Cập nhật thông tin chi tiết về Đặc Điểm Của Đất Nền mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đất nền là gì – Đặc điểm của đất nền dự án là gì
Có thể nói, gia đình là điểm tựa cho mỗi người, là sức mạnh, là nơi để trở về sau một ngày dài làm việc mệt mỏi. Ngôi nhà hạnh phúc chính là động lực cho con người phấn đấu, bởi ai cũng có khát vọng sở hữu ngôi nhà của chính mình.
Ở Việt Nam, người tiêu dùng vẫn có sở thích mua đất và xây dựng căn nhà của chính mình. Vì vậy, ở bài viết này, Abc Land xin cung cấp cho bạn một số thông tin về đất nền. Giải đáp thắc mắc đất nền là gì ? Loại đất mà người ta thường xuyên nhắc đến khi có ý định mua đất xây nhà.
Đất nền là gì
Đất nền là những khu đất chưa có sự tác động của con người. Chưa được cải tạo bằng các hoạt động như đào lấp, san đất, đổ cát, đổ đất. Đất nền vẫn giữ được những tính chất, hiện trạng ban đầu của đất.
Đất nền dự án là loại đất nền nằm trong dự án quy hoạch của các chủ đầu tư, tuy nhiên, chưa được cải tạo, tiến hành xây dựng mà vẫn giữ được trạng thái ban đầu của đất.
Đất nền dự án thường được lựa chọn ở những khu vực có điều kiện như sau:
Đây là những khu đất được quy hoạch rõ ràng, được địa phương phê duyệt
Có nhiều tiện ích xung quanh như trường học, siêu thị, công viên,…
Hệ thống cơ sở vật chất tốt, giao thông thuận lợi.
Đất nền theo mục đích sử dụng thì được chia thành các loại như sau:
Đất nền dự án là gì
Như đã nêu ở trên, đất nền dự án thường là những khu vực nằm trong dự án quy hoạch của các chủ đầu tư nhưng chưa tiến hành xây dựng.
Đất thổ cư: còn được biết đến với tên gọi đất phi nông nghiệp. Đây là loại đất được nhà nước cho phép ở, sinh hoạt và xây dựng nhà cửa và các công trình xã hội khác.
Đất liền kề là loại đất như vườn, ao liền kề với đất ở. Nó là diện tích đất nằm liền kề, trong cùng một khu dân cư và chưa được công nhận là đất ở. Loại đất nền này được xác định là đất nông nghiệp khi Nhà nước kiểm định. Nếu đủ điều kiện, người dân có thể xin chính quyền địa phương để chuyển đổi mục đích sử dụng đất, trở thành đất ở.
Bởi vì nước ta có đường bờ biển dài, mạng lưới sông ngòi chằng chịt, nhiều sông, suối cùng địa hình đa dạng gồm đồi núi, đồng bằng, ven biển,… nên xuất hiện những dạng đất nền yếu. Loại đất này là loại đất nền không đủ sức chịu tải, không đủ độ bền tiêu chuẩn hoặc có thể bị biến dạng.
Một số loại đất nền yếu được liệt kê gồm
Đất bùn: Là loại đất chịu lực yếu bởi luôn ở trạng thái no nước, độ rỗng lớn. Đất bùn được hình thành trong môi trường nước nên hạt rất mịn và được xem là một loại đất nền yếu.
Đất sét mềm: Là loại đất có thể bao gồm đất sét hoặc á sét. Đây là loại đất luôn nằm ở trạng thái bão hòa nước, có cường độ thấp, hàm lượng nước trong đất cao.
Đất than bùn: Đất than bùn có nguồn gốc từ chất hữu cơ phân hủy tạo thành. Đây là kết quả của những chất hữu cơ có ở các đầm lầy, hay gần bờ sông tạo thành.
Cát chảy: Là loại cát có kết cấu rời rạc, hạt rất mịn, độ biến dạng lớn khi có thể được nén chặt hoặc pha loãng đáng kể. Có sức chịu tải bé nên khi có tải trọng lớn tác động thì chuyển sang trạng thái chảy nên được gọi là cát chảy.
