Cập nhật thông tin chi tiết về Biểu Giá Điện Hỗ Trợ Fit Và Tầm Quan Trọng Đối Với Sự Phát Triển Điện Mặt Trời Tại Việt Nam mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thuật ngữ FiT và lịch sử phát triển của thuật ngữ
FiT (còn được viết là FIT hoặc FITs) là cụm từ viết tắt của Feed-in Tariff, được hiểu là biểu giá điện hỗ trợ. Đây là chính sách khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, cụ thể hơn là các mức giá áp dụng cho điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo để bán lên lưới điện hoặc sử dụng tại chỗ. Thuật ngữ này sử dụng cho điện năng lượng tái tạo nói chung, không chỉ dành cho điện năng lượng mặt trời.
FiT có một quá trình hình thành và phát triển khá phức tạp. Từ những năm 70 của thế kỷ trước, thuật ngữ được dùng ở châu Âu với ý nghĩa đầu tiên là “Stromeinspeisungsgesetz (StrEG)” (luật cung cấp điện vào lưới điện) của Đức và “electricity feed law” (luật bán điện vào lưới) của Anh. Cuối cùng, “Feed-in Tariff” ra đời, là giá bán điện năng (tariff) sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo được cung cấp vào (feed-in) hoặc bán cho điện lưới quốc gia. Thực tế, FiT được sử dụng linh hoạt bằng các cách gọi khác như Luật Trợ giá, Giá điện năng lượng tái tạo tiên tiến (“Advanced Renewable Tariffs” – ARTs), Giá ưu đãi năng lượng tái tạo (Incentive Payments).
Với bất kỳ tên gọi nào, FiT vẫn được công nhận là cơ chế chính sách giúp thúc đẩy sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo nhanh chóng, thành công nhất trên thế giới. Thông thường biểu giá FiT phổ biến là áp dụng cho mỗi kWh điện phát lên lưới.
Vì sao chính sách giá FiT thành công trên thế giới?
Những yếu tố trong biểu giá điện hỗ trợ FiT giúp gia tăng sự phát triển của điện năng lượng tái tạo.
Sự đảm bảo để nguồn năng lượng tái tạo kết nối với lưới điện
Hợp đồng bán điện dài hạn
Mức giá bán điện năng có lãi cho nhà đầu tư
Minh hoạ về FiT: Khi hộ gia đình lắp đặt hệ thống điện mặt trời hoà lưới, họ có thể bán lại lượng điện dư cho điện lưới theo giá điện FiT và mua điện của điện lưới với mức giá cao hơn để sử dụng. Giá FiT cao hơn mức giá điện mua vào, do vậy có thể đem lại lợi ích cho các hộ gia đình sử dụng điện mặt trời, đó là tiết kiệm tiền điện và góp phần giảm tải sự phụ thuộc vào lưới điện quốc gia, từ đó bảo vệ môi trường.
Quá trình hình thành và phát triển FiT tại Việt Nam
Vai trò của biểu giá điện hỗ trợ FiT
Điện mặt trời đã phát triển hàng trăm năm trên thế giới, tuy nhiên chỉ vài năm trở lại đây điện mặt trời mới thực sự bùng nổ tại Việt Nam. Chính sách giá FiT đã tồn tại qua nhiều thế kỷ ở các quốc gia phát triển, tuy nhiên chỉ mới gần đây Việt Nam mới áp dụng giá FiT cho điện mặt trời. Biểu giá điện FiT đã phát huy hiệu quả như nào tại Việt Nam? Chúng ta sẽ phân tích những dữ liệu sau đây để nhận ra vai trò quan trọng của biểu giá hỗ trợ FiT trong việc phát triển ngành điện mặt trời tại Việt Nam.
