Cập nhật thông tin chi tiết về Chân Lý (Truth) Là Gì? Ý Nghĩa Của Chân Lý Trong Cuộc Sống mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong cuộc sống, chúng ta luôn phấn đấu để hướng tới những điều tốt đẹp. Hay nói cách khác, con người không ngừng cải thiện bản thân để hành động vì mục đích chân lý. Chân lý là gì? Tại sao yếu tố này lại có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của chúng ta như vậy?
Chân lý là gì?
Hiểu 1 cách chính xác, chân lý (Truth) là những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan. Sự phù hợp của những tri thức này đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn. Chẳng hạn, Trái Đất quay quanh mặt trời; mặt trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây,… đều là những chân lý có cơ sở. Người ta đã chứng minh những nhận định kể trên là chính xác, phù hợp với thực tiễn.Mọi chân lý đều có tính khách quan và cụ thể. Có nghĩa là, những chân lý được tìm ra đều phù hợp với thực tại trên góc độ khách quan. Không thể dựa vào ý kiến chủ quan để kết luận chân lý.
Mỗi chân lý đều rất cụ thể, vì chúng phản ánh sự vật, hiện tượng trong điều kiện không gian, thời gian xác định. Các điều kiện này cũng chính là cơ sở để chỉ ra sự phù hợp của chân lý với thực tiễn.Chân lý thường tồn tại ở dạng tương đối và tuyệt đối. Chân lý tương đối chưa phản ánh đầy đủ thực tại khách quan, trong khi đó, chân lý tuyệt đối lại phản ánh đầy đủ.
Ý nghĩa của chân lý trong cuộc sống
Chân lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống khoa học, xã hội cũng như đối với cá nhân mỗi người.
Chân lý hỗ trợ con người thực hiện hoạt động thành công, hiệu quả
Chân lý là những điều đúng đắn, phù hợp với thực tiễn. Do đó, con người có thể ứng dụng những chân lý đó trong những lĩnh vực cuộc sống. Đây là chìa khoá giúp chúng ta dễ đạt được thành công và sự hiệu quả cao hơn.
Chân lý góp phần phát triển thực tiễn
Chân lý và thực tiễn gắn liền với nhau. Giữa 2 khái niệm này có sự liên kết chặt chẽ. Vì thế, chân lý phát triển nhờ thực tiễn và ngược lại. Muốn thúc đẩy thực tiễn phát triển tích cực theo thời gian, không thể bỏ qua yếu tố chân lý.
Chân lý là cốt lõi phát triển tri thức, nhân cách con người
Nếu như thái độ, hành vi của con người được xây dựng dựa trên chân lý, thì tri thức, nhân cách của họ cũng sẽ phát triển theo hướng tích cực. Tất nhiên, điều này còn tuỳ thuộc vào mức độ vận dụng của mỗi người.
Chân lý là những tri thức phù hợp với thực tiễn, đã được chứng minh, kiểm nghiệm. Tuy nhiên, vẫn có những thành phần bác bỏ hoặc không công nhận chân lý. Điều này đi ngược lại quy luật thực tiễn, kìm hãm sự phát triển của khoa học – xã hội.
Vì thế, bảo vệ chân lý như là cách để bảo vệ công trình nghiên cứu, kiểm nghiệm, phát triển chân lý trong thực tiễn của con người.
Chân lý trở thành kim chỉ nam cho thái độ sống, hành vi của mỗi con người trong cuộc sống. Vì thế, hiểu được chân lý là gì cũng như không ngừng theo đuổi để bảo vệ lẽ phải là mấu chốt cốt lõi mà con người nên hướng đến. Hi vọng, bạn cũng sẽ tìm được con đường riêng để theo đuổi và bảo vệ chân lý của mình.
Concept là gì? Gợi ý cách lên concept hay
Thực dụng là gì? Người thực dụng là người thế nào?…
Nhân văn (Humanities) là gì? Làm sao để nhân văn? Ý…
Bản Chất Của Chân Lý
BẢN CHẤT CỦA CHÂN LÝ
BÙI VĂN NAM SƠN
Bài viết này là chương 7 với nhan đề “Bản chất của chân lý” trong bản Chú giải Dẫn nhập của Bùi Văn Nam Sơn về tác phẩm Nguồn gốc của tác phẩm nghệ thuật (Der Ursprung des Kunstwerkes, 1935) của triết gia Martin Heidegger. Sách chưa được xuất bản. Phiên bản điện tử bài viết này đăng trên http://www.triethoc.edu.vn đã được tác giả cho phép.
Ở phần trước, Heidegger cho thấy chân lý “xảy ra” hay “diễn ra” trong tác phẩm, và nghệ thuật là chân lý tự thiết định chính mình thành tác phẩm. Rồi sau đó, ta biết rằng có sự “xảy ra” cuộc tranh chấp giữa Cõi sống và Đất trong tồn-tại-như-là-tác-phẩm của tác phẩm. Câu hỏi là: cuộc tranh chấp giữa Cõi sống và Đất thuộc về việc “xảy ra” của chân lý ở trong tác phẩm như thế nào? Heidegger chỉ mới tạm thời khẳng định rằng chân lý tự thiết định chính mình trong tác phẩm, nhưng chưa nói rõ chân lý xảy ra trong tồn-tại-như-là-tác-phẩm ra sao, và, kỳ cùng, chân lý là gì?
7.1. Thế nào là: “Ở trong chân lý” (§§89-92)
Ta cần đọc kỹ tiểu đoạn §90 để tìm hiểu quan niệm của Heidegger về chân lý:
” “Ở trong chân lý” có nghĩa là gì? Chân lý là bản chất của cái đúng thật. Ta nghĩ đến điều gì khi ta nói về “bản chất”? Thông thường, ta nghĩ rằng bản chất là có chung cho mọi cái đúng thật. Bản chất được phát hiện ở trong những khái niệm về loài hay khái niệm phổ biến, tức khái niệm hình dung cái Một có giá trị ngang bằng cho cái Nhiều. Nhưng, cái bản chất dửng dưng, có giá trị-ngang nhau này (tính bản chất theo nghĩa của chữ latinh essentia) chỉ là cái bản chất không-bản chất. Vậy, cái bản chất thực sự có tính bản chất nằm ở đâu? Có lẽ nó nằm ở chỗ cái tồn tại hiện diện ở trong chân lý. Bản chất đúng thật của một sự việc được xác định từ sự Tồn tại đúng thật của nó, từ chân lý của mỗi cái tồn tại. Chỉ có điều: bây giờ ta đâu có đi tìm chân lý của bản chất mà đi tìm bản chất của chân lý. Quả là một sự rối rắm! Đó chỉ là một sự hiếu kỳ hay thậm chí chỉ là một trò chơi tinh tế vô bổ của chữ nghĩa hay – thực sự là một vực thẳm?” (§90).
– “Chân lý” (Wahrheit/truth) có nghĩa là “bản chất” (Wesen/essence) của cái gì là đúng thật (wahr/true), chẳng hạn cái đẹp là bản chất của những gì là đẹp. Theo đó, ta có thể nhìn vào mọi sự vật được xem là “đúng thật”, rồi rút ra từ đó việc hiểu của ta về bản chất của chân lý. Thế nhưng, Heidegger gọi cách hiểu này chỉ thu hoạch được cái “bản chất không bản chất”, để phân biệt với cái “bản chất có tính bản chất”. Chính cái “bản chất có tính bản chất” này mới được Heidegger gắn liền với việc “cái tồn tại là ở trong chân lý” (ist in der Wahrheit/is in truth).
