Xem Nhiều 4/2023 #️ Cần Hiểu Rõ Khái Niệm Nông Nghiệp Sạch Và Nông Sản Sạch # Top 5 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 4/2023 # Cần Hiểu Rõ Khái Niệm Nông Nghiệp Sạch Và Nông Sản Sạch # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cần Hiểu Rõ Khái Niệm Nông Nghiệp Sạch Và Nông Sản Sạch mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trên các phương tiện truyền thông, có các ý kiến khác nhau về khái niệm “nông sản sạch”. Nhiều người cho rằng nông sản sạch là nông sản không bị “nhiễm bẩn” bởi các tác nhân độc hại, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng và nông sản sạch đồng nghĩa với nông sản an toàn (ví dụ, rau an toàn được gọi tắt là rau sạch). Một số người khác lại cho rằng, nông sản sạch là nông sản hữu cơ, được sản xuất theo phương pháp hữu cơ, không dùng hóa chất tổng hợp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng, chất bảo quản, vật liệu biến đổi gen…

Những người hiểu theo nghĩa hẹp thì cho rằng thực phẩm sạch là thực phẩm giữ được chất lượng tự nhiên vốn có của nó, không nhiễm các hóa chất của quá trình chế biến, bảo quản, kể cả các hóa chất này được pháp luật cho phép sử dụng và không bị lạm dụng.

Nhiều người khác hiểu theo nghĩa rộng lại cho rằng, ngoài các yêu cầu nói trên, thực phẩm sạch còn phải có tính nhân văn, được sản xuất bởi những người có “lương tâm sạch” (chấp hành tốt pháp luật, có ý thức bảo vệ môi trường, vì lợi ích người tiêu dùng…). Người mua trả giá cao hơn cho người sản xuất thực phẩm sạch không phải chỉ vì thực phẩm sạch an toàn hơn và tốt hơn cho sức khỏe của người tiêu dùng mà còn có ý nghĩa nhân văn, đó là muốn góp phần bảo vệ môi trường và khuyến khích những người thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.

Căn cứ văn bản nói trên của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT có thể thấy, nông sản sạch (kết quả của sản xuất nông nghiệp sạch) là “nông sản an toàn được sản xuất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm; ứng dụng cộng nghệ cao hoặc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt”.

Đặc điểm chung của nông sản sạch, trong đó có nông sản thực phẩm là đáp ứng tốt các yêu cầu về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Như vậy, có nhiều cách thức khác nhau để sản xuất ra nông sản sạch và khái niệm về nông sản sạch. Thực tế chúng ta vẫn chủ yếu nhấn mạnh đến khía cạnh an toàn thực phẩm./.

NB (Theo Báo KTNT)

Thế Nào Được Gọi Là Sản Xuất Nông Nghiệp Sạch?

Một mô hình sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Hà Nam (Ảnh: KT)

Cụ thể, chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là chương trình tổng thể có mục tiêu chung, giải quyết chuỗi các vấn đề trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp; trong đó gồm các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đối với các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là dự án sản xuất nông nghiệp phải đáp ứng được một trong các tiêu chí sau: Dự án đầu tư thực hiện trong Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được cấp thẩm quyền quyết định thành lập Khu; dự án trong Vùng Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định công nhận Vùng; dự án của doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được Bộ NN&PTNT cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khác là dự án áp dụng các công nghệ được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.

Đối với dự án nông nghiệp sạch là dự án sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng một trong các tiêu chí sau: Dự án thực hiện tại cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định; dự án thực hiện tại các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định; dự án của doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định; dự án sản xuất sản phẩm nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận VietGAP; dự án đầu tư mới vào sản xuất nông nghiệp sạch áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cấp quốc gia hoặc quốc tế tương đương (VietGAP, GlobalGAP,…).

Nông Sản Là Gì? Các Khái Niệm Về Nông Sản

Một số khái niệm nông sản

Theo VFGAP thì khái niệm nông sản được hiểu là những sản phẩm, thành phẩm từ ngành sản xuất hàng hóa. Thông qua quá trình gây trồng và sự phát triển của cây trồng.

Một thuật ngữ có sự tương đồng khác là nông sản hàng hóa. Là khái niệm để chỉ những sản phẩm thu được từ quá trình sản xuất của nông dân với mục đích đem bán ra thị trường. Ngược lại thuật ngữ nông sản phục vụ với mục đích là tự sản xuất để phục vụ chính nhu cầu của mình.

Nông sản là khái niệm rất rộng vì có rất nhiều mặt hàng từ quá trình sản xuất nông nghiệp. Nhưng có thể chia thành 3 loại cơ bản sau đây:

Sản phẩm cơ bản, thiết yếu: lúa gạo, lúa mì, sữa, cà phê, chè, rau, củ.