Những lưu ý khi mua đất nền
Chủ đầu tư đất nền là ai
Trước khi mua đất nền, bạn cần tìm hiểu xem thông tin của chủ đầu tư để đảm bảo chắc chắn về dự án. Không nên quá chú trọng về việc giá rẻ, bởi nếu chủ đầu tư không uy tín, dự án bị chết hay không hoàn thành đúng hạn là rất cao.
Giấy tờ đất rõ ràng hay không
Giấy tờ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều quan trọng. Đây là một điều ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của bạn, nhất là lúc có tranh chấp xảy ra. Trước khi mua, bạn cần chú ý đến các loại giấy tờ như giấy tờ về vị trí dự án, giá trị lô đất, thiết kế xây dựng dự án trong tương lai,…
Hồ sơ pháp lý rõ ràng hay không
Lô đất nền bạn mua cần phải có quyết định giao đất của các ban ngành có chức năng. Đã được phê duyệt và có thủ tục giấy tờ đầy đủ. Điều này sẽ giúp ích cho bạn, tránh việc bạn bị các trung tâm môi giới đất giới thiệu những lô đất nằm trong diện quy hoạch giải tỏa của Nhà nước.
Bạn nên mua những lô đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Để tránh việc tranh chấp sau này, bạn không nên mua những lô đất có chung sổ đỏ với người khác. Trong trường hợp chung sổ, bạn sẽ gặp thủ tục phức tạp nếu muốn tách sổ sau này, bởi sẽ có người đồng ý người không. Và đặc biệt, sổ đỏ cũng giúp ích cho bạn nếu không may lô đất thuộc sở hữu của bạn nằm trong diện giải tỏa của Nhà nước. Bởi khi đó, bạn sẽ được chính quyền đền bù, tránh tổn thất ở mức tối đa.
Tổng kết về đất nền
Đất nền là loại đất được nhắc đến nhiều khi mua đất để xây nhà. vì vậy những thông tin về nó luôn là những thông tin bổ ích, được nhiều người quan tâm. Chúng tôi hy vọng, bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn khi bạn cần đến nó. Nhất là những ai đang có nhu cầu đầu tư đất nền, mua đất nền giá rẻ để ở.
Hiện nay Bình Dương được xem là một trong những tỉnh thành có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất. Các dự án đất nền Bình Dương cũng được đầu tư phát triển với các dự án đẹp. Để nhận những thông tin mới nhất quý khách hàng, nhà đầu tư hãy điền thông tin vào form mẫu dưới đây. Chúng tôi sẽ gửi đến quý khách thông tin các dự án cũng như giá bán, chính sách mới nhất.
Dự án đất nền tại các tỉnh thành
5
/
5
(
4
bình chọn
)
Đặc Điểm Của Ngôn Ngữ Văn Học
Văn học là một loại hình nghệ thuật trong phạm trù nghệ thuật. Nhưng bên cạnh những nét chung, mỗi chuyên ngành nghệ thuật đều có những đặc trưng của nó. Một trong những đặc trưng của văn học đó là ngôn từ văn hoc.
