Cập nhật thông tin chi tiết về Chế Định Ly Hôn Trong Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Ở Nước Ta Hiện Nay Định Hướng Và Giải Pháp Hoàn Thiện mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thạc sỹ: Nguyễn Khắc Cường – Phòng Tư pháp, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Sau khi ban hành Hiến pháp 1946 được 13 năm thì nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành luật Hôn nhân và Gia đình 1959 (sau đây gọi tắt là luật HN&GĐ), luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 13 tháng 01 năm 1960. Là một trong những đạo luật được ban hành sớm nhất; luật HN&GĐ năm 1959 ra đời đánh dấu một bước phát triển, tiến bộ vượt bậc trong công tác lập pháp của nước ta.[1] Đến năm 1986, luật HN&GĐ mới được ban hành thay thế cho luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959. Luật HN&GĐ năm 1986 đã ghi nhận nhiều quy định tiến bộ, góp phần xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu và tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến; trong đó ghi nhận chỗ ở của vợ chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc về phong tục tập quán[2] và con có quyền sở hữu tài sản riêng (bao gồm con chưa thành niên và con đã thành niên)[3]. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các quan hệ xã hội mới phát sinh, luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 đã bộc lộ những điểm không phù hợp với thực tiễn. Đến năm 2000, Quốc hội nước ta đã thông qua luật Hôn nhân và Gia đình mới thay thế luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có 13 chương, 110 điều và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001. Bên cạnh việc phát huy những điểm tích cực góp phần vào xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc thì những quy định của luật HN&GĐ năm 2000 vẫn tồn tại những điểm bật cập. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung phân tích thực trạng bất cập của chế định ly hôn trong luật HN&GĐ năm 2000 và cuối cùng là một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định này.
1. Thực trạng quy định của pháp luật về ly hôn và những bất cập
1.1 Quy định của pháp luật về ly hôn
Chế định ly hôn trong luật HN&GĐ năm 2000 có 15 điều (từ điều 85 đến điều 99) được quy định tại chương X. Vấn đề ly hôn cũng được ghi nhận tại Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2001của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật Hôn nhân và Gia đình (được quy định từ điều 23 đến điều 30) và Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Ngoài ra, tại điều 42 Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng quy định về quyền ly hôn của cả vợ, chồng “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn”[4], tuy nhiên, quy định của pháp luật trong việc xác định, phân chia tài sản chung, riêng của vợ, chồng khi ly hôn và quyền được nuôi, thăm con sau khi ly hôn trong thực tiễn còn nhiều bất cập.
1.2 Bất cập trong việc xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng khi ly hôn
Theo khoản 3 điều 27 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”[5]. Quy định này trao cho thẩm phán quyền được suy luận trong quá trình xét xử các vụ án ly hôn để phân định tài sản chung, riêng của vợ, chồng. Trường hợp vợ hoặc chồng không có chứng cứ chứng minh là tài sản riêng của mình thì đương nhiên là tài sản chung. Thực tế thì nguyên tắc này chỉ có tính chất định hướng trong việc giải quyết các tranh chấp của vợ chồng về nguồn gốc tài sản. Bất cập của quy định này là thẩm phán có quyền dùng phương pháp suy luận loại trừ dựa trên cơ sở chứng cứ mà vợ, chồng có hoặc không có trước tòa; mà đã là suy luận thì không thể khẳng định chắc chắn là có sự chính xác tuyệt đối. Do đó, quy định này không những gây khó khăn cho vợ hoặc chồng trong việc chứng minh tài sản riêng trước tòa trong vụ án ly hôn mà còn cho người thứ ba có liên quan trong các giao dịch về tài sản. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 chỉ căn cứ vào chứng cứ để xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng mà chưa căn cứ vào ý chí thể hiện của các bên. Do đó, trong thực tiễn xét xử các vụ án ly hôn, tòa án các cấp còn gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, trong vụ án ly hôn của chị NTBT tại thị xã Rạch Giá (Kiên Giang)[6]. Tài sản tranh chấp là một mảnh đất diện tích hơn 360 m2. Năm 1998, cha mẹ chị T. lập di chúc cho chị phần đất này. Sau đó vợ chồng chị xây hai căn nhà cùng một số công trình phụ trên đất. Năm 2002, cha mẹ chị T. đã thay thế bản di chúc bằng việc lập hợp đồng ghi rõ là cha chị T. chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho chị. Một năm sau, UBND thị xã Rạch Giá cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên vợ chồng chị T. Khi giải quyết vụ ly hôn và chia tài sản của vợ chồng chị T., tòa hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều xác định mảnh đất là tài sản riêng của chị T. Sau đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị Giám đốc thẩm yếu cầu hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm để giải quyết lại việc phân chia tài sản trong vụ ly hôn của vợ, chồng chị T. Và Tòa án nhân dân tối cao lập luận rằng dù chứng cứ thể hiện là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cha mẹ chị T cho chị T; nhưng sau đó chị T đã thể hiện ý chí sáp nhập thửa đất này vào khối tài sản chung của vợ chồng qua việc đồng ý cho chồng cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, thửa đất là tài sản chung.
