Cập nhật thông tin chi tiết về Các Cơ Chế Của Liên Hợp Quốc Về Bảo Vệ Và Thúc Đẩy Quyền Con Người mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngô Thị Bích Quyên – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Topcareer
Về cơ bản, cơ chế quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người được thể hiện ở bộ máy các cơ quan và quy tắc, thủ tục về thúc đẩy, bảo vệ quyền con nguởi trong tổ chức Liên hợp quốc. Dựa trên địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy thì các cơ quan về quyền con người của Liên hợp quốc được chia thành hai dạng: Các cơ quan được thành lập (hoặc dựa trên) Hiến chương (charter – based mechanism) và cơ chế qua charter bodies, và các cơ quan được thảnh lập theo hoặc dựa trên một số điều ước quan trọng về quyền con người (treaty bodies). Một số tài liệu gọi hệ thống các cơ quan và thủ tục này là cơ chế dựa trên Hiến chương (charter based mechanism) và cơ chế dựa trên điều ước (treaty based mechanism).
1. Cơ chế dựa trên Hiến chương (Charter – based mechanism)
Bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người được xác định là một trong những mục tiêu cơ bản của Liên hợp quốc nên cả 6 cơ quan chính (Đại hội đồng – General essembly; Hội đồng bảo an – Security council, Hội đồng kinh tế và xã hội – Economic and social council Ecosoc; Hội đồng quản thác – Trusteeship council và Tòa án quốc tế – Intemetional court of justice) đều có trách nhiệm trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, có một số cơ quan giúp việc về quyền con người; xây dựng và thực thi quy chế để huy động sự tham gia, hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ (quốc tế, khu vực và quốc gia) vào hoạt động thúc đầy và bảo vệ quyền con người. Cụ thể như sau:
1.1. Hội đồng quyền con người của Liên hợp quốc
Hội đồng quyền con người của Liên hợp quốc (UN Human Rights Council – HRC) là cơ quan mới được thành lập theo Nghị quyết số 60/251 ngày 03/4/2006 của Đại hội đồng Liên hợp quốc để thay thế cho Ủy ban quyền con người (CHR). Do Ủy ban quyền con người trước đây và Hội đồng quyền con người (HRC) hiện nay, đóng vai trò “đầu tàu” trong bộ máy các cơ quan về quyền con người Liên hợp quốc, nên sự kiện thành lập HRC được nhiều tổ chức và chuyên gia đánh giá là hứa hẹn mở ra “một trang mới” trong hoạt động của Liên hợp quốc trên lĩnh vực này.
Phương thức hoạt động của HRC là đưa ra báo cáo hoạt động hàng năm với Đại hội đồng hay còn gọi là cơ chế “Đánh giá định kỳ chung (phổ quát) – Universal Periodic Review – UPR). Thay thế cho phương thức hoạt động của ủy ban nhân quyền trước đây là: Hàng năm, chọn ra các vụ việc nghiêm trọng nhất về quyền con người xảy ra ở các quốc gia trên thế giới để đưa ra xem xét, đánh giá, thì Hội đồng quyền con ngưòi tiến hành một thủ tục mới là đánh giá định kỳ chung (UPR). UPR sẽ đánh giá định kỳ việc tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết về quyền con người của tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc dựa trên các báo cáo từ các nguồn khác nhau.
Để thực hiện UPR, một Nhóm công tác (working group) về UPR do HRC thành lập sẽ tiến hành ba kỳ họp mỗi năm, mỗi kỳ họp kéo dài 2 tuần để đánh giá 16 quốc gia. Như vậy, mỗi năm UPR sẽ đánh giá đuợc 48 quốc gia và phải mất bốn năm để hoàn tất thủ tục này với toàn bộ 192 quốc gia thành viên của Liên hơp quốc (dự tính đến hết năm 2011, với 12 kỳ họp mới có thể kết thúc vòng đánh giá đầu tiên theo UPR).
Tiến trình UPR về cơ bản bao gồm các bước như sau:
- Xem xét, đánh giá: Được thực hiện ở Geneva dưới dạng đối thoại trong ba giờ giữa quốc gia được xem xét với các thành viên Nhóm công tác về UPR, các quốc gia thành viên và quan sát viên của HRC.
- Thực hiện các khuyến nghị: Quốc gia được xem xét sẽ áp dụng các khuyến nghị đã nêu trong báo cáo và thông báo về kết quả của việc áp dụng các khuyến nghị đó trong lần báo cáo định kỳ tiếp theo của nước mình.
1.2. Ủy ban cố vấn (Advisory Committee)
Tương tự như mô hình tiểu ban thúc đẩy và bảo vệ quyền con người của CHR trước đây, HRC thành lập một ủy ban cố vấn để hỗ trợ Hội đồng trong các hoạt động chuyên môn. Ủy ban này bao gồm 18 chuyên gia được Hội đồng bầu ra bằng cách bỏ phiếu kín từ danh sách các ứng cử viên mà các quốc gia thành viên đề cử. Mặc dù vậy, các chuyên gia thành viên của ủy ban hoạt động với tư cách cá nhân. Nhiệm kỳ của mỗi chuyên gia là 3 năm, chỉ được bầu lại một lần.
