Xem Nhiều 6/2023 #️ Cảm Ứng Điện Từ Là Gì? Được Ứng Dụng Như Thế Nào Trong Đời Sống? # Top 9 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 6/2023 # Cảm Ứng Điện Từ Là Gì? Được Ứng Dụng Như Thế Nào Trong Đời Sống? # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cảm Ứng Điện Từ Là Gì? Được Ứng Dụng Như Thế Nào Trong Đời Sống? mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dòng điện cảm ứng là gì?

Dòng điện cảm ứng là dòng điện xuất hiện trong mạch kín khi từ thông đi qua mạch biến thiên. Dòng điện này có chiều sao cho từ trường cảm ứng sẽ chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu khi đi qua mạch kín. Điều này đã được nhà Vật Lý người Anh là Michael Faraday khám phá qua một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1831. 

Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì? 

Trong chương trình Vật Lý 11, hiện tượng cảm ứng điện từ được hiểu là hiện tượng hình thành một suất điện động (hay chính là điện áp) trên vật dẫn khi vật dẫn đó được đặt trong một từ trường biến thiên. Khi cho từ thông đi qua mạch kín biến thiên, trong mạch sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng. Còn hiện tượng xảy ra được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. 

Như vậy có thể thấy rằng cảm ứng điện từ chỉ có thể xảy ra trong khoảng thời gian từ thông đi qua mạch bị biến thiên. 

Các thí nghiệm và định luật về hiện tượng cảm ứng điện từ 

Thí nghiệm và định luật Faraday

Thí nghiệm: Dùng một cuộn dây và mắc nối tiếp chúng với điện kế tạo thành mạch kín. Phía trên cuộn dây, ta đặt thanh nam châm với hai cực Bắc – Nam. Qua thí nghiệm trên, ta thu được kết quả sau: 

Nếu ta rút nam châm ra thì dòng điện cảm ứng sẽ có chiều ngược lại. 

Nếu di chuyển nam châm càng nhanh thì cường độ dòng điện sẽ càng lớn. 

Nếu ta giữ để thanh nam châm đứng yên so với ống dây thì dòng điện cảm ứng sẽ có giá trị bằng 0. 

Nếu ta sử dụng ống dây có dòng điện chạy qua thay thế cho thanh nam châm rồi thực hiện theo đúng thí nghiệm thì vẫn thu được kết quả tương tự. 

Từ kết quả trên, Faraday rút ra được kết luận như sau: 

Từ thông di chuyển qua mạch kín biến thiên chính là nguyên nhân tạo ra dòng điện cảm ứng ở trong mạch đó. 

Dòng điện cảm ứng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ thông đi qua mạch kín bị biến thiên. 

Cường độ của dòng điện cảm ứng tỉ lệ thuận với tốc độ biến thiên của từ thông. 

Chiều dòng điện cảm ứng sẽ phụ thuộc vào sự tăng hoặc giảm của từ thông khi được gửi qua mạch. 

Từ đó, ta có định luật Faraday như sau: “Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín,nó tỉ lệ với độ biến thiên từ thông qua mạch và tỉ lệ nghịch với khoảng thời gian của sự biến thiên ấy (tức là tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông)”. 

Định luật Lenz

Cùng với Faraday, Heinrich Lenz cũng nghiên cứu và tìm ra cách xác định chiều của dòng điện cảm ứng với định luật như sau: “Dòng điện cảm ứng có chiều cao sao cho từ trường có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.”

Gọi   là dòng điện cảm ứng, ta có thể biểu diễn chúng qua biểu thức sau: 

φ= – B = – L.I

Điều này có nghĩa là khi từ thông đi qua mạch tăng lên thì từ trường cảm ứng sinh ra sẽ có tác dụng chống lại sự gia tăng của từ thông. Tức là từ trường cảm ứng sẽ có chiều ngược với chiều của từ trường ngoài. Nếu từ thông đi qua mạch giảm thì từ trường cảm ứng sẽ có tác dụng chống lại sự giảm đó của từ thông và từ trường cảm ứng sẽ cùng chiều với từ trường ngoài. 

