Xem Nhiều 3/2023 #️ Có Phải Cứ Người Giàu, Địa Vị Cao Là Trở Nên Khôn Ngoan Hơn? Đáp Án Này Sẽ Khiến Bạn Thực Sự Bất Ngờ # Top 10 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 3/2023 # Có Phải Cứ Người Giàu, Địa Vị Cao Là Trở Nên Khôn Ngoan Hơn? Đáp Án Này Sẽ Khiến Bạn Thực Sự Bất Ngờ # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Có Phải Cứ Người Giàu, Địa Vị Cao Là Trở Nên Khôn Ngoan Hơn? Đáp Án Này Sẽ Khiến Bạn Thực Sự Bất Ngờ mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hiện nay đang tồn tại một nghịch lý rằng: Xã hội con người ngày càng trở nên thông minh hơn, nhưng chúng ta gần như vẫn chưa tiến được bước đáng kể nào trong việc gắn kết giữa con người với nhau.

Điều đó đã khiến nhà tâm lý học Igor Grossmann tại ĐH Waterloo, Canada phải trăn trở, vì lẽ gì mà trong xã hội ngày nay các cuộc xung đột diễn ra nhiều tương đương, nếu không muốn nói là hơn so với trước đây? Trong khi rõ ràng, con người ta ngày càng trở nên thông minh hơn?

Nhưng hóa ra, Grossman nhận thấy rằng các loại trí tuệ đơn thuần không có tác dụng gì cả. Chẳng hạn bạn có tài về ngoại ngữ, giỏi kiếm tiền, hay có biệt tài về nghệ thuật… cũng không hữu ích mấy để khiến cuộc sống của bạn trở nên hòa hợp hơn với người xung quanh.

Thay vào đó, để tạo được sợi dây liên kết giữa con người với nhau thì mấu chốt chính là một dạng trí tuệ đặc biệt hơn, được gọi là “khôn ngoan” (wisdom), hoặc thông thái.

Khôn ngoan được định nghĩa như khả năng thừa nhận sự giới hạn về kiến thức của bản thân, nhìn nhận thế giới theo quan điểm của những người khác, thay vì lảng tránh hoặc phản đối chúng.

Và có một điều bất ngờ đây! Theo nghiên cứu vào năm 2017 cũng do Grossman thực hiện, thì sự khôn ngoan đến một cách tự nhiên hơn với những người trưởng thành trong tầng lớp nghèo của xã hội.

Hay nói cách khác, những người ở tầng lớp thấp, nghèo khó và đôi khi là ít học lại được xem là khôn ngoan hơn.

Nghiên cứu Grossman có hai phần. Đầu tiên là cuộc khảo sát trực tuyến với hơn 2000 người trên khắp nước Mỹ. Người tham gia được yêu cầu nhớ lại cuộc xung đột, tranh cãi bất đồng quan điểm gần đây với bất kỳ ai.

Người tham gia được chia ra 2 loại. Đầu tiên là “tầng lớp xã hội” – dựa trên mức thu nhập, giáo dục. Loại thứ hai là nhóm “suy luận khôn ngoan” – dựa trên các câu trả lời về cuộc xung đột.

Hai loại điểm này được so sánh tương quan với nhau và các nhà khoa học nhận thấy nhóm có điểm số xã hội thấp nhất (tức những người thu nhập thấp, ít được đi học và phải lo lắng nhiều hơn về tài chính) có mức điểm khôn ngoan cao gấp đôi so với nhóm ở tầng lớp xã hội cao nhất.

Phần hai của nghiên cứu tiến hành với 200 người sống ở thành phố Ann Arbor, Michigan. Người tham gia được yêu cầu kiểm tra IQ, sau đó đọc ba bức thư nói về mâu thuẫn giữa anh chị em, bạn bè và vợ chồng. Tiếp đến, họ được yêu cầu đưa ý kiến về sự phát triển về sau của các mối quan hệ trong thư. Cuối cùng, hai giám khảo không biết gì về tuổi tác, giới tính, tầng lớp xã hội của người tham gia sẽ cho điểm khôn ngoan dựa trên câu trả lời.