Đối với hệ thống điện mặt trời độc lập có lưu trữ
Hệ thống điện mặt trời độc lập có lưu trữ sở hữu hệ thống ắc quy có thể tích trữ năng lượng. Khi không có đủ ánh sáng mặt trời cho tải, hệ thống có thể xả năng lượng từ ắc quy; ngược lại khi thừa công suất, năng lượng sẽ được nạp vào ắc quy và lưu trữ. Dù hệ thống đem lại sự tiện lợi khi luôn có điện, nhưng trên thực tế lại xảy ra khá nhiều nhược điểm như:
Chu trình xả – nạp của ắc quy làm thất thoát 30-40% sản lượng của toàn hệ thống
Chi phí đầu tư cao do cần thêm hệ thống ắc quy lưu trữ
Chi phí bảo trì tăng do hệ thống ắc quy lưu trữ cần được thay định kỳ
Do hệ thống có nhiều thiết bị và chu trình hơn nên có khả năng xảy ra cháy nổ cao hơn
Đối với hệ thống điện mặt trời hòa lưới theo cơ chế FiT
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới sẽ nối hệ thống với lưới điện của EVN để hỗ trợ cho inverter. Inverter đóng vai trò “hoà lưới” – hoà 2 nguồn điện lưới và điện mặt trời thông qua sự đồng bộ về tần số, điện áp… Hệ thống điện mặt trời hoà lưới linh hoạt có thể bổ sung cho phụ tải trong hộ tiêu thụ điện, làm giảm chi phí điện năng phải mua từ Điện lực.
Có thể thấy, hệ thống điện mặt trời hoà lưới sẽ tối ưu hơn so với hệ thống điện mặt trời lưu trữ trước đây. Khi áp dụng biểu giá điện FiT, cơ chế này mang tới những lợi ích cho cả người mua và người bán:
Cho phép sử dụng hệ thống điện lưới Quốc gia để bù đắp công suất thiếu hụt của hệ thống điện mặt trời
Cam kết trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các dự án điện mặt trời
Ưu tiên khai thác toàn bộ công suất, điện năng phát của các dự án điện mặt trời đưa vào vận hành thương mại (Khoản 1 điều 9, QĐ 11/2017/QĐ-TTg).
Chờ đợi quyết định giá điện FiT 3
Trước mắt, thời gian áp dụng biểu giá điện FiT 2 đã gần hết hiệu lực, do đó các dự án đang gấp rút hoàn thiện để có thể hưởng giá điện FiT 2, kịp thời nối lưới trước khi Chính phủ quy định giá bán điện FiT 3.
Tuy vậy, trong thời gian giá điện FiT 2 hết hạn, dự đoán về giá điện FiT 3 vẫn còn gây hoang mang cho người dân. Trên thực tế, thời gian dịch bệnh COVID diễn ra trong nửa đầu năm 2020 đã gây ảnh hưởng rất lớn tới việc lắp đặt điện mặt trời, khiến ngành điện mặt trời đóng băng trong thời gian dài, giá điện FiT 2 không phát huy hiệu quả và khiến rất nhiều dự án phải chạy nước rút. Trong buổi toạ đàm “FiT 2 và cơ chế chính sách cho phát triển Điện Mặt Trời ở Việt Nam sau 2020”, đại diện các Quỹ đầu tư, chủ dự án, người tiêu dùng… đã đưa ra ý kiến về giá điện FiT 3. Các ý kiến đều mong muốn gia tăng thời lượng của biểu giá điện FiT 2 và có mức giá FiT cố định tại Việt Nam, thay vì thay đổi liên tục trong 1-2 năm.
Nên gia hạn giá điện FiT 2 đến cuối năm 2021, hoặc ngay khi giá điện FiT 2 hết hiệu lực, Chính phủ cần ban hành ngay giá điện FiT 3, không để thời gian chết như lần ban hành giá điện FiT 2.
Giá FiT nên để lâu dài, cần xem xét về đường dây truyền tải.
FiT 3 nên được xây dựng theo hướng ưu tiên phát triển phân tán (ví dụ miền Bắc sẽ được ưu tiên giá điện cao hơn do người dân đang đầu tư điện mặt trời ít vì đây là vùng có bức xạ thấp), ưu đãi đối với các hệ thống nhỏ để khuyến khích các hộ gia đình vừa và nhỏ, các doanh nghiệp nhỏ cùng tham gia vào đầu tư điện mặt trời.