Định luật cơ bản về hiện tượng cảm ứng điện từ

Định luật: “Suất điện động cảm ứng luôn luôn bằng về trị số, nhưng trái dấu với tốc độ biến thiên của từ thông gửi qua diện tích của mạch điện.” Suất điện động cảm ứng do hiện tượng cảm ứng điện từ sinh ra. 

Để tìm hiểu thức suất điện động cảm ứng, ta sẽ dịch chuyển một dây dẫn kín vào trong từ trường để từ thông đi qua vòng dây thay đổi. Khi đó, giá trị công của lực tác dụng lên dòng điện cảm ứng đó được xác định theo công thức: 

dA= Ic . dφm

Khi đó, công của lực tác dụng lên dòng điện cảm ứng gọi là công cản và có giá trị được xác định như sau: 

dA’ = –Ic . dφm

Công dA’ sẽ chuyển thành năng lượng của dòng cảm ứng và có giá trị được xác định như sau: 

ξc . Ic. dt= – Ic . dφm

Vậy biểu thức suất điện động phải tìm sẽ là: 

Ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ

Làm thiết bị gia dụng

Cảm ứng điện từ được ứng dụng làm nhiều thiết bị gia dụng như: 

Bếp từ:

Bếp từ là ví dụ điển hình được ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ. Trong bếp từ có một cuộn dây đồng được đặt dưới vật liệu cách nhiệt và dòng điện sẽ được truyền thông qua cuộn dây này. 

Đèn huỳnh quang:

Chấn lưu của đèn huỳnh quang được sản xuất dựa trên nguyên lý của hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi bật, một dòng điện cao áp được tạo ra trên 2 đầu đèn và phóng điện qua đèn. Dòng điện khi qua đèn sẽ tạo thành ion tác động lên bột huỳnh quang và từ đó đèn sẽ phát sáng. 

Quạt điện và các hệ thống làm mát

cũng hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ,… 

Ứng dụng trong công nghiệp

Không chỉ được ứng dụng trong hoạt động sản xuất các thiết bị dân dụng, cảm ứng điện từ còn được ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp với các thiết bị như: 

Máy phát điện:

Năng lượng cơ học được máy phát điện sử dụng để tạo ra điện. “Trái tim” của máy phát điện có bản chất là một cuộn dây dẫn trong từ trường. Nguyên lý hoạt động của chúng là cuộn dây dẫn được quay trong từ trường với một tốc độ không thay đổi sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều. Thay vì sử dụng một cuộn dây quay trong từ trường không đổi, người ta đã ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ bằng cách để cuộn dây đứng yên và quay nam châm xung quanh cuộn dây dẫn đó. 

Tàu đệm từ:

Về bản chất, tàu đệm từ sử dụng một nam châm điện cực mạnh để gia tăng tốc độ. Hiện nay, ở Nhật Bản, nhiều đoàn tàu được ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ được xây dựng  với tốc độ vô cùng lớn, thậm chí có thể lên đến hơn 500 km/h. 

Ứng dụng trong lĩnh vực y học

Trong y học, điện từ trường đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong những thiết bị y học tiên tiến như chụp cộng hưởng từ, cấy ghép hay điều trị tăng thân nhiệt cho các bệnh nhân bị ung thư,… 

Ứng Dụng Định Luật Cảm Ứng Điện Từ Vào Đời Sống

Mong muốn góp phần cho các bạn học sinh thêm hiểu biết về thế giới xung quanh, giúp các bạn thêm có động lực học những kiến thức trong sách giáo khoa. Kiến giới thiệu đến các bạn những ứng dụng tuyệt vời của định luật cảm ứng điện từ vào đời sống.

I. Định luật cảm ứng điện từ

Định luật cảm ứng điện từ là sự xuất hiện dòng điện cảm ứng trong mạch kín khi có từ thông qua mạch đó biến thiên. Suất điện động sinh sẽ ra dòng điện cảm ứng trong mạch điện kín chính là suất điện động cảm ứng.

– Định luật cảm ứng điện từ: Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một mạch điện kín thì trong mạch xuất hiệu suất điện động cảm ứng.

– Định luật Lenz (Len-xơ): Dòng điện cảm ứng có chiều để sao cho từ trường có tác dụng chống lại những nguyên nhân đã sinh ra nó.