– Vậy, “tồn tại ở trong chân lý” cần được hiểu như thế nào? Heidegger đề nghị hãy sử dụng sự hướng dẫn của từ Hy Lạp cổ: aletheia. Tuy nhiên, Heidegger lập tức đặt câu hỏi: “Chân lý có nghĩa là bản chất của cái đúng thật. Ta nghĩ đến “bản chất” này khi nhớ lại chữ Hy Lạp aletheia: sự không-che giấu của cái tồn tại. Nhưng liệu đó có đủ để định nghĩa bản chất của chân lý?” (§91).
Nói khác đi, cần tự hỏi: từ aletheia hay “không che giấu” (Unverborgenheit/unconcealedness) có nội hàm gì? Phải chăng aletheia chỉ có nghĩa rằng cái gì đó bộc lộ ra, đi vào trong sự mở ngỏ, dưới ánh sáng của ý thức, tức, tự bộc lộ ra cho con người chúng ta mà thôi? Hay từ này còn đòi hỏi nhiều hơn thế: chính sự vật hay cái tồn tại tự bộc lộ ra đúng như chúng “ở trong chân lý”? Vậy, lại phải quay trở lại với câu hỏi: “chân lý” cần được hiểu như thế nào?
– Heidegger cho rằng việc đơn thuần quay trở lại với từ Hy Lạp aletheia chưa đủ giúp ta thật sự tiếp cận câu hỏi về chân lý. Bởi, như Heidegger nhận định, ngay bản thân triết học Hy Lạp cũng không suy tưởng về chân lý như là sự không-che giấu. Trong “Học thuyết của Platon về Chân lý”, Heidegger đã cho thấy Platon không nhận thức như thế. Ngay từ lúc khởi nguyên, tư tưởng Hy Lạp đã hiểu chân lý như là sự trùng hợp (xem: 7.2). Nếu hiểu sự không-che giấu một cách phiến diện, nó sẽ chỉ cho thấy “chân lý”, vậy cái sai lầm ở đâu, như là cái đối lập với chân lý? Trong khi đó, hiểu một cách đầy đủ, sự không-che giấu ắt phải là điều kiện tiên quyết cho cả hai: chân lý và sai lầm. Cách hiểu phiến diện về aletheia chỉ mới là điều kiện cần, chứ chưa phải là điều kiện đủ của chân lý.
7.2. Chân lý như là sự không-che giấu (§§93-96)
– Theo truyền thống, chân lý được hiểu như là sự trùng hợp hay sự đúng đắn giữa nhận thức với thực tại.
Sự “trùng hợp” hay “nhất trí” (Übereinstimmung/correspondence) ở đây có nhiều nghĩa:
Đây cũng chính là “chân lý của bản chất”, tức “vực thẳm” phân cách trí tuệ sáng tạo vô hạn của Thượng đế với trí tuệ hữu hạn của con người (§90).
– Với Nietzsche, trong “Về Chân lý và Dối lừa”, không có một nhịp cầu nào nối liền “vực thẳm” ấy, vì thế, theo nghĩa mạnh mẽ, chân lý không dành cho con người nhận thức hữu hạn như chúng ta
– Theo một nghĩa nào đó, Kant cũng thế: nếu ta hiểu chân lý như là sự trùng hợp giữa phán đoán của ta và vật-tự thân – hiểu như noumena (= chân lý của sự vật), thì cũng không thể có chân lý đúng nghĩa cho ta. Nhưng Kant lại không đi đến kết luận như Nietzsche, bởi theo Kant, vẫn có thể có một sự biện minh siêu nghiệm về việc con người theo đuổi chân lý để đạt được tính khách quan. Ở đây, cách hiểu về chân lý có nét gần gũi với truyền thống của Thomas Aquino. Theo đó, sự vật, trong chân lý của nó, là phương thức được Thượng đế nhận thức. Đối với trí tuệ của Thượng đế, tất cả điều trong suốt. Thượng đế là đấng toàn tri (người nhận thức lý tưởng). Ý tưởng cho rằng mọi sự vật (ens) là đúng thật (verum), bởi chúng mở ra trước trí tuệ thần linh dường như được Kant giữ lại khi ông nhấn mạnh đến chủ thể siêu nghiệm và đối tượng siêu nghiệm. Chúng cung cấp cho con người ý niệm điều hành (regulative Idee) hiểu như hình dung về một “người nhận thức lý tưởng” không bị xuyên tạc bởi những viễn tượng chủ quan (như trong Nietzsche).
– Như sẽ thấy, Heidegger không cầu viện đến Thượng đế như Descartes, không hoàn toàn đồng ý với Nietzsche, và sẽ đặt cược vào bản thân Tồn tại (Sein/Being) như là sự nhị bội: che giấu/không-che giấu.
Vậy, tại sao ta cần phải hiểu chân lý như là sự không-che giấu: “Thế nhưng, tại sao ta lại không chịu vừa lòng với bản chất của chân lý mà ta đã quen thuộc hàng bao thế kỷ? Ngày nay cũng như đã từ lâu, chân lý có nghĩa là sự trùng hợp giữa nhận thức và sự vật. Tuy nhiên, để cho nhận thức và mệnh đề định hình, và phát biểu về nhận thức ấy có thể trùng hợp với sự vật, để cho bản thân sự vật “có thể trở nên gắn bó với mệnh đề thì bản thân sự vật phải tự biểu lộ ra như là bản thân sự vật đã…” (§93).
Ta có thể gọi sự khai mở của sự vật đúng như là bản thân chúng là chân lý của sự vật. Câu hỏi vẫn còn là: làm thế nào để hiểu được “chân lý này của sự vật”? Như đã thấy, việc hiểu chân lý như là “sự trùng hợp hay nhất trí giữa nhận thức và sự kiện” (theo cách hiểu truyền thống) tiền giả định “chân lý của sự vật”:
“… làm sao bản thân sự vật tự biểu lộ ra được, nếu bản thân nó không thể đi ra khỏi sự bị che giấu, nếu bản thân nó không đứng bên trong cái không-che giấu? Mệnh đề phát biểu là đúng thật, khi nó hướng đến cái không-che giấu, nghĩa là, hướng đến cái đúng thật. Chân lý của mệnh đề bao giờ cũng chỉ là “sự đúng đắn” này. Các khái niệm phê phán về chân lý – xuất phát từ quan niệm về chân lý như là sự xác tín kể từ Descartes – đều chỉ là những biến thể của việc xác định chân lý như là sự đúng đắn. Cái bản chất của chân lý vốn quen thuộc với ta này – tức sự đúng đắn của việc hình dung – đứng vững và sụp đổ cùng với chân lý xét như là sự không-che giấu của cái tồn tại” (§93).
Nói khác đi, cái làm cho mệnh đề là “đúng đắn” thì cũng phải tự tiết lộ chính mình trước đó “đúng như chính mình”, nếu mệnh đề ấy muốn xứng đáng được gọi là đúng thật.
“Nếu ở đây cũng như ở chỗ khác, ta hiểu chân lý như là sự không-che giấu, ta không chỉ đơn thuần viện đến một sự phiên dịch sát sao hơn về một từ Hy Lạp [aletheia]. Ta cũng suy nghĩ tới những gì tuy không được trải nghiệm và không được suy tưởng nhưng lại làm nền móng cho cái bản chất quen thuộc – và do đó, sáo mòn – về chân lý theo nghĩa là “sự đúng đắn”. Ta thường yên tâm thú nhận rằng: lẽ tất nhiên, để hiểu và kiểm chứng sự đúng đắn (chân lý) của một mệnh đề, ta phải trở về lại với cái gì đã khai mở. Trong thực tế, điều kiện tiên quyết này là không thể tránh khỏi được. Bao lâu ta nói và tin như thế, ta vẫn chỉ luôn hiểu chân lý như là sự đúng đắn mà thôi. Sự đúng đắn ấy đòi hỏi phải có một điều kiện tiên quyết như ta vừa làm, nhưng trời mới biết phải làm như thế nào và tại sao” (§94).