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, ngôn từ là chất liệu của văn học: Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp trong đời sống xã hội. Ngôn ngữ góp phần trực tiếp vào việc giao lưu và phát triển xã hội. Ngôn ngữ có vị trí quan trọng trong sáng tác văn học. Gorki: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất liệu của văn học”. Cao Bá Quát: “Sống ở đất này có thể bỏ được tiếng quốc ngữ không? Không bỏ được. Đọc sách quốc ngữ có thể bỏ được “Hoa tiên” và “Kim Vân Kiều” không? Không bỏ được. “Kim Vân Kiều” là tiếng nói hiểu đời. “Hoa Tiên” là tiếng nói răn đời vậy”. Các ý kiến trên đã khẳng định ngôn ngữ là công cụ thứ nhất của văn học. Đặc biệt, ý kiến của Cao Bá Quát đi sâu nhấn mạnh tầm quan trọng của ngôn ngữ dân tộc vai trò hàng đầu của ngôn ngữ văn học trong nền văn hoá nước nhà. Nhà văn là nghệ sĩ của ngôn từ. Không có ngôn ngữ không có văn học. Không có âm thanh, đường nét, màu sắc thì không có âm nhạc và hội hoạ. Nhạc sĩ là nghệ sĩ của âm thanh. Hoạ sĩ là nghệ sĩ của màu sắc, đường nét. Nhà văn là nghệ sĩ của ngôn từ. Lao động nghệ thuật của nhà văn là lao động ngôn từ và lao động trong sự giày vò sáng tạo nghệ thuật là sự giày vò của từ ngữ. Giả Đảo: “Nhị cú tam niên đắc / Nhất ngâm song lệ lưu” (Ba năm làm được hai câu thơ – Một lần đọc lên hai hàng nước mắt chảy), Đỗ Phủ: “Làm người thích câu văn đẹp / Đọc chẳng kinh người chẳng chịu thôi”, Mạnh Giao: “Yên ngâm nhất cá tự / Niếu đoạn số căn tu” (Tìm được một chữ hay – đứt mấy sợi râu). Tất cả họ đều đã từng hạnh phúc trong đau khổ mà thốt lên điều đó.
Đặc điểm của ngôn ngữ văn học. Nhà nghệ sĩ, ngay từ ý đồ sáng tạo và tư duy hình tượng đã dựa vào khả năng, phẩm chất và thuộc tính của chất liệu. Cũng như vậy, nhà văn không thể tư duy nghệ thuật bên ngoài các khả năng, phẩm chất và thuộc tính của ngôn từ. Nhưng thế nào là ngôn từ? Ngôn ngữ học hiện đại phân biệt một cách rạch ròi và xác tín giữa ngôn ngữ và lời nói. Ngôn ngữ (Tiếng) là tổng thể tất cả các đơn vị, phương tiện, các kết hợp mà lời nói sử dụng (ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, các phương thức tu từ). Lời nói (phát ngôn nói và viết) là hình thức tồn tại thực tế của ngôn ngữ vốn phong phú, sinh động, đa dạng. Hiểu như vậy thì ngôn từ là một kiểu lời nói có đặc trưng của nó. Ngôn từ là lời nói được sử dụng với tất cả phẩm chất thẩm mĩ và khả năng nghệ thuật của nó. Nói văn học là nghệ thuật ngôn từ, thực chất là nói văn học là nghệ thuật sử dụng câu văn, lời văn, bài văn vào mục đích nghệ thuật. Ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ văn học.Ngôn ngữ đời sống là ngôn ngữ nhân dân, sử dụng trong đời sống hằng ngày, là công cụ giao tiếp, tạo thành văn bản trong quá trình phát và nhận thông tin. Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ của quần chúng đã được cách điệu hoá, nghệ thuật hoá qua bàn tay “phù thuỷ”, qua sự nắm bắt tinh tế và nhạy cảm các tác động và hiệu quả thẩm mĩ của ngôn từ của nghệ sĩ sáng tạo văn học. Gorki: “Ngôn ngữ nhân dân là tiếng nói nguyên liệu, còn ngôn ngữ văn học là tiếng nói đã được bàn tay thợ nhào nặn”. Chế Lan Viên: “Nhà văn như nhà khoa học tìm cho vật chất những tính năng mới. Than đá là chất đốt, giờ lại thành chất chế ra vải mặc, thuốc uống”. Như thế, ngôn ngữ nhân dân là “than đá”. Từ “than đá” ấy, nghệ sĩ sáng tạo đã phát kiến chế tác thành “vải mặc, thuốc uống”, đó là ngôn ngữ văn học. Có thể lẩy ra một vài ví dụ: Chữ “chia”, chữ “dài” quen thuộc trong ngôn ngữ quần chúng. Nhưng khi Nguyễn Du viết: ” Người lên ngựa kẻ chia bào Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san“ Hay: ” Sen tàn cúc lại nở hoa Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân “
(Truyện Kiều) Cũng hai chữ ấy, với Cao Bá Nhạ lại có một thông tin ngữ nghĩa, hiệu quả thẩm mĩ mới trong một cấu trúc mới: ” Sầu dài chia nửa vào trong Bước ra dúng dắng lại trong trở vào ”
(Ca dao) ” Tưởng nước giếng sâu Em nối sợi gàu dài Ai ngờ giếng cạn Tiếc hoài sợi dây ”
(Ca dao) 2. Tính hình tượng của ngôn ngữ văn học. – Ngôn ngữ chia làm hai loại: Ngôn ngữ nhận thức và ngôn ngữ gợi hình gợi cảm. Ngôn ngữ gợi hình gợi cảm là ngôn ngữ hình tượng. Nhà văn phản ánh hiện thực và thế giới nội tâm bằng tư duy hình tượng và luận lí nên mượn ngôn ngữ hình tượng để xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Hình tượng không trừu tượng mà mang tính cảm tính cụ thể. – Một số ví dụ: Ca dao: ” Lắng tai nghe tiếng em đàn Tiếng êm như nhiễu nhẹ nhàng như tơ“ Kiều: ” Cỏ non xanh rợn chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” “Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông” “Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng“ Nguyễn Khuyến: ” Trời thu xanh ngắt mất tầng cao Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu ”
(Thu vịnh) – Tính hình tượng gắn với tính đa nghĩa, tính hàm súc, tính chính xác và tính biểu cảm của ngôn ngữ văn học. Hình ảnh tác động sâu sắc đến tình cảm người đọc, tạo ấn tượng sinh động về sự vật được phản ánh, qua đó thấy được tình cảm và thái độ của tác giả. ” Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa Một buổi trưa, nắng dài bãi cát Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát “
(Tố Hữu – Mẹ Tơm) – Một số ý kiến: M. Gorki: “Nhà văn không chỉ viết bằng ngoi bút mà còn vẽ bằng từ ngữ thể hiện một cách hoàn hảo những tư tưỏng của tác giả, xây dựng một bức tranh đậm đà, đắp nên những hình tượng sinh động, có sức thuyết phục đến nỗi người đọc trông thấy được những điều mà tác giả mô tả”. Abbé Duros: “Nhà thơ tìm hình ảnh để tả cái đẹp bằng từ ngữ thích hợp, khiến người ta khả giác được tư tưởng”. Goeth: “Hình ảnh là thực trạng của nội tâm được cụ thể hoá bằng những vật ngoại giới hoặc tính cách tư tưỏng được thấy qua những vật cụ thể”. L. Tolstoi: “Ngôn từ của tác phẩm văn chương khác lời nói thường ở chỗ nó gợi ra một tập hợp không sao kể xiết những ý tưởng, những tình cảm, những sự giải thích”. Nguyễn Khoa Điềm: ” Trên khối đá từ ngữ Anh bắt đầu đục đẽo những chữ tượng thanh, những chữ tượng hình Tiếng lắng trầm nghĩ suy, tiếng bồng bềnh giấc ngủ“ (Trên khối đá từ ngữ) 3. Tính biểu cảm của ngôn ngữ văn học: – Tính biểu cảm của ngôn ngữ văn học gắn liền với chức năng biểu hiện cảm xúc của văn học.Văn xuỗi đặc biệt là thơ ca góp phần bộc lộ tình cảm của người viết và rộng ra là tình cảm của cuộc đời chung. Nghệ thuật nói bằng một thứ tiếng nói duy nhất đó là ngôn ngữ của chính thế giới bên trong, ngôn ngữ của cảm xúc và biểu cảm. – Bản chất của nghệ sĩ rất giàu cảm xúc và hoạt động sáng tạo văn nghệ cũng là một phương thức vận dụng qui luật và đặc trưng của tình cảm. Raspuchin: “Nếu tôi viết là tôi đau ở đâu đấy trong người. Tôi cảm thấy một sự thiếu thốn nào đó”. Nguyễn Trãi: “Hảo bả tân thi ngã sầu”. – Tính biểu cảm biểu hiện qua tác phẩm bằng hình tượng bao quát và ngay trong những từ ngữ cụ thể. Tính biểu cảm biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau như gián tiếp, trực tiếp, có hình ảnh hoặc chỉ là ngôn ngữ thuần tuý. Tuy vậy, tính biểu cảm bộc lộ rõ nhất ấy là khi tác giả muốn nhấn mạnh cảm xúc nội tâm. – Một vài ví dụ: + ” Con sông bên lở bên bồi Một con cá lội biết mấy người buông câu ”
