Cập nhật thông tin chi tiết về Chuyện Vui Khi Tây Học Tiếng Việt mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong bài tập, một chàng Tây đã phân tích: “Gió đưa (được) cành trúc” thì ắt hẳn phải là gió to, ý có bão. Với từ “la” anh phân vân: một là con la, hai là anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. “Thiên mụ” thì có nghĩa đàn bà trời – ý hẳn là vợ trời.
Trong bài tập, một chàng Tây đã phân tích: “Gió đưa (được) cành trúc” thì ắt hẳn phải là gió to, ý có bão. Với từ “la” anh phân vân: một là con la, hai là anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. “Thiên mụ” thì có nghĩa đàn bà trời – ý hẳn là vợ trời.
“Sao gọi vợ là “cháu” cô ấy lại giận”
Về nhà nghỉ hè sau một năm làm trợ giảng môn tiếng Việt ở trường Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Minh Hiếu đã “giắt túi” được một “lô” những câu chuyện dở khóc dở cười của sinh viên.
Cô kể, tiếng Thái với tiếng Việt có nhiều từ giống nhau như đúc, ví dụ như từ “mực”, phát âm giống nhau và đều chỉ cá mực nhưng có nhiều từ lại lơ lớ, từ “trả lời”, “khép nép”, “khỏe khoắn” của tiếng Việt thì từ đó trong tiếng Thái là “chả lới”, “kham nap”, “khem khaeng”.
Chính vì thế, sinh viên Thái thường nhớ những từ này rất nhanh nhưng đến lúc viết thì không thể nhớ ra nó viết thế nào.
Hiếu còn kể, để sinh viên được “sống” trong môi trường tiếng Việt, cô đề xuất mỗi sinh viên tự chọn cho mình một cái tên Việt. Đến giờ lên lớp, cô bật cười vì một nam sinh viên “đòi” cái tên “Mỹ Xuân”.
Lại có một cậu sinh viên khác, vốn rất chăm chú trong các giờ học, về nhà cũng rất chịu khó tìm tòi nghiên cứu. Trong buổi chọn tên, cậu đi lên và dõng dạc trình bày: “Tên tiếng Việt của em là Phật Thủ”. Cô giáo trẻ bật cười khi cậu học trò lấy tên một loại quả người ta dùng để cúng trên bàn thờ để đặt tên Việt cho mình.
Còn về phát âm thì nhiều âm sinh viên không thực hiện được nên lúc đọc ra tiếng Việt nghe rất ngộ. Ví dụ như từ “hội thoại”, trong tiếng Thái không có âm “oai”, nên sinh viên chỉ đọc được “hội thuội”, rèn thế nào cũng không thể chuẩn được.
Tuy nhiên, Hiếu nhận xét, sinh viên nước ngoài rất hào hứng và có thái độ cầu thị trong các giờ học. Điều đó tiếp thêm sức mạnh cũng như củng cố quyết tâm cho cô tiếp tục trau dồi để đem Việt Nam đến gần hơn với bạn bè thế giới.
Thu Hà hiện đang là hướng dẫn viên du lịch. Hà thường kể chuyện về những học sinh lớn tuổi người nước ngoài mà Hà dạy kèm.
“Chú học sinh” này sang Việt Nam làm việc đã 2 năm và mới tổ chức lễ cưới với một cô dâu Việt. Sau bài học về đại từ nhân xưng, chú Giòm (tên Hà thường gọi “chú học sinh” của mình) rất thích thú và nhập tâm. Nhưng đến buổi hôm sau, vừa “vào lớp”, chú Giòm đã thắc mắc: “Cháu nói, với người ít hơn mình nhiều tuổi thì là xưng chú – cháu đúng không? Sao chú gọi vợ chú là “cháu” thì cô ấy lại giận nhỉ ?”.
Hà bật cười rồi phải giải thích đi giải thích lại mấy lần chú Giòm mới hiểu rồi thốt lên: “Ôi trời, sao phức tạp thế”.
Hà cho biết, dạy tiếng Việt cho người Tây vừa dễ lại vừa khó. Dạy họ rất thoải mái vì họ thường chủ động và áp dụng nhanh, lại rất kiên trì. Tuy nhiên, nhiều lúc cô cũng vấp phải những tình huống dở khóc dở cười như trên.
Có buổi, Hà dạy chú Giòm cách đi chợ, mua hàng và trả giá. Chú Giòm rất vui vì thực sự bài học này vô cùng hữu ích (theo như lời chú nói). Hà cũng rất vui vì cô hiểu ra, nên dạy những gì gần gũi với họ hơn là dạy theo sách vở.
