Cập nhật thông tin chi tiết về Cần Phân Biệt Rõ Chức Năng, Nhiệm Vụ Giữa Pháp Y Và Kỹ Thuật Hình Sự mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tin tức chuyên ngành
Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, việc thống nhất hay chưa nên thống nhất tổ chức giám định tư pháp cấp tỉnh nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, đối với lĩnh vực giám định tư pháp nói chung…
Để rộng đường dư luận, PLVN đã có cuộc trò chuyện với TS. Vũ Dương, Viện trưởng Viện Pháp y quốc gia với tư cách một nhà chuyên môn để nhằm làm sáng tỏ vấn đề:
Thưa Tiến sĩ Vũ Dương, là người trong nghề hẳn ông rất quan tâm đến vấn đề đang làm nóng nghị trường hiện nay của dự thảo Luật Giám định Tư pháp. Nhưng có thể nhận thấy rằng không phải ai cũng hiểu sâu, cặn kẽ “câu chuyện” này với hàng loạt các khái niệm, ví dụ như thế nào là pháp y y tế, kỹ thuật hình sự công an… Là nhà chuyên môn, ông có thể giải thích rõ hơn?Gốc rễ vấn đề là sự nhầm lẫn về chức năng, nhiệm vụ
Trong quá trình trò chuyện, TS. Vũ Dương có đề cập tới hai vấn đề. Thứ nhất, đó là hiện nay nhiều người quan niệm pháp y là phải mổ ngay tại hiện trường và từ quan niệm đó dẫn đến sự nhầm lẫn nhiệm vụ đó là của công an – lực lượng chiếm lĩnh hiện trường đầu tiên khi vụ việc xảy ra. Nhưng chính xác mà nói, việc giám định viên phải mổ tử thi ngay tại hiện trường như hiện nay chỉ là “khoảnh khắc” của việc đất nước còn nghèo, chưa đáp ứng được nhu cầu về cơ sở vật chất phục vụ khoa học.
Khám nghiệm pháp y đặc biệt là tử thi là nhiệm vụ đảm bảo tính khoa học và khách quan nên có rất nhiều thao tác tỷ mỷ từ mẩu da, mạch máu… đòi hỏi phải có ánh sáng, phòng ốc, thời gian, an ninh để tiến hành. Nên chuyện mổ tại hiện trường chỉ là giải pháp tình thế và rất dễ dẫn đến sai sót.
Thứ hai, TS Vũ Dương đặt ra vấn đề tới đây nên hướng tới mô hình một cơ quan giám định độc lập trực thuộc thẳng Chính phủ ở cấp trung ương, chính quyền tỉnh thành ở cấp địa phương. Nhân lực của tổ chức đó sẽ do cả pháp y y tế và khoa học hình sự công an cung cấp.
Theo TS Vũ Dương, sâu xa mà nói, việc tranh cãi thống nhất hay chưa nên thống nhất tổ chức giám định tư pháp cấp tỉnh, nên chăng quy pháp y một mối về ngành y tế thực ra là một bước thụt lùi so với Nghị định 117/HĐBT năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng theo đó cả và y tế và công an đều hoạt động chung trong Tổ chức pháp y do UBND tỉnh hoặc Sở Y tế quản lý.
Đúng là muốn đưa ra một quyết định đúng đắn thì trước hết phải hiểu rõ thế nào là pháp y y tế và kỹ thuật hình sự công an cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn và phạm vi hoạt động của nó trong quá trình phục vụ tố tụng.
Có thể nói một cách ngắn gọn dễ hiểu thế này, pháp y y tế là cơ quan sử dụng chuyên môn, nghiệp vụ y học để phục vụ cho hoạt động tư pháp, tố tụng; kỹ thuật hình sự công an là cơ quan sử dụng chuyên môn, nghiệp vụ điều tra để phục vụ cho quá trình điều tra chứng minh hành vi phạm tội.
Về cơ bản, hai cơ quan này trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ có một số điểm chung nhưng nếu đi vào những vấn đề chuyên sâu thì hoàn toàn khác biệt.
