Xem Nhiều 4/2023 #️ Các Mẫu Câu Trong Từ Điển Quan Trọng Hơn Định Nghĩa # Top 13 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 4/2023 # Các Mẫu Câu Trong Từ Điển Quan Trọng Hơn Định Nghĩa # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Mẫu Câu Trong Từ Điển Quan Trọng Hơn Định Nghĩa mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trang gốc Example sentences in dictionaries: More important than definitions

Trong từ điển Tiếng Anh, các mẫu câu bao giờ cũng quan trọng hơn định nghĩa. Định nghĩa chỉ có một nhiệm vụ duy nhất đó là nêu lên ý nghĩa của một từ. Trong khi đó, các mẫu câu lại có đến ba nhiệm vụ:

Chúng giúp kiểm tra xem liệu bạn đã hiểu định nghĩa một cách chính xác hay chưa.

Chúng hướng dẫn bạn cách sử dụng một từ nào đó trong câu – làm thế nào để kết hợp với những từ khác và với các cấu trúc ngữ pháp.

Chúng lập trình cho não bộ của bạn tạo ra những câu Tiếng Anh chính xác.

Sau khi đọc định nghĩa của một từ, bạn hãy xem qua các mẫu câu có chứa từ đó. Nếu có thể nắm bắt được chúng tức là bạn đã hiểu định nghĩa một cách chính xác. Ví dụ như từ surpass có nghĩa là “vượt trội về số lượng, đặc tính và mức độ”, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn đọc mẫu câu của nó:

The results surpassed all our expectations.

Chắc chắn bạn sẽ đồng ý rằng nghĩa của từ surpass trở nên rõ ràng và dễ nhớ hơn hẳn sau khi đọc mẫu câu này.

Đôi lúc, định nghĩa quá phức tạp đến nỗi chỉ có mẫu câu mới giúp bạn hiểu được ý nghĩa của từ. Hãy xem xét định nghĩa này từ Collins COBUILD Advanced Learner’s Dictionary – một cuốn từ điển hay:

“That part or proportion consists of that thing”? Ồ, cái quái gì đây. Bây giờ, bạn hãy xem một mẫu câu mà sẽ khiến mọi thứ trở nên sáng tỏ:

Định nghĩa sẽ cho bạn biết nghĩa của một từ, tức là nó giúp bạn hiểu được từ đó. Tuy nhiên, ý nghĩa chỉ là phân nửa bức tranh. Trong ngôn ngữ, không chỉ có ý nghĩa mà còn có ngữ pháp và cách phối hợp từ. Một số từ chỉ “đi chung” với vài từ khác.

Ví dụ: động từ to suffer đi đôi với giới từ from (như trong “Alice suffers from insomnia.”) mà không kết hợp với những giới từ khác.

Lethal và mortal đều có nghĩa là “chết người” nhưng ta chỉ dùng lethal injection chứ không phải mortal.

Tính từ major cùng nghĩa với important nhưng nó phải luôn đứng trước một danh từ (như trong “Drug abuse is a major problem.” hoặc “Religion has played a major role in the history of mankind.”). Vì vậy, “It is major to remember people’s birthdays.” là cách dùng sai.

Danger (nghĩa là “khả năng sắp xảy ra một điều tồi tệ”) thường được sử dụng với in (“Our lives are in danger.”), với of (“The building is in danger of collapsing.”) hoặc với mệnh đề that (“There’s a danger that the plan will fail.”).

Ta ít khi tìm thấy những thông tin trên trong định nghĩa của một từ. Do đó, bạn cần đọc các mẫu câu để biết cách kết hợp từ này với từ kia nhằm tạo ra một câu chính xác.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể nói rằng hầu hết từ điển dành cho người học Tiếng Anh đều bao hàm thông tin về ngữ pháp hay cách sử dụng từ trong các định nghĩa. Điều này đương nhiên đúng. Ví dụ: mục từ suffer có thể chứa nhãn +from; hoặc major với nhãn ADJ + N để biểu thị rằng tính từ này phải đứng trước một danh từ.

