Cập nhật thông tin chi tiết về Cơ Hội Và Thách Thức Ngành Khoa Học Công Nghệ Thời Kì Toàn Cầu Hóa mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Xu thế phát triển hiện đại đã kéo theo khuynh hướng tiên tiến toàn cầu hóa. Hay nói cách khác, đó là quá trình tăng lên những mối quan hệ có ảnh hưởng tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Và khoa học công nghệ chính là công cụ thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa đó. Trong quá trình tranh đua kinh tế gay gắt, quốc gia nào có khoa học và công nghệ đi đầu, quốc gia đó chiến thắng.
Vậy khoa học công nghệ là gì?
Thực tế, khoa học và công nghệ là hai khái niệm khác nhau. Nếu như khoa học là tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên và tư duy được thể hiện dưới dạng các lý thuyết, định lý, định luật, và nguyên tắc thì công nghệ lại nghiên cứu những giải pháp kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất và đời sống.
Khoa học và công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kết hợp hai yếu tố này, con người có thể vận dụng những hiểu biết, tri thức khoa học vào sáng tạo cải tiến các công cụ công nghệ thông tin, tối ưu các phương tiện phục vụ cho sản xuất và phát triển dịch vụ, là bước đi ngắn nhất để hội nhập quá trình toàn cầu hóa thế giới. Học công nghệ thông tin ra làm gì? Câu trả lời đó chính là đòn bẩy nhanh nhất dẫn đến thành tựu của nhân loại.
Việt Nam đang ở vị trí nào trong bối cảnh toàn cầu hóa công nghệ?
Sang thế kỉ 20, ngành khoa học kỹ thuật của Việt Nam có bước nhảy vọt khi bắt đầu giai đoạn xúc tiến thương mại. Chúng ta đang trong quá trình đổi mới và chuyển giao công nghệ thông tin. Việt Nam tập trung chú ý vào đổi mới công nghệ, nhập công nghệ mới, nắm bắt và đưa công nghệ mới vào sản xuất, cải tiến và sáng tạo ra sản phẩm công nghệ mới.
Ngày nay, sinh viên học công nghệ thông tin ra làm gì không còn là câu hỏi khó của người trẻ. Bối cảnh toàn cầu hóa và tiếp cận công nghệ tân tiến thế giới đã giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức tập trung đầu tư và phát triển nghiên cứu khoa học, cải tiến công nghệ để hòa nhập và giao lưu với các nước có kinh tế mạnh. Từ đó đưa giá trị của người Việt, sản phẩm Việt ra sánh vai với bạn bè quốc tế. Vậy đâu là cơ hội và thách thức của chúng ta trong bối cảnh toàn cầu hóa?
Học công nghệ tân tiến của thế giới là cơ hội lớn giúp kinh tế Việt Nam phát triển
Xúc tiến thương mại đã tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta. Đặc biệt ở lĩnh vực khoa học và công nghệ, các nước tiên tiến có nền khoa học và công nghệ phát triển cao như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đều đổ dồn sự chú ý vào Việt Nam. Sự hội nhập, giao lưu với nền khoa học công nghệ của thế giới đã giúp Việt Nam tiếp cận với công nghệ hiện đại, từ đó học tập kinh nghiệm, tiếp thu thành tựu và phát huy khả năng sáng tạo, ứng dụng vào thực tiễn.
Việc chuyển giao các dây chuyền công nghệ tiên tiến của thế giới vào từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể ở Việt Nam như: công nghệ sản xuất ô tô, công nghệ sản xuất thiết bị di động cầm tay, chip và các sản phẩm viễn thông, công nghệ xây dựng cầu đường và đặc biệt công nghệ thông tin trong các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng đã góp phần đưa các ngành này từng bước tiếp cận và đạt đến trình độ của thế giới.
Một ví dụ điển hình về sự tiếp thu, học công nghệ hiện đại và phát minh sáng tạo chính là thành tựu khổng lồ sáng chế xe hơi mang thương hiệu VinFast của tập đoàn Vingroup trong thời gian gần đây. Không những là chiếc xe hơi nội địa đầu tiên do người Việt sản xuất dưới sự hỗ trợ từ các chuyên gia ô tô hàng đầu từ ngành công nghiệp ô tô của Mỹ và châu Âu, dựa trên nền tảng công nghệ Đức và thiết kế đậm chất Italia, ô tô của VinFast còn sản phẩm hoàn hảo khiến những nước đi đầu về công nghệ phải nể phục.