– Định luật Faraday:Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra mà dòng điện cảm ứng trong mạch kín, nó tỉ lệ với độ biến thiên các từ thông qua mạch và tỉ lệ nghịch với khoảng thời gian của sự biến thiên ấy (tức là sẽ tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông)

II. Ứng dụng của định luật cảm ứng điện từ

– Thiết bị gia dụng

Điện từ đóng vai trò là nguyên tắc làm việc cơ bản của rất nhiều thiết bị gia dụng như điều hòa không khí đèn, thiết bị nhà bếp , vv

– Bếp từ

Bếp từ làm nóng nồi nấu bằng định luật cảm ứng từ, thay vì dẫn nhiệt từ lửa, hay bộ phận làm nóng bằng điện. Do dòng điện cảm ứng trực tiếp làm nóng dụng cụ nấu bếp, nhiệt độ có thể tăng lên rất nhanh.

Trong một bếp từ, một cuộn dây đồng sẽ được đặt dưới một vật liệu cách nhiệt (thường là mặt bếp bằng thủy tinh hay gốm), một dòng điện xoay chiều được truyền qua cuộn dây đồng này.

Từ trường dao động tạo ra một từ thông liên tục từ hóa nồi, ngay lúc này nồi đóng vai trò như lõi từ của máy biến áp. Điều này đã tạo ra dòng điện xoáy (chúng ta còn gọi là dòng điện Fu-cô) lớn ở trong nồi. Vì có tác dụng của dòng Fu-cô, nồi nấu chịu tác dụng của lực hãm điện từ gây ra hiệu ứng tỏa nhiệt Jun – Lenxơ và làm nóng đáy nồi dẫn đến làm nóng thức ăn bên trong.

– Đèn huỳnh quang

Các hệ thống chiếu sáng được sử dụng phổ biến nhất trong các tòa nhà thương mại và gia đình chính là hệ thống chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang.

Chấn lưu được sử dụng trong đèn huỳnh quang hoạt động dựa trên nguyên lý điện từ, tại thời điểm bật đèn, nó tạo ra một điện áp cao trên 2 đầu đèn rồi sau đó phóng điện qua đèn.

Dòng điện qua đèn tạo thành ion tác động lên bột huỳnh quang làm bột huỳnh quang phát sáng (sau khi đèn sáng, điện áp trên 2 đầu đèn giảm đi, dòng điện qua đèn bị hạn chế bởi điện cảm của tăng phô)

– Quạt điện

Quạt điện và các hệ thống làm mát khác thì sử dụng động cơ điện. Những động cơ này hoạt động cũng dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Trong bất kỳ thiết bị điện nào thì động cơ điện hoạt động bởi từ trường được tạo ra bởi dòng điện theo định lý Lo-ren-xơ (Lorentz). Những động cơ này chỉ khác nhau về chi phí dựa trên ứng dụng và kích thước.

Ngoài ra, còn rất nhiều ứng dụng của định luật cảm ứng điện từ trong thiết bị gia dụng như: lò nướng, chuông cửa, lò vi sóng, máy xay, loa, …

– Máy phát điện

Máy phát điện sẽ sử dụng năng lượng cơ học để tạo ra điện. “Cốt lõi” của máy phát điện là một cuộn dây trong từ trường. Nguyên lý hoạt động của máy phát điện này đó chính là cuộn dây điện sẽ được quay trong từ trường với tốc độ không đổi và tạo ra điện xoay chiều.

Ngoài sử dụng một cuộn dây quay trong từ trường không đổi, ta có một cách khác để sử dụng cảm ứng điện từ đó chính là giữ cho cuộn dây đứng yên và sau đó làm quay nam châm vĩnh cữu (cung cấp từ trường và từ thông) xung quanh cuộn dây trên.