Như vậy, có thể thấy giá điện hỗ trợ FiT là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của các quốc gia phát triển điện mặt trời trên thế giới. Tại đất nước mà việc lắp đặt điện mặt trời đang trở nên sôi động hơn như Việt Nam, việc đưa ra những chính sách giá phù hợp, ưu đãi là những yếu tố quan trọng để khuyến khích người dân sử dụng điện mặt trời nhiều hơn. Theo kế hoạch của Bộ Công Thương, dự thảo về Cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện mặt trời do Bộ Công Thương xây dựng hiện đang được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét. Mức giá 3.150đ/kWh được đề xuất áp dụng cho các dự án điện mặt trời trên mái nhà. Đến năm 2030, điện mặt trời chiếm khoảng 3,3% tổng lượng điện năng của cả nước. Tuy nhiên, với những hạn chế trong khai thác điện mặt trời bao gồm việc thiếu khung pháp lý, cơ chế về giá; cơ chế hỗ trợ đất đai, công nghệ và thuế cho doanh nghiệp… thì có lẽ chúng ta sẽ còn phải chờ đợi khá lâu trước khi chính thức được hưởng những ưu đãi do FiT mang lại.
Chuẩn bị cho việc lắp đặt điện mặt trời 2021 ngay từ bây giờ
Năm 2021, khi hiệu lực của giá điện FiT 2 kết thúc, người dân, các chủ đầu tư rất kỳ vọng và mong chờ cơ chế giá FiT 3. Để có thể chuẩn bị tốt cho việc lắp đặt điện mặt trời năm 2021, quý đầu tư hãy tìm hiểu thật kỹ về phương pháp đầu tư điện mặt trời, các công ty, nhà cung cấp điện mặt trời để có thể đón đầu làn sóng biểu giá hỗ trợ mới.
Solar Top tự hào là nhà cung cấp vật tư, thiết bị điện mặt trời được EVN lựa chọn trong top các công ty điện mặt trời uy tín tại Việt Nam. Chúng tôi là đối tác của những thương hiệu vật tư chuyên dụng cho điện mặt trời được tin dùng toàn cầu như Jinko Solar, KBE, SMA,… Cùng với sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên và kỹ thuật viên trong hơn 2 năm qua, Solar Top sẽ mang đến cho quý khách những dịch vụ và sản phẩm chất lượng khi lựa chọn chúng tôi. Hãy liên hệ với Solar Top để nhận được tư vấn miễn phí về lắp đặt điện mặt trời 2021.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH SOLAR TOP
Địa chỉ: Số 29 – LK11 Khu đô thị An Hưng, Phường Dương Nội, Quận Hà Đông, TP Hà Nội
Hotline: 0988.345.842
Email: info@solartop.vn
Website: https://solartop.vn
Giá Fit Là Gì? Tầm Quan Trọng Giá Fit Đối Với Sự Phát Triển Điện Mặt Trời
Giá FiT là gì? Tầm quan trọng giá FIT đối với sự phát triển điện mặt trời
Biểu giá FiT là gì?
FiT là cụm từ viết tắt của Feed-in Tariff, được hiểu là biểu giá điện hỗ trợ. Đây là một cơ chế chính sách được đưa ra nhằm khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, tăng sức cạnh tranh của các nguồn năng lượng này với các nguồn năng lượng truyền thống. Cụ thể hơn là các mức giá áp dụng cho điện sản xuất tư các nguồn năng lượng tái tạo để bán lên lưới điện hoặc sử dụng tại chỗ. Thuật ngữ này sử dụng cho điện năng lượng tái tạo nói chung, không chỉ dành cho điện năng lượng mặt trời.
Giá FiT có quá trình hình thành và phát triển tương đối phức tạp. FiT được công nhận là cơ chế chính sách giúp thúc đẩy sự phát triển của nguồn năng lượng tái tạo nhanh chóng, thành công nhất trên thế giới. Thông thường biểu giá FiT phổ biến là áp dụng cho mỗi kWh điện phát lên lưới.
Luật về FiT quy định 3 điều khoản quan trọng là:
Quy định các công ty truyền tải, kinh doanh điện phải mua điện từ bất kỳ nguồn điện phát bằng năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,…..
Các hợp đồng mua điện được ký trong thời gian dài khoảng 15-25 năm.
Quy định mức giá mua điện cụ thể cho từng loại công nghệ khác nhau đảm bảo sao cho các nhà đầu tư có lợi nhuận.
Việc quy định mức giá khác nhau cho các công nghệ năng lượng tái tạo khác nhau là dựa trên cơ sở mức độ phát triển của từng công nghệ để khuyến khích sự đa dạng của tất cả các dự án năng lượng sạch.