Một bất cập nữa trong luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 là luật không quy định tòa án phải có trách nhiệm xác minh trong trường hợp lời khai của các đương sự khác nhau về nguồn tiền để tạo lập tài sản trong các vụ án ly hôn trong việc xác định tài sản chung, riêng. Ví dụ, vụ ly hôn của vợ chồng ông ĐTN và tranh chấp một lô đất đang đứng tên ông N.[7] Người vợ khai chồng mua đất lúc nào bà không biết, chỉ khi trong nhà thiếu đi một khoản tiền, bà mới hay là chồng đã lấy đi mua đất. Do đó mảnh đất là tài sản chung của vợ chồng. Ngược lại, ông N. khai nguồn tiền mua đất là của mẹ ông. Mẹ ông N. thì khai năm 2003, bà đưa 90 triệu đồng nhờ con trai mua giùm lô đất trên. Tại cấp sơ thẩm, Tòa án nhân dân TP. Tam Kỳ không công nhận lô đất là tài sản chung của vợ chồng ông N. Cấp phúc thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã sửa án sơ thẩm, công nhận lô đất này là tài sản chung.
Trong vụ án ly hôn này, theo chánh án TAND Tối cao, lời khai của các đương sự rất khác nhau về nguồn tiền mua đất nhưng không bên nào xuất trình được đầy đủ chứng cứ chứng minh. Lẽ ra, các cấp tòa cần phải thu thập thêm chứng cứ để làm rõ thời điểm mua đất, mua của ai, quá trình sử dụng, đăng ký, kê khai. Về nguồn tiền mua, các cấp tòa cũng cần phải xác minh công việc, nguồn thu nhập của các bên cũng như độ chính xác trong lời khai của mẹ ông N. Do không chịu thu thập chứng cứ để làm rõ, mỗi cấp tòa có một quyết định khác nhau nhưng đều chưa đủ căn cứ và thiếu tính thuyết phục.[8] Trong khi đó, luật Hôn nhân và Gia đình không có quy định nào bắt buộc tòa án phải có nghĩa vụ tiến hành xác minh trong trường hợp phân chia tài sản chung, riêng nếu xét thấy chứng cứ của các bên không có cơ sở hoặc không có chứng cứ để chứng minh. Do đó, trong thực tiễn xét xử các vụ án ly hôn, tòa án chỉ căn cứ thực hiện đúng theo khoản 3 điều 27 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000: “Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”.
1.3 Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
Tại khoản 2 điều 92 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định:[9] ” Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác”.
Ngoài ra, điểm d mục 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP quy định “Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai”.
Như vậy tại khoản 2 điều 92 của luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 và Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP vẫn chưa quy định hoặc chưa hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng; bởi cụm từ “căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con” vẫn còn chung chung. Thông thường, căn cứ theo hướng dẫn của Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP thì thẩm phán sẽ tập trung xem xét về sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và học hành của trẻ. Và Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP vẫn chưa giải thích những gì cấu thành yếu tố “tinh thần”. Mặt khác, luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành chưa quy định rằng khi tòa án quyết định giao con chưa thành niên cho cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi thì phải xem xét thêm điều kiện khác như có thuận lợi cho việc thăm nom cháu của những người thân thích khác (ông bà nội, ngoại, cô, chú, bác, cậu, dì) nhằm duy trì mối quan hệ gần gũi về huyết thống và mối quan hệ bạn bè ở khu dân cư, trường học của người con trong trường hợp này. Ví dụ: Trường hợp cha đang sinh sống tại thành phố Đà Nẵng, mẹ đang sinh sống ở tỉnh Cao Bằng. Nếu trong trường hợp cả cha và mẹ đều có điều kiện cho sự toàn diện của trẻ về thể chất, tinh thần, học hành mà Tòa án quyết định giao con chưa thành niên ở với cha tại thành phố Đà Nẵng thì sẽ tạo thuận lợi cho những người thân thích kể trên trong việc thăm nom vì những người này cùng sống ở thành phố Đà Nẵng, nhưng nếu tòa án quyết định cho người con này ở với mẹ tại tỉnh Cao Bằng thì sẽ gây nhiều khó khăn cho những người thân thích kể trên thăm nom cháu mình vì điều kiện đi lại khó khăn; bởi vì mọi thay đổi về nơi cư trú, môi trường sống mới, học tập ở một địa phương khác và sống cách xa những người thân thích đã từng gắn bó với mình thì có thể ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện tâm lý, tinh thần và kết quả học tập của trẻ em.