Cơ cấu của ủy ban cố vấn được cân nhấc để đảm bảo tính cân bằng về giới và về khu vực địa lý. Cụ thể, để đảm bảo sự cân bằng về khu vực địa lý, thành phần của ủy ban được phân bổ như sau: Các quốc gia châu Phi: 5 ghế; các quốc gia Châu Á: 5 ghế; các quốc gia Đông Âu: 2 ghế; các quốc gia Châu Mỹ La tinh và Caribê: 3 ghế; các quốc gia Tây Âu và các quốc gia ở khu vực khác: 3 ghế.
Về hoạt động, ủy ban cố vấn họp tối đa 2 kỳ một năm, mỗi kỳ tối đa 10 ngày, ngoài ra có thể họp các kỳ bổ sung với sự chấp thuận của HRC. Về trách nhiệm, ủy ban cố vấn chịu sự điều phối của HRC. Hội đồng có thể yêu cầu toàn bộ, một nhóm thành viên hoặc một cá nhân thành viên của ủy ban cố vấn thực hiện những nhiệm vụ nhất định.
2. Cơ chế dựa trên công ước (Treaty – based mechanism)
Cơ chế này được dựa trên các ủy ban giám sát việc thực hiện một số công ước quốc tế về quyền con người (treaty-based bodies), được thành lập theo quy định của chính các công ước đó (ngoại trừ Uỷ ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá được thành lập theo một Nghị quyết của ECOSOC).
Hiện tại, có 9 công ước được coi là điều ước quốc tế căn bản về quyền con người (core international human riẹhts treaties) của Liên hợp quốc. Một trong số đó hiện chưa có hiệu lực là Công ước về cưỡng bức đưa đi mất tích. Các công ước còn lại được giám sát bởi các ủy ban giám sát và một cơ quan tương tự là nhóm công tác. Cụ thể, các Ủy ban giám sát công ước đang hoạt động bao gồm: ủy ban về xoá bỏ sự phân biệt chủng tộc (thành lập theo Công ước về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965); ủy ban quyền con người (thành lập theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966); ủy ban về xoá bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ (thành lập theo Công ước quốc tế về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979); ủy ban chống tra tấn (thành lập theo Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác năm 1987); ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá (thành lập theo một nghị quyết của ECOSOC); ủy ban về quyền trẻ em (thành lập theo Công ước về quyền trẻ em năm 1989); Ủy ban bảo vệ quyền của những người lao động nhập cư và các thành viên trong gia đình họ (thành lập theo Công ước về bảo vệ quyền của những người lao động nhập cư và các thành viên trong gia đình họ năm 1990); ủy ban về quyền của người khuyết tật (thành lập theo Công uớc về quyền của người khuyết tật năm 2007).
3. Những điểm khác biệt cơ bản giữa hai cơ chế
Việc áp dụng cơ chế dựa trên Hiến chương là nghĩa vụ phổ quát, có tính chất bắt buộc giữa các quốc gia trên thế giới. Còn cơ chế dựa trên công ước thì phụ thuộc vào việc quốc gia đó tham gia vào điều ước như thế nào.
1.Hiến chương Liên Hiệp Quốc của Liên Hiệp Quốc (Conference on International Organization) ký kết tại San Fransisco, California, Hoa Kỳ, ngày 26/6/1945 bởi 50 nước thành viên đầu tiên, có hiệu lực từ ngày 24/10/1945 sau khi được phê chuẩn bởi 5 nước thành viên sáng lập – Trung Quốc, Liên Xô, Pháp, Anh, Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
2. Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người, Khoa Luật – ĐHQGHN, 2009.
Bảo Vệ, Bảo Đảm Quyền Con Người: Cơ Hội Và Thách Thức
PGS.TS Tường Duy Kiên, Viện trưởng Viện Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, chỉ rõ những thời cơ, thuận lợi cũng như những thách thức trong việc bảo vệ, bảo đảm Quyền con người tại Việt Nam hiện nay.
Nhiều thời cơ, thuận lợi…
Không phải bây giờ Đảng ta mới nói về Quyền con người. Ngay từ Cương lĩnh chính trị năm 1930, rồi đến Luận cương về Cách mạng Việt Nam năm 1951 đều đã giải thích rõ thế nào là nhân quyền và quyền công dân.
Đại hội Đảng VI chưa nói đến từ “Quyền con người” nhưng khẳng định rõ tôn trọng, bảo vệ quyền công dân. Khái niệm về Quyền con người lần đầu tiên được đưa vào Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991, nhưng khi ấy mới chỉ nói Nhà nước định ra các đạo luật để quy định “Quyền công dân, quyền con người. Quyền đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm”. Từ quy định đó chúng ta có Điều 50 của Hiến pháp 1992.
Bắt đầu từ Đại hội Đảng IX, chúng ta đưa vào vấn đề tôn trọng, bảo vệ Quyền con người, tôn trọng, thực hiện các điều ước quốc tế về Quyền con người.
Đặc biệt, Đại hội Đảng XI đã thông qua 4 điểm trong Cương lĩnh thể hiện một hệ thống quan điểm toàn diện của Đảng lấy con người làm trung tâm, tôn trọng bảo vệ quyền con người, chủ động đối thoại với các nước trên lĩnh vực về quyền con người.
