Xem Nhiều 6/2023 #️ Các Tiêu Chuẩn, Quy Chuẩn Kỹ Thuật Môi Trường # Top 10 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 6/2023 # Các Tiêu Chuẩn, Quy Chuẩn Kỹ Thuật Môi Trường # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Tiêu Chuẩn, Quy Chuẩn Kỹ Thuật Môi Trường mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) bắt buộc và các quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam (QCVN) về môi trường.

Về khái niệm tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Kỹ thuật (TCQCKT) xác định như sau: Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng. Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. (Điều 3, Luật TCQCKT) Trước khi Luật TCQCKT được ban hành, thì các TCVN bị bắt buộc áp dụng khi chính thức công bố. Sau khi Luật TCQCKT có hiệu lực, chỉ có QCVN mới bị bắt buộc áp dụng, còn các TCVN chỉ là khuyến khích tự nguyện áp dụng. Theo Luật BVMT 2005 thì tiêu chuẩn môi trường được chia thành 2 nhóm: Nhóm tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh + Nhóm tiêu chuẩn môi trường (TCMT) đối với đất phục vụ cho các mục đích về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và mục đích khác; + Nhóm TCMT đối với nước mặt và nước dưới đất phục vụ các mục đích về cung cấp nước uống, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, tưới tiêu nông nghiệp và mục đích khác; + Nhóm TCMT đối với nước biển ven bờ phục vụ các mục đích về nuôi trồng thuỷ sản, vui chơi, giải trí và mục đích khác; + Nhóm TCMT đối với không khí ở vùng đô thị, vùng dân cư nông thôn; + Nhóm tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng, bức xạ trong khu vực dân cư, nơi công cộng. Nhóm tiêu chuẩn chất thải + Nhóm tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt và hoạt động khác; + Nhóm tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp; khí thải từ các thiết bị dùng để xử lý, tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và từ hình thức xử lý khác đối với chất thải; + Nhóm tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị chuyên dụng; + Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại; + Nhóm tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung đối với phương tiện giao thông, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoạt động xây dựng. (Điều 10, Luật BVMT 2005) Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP trong đó quy định việc rà soát, chuyển đổi tiêu chuẩn môi trường thành quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường Các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh có hiệu lực pháp lý hiện hành Nhóm tiêu chuẩn về chất lượng nước: TCVN 6773:2000 Chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi; TCVN 6774:2000 Chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thuỷ sinh; TCVN 7382:2004 Chất lượng nước – Nước thải bệnh viện – Tiêu chuẩn thải; TCVN 6663-5:2009 Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 5: Hướng dẫn lấy mẫu nước uống từ các trạm xử lý và hệ thống phân phối bằng đường ống; TCVN 8184-1:2009 Chất lượng nước. Thuật ngữ. Phần 1; TCVN 8184-2:2009 Chất lượng nước. Thuật ngữ. Phần 2; TCVN 8184-5:2009 Chất lượng nước. Thuật ngữ. Phần 5; TCVN 8184-6:2009 Chất lượng nước. Thuật ngữ. Phần 6; TCVN 8184-7:2009 Chất lượng nước. Thuật ngữ. Phần 7; TCVN 8184-8:2009 Chất lượng nước. Thuật ngữ. Phần 8;  Nhóm tiêu chuẩn về môi trường không khí TCVN 5508:2009 Không khí vùng làm việc. Yêu cầu về điều kiện vi khí hậu và phương pháp đo; TCVN 5509:2009 Không khí vùng làm việc. Silic dioxit trong bụi hô hấp. Giới hạn tiếp xúc tối đa;  Các tiêu chuẩn về chất thải có hiệu lực pháp lý hiện hành Nhóm tiêu chuẩn về chất thải rắn TCVN 6696:2009 Chất thải rắn. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường; TCVN 6705:2009 Chất thải rắn thông thường. Phân loại;  Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại TCVN 6706:2009 Chất thải nguy hại. Phân loại; TCVN 6707:2009 Chất thải nguy hại. Dấu hiệu cảnh báo;  Các QCVN về môi trường Đến hết năm 2009, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã chuyển đổi, ban hành được 21 QCKT quốc gia về môi trường, bao gồm: QCVN 01:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên; QCVN 02:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế; QCVN 03:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về kim loại nặng trong đất;  QCVN 05:2009/BTNMT – QCKT quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 06:2009/BTNMT – QCKT quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. QCVN 07: 2009/BTNMT – QCKT quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại; QCVN 08:2008/BTNMT – QCKT quốc gia chất lượng nước mặt; QCVN 09:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về chất lượng nước ngầm; QCVN 10:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ; QCVN 11:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản; QCVN 12:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may; QCVN 13:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy; QCVN 14:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước sinh hoạt; QCVN 15:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất; QCVN 19: 2009/BTNMT – QCKT quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; QCVN 20: 2009/BTNMT – QCKT quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ; QCVN 21: 2009/BTNMT – QCKT quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học; QCVN 22: 2009/BTNMT – QCKT quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện; QCVN 23: 2009/BTNMT – QCKT quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng; QCVN 24: 2009/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp; QCVN 25: 2009/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn.  Các doanh nghiệp phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn nào Theo Quy định của Luật TCQCKT thì Tiêu chuẩn là văn bản tự nguyện áp dụng còn Quy chuẩn là văn bản bắt buộc áp dụng. Nghị định số 127/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TCQCKT thì các tiêu chuẩn môi trường bắt buộc áp dụng phải chuyển đổi thành QCKT quốc gia về môi trường. Tuy nhiên trong giai đoạn chuyển tiếp hiện nay tồn tại song song cả các tiêu chuẩn môi trường bắt buộc áp dụng chưa chuyển đổi và các QCKT quốc gia về môi trường.  Do đó các doanh nghiệp bắt buộc phải áp dụng tất cả các tiêu chuẩn môi trường chưa kịp chuyển đổi và các QCKT quốc gia về môi trường đã được ban hành.