Ở khía cạnh khác, cũng tại khoản 2 điều 92 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định “Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”[10]. Đây là nghĩa vụ bắt buộc của tòa án khi giải quyết vụ án ly hôn, nếu có con từ đủ 9 tuổi trở lên thì tòa phải hỏi nguyện vọng của con là thích sống với cha hay thích sống với mẹ hơn. Thực tiễn thì quy định trên, tòa án gặp khó khăn trong những tình huống sau:
Một là, tòa án khó có thể gặp được trực tiếp người con từ đủ 9 tuổi trở lên vì có những trường hợp cha mẹ khi ly hôn không muốn con biết vì sợ tâm lý của con mình dễ bị tổn thương. Vì vậy, cha mẹ không cho con đến dự phiên tòa ly hôn.[11]
Hai là, không phải mọi trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên đều có đủ tự tin để trình bày nguyện vọng thực sự của mình trước tòa hay nguyện vọng này có thể bị chi phối bởi cha hoặc mẹ trước khi ra tòa. Vì vậy, trong trường hợp này, nếu trẻ em có tự trình bày nguyện vọng chăng đi nữa thì cũng có thể chưa xuất phát từ ý chí và nguyện vọng thực sự của các em.
1.4 Quyền thăm nom con sau khi ly hôn
Điều 94 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định:[12]
“Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.
Quy định này trong quá trình áp dụng thực hiện còn gặp những bất cập. Hiện nay vẫn chưa có văn bản dưới luật nào cụ thể hóa quy định trên. Các hành vi “cản trở” hoặc “gây ảnh hướng xấu” của một bên không trực tiếp nuôi con được hiểu như thế nào cho thống nhất? hay nói cách khác những loại hành vi nào được cho là “cản trở” hoặc “gây ảnh hưởng xấu” đến việc trông nôm, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con?
Trong trường hợp, nếu trong quá khứ người cha thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình và việc thăm nom của người này có thể sẽ ảnh hưởng sự phát triển toàn diện tâm lý và tinh thần của trẻ em (vì khi gặp lại cha mình thì những hình ảnh bạo lực gia đình có thể sẽ tái hiện lại trong trí nhớ của trẻ), tuy nhiên, luật hôn nhân và gia đình năm 2000 chưa có quy định nào cấm hoặc hạn chế người cha (mẹ) quyền thăm con trong trường hợp người này từng có hành vi bạo lực gia đình trong quá khứ (đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi bạo lực gia đình). Nếu tòa án có quyết định hạn chế quyền thăm nom con sau khi ly hôn trong trường hợp trên thì hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, bởi quyền thăm nom con sau khi ly hôn chỉ bị Tòa án hạn chế khi “lạm dụng việc thăm nom để gây cản trở và gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con”[13].
Từ những hạn chế và bất cập nêu trên, chế định ly hôn nên chăng cần sớm được hoàn thiện lại cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.
2. Một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ly hôn
Một là, pháp luật nên quy định luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý đại diện cho con chưa thành niên (đối với người con từ đủ 9 tuổi trở lên khi được hỏi ý nguyện ở với cha hay mẹ) trong vụ án ly hôn
Nếu luật Hôn nhân và Gia đình có quy định luật sư hay trợ giúp viên pháp lý tham gia trợ giúp về mặt pháp lý cho người con chưa thành niên từ đủ 9 tuổi trở lên trong vụ án ly hôn, thì thuận lợi cho người con thể thiện được quan điểm, ý muốn thực sự của mình là ở với cha hay mẹ khi được tòa án đề cập đến vấn đề này. Bởi vì không phải mọi trẻ em tự mình có thể đủ tự tin để trình bày quan điểm, nguyện vọng thực sự của mình trước sự nghiêm trang một phiên tòa. Luật cũng nên quy định cho phép luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý có quyền được gặp riêng người con chưa thành niên từ đủ 9 tuổi trở lên để lắng nghe ý nguyện thực sự của người con này trước khi phiên tòa ly hôn được đưa ra xét xử. Và đồng thời luật sư hay trợ giúp viên pháp lý phải có nghĩa vụ giải thích cho người con hiểu các quy định của pháp luật về ly hôn và quyền của người con chưa thành niên đủ 9 tuổi trở lên được lựa chọn ở với cha hay mẹ. Ở khía cạnh khác, luật sư hay trợ giúp viên pháp lý đóng một vai trò như một chuyên gia tâm lý, chỗ dựa về tinh thần cho người con chưa thành niên để người con này thể hiện được quan điểm độc lập thực sự của mình trước tòa trong vụ án ly hôn mà không bị chi phối ảnh hưởng của bất kỳ ai và bất kỳ yếu tố nào. Nếu luật Hôn nhân và Gia đình quy định luật sư hay trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng trong trường hợp nêu trên thì quy định này cũng phù hợp với quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên của Công ước này “Vì mục đích đó, trẻ em phải được đặc biệt tạo cơ hội nói lên ý kiến của mình trong bất kỳ quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính nào có ảnh hưởng đến trẻ em, hoặc trực tiếp hay thông qua một người đại diện hay một cơ quan thích hợp, theo cách thức phù hợp với những quy định mang tính thủ tục của luật pháp quốc gia.”[14]
Hai là, luật Hôn và Gia đình cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành cần quy định đầy đủ hơn các tiêu chí làm căn cứ (ngoài tiêu chí căn cứ vào công sức đóng góp vợ, chồng) trong việc phân chia khối tài sản chung của vợ chồng
Ba là, cần quy định cho phép tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người cha hoặc mẹ sau khi ly hôn, nếu người này từng có hành vi bạo lực gia đình