Tôi ví dụ như thế này để dễ hình dung, khi có án mạng do súng thì cơ quan điều tra (bao gồm khoa học hình sự) và pháp y cùng đến hiện trường. Khoa học hình sự sẽ khám nghiệm hiện trường cùng cơ quan điều tra và cùng pháp y khám nghiệm tử thi.
Nói về việc khám nghiệm tử thi, pháp y và kỹ thuật hình sự khi khám nghiệm có phần chung nhưng phần lớn là riêng biệt.
Còn nhiệm vụ của kỹ thuật hình sự là phải xem cụ thể viên đạn ấy được bắn ra từ cây súng nào để sau đó trưng cầu pháp y giám định hung khí xem có phù hợp với dấu viết trên tử thi hay không.
Nếu bác sĩ nghi dấu vết trên tường là máu, nghi dấu vết trên giường, quần áo có nguồn gốc sinh học (trong vụ án hiếp dâm) thì kỹ thuật hình sự có nhiệm vụ thu và bảo quản dấu vết này và cơ quan điều tra trưng cầu pháp y giám định dấu vết sinh học đó, thậm chí giám định gene để so sánh với nghi phạm nhận diện hung thủ…
Với quy trình làm việc như vậy, có thể nói nhiệm vụ của pháp y và kỹ thuật hình sự rất rạch ròi nhưng luôn xen kẽ, có từng giai đoạn cộng hưởng và tách ra độc lập. Không thể ra mệnh lệnh bắt bác sĩ pháp y làm thay kỹ thuật hình sự được và ngược lại vì kỹ thuật hình sự và pháp y là hai chuyên ngành được đào tạo khác nhau, sử dụng kiến thức khác nhau để phục vụ những nhiệm vụ khác nhau.
Nếu nói như vậy thì phải chăng có hai bản kết luận giám định và điều này có gây khó cho Tòa án trong quá trình tố tụng?
Khi vụ án kết thúc quá trình điều tra và được đưa ra xét xử ở Tòa thì không thể có hai bản kết luận giám định được mà chỉ có một bản duy nhất do pháp y cung cấp. Lý do vì sao? Vì với chuyên môn nghiệp vụ và chức năng quyền hạn của mình, khoa học hình sự chỉ chịu trách nhiệm về các vấn đề tại hiện trường và biểu hiện tổng thể bên ngoài của vụ án như đã nói trên để cùng với pháp y đưa ra kết luận cuối cùng.
Pháp y nằm riêng biệt với cơ quan điều tra và phối hợp với cơ quan điều tra để sáng tỏ vụ án – mô hình này, cách xử lý vấn đề này đã được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng nhằm tránh tình trạng oan sai, tạo niềm tin trong tố tụng. Tuy nhiên ở Việt Nam vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, chủ quan mà chúng ta chưa đạt đến được điều này.
Pháp y không làm khó Công an
Tôi có thể khẳng định ngay rằng chiếm lĩnh hiện trường không phải là nhiệm vụ của pháp y vì từ khi có tin báo cho đến khi tiến hành khám nghiệm tử thi (ví dụ vụ án mạng) phải trải qua nhiều khâu và nhiều thủ tục như: có người chết do chất nổ cơ quan công an phải có thời gian đảm bảo rằng không còn vụ nổ tiếp theo tại hiện trường, khi nghi người chết do đầu độc thì phải có thời gian xác định không còn chất độc ảnh hưởng đến giám định viên, phải có thời gian để kỹ thuật hình sự khoanh vùng mở lối đưa tử thi ra khỏi hiện trường để không mất đi dấu vết, chứng cứ quan trọng, phục vụ cho điều tra…
Như vậy, không phải pháp y đến là khám nghiệm tử thi ngay. Hơn nữa, vì từ khi có pháp y đến nay, không có quy định nào cho pháp y trực khám nghiệm như trực cấp cứu ở bệnh viện, trực chiến đấu ở công an nên chỉ khi có yêu cầu giám định viên mới tập trung. Vì vậy nói pháp y y tế đến hiện trường muộn là do nhận định chủ quan của cơ quan trưng cầu, cơ quan điều tra xuất phát từ sự lầm lẫn chức năng nhiệm vụ giữa pháp y và lực lượng kỹ thuật hình sự của công an.