Nguồn moitruong

Tiêu Chuẩn Và Quy Chuẩn Kỹ Thuật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT

– Khái niệm: Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.

– Nội dung: Quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý

– Đối tượng: Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường, các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội.

– Hệ thống tiêu chuẩn tại Việt Nam.

+ Tiêu chuẩn quốc gia: TCVN

+ Tiêu chuẩn cơ sở: TCCS

– Xây dựng và công bố

+ TCVN: Các Bộ quản lý chuyên ngành tổ chức xây dựng dự thảo TCVN cho lĩnh vực thuộc ngành mình phụ trách được phân công quản lý, trình Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm xét để công bố áp dụng.

+TCCS: Các tổ chức sản xuất, kinh doanh tổ chức xây dựng, công bố để áp dụng trong phạm vi tổ chức mình.

– Hiệu lực: Tiêu chuẩn được xây dựng, công bố để tự nguyện áp dụng trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

– Khái niệm: Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

– Nội dung: Quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý.

– Đối tượng: Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường, các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội.

– Phân loại: Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật ở Việt Nam.

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN.

+ Quy chuẩn kỹ thuật địa phương: QCĐP.

– Xây dựng, ban hành.

+ QCVN do các Bộ quản lý chuyên ngành tổ chức xây dựng, ban hành để áp dụng cho các lĩnh vực được phân công quản lý sau khi tham khảo ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ.

+ QCĐP do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xây dựng, ban hành để áp dụng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình.

– Hiệu lực: Quy chuẩn kỹ thuật được xây dựng, ban hành để bắt buộc áp dụng.

TCVN do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam giữ bản quyền TCVN.

* So sánh giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

– Giống nhau: Cùng đề cập đến nội dung về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý; cùng đối tượng quản lý.

+ Về mục đích: Tiêu chuẩn được dùng để phân loại đánh giá nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của đối tượng. Quy chuẩn kỹ thuật quy định mức giới hạn kỹ thuật mà đối tượng phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, sức khoẻ, môi trường, quyền lợi người tiêu dùng, an ninh và lợi ích quốc gia.