(Ca dao) + ” Bốn bề ánh bạc biển pha lê Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề Sương bạc làm thinh, khuya nín thở Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê“ (Xuân Diệu – Nguyệt cầm) + ” Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt Như những tâm hồn không bao giờ tắt Như miền Nam Không đêm nào ngủ được Như cả nước Với miền Nam Đêm nào cũng thức“ (Chính Hữu – Ngọn đèn đứng gác) + ” Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta như vợ như chồng Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi dòng sông ”
(Chế Lan Viên) + ” Một giọng hát dân ca ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè e thẹn nhìn khoé mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng.” ( Nguyễn Trung Thành – Đường chúng ta đi). + “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dai và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ”. “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.” (Thanh Tịnh – Tôi đi học). Văn học là một hình thái ý thức xã hội và cũng là một hình thái nghệ thuật, nhưng văn học khác với các ngành nghệ thuật khác nhờ đặc trưng chất liệu sáng tạo tác phẩm. Ngôn ngữ văn học có tính chính xác, hàm súc, đa nghĩa, hình tượng và biểu cảm. Ngôn ngữ văn học tạo được tác dụng và hiệu quả thẩm mĩ cho văn bản văn chương. Tuy vậy, ngôn ngữ văn học chỉ có thể đẹp và phát huy những phẩm chất của chúng khi nhà văn thực sự tài năng, có năng lực làm chủ vốn ngôn ngữ và có cá tính sáng tạo độc đáo. Tsêkhôp: “Mỗi nhà văn phải có lối nói riêng của mình. Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó sẽ không bao giờ là nhà văn cả.” Hay H.D. Balzac: “Nghệ sĩ càng lớn thế giới riêng của tác phẩm càng nổi bật.”
HD-2001
Nguyễn Xuân Diện @ 20:23 30/08/2014 Số lượt xem: 10849
Đặc Điểm Của Hệ Thống Chính Trị Việt Nam Hiện Nay. Nêu Một Số Hạn Chế Và Giải Pháp Khắc
Trình bày đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay. Nêu một số hạn chế và giải pháp khắc phục. Trả lời. Thứ nhất, khái niệm hệ thống chính trị Việt Nam
Hệ thống chính trị Việt Nam lần đầu tiên được Đảng ta sử dụng trong Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa VI (3-1989) thay cho khái niệm chuyên chính vô sản
Hệ thống chính trị Việt Nam được ra đời ngày 2 tháng 9 năm 1945 (khi Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân) thay thế cho hệ thống chính trị thực dân nửa phong kiến do thực dân pháp áp đặt.
Hệ thống chính trị Việt nam là một chỉnh thể bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCNVN, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cực chiến Binh Việt Nam). Mỗi tổ chức đều có vị trí, vai trò, phương thức hoạt động khác nhau với những chức năng nhiệm vụ khác nhau dưới sự lãnh đạo củamột Đảng duy nhất cầm quyền, sự quản lý của nhà nước nhằm thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh “.
Thứ hai, về đặc điểm của HTCT ở VN hiện nay Một là, hệ thống chính trị Việt Nam có 1 chính đảng duy nhất lãnh đạo và cầm quyền đó là Đảng cộng sản Việt Nam
Chế độ chính trị ở Việt Nam là thể chế chính trị một đảng duy nhất cầm quyền. Trong những giai đoạn lịch sử nhất định, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, còn có Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội. Tuy nhiên, hai đảng này được tổ chức và hoạt động như những đồng minh chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam, thừa nhận vai trò lãnh đạo và vị trí cầm quyền duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là thể chế nhất nguyên chính trị, không tồn tại các đảng chính trị đối lập.