Nhân tiện đây nói thêm rằng có ý kiến cho rằng cứ để nhiều cơ quan giám định, để cơ quan trưng cầu có sự lựa chọn khách quan và làm nhiệm vụ đối trọng. Ý tưởng đó không thuyết phục vì nơi đáp ứng trưng cầu giám định, nhất là giám định tử thi là độc quyền của cơ quan pháp y, không như món hàng để người dân thấy nơi nào tốt rẻ hợp lý thì mua
Xin cảm ơn TS về cuộc trò chuyện thú vị này!
Theo tài liệu lưu trữ, trước năm 1945, giám định pháp y chủ yếu do các giáo sư, bác sĩ thuộc trường đại học y, bệnh viện trung ương và bệnh viện các tỉnh đảm nhận. Ngày 12/12/1956, Bộ Tư pháp và Bộ Y tế có Thông tư liên bộ số 2759/HC-TP quy định về một số điểm cụ thể trong công tác giám định pháp y, quy định cho các Sở y tế, Ty y tế thực hiện công tác này. Sau đó, những năm 1975-1980, do điều kiện kinh tế đất nước khó khăn, bác sĩ ở miền Nam di tản, bác sĩ miền Bắc tăng cường cho miền Nam, sự dàn trải ấy làm cho lực lượng bác sĩ mỏng đi.
Hơn nữa, chế độ chính sách cho những người làm pháp y chưa được quan tâm, mặt khác cũng không có chế tài khi từ chối làm pháp y do vậy lực lượng giám định viên y tế bị mai một. Để đáp ứng yêu cầu công việc, lực lượng công an buộc phải tự hình thành bộ phận pháp y. Năm 1988, Nghị định 117/HĐBT của Hội động Bộ trưởng được ban hành, thành lập các Tổ chức giám định pháp y, lúc này y tế và công an đều hoạt động chung trong tổ chức pháp y do UBND tỉnh hoặc Sở Y tế quản lý. Từ khi Pháp lệnh Giám định Tư pháp ra đời ngày 29/9/2004 thì ở một số tỉnh, pháp y công an đã tách ra trực thuộc phòng kỹ thuật hình sự công an tỉnh. Theo tài liệu của Bộ Công an báo cáo năm 2010 trên cả nước có 61.547 vụ phải giám định pháp y thì pháp y y tế giải quyết 50.712 vụ (chiếm 82,45%), pháp y công an giám định 10.835 vụ (chiếm 17,6%).
Theo phapluatvn
Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, việc thống nhất hay chưa nên thống nhất tổ chức giám định tư pháp cấp tỉnh nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, đối với lĩnh vực giám định tư pháp nói chung, giám định pháp y nói riêng và dự thảo Luật Giám định Tư pháp đang được ĐBQH cho ý kiến đóng góp, thông qua có rất nhiều khái niệm, quan điểm mà ngay cả người trong cuộc vẫn chưa hiểu rõ để từ đó đưa ra một quyết định đúng đắn nhất.
Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Chức Năng Và Nhiệm Vụ
1.1. Nhiệm vụ là gì?
Nhiệm vụ là những công việc được giao và cần hay bắt buộc phải làm để có thể đảm bảo được chức năng cho vị trí của mình tránh những sai lệch trong công việc. Thường sẽ giao nhiệm vụ cho một vị trí nào đó và yêu cầu hoàn thành, tuy nhiên khi giao việc cũng cần chú ý vào chức năng mà vị trí đó có thể thực hiện được.
1.2. Chức năng là gì?
Chức năng được hiểu đơn giản là tổng hợp của hai từ đó là chức vụ và khả năng. Chính vì vậy nó có nghĩa bao gồm cả hai ý của từ khóa trên đó chính là ở một vị trí nhất định sẽ có những khả năng nhất định. Hay chức năng chính là những công việc trong khả năng của một vị trí có thể làm được.