+ Về hiệu lực: Tiêu chuẩn công bố để tự nguyện áp dụng, còn quy chuẩn kỹ thuật ban hành để bắt buộc áp dụng.

TCVN bao gồm tiêu chuẩn cơ bản, tiêu chuẩn thuật ngữ, tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn phương pháp thử và lấy mẫu, tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản; thuộc các lĩnh vực như cơ khí, luyện kim, giao thông vận tải, xây dựng, hóa chất, dầu khí, khoáng sản, nông nghiệp, thực phẩm, hàng tiêu dùng, môi trường, an toàn, điện, điện tử, công nghệ thông tin…

Tính đến hết tháng 12/2015, có 8.625 Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) đã được Bộ KHCN công bố, sử dụng rộng rãi trong các hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh. Hiện tại mức độ hài hòa của hệ thống TCVN đối với các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạt trên 45%, mục tiêu đến năm 2020 là 60% nhằm đảm bảo cho vị trí của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tại thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế, đóng góp vào mục tiêu đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới.

Hệ thống TCVN thường xuyên được điều chỉnh và sửa đổi trên cơ sở soát xét các TCVN hiện hành và xây dựng mới TCVN nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của doanh nghiệp, thúc đẩy thương mại phù hợp với thông lệ của quốc tế.

Quá trình xây dựng TCVN được đảm bảo theo nguyên tắc đồng thuận, phù hợp với nguyên tắc của hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc tế cũng như quy định của Hiệp định WTO, TBT. Với 120 Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia (TCVN/TC) và 56 Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia (TCVN/TC/SC), Tổng cục TCĐLCL đã tập hợp hơn 1.000 nhà khoa học, giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia đầu ngành tham gia vào quá trình xây dựng hệ thống TCVN.

Trên cơ sở đề nghị của các Bộ, ngành và các đơn vị, tổ chức, Tổng cục TCĐLCL dự thảo Kế hoạch xây dựng TCVN hằng năm trình Lãnh đạo Bộ KHCN ban hành nhằm triển khai xây dựng các TCVN cụ thể cho các lĩnh vực.

Mẫu bìa Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam (TCVN):

Tiêu Chuẩn Iso 14001: Hệ Thống Quản Lý Môi Trường

ISO 14001:2015 Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu về quản lý các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường. Đây là tiêu chuẩn dùng để xây dựng và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo

Phiên bản mới yêu cầu phải nắm bắt được thực trạng của tổ chức hay doanh nghiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn. Bên cạnh đó, phiên bản ISO 14001:2015 cũng chú trọng hơn tới vai trò của lãnh đạo đối với tổ chức hay doanh nghiệp trong công tác quản lý môi trường. Ngoài ra, sẽ có sự thay đổi theo hướng nâng cao hiệu quả môi trường bên cạnh việc cải tiến hệ thống quản lý.

NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT TRONG ISO 14001:2015

Quản lý môi trường chiến lược

Để đảm bảo sự thành công của hệ thống, một điều khoản mới đã được thêm vào để phân công trách nhiệm cụ thể đối với những người trong vai trò lãnh đạo nhằm thúc đẩy về quản lý môi trường trong tổ chức.

Công tác bảo vệ môi trường

Có một sự kỳ vọng lớn ở các tổ chức nhằm cam kết tiên phong trong việc bảo vệ môi trường khỏi bị tổn hại và suy thoái, phù hợp với bối cảnh của tổ chức. Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 không đưa ra định nghĩa khái niệm về “bảo vệ môi trường” nhưng lưu ý rằng nó có thể bao gồm phòng ngừa ô nhiễm, sử dụng tài nguyên bền vững, giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái, .v.v…

Kết quả hoạt động môi trường

Việc nhấn mạnh đến cải tiến liên tục, từ việc cải tiến hệ thống quản lý, nhằm mục đích nâng cao kết quả hoạt động môi trường. Phù hợp với các cam kết trong chính sách của mình và trong khả năng, tổ chức sẽ giảm lượng phát thải, nước thải và chất thải tới mức quy định của tổ chức.