Hiện nay, luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành chưa quy định quyền thăm nom con của cha, mẹ bị hạn chế trong trường hợp cha hoặc mẹ từng có hành vi bạo lực gia đình. Do đó, để đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và tâm lý của con đã được ghi nhận trong Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP, thì điều 94 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 nên hoàn thiện theo hướng: Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con hoặc trường hợp người này đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi bạo lực gia đình thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. Về nội dung này, theo quy định đạo luật Gia đình năm 1975 của nước Úc và trong thực tiễn xét các vụ án ly hôn thì các thẩm phán nước này đều có quyết định hạn chế quyền thăm nom con chưa thành niên của cha hoặc mẹ trong trường hợp người này có hành vi bạo lực gia đình nhằm đảm lợi ích tốt nhất cho con chưa thành niên.[18]
Nếu luật Hôn nhân và Gia đình nước ta sửa đổi theo hướng như vậy thì cũng góp phần thực hiện đúng theo quy định Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em “Các quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng trẻ em không bị cách ly cha mẹ trái với ý muốn của họ, trừ trường hợp những nhà chức trách có thẩm quyền chịu sự xem xét của pháp luật quyết định là theo luật pháp và các thủ tục áp dụng thì việc cách ly như thế là cần thiết cho lợi ích tốt nhất của trẻ em”.[19]
Cuối cùng, luật Hôn nhân và Gia đình nên quy định là trẻ em có quyền được gìn giữ mối quan hệ với những người thân thích và cần quy định cơ chế xác minh để xác định tài sản chung, riêng trong trường hợp cả vợ và chồng không có chứng cứ chứng minh tài sản riêng thay vì dùng phương pháp suy luận như hiện nay.
Theo khoản 3 điều 9 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên, ghi nhận rằng các quốc gia thành viên phải tôn trọng mối quan hệ riêng tư của trẻ em. Vì vậy, có thể nói rằng, việc cho phép trẻ em quyền được duy trì mối quan hệ riêng tư cũng góp phần đảm bảo sự phát triển toàn diện của các em khi cha mẹ ly hôn. Nếu trường hợp cả cha và mẹ đều có điều kiện như nhau trong việc phát triển tâm lý, tinh thần và học hành của trẻ thì pháp luật nên cho phép Tòa án ưu tiên giao con chưa thành niên từ đủ 9 tuổi trở lên ở với cha hoặc mẹ mà người này ở gần với những người thân thích, bạn bè ở khu dân cư và trường học của con, trên cơ sở xem xét nguyện vọng của con.
Ngoài ra, luật Hôn nhân và Gia đình nên quy định Tòa án phải tiến hành xác minh để phân định tài sản riêng, tài sản chung của vợ, chồng khi ly hôn trong trường hợp vợ, chồng đều không có chứng cứ chứng minh nhằm đảm bảo sự công bằng thay vì quy định rằng “Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì đó là tài sản chung”.
Tóm lại, bên cạnh việc phát huy những giá trị tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, đất nước thì luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 còn tồn tại những bất cập trong chế định ly hôn. Khi Việt Nam đã là thành viên Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em thì những quy định của pháp luật trong nước cũng phải dần phù hợp với quy định của Công ước này. Đây là xu thế tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế của một quốc gia. Ngoài ra, việc sửa đổi chế định ly hôn nhằm đảm bảo hơn quyền lợi của vợ, chồng và con chưa thành niên trong thực tiễn các vụ án ly hôn, cũng là tạo sự đồng bộ, thống nhất quy định của các luật khác nhau trong hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay.
[1] Tiến Sỹ Ngô Thị Hường, Giáo trình: Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, trang 50.
[2] Điều 13, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986.
[3] Điều 23, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986.
[4] Điều 42 Bộ luật dân sự năm 2005.
[5] Khoản 3 điều 27 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
[6]Báo Gia đình.net.vn .
[7] Báo Gia đình.net.vn .
[8]Báo Gia đình.net.vn .
[9] Khoản 2 điều 92 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
[10] Khoản 2 điều 92 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
[11] Tạp chí Sinh viên và khoa học pháp lý số 1: Một số vấn đề pháp lý về ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam .
[12] Điều 94 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
[13] Điều 94 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
[14] Khoản 2 điều 12 Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em
[15] Khoản 3 điều 3 luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
[16] Khoản 4 điều 3 luật phòng, chống bạo lực gia đình.
[17] Khoản 3 điều 28 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
[18] Khoản 2 điều 60 CC luật Gia đình Úc 1975.
[19] Khoản 1 điều 9 Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em.
Gia Đình Và Pháp Luật Hôn Nhân
Vai trò điều tiết của pháp luật.
Luật đóng vai trò phụ trợ, một khi gia đình được trao quyền tự chủ rộng rãi. Gia đình tự chủ, về phần mình, được tổ chức theo mô hình Nhà nước quân chủ và được đứng đầu bởi một người chủ gia đình với những quyền hạn rộng rãi trong quan hệ với các thành viên khác, bao gồm cả quyền trừng phạt những thành viên không phục tùng. Quyền tự do cá nhân trong gia đình tự chủ thường được đặt ở vị trí thứ yếu so với lợi ích của gia đình.