Thường thì mức giá FiT sẽ có chu kỳ thay đổi 3-4 năm. Các năm đầu giá FiT sẽ cao hơn các năm tiếp theo. Điều này nhằm mục đích tạo động lực cho các nhà sản xuất điện từ năng lượng tái tạo phát triển công nghệ, giảm giá, đưa năng lượng tái tạo đến gần với mức giá thị trường của các loại năng lượng hóa thạch khác.
Biểu giá FIT điện mặt trời tại Việt Nam – Giá FIT 2
Biểu giá mua điện mặt trời theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ
TT Công nghệ điện mặt trời Giá điện
VNĐ/kWh Tương đương UScent/kWh
1
Điện mặt trời nổi
1.783
7.69
2
Dự án điện mặt trời mặt đất
1.644
7.09
3
Hệ thống điện mặt trời mái nhà
1.943
8.38
Trong thời gian giá điện FiT 2 hết hạn, dự báo về giá điện FiT 3 vẫn còn gây hoang mang cho người dân. Dịch bệnh COVID diễn ra gây ảnh hưởng rất lớn đến việc lắp đặt điện mặt trời khiến ngành điện đóng băng trong thời gian dài.
Các lợi ích từ cơ chế chính sách giá FiT
Thách thức lớn nhất đối với ngành năng lượng tái tạo là làm cho chi phí các nguồn năng lượng sạch cạnh tranh với các nguồn năng lượng hóa thạch. Nếu không có những giải pháp chính sách hợp lý để tăng nhu cầu của người tiêu dùng, khuyến khích tiếp cận thị trường thì các nhà cung cấp công nghệ năng lượng tái tạo không thể sản xuất đủ số lượng để có thể hạ giá thành và tạo động lực cho các cải tiến công nghệ được.
Các lợi ích từ chính sách giá FiT hợp lý
Giảm thải CO2
Tạo việc làm, giảm thiểu tình trạng thiếu việc làm. Khi ngành công nghệ tái tạo phát triển, nó sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm cho các công nhân.
Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tăng sản xuất năng lượng tái tạo sẽ giúp các quốc gia giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch.
Tăng động lực cho các sáng tạo công nghệ. Một biểu giá FIT tốt cho công nghệ năng lượng tái tạo sẽ làm tăng động lực sáng tạo và khuyến khích đầu tư vào các công nghệ
Tạo điều kiện cho ngành năng lượng tái tạo phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Chuẩn bị cho việc lắp đặt điện mặt trời 2021 ngay từ bây giờ
Năm 2021, khi hết hiệu lực của giá điện FiT 2 kết thúc, người dân, các chủ đầu tư rất kỳ vọng và mong chờ cơ chế giá điện FiT 3. Để có thể chuẩn bị tốt nhất cho việc lắp đặt điện mặt trời năm 2021 các doanh nghiệp, các nhà đầu tư hãy tìm hiểu thật kỹ về phương pháp đầu tư điện mặt trời, các công ty, nhà cung cấp điện mặt trời để có thể đón đầu làn sóng biểu giá hỗ trợ mới.
SUNEMIT tự hào là nhà cung cấp vật tư, thiết bị điện mặt trời được EVN lựa chọn trong top các công ty điện mặt trời uy tín tại Việt Nam. Cùng với đó là sự nỗ lực của đội ngũ công nhân viên trong công ty, chúng tôi cam kết sẽ đem đến cho khách hàng những dịch vụ và sản phẩm chất lượng khi lựa chọn chúng tôi. Hãy liên hệ với SUNEMIT để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí về lắp đặt điện mặt trời năm 2021.
5
/
5
(
2
bình chọn
)
Bức Xạ Mặt Trời Là Gì? Bản Đồ Bức Xạ Mặt Trời Tại Việt Nam
BỨC XẠ MẶT TRỜI LÀ GÌ?
Bức xạ mặt trời, hay còn được coi là một dạng tài nguyên mà mặt trời mang lại cho con người, là một thuật ngữ chung cho sự chiếu xạ điện từ phát ra từ Mặt Trời. Bức xạ mặt trời có thể được hấp thụ và biến đổi thành các dạng năng lượng hữu ích, chẳng hạn như nhiệt và điện sử dụng cho nhiều công nghệ. Tuy nhiên, tính khả thi kỹ thuật và hoạt động của các công nghệ này tại một thời điểm cụ thể phụ thuộc vào nguồn năng lượng mặt trời có sẵn.
