lại tác dụng tốt hơn.
Bổ sung vitamin C cho cơ thể
Một trong những loại thực phẩm hàng đầu nên bổ sung cho cơ thể trong thời gian bị cảm sốt đó chính là sử dụng các loại trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin C như: cam, quýt, cà chua… Bổ sung Vitamin C giúp làm tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, vì vậy sẽ giúp cải thiện được các biểu hiện do cảm sốt gây ra. Ngoài việc ăn các loại trái cây và rau củ, bạn cũng có thể cung cấp thêm vitamin C cho cơ thể bằng cách dùng các viên sủi chứa vitamin C.
Nước ép, sinh tố trái cây giàu vitamin C vừa giúp giảm sốt vừa bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất.
Ăn thêm nhiều rau xanh
Các loại rau xanh như: rau mồng tơi, rau muống, rau cải, bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn… rất giàu vitamin và chất xơ. Chế biến những loại rau này dưới dạng luộc, nấu canh hoặc ăn tươi đều rất có lợi cho việc hạ nhiệt và cung cấp chất dinh dưỡng khi bị cảm sốt.
Nên ăn thức ăn lỏng
Khi bị cảm sốt cơ thể người bệnh mệt mỏi, cổ họng bị đau rát nên các món ăn mềm, lỏng như bún, phở, cháo rất phù hợp với người bệnh.
Nên chọn các loại thịt bò, gà… để nấu cháo, nấu phở vừa dễ ăn vừa cung cấp được chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt là thịt gà ác còn có tác dụng chống mất nước và viêm nhiễm
Các loại ngũ cốc
Bột yến mạch và các loại ngũ cốc cũng là những thực phẩm bạn nên ăn khi bị cảm sốt. Vì các loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin E, các chất chống oxy hóa polyphenol và các chất xơ beta-glucan… Đây cũng là những chất có thể tăng cường sức đề kháng cho bạn.
Thực phẩm chứa nhiều protein
Protein có nhiều trong các loại thịt gia cầm, trứng, sữa, cá… đây là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Ngoài ra, trong nhóm thực phẩm này còn chữa những chất dinh dưỡng B6, B12, các khoáng chất như selen, kẽm… sẽ giúp duy trì hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động một cách bình thường, từ đó ngăn được sự hoạt động của các virus gây bệnh.
Các loại rau củ chứa Glutathione
Glutathione là một chất chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ, vì vậy tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều chất này sẽ có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, cải thiện được tình trạng bệnh cảm cúm mà bạn đang gặp phải.
Các thực phẩm chứa nhiều Glutathione có thể kể đến bao gồm: dưa hấu, cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải…
Nhóm thực phẩm có tác dụng kháng viêm
Ăn nhiều các loại thực phẩm có tác dụng kháng viêm cũng sẽ làm cho cơ thể của bạn được khỏe mạnh, tăng cường được chức năng miễn dịch, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus, từ đó bệnh cảm cúm của bạn cũng sẽ nhanh chóng được chữa khỏi.
Vỏ chanh, bưởi, tỏi, gừng, mật ong… là những thực phẩm có khả năng kháng viêm cực tốt mà bạn nên sử dụng.
Bổ sung thực phẩm giàu probiotics
Các loại sữa chua cũng là thực phẩm bạn nên ăn khi bị cảm cúm. Vì không những có lợi cho hệ tiêu hóa mà các lợi khuẩn có trong thực phẩm này cũng sẽ làm hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt hơn, ngăn chặn được sự phát triển của virus, đồng thời làm dịu được những cơn đau họng do cúm.
Người bị cảm sốt không nên ăn gì?
Nếu bị cảm sốt thì bạn cần phải tránh các loại thực phẩm sau đây. Vì chúng có thể làm nặng thêm các triệu chứng bệnh, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn:
Nước lạnh
Nước lạnh không làm cho cơ thể hạ nhiệt mà còn khiến cơ thể sốt cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp bị sốt do bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe.
Đồ uống có gas, cồn
Đồ uống có gas và cồn khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu và làm cơ thể bị mất nước nên không tốt cho người bị bệnh đặc biệt là bệnh cảm sốt. Nếu người bệnh không kiêng hoặc hạn chế những đồ uống này sẽ làm cho bệnh lâu được chữa khỏi và làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh khác cho bản thân.
Trà
Trong trà có chữa chất ta-nanh sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.
Thức phẩm được chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp vừa không đảm bảo vệ sinh, vừa giảm bớt hàm lượng chất dinh dưỡng vốn có của thực phẩm sau khi chế biến. Do đó, ăn các loại thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ bị ngộ độc, hệ miễn dịch sẽ bị yếu đi nhiều hơn.
Ngoài ra, đồ chế biến sẵn như cũng có thể chứa các gia vị cay, đồ ăn cay làm sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể, chính vì thế, đây cũng là lý do mà những người đang bị sốt nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.
Thực phẩm cứng
Vì khi bị cảm cúm, cổ họng của bạn thường bị đau, do đó nếu ăn các loại đồ ăn cứng sẽ làm cho các cơn đau trầm trọng hơn. Bởi vậy, khi bị cảm cúm bạn cũng nên tránh ăn những thực phẩm này.
Bị cảm sốt nên làm gì?
Rửa tay sạch sẽ sau khi hắt hơi và ho: Hắt hơi hoặc ho nên dùng tay hoặc khăn giấy để che miệng. Nếu dùng khăn giấy thì cần bỏ giấy vào thùng rác ngay còn nếu dùng tay thì sau khi ho hoặc hắt xì bạn cũng cần rửa tay để tránh virus lây bệnh cho người thân.
Thường xuyên tắm rửa và súc miệng: Để hạn chế việc lây lan bệnh, bạn hãy thường xuyên súc miệng nước muối và tắm rửa sạch sẽ.
Bịt khẩu trang khi ra ngoài: Bạn nên bịt khẩu trang khi đi ra ngoài trời khói bụi để tránh hít phải những không khí ô nhiễm.
Giữ nhà thông thoáng: Bạn hãy tránh ô nhiễm không khí trong nhà bằng cách thường xuyên dọn dẹp phòng hoặc sử dụng máy lọc không khí, tránh tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi, những tác nhân gây dị ứng.
Sử dụng máy tạo độ ẩm: Việc sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp bạn ngăn chặn hoạt động của virus đồng thời giúp bạn có thêm độ ẩm để làm ẩm hệ hô hấp, từ đó đẩy đờm dễ dàng ra ngoài hơn khi bạn ho.
Nếu việc thay đổi lối sống, bổ sung thực đơn hợp lý không giúp cho bệnh thuyên giảm mà có thể là bệnh tiến triển nặng, sốt không giảm thì bạn cũng đừng quên đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và được chỉ định điều trị bằng các liệu pháp tây y. Điều này sẽ giúp cho bệnh nhanh chóng được chữa khỏi, tránh để bệnh gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Bạn đang xem bài viết Bị Sốt Nên Làm Gì, Ăn Gì? Cách Hạ Sốt Nhanh Chóng Tại Nhà trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!