Tuy nhiên, “những quy luật” này có thể rất khó nhận biết. Một người mà chỉ biết suffer có nghĩa là “cảm thấy đau” và đi với giới từ from có thể đặt một câu vô cùng hợp lý như “I suffer from doing homework.” hơn là “I suffer when I have to do homework.”. Việc nhớ một hay hai cụm từ mẫu (ví dụ: major problem , to play a major role ) cũng sẽ dễ dàng hơn so với quy luật trừu tượng ” major phải đứng trước một danh từ”.

Khi nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ, bạn không phải nghĩ đến các quy tắc ngữ pháp để tạo thành một câu; các cụm từ sẽ tự xuất hiện trong đầu bạn và chúng đều chính xác. Không cần phải thông minh tột đỉnh hay có trí nhớ phi thường, bạn vẫn có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ mà không mắc một sai lầm nào.

Điều này hoàn toàn khả thi vì trong não của bạn có một bộ phận ngôn ngữ đặc biệt. Bộ phận này thu thập những câu nói từ môi trường xung quanh đồng thời mô phỏng và tái kết hợp chúng để tạo thành các câu mới. Nó giống hệt như quá trình bạn học nói khi còn là một đứa trẻ: lắng nghe cha mẹ và những người xung quanh rồi bắt chước những câu nói ấy.

Việc học ngoại ngữ cũng theo một quá trình như vậy. Khi bạn nghe (hay đọc) càng nhiều câu Tiếng Anh đúng, bộ phận ngôn ngữ của bạn tiếp nhận càng nhiều thông tin và bạn càng có thể diễn đạt bằng Tiếng Anh. Antimoon gọi quá trình này là học bằng cách tiếp thu . Stephen Krashen gọi nó là Phương Pháp Tự Nhiên.

Bây giờ, bạn đã thấy được lợi ích của việc các đọc mẫu câu khi tra từ điển chưa? Mỗi một câu mà bạn đọc đều có khả năng tái hiện trong đầu khi bạn cần đến nó và bạn sẽ có thể dùng nó (hay một phần của nó) để tạo ra câu riêng của mình.

Chúng ta đã bàn về việc các mẫu câu cung cấp thông tin quan trọng về ngữ pháp/cách sử dụng và lập trình cho não bộ của bạn tạo ra những câu Tiếng Anh chính xác. Hãy xem một ví dụ nữa về cách nó hoạt động.

Giả sử chúng ta tra nghĩa của từ shroud trong từ điển và tìm thấy định nghĩa này:

–Longman Dictionary of English Language and Culture

Thật tuyệt, bây giờ ta đã biết nghĩa của từ shroud. Nó có nghĩa là “bao phủ và che giấu”. Chúng ta cũng biết được rằng shroud thường được dùng ở thể bị động với giới từ in. Nhưng liệu ta có thể dùng shroud để tự mình đặt câu không?

Lấy ví dụ: bạn có thể nói “I was I was The street was The street was hidden in the corner” nhưng liệu ” shrouded in the corner” có đúng không? Hoặc bạn có thể nói ” covered in darkness” nhưng còn ” shrouded in darkness” thì sao?

Ồ, chúng ta không biết được điều đó. Tất cả những gì ta biết là shroud chắc chắn KHÔNG được sử dụng hệt như cover và hide. Thế nhưng, định nghĩa không nói rõ nó sẽ ĐƯỢC dùng trong tình huống (ngữ cảnh nào). Vậy là sau khi đọc định nghĩa, chúng ta đều hiểu nghĩa của từ shroud nhưng vẫn không biết sử dụng nó như thế nào cho đúng.