2. Phân biệt chức năng và nhiệm vụ
2.1. Phân biệt thông qua ý nghĩa
Như đã đề cập ở nội dung trên, chức năng và nhiệm vụ có mối liên kết gần gũi và khá tương đồng với nhau nhưng chúng lại có ý nghĩa khác nhau hoàn toàn. Chức năng được hiểu là khả năng thực hiện các công việc của một vị trí nào đó, còn nhiệm vụ lại là một danh sách công việc thường được giao cho một vị trí nào đó để hoàn thành việc được giao. Thông thường các danh sách công việc được giao này đôi khi không phù hợp với chức năng của vị trí được giao đó, nhưng trường hợp này hiếm gặp bởi thường giao nhiệm vụ người giao sẽ dựa trên khả năng để công việc kịp tiến độ và hoàn thanh tốt nhất.
Mỗi vị trí sẽ có những chức năng và nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau, đồng thời cũng có trường hợp một vị trí có thể đảm nhiệm nhiều chức năng để có thể hỗ trợ nhau trong công việc. Còn đối với nhiệm vụ, một nhiệm vụ có thể được thực hiện bởi nhiều chức năng vị trí khác nhau.
2.3. Phân biệt thông qua mục đích
Chức năng và nhiệm vụ là hai khái niệm bổ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện công việc. Chính vì vậy mà chúng có sự gắn bó và liên kết chặt chẽ với nhau, nên có những điểm giống nhau cơ bản khiến nhiều người nhầm lẫn như:
Đều mang mục đích bổ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là việc giao nhiệm vụ giúp vị trí hoàn thành tốt chức năng của mình.
Cách thức vận hành gần giống nhau, khi được giao nhiệm vụ là một danh sách công việc thì vị trí đó sẽ hoàn thành dựa theo danh sách công việc mà chức năng đã nêu sẵn.
Một vị trí có thể có nhiều chức năng và một chức năng cũng có thể nhận được nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Chức năng là khả năng mà vị trí đó có thể đạt được và nó được sinh ra một cách tự nhiên có mục đích đánh giá vị trí đó sẽ làm được những gì. Ngược lại thì nhiệm vụ được sinh ra để phục vụ cho mục đích đánh giá các vị trí hoàn thành, đảm bảo làm tròn chức năng của chính mình.
3. Điểm giống nhau cần biết khi phân biệt chức năng và nhiệm vụ
4. Thế nào là quyền hạn và trách nhiệm
Trách nhiệm được hiểu đơn giản là những công việc mà người giữ vị trí đó phải đảm bảo hoàn thành. Trong trường hợp không đảm bảo được thì người giữ vị trí này sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm và sẽ chịu mọi hậu quả mà nó gây ra.
Như vậy, hai khái niệm trách nhiệm và quyền hạn cũng gắn liền với nhau, luôn song hành liền nhau, tương hỗ, bổ trợ cho nhau.
Chức Năng Nhiệm Vụ Của Trạm Y Tế Là Gì?
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật thì y tế cũng đã không ngừng phát triển và vươn lên đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Nhờ đó mà sức khỏe con người đã tốt hơn, đẩy lùi được dịch bệnh, tuổi thọ trung bình cũng tăng cao đáng kể. Hệ thống y tế được chia ra nhiều phân tuyến khác nhau trong đó có trạm y tế xã. Và bài viết sau đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ của trạm y tế xã.
1. Vị trí, vai trò của trạm y tế xã
2. Chức năng nhiệm vụ của trạm y tế
Căn cứ vào Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 về việc hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn. Tại điều 4 ghi rõ trạm y tế sẽ có cơ cấu tổ chức gồm các thành phần, vị trí, chức vụ như sau: 1 trưởng trạm, 1 phó trưởng trạm và nhân viên y tế. Về cơ cấu chức danh nghề nghiệp và số lượng của từng chức danh nghề nghiệp làm việc tại Trạm y tế xã được xác định trên cơ sở đó là nhu cầu thực tế . Khối lượng công việc và đặc điểm điều kiện kinh tế của đơn vị hành chính cấp xã nơi có trạm y tế đó.
Cũng theo Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 về việc hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn như sau:
2.1. Chức năng của trạm y tế
Trạm y tế có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Đồng thời trạm y tế cũng đã có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ.
Thứ nhất, Trạm y tế thực hiện các hoạt động về chuyên môn, kỹ thuật như sau:
– Về y tế dự phòng trạm y tế thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật và tiêm chủng vắc xin phòng bệnh. Đồng thời giám sát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm phòng, chống bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; nhanh chóng phát hiện và kịp thời báo cáo về các bệnh, dịch.