Bên cạnh đó, các chương trình hợp tác đào tạo nhân lực công nghệ thông tin và nghiên cứu khoa học trình độ cao nhằm tiếp nhận, chuyển giao những thành tựu tiên tiến của thế giới cũng được mở ra. Điều này góp phần nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ những người làm khoa học hiện có và phát triển đội ngũ các kỹ sư công nghệ thông tin trẻ để họ kế tục sự nghiệp phát triển nền công nghệ 4.0 hiện đại giúp Việt Nam ngày càng vươn tới đỉnh cao, từng bước chạm tới mốc tiên phong.
Những khó khăn, thách thức không hề nhỏ với ngành nghiên cứu khoa học nói chung và người học công nghệ thông tin nói riêng
Trong bối cảnh này, việc cạnh tranh về hàng hóa với Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Các mặt hàng tiêu dùng Trung Quốc, nhất là hóa chất và đồ nhựa ồ ạt đổ dồn về nước ta chiếm thị phần, từ đó gây tác động không nhỏ về kinh tế. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này chính là do một phần chúng ta chưa nắm được công nghệ sản xuất như họ, thứ hai là do chúng ta chưa có đủ máy móc, thiết bị tiên tiến dẫn đến các mặt hàng chưa cạnh tranh được về mẫu mã, giá cả cũng như chất lượng. Từ đó gây ra tình trạng doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh yếu kém ngay cả trong nước.
Bên cạnh đó, sự đầu tư ngân sách nhà nước cho việc học công nghệ tiên tiến và phát triển ngành khoa học kỹ thuật và còn nhỏ giọt và có nhiều vướng mắc. Theo khảo sát, các nước tiên tiến đầu tư rất mạnh (đạt từ 3 – 5% ngân sách) cho việc nghiên cứu và phát triển khoa học, đặc biệt là nghiên cứu các sản phẩm khoa học ứng dụng. Trong khi đó, Việt Nam chỉ đầu tư khoảng 2% tổng chi ngân sách, một con số chênh lệch quá lớn dẫn đến thách thức cho nền kinh tế chung.
Một yếu điểm lớn nhất chính là đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy môn nghiên cứu khoa học và công nghệ thông tin, đặc biệt là các nhà khoa học đầu ngành còn thiếu nhiều, nhất là khi tình trạng “chảy máu chất xám” vẫn còn chưa giải quyết được. Các trường đại học, trung tâm đào tạo, giảng dạy chuyên sâu về khoa học và công nghệ thông tin chưa hoạt động hiệu quả. Cơ chế quản lý khoa học nhất là cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài còn nhiều tiêu cực. Việc đào tạo còn nhiều hạn chế nên sinh viên ngành công nghệ thông tin phần lớn ra trường vẫn chưa tìm được việc làm hoặc không biết phải làm gì để phù hợp với khả năng. Từ đây có thể thấy khó khăn và thách thức của Việt Nam trên con đường hội nhập khoa học còn khá nhiều điều vướng mắc.
Học công nghệ thông tin ra làm gì? Câu hỏi lớn của những người học các ngành này trong bối cảnh toàn cầu hóa
Công nghệ thông tin là một ngành rất hot ở thời điểm hiện tại, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang tiếp xúc đến gần hơn với nhiều thành tựu khoa học công nghệ. Trong thời kỳ hội nhập, công nghệ thông tin là ngành mũi nhọn mang đến những phát minh vượt bậc cho khoa học kỹ thuật. Theo định hướng quy hoạch quốc gia đến năm 2020 Việt Nam cần khoảng 1.000.000 lao động thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Chính vì thế nhiều sinh viên tìm học công nghệ thông tin như một thước đo về tri thức và sự bảo đảm cho nghề nghiệp tương lai.
Hiện nay, ngành công nghệ thông tin được phân chia thành 5 chuyên ngành phổ biến, gồm: khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm. Tất cả những lĩnh vực này đều hướng tới một mục tiêu chung là phát triển việc nghiên cứu và thực nghiệm khoa học, mang kỹ thuật vào ứng dụng mọi mặt đời sống bằng cách sáng tạo và phát triển các ứng dụng, các sản phẩm tiện ích, cao cấp nhất.
Đối với sinh viên học công nghệ thông tin, các bạn ra trường có thể làm các công việc như lập trình viên, kỹ sư phát triển web, chuyên gia sáng tạo phần mềm, ứng dụng, chuyên gia phát triển robot, máy móc… Ngoài ra, công nghệ thông tin có mặt trong tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống xã hội hiện nay và vì vậy sinh viên công nghệ thông tin ra trường sẽ không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề việc làm như đối với các ngành học khác.