Luật đóng vai trò tích cực, một khi gia đình được coi như một tập hợp nhỏ của một số thành viên của xã hội và khi gia đình và xã hội đều được trao trách nhiệm đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của thành viên đó, nghĩa là trong điều kiện quan hệ gia đình cần được xã hội hoá. Gia đình xã hội hoá được tổ chức theo mô hình của Nhà nước dân chủ. Quyền tự do cá nhân trong gia đình được luật thừa nhận và bảo vệ; quan hệ giữa các thành viên trong gia đình chịu sự chi phối của cùng hệ thống quy tắc áp dụng để điều chỉnh quan hệ giữa các thành viên trong xã hội.
Luật cũng có thể đóng vai trò phụ trợ trong một số trường hợp và tích cực trong một số trường hợp khác, một khi gia đình được coi như một tập hợp nhỏ của một số thành viên của xã hội, nhưng lại là một tập hợp đặc biệt gồm các thành viên gắn bó với nhau do quan hệ thân thuộc hoặc hôn nhân. Gia đình được tổ chức dựa theo tôn ti tự nhiên cũng như dựa theo các tiêu chí chung của xã hội về quan hệ bình thường giữa các thành viên trong xã hội. Quyền tự do cá nhân được tôn trọng trong chừng mực việc thực hiện quyền đó không gây phương hại đến vận mệnh và lợi ích chính đáng của gia đình.
Tính chất phòng ngừa phổ biến.
Luật hôn nhân và gia đình nhắm đến mục đích cao nhất là góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, hoà thuận và điều đó cần thiết cho sự phát triển bền vững của xã hội. Các quy tắc của luật đều có tác dụng phòng ngừa hoặc xử lý những tình huống khủng hoảng và bi kịch trong đời sống gia đình. Cấm kết hôn giữa những người thân thuộc, Nhà nước ngăn ngừa sự hình thành các gia đình thoái hoá về nòi giống và về đạo đức; áp đặt nghĩa vụ chung thuỷ giữa vợ và chồng, Nhà nước ngăn ngừa sự đổ vỡ của hôn nhân dẫn đến sự tan rã của gia đình; quy định rằng con phải kính trọng cha mẹ, Nhà nước ngăn ngừa khả năng xuất hiện những đứa con ngỗ ngược trong gia đình (và qua đó hạn chế khả năng xuất hiện những thành viên xấu của xã hội); quy định thành phần khối tài sản chung, khối tài sản riêng của vợ, chồng, Nhà nước hạn chế sự phát triển của các cuộc hôn nhân với động cơ không lành mạnh – hôn nhân vì tiền …
Văn Bản Pháp Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Văn Bản Pháp Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, Nhận Định Nào Sau Đây Thể Hiện Được Đặc Trưng Của Pháp Luật, Luận Văn Về Điều Kiện Kết Hôn Trong Pháp Luật Hôn Nhân Và Gia Đình 2014, Thực Tế Hoạt Động Của ủy Ban Nhân Dân Theo Qui Định Của Pháp Luật Hiện Hành, Báo Cáo Kết Quả Qua Giám Sát Việc Tuân Thủ Hiến Pháp Và Pháp Luật Của Hội Đồng Nhân Dân Xã, Quy Định Pháp Luật Về Khiếu Nại Là Cơ Sở Pháp Lý Để Công Dân Thực Hiện Qu, Hiểu Biết Của Đồng Chí Về Vi Phạm Pháp Luật, Kỷ Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý? Các Giải Pháp Phòng, Ch, Hiểu Biết Của Đồng Chí Về Vi Phạm Pháp Luật, Kỷ Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý? Các Giải Pháp Phòng, Ch, Hiểu Biết Của Đồng Chí Về Vi Phạm Pháp Luật, Kỷ Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý? Các Giải Pháp Phòng, Ch, Nghị Định Kiểm Tra Xử Lý Kỷ Luật Trong Thi Hành Pháp Luật Về Xử Lý Vi Phạm , Dự Thảo Luật Sửa Đổi Bổ Sung Một Số Điều Của Luật Giám Định Tư Pháp, Giáo Trình Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Gia Đình Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, Điều 84 Bộ Luật Dân Sự Về Pháp Nhân, Quy Định Pháp Luật, Y Đức Là Quy Định Của Pháp Luật, Gia Đình Đối Vối Xã Hội Học Pháp Luật, 5 Quy Định Pháp Luật, 5 Quy Định Của Pháp Luật, Ba Định Luật Của Pháp Sư, Bảo