Bây giờ hãy đọc định nghĩa cùng với mẫu câu:

Những ví dụ này có lợi ích gì? Chúng cho ta thấy được nhiều điều:

Ta thường nói rằng something is shrouded in something chứ không phải là something shrouds something . (Ta cũng có thể biết được điều này từ quy luật (in) usually pass. có trong định nghĩa, tuy nhiên ví dụ luôn rõ ràng và dễ hiểu hơn so với các quy luật.)

Cả những thứ thuộc về vật chất (hills) lẫn phi vật chất (affair) đều có thể bị bao phủ bởi cái gì đó.

Các thứ có thể nằm trong màn bí mật . Người bản xứ không dùng “shrouded in the corner” bao giờ.

Với thông tin này, bạn có thể dễ dàng sử dụng từ shroud trong khi nói lẫn viết bài. Ví dụ như bạn có thể học theo các mẫu câu và nói “The negotiations are shrouded in mystery.” hay là “The street was shrouded in fog.”. Việc mô phỏng này có thể diễn ra một cách có ý thức (nếu bạn tham khảo ví dụ khi đang đặt câu) hoặc theo phương pháp kỳ diệu “học bằng cách tiếp thu” (nếu bạn đang viết bài luận và cụm từ “shrouded in something” xuất hiện trong đầu bởi vì trước đó bạn đã đọc được mẫu câu chứa cụm từ này).

Hãy chắc chắn rằng từ điển của bạn có nhiều mẫu câu. Sử dụng càng nhiều từ điển sẽ cho kết quả càng tốt.

Lần sau khi tra từ, bạn hãy lưu ý đến các mẫu câu, thậm chí cố gắng ghi nhớ chúng. Không những bạn sẽ học được nhiều kiến thức đặc biệt hữu ích mà bạn còn lập trình cho bộ não để sáng tạo ra những câu tương tự. Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên và thích thú về khả năng của bộ não khi nó được tiếp nhận một lượng thông tin phù hợp.

Edit by xuanghjem.

Từ Điển Cũng Định Nghĩa Sai

Trên thị trường sách đang có bán cuốn Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh loại bỏ túi của tác giả Vũ Chất, do NXB Trẻ ấn hành. Theo lời NXB, việc xuất bản cuốn từ điển “chỉ mong góp thêm cho bạn đọc một tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu và sử dụng tiếng Việt”. Tiếc thay, với những sai sót trong sách, cuốn từ điển không những chưa đáp ứng được mong muốn khiêm nhường đó mà còn gây ra những hiểu lầm tai hại về tiếng Việt cho người sử dụng.

Lỗi nghiêm trọng nhất ở trong cuốn Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh là định nghĩa sai khá nhiều từ. Thí dụ như từ “khai quật” được định nghĩa là “đào mồ lên”. Giải thích như thế là sai, là nhầm lẫn với từ “quật mồ”, “quật mả”. “Khai quật” là đào bới để tìm ra, lấy lên cái chôn vùi trong lòng đất, như khai quật di tích thành cổ Thăng Long tìm thấy đầu rồng lớn làm bằng đất nung, khai quật mộ cổ lấy lên xác ướp đã mấy trăm năm…

Từ “bụi đời” được tác giả định nghĩa là người lăn lóc cực khổ nhiều trong xã hội, thế nghĩa là cứ ai chịu nhiều gian truân, vất vả đều thành bụi đời bất kể họ có nghề nghiệp, nhà cửa nghiêm chỉnh, sống đàng hoàng, tử tế. Vậy thì trong xã hội ta có vô khối kẻ bụi đời. Nghĩa chính xác, đầy đủ của từ bụi đời là chỉ những người sống lang thang, không nhà cửa, không nghề nghiệp.