Vậy kết quả này thể hiện điều gì?

Theo Eranda Jayawickreme, nhà tâm lý xã hội học từ ĐH Wake Forest (Mỹ): “Công trình này là bước tiến trong việc nghiên cứu sự khôn ngoan.”

Kết quả từ nghiên cứu chỉ ra rằng những người lớn lên trong môi trường lao động, “làm công ăn lương” phải dựa vào các nguồn lực chung của cộng đồng. Ngược lại tầng lớp trung lưu lại có xu hướng tập trung vào giáo dục để nâng cao chỉ số IQ, mà không nỗ lực tương xứng để rèn dũa các kỹ năng giải quyết xung đột.

Nếu muốn thúc đẩy sự suy luận khôn ngoan của bản thân, Grossman khuyên chúng ta rằng hãy nên cố gắng dùng ngôn ngữ của “người ngoài cuộc” khi đề cập đến một cuộc xung đột. Chúng ta cũng có thể tham gia nhiều hơn các hoạt động xã hội.

Ở những hoàn cảnh như vậy kinh nghiệm và tiêu chuẩn cá nhân không phải được đặt lên hàng đầu, và mỗi người sẽ học được cách cách hòa hợp tốt hơn với những người khác.

Sự Khôn Ngoan Là Gì

Mỗi khi tôi thốt ra từ “khôn ngoan”, thì có ai đó sẽ cười khúc khích hoặc chế nhạo. Sự khôn ngoan (wisdom), thậm chí hơn cả tri thức chuyên môn, không ngồi thoải mái trong một xã hội dân chủ, dân túy. Trong một thời đại bị chi phối bởi khoa học và kỹ thuật, bởi chuyên môn hóa và phân cấp, đây là một khái niệm không rõ ràng, quá bao quát và quá bí ẩn. Với đầu óc của chúng ta lúc nào tập trung vào điện thoại thông minh và máy tính bảng, vào phiếu lương và các bản báo cáo ngân hàng, chúng ta không còn thời gian hoặc không gian tinh thần cho “sự khôn ngoan”.

Nhưng mọi thứ không phải lúc nào cũng thế. Từ “khôn ngoan” xuất hiện 222 lần trong Cựu Ước, bao gồm tất cả bảy bộ ‘sách khôn ngoan’: Gióp (Job), Thánh Vịnh (Thi Thiên: Psalms), Cách Ngôn (Proverbs), Giảng Viên (Ecclesiastes), Diễm Ca (the Song of Solomon), Sách Khôn Ngoan (Book of Wisdom), và Sách Huấn Ca (Sirach). “Quả thật, núp bóng khôn ngoan khác nào núp bóng tiền bạc: nhưng khôn ngoan hiểu biết thì có lợi hơn, vì sự khôn ngoan làm cho người khôn được sống” (Giảng Viên 7:12).

Từ “triết học: philosophy” theo nghĩa đen có nghĩa là “tình yêu đối với sự khôn ngoan”, và sự khôn ngoan là mục tiêu bao quát của triết học, hoặc, ít nhất, của triết học cổ đại. Trong tác phẩm Lysis của nhà đại hiền triết Plato, Socrates nói với người bạn trẻ Lysis rằng, nếu không có sự khôn ngoan, thì ông sẽ không quan tâm đến bất kỳ ai: “… nếu bạn khôn ngoan, thì tất cả mọi người sẽ là bạn bè và người thân của bạn, vì bạn sẽ trở thành người hữu ích và tốt lành; nhưng nếu bạn không khôn ngoan, thì không một ai, kể cả cha mẹ, người thân, hoặc bất kỳ ai khác, sẽ trở thành bạn của bạn”. Thần hộ mệnh của Athens, thành phố mà Lysis được chọn làm bối cảnh, không thua kém gì Athena, nữ thần khôn ngoan, đã nhảy ra trong một bộ giáp từ hộp sọ của thần Zeus. Biểu tượng của nữ thần, và biểu tượng của sự khôn ngoan, là con cú, mà nó có thể nhìn xuyên thấu bóng đêm.