Sản phẩm phái sinh: bánh mì, bơ, thịt, dầu ăn.

Sản phẩm được chế biến: xúc xích, rượu, bia, sản phẩm từ sữa.

Thế nào là nông sản sạch?

Nông sản sạch là những loại nông sản thu được từ quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn nhất định. Bao gồm hạn chế thấp nhất hoặc không sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất kích thích. Nông sản thu được phải đảm bảo không chứa dư lượng độc tố chất hóa học, kim loại nặng, mầm mống sâu bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Nông sản sạch phải được các chuyên gia kiểm định độ an toàn kỹ lưỡng trước khi xuất ra thị trường. Trong tương lai chắc chắn sẽ hướng tới nền nông nghiệp hữu cơ loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng chất hóa học trong canh tác.

Tiêu chuẩn nông sản sạch

Nông sản sạch hiện nay rất được người tiêu dùng lựa chọn. Bên cạnh đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì rất tốt cho sức khỏe mọi người. Để nông sản được gọi là nông sản sạch phải đảm bảo nhiều yếu tố sau đây.

Thứ nhất, nông sản phải được trồng trên đất sạch. Tránh xa các khu vực nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện. Nguồn đất, nguồn nước không bị ô nhiễm và phải đạt tiêu chuẩn an toàn để canh tác.

Thứ hai, giảm tối đa việc sử dụng phân bón vô cơ. Không thể phủ nhận các loại phân vô cơ có tính dễ tan, cây nhanh hấp thụ. Tuy nhiên sử dụng bừa bãi sẽ ảnh hưởng đến cây trồng, chất lượng nông sản, môi trường xung quanh. Thay vào đó là sử dụng phân bón hữu cơ như phân trùn quế, phân vi sinh tốt cho môi trường.

Thứ tư, trước thu hoạch không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, chất kích thích tăng trưởng. Vì để đảm bảo nông sản không chứa dư lượng chất độc hại.

Thứ năm, nông sản phải qua đánh giá, kiểm định. Trước khi nông sản được xuất ra thị trường phải qua khâu kiểm tra chất lượng an toàn. Có sự xác nhận của cơ quan, chuyên gia có uy tín.

Lựa chọn phân bón hữu cơ trong sản xuất nông sản sạch

Phân bón Huy Long hiện nay đang là cơ sở cung cấp các loại phân hữu rất tốt cho cây trồng, thân thiện với môi trường và được nhiều người lựa chọn.

Với thành phần 100% phân trùn quế nguyên chất. Đảm bảo cung cấp nguồn dinh dưỡng hữu cơ thiết yếu cho cây. Giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. Ngoài ra giúp cải tạo đất trồng, tạo môi trường đất thông thoáng cho rễ cây hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả và hệ vi sinh có lợi phát triển. Phân trùn quế hữu cơ Huy Long là người bạn thân thiện đồng hành cùng những vụ mùa của bà con.

Khái Niệm Công Nghiệp Hóa Hiện Đại Hóa Nông Nghiệp Nông Thôn

1. Khái niệm công nghiệp hóa hiện đại hóa

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng xuất lao động xã hội cao.

Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa bởi vì:

Là quá trình biến một nước nông nghiệp thành nước công nghiệp; trang bị kĩ thuật – công nghệ hiện đại, tự động hóa.

Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Xu hướng toàn cầu hóa mở ra cơ hội cho ta thực hiện mô hình công nghiệp hóa rút ngắn thời gian.

2. Mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa

Nắm rõ được về khái niệm công nghiệp hóa hiện đại hóa sẽ giúp chúng ta định hình tốt hơn về mục tiêu mà công nghiệp hóa hiện đại hóa đang hướng tới. Cụ thể:

Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2030, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; thuộc 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp.

Đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

Tỉ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30%, trong đó công nghiệp chế tạo đạt trên 20%.

Tỉ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%.

Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt bình quân trên 10%/năm.

Tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5%/năm.

Chỉ số hiệu suất cạnh tranh công nghiệp (CIP) nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN.

Tỉ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đạt trên 70%.

Xây dựng được một số cụm liên kết ngành công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế.

Hiện tại, Luận Văn Việt đang cung cấp dịch vụ viết tiểu luận thuê. Nếu bạn đang gặp những khó khăn trong việc hoàn thành bài tiểu luận của mình, hãy để Luận Văn Việt chia sẻ cùng bạn. Chúng tôi cam kết sẽ mang tới cho bạn sản phẩm chất lượng nhất đạt được thành tích tốt nhất. Tìm hiểu thêm về dịch vụ viết thuê luận văn TẠI ĐÂY

3. Thế nào là công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn

Công nghiệp hoá hiện đại hoá và nông thôn được thế giới định nghĩa theo nhiều cách khác nhau đó chính là một quá trình lâu dài cần được tiến hành theo cách tuần tự không thể nóng vội, không thể tùy tiện.