Hệ thống chính trị ở Việt Nam gắn liền với vai trò tổ chức và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mỗi tổ chức thành viên của hệ thống chính trị đều do Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập vừa đóng vai trò là hình thức tổ chức quyền lực của nhân dân (Nhà nước), tổ chức tập hợp, đoàn kết quần chúng, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của quần chúng (Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội), vừa là tổ chức mà qua đó Đảng Cộng sản thực hiện sự lãnh đạo chính trị đối với xã hội.
Đảng lãnh đạo xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng được Nhà nước tiếp nhận, thể chế hoá cụ thể bằng pháp luật và những chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình cụ thể. Vì vậy, Đảng luôn quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước và bộ máy của Nhà nước, đồng thời kiểm tra việc Nhà nước thực hiện các Nghị quyết của Đảng.
Đảng lãnh đạo xã hội thông qua hệ thống tổ chức Đảng các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Đảng lãnh đạo công tác cán bộ bằng việc xác định đường lối, chính sách cán bộ, lựa chọn, bố trí, giới thiệu cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và các đoàn thể quần chúng và các tổ chức chính trị – xã hội.
Ngoài ra, Đảng lãnh đạo bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục và nêu gương, làm công tác vận động quần chúng, lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ…
Hai là, có tính thống nhất cao
Hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Sự thống nhất của các thành viên đa dạng, phong phú về tổ chức, phương thức hoạt động trong hệ thống chính trị đã tạo điều kiện để phát huy sức mạnh tổng hợp và tạo ra sự cộng hưởng sức mạnh trong toàn bộ hệ thống.
Tính thống nhất của hệ thống chính trị ở nước ta được xác định bởi các yếu tố sau:
Sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự thống nhất về mục tiêu chính trị của toàn bộ hệ thống là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với nội dung: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Sự thống nhất ở nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động là tập trung dân chủ.
Sự thống nhất của hệ thống tổ chức ở từng cấp, từ Trung ương đến địa phương, với các bộ phận hợp thành.
Ba là, mang bản chất dân chủ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.
Đây là đặc điểm có tính nguyên tắc của hệ thống chính trị ở Việt Nam. Đặc điểm này khẳng định hệ thống chính trị Việt Nam không chỉ gắn với chính trị,quyền lực chính trị, mà còn gắn với xã hội. Trong hệ thống chính trị, có các tồ chức chính trị (như Đảng, Nhà nước), các tổ chức vừa có tính chính trị, vừa có tính xã hội (như Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội khác). Do vậy, hệ thống chính trị không đứng trên xã hội, tách khỏi xã hội (như những lực lượng chính trị áp bức xã hội trong các xã hội có bóc lột), mà là một bộ phận của xã hội, gắn bó với xã hội. Cầu nối quan trọng giữa hệ thống chính trị với xã hội chính là Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội.
Sự gắn bó mật thiết giữa hệ thống chính trị với nhân dân được thể hiện trên các yếu tố:
+ Đây là quy luật tồn tại của Đảng, là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cầm quyền.
+ Nhà nước là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
+ Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội là hình thức tập hợp, tổ chức của chính các tầng lớp nhân dân.
+ Hệ thống chính trị là trường học dân chủ của nhân dân. Mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị là phương thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Bốn là, có sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc
+ Đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị ở Việt Nam là hệ thống chính trị đại diện cho nhiều giai cấp, tầng lớp nhân dân. Các giai cấp, tầng lớp nhân dân được đại diện bởi các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị, đều thừa nhận vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân. Do vậy, hệ thống chính trị ở nước ta mang bản chất giai cấp công nhân và tính dân tộc sâu sắc.
+ Sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc được khẳng định trong bản chất của từng tổ chức thuộc hệ thống chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã gắn kết vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị. Sự phân biệt giữa dân tộc và giai cấp mang tính tương đối và không có ranh giới rõ ràng.