Nắm rõ bối cảnh và lợi ích của ngành khoa học công nghệ, các bạn trẻ cần có đam mê và niềm yêu thích đối với công nghệ thông tin sẽ có thể tự tin hơn với con đường mình lựa chọn. Đối với các bạn yêu thích môn khoa học tự nhiên, có tư duy logic, thích tìm tòi sáng tạo, làm nên cái mới sẽ là ứng viên vô cùng phù hợp với ngành học này. Đừng bỏ lỡ cơ hội học ngành công nghệ thông tin nếu bạn còn trẻ bởi bạn sẽ chẳng bao giờ phải lo thất nghiệp.
Công Nghiệp Lọc – Hóa Dầu: Hẹp Cơ Hội, Tăng Thách Thức
Theo nghiên cứu của Viện Dầu khí Việt Nam, cơ hội phát triển ngành công nghiệp hóa dầu ở Việt Nam là rất lớn. Có thể kể đến hóa dầu Nghi Sơn (chỉ tính riêng hóa dầu) có công suất 2,35 triệu tấn/năm; Nhà máy NH3 và dẫn xuất ở Quảng Trị công suất 600 nghìn tấn/năm lấy nguyên liệu là mỏ khí Báo Vàng; Tổ hợp hóa dầu Cá Voi Xanh ở Quảng Nam và Quảng Ngãi; một số nhà máy NH3, tách Ethane, Nhà máy Melamin ở Vũng Tàu và Cà Mau.
Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam Ngô Thường San phát biểu tại hội thảo
Viện Dầu khí chỉ ra rằng: Ngành hóa dầu cần tập trung phát triển lĩnh vực hóa dầu (đặc biệt hóa dầu từ dầu thô/ hóa dầu từ khí thiên nhiên và HVA), ưu tiên tích hợp với các nhà máy hiện hữu để tận dụng thế mạnh về cơ sở hạ tầng sẵn có, nguồn nguyên liệu từ các sản phẩm của NMLD/ LHLHD hiện hữu,… PVN và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tiềm năng sản xuất các sản phẩm hóa dầu nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước của các ngành chế tạo ô tô, xây dựng và điện – điện tử.
Ông Nguyễn Văn Hội, Phó Tổng giám đốc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) báo cáo tham luận tại hội thảo với nhiều thông tin giá trị. 9 tháng qua, NMLD Dung Quất đã sản xuất đạt sản lượng đạt 5,3 triệu tấn; doanh thu 83.807 tỉ đồng; nộp NSNN khoảng 9.265 tỉ đồng. Tính từ tháng 2/2009 đến nay, NMLD Dung Quất đã sản xuất 55,6 triệu tấn sản phẩm, đạt doanh thu khoảng 964,98 nghìn tỉ đồng (tương đương hơn 40 tỉ USD); nộp ngân sách khoảng 154,78 nghìn tỉ đồng (tương đương 7 tỉ USD). Năm 2018, Nhà máy hoạt động ổn định, công suất tối ưu (bình quân 107% so với công suất kế hoạch là 100%). 9 tháng, giá trị thực hiện tiết kiệm ước thực hiện 712,39 tỷ đồng, vượt 47,6% so với chỉ tiêu năm 2018 đặt ra (482,64 tỷ), trong đó phần giảm tiêu hao trong chế biến, tối ưu hóa năng lượng khoảng 707,05 tỷ đồng.
Có thể nhận thấy, thách thức đối với NMLD Dung Quất thời gian ngắn, trung hạn và dài hạn là rất lớn. Đầu tiên là nguồn dầu thô ngọt trong nước đang suy giảm dần về sản lượng và chất lượng. Ngoài ra, NMLD Nghi Sơn nhận được nhiều ưu đãi về cơ chế chính sách nên thị trường tiêu thụ sản phẩm là thách thức dài hạn với BSR. Cơ chế chính sách cũng có nhiều bất cập khiến BSR và các doanh nghiệp khâu sau của ngành Dầu khí khó phát triển bền vững.