Về các nghị quyết, chỉ thị của Ban Bí thư. Năm 1992, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 12-CT/TW, ngày 12/7/1992 về Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta. Năm 2010 chúng ta có Chỉ thị số 44-CT/TW của Ban Bí thư về công tác nhân quyền trong tình hình mới (ngày 20/7). Và đầu năm nay, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII ban hành Thông báo Kết luận tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 44-CT/TW.
Thứ 2 là từ quan điểm của Đảng đến hệ thống pháp luật. Trong Hiến pháp 2013, Quyền con người từ vị trí Chương 5 (Hiến pháp 1992) được đưa lên Chương 2, và không chỉ quy định trong 36 điều mà còn được đề cập đến trong hầu hết các điều khoản của Hiến pháp. Chúng ta cũng khẳng định Chính phủ có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, có quy định Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, quyền con người, quy định Viện KSND có nghĩa vụ bảo vệ pháp chế XHCN và nghiệm vụ bảo vệ quyền con người… Luật tổ chức Tòa án cũng thay đổi rất mạnh. Trước kia Tòa án đầu tiên là bảo vệ chế độ, giờ chúng ta đưa bảo vệ công lý, quyền con người lên trước.
Sau khi Hiến pháp 2013 được thông qua, tất cả các bộ luật, từ luật Tố tụng hình sự, Luật Dân sự, Luật Báo chí, Luật tiếp cận thông tin… chúng ta đều ban hành theo hướng tiếp cận bảo vệ quyền con người. Bộ luật Dân sự có những chương, điều riêng nói về bảo vệ quyền nhân thân, rồi tòa án không được từ chối giải quyết đến dân sự với lý do chưa có luật…
Thuận lợi tiếp theo là chưa bao giờ Việt Nam lại có một vị thế trên trường quốc tế như bây giờ. Còn nhớ vào những năm 90 của thế kỷ trước, vấn đề quyền con người ở Việt Nam chúng ta gặp vô vàn khó khăn. Năm 1993, tại Hội nghị thế giới về nhân quyền, các lực lượng phản động, thù địch liệt kê chúng ta vào các nước vi phạm nhân quyền, thậm chí còn dùng từ ngữ nghiêm trọng. Ngay đến những năm 2000 cũng còn rất khó khăn.
Nhưng giờ chúng ta đã là thành viên của Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2014 – 2016. Bây giờ chúng tôi trao đổi với các học giả Mỹ về quyền con người có thể thấy họ thay đổi quan điểm rất nhiều về chúng ta.. Nhìn nhận, đánh giá chung của các nước trong khu vực và trên thế giới về Quyền con người của Việt Nam thay đổi hẳn so với trước.
Thứ 4 là nhận thức của các cán bộ lãnh đạo, quản lý. Chẳng hạn, trước kia Quyền con người chưa được đưa vào giảng dạy trong lớp Cao cấp lý luận, hoặc rất ít. Nhưng từ năm học 2017 – 2018, Lý luận và pháp luật về quyền con người đã được đưa vào giảng dạy với số lượng 50 tiết.
Thứ 5, nhận thức của người dân hiện cũng đã được nâng cao rất nhiều. Thông qua giáo dục, truyền thông, các kênh thông tin đại chúng, người dân nhận thức cao hơn về những vấn đề như công khai minh bạch trong hoạt động nhà nước, xây dựng chính phủ liêm chính, trách nhiệm giải trình, sự tham gia của người dân…
Thứ 6 là điều kiện kinh tế của chúng ta phát triển hơn hẳn so với trước tạo điều kiện thuận lợi để thực thi việc bảo vệ, bảo đảm quyền con người.
…nhưng cũng không ít thách thức
Trước tiên, một trong những thách thức lớn nhất hiện nay đó là nước ta mặc dù vậy vẫn là một nước nghèo, thu nhập trung bình. Như C.Mác đã nói, kinh tế là yếu tố quyết định, kinh tế không phát triển thì bảo vệ bảo đảm Quyền con người thực sự gặp khó khăn, nhất là quyền kinh tế, xã hội. Nhiều vùng của chúng ta còn khó khăn lắm, đường xá, bệnh viện, trường học còn chật chội, xuống cấp…
Thứ 2, nhận thức chung đã thay đổi nhưng tư duy của một bộ phận cán bộ đảng viên, lãnh đạo các cấp vẫn quá chính trị hóa quyền con người, xem đây là vấn đề nhạy cảm, nói đến Quyền con người lại thiên về hướng là chúng ta phải đấu tranh chống cái gì đó, và nhân quyền như một khái niệm của phương Tây, trong khi lại xem nhẹ việc bảo vệ, ít quan tâm thực chất đến vấn đề nhân quyền, không xem đó như vấn đề thiết thân như đời sống hàng ngày.
Nhưng chỉ đơn giản như vấn đề hàng giả, thực phẩm không an toàn, thuốc giả… cũng là vi phạm quyền của người tiêu dùng, cũng là vấn đề thuộc về nhân quyền đó. Chúng ta phải nhìn vấn đề nhân quyền trong cái nhìn đời thường như vậy chứ đừng chính trị hóa.