Và tên của loài chúng ta, Homo sapiens, có nghĩa là “người khôn ngoan”.

Cách Nhìn Đúng Về Sự Khôn Ngoan

Vậy chính xác thì sự khôn ngoan là gì? Mọi người thường nói về “tri thức và sự khôn ngoan” như thể chúng có mối liên hệ chặt chẽ hoặc thậm chí là cùng một loại, vì vậy có thể sự khôn ngoan là kiến thức, hoặc rất nhiều kiến thức. Nếu sự khôn ngoan là tri thức, thì nó phải là một loại tri thức nào đó, nếu không thì học thuộc một cuốn danh bạ điện thoại hoặc tên của tất cả các con sông trên thế giới, cũng có thể được tính là sự khôn ngoan. Và nếu sự khôn ngoan là một loại tri thức nào đó, thì nó không phải là kiến thức về khoa học hay kỹ thuật, nếu không thì những người hiện đại như chúng ta sẽ khôn ngoan hơn cả những nhà thông thái nhất trong số các triết gia cổ đại. Bất kỳ học sinh nào trong thế kỷ 21 cũng sẽ khôn ngoan hơn cả Socrates.

Vào thời rất xa xưa, Chaerephon đã hỏi oracle tại Delphi rằng liệu có ai khôn ngoan hơn Socrates không, và vị nữ tư tế Pythian trả lời rằng không một ai khôn ngoan hơn đại triết gia này. Để khám phá ra ý nghĩa của câu nói này, Socrates đã hỏi những người được xem sở hữu sự khôn ngoan – các chính trị gia, tướng lĩnh, nhà thơ, thợ thủ công – và trong mỗi trường hợp đều kết luận rằng, “Tôi có thể khôn ngoan hơn ông ở điểm này, đó là, tôi không nghĩ rằng tôi biết những gì tôi không biết. “Từ đó trở đi, Socrates đã cống hiến cho việc phục vụ các vị thần bằng cách tìm kiếm bất kỳ ai có thể là người khôn ngoan và, “nếu người ấy không khôn ngoan, thì ông sẽ cho họ thấy rằng họ không phải là người khôn ngoan”. Ông đã xúc phạm quá nhiều người với câu hỏi của mình đến nỗi, cuối cùng, họ đã xử ông tội chết.

Kinh thánh nói với chúng ta, “Kiêu hãnh đi liền với ô nhục, khôn ngoan ở với kẻ khiêm nhường” (Châm ngôn 11: 2). Socrates là người khôn ngoan nhất trong mọi người không phải vì ông biết mọi thứ hay bất cứ điều gì, nhưng bởi vì ông biết được những gì ông không biết, hay nói cách khác, bởi vì ông biết được những giới hạn của những điều mà ông biết. Shakespeare đã diễn giải điều này chính xác nhất trong vở kịch As You Like It, “Kẻ ngu ngốc thực sự nghĩ rằng hắn khôn ngoan, còn người khôn ngoan biết mình là kẻ ngu ngốc”. Tuy nhiên, xem ra sự khôn ngoan không chỉ là “kiến thức tiêu cực”, nếu không tôi có thể sẽ không tin vào bất cứ điều gì và cho rằng bản thân mình khôn ngoan. Hoặc sự khôn ngoan bao gồm việc sở hữu các tiêu chuẩn nhận thức rất cao, đó là, bao gồm việc đặt ra một tiêu chuẩn rất cao để tin vào một điều gì đó, và thậm chí còn cao hơn nữa để gọi niềm tin đó là kiến thức. Nhưng rồi chúng ta trở lại với bức tranh của sự khôn ngoan như một cái gì đó giống như kiến thức khoa học.