Buồn cười hơn cả là từ “buồn cười” được tác giả giải thích rất ngô nghê là… buồn mà cười. Chưa cần đến các nhà ngôn ngữ học khả kính, chữ nghĩa đầy mình giải thích mà bất cứ một người bình thường nào với đầu óc bình thường cũng có thể giải thích được buồn cười là không nhịn được hoặc khó mà nhịn được cười; làm cho không nhịn được cười…

Từ “đơn giản” thì được đánh đồng với từ “sơ sài”, dù “đơn giản” với “sơ sài” có nghĩa khác hẳn nhau mà chẳng cần phân tích bất kỳ ai cũng hiểu được điều đó.

Không chỉ định nghĩa sai mà cách định nghĩa cũng rất tối nghĩa. Từ “buồm” được định nghĩa như sau: tấm đan bằng lá để gắn lên ghe gió bộc chạy đi. Một vị giáo sư có uy tín của Viện ngôn ngữ học và là một trong những người tham gia biên soạn cuốn Từ điển tiếng Việt loại lớn của Viện Ngôn ngữ học đã phải bó tay sau một hồi ngẫm nghĩ về câu giải nghĩa trên.

Chưa kể những lỗi khác, như nhầm lẫn giữa các từ trong tiếng địa phương với các từ trong tiếng phổ thông, dẫn đến những định nghĩa nhầm lẫn, có nhiều từ in sai cũng không được đính chính, thể hiện cách làm cẩu thả, coi thường độc giả của tác giả và NXB Trẻ.

Điều đáng lo ngại nhất là trên bìa cuốn từ điển này có in dòng chữ dành cho học sinh. Dùng những cuốn từ điển như thế này các em sẽ có những cách hiểu lệch lạc, méo mó về tiếng mẹ đẻ.

Quê Hương Chiến Binh Báo Đen Được Định Nghĩa Trong Từ Điển

Wakanda, quê hương siêu anh hùng Black Panther trong bộ phim cùng tên, được chúng tôi chính thức công nhận là mục từ trên từ điển trực tuyến.

Screen Rant đưa tin Wakanda, quê hương của Black Panther trong truyện tranh và trên màn ảnh, chính thức trở thành một mục từ được trang chúng tôi định nghĩa. Đây là trang từ điển trực tuyến cung cấp định nghĩa tiếng Anh và hoạt động từ năm 1995.

Ở truyện tranh Marvel, Wakanda là vương quốc giả tưởng ở vùng Đông Phi. Vương quốc nổi tiếng nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và trữ lượng vibranium lớn nhất thế giới.

Vibranium được coi là thứ kim loại kỳ diệu với tiềm năng vô hạn. Wakanda đã có lịch sử lâu dài nghiên cứu và ứng dụng vibranium vào nhiều lĩnh vực. Quốc gia Đông Phi cũng là nơi có nền quân sự phát triển mạnh nhất thế giới Marvel với đội quân Dora Milaje thiện chiến.

Dictionary.com cũng nhắc tới Chadwick Boseman, tôn vinh vai diễn Báo Đen của anh trong bộ phim chuyển thể, nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của tài tử và động tác chào “Wakanda Forever” như “biểu tượng sức mạnh của người da đen”.

Giải nghĩa của chúng tôi đề cập tới bối cảnh lịch sử mà cái tên Wakanda ra đời, cung cấp cho độc giả những ví dụ đặt câu sử dụng danh từ và tầm quan trọng của Wakanda đối với vũ trụ Marvel.

Đây là một nước đi sáng suốt của chúng tôi bởi Wakanda là một thuật ngữ và khái niệm vượt ra khỏi giới hạn một mục từ đơn thuần. Nó đã phát triển thành một điều đối với rất nhiều khán giả.

Black Panther (2018) gây tiếng vang vì đã mang đến cho khán giả toàn thế giới cái nhìn về đất nước Wakanda với thiên nhiên hùng vĩ sánh bên thành phố nguy nga, hiện đại. Wakanda là hình ảnh độc nhất và không gì sánh được trong Vũ trụ Điện ảnh Marvel. Vì thế, quốc gia này hoàn toàn xứng đáng trở thành một mục trong từ điển.