Ông Bùi Minh Tiến, Chủ tịch HĐQT PVCFC tham luận
Thách thức là thế nhưng BSR cũng nhìn nhận ra cơ hội để phát triển. Đầu tiên là thị trường sản phẩm hóa dầu tiềm năng, cấu hình NMLD Dung Quất mở, có thể đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các sản phẩm hóa dầu. Sau gần 10 năm vận hành NMLD Dung Quất, đội ngũ nhân sự vận hành, bảo dưỡng của BSR đã trưởng thành, nhiều người có đẳng cấp chuyên gia lọc dầu nên có thể “xuất khẩu chất xám” cho các nhà máy lọc hóa dầu trong và ngoài nước. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra cơ hội để BSR hoàn thiện hệ thống quản trị nội bộ, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tham luận tại hội thảo, ông Bùi Minh Tiến – Chủ tịch HĐQT Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau cho biết: Đạm Cà Mau là đơn vị đầu tiên sản xuất thành công loại urê hạt đục tại Việt Nam, là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường phân bón hiện nay, chiếm hơn 30% thị phần phân bón trong nước.
Ông Nguyễn Văn Hội, Phó Tổng giám đốc BSR nêu bật các thách thức của NMLD Dung Quất
Sau 7 năm hoạt động, Đạm Cà Mau đã cung cấp trên 5 triệu tấn phân đạm cho nền nông nghiệp nước nhà và hàng trăm nghìn tấn phân bón chuyên dụng khác đảm bảo cung ứng nguồn phân bón chất lượng, đều đặn cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đạm Cà Mau cung ứng nguồn phân bón chất lượng với giá thành hợp lý, kịp thời vụ, được bà con tin dùng, không để xảy ra tình trạng sốt phân, sốt giá mỗi khi cao điểm.
Tuy nhiên, Đạm Cà Mau cũng phải đối mặt với vô vàn thách thức như: Cạnh tranh về giá với phân bón nhập khẩu do các nhà máy nước ngoài có sẵn nguyên liệu khí, được trợ giá khí, thời gian các nhà máy của họ đi vào hoạt động đã lâu nên mức khấu hao thấp. Công tác quản lý thị trường phân bón thiếu đồng bộ và chồng chéo dẫn đến tồn tại tình trạng phân bón giả, kém chất lượng, ảnh hưởng đến nhà sản xuất phân bón có thương hiệu trong nước.
Nhà máy Đạm Cà Mau được thiết kế sử dụng nguồn cấp khí duy nhất từ mỏ PM3-CAA & 46 CN và giá khí 46% FO. Sau năm 2018, nguồn cung khí suy giảm, Đạm Cà Mau không đủ lượng khí đầu vào để vận hành 100% công suất. Bên cạnh đó, Nhà máy Đạm Cà Mau còn khấu hao khoảng 1.200 tỷ đồng/năm; Nợ gốc và lãi vay bình quân trên 900 tỷ đồng/năm – là những thách thức về tài chính đang cần được hóa giải của Đạm Cà Mau.
Về chính sách, ông Bùi Minh Tiến cho biết: Chính sách hỗ trợ giá khí của Chính phủ đảm bảo hiệu quả kinh tế của Nhà máy đạm Cà Mau chỉ kéo dài đến hết năm 2018 (giá khí chiếm 43% giá thành). Trong khi phương án giá khí Chính phủ đang xem xét cao hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả nhà máy
Do đó, Đạm Cà Mau kiến nghị Chính phủ cần có những quyết sách đúng đắn về nguồn khí và giá khí đầu vào cho Đạm Cà Mau để nhà máy duy trì sản xuất, hỗ trợ người dân được tiếp cận với việc sử dụng sản phẩm chất lượng, giá cả phải chăng để đảm bảo canh tác có lãi và góp phần ổn định thị trường phân bón, giảm nhập khẩu.
Ông Hồ Sĩ Thoảng nêu những việc cần làm của lĩnh vực lọc hóa dầu
Ông Hồ Sĩ Thoảng, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Dầu khí Việt Nam nhấn mạnh: Phát triển lọc dầu và hóa dầu là đúng với nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, tỷ lệ chưa cân đối, cần đẩy mạnh hóa dầu. Theo quan điểm của ông Thoảng, những năm tới, không nên làm bất cứ dự án lọc dầu nào nữa. Tập trung vào nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất để dự án này đã hiệu quả càng hiệu quả hơn.