Hộ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Theo Pháp Luật Việt Nam, Pháp Luật Và Thực Hiện Pháp Luật Trong Nhà Nước Xhcnvn, Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Với Pháp Luật Thương Mại, Tiểu Luận Pháp Luật Và Hệ Thống Pháp Luật Xhcn Việt Nam, Quy Định Pháp Luật Về ủy Quyền, Các Chế Định Của Luật Hiến Pháp, Định Nghĩa Pháp Luật, ý Nghĩa Quy Định Pháp Luật, Luật Giám Định Tư Pháp, Văn Bản Pháp Luật Quy Định Về ủy Quyền, Quy Định Pháp Luật Về Tiền ảo, Quy Định Pháp Luật Về Thư Tín Dụng, Quy Định Pháp Luật Về Tội Rửa Tiền, Quy Định Pháp Luật Về Bảo Mật Thông Tin, Bài Tập Xác Định Quan Hệ Pháp Luật, Mẫu Xác Nhận Vốn Pháp Định, Văn Bản Xác Nhận Vốn Pháp Định, Các Loại Tài Sản Theo Quy Định Của Pháp Luật, 1. Những Quy Định Của Pháp Luật Về Xin Đường, Quyết Định Trái Pháp Luật, Góp ý Dự Thảo Luật Giám Định Tư Pháp, Dự Thảo Luật Giám Định Tư Pháp, Mẫu Di Chúc Theo Quy Định Của Pháp Luật, Nghị Định 34 Ban Hành Văn Bản Pháp Luật, Văn Bản Pháp Luật Quy Định Về Hộ Kinh Doanh, Nghị Định Ban Hành Văn Bản Pháp Luật, Pháp Luật Quốc Tế, Pháp Luật Nước Ngoài Về Bảo Vệ Quyền Trẻ Em, Định Nghĩa Pháp Nhân, Nghị Định Số 59 Theo Dõi Thi Hành Pháp Luật, Quyết Định Sa Thải Trái Pháp Luật, Phân Tích Quy Định Của Pháp Luật Về Quyền Đòi Lại Tài Sản Của Chủ Sở Hữ, Quy Định Chi Tiết Một Số Điều Của Luật Trợ Giúp Pháp Lý, Điều Kiện Kết Hôn Theo Qui Định Của Pháp Luật, Quyết Định Hủy Thông Tư Trái Pháp Luật, Quy Định Của Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Cổ Phần, Hướng Dẫn Thi Hành Luật Giám Định Tư Pháp, Quyết Định Sa Thải Đúng Pháp Luật, Mẫu Giấy Chứng Nhận Vốn Pháp Định, Tuyên Truyền Vận Động Nhân Dân Thực Hiện Đường Lối Của Đảng, Pháp Luật Của Nhà Nước, Kết Quả Thực Hiện Quy Định Pháp Luật Về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo, Đấu Thầu Quốc Tế Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam, Quyết Định Hành Chính Trái Pháp Luật, Xây Dựng Chế Định Pháp Luật Về Công Ty Hợp Vốn Đơn Giản ở Việt Nam, Qui Dinh Phap Luat Ve Dao Duc Nghe Nghiep Giao Vien Mam Non, Quyết Định Bổ Nhiệm Người Đại Diện Pháp Luật, 3. Các Quy Định Pháp Luật Về Đạo Đức Nghề Nghiệp Của Người Gvmn., Báo Cáo Rà Soát Các Quy Định Của Pháp Luật Cạnh Tranh Việt Nam, Quy Định Của Pháp Luật Về Xin Đường Khi Tham Gia Giao Thông, Các Quy Định Pháp Luật Về Đạo Đức Nghề Nghiệp Của Người Giáo Viên Mầm Non, Quy Định Pháp Luật Về Đạo Đức Nghề Nghiệp Của Người Giáo Viên Mầm Non, Căn Cứ Xác Định Hành Vi Hạn Chế Cạnh Tranh Theo Pháp Luật Việt Nam, Quy Định Chi Tiết Một Số Điều Và Biện Pháp Thi Hành Luật Khiếu Nại, Quyết Định Bổ Nhiệm Người Đại Diện Theo Pháp Luật, Mẫu Văn Bản Xác Nhận Vốn Pháp Định Của Cơ Quan Tổ Chức Có Thẩm Quyền, Kiểm Soát Tập Trung Kinh Tế Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam, Mẫu Giấy Quyết Định Bổ Nhiệm Người Đại Diện Theo Phap Luật, Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp Đồng Quy Định Của Pháp Luật Và Thực Tiễn áp Dụng, Báo Cáo Giải Trình Tiếp Thu ý Kiến Thẩm Định Của Bộ Tư Pháp Về Luật Phòng Chống Ma Túy, Báo Cáo Giải Trình Tiêp Thu ý Kiến Thẩm Định Của Bộ Tư Pháp Về Dự án Luật Phòng Chông Ma Tuy (sử Đổ, Báo Cáo Giải Trình Tiêp Thu ý Kiến Thẩm Định Của Bộ Tư Pháp Về Dự án Luật Phòng Chông Ma Tuy (sử Đổ, Nhận Định Nào Sau Đây Thể Hiện Đúng Mối Quan Hệ Giữa Công Pháp Quốc Tế Và, Quyết Định Về Việc Thay Đổi Người Đại Diện Theo Pháp Luật Của Doanh Nghiệ, Tuân Thủ Quy Định Của Pháp Luật Về An Ninh Mạng; Kịp Thời Cung Cấp Thông Tin Liên Quan Đến Bảo Vệ An, Tuân Thủ Quy Định Của Pháp Luật Về An Ninh Mạng; Kịp Thời Cung