“Nhưng, thật ra không phải ta là kẻ tiền-giả định sự không-che giấu của cái tồn tại, mà chính sự không-che dấu của cái tồn tại (= Tồn tại) đặt ta vào hoàn cảnh sống của một thực thể mà mỗi khi hình dung, ta luôn đặt mình ở bên trong sự không-che dấu và chờ đợi nó. Không chỉ cái mà nhận thức hướng tới để trùng hợp với nó mới phải không bị che giấu bằng một cách nào đó. Trái lại, cả toàn bộ lĩnh vực trong đó việc “trùng hợp với cái gì đó” vận động, xét như một cái toàn bộ, cũng phải diễn ra một cách không bị che giấu. Điều này cũng đúng cả cho cái mà một sự trùng hợp của mệnh đề với sự vật trở nên rõ ràng (§95).
– Ta gặp một khái niệm mang tính ẩn dụ sâu sắc và mới mẻ của Heidegger: sự khai quang (Lichtung/clearing) và lĩnh vực hay vùng được khai quang (jenes Gelichtete/a lighted realm) (§95). Về sau, trong Zur Sache des Denkens/Về Trách vụ của Suy tư/On Time and Being (1962-64) (GA 14, 80-90), Heidegger xác định rằng khai quang (Lichtung) là những gì ông “nghe ra” từ chữ “aletheia” của Hy Lạp.
– Từ Lichtung (“Khai quang”) trong tiếng Đức nguyên nghĩa là “khai quang” một khu vực trong rừng để đốn hạ cây cối. Heidegger đưa luận văn NGTPNT vào tập Holzwege/Những con đường rừng/”Wood paths”, theo nghĩa những con đường để đưa cây cối bị đốn hạ ra khỏi rừng. Vì thế, con đường rừng kết thúc ở chỗ khai quang. Con đường ấy không dẫn đến đâu cả. Đi trên đường rừng có nghĩa là bị lạc đường. Chính vì bị lạc đường, nên ta ở ngay trong vùng khai quang.
7.3. “Bản chất của Chân lý là Vô-chân lý (§§97-104)
– Chân lý như là sự trùng hợp tiền-giả định sự không-che giấu. Rồi sự không-che giấu tiền-giả định sự khai quang. Bây giờ, cần hiểu sâu hơn về sự không-che giấu như là nơi chân lý “xảy ra” như thế nào?
“Người cũng như vật đều tồn tại. Quà tặng, sự hy sinh, thú vật, cây cối đều tồn tại. Vật dụng và tác phẩm cũng đều tồn tại. Mọi cái tồn tại đặc thù đều đứng bên trong sự Tồn tại. Thông qua sự Tồn tại, một tấm màn định mệnh buông xuống giữa cái thần linh và cái phản-thần linh. Có bao điều nơi cái tồn tại mà con người không thể khống chế. Quá ít điều được biết về cái tồn tại. Còn cái biết được thì vẫn không chính xác, cái khống chế được thì không vững chắc. Những gì tồn tại thì không bao giờ là do ta làm ra hay thậm chí chỉ là sản phẩm của đầu óc ta, như mới thoạt nhìn. Nếu ta nghĩ về cái toàn bộ này như một toàn khối, thì có vẻ như ta nắm bắt được tất cả những gì đang tồn tại, cho dù chỉ nắm bắt một cách thô thiển” (§97).
Ở trong Tồn tại đồng nghĩa với ở trong sự khai quang:
“Và tuy thế: vượt ra khỏi cái tồn tại nhưng không phải thoát ly nó mà đi trước nó, còn xảy ra một cái gì khác nữa. Ngay trong lòng cái tồn tại, xét như cái toàn bộ, hiện diện một khoảng trống. Đó là một sự khai quang. Suy tưởng từ cái tồn tại, sự khai quang này còn mang tính chất tồn tại hơn cả cái đang tồn tại. Vì thế, cái trung tâm trống trải và mở ngỏ này không bị bao bọc bởi cái tồn tại, mà đúng hơn, chính bản thân cái trung tâm đang làm công việc khai quang này mới bao bọc tất cả mọi cái tồn tại, không khác gì cái hư vô mà ta chẳng biết bao nhiêu về nó” (§98).
Như thế, ta có thể so sánh sự khai quang ở đây với những gì Kant gọi là điều kiện siêu nghiệm [= điều kiện khả thể] của sự trình hiện những đối tượng của kinh nghiệm:
“Cái tồn tại chỉ có thể là cái tồn tại, khi nó đứng vào bên trong và đứng ra bên ngoài chỗ được khai quang của sự khai quang này. Chỉ có sự khai quang này mới ban tặng và đảm bảo cho chúng ta một lối vào cái tồn tại không phải là bản thân ta. Nhờ sự khai quang này, cái tồn tại mới không bị che giấu theo nhiều mức độ nhất định và luôn thay đổi” (§99).
Nói chính xác hơn, sự khai quang là điều kiện siêu nghiệm vừa cho cả sự ý thức của ta về sự vật, vừa cho cả sự tự-ý thức của ta. Tuy nhiên, khác với trí tuệ thần linh, kinh nghiệm của ta về sự vật không bao giờ là hoàn toàn trong suốt đối với ta. Theo đó, sự khai quang đồng thời không thể tránh khỏi sự che giấu:
“Song, ngay cả việc bị che giấu thì một cái tồn tại cũng chỉ có thể bị che giấu ở bên trong không gian của cái gì được khai quang. Bất kỳ cái tồn tại nào mà ta gặp gỡ hay gặp gỡ ta đều mang theo mình một sự đối lập kỳ lạ của sự hiện diện ở chỗ luôn cùng lúc rút lui vào trong một sự bị che giấu. Sự khai quang – trong đó cái tồn tại đứng vào – thì tự nó cũng đồng thời là sự che giấu. Tuy nhiên, sự che giấu cũng ngự trị ngay trong lòng cái tồn tại bằng một cách nhị bội [= bằng hai cách khác nhau]” (§99).
– Heidegger phân biệt hai cách che giấu:
Ở đây, “từ khước” (sich versagen/refusal) là đặc điểm của thực tại. Theo đó, những gì đáng gọi là “thực tồn” hay “đúng thật” không bao giờ xuất hiện ra cho ta một cách trong suốt, không bao giờ trở nên “rõ ràng và phân minh” theo cách nói của Descartes. Thử so sánh một định nghĩa của hình học về vòng tròn với việc ta hiểu về một cái cây. Theo một nghĩa nào đó, khi ta định nghĩa vòng tròn như một đường tròn có khoảng cách đều một điểm cho trước bằng một khoảng cách cho trước v.v.., hầu như ta không bỏ sót điều gì. Không có gì “từ khước” ta cả! Nhưng, với nghĩa ấy, ta không bao giờ hiểu được trọn vẹn một cái cây. Ở đây, “từ khước” cũng có nghĩa tương tự như khi ta bàn về “Đất”, vốn “luôn kháng cự lại mọi nỗ lực muốn thâm nhập vào bên trong nó”.