Tư duy về vòng đời sản phẩm

Phản ánh cuộc cách mạng trong hệ thống máy tính và điện toán đám mây để vận hành hệ thống quản lý, bản sửa đổi kết hợp thuật ngữ “thông tin được văn bản hóa” thay thế cho “tài liệu” và “hồ sơ”. Để nhất quán với tiêu chuẩn ISO 9001, tổ chức này sẽ sự linh hoạt khi xác định “thủ tục” khi nào là cần thiết để đảm bảo kiểm soát quá trình hiệu quả.

Tất cả các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý sẽ có cùng một cấu trúc cấp cao (High-level structure – HLS) của Phụ lục SL này theo 10 điều khoản sau đây: 1. Phạm vi 2. Tài liệu tham khảo 3. Thuật ngữ 4. Bối cảnh của Tổ chức 5. Vai trò của lãnh đạo 6. Hoạch định 7. Hỗ trợ 8. Hoạt động 9. Đánh giá kết quả hoạt động 10. Cải tiến

Tiêu chuẩn ISO 14001 hướng tới mọi loại hình tổ chức: kinh doanh, trường học, bệnh viện, các tổ chức phi lợi nhuận… có mong muốn thực hiện hoặc cải tiến hệ thống quản lý môi trường của mình. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng được tại các tổ chức sản xuất và dịch vụ, với các tổ chức kinh doanh cũng như phi lợi nhuận.

a) Về quản lý: * Giúp tổ chức/doanh nghiệp xác định và quản lý các vấn đề môi trường một cách toàn diện; * Chủ động kiểm soát để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về môi trường; * Phòng ngừa rủi ro, tổn thất từ các sự cố về môi trường.

b) Về tạo dựng thương hiệu: * Nâng cao hình ảnh của tổ chức/doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và cộng đồng; * Giành được ưu thế trong cạnh tranh khi ngày càng có nhiều công ty, tập đoàn yêu cầu hoặc ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000.

c) Về tài chính: * Tiết kiệm chi phí sản xuất do quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả;

CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI ISO 14001

Bước 1: Xây dựng chính sách môi trường:

Chính sách môi trường là kim chỉ nam cho việc áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý môi trường của tổ chức sao cho tổ chức có thể duy trì và có khả năng nâng cao kết quả hoạt động môi trường của mình. Do vậy, chính sách cần phản ánh sự cam kết của lãnh đạo cao nhất về việc tuân theo các yêu cầu của luật pháp và các yêu cầu khác được áp dụng, về ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục. Đây là giai đoạn đầu của cấu trúc HTQLMT, và là nền tảng để xây dựng và thực hiện HTQLMT. Chính sách môi trường phải được xem xét thường xuyên để đảm bảo hệ thống được thực hiện và đầy đủ.

Bước 2: Lập kế hoạch về quản lý môi trường

Đây là giai đoạncác yêu cầu của Lập kế hoạch trong chu trình Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Đánh giá (P-D-C-A). Giai đoạn lập kế hoạch được thiết lập một cách hiệu quả là khi tổ chức phải đạt được sự tuân thủ với các yêu cầu về pháp luật và tuân thủ với tiêu chuẩn ISO 14001 và những mong đợi kết quả môi trường do chính mình lập ra. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:

Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra. Mỗi chương trình cần mô tả cách thức tổ chức sẽ đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu của mình, bao gồm cả thời gian, các nguồn lực cần thiết và người chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình này.

Bước 3. Thực hiện và điều hành

Giai đoạn thứ ba của mô hình cung cấp các công cụ, các qui trình và các nguồn lực cần thiết để vận hành hệ thống HTQLMT một cách bền vững. Giai đoạn thực hiện và điều hành đưa hệ thống QLMT vào hoạt động. Giai đoạn này yêu cầu cập nhật liên tục những thay đổi, như phân công lại trách nhiệm cho các nhân viên khi các hoạt động hoặc sản phẩm của tổ chức thay đổi, hay những thay đổi nhu cầu đào tạo theo thời gian, hay chính sách và các thủ tục thông qua sự cải tiến liên tục. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:

Năng lực, đào tạo và nhận thức: Thực hiện các nội dung đào tạo thích hợp cho các đối tượng quản lý, các nhóm nhân công, nhóm quản lý dự án và các cán bộ điều hành chủ chốt của nhà máy.