– Tàu điện từ

Đây là một trong những công nghệ hiện đại của các hệ thống giao thông sử dụng định luật cảm ứng điện từ. Tàu đệm từ sử dụng nam châm điện mạnh giúp tăng tốc độ của tàu lên một mức đáng kể

– Y học

Ngày nay, trường điện từ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong các thiết bị y tế tiên tiến như các phương pháp điều trị tăng thân nhiệt trong bệnh ung thư, cấy ghép và chụp cộng hưởng từ (MRI)

Định luật cảm ứng điện từ là một định lý cực kỳ hữu ích với rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Điện từ đã tạo ra một cuộc cách mạng rất lớn trong lĩnh vực ứng dụng kỹ thuật. Ngoài ra, nó còn tác động lớn đến các lĩnh vực khác như y tế, công nghiệp, không gian…

Hẹn gặp lại các bạn vào những bài viết tiếp theo.

Ứng Dụng Của Xốp Eps Trong Xây Dựng Và Đời Sống Như Thế Nào?

Xốp cách nhiệt EPS là gì?

Đấy là sản phẩm bạn không còn xa lạ. Nó được sản xuất từ các hạt nhựa EPS nguyên sinh, sau đó được kích nở ở nhiệt độ 900 độ C. Vì thế trong thể tích 1M3 chứa từ 3 triệu đến 6 triệu hạt nhỏ. Và chúng được kết dính lại với nhau dạng tổ ong mạch kín. Sau đó cho vào khuôn gia nhiệt ở nhiệt độ 1000 độ C với thời gian thích hợp nén dưới lực nén cao để cho ra mút xốp EPS đồng nhất.

Xốp cách nhiệt EPS có nhiều tỉ trọng khác nhau, từ 6kg/m3 đến 16kg/m3. Tùy vào nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn tỉ trọng cho phù hợp. Thành phẩm là 1 khối to, bạn có thể yêu cầu cắt nhỏ theo kích thước mong muốn.

Ưu điểm của xốp cách nhiệt EPS

Khả năng cách nhiệt, giảm âm hiệu quả

Đây là một trong những ưu điểm nổi bật của vật liệu này. Nó có khả năng cách nhiệt cao là nhờ có nhiệt dung riêng thấp. Giảm âm thanh hiệu quả cấu trúc tổ ong mạch kín.

Khả năng chống thấm và chống dột tuyệt đối

Với tính hút ẩm thấp từ 2-6%v/v nên nó giúp cho tấm xốp này có khả năng chống thấm, chông dột tuyệt đối. Nó là vật liệu thực sự phù hợp với những nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam ta.

Trọng lượng nhẹ, đàn hổi cao

Với tỷ lệ 98% là khí, EPS được xem là vật liệu cách nhiệt cách âm nhẹ nhất từ trước tới nay. Độ đàn hồi cao nên tấm cách nhiệt EPS có bị va đập mạnh cũng không ảnh hưởng gì đến sản phầm.

Dễ dàng vận chuyển, thi công nhanh, tiết kiệm thời gian và chi phí

Mút xốp EPS cách nhiệt được định hình dạng tấm và rất nhẹ. Nên việc vận chuyển khá đơn giản, dễ dàng. Nhờ đó mà khâu tthi công nhanh hơn. Tấm xốp EPS vì thế giúp chủ đầu tư tiết kiệm được nhiều chi phí khi xây dựng và sử dụng.

Ứng dụng của xốp EPS trong xây dựng và đời sống

Nhờ cấu tạo và nhiều đặc điểm của mút xốp EPS vì thế nó có mặt nhiều trong đời sống đặc biệt giúp cách âm cách nhiệt, giảm rung hiệu quả trong các công trình xây dựng. Cụ thể như:

Sử dụng lót, ốp tường, trần các công trình xây dựng

Các loại mốp xốp có tỷ trọng cao thường được sử dụng trong xây dựng xây nhà 3D cao cấp, ốp tường chống nóng, lót la phông trần cách nhiệt. Sử dụng xốp cứng EPS là giải pháp tốt để chống nóng mái tôn, vách tôn cho các nhà xưởng, nhà máy, nhà dâ dụng…

Sử dụng đổ sàn bê tông các công trình lớn

Ứng dụng của xốp EPS cũng khá hiệu quả đó là tấm lót để đổ sàn bê tông cho các công trình nhà cao tầng, cao ốc, khách sạn, ….

Xốp cách nhiệt EPS là nguyên liệu chính để sản xuất tấm vách ngăn Panel EPS. Nó chuyên dùng để làm vách văn phòng, nhà xưởng, kho lạnh, phòng sạch.