– Cách che giấu thứ hai thì dễ hiểu hơn, khi sự vật này che khuất sự vật kia. Động từ tiếng Đức ở đây là verstellen (Hofstadter đề nghị dịch sang tiếng Anh là “dissembling”, hiểu như trò chơi tráo chỗ. “Verstellen” là thiết yếu trong việc diễn giải, thấu hiểu gắn liền với việc hiểu dựa trên ngôn ngữ. Ta áp dụng những danh hiệu, những nhãn hiệu vào cho sự vật vốn không bao giờ là hoàn toàn thích đáng và trọn vẹn đối với tính đặc thù của nó. Trong mọi trường hợp, hầu như phải nói rằng từ ngữ vừa che giấu trong khi vừa vén mở thực tại. Heidegger sử dụng cách nói mạnh mẽ để nhấn mạnh điều này: “Chân lý, trong bản chất của nó, là sự không-chân lý”:
“Trong vòng gần gũi của những cái tồn tại, ta tin rằng mình đang sống trong nhà của chính mình. Cái tồn tại là quen thuộc, đáng tin cậy, bình thường. Thế nhưng, qua sự khai quang, một sự che giấu thường trực diễn ra trong hình thức nhị bội của sự từ khước và tráo chỗ. Cái bình thường thực ra không phải bình thường, mà là cái dị thường. Bản chất của chân lý, tức, của sự không-che giấu được cai quản xuyên suốt bởi một sự từ khước. Tuy nhiên, sự từ khước này không phải là một khiếm khuyết và sai lầm, cho dù chân lý là sự không-che giấu thuần khiết, đã dẹp bỏ được tất cả những gì che giấu. Nếu chân lý mà là như thế, ắt nó không còn là chính nó nữa! Sự từ khước này – trong hình thức của sự che giấu nhị bội – là thuộc về bản chất của chân lý xét như là sự không-che giấu. Chân lý, trong bản chất của nó, là sự không-chân lý. Nói một cách mạnh mẽ và có vẻ lạ lùng như thế là để muốn cho thấy rằng sự từ khước – trong cách thức của việc che giấu – là thuộc về sự không-che giấu xét như sự khai quang. Tuy nhiên, câu nói: “bản chất của chân lý là không-chân lý” tuyệt nhiên không hề muốn nói rằng chân lý, một cách rốt ráo, là sự sai lầm. Nó cũng không hề muốn nói rằng chân lý không bao giờ là chính bản thân nó mà luôn là cái đối lập của nó, nhìn theo kiểu biện chứng” (§103).
Ta lưu ý đến hai câu cuối cùng của §103. Ở đây, Heidegger vừa giữ khoảng cách với Nietzsche: “… không hề muốn nói rằng, chân lý, một cách rốt ráo, là sự sai lầm”, vừa giữ khoảng cách với Hegel: “… cũng không hề muốn nói rằng chân lý không bao giờ là chính bản thân nó mà luôn là cái đối lập của nó, nhìn theo kiểu biện chứng”. Trái lại, Heidegger hiểu chân lý là “sự đối lập của việc tranh chấp nguyên thủy” (Urtreit/the primordial struggle) (theo nghĩa polemos của Heraclitus) “giữa sự khai quang và sự che giấu”:
7.4. Nghệ thuật như là một phương cách để “Chân lý xảy ra” (§§105-112)
Heidegger liên hệ sự tương tác giữa che giấu/không che giấu hay không chân lý/chân lý với điều ta vừa bàn trước đây như là sự “tranh chấp” giữa Đất và Cõi sống (xem lại: Chú giải dẫn nhập 6):
“Cái [trung tâm] mở ngỏ này xảy ra ngay trong lòng cái tồn tại. Nó thể hiện một đặc điểm cơ bản mà ta đã nêu: thuộc về cái trung tâm mở ngỏ này là một Cõi sống và Đất. Nhưng, Cõi sống không đơn giản là cái mở ngỏ, tương ứng với sự khai quang, cũng như Đất không phải là cái khép kín, tương ứng với sự che giấu. Đúng hơn phải nói rằng: Cõi sống là sự khai quang những con đường định hướng để đi đến mọi sự quyết định, bởi mọi sự quyết định đều dựa trên một cái gì không làm chủ được, một cái gì bị che giấu, lầm lạc, nếu không, đã không phải là một sự quyết định. Còn Đất cũng không đơn giản là cái khép kín, mà đúng hơn, là cái gì vươn tới việc tự-khép kín. Cõi sống và Đất, mỗi cái trong bản chất của mình, đều có tính tranh chấp và sẵn sàng tranh chấp. Chỉ với tư cách ấy, cả hai mới đi vào trong cuộc tranh chấp giữa sự khai quang và sự che giấu” (§105).
– Heidegger mô tả mối quan hệ giữa Cõi sống và Đất như là một trận chiến. Mặt khác, mối quan hệ giữa chân lý và không chân lý cũng mang đặc điểm là một cuộc tranh chấp. Do Cõi sống được gọi là cái mở ngỏ và Đất là cái gì tự thoái ẩn, ta dễ có xu hướng đồng nhất hóa chân lý/sự khai mở với Cõi sống và sự che giấu/hay không chân lý với Đất. Heidegger phủ nhận sự đồng nhất hóa ấy và cho rằng “trong sự khai quang, Cõi sống lẫn Đất đều được khai mở” (§105). Thật thế, theo Heidegger, Cõi sống không đơn giản là sự mở ngỏ tương ứng với sự khai quang, còn Đất không đơn giản là cái khép kín tương ứng với sự che giấu. Như đã thấy, Cõi sống, đúng hơn, là sự khai quang những con đường cho những định hướng thiết yếu mà mọi quyết định của con người phải tương thích. Nhưng mặt khác, bất kỳ quyết định nào như thế đều dựa trên một cái gì không được làm chủ hoàn toàn, tức cái gì bị che giấu hay còn tối tăm. Nếu không như thế, ắt không phải là một quyết định đích thực.
– Vì thế, Heidegger nói thêm: “Đất trồi lên Cõi sống, và Cõi sống đặt mình trên Đất chỉ khi chân lý xảy ra như là cuộc tranh chấp nguyên thủy giữa sự khai quang và sự che giấu” (§106). “Đặt mình trên” và “trồi lên” không được hiểu như sự cưỡng bách cho bằng một quà tặng. Chính quà tặng này – sự tranh chấp giữa Cõi sống và Đất – cấu tạo nên sự tự do của con người, mà nếu không có nó, sẽ không có sự quyết định đích thực. Nơi đâu có sự quyết định, chân lý xảy ra theo nghĩa của Heidegger.
– Chân lý sẽ xảy ra bằng một số thể cách cơ bản. Một trong số ấy là cách thức chân lý xảy ra trong tồn tại-như-là-tác-phẩm của tác phẩm nghệ thuật. Khi dựng lên một Cõi sống và chế tạo ra Đất, bản thân tác phẩm “lâm trận”, trong đó sự không che giấu của những cái tồn tại, được nắm lấy như một cái toàn bộ (a-letheia = chân lý) giữ phần thắng.
– Như thế, “chân lý diễn ra trong việc ngôi đền đứng đó” (§107), không theo nghĩa cái gì đó được thể hiện một cách đúng đắn (correctly), trái lại, là cái gì – “được nắm lấy như là cái toàn bộ” – được đưa vào trong sự không che giấu và được giữ yên ở đó. Động từ “giữ yên” trong tiếng Đức là “halten” (to hold) có nghĩa nguyên thủy là hüten: old) )= chân lý)chở che, chăm sóc. Cũng thế, chân lý diễn ra trong bức tranh của Van Gogh, và cũng không có nghĩa là cái gì đó được mô tả một cách đúng đắn, trái lại, trong sự vén mở Tồn tại-như-là-vật-dụng của đôi giày – xét như cái toàn bộ, tức xét như Cõi sống và Đất được nắm bắt trong sự tương tác của chúng – đi đến chỗ không bị che giấu (§107).