Văn bản hóa tài liệu của hệ thống quản lý môi trường: Tài liệu của hệ thống quản lý môi trường có thể bao gồm: sổ tay, các qui trình và các hướng dẫn sử dụng. Theo tiêu chuẩn, có 11 yêu cầu cần được lập thành văn bản, và các hướng dẫn công việc. Nếu tổ chức đã có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, có thể kết hợp 6 qui trình cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng với hệ thống quản lý môi trường.

Bước 4: Kiểm tra và hành động khắc phục

Giai đoạn thứ tư của mô hình thể hiện hoạt động vận hành của hệ thống HTQLMT, đây là giai đoạn để xem xét cải tiến quá trình hoặc quyết định những thay đổi cho các giai đoạn khác. Giai đoạn thể hiện bước Kiểm tra trong chu trình Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Đánh giá. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:

Đánh giá hệ thống quản lý môi trường: thực hiện thủ tục đánh giá hệ thống quản lý môi trường và các hoạt động của tổ chức nhằm xác nhận sự tuân thủ với hệ thống quản lý môi trường và với tiêu chuẩn ISO 14001 . Cần báo cáo kết quả đánh giá tới lãnh đạo cấp cao. Thông thường chu kỳ đánh giá là một năm/ 1 lần nhưng tần suất có thể thay đổi phụ thuộc vào mức độ quan trọng của các hoạt động

Bước 5: Xem xét của lãnh đạo

Đảm bảo tính phù hợp liên tục của hệ thống HTQLMT;

Xác định tính đầy đủ;

Thẩm tra tính hiệu quả của hệ thống;

Tạo điều kiện cải tiến liên tục hệ thống HTQLMT, các quá trình và thiết bị môi trường…

Từ kết quả xem xét của lãnh đạo về các thiết bị và nhân lực sử dụng trong quá trình áp dụng hệ thống HTQLMT cũng như các kết quả hoạt động về môi trường, tổ chức sẽ quyết định được điều kiện hiện tại có thể chấp nhận được, và cần phải thay đổi những gì. Giai đoạn này là bước Đánh giá trong chu trình Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Đánh giá.

Mọi thắc mắc và khó khăn đối với việc áp dụng, tư vấn và chứng nhận Việt Nam; Công bố thực phẩm và các dịch vụ pháp lý khác . Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và được hưởng dịch vụ tốt nhất. Hệ thống quản lý chất lượng – ISO 9001:2015; Tư vấn và chứng nhận ISO 14001; Tư vấn và chứng nhận ISO 22000; Tư vấn và chứng nhận HACCP; Chứng nhận hợp quy; Chứng nhận tiêu chuẩn

Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Theo Tiêu Chuẩn Iso 14001 Là Gì?

Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 là gì?

Với những tiêu chuẩn, tài liệu này, doanh nghiệp/ tổ chức có thể chủ động giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường, cụ thể hơn là giảm thiểu các chất thải công nghiệp thông qua việc vận hành và kiểm soát hệ thống quản lý môi trường có hiệu lực.

Các phiên bản của ISO 14001

Tiêu chuẩn ISO 14001 nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 chính thực được ban hành vào năm 1996 và tới thời điểm hiện tại đã có 3 phiên bản chính thức được ra đời. Lần lượt là ISO 14001:1996; ISO 14001:2004 và ISO 14001:2015.

Phiên bản ISO 14001:2015 chính là phiên bản mới nhất và đang có hiệu lực hiện nay. Tại Việt Nam, TCVN ISO 14001:2015 (được Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 207, Quản lý môi trường biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố) chính là phiên bản hoàn toàn tương đương với ISO 14001:2015.

Mục đích của việc áp dụng ISO 14001

Mục đích cốt lõi của việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14001 là giúp nâng cao hiệu quả trong việc quản lý các tài nguyên về môi trường. Nhằm giảm thiểu tối đa sự lãng phí cùng các chi phí không đáng phát sinh cho doanh nghiệp.