Hà kể, lúc học xong, cô và Giòm ra chợ để thực hành. Chú Giòm nhớ bài cực nhanh cũng như lúc trả giá rất biểu cảm, kiểu như: “Đắt quá”; “Bao nhiêu tất cả”… Khi trả giá xong, cô bán hàng đưa túi hoa quả cho chú Giòm thì chú cầm vội lấy, nói: “Tốt quá” rồi hí hửng đi luôn mà quên trả tiền. Cô bán hàng ớ ra, nói với theo: “Money money” thì chú Giòm quay lại xin lỗi rối rít.
“Tại kiếp trước tôi là người Việt Nam”
Thầy Nguyễn Hưng Quốc, chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại học Victoria (Úc) kể về cô học sinh Erica của mình.
Erica từng chia sẻ vì bắt đầu học tiếng Việt theo giọng Bắc ở Bắc Giang, khi về lại Úc, cô không thể giao tiếp với người Việt ở Úc vốn phần lớn nói theo giọng miền Nam.
Dần dần cô mới hiểu và phát âm được những chữ như “dề Diệt Nam dui dẻ”. Rồi Erica còn nói cô đang muốn học cách phát âm của người miền Trung, thầy Quốc rất bất ngờ. Cuối cùng, khi Erica kết luận: “Nhiều lúc em có cảm tưởng học tiếng Việt không phải học một mà là học ba ngôn ngữ khác nhau: “tiếng” miền Nam, “tiếng” miền Bắc và “tiếng” miền Trung”.
Thầy Quốc cho biết, thầy từng gặp nhiều người nước ngoài nói tiếng Việt rất tốt. “Cách đây ba hay bốn năm, có một học giả người Đức đến Melbourne tham dự một cuộc hội nghị quốc tế. Anh hẹn gặp tôi ở khu chợ của người Việt ở Footscray. Chúng tôi ăn trưa rồi sau đó đi loanh quanh ở chợ và các tiệm tạp hóa. Vừa đi vừa nói chuyện bằng tiếng Việt. Những người chung quanh trố mắt nhìn. Một số không nén được tò mò, khều tay tôi hỏi: “Sao ổng nói tiếng Việt hay quá vậy?”. Anh bạn người Đức nghe thế, cười bảo: “Tại kiếp trước tôi là người Việt Nam mà!” Mấy người chung quanh cười. Chúng tôi đi rồi, tiếng cười và những lời khen ngợi vẫn còn vang lên sau lưng”, thầy Quốc chia sẻ.
Biến tấu một câu ca qua lăng kính dịch của một chàng Tây
Một anh sinh viên người Hungary sang Việt Nam làm nghiên cứu sinh môn tiếng Việt. Cuối đợt nghiên cứu, trường ĐHQG Hà Nội tổ chức một kỳ thi gọi là khảo sát trình độ của từng nghiên cứu sinh. Đề văn ra như sau: “Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao: “Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”.
Đọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái chí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều: “Gió đưa (được) cành trúc” thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão. Với từ “la” anh phân vân giữa hai cách hiểu: Một là “la” là sự kết hợp giữa lừa và ngựa. Hai là “la” anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này. “Đà” là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó. “Thiên mụ”: Đàn bà trời – ý hẳn là vợ trời. “Thọ” : Nhiều lần (lâu). Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ: “Trời nổi cơn bão lớn/ Lao xuống tà vẹt đường/Vợ trời đánh một tiếng chuông/ Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần”.
Theo Người Đưa Tin
Học Tiếng Anh Mùa Trung Thu, Vui Đón Trăng Rằm
Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn những từ vựng trung thu tiếng Anh thông dụng thường dùng và những câu chúc thông dụng trong ngày rằm tháng tám.
Tết Trung thu trong tiếng Anh là Mid-Autumn Festival. Ngoài ra, Trung thu còn được gọi là Full-Moon Festival, Lantern Festival, Mooncake Festival…
Bánh trung thu (Mooncake /ˈmuːn keɪk/) là món bánh không thể thiếu trong ngày rằm tháng tám.Tuy mooncake được hiểu chung là bánh trung thu nhưng thực chất chỉ mang nghĩa là bánh nướng, còn bánh dẻo sẽ dùng từ snow skin mooncake.
Tết Trung thu là thời điểm trăng sáng và tròn nhất năm, đây cũng là dịp gửi tới những người thân yêu trong gia đình, bạn bè lời chúc ý nghĩa. Chúng ta thường chúc nhau bằng tiếng Việt, nhưng ít người biết cách gửi gắm những thông điệp này bằng tiếng Anh. Cùng khám phá ngay thôi!
Happy Mid-Autumn Festival (Chúc mừng ngày Tết Trung thu).
Happy Mid-Autumn Festival! May the round moon bring you a happy family and a successful future (Mừng Tết Trung thu, chúc cả gia đình hạnh phúc và thành công).