Mọi địa điểm trên Trái Đất đều nhận được ánh sáng mặt trời (trong một năm không có bất kỳ phần nào trên Trái Đất mà không được mặt trời chiếu sáng). Lượng bức xạ mặt trời tới bất kỳ một điểm nào trên bề mặt Trái đất sẽ thay đổi tùy theo:
Vị trí địa lý.
Khoảng thời gian, thời điểm trong ngày.
Theo mùa.
Quang cảnh.
Thời tiết.
Vì Trái đất có hình cầu, mặt trời chiếu vào các bề mặt ở các góc khác nhau, từ 0° (ngay phía trên đường chân trời) đến 90° (trực tiếp từ trên cao). Khi các tia sáng mặt trời thẳng đứng vuông góc, bề mặt Trái đất sẽ nhận năng lượng nhiều nhất có thể. Các tia mặt trời càng xiên, chúng càng dễ bị tán xạ và khuếch tán.
Có thể bạn muốn biết: Bởi vì Trái đất hình cầu, các vùng cực Bắc và Nam sẽ không bao giờ nhân được lượng bức xạ mặt trời theo góc 90° trong suốt cả năm.
Trái đất xoay quanh Mặt trời theo quỹ đạo hình elip và mỗi phần trên Trái đất sẽ có một thời điểm gần Mặt trời nhất trong mỗi năm. Khi phần Trái đất ở gần Mặt trời nhất (mùa hè), bề mặt đất lúc đó sẽ nhận thêm một chút năng lượng mặt trời.
Vòng quay của Trái đất cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi hàng giờ của ánh sáng mặt trời. Vào sáng sớm và chiều muộn, mặt trời sẽ ở vị trí thấp trên bầu trời. Tia nắng của nó đi xa hơn trong bầu khí quyển (có thể tưởng tượng chúng song song với bề mặt trái đất), trong khi đó vào buổi trưa vị trí của nó sẽ ở trên đỉnh cao nhất và tia nắng sẽ chiếu trực tiếp xuống bề mặt, và tất nhiên thời điểm giữa trưa trong ngày nguồn năng lượng mặt trời đáp xuống mặt đất là nhiều nhất.
Khi ánh sáng mặt trời xuyên qua bầu khí quyển, một phần của nó sẽ bị hấp thụ, tán xạ và phản xạ bởi:
Những bức xạ bị tác động bởi các yếu tố này được gọi là bức xạ mặt trời khuếch tán. Mặt khác các bức xạ mặt trời tới bề mặt Trái đất mà không bị khuếch tán thì sẽ được gọi là bức xạ mặt trời trực tiếp. Tổng cả bức xạ mặt trời khuếch tán và trực tiếp gọi là bức xạ mặt trời toàn phần. Các yếu tố điều kiện khí quyển có thể làm giảm 10% bức xạ mặt trời trực tiếp vào những ngày đẹp trời thoáng đãng, và có thể giảm đến 100% trong những ngày có quá nhiều mây.
ĐO ĐẠC BỨC XẠ MẶT TRỜI
Các nhà khoa học đo lượng ánh sáng mặt trời tại các vị trí cụ thể theo các thời điểm khác nhau trong năm. Sau đó, họ ước tính lượng ánh sáng mặt trời tại các vùng có cùng vĩ độ với khí hậu tương tự. Các phép đo năng lượng mặt trời thường được biểu thị bằng tổng bức xạ trên một bề mặt ngang.
Dữ liệu bức xạ cho các hệ thống điện năng lượng mặt trời (hệ thống pin quang điện) thường được biểu thị dưới dạng kilowatt-giờ trên mét vuông . Ước tính trực tiếp về năng lượng mặt trời cũng có thể được biểu thị bằng watt trên một mét vuông .
BẢN ĐỒ BỨC XẠ MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM
Các Khái Niệm Liên Quan Đến Điện Mặt Trời: Công Suất Là Gì?