Để đảm bảo hệ thống ISO 14001 đạt được mục tiêu đã đặt ra, doanh nghiệp khi áp dụng tiêu chuẩn này cần phải xác định rõ những rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra. Nhằm thiết lập những biện pháp phòng ngừa hay hành động khắc phục và phù hợp. Sau đó, cần phải thực hiện các điều chỉnh, cải tiến kịp thời khi cần để tránh việc các rủi ro sẽ tái xuất hiện trong tương lai.

Mặt khác, việc triển khai hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 cũng là cơ sở để tạo niềm tin cho khách hàng, đối tác về doanh nghiệp. Là bằng chứng hợp lý chứng minh sự quan tâm, đóng góp về môi trường của doanh nghiệp. Đây cũng chính là cách doanh nghiệp có thể cải thiện hình ảnh của mình, tạo dựng sự uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường hiện nay.

Doanh nghiệp nào nên áp dụng ISO 14001?

Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 được thiết kế dành cho mọi doanh nghiệp/ tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thể tác động tới môi trường. Đặc biệt là những đối tượng muốn thực hiện (hoặc cải tiến) công tác quản lý môi trường trong hệ thống của mình.

Theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP về Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, một số loại hình sản xuất công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm môi trường cần phải áp dụng và đạt chứng nhận ISO 14001 trước ngày 31/12/2020.

– Khai thác và làm giàu quặng khoáng sản độc hại;

– Luyện kim; tinh chế; chế biến khoáng sản độc hại;

– Sản xuất giấy, bột giấy, ván sợi (MDF hoặc HDF);

– Sản xuất hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, phân bón hóa học (không bao gồm phân bón phối trộn);

– Nhuộm vải, nhuộm sợi, giặt mài;

– Nhiệt điện than, sản xuất than cốc, khí hóa than, điện hạt nhân.

– Xử lý và tái chế chất thải; sử dụng các phế liệu nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất;

– Quy trình sản xuất bao gồm công đoạn xi mạ hay làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất;

– Sản xuất pin và ắc quy;

– Sản xuất clinker.

– Chế biến mủ cao su;

– Chế biến tinh bột sắn, bột ngọt, rượu, bia, cồn công nghiệp;

– Chế biến mía đường;

– Chế biến thủy sản, gia súc, gia cầm;

– Sản xuất linh kiện cùng thiết bị điện hoặc điện tử.

Bên cạnh đó, nếu cơ sở của bạn không thuộc một trong những đối tượng nói trên, hãy tham khảo ngay những đối tượng cần có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường ở đây.

Lợi ích của ISO 14001:2015

Có thể nói, ISO 14001 là một trong những tiêu chuẩn về hệ thống quản lý thành công nhất. Bởi khi áp dụng tiêu chuẩn này, doanh nghiệp/ tổ chức có thể đạt được vô vàn lợi ích trên các khía cạnh khác nhau. Nổi bật nhất là các lợi ích ở khía cạnh quản lý, tạo dựng thương hiệu và tài chính.

Về khía cạnh quản lý

Tiêu chuẩn môi trường 14001 mang lại nhiều lợi ích về khía cạnh quản lý cho doanh nghiệp.

Là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp/ tổ chức có thể xác định cũng như quản lý một cách toàn diện mọi vấn đề về môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Giúp doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc kiểm soát các mối nguy về môi trường để đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, đối tác cũng như các quy định pháp luật về môi trường;

Gia tăng hiệu quả quản lý rủi ro, từ đó sớm phòng ngừa được những sự cố về môi trường có thể gây tổn thất cho doanh nghiệp.

Là cơ sở để doanh nghiệp duy trì hiệu lực của hệ thống quản lý môi trường và có sự điều chỉnh, cải tiến kịp thời và phù hợp với bối cảnh hiện tại.

Về khía cạnh tạo dựng thương hiệu

Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 trợ giúp đắc lực cho việc tạo dựng thương hiệu.

Nâng cao hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp/ tổ chức trong mắt người tiêu dùng cùng xã hội.