– Tóm lại, trong tác phẩm nghệ thuật, bản thân chân lý là “cái tác” trong tác phẩm (am Werk/at work), chứ không chỉ là cái gì đúng thật. Những gì ngôi đền ở Paestum, bức tranh của Van Gogh, bài thơ của Meyer về đài phun nước La Mã thể hiện không phải là thực thể hay cái tồn tại bị cô lập. Những gì tác phẩm thể hiện chính là sự không che giấu của cái tồn tại nói chung, xét như cái toàn bộ: “Đôi giày càng giản dị và đích thực bao nhiêu, đài phun nước càng ít màu mè bao nhiêu trong bản chất của nó, thì các cái tồn tại ấy càng đạt tới cấp độ tồn tại lớn hơn một cách trực tiếp và thâm thúy bấy nhiêu. Sự tồn tại tự-che giấu được khai quang như thế đó. Luồng ánh sáng như thế gắn liền sự rọi sáng của nó với tác phẩm và vào cho tác phẩm. Sự rọi sáng gắn liền với tác phẩm và vào cho tác phẩm ấy chính là cái Đẹp. Vẻ đẹp là một thể điệu để chân lý hiện diện như là sự không che giấu” (§108). Chữ “hiện diện” hay “diễn ra” (west/occur) cũng có nghĩa là rọi sáng (scheinen/shine) trong từ Hy Lạp ekphanestaton trong truyền thống từ Platon đến Hegel.
– Dù nhắc đến ngôi đền, bức tranh, bài thơ, toàn bộ cuộc trao đổi của ta dường như đã bỏ qua điều cốt yếu, đó là xét tác phẩm nghệ thuật như là một vật đặc thù, và, cụ thể hơn, như là một vật vốn là sản phẩm của sự sáng tạo của con người:
“Bây giờ, bản chất của chân lý quả đã được nắm bắt rõ hơn ở một vài khía cạnh. Theo đó, đã rõ hơn cái gì “tác” ở trong tác phẩm. Chỉ có điều: sự tồn-tại-như-là-tác-phẩm của tác phẩm bây giờ đã lộ diện vẫn chưa nói cho ta biết chút gì về hiện thực gần gũi nhất và dễ nhận thấy nhất của tác phẩm, đó là về tính cách vật nơi tác phẩm. Thậm chí dường như khi theo đuổi ý đồ duy nhất là nắm bắt sự tự tồn của bản thân tác phẩm càng thuần túy càng hay, ta đã hoàn toàn bỏ qua một điều, đó là: một tác phẩm bao giờ cũng là một tác phẩm, nghĩa là, bao giờ cũng là một cái được tác tạo nên. Nếu có điều gì để phân biệt tác phẩm như là tác phẩm, thì đó là việc tác phẩm được sáng tạo ra “… (§109).
– Vậy, ta cần đi từ chân lý trở lại với tác phẩm: “Chân lý là gì, khiến cho nó có thể xảy ra như là nghệ thuật, hay thậm chí phải xảy ra như thế? Trong chừng mực nào có nghệ thuật?” (§112).
Nói cách khác, để cho việc bảo rằng chính chân lý là “cái tác” ở trong tác phẩm (am Werk/at work) không chỉ là một khẳng quyết suông (§111), ta phải hỏi câu hỏi sau cùng và cơ bản hơn: trong bản chất của chân lý, phải chăng có một xu hướng hay động lực hướng đến, hay thậm chí, phải hướng đến sự sáng tạo tác phẩm nghệ thuật? (§112).
Thế Nào Là Chân Lý?
LÊ THÀNH TRỊ
Bài viết “Thế nào là chân lý?” là tiểu mục thứ hai trong Chương 10 “Diễn tiến tư tưởng của Heidegger” của tác phẩm Hiện tượng luận về hiện sinh – Lược khảo của Lê Thành Trị, Giáo sư diễn giảng Đại học Văn khoa Sài Gòn, (Trung tâm Học liệu – Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên, 1974, tr. 425-435). Phiên bản điện tử do chúng tôi thực hiện.
Trong cuốn Sein und Zeit, vấn đề chân lý được đề ra và giải quyết dưới ánh sáng những khám phá các đặc trưng bản hữu của Dasein. Chân lý được “suy diễn” và từ trong những cách thể sống của con người. Nếu người là dự phóng và dự phóng là Dasein thì, trước khi nói đến ý niệm về chân lý, Dasein vốn dĩ đã ở trong chân lý rồi, Chân lý là cái gì được khám phá, hay nói cho đúng, chính là Hữu được khám phá, Hữu được phơi bày. Chân lý là aletheia nghĩa là không dấu ẩn (non-dissimulation). Như vậy chân lý là một phương diện của Hữu-đó. Nói kiểu khác, Dasein là hữu khám phá ra Hữu như là chân lý. Mà, như đã nói, hữu chân lý được thấy trong các bản hữu của Dasein, nên các bản hữu ấy là điều kiện của mọi chân lý[1].
Dasein tự nó mang sẵn khả thể hướng về thực và bất thực, bởi vì Dasein tự nó là một vật bị bỏ rơi, và do đó là một sa đọa căn bản, nên từ đầu Dasein đã bị đẩy vào kiếp bất chân[2]. Và Heidegger đã tóm lược quan điểm của ông như sau: “Sự giải thích hữu thể bản hữu luận của hiện tượng chân lý đã cho ta những thành quả sau đây: 1. – Chân lý theo nghĩa uyên nguyên nhất là sự cởi mở và sự mặc khải của hữu-đó, cũng là hữu thể khám phá được của hiện thể bên trong thế giới[3].
Như vậy, vấn đề chân lý hay ngộ nhận không phải là việc của lý trí phán đoán, của phán đoán. Sự sai lầm ấy không phải là tư tưởng của tiền Socrate, mà cũng chẳng phải là của Aristoteles. Ông tổ triết học này không bao giờ cho rằng phán đoán là sinh quán của chân lý. Vì phán đoán là câu nói (énoncé), mà câu nói thì tự nó không phát sinh ra được chân lý, trái lại, sở dĩ ta nói lên được là vì do sự hướng dẫn bên trong hoặc bên dưới của chân lý. Mặt khác, phán đoán là một mệnh đề, nghĩa là một câu nói nói lên chân lý đã được trông thấy. Khi câu nói không diễn tả đúng với chân lý thì gọi là một phán đoán lầm. Một cách tổng quát, bao lâu và khi có sự hiện diện của Dasein thì mới có chân lý. Trước khi Newton khám phá ra các định luật mang tên ông, không có vấn đề đúng hay sai của định luật. Định luật của Newton chỉ trở nên đúng khi đã được ông khám phá. Nói như vậy, không phải là nói rằng trước Newton các định luật của người là sai. Thực vậy, trước ông, các định luật không đúng mà cũng chẳng sai. Định luật ấy đã làm cho đúng bởi Newton, nghĩa là sau khi sự vật đã được Newton tiếp xúc. Từ đó Heidegger phủ nhận mọi ý niệm về những chân lý vĩnh cửu. Đó là những tưởng tượng, không phải là những chân lý. Vì trước khi có con người, và sau khi không còn con người nữa, vấn đề chân lý không hề đặt ra.