Các Mẫu Câu Hỏi Đáp Về Thói Quen Trong Tiếng Trung

Các mẫu câu hỏi đáp về thói quen trong tiếng Trung

Mẫu câu tiếng Trung về giả thiết, điều kiện Mẫu câu tiếng Trung sử dụng trong thương lượng – Câu trần thuật: A 常/常常+ V

+ 我常常去图书馆读书. /wǒ cháng cháng qù tú shū guǎn dú shū/ Tôi thường tới thư viện đọc sách.

+ 我常看中文电影和中文节目. /wǒ cháng kàn zhōng wén diàn yǐng hé zhōngwén jiémù/ Tôi thường xem phim và show truyền hình Trung Quốc.

+ 周末我常常去朋友家玩. /zhōu mò wǒ cháng cháng qù péngyou jiā wán/ Cuối tuần tôi thường đến nhà bạn chơi.

+ 有空时我常去学校图书馆看书. /yǒu kōng shí wǒ cháng qù xué xiào tú shū guǎn kàn shū/ Lúc rảnh rỗi tôi thường tới thư viện trường đọc sách.

+ 我常在学校食堂吃午饭. /wǒ cháng zài xué xiào shí táng chī wǔ fàn/ Tôi thường ăn cơm trưa ở căng tin trường.

– Câu nghi vấn: A:A 常/常常+ V + 吗?/ A 常不常+ V? B: 常+ V /不常+ V /很少+ V

+ 你常/常常做什么? /nǐ cháng/cháng cháng zuò shénme?/ Bạn thường làm gì?

VD:

+ A:晚上你常做什么? / wǎn shàng nǐ cháng zuò shén me/ Buổi tối cậu thường làm gì?

B: 晚上我常做练习. / wǎn shàng wǒ cháng zuò liàn xí/ Buổi tối tôi thường làm bài tập.

+ A: 你常听音乐吗? /nǐ cháng tīng yīn yuè ma/ Cậu có hay nghe nhạc không?

B: 常听. 我常听中文歌. 你呢?常听吗? / cháng tīng. wǒ cháng tīng zhōng wén gē. nǐ ne ? cháng tīng ma/ Có. Mình thường hay nghe nhạc Trung Quốc. Còn cậu thì sao? Có hay nghe nhạc không?

A:我也常听. /wǒ yě cháng tīng/ Mình cũng hay nghe.

+ A: 难过时你常做什么? / nán guò shí nǐ cháng zuò shén me/ Lúc buồn cậu thường làm gì?

B: 难过时我常一个人去逛街. /nán guò shí wǒ cháng yí gè rén qù guàng jiē/ Lúc buồn tớ thường đi dạo phố một mình.

+ A: 你常喝酒吗? / nǐ cháng hē jiǔ ma/ Cậu có hay uống rượu không?

B: 我不常喝. 我酒量不好. / wǒ bù cháng hē. wǒ jiǔ liàng bù hǎo/ Tớ không hay uống. Tửu lượng của tớ không tốt.

Để biểu đạt một thói quen hoặc một hành động lặp đi lặp lại, ngoài 常 và 常常 ra còn có 经常, 平常, 平时, 通常. Vậy các từ này có cách dùng như thế nào, chúng có điểm gì khác nhau?

– 平时 là danh từ, dùng như danh từ chỉ thời gian, đứng ở trước hoặc sau chủ ngữ – 平时:chỉ mang nghĩa bình thường, hằng ngày. Không mang theo ý nghĩa miêu tả tần suất của hành động

VD: + 他平时住在学校, 星期六才回家. / tā píng shí zhù zài xué xiào, xīng qī liù cái huí jiā/ Bình thường cậu ấy ở kí túc xá, thứ 7 mới về nhà.