Tạo lợi thế cạnh tranh để giữ vững thị phần trên thị trường. Cũng như là cơ sở để khách hàng trong thị trường mới dễ chấp nhận sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp hơn.

Là cầu nối giúp doanh nghiệp thực hiện thương mại quốc tế.

Về khía cạnh tài chính

Lợi ích của bộ tiêu chuẩn ISO 14001 là giúp doanh nghiệp/ tổ chức tiết kiệm được các nguyên liệu cùng vật liệu và hóa chất ở khâu đầu vào. Điều này đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn, nhất là trong bối cảnh chi phí mua sắm nguyên vật liệu ngày càng cao do sự cạn kiện của nguồn tài nguyên.

Đồng thời, tiêu chuẩn ISO 14001 giúp tối ưu chi phí hoạt động, vận hành doanh nghiệp thông qua việc giảm thiểu chi phí xử lý do ngăn ngừa ô nhiễm và giảm thiểu chất thải ra môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Cấu trúc của ISO 14001

Cấu trúc nội dung ISO 14001 bao gồm 10 phần chính. Phiên bản mới nhất ISO 14001:2015 được xây dựng dựa trên cấu trúc bậc cao (High Level Structure – HLS). Cấu trúc này bao gồm các điều khoản cơ bản như sau:

Từ cấu trúc này, ta có thể dễ dàng nhận ra nó khá tương đồng với cấu trúc của các tiêu chuẩn ISO về hệ thống quản lý khác. Mục đích của sự tương đồng này là giúp doanh nghiệp có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 một cách độc lập. Hoặc kết hợp với việc quản lý hệ thống theo các tiêu chuẩn ISO khác như ISO 9001 hay ISO 22000… để tối ưu hóa hiệu quả của công tác quản lý môi trường.

Trong đó các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 chính là từ điều khoản 4 đến điều khoản 10. Đây cũng là nội dung trọng tâm của tiêu chuẩn này. Đó là: Bối cảnh của tổ chức, sự lãnh đạo, hoạch định, sự hỗ trợ, thực hiện/ điều hành, đánh giá kết quả của hoạt động và cải tiến. Để thực hiện thành công ISO 14001 doanh nghiệp không chỉ phải biết mà cần phải hiểu chi tiết nội dung ở các mục này.

Các yếu tố chính của tiêu chuẩn ISO 14001

Để hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 trong doanh nghiệp duy trì được hiệu lực và đạt được kết quả như mong đợi, doanh nghiệp cần phải đáp ứng được những yếu tố như sau:

Triển khai hệ thống quản lý môi trường theo chu trình PDCA

Chu trình PDCA trong ISO 14001, cụ thể là chu trình Plan – Do – Check – Act mà một mô hình có sự lặp đi lặp lại nhằm đạt được sự cải tiến liên tục. Doanh nghiệp có thể áp dụng chu trình PDCA cho toàn bộ hệ thống hoặc trong từng quy trình cụ thể thuộc hệ thống. Chu trình PDCA cho hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 được hiểu ngắn gọn như sau:

Plan – Lập kế hoạch: Bao gồm việc thiết lập những mục tiêu, chính sách môi trường cùng nhưng quá trình cần thiết trong việc chuyển giao kết quả phù hợp đối với chính sách, mục tiêu môi trường đã được đặt ra.

Do – Thực hiện: Là việc tiến hành triển khai các quy trình đã được hoạch định ở bước trước đó.

Check – Kiểm tra: Bao gồm hoạt động theo dõi, giám sát, đo lường và báo cáo thực tế triển khai các quy trình so với các chính sách, mục tiêu đã được thiết lập.

Act – Hành động: Là các hoạt động, biện pháp điều chỉnh, thay đổi để hệ thống quản lý môi trường có thể cải tiến liên tục.

Quản lý môi trường một cách có chiến lược

Đồng thời, luôn phải cập nhập tình hình cùng điều kiện môi trường tại địa phương, khu vực hay toàn cầu có thể bị tác động bởi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi việc này sẽ giúp doanh nghiệp lường trước được các rủi ro đang tới gần để có hành động khắc phục phù hợp. Hoặc phát hiện được các cơ hội để nhanh chóng nắm bắt giúp phát triển doanh nghiệp hơn nữa.