Tuy nhiên, tại sao lại gọi là chân lý, tại sao lại cho rằng Dasein từ uyên nguyên ở trong chân lý? Bởi vì khi quả quyết rằng từ đầu Dasein đã ở trong chân lý, tức là cho rằng đã biết chân lý là gì, ở đâu, mà muốn biết chân lý là gì, thì đã phải có người nhận thức, và nói lên chân lý. Phải chăng chúng ta đang ở trong vòng lẩn quẩn? Heidegger trả lời rằng khi ta nói Dasein ở trong chân lý thì tức thị là đã tiên nhận có chân lý. Nhưng chân lý không ở ngoài hay trên ta. Chân lý đồng nhất với ta, ở trong ta, chân lý là ta. Vì thế, khi ta nói có chân lý, thì không phải tự ta tiên nhận chân lý, mà chính chân lý khiến ta tiên đoán như vậy[4].
Chúng ta đã nói rằng con người vốn dĩ từ đầu ở trong thế chân và giả. Chân vì người là Hữu và hướng về hữu. Nhưng hữu của người không phải là người, hữu của người khác với người như là hiện hữu. Theo một quan niệm căn bản của Heidegger thì hiện hữu không phải là hữu mà chỉ là thể hiện thiếu sót của hữu, cho nên khi tìm về chân lý, nghĩa là tìm về hữu thì đầu tiên ta đã đối diện với hiện hữu thiếu sót ấy. Một sự thiếu sót cần thiết. Cho nên người là một hữu trá hình, ẩn nấp trong hiện hữu của người. Muốn tìm về chân lý ta phải bắt đầu bằng hiện hữu thiếu sót trá hình ấy, nghĩa là từ thế sai lầm, sa đọa của người. Chân lý bắt đầu bằng phi chân lý, bằng sai lầm là như vậy. Đó là cái gọi là triết lý của “không”. Tuy nhiên, một vấn đề khác cần giải thích là: nếu chân lý là hữu, đồng nhất với hữu từ đầu, thì tại sao trí tuệ của nhân loại lại dần dần đi đến sự quả quyết chân lý ở tại phán đoán.
Ta hãy nghe Heidegger giải thích. Có hai nguyên cớ. Trước hết là ý nghĩa khả dụng của hiện hữu. Người đối diện với sự vật như là cái gì liên hệ đến Dasein, cái gì hữu dụng cho người. Hiện hữu của sự vật là một dụng cụ Dasein phải sử dụng để tự phát triển và tồn tại. Thứ đến là lời nói. Người là sinh vật biết nói, nói để tự bộc lộ và thông cảm với người khác. Lời nói từ đầu là thực chất của sự vật. Nhưng lời nói cũng là dụng cụ truyền đạt chân lý. Lời nói phải được phát biểu dưới hình thức câu nói và mệnh đề. Mệnh đề là phán đoán. Như vậy, chân lý từ đầu là của cuộc sống, của hiện sinh, nhưng hiện sinh liên hệ đến khả dụng cho nền chân lý đã mang ý nghĩa thực dụng. Thực dụng của nhận thức đã đành, mà còn có thực dụng của lời nói diễn tả chân lý cho kẻ khác cảm thông. Thành ra, dần dần ngôn ngữ thay thế cho bản chất chân lý. Ngôn ngữ là nơi trú ẩn của chân lý. Ngôn ngữ do phán đoán làm nên, cho nên phán đoán là chân lý. Chân lý do đó mặc lấy tính chất khách quan, tính chất của cái gì nhìn ngắm trước mắt được, cái gì là đối tượng, khác với người nhìn ngắm. Heidegger gọi sự vật được phán đoán là Vorhanden, và chân lý là sự trùng hợp giữa hai Vorhanden, hai sự vật như là những vật khả dụng. Riêng giữa trí tuệ nhìn ngắm và sự vật được nhìn ngắm, sự trùng hợp ấy gọi là bản chất của chân lý. Nhưng đó là bản chất sa đọa của chân lý, chứ không phải là chân lý chân thực.
Chân lý chân thực là việc của người, của Dasein, không một mệnh đề nào khả dĩ nói lên được. Không thể tổng quát hóa, quan niệm hóa. Ta thấy giọng điệu của Kierkegaard, nhà tư tưởng này nói chân lý là chủ thể tính. Ông đã không quên dựa vào lời tuyên bố của Đức Cơ đốc, khi người ta hỏi Ngài: chân lý là gì: Tôi là chân lý. Cũng vậy, Heidegger đã lặp lại ý kiến ấy của Kierkegaard khi nói Dasein là chân lý, và “chân lý là một cách thể có của hữu”. Nếu ta nhớ lại rằng theo Heidegger thì không phải phạm trù tiên thiên của Kant là điều kiện khả thể của nhận thức, mà chính Dasein mới là điều kiện, thì Heidegger đã, theo nhận định của Jean Wahl, là một cuộc phối hợp gò ép tàn bạo, giữa Kant và Kierkegaard[5]. Nhưng điều cần đặt thành vấn đề ở đây là Heidegger nói đến chân lý hay là điều kiện chân lý? Ta đã nghe ông nói rằng từ đầu Dasein đã ở trong con đường chân lý, chân lý và Dasein là một. Nhưng người ta có cảm tưởng ông đã lẫn lộn chân lý với nền tảng hoặc điều kiện chân lý. Không có Dasein, vấn đề chân lý không đặt ra. Điều đó dễ hiểu và chấp nhận, nhưng, có Dasein, chưa tất nhiên vấn đề chân lý đặt ra. Một trẻ em mới sinh đã là Dasein, nhưng chưa thể nói chân lý với nó, mặc dầu nó đã biết đau, biết khóc, biết cảm giác. Chính vì thế mà Descartes mới hoài nghi cho nhận thức của nhân loại trước khi tìm được một mệnh đề: Cogito ego sum, Phê bình quan điểm của Heidegger về chân lý trong cuốn Sein und Zeit, J. Wahl đã cho rằng đó là một bế tắc của những tiền nhân: tôi nói có chân lý vì tôi là chân lý, và tôi là chân lý vì tôi cho là có chân lý. Và Wahl kết luận: “Dès lors, le système ne s’ accomplit qu’en se repliant sur lui-même et en s’écroulant. Tous les éléments valables que nous avions cités semblent s’anéantir dans ce formalisme idéaliste”[6].
Chúng tôi không hoàn toàn tán đồng ý kiến quá khắc khe của J. Wahl. Vì lý do duy nhất và tổng quát này là Dasein chỉ là chặng đường tạm thời trên con đường đi về Hữu xét theo là Hữu. Dasein của Heidegger không phải là tôi siêu vượt của Fichte hay Kant. Dasein của Heidegger là cái gì hiện hữu là ý nghĩa là canh gác và bảo vệ Hữu. Cho nên phải chờ thời gian để có một nhận định đúng mức, mặc dầu chúng ta đồng ý rằng hệ thống phác họa của Heidegger về chân lý, đến đây, vẫn chưa có lối thoát, và nhân loại quá, nếu không phải là duy tâm.
Có lẽ vì ý thức được những khó khăn ấy mà nhà triết lý của chúng ta đã không do dự tự giải thích trong một tập nhỏ dành riêng cho vấn đề chân lý, mang tên là Vom Vesen der Wahrheit. (Về thực chất của chân lý). Ta thấy rõ ông không bàn đến chân lý một cách rộng rãi. Ông tự giới hạn ở thực chất của chân lý. Nói khác đi, ông triết lý về chân lý. Ý hướng triết lý ấy đã khiến cho A. de Waelhens viết rằng: “Tập thực chất của chân lý (…) là công trình triết lý đầu tiên mà Heidegger đã xuất bản từ sau cuốn Siêu hình là gì”[7].