Bên cạnh đó, các nhân viên trạm y tế xã phải thường xuyên hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh môi trường, các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng: xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích; y tế học đường và chế độ dinh dưỡng cộng đồng theo quy định của pháp luật.
– Về cung ứng thuốc thiết yếu: Tổ chức cấp phát, hướng dẫn sử dụng các loại thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. Bên cạnh đó cần phải quản lý nguồn thuốc đúng quy định của Bộ y tế.
– Về khám bệnh, chữa bệnh, sơ cứu, cấp cứu ban đầu: Trạm y tế xã tổ chức khám bệnh, chữa bệnh phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Tổ chức kết hợp với y học hiện đại với y học cổ truyền để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị.
Thứ hai, hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản: có các đề xuất với Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc về công tác tuyển chọn và quản lý đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản. Bên cạnh đó cần phải thường xuyên tổ chức giao ban định kỳ và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản theo phân cấp.
Thứ năm, có nhiệm vụ lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe, xác định các vấn đề về sức khỏe. Trình chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phê duyệt và tiến hành thực hiện sau khi đã được phê duyệt.
Cuối cùng, trạm y tế xã phải thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, kết hợp quân- dân y theo tình hình cụ thể ở các địa phương khác nhau.
Ngoài ra, trạm y tế xã còn có các nhiệm vụ khác như là phải chịu trách nhiệm về quản lý nhân lực, tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật, thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Trung tâm Y tế huyện và chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao cho.
Sự Khác Biệt Giữa Vai Trò Và Chức Năng Là Gì?
Hãy nghĩ về chức năng của Nv như một hoạt động hoặc một tập hợp các sự kiện, một thủ tục cụ thể để hoàn thành một mục tiêu. Các chức năng có thể rất rộng hoặc rất hẹp trong phạm vi. Một vai trò của người khác có thể là một nhiệm vụ để hoàn thành một tập hợp con của một hàm hoặc một nhóm các hàm. Tôi không thể nói cho tất cả các ngành có thể sử dụng các điều khoản này. Tài liệu tham khảo được xem xét về kỹ thuật, toán học, lập trình máy tính và kinh doanh. Mỗi một trong những ngành này sẽ khác nhau về cách họ áp dụng các điều khoản này. Mô tả được đưa ra là một khái quát với tất cả các nguyên tắc trong tâm trí.
Sử dụng lập trình máy tính làm ví dụ. Tự động hóa điều khiển quá trình yêu cầu tập hợp các nhiệm vụ được thực hiện. Chức năng có thể là trộn hai hóa chất với nhau, khiến chúng phản ứng và tạo ra một sản phẩm trung gian. Hoặc, trong một nhà máy sản xuất ô tô, để lắp đặt một bộ phận lên xe hơi. Đây là những mục tiêu. Để hoàn thành chúng, nhiều bước phải được thực hiện để hoàn thành từng kết quả. Các yếu tố cụ thể về mặt toán học và vật lý được cung cấp và kết quả cụ thể được thực hiện.
Vai trò trong sự tương tự ở trên được gán cho một số Tài nguyên nhất định – có thể là thiết bị và nhân sự. Vai trò sẽ xác định lượng thời gian cần thiết, thiết bị và nhân sự nào; khi nào và ở đâu. Các tài nguyên này có thể về mặt toán học có thể là các ràng buộc trong phương trình, nói cách khác, hạn chế khi một cái gì đó được thực hiện do các hạn chế về tính sẵn có của tài nguyên.
Hãy nhớ thời gian cần thiết để thực hiện một nhiệm vụ khác với thời gian một thiết bị được gắn kết thực hiện nhiệm vụ. Thiết bị yêu cầu thiết lập, thời gian để thực hiện nhiệm vụ và dọn dẹp hoặc chuyển đổi.
Bạn đang xem bài viết Cần Phân Biệt Rõ Chức Năng, Nhiệm Vụ Giữa Pháp Y Và Kỹ Thuật Hình Sự trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!