Theo ông Hoàng Xuân Hùng, nguyên Phó Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, có 5 vấn đề lớn cần xử lý của lĩnh vực lọc hóa dầu, đó là: 1. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm (đặc biệt dự án Nghi Sơn). Đối với Dung Quất đó là lộ trình hội nhập của Việt Nam trong các hiệp định khu vực nên tiêu thụ sản phẩm dự báo sẽ khó khăn; 2. Bảo lãnh để vay vốn triển khai các dự án mà Nhà nước chiếm phần chi phối; 3. Các thách thức về thuế; 4. Nguyên liệu cho lọc – hóa dầu, đặc biệt là khí cho các nhà máy đạm; 5. Chính sách đặc thù cho PVN và ngành Dầu khí của Chính phủ.
Ông Bỳ Văn Tứ, một bậc trưởng lão trong ngành Dầu khí thẳng thắn: Chính sách cho phát triển hóa dầu là không rõ ràng và không nhất quán. Chúng ta đều nhận thấy rằng, thời gian tới, khâu hóa dầu sẽ bị thoái vốn, vai trò Việt Nam sẽ là thứ yếu trong các liên doanh mà dự án Long Sơn là một điển hình. “Chúng ta cứ mơ tưởng dự án này dựa án kia. Nhưng chính sách của Nhà nước thực sự phát triển hóa dầu không?. Bên cạnh đó, nguồn vốn cấp cho các doanh nghiệp là ít, thậm chí không có. Ngược lại, tận thu bằng thuế đã diễn ra và đang có xu hướng lặp lại” – ông Bỳ Văn Tứ phân tích.
Ông cũng nhìn nhận: Bất cứ dự án công nghiệp nào, cụ thể là dầu khí, khi Việt Nam tham gia thì trì trệ, nhưng phía Việt Nam rút vốn là triển khai ào ào. Hóa dầu sắp tới chỉ có nước ngoài hoặc tư nhân mới làm nhanh và hiệu quả. Hóa dầu đang gặp khó khăn do chúng ta không gắn với các ngành công nghiệp cần nguyên liệu là hóa dầu. Việc thì cần, tiền thì có, nhưng người làm rất ít (tức không đủ cơ chế để làm, không đủ tính thuyết phục để vay tiền mà làm nên ít người dám làm, dám quyết…). Theo ông, điều kiện quan trọng nhất là Chính phủ cần tháo gỡ cơ chế để giải ngân các dòng tiền sao cho nhanh, đúng luật để doanh nghiệp yên tâm làm việc.
Đức Chính (ghi chép)
Những Thách Thức Lớn Của Môi Trường Toàn Cầu
Có rất nhiều định nghĩa về môi trường. Theo ” Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam“, thì : “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.
Còn theo kinh tế học: “Môi trường là toàn bộ các vùng vật lý và sinh học, các điều kiện vật chất – tự nhiên với tư cách là sản phẩm lâu dài của tạo hóa, có trước con người, có tương tác lẫn nhau, và cùng tác động đến sự hình thành, sinh tồn và phát triển của con người, cùng các hoạt động xã hội của họ. Về cơ cấu, môi trường bao gồm sinh quyển (không khí, nước, đất đai, ánh sáng…) và hệ sinh sống, mà giữa chúng có ảnh hưởng tương tác đến nhau, và cùng ảnh hưởng đến cuộc sống của con người”…
Vậy nhưng, môi trường toàn cầu đang có chiều hướng ngày càng xấu đi và có ảnh hưởng nhất định đến sự tồn vong của con người. Và con người đang đứng trước những thách thức lớn về môi trường toàn cầu.
Thách thức thứ nhất: Ô nhiễm đất. Trên toàn thế giới đang có xu hướng tăng hiện tượng đất bị ô nhiễm, bởi: một là, do con người quá lạm dụng hoặc do tác động phụ của việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng khác. Mỗi năm, trên thế giới có hàng nghìn hóa chất mới được đưa vào sử dụng trong khi con người vẫn chưa hiểu biết hết tác động phụ của chúng đối với hệ sinh vật. Hai là, không xử lý đúng kỹ thuật các chất thải công nghiệp và sinh hoạt khác của người và súc vật, hoặc các xác sinh vật chết gây ra… Ô nhiễm đất làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng, hủy diệt sự sống một số sinh vật trong những khu vực ô nhiễm nặng, đồng thời còn đe dọa đến sức khỏe con người thông qua vật nuôi, cây trồng, thậm chí gây ra những biến dạng sinh thái và di truyền nặng nề cho hệ sinh sống.