Sử dụng trong khâu đóng gói, chèn hàng:

Sản phẩm mút xốp EPS được ứng dụng để đóng gói hàng hóa, chèn hàng, chèn thùng carton giúp cố định sản phẩm.

Nó chèn đồ gỗ nội thất, chống va đập khi di chuyển.

Được ứng dụng dùng trong tàu, xe có trang thiết bị bảo ôn (xe đông lạnh).

Và đặc biệt là làm thùng đá bảo quản thực phẩm….

Dòng Điện Cảm Ứng Là Gì? Chiều Và Ứng Dụng Của Dòng Điện Cảm Ứng

Dòng điện cảm ứng là gì?

Dòng điện cảm ứng là một hiện tượng thuộc loại cảm ứng điện từ. Hiện tượng này xảy ra khi một dòng điện được sinh ra trong mạch dẫn kín được đặt trong môi trường từ trường. 

Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín khi có từ thông đi qua. Trong một dây dẫn kín đặt trong từ trường khi từ thông gửi qua khung dây bị biến thiên và có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông đã sinh ra nó. Điều này đã được nhà Vật lý, Hóa học người Anh – Michael Faraday khám phá qua một nghiên cứu năm 1831, cụ thể như sau:

Ông sử dụng một cuộn dây, sau đó mắc nối tiếp nó với một điện kế ( được ký hiệu là G) và tạo thành một mạch kín. Bên trong cuộn dây ông đặt một nam châm với hai cực âm (-), dương (+). Sau đó, ông nhận thấy có một dòng điện được sản sinh ra trong mạch kín và dòng điện này chính là dòng điện cảm ứng điện từ. Tiếp tục nghiên cứu và thực hiện các tương tác lên nam châm thì ông nhận thấy:

Dòng điện cảm ứng sẽ có chiều ngược lại khi ông rút nam châm ra khỏi cuộn dây.

Khi ông di chuyển cục nam châm càng nhanh thì cường độ của dòng điện cảm ứng càng lớn.

Dòng điện cảm ứng sẽ bằng 0 khi ông giữ cho thanh nam châm đứng yên.

Tiếp tục, khi ông đưa ống dây có dòng điện chạy qua để thay thế cho cục nam châm và tiến hành các thí nghiệm tương tự thì ông cũng thu lại được những kết quả tương tự.

Từ những thí nghiệm trên thì ông đã đưa ra những kết luận như sau:

Dòng điện cảm ứng điện từ được sinh ra trong mạch điện là do có từ thông đi qua mạch kín và nó thay đổi theo thời gian.

Dòng điện cảm ứng chỉ được sinh ra và tồn tại trong khoảng thời gian mà có từ thông đi qua mạch kín biến đổi.

Tốc độ biến đổi của từ thông sẽ tỉ lệ thuận với cường độ của dòng điện cảm ứng.

Từ thông đi qua mạch tăng hay giảm sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến chiều của dòng điện.

Tính chất của dòng điện cảm ứng

Khi từ thông biến đổi theo thời gian tại một mạch kín thì trong mạch sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng và nó chỉ tồn tại trong thời gian mà từ thông biến đổi. Chiều của dòng điện phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng giảm của từ thông gửi qua mạch. 

Với vòng tròn từ

Vơi vòng tròn từ của N vòng quấn

Xác định chiều của dòng điện cảm ứng

Đồng thời với những nghiên cứu và kết luận của nhà Vật Lý Michael Faraday thì nhà Vật Lý học Heinrich Lenz cũng nghiên cứu về hiện tượng cảm ứng điện từ. Sau đó, ông đã phát minh ra định luật Lenz (lấy từ trên của Ông) một cách tổng quát giúp con người xác định được chiều của dòng điện cảm ứng.

Cụ thể, định luật Lenz được phát biểu như sau: 

Chiều của dòng điện cảm ứng trong dây dẫn được sinh ra bởi sự biến thiên của từ trường tuân theo định luật cảm ứng Faraday thì sẽ tạo ra một từ trường chống lại sự biến thiên từ thông đã sinh ra nó. 

Dòng điện cảm ứng phải có chiều sao cho từ trường mà nó đã sinh ra có tác dụng chống lại các nguyên nhân đã sinh ra nó. 