Vai trò của lãnh đạo cần được chú trọng

Không chỉ ở ISO 14001 mà các tiêu chuẩn ISO nói chung, người lãnh đạo được coi như là đầu tàu của mỗi tổ chức/ doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng hệ thống theo ISO. Do đó, một khi người lãnh đạo thể hiện cam kết của mình và phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng thì việc quản lý môi trường cũng sẽ đạt được hiệu quả tối ưu hơn.

Tư duy về vòng đời sản phẩm

Trao đổi thông tin lẫn nhau

Doanh nghiệp cần thực hiện trao đổi thông tin cả với bên trong và bên ngoài để đảm bảo hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 được kiểm soát một cách toàn diện. Hạn chế tối đa các mối nguy ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Đặc biệt, mọi thông tin có ý nghĩa với hoạt động quản lý môi trường đều phải được văn bản hóa và lưu trữ dưới dạng hồ sơ, tài liệu. Bởi chúng chính là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các cuộc đánh giá nội bộ cũng như đưa ra các quyết định, cải tiến phù hợp.

Mất bao lâu để triển khai ISO 14001?

Đây là một tiêu chuẩn quốc tế nên nhiều doanh nghiệp băn khoăn không biết áp dụng nó trong vòng bao lâu để có thể thành công. Thông thường, hầu hết doanh nghiệp sẽ triển khai trong vòng 6tháng nếu họ có từ 50 nhân viên trở xuống, nhưng một số doanh nghiệp có quy mô lớn hơn có thể mất nhiều thời gian hơn – lên đến 1 năm hoặc hơn một năm đối với các cơ sở trên 200 người.

Lựa chọn ISOCERT chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 14001

Hiện nay, có không ít tổ chức cung cấp dịch vụ chứng nhận ISO, trong đó có ISO 14001. Nhưng không phải nơi nào cũng đảm bảo uy tín, chất lượng. Một trong những tổ chức chứng nhận ISO 14001 mà doanh nghiệp có thể tin tưởng lựa chọn là Tổ chức chứng nhận và giám định quốc tế ISOCERT.

Về mặt pháp lý, ISOCERT là một trong số ít những tổ chức được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp phép hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001 cho hệ thống quản lý môi trường theo giấy chứng nhận số 1162/TĐC-HCHQ.

Đồng thời, ISOCERT cũng được cả Văn phòng Công nhận Chất lượng (BoA) lẫn Diễn đàn Công nhận Quốc tế IAF công nhận. Nói cách khác, chứng chỉ ISO 14001 do ISOCERT cấp sẽ được công nhận và thừa nhận không chỉ ở VIệt Nam mà còn trên phạm vi quốc tế.

Về mặt chuyên môn, đội ngũ chuyên gia của ISOCERT đều là những người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực chứng nhận sự phù hợp. Có đầy đủ kinh nghiệm cũng như năng lực, kiến thức để có thể thực hiện các cuộc đánh giá một cách thỏa đáng, chính xác trên cơ sở công khai, minh bạch, rõ ràng.

Về mặt dịch vụ, khách hàng luôn đánh giá cao ISOCERT nhờ sự chuyên nghiệp từ khâu tiếp nhận thông tin đầu vào đến khâu đánh giá và cấp chứng nhận ISO 14001. Chi phí chứng nhận cũng vô cùng hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo phù hợp với mọi doanh nghiệp. Cùng với đó là hệ thống chi nhánh trải rộng Việt Nam tạo sự thuận lợi cho khách hàng khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ chứng nhận ISO 14001 tại ISOCERT.

Nội dung đầy đủ của tiêu chuẩn ISO 14001 – Hệ thống quản lý môi trường

Mọi thắc mắc hay cần được hỗ trợ về chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, xin vui lòng liên hệ tới hotline 0976389199 để nhận được phản hồi trong thời gian sớm nhất từ ISOCERT.

Bạn đang xem bài viết Các Tiêu Chuẩn, Quy Chuẩn Kỹ Thuật Môi Trường trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!