+ 他今天很沉默, 和平时不一样. / tā jīn tiān hěn chén mò, hé píng shí bù yí yàng/ Hôm nay anh ấy rất trầm mặc, không giống như ngày thường.

+ 你平时下班几点到家? /nǐ píng shí xià bān jǐ diǎn dào jiā/ Bình thường cậu tan làm mấy giờ về đến nhà?

+ 他平时是个非常沉默的人. /tā píng shí shì gè fēi cháng chén mò de rén/ Bình thường cậu ta là một người rất trầm.

+ 你平时喜欢做什么? /nǐ píng shí xǐ huān zuò shén me/ Bình thường cậu thích làm gì ?

– còn 常常 chỉ làm phó từ, chỉ đứng trước động từ.

+ 我小时候常常跟 爷爷一起去钓鱼. /wǒ xiǎo shíhou cháng cháng gēn yéye yī qǐ qù diào yú/ Lúc nhỏ tôi thường cùng ông nội đi câu cá.

– 经常 và 常常 được sử dụng phổ biến nhất và có thể thay thế cho nhau, tương đương với often. Tuy nhiên 经常 hơi thiên về văn viết hơn so với 常常 – 通常 và 平常 đều là danh từ, nhưng 通常 và 平常 thường thiên về văn viết, 平时 thiên về khẩu ngữ. Ngoài ra 平常 còn cón có thể sử dụng trong trường hợp sau “我是一个平常人”/ wǒ shì yí gè píng cháng rén/ có nghĩa là “tôi là một người bình thường”. – 经常:hành động lặp đi lặp lại với tần suất cao – 平常:Chỉ một trạng thái thường thấy của người hoặc sự việc, nhấn mạnh vào thói quen, gần nghĩa với 平时. 平常 là danh từ chỉ thời gian, có thể đứng trước chủ ngữ hoặc trước động từ.Tương đương với usually. – 通常:gần nghĩa với 平常 nhưng thiên về biểu thị hành động xảy ra trong tình huống bình thường, không có xuất hiện ngoại lệ. 通常 thường đi với cụm 通常情况下….. thiên về giả thiết. Tương đương với generally

+ 小王常常迟到 /xiǎo wáng cháng cháng chí dào /小王经常迟到 / xiǎo wáng jīng cháng chí dào /: Tiểu Vương thường xuyên đến muộn. + 这样的情况经常发生 /zhè yàng de qíng kuàng jīng cháng fā shēng/ 这样的情况常常发生 /zhè yàng de qíng kuàng cháng cháng fā shēng /: tình huống như vậy thường xuyên xảy ra.

+ 我平常在晚饭后去散步/ wǒ píng cháng zài wǎn fàn hòu qù sàn bù / ( tôi đã quen với việc đi bộ vào khoảng thời gian này, nhưng có thể một số ngày nào đó tôi đã không kiên trì đi bộ)

+ 通常情况下, 他是不会插手这类事情的. /tōng cháng qíng kuàng xià, tā shì bú huì chā shǒu zhè lèi shì qíng de/ Bình thường cậu ta sẽ không nhúng tay vào những việc như vậy.

+ 我通常在晚饭后去散步/ wǒ tōng cháng zài wǎn fàn hòu qù sàn bù /(biểu thị giả thiết, nếu như thời gian này không bận việc gì đó, có thể tôi sẽ đi tản bộ)

+ 我通常7点钟起床/ wǒ tōng cháng 7 diǎn zhōng qǐ chuáng/. ( Bình thường nếu không có việc gì đột xuất 7 giờ tôi ngủ dậy )

+ 我通常都是晚上开始工作/ wǒ tōng cháng dōu shì wǎn shàng kāi shǐ gōng zuò/. ( Bình thường nếu không có gì thay đổi tôi đều đến đêm mới bắt đầu làm việc)

Bạn đang xem bài viết Các Mẫu Câu Trong Từ Điển Quan Trọng Hơn Định Nghĩa trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!