Công thức của định luật Lenz

Định luật Lenz được biểu thị bởi dấu âm trong định luật cảm ứng Faraday

Trong đó:

∈: Là cảm ứng điện từ

ΔΦ: Là biến thiên từ thông ( nó có dấu âm ở đằng trước để xác định chiều của dòng điện cảm ứng)

Δt: Là khoảng thời gian, dấu trừ biểu thị cho định luật Lenz.

Ứng dụng của định luật cảm ứng điện từ trong đời sống

Định luật cảm ứng điện từ được coi là một phát minh lớn trong lĩnh vực ứng dụng khoa học kỹ thuật. Nhờ có những nghiên cứu về định luật cảm ứng điện từ, định luật Lenz và Faraday mà việc ứng dụng, nghiên cứu và sản xuất các lĩnh vực của đời sống trở nên thuận tiện và phát triển hơn. Hiện tượng cảm ứng điện từ đã được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: sản xuất các thiết bị gia dụng, trong công nghiệp, trong y học và trong cả giao thông,… Cụ thể:

Thiết bị gia dụng

Trong lĩnh vực sản xuất thiết bị gia dụng thì điện từ là nguyên tắc làm việc cơ bản của rất nhiều thiết bị như: bếp từ, điều hòa, đèn hay các thiết bị nhà bếp khác,…

Bếp từ

Bếp từ sử dụng định luật cảm ứng từ và làm nóng nồi để nấu thay vì dẫn nhiệt từ lửa hay các bộ phận làm nóng bằng điện khác. Do dòng điện cảm ứng trực tiếp làm nóng các dụng cụ nấu, nên nhiệt độ có thể tăng lên rất nhanh.

Bên trong bếp từ, một cuộn dây đồng sẽ được đặt dưới một vật liệu cách nhiệt ( thường là mặt bếp thủy tinh hoặc gốm) và một dòng điện xoay chiều được truyền qua cuộn dây đồng này. 

Khi từ trường dao động và tạo ra một từ thông liên tục từ hóa trong nổi thì lúc này nồi đóng vai trò như một lõi từ của máy biến áp. Điều này tạo ra dòng điện Fu-cô lớn, nồi nấu chịu tác dụng của lực hãm điện từ gây ra hiệu ứng tỏa nhiệt Jun-Lenxơ và làm nóng đáy nồi giúp thức ăn bên trong chín hơn.

Đèn huỳnh quang

Chấn lưu sử dụng trong đèn huỳnh quang hoạt động dựa trên nguyên lý điện từ. Tại thời điểm người dùng bật đèn thì chấn lưu sẽ tạo ra một điện áp cao trên 2 đầu đen rồi phóng điện qua đèn.

Dòng điện được phóng qua đèn tạo thành các ion tác động lên bột huỳnh quang làm bột huỳnh quang phát sáng.

Máy phát điện

Máy phát điện sử dụng năng lượng cơ học để tạo ra nguồn điện. Cốt lõi của các bộ phận bên trong máy phát điện là một cuộn dây trong từ trường. Nguyên lý hoạt động của máy phát điện này chính là cuộn dây điện sẽ được quay trong từ trường với tốc độ không đổi và nó tạo ra điện xoay chiều. 

Quạt điện

Quạt điện cũng những các thiết bị có hệ thống làm mát khác sử dụng động cơ điện mà các động cơ này cũng hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Trong bất kỳ thiết bị điện nào thì động cơ điện hoạt động bởi từ trường cũng đều được tạo ra bởi dòng điện theo định lý Lenxo. Những động cơ này chỉ khác nhau dựa trên ứng dụng và kích thước. 

Trong y học

Trong y học ngày nay thì trường điện từ có một vai trò cực kỳ quan trọng trong tất cả các thiết bị y tế tiên tiến. Ví dụ như: các phương pháp điều trị tăng thân nhiệt cho bệnh nhân ung thư, cấy ghép và chụp cộng hưởng từ (MRI).

Bạn đang xem bài viết Cảm Ứng Điện Từ Là Gì? Được Ứng Dụng Như Thế Nào Trong Đời Sống? trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!