Thứ 3, tác động đa chiều của thông tin đại chúng cũng vừa là thời cơ vừa là thách thức. Thông tin không đúng sự thật, theo chiều hướng không chính xác, ví dụ các lực lượng phản động sử dụng các mạng xã hội “có ít xít ra nhiều”, bóp méo sự thật, không đúng sự thật.
Thứ 4, các lĩnh vực đô thị hóa, công nghiệp hóa bộc lộ yếu kém trong quản lý. Tiếp cận giáo dục, nước sạch, chăm sóc sức khỏe ở các đô thị không an toàn ảnh hưởng trực tiếp đến người dân. Nhiều khu dân cư quy hoạch chật chội, có chỗ tính trung bình 8 người/ 1 m2, giáo dục thì có những lớp tiểu học lên đến 60 – 70 em một lớp trong khi đúng tiêu chuẩn chỉ khoảng 30 em.
Thách thức nữa là các thế lực phản động thù địch tiếp tục sử dụng chiêu bài dân chủ nhân quyền, tự do, tôn giáo, dân tộc, bình đẳng để gây sức ép, phá hoại, kích động bạo lực. Lực lượng này rất lớn, mà dù chúng ta có đạt được những bước tiến thành tựu đến đâu họ cũng không bao giờ chịu thừa nhận.
PGS.TS Tường Duy Kiên, Viện trưởng Viện Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Xuân Nhân (ghi)
Luật Quốc Tế Về Quyền Con Người
Thủ tục tiến hành dù QG chưa phê chuẩn CƯ Quyết định của UB chỉ mang tính chất khuyến nghị Thủ tục đặc biệt: cá nhân đưa đơn kiện lên cho Thư ký hoặc một nhóm công tác khi: nhóm này đang xem xét việc vi phạm nhân quyền tại một quốc gia nhất định Nhóm này đang xem xét một vi phạm nhân quyền nhất định trên toàn thế giới Thủ tục 1503: cá nhân có thể khiếu kiện bí mật lên Cao ủy LHQ hoặc UB Nhân quyền LHQ
Luật quốc tế về quyền con người Định nghĩa Là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế trong việc bảo vệ, thực hiện và phát triển các quyền cơ bản của con người ở từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu Nguồn của luật Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948 Hiến chương Liên Hợp Quốc Các công ước quốc tế phổ cập về quyền con người CƯ về các quyền dân sự và chính trị 1966 CƯ về các quyền kinh tế, xã hội, vănm hoá 1966 Các công ước điều chỉnh chuyên biệt Các quyền dân sự chính trị: Ví dụ: quyền được sống, quyền được xét xử công bằng truớc pháp luật, quyền tự do và an ninh cá nhân Ra đời sớm hơn Gắn chặt với nhân thân của cá nhân con người Sự thực hiện ít bị phụ thuộc vào trình độ quốc gia Các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội Ví dụ: quyền có việc làm, quyền được hưởng an toàn, phúc lợi xã hội Ra đời muộn hơn Gắn liền với sự thụ hưởng các phúc lợi do xã hội mang lại Phụ thuộc nhiều vào trình độ quốc gia Hệ thống bảo vệ quyền con người Cơ chế quốc tế Cơ chế quốc gia Các cơ quan quốc tế bảo vệ quyền con người Trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc: Hội đồng Nhân quyền Cao uỷ Liên Hợp Quốc về quyền con người và các Tiểu ban trực thuộc Uỷ ban kinh tế xã hội Đại hội đồng Trong khuôn khổ các CƯ chuyên biệt Các UB riêng của từng CƯ Các cơ chế quốc tế bảo vệ quyền con người Cơ chế báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ: Được tiến hành 4 năm 1 lần trong khuôn khổ của Hội đồng Nhân quyền LHQ Các quốc gia tiến hành báo cáo trước Hội đồng và các quốc gia, tổ chức phi chính phủ đặt câu hỏi Việt Nam: 5/2010 Các cơ chế quốc tế bảo vệ quyền con người Cơ chế khiếu kiện cá nhân: Là bước ngoặt trong việc bảo vệ quyền con người cá nhân khiếu kiện lên tổ chức quốc tế hoặc cơ quan thuộc tổ chức khi quyền của cá nhân này bị quốc gia vi phạm 2 cơ chế: Theo CƯ chuyên biệt Theo Hiến chương Cơ chế khiếu kiện theo Công ước chuyên biệt: 5 CƯ chuyên biệt công nhận quyền khiếu kiện cá nhân: ICCPR, ICERD, CEDAW, CAT và ICPMW Quốc gia phải chấp nhận thẩm quyền của UB được nhận khiếu kiện bằng một tuyên bố hay phê chuẩn Các kiến nghị của UB về biện pháp khắc phục không ràng buộc quốc gia Cơ chế khiếu kiện theo các cơ quan HC: Thủ tục tiến hành dù QG chưa phê chuẩn CƯ Quyết định của UB chỉ mang tính chất khuyến nghị Thủ tục đặc biệt: cá nhân đưa đơn kiện lên cho Thư ký hoặc một nhóm công tác khi: nhóm này đang xem xét việc vi phạm nhân quyền tại một quốc gia nhất định Nhóm này đang xem xét một vi phạm nhân quyền nhất định trên toàn thế giới Thủ tục 1503: cá nhân có thể khiếu kiện bí mật lên Cao ủy LHQ hoặc UB Nhân quyền LHQ Cơ chế quốc gia bảo vệ quyền con người Các ủy ban về quyền con người Các cơ quan thanh tra Cơ quan đặc biệt Không có mô hình cơ chế duy nhất, phù hợp điều kiện của các quốc gia
Khái Niệm Và Nội Dung Cơ Bản Của Pháp Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng
Ở bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn khái niệm, nội dung, sự hình thành và phát triển của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Khái niệm và nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thế giới
Trên thế giới, phong trào bảo vệ quyền lợi NTD bắt đầu phát triển mạnh mẽ tầ những năm 19605 . Vào thời điểm này, năm tổ chức hoạt động về N TD của Mỹ, Anh, Australia, Canada và Hà Lan đã cùng nhau thành lập Liên đoàn tổ chức NTD quốc tế (International Organization of Consumer Unions, viết tắt là IOCU) nhằm thúc đẩy và bảo vệ lợi ích của NTD trên toàn thế giới. Tổ chức này, từ năm 1992, có trụ sở tại Luân-đôn (Anh), hoạt động cụ thể trên bốn lĩnh vực: tiêu chuẩn thực phẩm và hàng hóa, sức khỏe và quyền lợi của người bệnh, môi trường và sự tiêu dùng bền vững, điều chỉnh thương mại quốc tế và lợi ích công cộng. Đến năm 1995, IOCU đổi tên thành Tổ chức NTD Quốc tế (Consumers International, viết tắt là CI). Hiện nay, CI có 230 tổ chức thành viên hoạt động ở 113 quốc gia trên khắp các châu lục.
Sự kiện quan trọng khác đối với sự phát triển của phong trào NTD là bài phát biểu của cựu tổng thống Mỹ J.F Kennedy ngày 15-3-1962 trước Quốc hội nhằm kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua bộ luật về quyền của NTD. Lần đầu tiên, NTD được ghi nhận là có một số các quyền cơ bản sau:
– Quyền được an toàn.
– Quyền được thông tin.
– Quyền được lựa chọn.
– Quyền được lắng nghe.
Ngày 15-3-1983, cộng đồng quốc tế đã tổ chức Ngày quốc tế về quyền của NTD 5 . Đây là dịp để tăng thêm quyết tâm cho phong trào vì NTD trên toàn thế giới, thúc đẩy, tuyên truyền về các quyền cơ bản của tất cả NTD, và để NTD được tôn trọng, được bảo vệ và thực hiện tốt các quyền của mình, tránh những lạm dụng về thị trường của doanh nghiệp và tình trạng bất bình đẳng về xã hội.
Đến đầu những năm 1990, đứng trước nguy cơ mang tính toàn cầu do sự gia tăng nhanh chóng về mức độ tiêu dùng, yêu cầu thay đổi nhận thức về tiêu dùng được cộng đồng quốc tế quan tâm nhiều hơn. Năm 1992, Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã đưa ra Chương trình Hành động 21 (Agenda 21) về phát triển bền vững thông qua xóa đói nghèo và xóa bỏ những mối đe dọa nghiêm trọng đến môi trường. Chương 49 của Chương trình Hành động này đề cập đến sự thay đổi “khuôn mẫu tiêu dùng” nhằm nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thay đổi hành v i tiêu dùng theo hướng đảm bảo tính bền vững để giảm thiệu việc lạm dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng các vật liệu độc hại gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các thế hệ tương lai. Tuy nhiên, tiêu dùng bền vững không có nghĩa là giảm mức tiêu dùng mà là tạo ra sự thay đổi trong cách tiêu dùng theo hướng hiệu quả, cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời có sự chia sẻ để giảm bớt khoảng cách giàu nghèo.
Đến năm 1999, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết bổ sung thêm nội dung về thúc đẩy tiêu dùng mang tính bền vững vào Bộ nguyên tắc về Bảo vệ NTD năm 1985. Sự mở rộng này được thể hiện ở việc Liên Hợp Quốc đã đưa vấn đề bảo vệ môi trường, phát triển bền vững vào chính sách bảo vệ NTD và thúc đẩy mối liên hệ giữa lợi ích NTD và hoạt động tiêu dùng, nhờ đó có thể giúp cho các quốc gia xây dựng chính sách, pháp luật theo hướng đảm bảo tiêu dùng bền vững.”
Mặc dù không phải là văn kiện có giá trị pháp lý ràng buộc những Bộ nguyên tắc về Bảo vệ NTD của Liên hợp quốc đã đưa ra những mục tiêu chung được ghi nhận ở cấp độ quốc tế để các chính phù, đủc biệt là chính phù các nước đang phát triển có thể xây dựng và thúc đẩy chính sách, pháp luật cho NTD.
2. Khái niệm và nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD theo nghĩa chung nhất là những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhằm điều chỉnh những hành vi xâm hại tới quyền và lợi ích chính đáng của NTD1 2 . Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD cần phải ghi nhận những nguyên tắc cơ bản về quyền lợi của NTD như quyền được thông tin, quyền được an toàn, được lựa chọn, khiếu nại… Đồng thời, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD còn có tác dụng ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong mối quan hệ với NTD, đảm bảo tôn trọng các quyền và lợi ích chính đáng của NTD cùng với việc thực hiện các quy định của pháp luật.