Năm là, có tổ chức và hoạt động được đảm bảo bằng nguồn ngân sách Nhà nước
HTCT VN được tổ chức và hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng, chi trả lương cho cán bộ, công chức
Thứ ba, về hạn chế của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay:
Những yếu kém của hệ thống chính trị được Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII chỉ rõ:
Nhiều cấp ủy đảng, chính quyền các cấp chưa thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt mục tiêu, yêu cầu. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành, làm cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội, gây bức xúc trong dư luận, là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội còn chậm, nhất là việc cụ thể hóa phươngthức lãnh đạo của Đảng đã được xác định trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011; phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước có những nội dung còn lúng túng. Chưa xác định rõ nội dung và phương thức cầm quyền. Chưa thật sự phát huy vai trò của các tổ chức đảng, đảng viên, cấp uỷ viên hoạt động trong các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội; một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu trước nhân dân. Chưa khắc phục được tình trạng ban hành nhiều nghị quyết; một số nghị quyết nội dung thiếu tính khả thi, chưa tính kỹ nguồn lực và điều kiện thực hiện. Chưa thật tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết; một số nghị quyết chậm đi vào cuộc sống. Còn có biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thật sự sâu sát thực tế, cơ sở. Tình trạng nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít chậm được khắc phục.
Thứ tư, về giải pháp khắc phục những yếu kém của hệ thống chính trị Việt Nam trong thời gian tới
Tiếp tục đổi mới bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy phải gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; xác định rõ quan hệ giữa tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách; quyền hạn đi đôi với trách nhiệm và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương. Nghiên cứu thực hiện thí điểm hợp nhất một số cơ quan đảng và nhà nước tương đồng về chức năng, nhiệm vụ.
Thực hiện chủ trương quản lý biên chế thống nhất trong toàn bộ hệ thống chính trị. Tinh giản tổ chức, bộ máy gắn với tiếp tục phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các tổ chức; thực hiện kiêm nhiệm một số chức danh và tinh giản biên chế trong toàn hệ thống chính trị. Cơ bản thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp. Sớm tổng kết mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện ở những nơi có đủ điều kiện. Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu, nhiệm vụ mới. Trên cơ sở đó, tinh giản số cán bộ được hưởng lương và phụ cấp ở cơ sở.
TL Tham Khảo . Khoa Xây dựng Đảng (2016), “Ôn tập lý luận chính trị cuối khóa“, Hà Nội.
Phân Tích Quan Điểm Của Đcsvn Về Công Nghiệp Hóa
Rate this post
Hãy phân tích quan điểm của ĐCSVN về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế?
Theo Hội nghị TW 7 khóa VII (tháng 1/1994) đã có bước đột phá mới trong nhận thức về khái niệm CNH,HĐH: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xă hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động XH cao”.
Liên hệ TẢI bài qua ZALO 036 207 3722
Qua đó, quan điểm của ĐCSVN về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế được thể hiện như sau:
+ Công nghiệp hóa, hiện đại hoa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Phương thức phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa được thực hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường; trong đó, ưu tiên những ngành, những lĩnh vực có hiệu quả cao.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm khai thac thị trường thế giới để tiêu thụ những sản phẩm mà nước ta co nhiều lợi thế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới.
+ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển kinh tế và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đó nâng cao cuộc sống của toàn dân về mọi mặt kinh tế, giáo dục, y tế, xã hội
+ Cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, thì sự can thiệp của nhà nước XHCN vào nền kinh tế lại nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của toàn thể nhân dân lao động
Như vậy, phân tích quan điểm của ĐCSVN về công nghiệp hóa hiện đại hóa thì kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam sẽ mang những nét đặc thù và khác về bản chất với nền kinh tế thị trường TBCN.
[Nội dung: Còn tiếp (Liên hệ ZALO để lấy file bài chuẩn điểm cao)]
đ- Nguồn: inantailieu.com –
Bạn đang xem bài viết Đặc Điểm Của Đất Nền trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!