Thế nào là thực chất của chân lý? Bàn về thực chất chân lý là bàn về chân lý xét theo là chân lý. Nhưng trước hết, ta nghe Heidegger đặt vấn đề: “Vấn đề là thực chất của chân lý. Tra hỏi về thực chất của chân lý không phải là thắc mắc rằng chân lý có phải là chân lý của kinh nghiệm thực hành của cuộc sống hoặc chân lý của dự đoán trong phạm vi kinh tế, có phải chân lý của suy tư kỹ thuật hoặc của khôn khéo chính trị, và đặc biệt có phải chân lý của nghiên cứu khoa học hoặc của sáng tạo mỹ thuật, hoặc có phải là chân lý của suy niệm triết lý hoặc của đức tin tôn giáo hay không. Tra hỏi về thực chất, chính là xa lìa những cái đó và chú mục đến cái gì thực là chân lý như là chân lý[8]. Một cách kín đáo nhưng kém phần rõ ràng, ông đã phủ nhận mọi lập trường đi trước về chân lý: chân lý xét theo là chân lý không thể tìm gặp ở những lĩnh vực riêng tư, chỉ có một chân lý, một ý niệm chân lý. Trái lại, chân lý riêng tư chỉ là chuyển hóa, là hiện tượng của chân lý. Một khi chân lý tổng quát này được khai quang thì các thứ chân lý khác không còn là vấn đề nữa.
Heidegger không phủ nhận ý niệm chân lý như là sự cân bằng giữa trí tuệ và sự vật (veritas est adaequatio intellectus et rei). Nhưng, như đã nói, trái với Aristoteles hoặc Platon, các nhà triết gia về sau, đặc biệt trong hàng ngũ kinh viện thời Trung cổ, đã giải tích sai lệch định nghĩa đó. Theo ông, thì sự sai lệch ấy bắt nguồn ở một quan niệm thần học, theo đó mọi vật đã được tạo dựng giống với ý niệm của Thượng đế về chính mỗi vật. Trí tuệ con người là một vật thụ tạo, cũng không thoát ra ngoài định lệ ấy. Trí tuệ là để hiểu sự vật, ý niệm của trí tuệ về sự vật, do đó, không thể sai. Bởi vì nếu sai, thì hóa ra không giống với hình ảnh trí tuệ của Thượng đế, và hóa ra không còn là vật thọ tạo nữa. Về sau ta có thể thấy vọng âm của luận cứ ấy trong học thuyết Descartes, khi ông này bàn về sự chân thành của Thượng đế như là bảo đảm cho chân lý nhân loại. Tuy nhiên, điều tai hại nhất là, từ đó, người ta đã đi đến việc công nhận phán đoán là chân lý và ngược lại. Mà phán đoán là gì, nếu không phải là ngoại phát bằng lời nói hoặc từ ngữ. Người ta đã quên mất, hoặc xa dần, thực chất của chân lý được phần nào biểu diễn bởi lời phán đoán, bởi ngôn ngữ. Người ta đã không chịu tìm hiểu như là những điều kiện tiên quyết thế nào là sự vật, thế nào là trí tuệ của người, thế nào là cân bằng và hòa hợp giữa hai thế lực ấy. Hơn nữa, vấn đề chân lý không bao giờ đặt ra, nếu không có sự hiện diện của người. Vì vậy, trước khi tìm hiểu thực chất của chân lý, ta phải tìm hiểu thực chất của người, nếu không thì ý niệm chân lý sẽ bị xuyên tạc sai lệch.
Phát biểu là gì? Phát biểu là hiện diện hóa sự vật, nhưng sự vật lại là cái làm cho phát biểu xuất hiện. Phát biểu có tính chất hiện diện hóa sự vật thì sự vật sẽ xuất hiện, như sự vật có là được hiện diện hóa: L’énoncé apprésentatif en ce qu’il dit de la chose apprésentée, l’exprime telle qu’elle est[9]. Nhưng phát biểu là việc của người. Người phát biểu, người hiện diện trước sự vật, và làm cho sự vật hiện diện. Đó là một thái độ tiếp vật xử thế. Tiếp vật là chào đón, là mở rộng cõi lòng và hai tay để ôm lấy sự vật. Người, theo định nghĩa, là cởi mở và chào đón. Đặc tính căn bản này là nguồn gốc của phát biểu bởi vì nếu người không là như vậy thì sự phát biểu là sự bất khả thể: “Nhưng nếu chân lý phát biểu chỉ có thể có được nhờ sự cởi mở của tác phong, thì cái làm cho phát biểu trùng hợp với chân lý chính là cái phải được xem như là thực chất của chân lý”[10].
Đến đây ta có thể hỏi: tại sao lại có sự cởi mở và đón chào. Heidegger trả lời: nhờ tự do. Tự do là nền tảng của khả thể của một sự hòa hợp giữa trí tuệ và sự vật, giữa phát biểu và sự vật được phát biểu. Và ông viết: “L’essence de la vérité est la liberté”[11]. Nhưng phải chăng chân lý sẽ là việc của chủ quan và độc đoán? Tự do không phải chỉ là khả năng chọn lựa, không phải là vắng bóng của áp lực đối với hành động của ta, cũng không phải là sẵn sàng đáp ứng với một đòi hỏi hay một tất yếu. Tích cực tính của tự do là để cho bất cứ một hiện hữu nào bộc lộ nguyên hình của nó. Có hai điều kiện: tự giao phó cho hiện hữu (s’adonner à l’étant) và lui bước trước hiện hữu (déployer un recul devant l’étant) hai thái độ ấy làm nên cái gọi là để cho hiện hữu hữu (ce qui laisse être l’étant). Để “hữu” là chính là tự do, chính là hiện sinh, và hiện sinh là để cho hiện hữu được tự lộ nguyên hình của nó: “Le laisser être, c’est-à-dire la liberté, est en lui-même exposition à l’étant, so est ek-sistant”[12]. Hiện sinh, do đó, không còn là cái gì mang màu sắc chủ quan, mà là một tự định vị trí đối với tính chất bộc lộ của hiện hữu. Heidegger đã cho thấy điều đó khi ông đặt liên hệ giữa hiện sinh, chân lý, tự do, và hiện hữu như sau: “L’existence enracinée dans la vérité comme liberté, est l’exposition au contraire dévoité de l’étant comme tel”[13].
Như vậy, thực chất của chân lý là tự do, nhưng là một tự do hiện sinh để mặc cho hiện hữu xuất hiện trong ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, hiện hữu toàn thể (l’étant en totalité) là cái gì vô cùng phong phú. Con người trong ý nghĩa sử tính là lịch sử của mình, không thể nhất đán đạt đến chỗ toàn diện ấy được của hiện hữu. Khoa học, triết lý, thường nghiệm, chỉ nhìn thấy hữu toàn thể trong và dưới những khía cạnh riêng phần, thiếu sót và tất cả kiến thức nhân loại cộng lại với nhau không thể làm nên hiện hữu toàn thể được[14]. Do đó, mà kiến thức nhân loại bao giờ cũng hạn giới, sự vật bao giờ cũng mới lạ, chìm đắm trong chân trời xa xăm, sự vật bao giờ cũng kể như là bất định. Ta không hy vọng nắm được toàn thể sự vật. Nói khác đi, sự vật ẩn nấp, che giấu trong chính sự tự lộ của nó. Có tự lộ, có phơi bày ra ánh sáng, sự vật mới được thấy là che giấu, huyền bí. Ta thấy cần tìm hiểu sự vật luôn mãi, vì ta đã thấy phần nào và chỉ phần nào chính sự vật. Cho nên Heidegger viết: “En soi, le laisser-être est donc du même coup une dissimulation”[15].