Mặt khác, một hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD hiệu quả cần phải chứa các quy định, chế tài xử lý có đủ sức răn đe, xóa bỏ được những bất cập vốn có, huy động được sức mạnh của toàn xã hội đế bảo vệ NTD. Do đó, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD cần chứa các yếu tố: cân bằng lợi ích xã hội, lợi ích giữa doanh nghiệp và NTD; bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh, bền vững; thông qua hoạt động bảo vệ NTD nhằm đảm bảo trật tự công; nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với NTD; bảo đảm các quyền lợi của doanh nghiệp, tránh tình trạng NTD lợi dụng chính sách để gây thiệt hại cho doanh nghiệp…
2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
2.2.1. Phạm vi điều chỉnh
Ở cấp độ quốc tế, việc bảo vệ NTD không chỉ dừng lại trong khuôn khổ hoạt động của Liên Hợp Quốc và một số tổ chức phi chính phủ quốc tế. Ở cấp độ quốc gia, chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD và các cơ chế giám sát đã phát triển khá mạnh mẽ. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã thông qua được một hoặc nhiều văn bản pháp luật về NTD. Chẳng hạn, ở Ấn Độ, Luật Bảo vệ NTD (Consumer Protection Act 1986) đã được thông qua từ năm 1986. Trung Quốc cũng thông qua Luật Bảo vệ NTD (China Consumer Protection Law) năm 1993 . Các nước cũng đã thành lập cơ quan chuyên trách của chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động thúc đẩy, tuyên truyền nâng cao nhận thức và bảo vệ người tiêu dùng. Ở một số nước, cơ quan của chính phủ về bảo vệ NTD là văn phòng bên cạnh tổng thống, là Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ, Hội đồng quốc gia hay là một cơ quan trực thuộc Bộ.
2.2.2. Các nguyên tắc cơ bản
Bộ Nguyên tắc của Liên Hợp Quốc đã nêu lên các nguyên tắc chung cho việc bảo vệ NTD mà các quốc gia phải hướng tới. Trong đó, các chính phủ cần phải phát triển, củng cố hoặc giữ vững các chính sách mạnh mẽ về bảo vệ NTD. Muốn thực hiện được điều đó, chính phủ mỗi nước phải giành ưu tiên cho việc bảo vệ NTD, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội và môi trường của nước mình, với các nhu cầu của người dân và phải quan tâm đến hệ quả và lợi ích của các biện pháp đề ra.
Những nguyên tắc pháp lý 15 mà Bộ Nguyên tắc đưa ra bao gồm:
– Bảo vệ NTD tránh những mối nguy hại về sức khỏe và an toàn;
– Ủng hộ và bảo vệ các quyền lợi kinh tế của NTD;
– Thông tin đầy đủ cho NTD để họ có thể lựa chọn sáng suốt theo nguyện vọng và nhu cầu cá nhân;
– Giáo dục NTD, bao gồm giáo dục về các tác động về mặt kinh tế, xã hội và môi trường đối với sự lựa chọn của NTD;
– Thực hiện việc đền bù một cách hữu hiệu cho NTD;
– Cho phép tự do thành lập các nhóm hay các tổ chức NTD thích hợp và tạo điều kiện cho các tổ chức đó trình bày quan điểm của mình trong các quá trình ra quyết định có ảnh hưởng đến họ.
– Thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
Bên cạnh đó, bản hướng dẫn cũng đề cập tới vấn đề sản xuất và tiêu dùng không bền vững, đặc biệt là ở các nước công nghiệp – nguyên nhân chính của sự xuống cấp của môi trường toàn cầu. Do đó, tất cả các nước cần thúc đẩy tiêu dùng bền vững; các nước phát triển cần đi đầu trong việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững; các nước đang phát triển cần tìm mọi cách để đẩy mạnh tiêu dùng bền vững trong quá trình phát triển của mình, cần quan tâm thích đáng tới nguyên tắc chung và các trách nhiệm cụ thể. Tình hình cụ thể và nhu cầu của các nước đang phát triển cần phải được ghi nhận đầy đủ.
Các chính phủ cũng cần phải củng cố và duy trì đủ cơ sở hạ tầng để phát triển, thực hiện và điều hành các chính sách bảo vệ NTD, cần quan tâm đặc biệt để bảo đảm các biện pháp bảo vệ NTD được thực hiện vì quyền lợi của toàn dân, đặc biệt là người dân sống ở vùng nông thôn và người nghèo.