Thách thức thứ hai, đó là vấn đề ô nhiễm nguồn nước . Sự ô nhiễm các nguồn nước đang có nguy cơ gia tăng do thiếu biện pháp xử lý cần thiết các loại rác thải sinh hoạt và công nghiệp; do các hóa chất dùng trong nông nghiệp và các nguồn nhiễm xạ, nhiễm bẩn từ các nguyên vật liệu khác dùng trong sản xuất; ô nhiễm do các loài thực vật nổi trên mặt nước sinh sôi mạnh làm động vật biển chết hàng loạt do thiếu ô xy. Một vài loài thực vật nổi còn có thể sinh ra độc tố nguy hiểm cho hệ động vật và cả con người; ô nhiễm do khai thác đáy biển lấy dầu khí và các loại khoáng sản quí hiếm khác; ô nhiễm còn do các chất thải trong thiên nhiên (ước tính mỗi năm có hơn 60 vạn tấn chất thải từ không trung rơi xuống nhất là chất hydro các bua từ khí quyển – gọi là mưa khí quyển).
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, hiện có tới 50% dân số thành thị trên thế giới sống trong môi trường không khí có mức khí SO2 vượt quá tiêu chuẩn và hơn 1 tỉ người đang sống trong môi trường có bụi than, bụi phấn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Những năm gần đây, lượng khí thải ngày càng tăng lên (trong vòng 20 năm tới sẽ tăng gấp 15 lần so với hiện nay). Sự ô nhiễm không khí có thể trực tiếp giết chết hoặc hủy hoại sức khỏe các sinh vật sống, gây ra “hiệu ứng nhà kính” và các trận mưa a xít không biên giới làm biến dạng và suy thoái môi trường, hủy diệt hệ sinh thái.
Thách thức thứ tư là tài nguyên biển đang bị khai thác bừa bãi, rừng bị thu hẹp dần cùng với sự gia tăng đất bị sa mạc hóa. Biển càng ngày càng trở thành cái thùng rác lớn nhất của quả đất nên ngày càng bị ô nhiễm nặng. Thêm vào đó là sự khai thác bừa bãi, mù quáng quá mức cho phép của con người. Hiện nay, trước sức ép của các vấn đề kinh tế-xã hội, các nước đã và đang đồng loạt tiến quân ra đại dương nên sự cạn kiệt tài nguyên biển và vấn đề ô nhiễm đang ngày càng trở nên trầm trọng.
Cùng với biển, rừng đang ngày càng bị thu hẹp dần. Tốc độ phá rừng ở nhiều quốc gia trên thế giới đang ở mức độ chóng mặt. Rừng bị thu hẹp kéo theo những tai họa khổng lồ mang tính chất toàn cầu như làm biến dạng hệ sinh thái, tăng nguy cơ khan hiếm nước, thay đổi khí hậu và gia tăng các tai họa thiên nhiên.
Tình trạng sa mạc hóa kéo theo nhiều hệ lụy khó lường. Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ, bức xạ, sự mất ổn định về khí hậu… đều gây hại trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe và di truyền của sinh vật, thực vật sống, trong đó có con người. Hậu quả sẽ thật khủng khiếp và khó lường. Những tổn thất về con người và vật chất do môi trường suy thoái gây ra đã và đang vượt quá tổn thất về người và của do các biến động xã hội và từ chiến tranh.
Dự báo, những năm đầu thế kỷ này, số nạn nhân của môi trường sẽ lên đến ít nhất 50 triệu người. Con người đang đứng trước sự cảnh báo mới : Trừ chiến tranh hạt nhân, thì sự biến đổi của khí hậu sẽ là mối đe dọa lớn nhất với sự tồn vong của loài người và tương lai của quả đất. Đó là những lời cảnh báo để con người mau chóng có những hành động tích cực với môi trường, vì môi trường và vì sự sống của chính mình.
Học Triết Học Ra Trường Làm Gì? Thách Thức Đi Kèm Cơ Hội
Việc làm Báo chí – Truyền hình
1. Học triết học – ngành học đầy thách thức!
1.1. Học triết học và những điều cơ bản nên biết!
Nếu ai đã từng tiếp xúc qua với triết học hoặc không có niềm đam mê với triết học thì nhiều người nhận định rằng đây là ngành học giành cho những kẻ mọt sách, hoặc những người có suy nghĩ hơi lập dị, thích nghiên cứu và thậm tệ hơn có những bạn trẻ nói đến ngành học này thường chỉ những kẻ có vấn đề về thần kinh mới học ngành này,… Hơn nữa, triết học là ngành học sẽ chẳng trang bị kiến thức và kỹ năng nào giống như ngành kế toán, lập trình viên hay kỹ sư xây dựng hay các ngành về bác sĩ, giáo viên,..