Quá trình này được thực hiện không nhằm mục đích tự thân mà phục vụ các mục tiêu kinh tế xã hội của nông thôn cũng như của cả nước. Nhưng đối với một nước khoa học công nghệ, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo thì Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định: công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Khái niệm công nghiệp hoá này được Đảng ta xác định rộng hơn những quan niệm trước đó bao hàm cả về hoạt động sản xuất kinh doanh, cả về dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội, được sử dụng bằng các phương tiện và các phương pháp tiên tiến hiện đại cùng với kỹ thuật và công nghệ cao. Như vậy công nghiệp hoá mới theo tư tưởng mới không bó hẹp trong phạm vi trình độ các lực lượng sản xuất đơn thuần kỹ thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây.

Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là quá trình phức tạp không đơn giản, vì vậy Đảng và Nhà nước phải đưa ra những chiến lược bước đi cụ thể và hiệu quả. Bước đầu tiên của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là phải đưa phương pháp sản xuất công nghiệp, máy móc thiết bị vào sử dụng trong nông nghiệp và sản xuất ở nông thôn để thay thế lao động thủ công.

Nông thôn Việt Nam luôn mang nặng tính thủ công trong sản xuất nông nghiệp vì vậy để thay đổi tập quán, cách làm của nông dân là bước đi vô cùng khó, phải thực hiện theo từng bước đi từ từ chậm chạp. Đưa dần phương pháp sản xuất bằng máy móc để con người dần tiếp nhận phương pháp sản xuất này. Không thể đột ngột thay thế phương pháp sản xuất thủ công bằng phương pháp máy móc được như thế sẽ gây ra sự lúng túng của người sử dụng cũng như người hướng dẫn sử dụng.

Công nghiệp hoá nông nghiệp là một bộ phận của công nghiệp hoá nông thôn. Nội dung chủ yếu là đưa máy móc thiết bị, ứng dụng các phương pháp sản xuất kiểu công nghiệp, các phương pháp và hình thức tổ chức kiểu công nghiệp và các lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp hoá nông thôn còn bao hàm cả việc tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác triệt để lợi thế của nông nghiệp, nâng cao hàm lượng chế biến sản phẩm của nông nghiệp để tăng giá trị của chúng, mở rộng thị trường cho chúng.

Hiện đại hoá là quá trình liên tục nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và đời sống ở nông thôn, cải thiện tổ chức sản xuất và hoàn thiện đời sống ở nông thôn, tạo ra một nền sản xuất trình độ ngày càng cao, cuộc sống ngày càng văn minh, tiến bộ.

Hiện đại hoá nông thôn không chỉ bao gồm công nghiệp hoá, nâng cao trình độ kỹ thuật – công nghệ và tổ chức trong các lĩnh vực khác của sản xuất vật chất ở nông thôn mà con bao gồm cả việc không ngừng nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội hệ thống giáo dục đào tạo y tế, các dịch vụ phục vụ đời sống khác ở nông thôn.Về bản chất, hiện đại hoá là quá trình phát triển toàn diện có kế thừa ở nông thôn.

4. Vì sao phải công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

Nước ta đi từ xã hội phong kiến phát triển đi thẳng lên chế độ xã hội chủ nghĩa mà không qua chế độ tư bản chủ nghĩa vì vậy cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu, phương thức quản lý lỏng lẻo yếu kém.

Nhiệm vụ quan trọng nhất bức thiết được đặt ra là phải xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của xã hội chủ nghĩa trong đó có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến. Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng nói trên nhất thiết phải tiến hành công nghiệp hoá tức là chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế công nghiệp.

Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội với xuất phát điểm là nền nông nghiệp lạc hậu, bình quân ruộng đất thấp, 80% dân cư có mức thu nhập thấp, nghèo đói, sức mua hạn chế nếu không muốn nói là không thể mua nối hàng hoá cho tiêu dùng.Một đất nước sống dựa chủ yếu vào nông nghiệp lạc hậu, canh tác trên ruộng đất nghèo nàn, cơ sở vật chất thô sơ, tự chế tạo là chính.

Vì vậy nhất thiết phải tiến hành công nghiệp hoá để tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực.

Để không ngừng tăng năng suất lao động làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.

Bạn đang xem bài viết Cần Hiểu Rõ Khái Niệm Nông Nghiệp Sạch Và Nông Sản Sạch trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!