Wish you a perfect life just like the roundest moon in Mid-Autumn Day (Mong bạn hạnh phúc vẹn tròn như vầng trăng tròn ngày Trung thu).
The Mid-Autumn Day approaches. I wish your family happiness and blessings forever (Ngày Tết Trung thu sắp tới, tôi mong gia đình bạn hạnh phúc và luôn gặp an lành).
Trung thu là tết đoàn viên, hãy gửi lời chúc ý nghĩa đến những người thân yêu của mình (Nguồn: Mytour)
Happy Mid-Autumn Day! Wish that you go well and have a successful and bright future (Chúc mừng ngày Tết Trung thu, mong rằng những điều thuận lợi, thành công và may mắn sẽ đến với bạn).
I wish that your career and life, just like the round moon on Mid-Autumn Day, be bright and perfect (Tôi mong công việc và cuộc sống của bạn sẽ sáng và trọn vẹn như vầng trăng tròn ngày rằm tháng tám).
The roundest moon can be seen in the Autumn. It is time for reunions. I wish you a happy Mid-Autumn Day and a wonderful life (Khi trăng tròn nhất vào mùa Thu cũng là thời điểm để mọi người sum họp gia đình. Tôi mong bạn có một Trung thu vui vẻ và cuộc sống mãn nguyện).
Wishing us a long life to share the graceful moonlight (Mong chúng ta mãi được thưởng thức ánh trăng tuyệt đẹp này). Câu nói này là một cách nói “bóng bẩy” với ý nghĩa với chúc trăm năm hạnh phúc, đầu bạc răng long.
A bright moon and stars twinkle and shine. Wishing you a merry Mid-Autumn Festival, bliss and happiness (Mặt trăng và những ngôi sao lấp lánh tỏa sáng. Mong bạn có một mùa Trung thu an lành và hạnh phúc).
Thường Lạc tổng hợp
Nguồn: Bostonenglish
Định Nghĩa Vui Về Các Môn Học
Đây là môn học duy nhất không có sự bổ ích. Các bạn được học 1 + 1 = 2, điều mà một vài năm sau người ta lại nói 1 + 1 = 10 và nói cho bạn biết hệ nhị phân là gì. Người ta cũng dạy bạn vi phân, tích phân và nhiều thứ quan trọng khác nhưng nói chung, bạn vẫn phải dùng đến máy tính bỏ túi khi đi chợ.
Môn học nghiên cứu sự rụng của táo và các loại quả khác. Bạn cũng được học cách tính giờ tàu chạy và khi nào hai con tàu gặp nhau nếu chạy trên cùng một… đường ray. Người học vật lý xong thường ít trồng táo hoặc đi tàu hỏa.
Môn học phải ghi nhớ những câu trả lời đúng và những bài thí nghiệm. Đổ một lọ này vào lọ kia, lắc hoặc khuấy, nhiều lúc phải đun lên, rồi cuối cùng đổ tất cả ra vườn, đó là thí nghiệm.
Môn học nghiên cứu ruồi giấm và một số vật nuôi trong nhà khác. Tuy nhiên, nếu ta hỏi một người lớn rằng “làm sao để có em bé”, thể nào ta cũng được câu trả lời “có con cò mang em bé đến và đặt lên cửa sổ cho các bà mẹ”.
Môn này dạy bạn cách xem bản đồ và bạn phải chỉ ra châu Mỹ trên bản đồ thế giới. Đây có lẽ là môn mới mẻ nhất, vì trước khi Christopher Columbus tìm ra châu Mỹ, chắc chưa ai phải học môn này cả.
Các thầy giáo sẽ bắt bạn nhớ xem ai đã lật đổ một ông vua nào đó. Nhiều khi bạn phải nhớ ngày sinh của một ông hoàng bà chúa nào đó mặc dù ông/bà ta không làm sinh nhật, mà bạn cũng chẳng cần phải nhớ để tặng quà.
Bạn phải đọc một quyển sách dày đến nỗi chỉ kịp liếc qua cái tên của nó trước khi vào phòng thi. Sau khi học môn này, bạn sẽ có thể biết Huy Gô và Huy Cận không phải là hai anh em.
Triết học là một hiện tượng luận về hiện tượng mà đôi khi chúng ta luận về hiện tượng đó thì đúng là hiện tượng luận, cho nên người ta mới gọi hiện tượng luận là luận về hiện tượng đó nhưng hiện tượng đó đôi khi không là hiện tượng luận nên luận về hiện tượng đó là hiện tượng luận!