Cấp Thông Tin Liên Quan Đến Bảo Vệ An, Văn Bản Pháp Luật Môn Học Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật, Phương Thức Giải Quyết Các Tranh Chấp Kinh Tế Theo Qui Định Của Pháp Luật Hiện Nay, Bộ Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, Don To Cao Ve Luat Hon Nhan Gia Dinh, Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, Luật Hôn Nhân Gia Dình, Giấy ủy Quyền ( Dành Cho Các Hộ Gia Đình, Kinh Doanh, Tổ Chức Khác Không Có Tư Cách Pháp Nhân), Điều 95 Luật Hôn Nhân Gia Đình, Nội Dung Luật Hôn Nhân Gia Đình Sửa Đổi, Luật Hôn Nhân Và Gia Đình 2014, Điều 95 Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, Tìm Hiểu Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Mới Nhất, Chương X Luật Hôn Nhân Gia Đình, Mẫu Đơn Tố Cáo Vi Phạm Luật Hôn Nhân Gia Đình, Dự Thảo Luật Hôn Nhân Gia Đình, Điều 2 Luật Hôn Nhân Và Gia Đình,
Văn Bản Pháp Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, Nhận Định Nào Sau Đây Thể Hiện Được Đặc Trưng Của Pháp Luật, Luận Văn Về Điều Kiện Kết Hôn Trong Pháp Luật Hôn Nhân Và Gia Đình 2014, Thực Tế Hoạt Động Của ủy Ban Nhân Dân Theo Qui Định Của Pháp Luật Hiện Hành, Báo Cáo Kết Quả Qua Giám Sát Việc Tuân Thủ Hiến Pháp Và Pháp Luật Của Hội Đồng Nhân Dân Xã, Quy Định Pháp Luật Về Khiếu Nại Là Cơ Sở Pháp Lý Để Công Dân Thực Hiện Qu, Hiểu Biết Của Đồng Chí Về Vi Phạm Pháp Luật, Kỷ Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý? Các Giải Pháp Phòng, Ch, Hiểu Biết Của Đồng Chí Về Vi Phạm Pháp Luật, Kỷ Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý? Các Giải Pháp Phòng, Ch, Hiểu Biết Của Đồng Chí Về Vi Phạm Pháp Luật, Kỷ Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý? Các Giải Pháp Phòng, Ch, Nghị Định Kiểm Tra Xử Lý Kỷ Luật Trong Thi Hành Pháp Luật Về Xử Lý Vi Phạm , Dự Thảo Luật Sửa Đổi Bổ Sung Một Số Điều Của Luật Giám Định Tư Pháp, Giáo Trình Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Gia Đình Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, Điều 84 Bộ Luật Dân Sự Về Pháp Nhân, Quy Định Pháp Luật, Y Đức Là Quy Định Của Pháp Luật, Gia Đình Đối Vối Xã Hội Học Pháp Luật, 5 Quy Định Pháp Luật, 5 Quy Định Của Pháp Luật, Ba Định Luật Của Pháp Sư, Bảo Hộ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Theo Pháp Luật Việt Nam, Pháp Luật Và Thực Hiện Pháp Luật Trong Nhà Nước Xhcnvn, Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Với Pháp Luật Thương Mại, Tiểu Luận Pháp Luật Và Hệ Thống Pháp Luật Xhcn Việt Nam, Quy Định Pháp Luật Về ủy Quyền, Các Chế Định Của Luật Hiến Pháp, Định Nghĩa Pháp Luật, ý Nghĩa Quy Định Pháp Luật, Luật Giám Định Tư Pháp, Văn Bản Pháp Luật Quy Định Về ủy Quyền, Quy Định Pháp Luật Về Tiền ảo, Quy Định Pháp Luật Về Thư Tín Dụng, Quy Định Pháp Luật Về Tội Rửa Tiền, Quy Định Pháp Luật Về Bảo Mật Thông Tin, Bài Tập Xác Định Quan Hệ Pháp Luật, Mẫu Xác Nhận Vốn Pháp Định, Văn Bản Xác Nhận Vốn Pháp Định, Các Loại Tài Sản Theo Quy Định Của Pháp Luật, 1. Những Quy Định Của Pháp Luật Về Xin Đường, Quyết Định Trái Pháp Luật, Góp ý Dự Thảo Luật Giám Định Tư Pháp, Dự Thảo Luật Giám Định Tư Pháp, Mẫu Di Chúc Theo Quy Định Của Pháp Luật, Nghị Định 34 Ban Hành Văn Bản Pháp Luật, Văn Bản Pháp Luật Quy Định Về Hộ Kinh Doanh, Nghị Định Ban Hành Văn Bản Pháp Luật, Pháp Luật Quốc Tế, Pháp Luật Nước Ngoài Về Bảo Vệ Quyền Trẻ Em, Định Nghĩa Pháp Nhân, Nghị Định Số 59 Theo Dõi Thi Hành Pháp Luật, Quyết Định Sa Thải Trái Pháp Luật, Phân Tích Quy Định Của Pháp Luật Về Quyền Đòi Lại Tài Sản Của Chủ Sở Hữ,
Hôn Nhân Là Gì? Luật Hôn Nhân Gia Đình Quy Định Những Gì?