Với ngành học triết học thì ngành học này sẽ dạy cho bạn những kỹ năng và giá trị sống vô cùng ý nghĩa, có ích và giúp bạn áp dụng cả vào trong thực tế đời sống cá nhân hoặc các các kỹ năng, kiến thức về chuyên môn. Các kiến thức, kỹ năng mà ngành triết học sẽ cung cấp cho bạn đó có thể là các kỹ năng như: kỹ năng phân tích và phán đoán, kỹ năng giao tiếp hiệu quả, khả năng bao quát tất cả các khái cạnh grong một cuộc tranh luận và xây dựng lại một vấn đề để nắm được mấu chốt đồng thời cung cấp cho bạn những kỹ năng về giao tiếp để phục vụ giao tiếp hiệu quả.
Ngoài ra, sinh viên học ngành triết học có thể được trang bị các kiến thức, chuyên môn về việc trực tiếp đưa ra các giải pháp và cách thức giải quyết các vấn đề một cách chuyên nghiệp đồng thời giúp cho sinh viên sau khi học triết học ra trường có thể tìm ra các các phương pháp hiểu quả và linh hoạt xử lý và sắp xếp các thông tin một cách có tổ chức, xem xét làm thế nào để tìm ra được các giải pháp hợp lý với những kỹ năng vô cùng có giá trị. Thực chất, đây là một môn học khá thú vị giúp cho người học có nhiều kiến thức, kỹ năng vô cùng có giá trị áp dụng vào đường sống hàng ngày.
Trong tiếng anh, triết học được gọi là cái tên Philosophy được tách ra từ hai ngữ nghĩa của từ “philo” và “sophia”.
Trong tiếng anh “philo” có nghĩa là yêu còn “sophia” có nghĩa là trí tuệ hoặc có thể hiểu là chân lý, sự đúng đắn.
Nói theo ngôn ngữ của triết học thì con người sau khi đi tìm chân lý (sophia) sẽ được dẫn đến các trường phái triết học khác nhau như duy tâm hay duy vật, duy lý, hiện sinh,…
Bạn có thể hiểu đơn giản như sau: ví dụ tri thức luận là lĩnh vực giúp cho sinh viên sau khi học tri thức luận sẽ tự tìm ra câu trả lời cho câu hỏi tri thức luận là gì hay những gì đã cấu thành và tạo nên tri thức luận, liệu con người có thực sự có tri thức. Từ đó các triết gia sẽ tìm ra câu hỏi thực sự cho mọi vấn đề ở thế giới nhân sinh quan này,
Triết học cũng mang một hàm nghĩa khác đó trí khôn và sự thật, chân lý trong từ triết chỉ và nhắc đến hàm nghĩa trí khôn, lý là chân lý.
Thực sự, nếu như đã đủ hiểu biết và tìm hiểu sâu về triết học thì có thể thấy đây là ngành học vô cùng có ý nghĩa và những người thật sự có trí khôn, sự hiểu biết sâu rộng cùng với đó là niềm đam mê với việc tìm ra chân lý cuộc đời mưới có thể kiên trì theo đuổi ngành học này, đây là một ngành học vô cùng đáng trân trọng và đáng nể.
1.2. Tại sao triết học là là môn học thách thức nhưng nhiều cơ hội
Có rất nhiều người thắc mắc: “học triết học ra trường làm gì” cũng bởi biết được rằng triết học không phải là một ngành học như các ngành học khác, nó không cung cấp kỹ năng, kiến thức để làm nghề cụ thể như các công việc khác đã nói ở trên.
Nhưng chúng tôi xin chia sẻ với bạn rằng tuy ngành triết học không dạy cho bạn một kiến thức, kỹ năng làm nghề cụ thể nào cả nhưng nếu bạn theo đuổi ngành triết học bạn sẽ được cung cấp các kiến thức, kỹ năng phụ vụ cho mọi ngành nghề, bởi triết học cung cấp cho bạn tư duy đúng đắn từ suy nghĩ cho tới hành động chứ không dạy bạn phải suy nghĩ một vấn đề gì đó.
Nếu học triết học là một môn hoc thách thức mọi khả năng trí tuệ, sự linh hoạt và cả thách thức việc bạn có đủ mạnh mẽ lựa chọn và theo đuổi ngành này hay không. Nếu như bạn tự tin và mong muốn đồng thời có niềm đam mê với triết học chúng tôi xin khuyên nhủ bạn hãy theo đuổi công việc này đến cùng.