Trong cuộc đối thoại Meno của Plato, Socrates nói rằng những con người khôn ngoan và đạo đức dường như rất dở trong việc truyền đạt những phẩm chất đó: Themistocles có thể dạy con trai Cleophantus những kỹ năng như đứng thẳng trên lưng ngựa và phóng lao, nhưng không một ai cho rằng Cleophantus là người khôn ngoan, cũng như Lysimachus và con trai của ông là Artistides, Pericles và các con trai của ông là Paralus và Xanthippus, rồi Thucydides và các con trai của ông là Melesias và Stephanus. Và nếu không thể dạy được sự khôn ngoan, thì đó không phải là một loại kiến thức.

Nếu không thể dạy sự khôn ngoan, thì làm thế nào, Meno hỏi, những người tốt tồn tại? Socrates trả lời rằng hành động đúng đắn nhờ vào sự hướng dẫn thay vì nhờ vào kiến thức: một người có kiến thức về con đường đến thành Larisa, Hy Lạp có thể trở thành một hướng dẫn viên giỏi, nhưng một người chỉ có ý kiến chính xác về con đường này, nhưng chưa bao giờ đến và biết nơi đó, cũng có thể trở một người hướng dẫn giỏi như vậy. Vì không thể dạy sự khôn ngoan, cho nên nó không thể là kiến thức được; và nếu nó không thể là kiến thức, thì nó phải là ý kiến đúng – điều này lý giải tại sao những người khôn ngoan như Themistocles, Lysimachus, và Pericles không thể truyền đạt sự khôn ngoan cho những đứa con trai của mình. Những nhân vật này không khác gì những người thầy bói, những nhà tiên tri và nhà thơ, đây là những người nói sự thật khi họ được truyền cảm hứng thiêng liêng nhưng không có kiến thức thực sự về những gì họ đang nói.

Aristotle cho chúng ta một đầu mối quan trọng khác trong cuốn Siêu Hình Học (Metaphysics), khi ông nói rằng sự khôn ngoan là sự hiểu biết các nguyên nhân. Không một giác quan nào được xem là sự khôn ngoan bởi vì, mặc dù chúng cung cấp những kiến thức chính xác về những điều cụ thể, nhưng chúng không phân biệt nguyên nhân sâu xa của bất cứ điều gì. Tương tự như vậy, chúng ta cho rằng các nghệ sĩ sẽ khôn ngoan hơn những người có kinh nghiệm bở vì các nghệ sĩ biết “lý do” hoặc nguyên nhân, và do đó có thể truyền đạt, trong khi những người có kinh nghiệm thì không, và không thể. Nói cách khác, sự khôn ngoan là sự hiểu biết về mối quan hệ đúng đắn giữa các sự vật, điều này đòi hỏi những cách nhìn xa hơn và đã bị loại bỏ. Trong bộ sách Tusculan Disputations, Cicero trích dẫn triết gia Anaxagoras thời tiền Socrat như một mẫu mực của sự khôn ngoan, người mà khi được thông báo về cái chết của con trai mình, đã phải thốt lên rằng, “Tôi biết tôi đã sinh ra một con người”.

Vì thế sự khôn ngoan không phải là một loại kiến thức như là một cách nhìn, hay những cách nhìn. Khi chúng ta lùi lại vài bước, cũng như khi chúng ta đứng dưới vòi sen hoặc đi nghỉ, chúng ta bắt đầu nhìn thấy một bức tranh rộng lớn hơn. Trong ngôn ngữ sử dụng hàng ngày, “khôn ngoan” có hai điều đối nghịch: “ngu xuẩn” và “dại dột”, theo thứ tự gắn liền với sự thiếu vắng và mất đi tầm nhìn. Để hình thành một tầm nhìn bao quát hơn, tất nhiên, có kiến thức, thông minh, biết suy nghĩ, cởi mở và không thành kiến sẽ rất quan trọng — đó là lý do tại sao chúng ta thường tìm kiếm lời khuyên “độc lập”. Quan trọng hơn cả là sự can đảm, bởi vì nhìn từ trên cao, mặc dù nó có thể tạo cảm giác phấn khích và sau đó là cảm giác được giải thoát, vào lúc ban đầu có vẻ trông đáng sợ — từ đó, tạo nên những tiếng cười khúc khích và ngạo nghễ.