Đến đây, ta có thể thấy được quan niệm của Heidegger về sai lầm, bất chân. Ông phân biệt hai loại bất chân, bất chân của phán đoán và bất chân của sự vật. Loại trước là do sự bất thích giữa phát biểu và sự vật. Loại sau có nghĩa là sự bất hợp giữa hiện hữu và bản chất của nó. Nhưng trong cả hai trường hợp, bất chân là một sự không hòa hợp. Nhưng tại sao lại có hiện tượng ấy, khi con người được quan niệm như là một cởi mở, hoặc chào đón căn bản?
Có hai ý nghĩa bất chân, bất chân như là che giấu, và bất chân như là lạc lối.
Vấn đề đặt ra ở đây: tại sao lại đồng nhất chân lý và Hữu, tại sao bản thể của chân lý là chân lý của bản thể. Heidegger không nói rõ trong cuốn “Bàn về bản chất của Chân lý”. Nhưng trong tập “Tìm về nền tảng của siêu hình”, ông đã giải đáp vấn nạn ấy: “Việc của chân lý Hữu thể, ông viết, là nối kết, một cách ưu đại, thực chất của con người với chân lý ấy. Liên hệ ấy là một ưu đại đến nỗi chỉ có trong liên hệ ấy ta mới gặp được thực chất của con người, thực chất uyên nguyên của kinh nghiệm vậy”[18].
Ta thấy rõ rằng Heidegger muốn vượt siêu hình hay, nói cho đúng hơn, đem siêu hình lên một mức độ tổng quát hơn, cao hơn: mức độ của Hữu. Tuy nhiên, Hữu đây không phải là hữu tổng quát hiểu theo nghĩa trừu tượng khô héo của triết lý cổ điển, mà là Hữu linh động, vô cùng phong phú. Ông đã đem ý nghĩa của Ens Réalissimum gán cho Hữu. Ông đã mặc cho Hữu những đặc tính của Thượng đế trong tương quan sáng tạo và nhận thức giữa Thượng đế và người. Ông đã đi từ hiện hữu và những thiếu sót của hiện hữu, cũng như từ những triển diễn của hiện hữu theo giòng lịch sử, để vươn lên với ý nghĩa của một hữu duy nhất và độc nhất, sống động. Riêng về vấn đề chân lý, ông đã không vượt được Descartes trong việc giải thích sự hiện diện của ngộ luận, sai lầm. Descartes quy sự sai lầm cho hiếu thắng và nhiệt tình của ý chí, của đam mê. Heidegger đặt sự sai lầm ấy trong căn tơ của Dasein và phức tạp của ngoại giới. Nhưng, ông không làm sáng tỏ tại sao Hữu đã tự cho mình bổn phận liên lạc với người, đã nối kết bản chất người với chân thành của mình mà còn để cho người lầm lạc? Hơn nữa, nếu sự sai lầm của người do căn cơ của Dasein, thì căn cơ ấy có phải là bản chất của người không? Nếu là bản chất thì có phải là do ý muốn của Hữu hoặc do bản tính của hữu mà ra không? Đó là những bế tắc mà đến nay ta chưa thấy Heidegger thoát ra được.
[6] Sdd, trang 132.
[11] E. V, trang 79.
[12] E. V, trang 84.
[13] E. V, trang 86.
[15] E. V, trang 91.
[17] E. V, trang 100.
Chân Dung Của Người Quản Lý Sản Xuất
Để một bộ máy sản xuất cồng kềnh hoạt động trơn tru và hiệu quả không chỉ cần đôi tay chăm chỉ của người công nhân mà còn cần sự thông minh và khả năng quản lý sắp xếp công việc nhịp nhàng của những người quản lý sản xuất. Có thể ví người quản lý sản xuất như một đầu tàu kéo cả con tàu sản xuất tiến nhanh đến những mục tiêu lớn.
Nghề quản lý sản xuất làm gì?
Dù là trong ngành công nghiệp nào, nhiệm vụ chính của quản lý sản xuất là đảm bảo việc sản xuất hàng hóa hiệu quả và và kịp thời, đạt tiêu chuẩn về số lượng cũng như chất lượng và nằm trong giới hạn ngân sách đưa ra. Họ cũng là người lên kế hoạch, thiết kế hệ thống sản xuất, phương pháp sản xuất, phối hợp và kiểm soát quy trình sản xuất.
· Phân tích dữ liệu sản xuất, lập kế hoạch, lên lịch trình sản xuất, đánh giá các yêu cầu dự án và nguồn lực
· Ước tính, thỏa thuận và chốt ngân sách, khung thời gian sản xuất với khách hàng và các tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Đảm bảo rằng sản xuất đúng lịch trình và nằm trong ngân sách
· Nếu cần thiết, thỏa thuận lại khung thời gian sản xuất khi có thay đổi về việc lựa chọn, đặt hàng hay mua nguyên vật liệu
· Theo dõi tiến độ sản xuất, nắm vững các hiện tượng bất thường, điều hoà và kịp thời thông báo tin tức bất thường lên cấp trên và phòng kinh doanh. Viết báo cáo sản xuất
· Phụ trách giám sát công việc của các phòng ban, các xưởng sản xuất, bồi dưỡng và điều hoà mối quan hệ giữa các phòng ban.
· Thuê, đào tạo và đánh giá nhân viên. Theo dõi công nhân của nhà máy để đảm bảo công nhân đạt hiệu suất làm việc và yêu cầu về an toàn
· Xác định những máy móc mới cần thiết hoặc tăng ca khi cần thiết. Tổ chức việc sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị sản xuất
· Sửa các lỗi sản phẩm: quản lý sản xuất phát hiện lỗi sản phẩm, nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm và giải quyết vấn đề để khắc phục lỗi đó
· Tổ chức cải tiến kỹ thuật và điều hành toàn bộ quá trình sản xuất.
· Sắp xếp chức vụ, công việc cho nhân viên trực thuộc và tổ chức kiểm tra tay nghề.
· Đặt ra mục tiêu chất lượng cho phòng sản xuất và phải kịp thời tiến hành đánh giá, giám sát.
· Thực hiện công tác 5S
· Tiếp nhận lệnh sản xuất của phòng kinh doanh, kiểm tra tồn kho, lập phiếu theo công sản xuất.
· Phân tích năng suất tiềm năng của các thiết bị sản xuất, và căn cứ vào tình hình nguyên liệu lập ra kế hoạch sản xuất ngày hoặc thay đổi kế hoạch sản xuất.
· Tiếp nhận tin tức của phòng kinh doanh, sắp xếp kế hoạch xuất hàng.
Tùy vào quy mô của nhà máy mà người quản lý sản xuất có thể giám sát toàn bộ hay một phần của nhà máy. Quản lý sản xuất thường được ví von với hình ảnh trên đe dưới búa, mặc dù thấy được vai trò và tầm quan trọng của người quản lý sản xuất trong hoạt động chung của doanh nghiệp nhưng làm cách nào để vừa lòng cấp trên cũng như “đắc nhân tâm” với cấp dưới. Hãy đến với khóa học “Kỹ năng giám sát và quản lý sản xuất ” của Trường Đào tạo Kỹ năng Quản lý SAM để cùng những chuyên gia SAM tô đậm thêm chân dung của những người quản lý sản xuất và tìm phương cách để họ “tỏa sáng” và điều hành công việc một cách khoa học và hiệu quả nhất.
Bạn đang xem bài viết Chân Lý (Truth) Là Gì? Ý Nghĩa Của Chân Lý Trong Cuộc Sống trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!