Bạn là người đang chuẩn bị kết hôn liệu đã hiểu được khái niệm hôn nhân là gì chưa? Mục đích của hôn nhân? Thế nào là hôn nhân hạnh phúc? Đây có lẽ là câu hỏi không ít bạn đang tìm câu trả lời. Chúng tôi, Luật DHLaw nắm bắt được tình hình đó vì vậy xin gửi đến bạn một vài thông tin xoay quanh cuộc hôn nhân để giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc của mình.
1. Hôn nhân là gì?
Khái niệm hôn nhân vô cùng phong phú, đa dạng. Chẳng hạn:
– Với một người phụ nữ, hôn nhân đôi khi là một điều gì đó rất hạnh phúc, bình yên, đôi khi cũng là một cơn ác mộng. Chúng ta không thể biết trước chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày mai nhưng chúng ta có thể chuẩn bị cho ngày mai của mình một cách tốt nhất.
– Có người lại cho rằng, hôn nhân là nấm mồ chôn đi tình yêu khi đang ở độ sung mãn nhất. Nhưng cũng có người gọi nó là quả ngọt của trách nhiệm mà hai con người đang dần hòa nhập và cùng chia sẻ, gánh vác.
– Người khác lại cho rằng: Hôn nhân thường là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người phụ nữ.
Thế hôn nhân là gì dưới góc độ pháp luật được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, khái niệm hôn nhân được hiểu là:
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn
Đúc kết lại ta có thể hiểu hôn nhân là sự kết hợp hoàn toàn tự nguyện giữa hai người khác giới trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng nhau.Ngoài ra, hôn nhân được xác lập sau khi nam nữ đăng ký kết hôn và tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền.
Mục đích cơ bản của hôn nhân là việc sinh sản, nuôi dưỡng và giáo dục con cái của vợ chồng. Quan trọng hơn nữa hôn nhân góp phần duy trì nòi giống, đảm bảo tương lai tồn tại của cả một dân tộc.
3. Hôn nhân hạnh phúc được xây dựng trên cơ sở nào?
Thế nào là hôn nhân hạnh phúc? Theo như DHLaw nhận thấy thì một hôn nhân hạnh phúc sẽ được xây dựng trên những yếu tố sau:
Để kéo dài một cuộc hôn nhân hạnh phúc thì mỗi người cần ý thức rằng nó vô cùng khó khăn. Chính cái điều khó khăn đó mà mỗi người cần phải phấn đấu vun vén, đầu tư và luôn luôn giữ gìn nó. Nếu bạn chọn một gia đình hạnh phúc thì bạn phải nghĩ rằng nó là một thứ nhìn không thấy nhưng không phải là cái mà mình không thể sờ được.
Một cuộc hôn nhân sẽ thật hạnh phúc nếu như cả hai luôn tôn trọng sự riêng tư của nhau, biết tạo ra sự dung hòa trong cuộc sống. Ví dụ: Trước khi tiến đến hôn nhân thì mỗi bên có quyền có cuộc sống riêng của mình. Tuy nhiên, nếu đã đăng ký kết hôn mỗi người cần phải điều chỉnh thói quen để hai người thích ứng với nhau.
* Đừng xao nhãng chăm chút cho tình yêu
Hạnh phúc luôn tồn tại xung quanh ta chỉ có điều là chúng ta có biết trân trọng đón chào và hết lòng bảo vệ nó hay không. Hạnh phúc chỉ thực sự có khi người ta kết hôn chỉ đơn giản yêu và yêu.
Nếu bạn kết hôn vì bất kỳ lý do nào khác thì cao lắm nó cũng chỉ cho bạn một cuộc sống chung yên ả chứ chưa phải là đã thực sự có hạnh phúc. Không có gì đẹp như tình yêu và cũng chẳng có gì dễ dàng đổ vỡ như tình yêu. Do đó, bảo vệ tình yêu và nâng niu là việc không được sao nhãng.
4. Những nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân hiện nay
Căn cứ Điều 2 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, trong mối quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng có những nguyên tắc cơ bản sau:
1. Hôn nhân là sự kết hợp trên tinh thần tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng và phải thật sự bình đẳng nhau.
2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta về hôn nhân và gia đình.
5. Mối quan hệ hôn nhân được xác lập và chấm dứt khi nào?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 xác định quan hệ hôn nhân như sau:
Hôn nhân là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
* Thời điểm chấm dứt mối quan hệ hôn nhân
Căn cứ Điều 57 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:
Quan hệ hôn nhân sẽ bắt đầu chấm dứt kể từ ngày có bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Độ ngũ Luật sư DHLaw sẽ tư vấn Luật hôn nhân cụ thể, chi tiết và hoàn toàn miễn phí nha.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Add:Tell: Hotline: Email: Bộ phận Tư vấn Luật Hôn nhân – Gia đình DHLaw 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. (028) 66 826 954 0909 854 850 hoặc 0356 049 000 contact@dhlaw.com.vn
Bạn đang xem bài viết Chế Định Ly Hôn Trong Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Ở Nước Ta Hiện Nay Định Hướng Và Giải Pháp Hoàn Thiện trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!