Nói chung các môn học có thể gói gọn lại thành 2.000 tiết. Học trong 4 hoặc 5 năm. Trong đó chỉ có 2 tiết thật sự là hữu ích (ví dụ, chỉ bật được quạt khi có điện) còn 1.998 tiết còn lại hoàn toàn vô nghĩa (ví dụ điện đã làm cho quạt quay như thế nào?…). Tất cả những việc bạn phải làm là chép lời thầy giảng, nhớ chúng, chép chúng vào bài thi, rồi sau đó quên đi.
Những ai chẳng may không thể quên được thì trở thành giáo viên và suốt đời không ra khỏi trường đại học.
Tiếng Việt : Các Khoa Và Ngành Học
Các khoa và ngành học
Khoa Kinh tế
Ngành Kinh tế
Nắm bắt phương pháp tư duy nhận định xã hội
Mục đích của ngành học này là đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức cơ bản để đánh giá chính xác tình hình kinh tế – xã hội và có khả năng áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn.
Ngành Quản trị kinh doanh
Theo đuổi quản trị kinh doanh để có thể áp dụng trong thực tế sống
Mục đích của ngành học này là đào tạo những chuyên viên có hiểu biết cơ bản về quản trị kinh doanh nói chung, và thông qua giáo dục thực tiễn, những chuyên viên này còn có thể xử lý đa dạng các vấn đề trong hiện trạng thực tế.
Khoa Xã hội
Khoa Xã hội được thành lập nhằm liên kết hoạt động với ngành Kinh tế với mục đích phát triển kinh tế tiên tiến của xã hội con người, học tập các phương pháp thực tiễn và cải tiến về việc hình thành nguồn nhân lực dồi dào trong bối cảnh quá độ của sự phát triển kinh tế đó. Trong khoa Xã hội có ngành Xã hội và ngành Du lịch quốc tế, mục đích đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, được trang bị đầy đủ những kiến thức xã hội học.
Ngành Xã hội
“Phúc lợi xã hội”, “chăm sóc trẻ em”,” tâm lý học”. Đào sâu hiểu biết về con người và xã hội
Ngành Du lịch quốc tế
Học lý thuyết và thực hành, trở nên chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch
Mục đích là đào tạo nguồn nhân lực mang tầm quốc tế có thể làm việc một cách tích cực và được trang bị sẵn kiến thức chuyên môn và năng lực tư duy linh hoạt trong định hướng của sự phát triển công nghiệp, khu vực, xã hội, văn hóa mà trọng tâm là du lịch hay hiểu biết về sự khác biệt giữa các nền văn hóa với nhau.
Khoa Thông tin lưu thông
Ngành Thông tin lưu thông
Học tập thực tế về lĩnh vực logistics hàng đầu
Ngành Thông tin lưu thông lấy khái niệm về logistics làm nòng cốt, mục đích của ngành là đào tạo nguồn nhân lực có khả năng phối hợp hiệu quả ngành công nghệ thông tin và ngành lưu thông, có tầm nhìn rộng, và có thể thiết kế được hệ thống kinh tế – xã hội.
Khoa Luật
Khoa Luật được thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu của khu vực và của lĩnh vực công nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực có khả năng hoạch định chính sách và thực hiện nó dựa trên việc áp dụng kiến thức pháp luật. Khoa Luật có ngành Luật kinh doanh và ngành Hành chính tự trị, mục đích là đào tạo nguồn nhân lực có tư duy logic hay cảm giác cân bằng dựa trên những kiến thức về pháp luật, được trang bị cả về nhân cách với việc giáo dục sâu rộng.
Ngành Luật kinh doanh
Học luật pháp giúp ích cho cuộc sống và kinh doanh
Mục đích là đào tạo nguồn nhân lực hiểu biết sâu về ý nghĩa hiện đại của quản trị doanh nghiệp hay sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động doanh nghiệp, có thể áp dụng thực tiễn những hiểu biết đó trong lĩnh vực kinh doanh.
Ngành Hành chính tự trị
Trao dồi kinh nghiệm bản thân với các bí quyết trong hoạt động kích hoạt khu vực
Khoa Sức khỏe thể thao
Ngành Sức khỏe thể thao
Từ vận động viên cho đến các nhà lãnh đạo. Học thực tiễn để thực hiện các ước mơ
Ngành Sức khỏe thể thao có mục đích đào tạo nguồn nhân lực không chỉ có thể hoạt động tích cực như một vận động viên chuyên nghiệp mà còn là hoạt động duy trì và tăng cường sức khỏe cho độ tuổi từ thanh thiếu niên đến người già, đóng góp vào việc đẩy mạnh giáo dục nhà trường hay giáo dục xã hội. thể thao này là đặc thù riêng không thể thấy ở những ngành nghiên cứu trong đại học khác.
Bạn đang xem bài viết Chuyện Vui Khi Tây Học Tiếng Việt trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!