Can đảm, theo Aristotle, là phẩm chất đầu tiên của con người bởi vì nó là một phẩm chất tạo nên các phẩm chất khác.

Theo Psychology Today

Related

Wtf Là Gì? Bạn Sẽ Bất Ngờ Về Nghĩa Của Từ Này Xem Tại ❰Iwiki.vn❱

Ngoài ra, còn có những từ viết tắt thông dụng như CLGT là gì, , bạn cũng có thể xem qua để biết thêm tại .

Lưu ý: có những nghĩa của từ viết tắt này khi được dịch ra sẽ không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam

WTF Là Gì?

WTF là một từ viết tắt của tiếng anh được phổ biến và lan truyền rộng nhờ vào cộng đồng 9GAG nổi tiếng. Sau đó, được cộng đồng Haivl ngày xưa, rồi đến facebook sử dụng và dần trở nên phổ biến như hiện nay. Đây là nghĩa được hiểu rộng rãi nhất của từ viết tắt này.

WTF theo nghĩa tiếng anh là viết tắt của từ “What the fuck!”. Dịch theo nghĩa đen thì “WTF” nghĩa là cái quái quỷ gì thế, cái đ*’o gì thế, chết tiệt,… Thường được dùng để nói biểu đạt cảm xúc và thái độ khó chịu, không hài lòng hoặc khi vô cùng bất ngờ trước một sự việc nào đó giống như một dạng câu cảm thán. Ở tiếng việt chúng ta cũng có một từ viết tắt với nghĩa gần giống “CLGT” bạn có thể tìm hiểu tại bài viết này. Còn đối với tiếng anh thì nó gần giống với cụm từ “What The Hell”.

Ví dụ:

Khi một người quen nhận được điện thoại trúng một giải thưởng lớn nào đó, họ la lên rằng “What The Fuck” nghĩa là họ quá bất ngờ về việc này.

Những Ý Nghĩa Khác Của Từ Viết Tắt WTF:

Ở Việt Nam WTF còn có nhiều biến thể khác được các bạn trẻ suy nghĩ ra và sử dụng như:

Want to fight: muốn đánh nhau không?

Welcome to Facebook: chào mừng đến với facebook

Welcome to FA: chào mừng đến với hội độc thân

Tuy nhiên những nghĩa này rất ít khi được sử dụng và có thể hiểu như vậy thường chỉ được sử dụng trong một số tình huống cụ thể. Như với Welcome to FA: chỉ được nói khi bạn vừa chia tay

Nghĩa của từ này dịch ra nghe không được văn hóa lắm ở Việt Nam nhưng đối với nước ngoài đây chỉ đơn giản là một từ để biểu đạt sự bất ngờ. Ngoài ra, WTF còn là viết tắt của World Taekwondo Federation (Liên đoàn Teakwondo quốc tế) đấy.

Kết:

Bài Tập Câu Cầu Khiến (Có Đáp Án).

Bài tập Câu cầu khiến (có đáp án)

A. Củng cố kiến thức cơ bản

1. Đặc điểm hình thức

– Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, …đi, thôi, nào…hay ngữ liệu cầu khiến

– Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than (!)

– Nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm (.)

2. Chức năng:

– Chức năng dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…

B. Ví dụ minh họa

1. Chức năng ra lệnh: Nghiêm! Chào cờ! Chào!

2. Chức năng yêu cầu: Xin đừng đổ rác !

3. Chức năng đề nghị: Đề nghị mọi người giữ trật tự.

4. Chức năng khuyên bảo:

Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

C. VẬN DỤNG LUYỆN TẬP

Bài 1. Trong những câu văn sau, những câu nào là câu cầu khiến?