Sau khi bạn theo đuổi với ngành học triết học bạn sẽ có cho mình những suy nghĩ và tư duy cực kỳ trưởng thành, chin chắn giúp bạn linh hoạt trong việc xử lý và phân tích các thông tin đồng thời cho bạn khả năng lập luận thuyết phục một cách hiệu quả và trình bày một cách logic.
Và bạn biết không những kỹ năng, kiến thức mà triết học mang tới cho bạn là là những kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong muốn tìm kiếm ở các ứng viên hiện nay đặc biệt là trong xu hướng thị trường ngày càng phát triển, các nhà tuyển dụng đều mong muốn có được cho mình một đội ngũ nhân viên dồi dào tri thức, tư duy và sự hiểu biết sâu rộng, linh hoạt trong việc giải quyết mọi tình huống và là những nhân lực cực kỳ tài giỏi. Và các nhà tuyển dụng chỉ có thể tìm ứng viên như vậy nhanh nhất từ những người học triết học mà thôi!
Vì vậy để trả lời cho câu hỏi: “học triết học ra làm gì?” thật không còn khó để trả lời nữa đúng không nào?
2. Học triết học ra trường làm gì và có quá khó để xin việc
Sau khi học triết học ra trường thường sẽ không khó để có thể tìm được việc.
Sinh viên sau khi học triết học có thể làm các công việc trong ngành xuất bản hoặc trong ngành báo chí. Bởi với việc tốt nghiệp chuyên ngành triết sau khi ra trường, sinh viên có thừa khả năng để ứng tuyển vào các ngành trong ĩnh vực truyền thông hay xuất bản hoặc báo chí.
Đặc biệt trong thời đại công nghệ số 4.0 như hiện nay mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho ngành báo chí và xuất bản khi có nhiều công cụ hỗ trợ hơn cho các lĩnh vực này. Bạn có thể trở thành thành viên của nhà xuất bản kỹ thuật số trực tuyến hoặc trên các thiết bị điển tự như: e-book,.. Hoặc ngoài ra sinh viên sau khi học triết học ra trường có thể trở thành nhà biên tập, hoặc làm ở các tạp trí, ấn phẩm truyền thông, làm bên mảng marketing hoặc bán hàng. Có vô vàn các công việc trong lĩnh vực báo chí và xuất bản mở ra nhiều cơ hội tìm kiếm viec lam daklak cho sinh viên học triết học ra trường mà không còn phải băn khoăn xem học triết học ra trường làm gì nữa!
Cụ thể hơn nếu sinh viên học triết học ra trường làm trong lĩnh vực báo chí có thể nhanh chóng, dễ dàng xử lý và đảm nhận trách nhiệm trong việc nghiên cứu hoặc viết bài hay có đủ kỹ năng cần thiết để biên tập văn bản và trình bày, diễn thuyết trước đám đông, Cùng với đó với những gì đã được trang bị sau khi học triết học và ra trường sinh viên dễ dàng tiếp cận với các hình thức truyền thông khác nhau đặc biệt trong thời đại số 4.0 như hiện nay, sinh viên dễ dàng tiếp cận các hình thức truyền thông đa phương tiện một cách dễ dàng cùng với đó học triết học ra trường sinh viên cũng có thể làm viên trong các đài phát thành truyền hình.
Thay vì làm việc trong lĩnh vực báo chí hoặc xuất bản, sinh viên sau khi học triết học ra trường cũng có thể làm việc trong các lĩnh vực cộng đồng.
Thực sự, nếu chịu khó tìm hiểu bạn có thể tìm được vô vàn công việc sau khi tốt nghiệp chuyên ngành triết học và không còn phải băn khoăn, lo lắng và đặt ra câu hỏi:” học triết học ra trường làm gì?”
Ngoài ra, sau khi học triết học ra trường bạn có thể nhanh chóng tìm kiếm các công việc trên thông qua các bản tin viec lam Dong Nai moi nhat và các tỉnh thành khác tại trang chúng tôi Đây là một trang tìm việc vô cùng uy tín và chất lượng có thể giúp các ứng viên tìm kiếm các công việc ở mọi ngành nghề, tỉnh thành. Rất nhiều sinh viên sau khi học triết học ra trường đã nhanh chóng tìm kiếm được việc làm với mức lương cao thông qua chúng tôi
Bạn đang xem bài viết Cơ Hội Và Thách Thức Ngành Khoa Học Công Nghệ Thời Kì Toàn Cầu Hóa trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!