1. Công suất là gì?
Công suất là gì? – Giống như năng lượng (kWh), công suất (W) là từ ngữ mà chúng ta nghe thấy rất nhiều khi nói về các hệ thống năng lượng mặt trời. Trong đời sống hàng ngày, từ này có thể được dùng với nhiều ý nghĩa khác nhau chẳng hạn như “hôm nay, tôi đã làm việc hết công suất của mình”. Tuy nhiên trong vật lý, nó có một ý nghĩa rất cụ thể, nó là thước đo tốc độ thực hiện công việc của máy móc.
Việc có thể đo lường chính xác công suất là một trong những yếu tố chính cho phép các kỹ sư đầu tiên phát triển các động cơ hơi nước, từ đó thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp. Và nó tiếp tục là khái niệm cần thiết để giúp con người có thể hiểu và sử dụng tốt nhất các nguồn năng lượng trên thế giới hiện nay.
2. Cách tính và đơn vị công suất là gì?
Đơn vị tiêu chuẩn được sử dụng để đo công suất là oát có ký hiệu là W (watt). Đơn vị công suất này được đặt theo tên của nhà phát minh và nhà công nghiệp người Scotland James Watt. Chắc chắn rằng bạn đã thường xuyên nhìn thấy đơn vị “watt” này trong đời sống hàng ngày. Khả năng làm việc của các thiết bị điện như bóng đèn, nồi cơm điện, quạt máy… đều được các nhà cung cấp thể hiện bằng watt.
Theo định nghĩa, 1 watt tương đương với 1 joule (J) công việc được thực hiện trên mỗi giây (s). Vì vậy, nếu P đại diện cho công suất (tính bằng W), thì ΔE là sự thay đổi về năng lượng (số lượng J) và Δt là thời gian thực hiện vài giây sau đó (s), ta có công thức tính công suất:
Ngoài ra còn có một đơn vị công suất khác vẫn được sử dụng rộng rãi là mã lực. Thường được biểu thị ngắn gọn là HP và có nguồn gốc từ thế kỷ 17, nơi nó được hình thành để đề cập đến sức mạnh của một con ngựa trưởng thành được sử dụng để kéo nâng vật nặng (thông qua ròng rọc). Kể từ đó, số liệu một mã lực (1 HP) đã được xác định là công suất cần thiết để nâng một khối lượng 75 kg lên khoảng cách 1 mét trong 1 giây.
3. Điểm khác biết giữa ampe, vôn và watt là gì?
Để dễ hiểu ý nghĩa và sự khác biệt giữa 3 đơn vị này, chúng ta hãy tưởng tượng nguồn điện như một dòng nước chảy qua một đường ống. Cường độ dòng điện (A) chính là lượng nước chảy qua đường ống. Điện áp (V) chính là áp lực của dòng nước. Công suất (W) là sức mạnh mà nước có thể cung cấp.
Ampe (A) là đơn vị đo cường độ dòng điện. Đơn vị tiêu chuẩn này được tất cả mọi nơi trên thế giới sử dụng để đo dòng điện chạy nhanh như thế nào.
Vôn (V) đơn vị cơ bản của lực điện động trong hệ SI và MKS, là khoảng chênh lệch điện thế (hiệu điện thế), làm cho dòng điện 1 ampe chạy qua một dây dẫn có điện trở là 1 ôm (Ω).
Oát (W) là đơn vị cơ bản của công suất điện, cơ hoặc nhiệt trong hệ thống SI và MKS, bằng một joule (J) mỗi giây, đối với năng lượng điện nó bằng 1 vôn-ampe (V x A).
Như đã nói ở trên, dòng điện là dòng chạy (như nước) của các điện tử thông qua một dây dẫn (ống nước). Tốc độ dòng điện (tốc độ nước chảy) được đo bằng ampe (ký hiệu là A). Khi nói đến máy bơm, theo bạn điều gì làm cho nước từ dưới giếng có thể được đẩy lên mặt đất? – Đó chính là áp lực được tạo ra trong đường ống. Thì điện áp trong điện học cũng tương tự áp suất trong hệ thống bơm.
Bạn đang xem bài viết Biểu Giá Điện Hỗ Trợ Fit Và Tầm Quan Trọng Đối Với Sự Phát Triển Điện Mặt Trời Tại Việt Nam trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!