2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng
Về quyền của người tiêu dùng, trên cơ sở bốn quyền cơ bản đã được cựu tổng thống Mỹ John F. Kennedy đưa ra năm 1963, CI đã phát triển và mở rộng thêm bốn quyền mới. Đến nay, nhóm quyền này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận là chuẩn mực chung mà các chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp cần tôn trọng và thực hiện nhằm tránh những vi phạm, lạm dụng đến quyền và lợi ích của NTD. Tám quyền đó là:
– Quyền được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản: là quyền được tiếp cận với các dịch vụ, hàng hóa có chất lượng, đảm bảo an toàn, giá cả hợp lý để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhất của con người như ăn, mặc, ở, nước sạch, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
– Quyền được an toàn: nhằm bảo vệ NTD không phải sử dụng những sản phẩm, dịch vụ, quy trình sản xuất gây nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe. Để đảm bảo tốt quyền này, hàng hóa, dịch vụ không chỉ cần đảm bảo an toàn trước mắt mà cả sổ an toàn dài hạn cho người sử dụng và các thế hệ tương lai. Trước khi mua sắm hàng hóa, NTD cần lưu ý xem xét kỹ chất lượng sản phẩm cũng như chế độ và dịch vụ bảo hành sản phẩm đó. Việc đảm bảo quyền được an toàn có ý ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực vệ sinh thực phẩm.
– Quyền được lựa chọn: là quyền được tiếp cận các dịch vụ và hàng hóa đa dạng với chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh. Việc đảm bảo quyền này sẽ giúp cho NTD chọn mua được đúng sản phẩm, dịch vụ mà mình mong muốn. Quyền được lựa chọn sẽ được thực hiện tốt hơn trong nền kinh tế thị trường chống độc quyền, có sự cạnh tranh lành mạnh.
– Quyền được đền bù: NTD có quyền khiếu nại và đòi hỏi bồi thường đối với hoạt động gian lận thương mại hoặc hành động mang tính bóc lột NTD. NTD cũng có quyền được giải quyết công bằng những khiếu nại chính đáng. M ỗ i quốc gia, doanh nghiệp cần xây dựng cơ chế bồi thường, đền bù đối với những thiệt hại do lỗi của nhà cung cấp chẳng hạn như thông báo sai, các sản phẩm, dịch vụ không đạt tiêu chuẩn, không đàm bảo an toàn, giá cả quá cao..
– Quyền được giáo dục: là quyền được cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết để NTD có thể có đầy đủ khả năng đưa ra sự lựa chọn phù hợp các sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng. Điều quan trọng khi thực hiện quyền này là cần cung cấp đầy đủ kiến thức, thông tin cho NTD ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
– Quyền được có môi trường lành mạnh và bền vững: NTD không chỉ cần được tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ có chất lượng mà còn có quyền được sống và làm việc trong môi trường lành mạnh, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe cho mình và cho các thế hệ tương lai.
Về quyền của người tiêu dùng, NTD cũng có một số nghĩa vụ trong quá trình tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Những nghĩa vụ này thể hiện ở việc đầu tiên la NTD cần phải có nghĩa vụ tự bảo vệ mình trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ; thực hiện đúng hướng dẫn về phương pháp sử dụng hàng hóa, dịch vụ; không được tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ gây tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục, gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và cộng đồng. Ngoài ra, NTD cần phải phát hiện, tố cáo các hành v i gian dối về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hiệu hàng hóa, giá cả và các hành v i lừa dối khác của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, gây thiệt hại cho mình và cộng đồng theo quy định của pháp luật
– Các nhà sản xuất hoặc nhà phân phối khi thấy được tác hại sau khi hàng hóa đã được đưa ra thị trường, thì họ phải khai báo ngay với những người có trách nhiệm, và tốt hơn là với toàn thể công chúng (đoạn 13). Trong trường hợp hàng hóa chứa đựng những khiếm khuyết nghiêm trọng, có thể gây nên những rủi ro lớn cho NTD, người sản xuất hoặc người phân phối sẽ có trách nhiệm phải thu hồi hoặc thay thế hàng hóa đó bằng một hàng hóa có chức năng tương ứng với hàng hóa có lỗi đó (đoạn 14).
– Các nhà sản xuất cần phải có các biện pháp thích hợp nhằm tránh gây nhầm lẫn về thông tin cho NTD, các thông tin này có thể là về an toàn khi sử dụng sản phẩm, thành phần cấu tạo, các thông tin về bảo vệ môi trường… Các thông tin này sẽ giúp cho NTD độc lập ra quyết định, tránh các quyết định do nhầm lẫn, gây tổn hại đến quyền và lợi ích của NTD.
– Các nhà cung cấp cũng cần phải đảm bảo cung cấp các phụ tùng và dịch vụ sau bán hàng đủ tin cậy cho NTD, tùy thuộc vào chế độ hay chính sách ở mỗi doanh nghiệp. Cần phải giải quyết thắc mắc của NTD một cách nhanh chóng và bình thường; nên thiết lập các cơ chế tự nguyện, bao gồm những dịch vụ tư vấn và các phương thức khiếu nại không chính thức để giúp đỡ NTD.
Đây cũng là những nghĩa vụ mà pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD của các quốc gia hướng đến. Ngoài ra, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD cũng thường đề cập đến một nội dung cơ bản khác, đó là trách nhiệm sản phẩm. Với trách nhiệm này, bên cung ứng hàng hóa, dịch vụ có khuyết tật gây ra thường loại bỏ nghĩa vụ chứng minh lỗi của sản phẩm cho NTD. Đây là một quy định hướng tới việc giảm nhẹ gánh nặng chứng minh lỗi cho NTD, nhờ đó, việc quy trách nhiệm đối với nhà sản xuất được đơn giản hơn và NTD có cơ hội nhiều hơn, có động lực tốt hơn để tiến hành khởi kiện quy trách nhiệm cho nhà sản xuất.