1. Ngày mai chúng ta được đi tham quan nhà máy thủy điện đấy.

2. Con đừng lo lắng, mẹ sẽ luôn ở bên con.

3. Ồ, hoa nở đẹp quá!

4. Hãy đem những chậu hoa này ra ngoài sân sau.

5. Bạn cho mình mượn cây bút đi.

6. Chúng ta về thôi các bạn ơi.

7. Lấy giấy ra làm kiểm tra!

8. Chúng ta phải ghi nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ.

9. Hỡi anh chị em nhà nông tiến lên !

10. Anh cứ trả lời thế đi !

11. Trời lạnh quá, em đi mặc thêm áo.

12. Em mặc thêm áo vào đi!

13. Đi đi, con !

14. Mày đi đi !

Hướng dẫn làm bài

Câu cầu khiến: 2 (khuyên bảo) ,4 (đề nghị),5 (yêu cầu), 6 (khuyên bảo), 7 (ra lệnh) , 8 (khuyên bảo), 9 (ra lệnh), 10 (khuyên bảo), 12 (khuyên bảo), 13 (khuyên bảo), 14 (ra lệnh)

Các câu không phải là câu cầu khiến: 1 (Thông báo), 3 (Bộc lộ cảm xúc), 11 (Thông báo)

Bài 2. So sánh các câu sau đây:

1. Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !

2. Chồng tôi đau ốm, ông đừng hành hạ !

3. Chồng tôi đau ốm, xin ông chớ hành hạ !

a. Xác định sắc thái mệnh lệnh trong các câu trên ?

b. Câu nào có tác dụng nhất ? Vì sao ?

Hướng dẫn làm bài

a.

b. Câu 1 là câu có tác dụng nhất : “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !”. Vì đây là mệnh lệnh từ trái tim, từ lẽ phải → chị Dậu kiên quyết hành động để bảo vệ chồng

Bài 3: Hãy cho biết tác dụng của những câu cầu khiến sau:

a, Cậu nên đi học đi.

b, Đừng nói chuyện!

c, Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.

d, Cầm lấy tay tôi này!

e, Đừng khóc.

Hướng dẫn làm bài

Bài 4: Hãy chỉ ra câu cầu khiến trong các đoạn sau, đặc điểm hình thức và chức năng của những câu cầu khiến đó.

a . Bà buồn lắm , toan vứt đi thì đứa con bảo :

– Mẹ ơi , con là người đấy . Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp .

( Sọ Dừa )

b . Vua rất thích thú vội ra lệnh :

– Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền ! Ta muốn ra khơi xem cá .

c. Thấy thuyền còn đi quá chậm , vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn :

– Cho gió to thêm một tí ! Cho gió to thêm một tí !

d. Vua cuống quýt kêu lên :

– Đừng cho gió thổi nữa ! Đừng cho gió thổi nữa !

( Cây bút thần )

Hướng dẫn làm bài

Câu cầu khiến Đặc điểm hình thức Chức năng

a. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp .

Kết thúc bằng dấu (.) và có từ nghi vấn (đừng)

Khuyên bảo

b. Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền !

Kết thúc bằng dấu (!) và có từ nghi vấn (hãy)

Đề nghị

c. Cho gió to thêm một tí ! Cho gió to thêm một tí !

Kết thúc bằng dấu (!)

Yêu cầu

d. Đừng cho gió thổi nữa ! Đừng cho gió thổi nữa !

Kết thúc bằng dấu (!) và có từ nghi vấn (đừng)

Ra lệnh

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 8 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 8 hơn.

Bạn đang xem bài viết Có Phải Cứ Người Giàu, Địa Vị Cao Là Trở Nên Khôn Ngoan Hơn? Đáp Án Này Sẽ Khiến Bạn Thực Sự Bất Ngờ trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!