– Sức khỏe, dinh dưỡng, ngăn cản bệnh loãng xương, thực phẩm bị pha trộn
– Tác hại của sản phẩm;
– Ghi nhãn sản phẩm;
– Thông tin về cân đo, giá cả, chất lượng, điều kiện mua bán và việc cung ứng các nhu cầu cơ bản;
– Bảo vệ môi trường;
– Sử dụng hợp lý vật liệu, năng lượng, nguồn nước.
Cuối cùng, không kém phần quan trọng đó là các tổ chức bảo vệ NTD cần phải đóng vai trò to lớn trong việc khuyến khích N TD tiêu dùng bền vững về mặt môi trường, kinh tế, xã hội, bao gồm thông qua tác động của sự lựa chọn các nhà sản xuất, qua việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ có lợi cho môi trường. Từ đó gián tiếp thúc đẩy sự ra đời của các công nghệ mới, vừa thỏa mãn nhu cầu của NTD, vừa giảm thiểu ô nhiễm và sự mất cân đối các nguồn lực tự nhiên.
– Hòa giải tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Trình tự hòa giải tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền được nhắc tới trong Luật bảo vệ NTD các nước với mức để khác nhau. Luật của Trung Quốc có nhắc tới phương thức “Trình lên các cơ quan phân xử để giải quyết theo thỏa thuận với người kinh doanh” nhưng không có quy định cụ thể về phương thức này như trình tự thủ tục, thẩm quyền của cơ quan và giá trị pháp lý của phương thức giải quyết này.
Quy định về trình tự giải quyết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của theo Luật bảo vệ NTD Hàn Quốc là tương đối đầy đủ. Luật quy định những trường hợp cơ quan giải quyết được nhận khiếu nại, chủ thể nộp đơn khiếu nại. Ngoài ra Luật còn quy định mối quan hệ giữa trình tự hòa giải với trình tự thương lượng và giải quyết tại Tòa án, theo đó trình tự thương lượng giữa các bên được ưu tiên, nếu các bên đã sử dụng phương thức thương lượng nhưng không đạt được kết quả thì phương thức hòa giải sẽ được áp dụng.
Một ưu điểm khác trong quy định về giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Luật bảo vệ NTD Hàn Quốc là giá trị pháp lý của quyết định giải quyết tranh chấp. Theo quy định tại Điều 67 nếu các bên đồng ý với việc giải quyết của hội đồng thi bản giải quyết đó có giá trị như bản hòa giải của Tòa án.
– Thông qua Tòa án: Đây là phương thức giải quyết cơ bản và có giá trị thi hành cao nhất tại tất cả các quốc gia. về bản chất, tranh chấp giữa NTD và doanh nghiệp là tranh chấp dân sự, do đó Tòa án luôn có thẩm quyền xét xử các tranh chấp này và không có bất cứ phương thức giải quyết nào có thể tước bợ hay làm chậm đi quyền sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp này. Tuy nhiên, do phương thức này được quy định tại pháp luật tố tụng dân sự nên pháp luật bảo vệ NTD không thể đưa ra các quy định lại về vấn đề này. Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD chỉ đưa ra những quy định đặc thù như khởi kiện tập thể, quyền khởi kiện của tổ chức bảo vệ NTD. Đối với những vấn đề còn lại, Luật có thể viện dẫn tới quy định của pháp luật Tố tụng dân sự hiện hành.
Đối với Bộ Nguyên tắc về Bảo vệ NTD của Liên Hiệp Quốc, đoạn 32 cho phép NTD hoặc tổ chức đại diện cho NTD sử dụng các biện pháp mang tính pháp lý hoặc hành chính để yêu cầu người sản xuất hoặc người phân phối bồi thường thiệt hại. Các biện pháp hành chính hoặc pháp lý này phải được xây dựng đảm bảo các tiêu chí nhanh chóng, công bàng, ít tốn kém, dễ dàng khi áp dụng và cũng phải tính đến lợi ích của những NTD có thu nhập thấp.
Tiếp theo, Bộ Nguyên tắc cũng yêu cầu các quốc gia phải xây dựng được một cơ chế theo đó nhà sản xuất phải giải quyết các tranh chấp với NTD bằng phương thức thương lượng, trên cơ sở nguyên tắc công bằng, nhanh chóng hoặc thiết lập những cơ chế tự nguyện, trong đó có dịch vụ tư vấn và thủ tục khiếu nại không chính thức mà NTD dễ dàng sử dụng (đoạn 33).
Cuối cùng, để quyết triệt để đảm bảo quyền lợi của NTD, Bộ Nguyên tắc này cũng yêu cầu các quốc gia phải đảm bảo quyền của NTD được sử dụng các phương thức mang tính tài phán để giải quyết một cách triệt để các tranh chấp phát sinh giữa NTD với nhà sản xuất hoặc người phân phối (đoạn 34).
Bạn đang xem bài viết Các Cơ Chế Của Liên Hợp Quốc Về Bảo Vệ Và Thúc Đẩy Quyền Con Người trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!