Cập nhật thông tin chi tiết về Đánh Giá Môi Trường Chiến Lược (Đmc) Và Sự Phát Triển Của Đmc Ở Việt Nam mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
MỞ ĐẦU
Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là một công cụ được sử dụng để quản lý và bảo vệ môi trường. ĐMC còn khá mới mẻ với thế giới và Việt Nam. Khái niệm, định nghĩa về ĐMC hiện tại còn có những khác nhau giữa các nước, các tổ chức quốc tế tùy theo các cách tiếp cận được lựa chọn. Mỗi cách tiếp cận để tiến hành ĐMC đều có mặt mạnh, mặt yếu riêng mà mỗi nước, mỗi tổ chức quốc tế còn đang ở giai đoạn vừa áp dung, thực hiện vừa tổng kết và đúc rút kinh nghiệm. Ở Việt Nam, ĐMC cũng chỉ mới thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các cấp, các ngành trong những năm gần đây và mới chỉ được đưa vào thực hiện trong thực tế kể từ sau ngày 01 tháng 07 năm 2006 theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) năm 2005. Theo đó, cách tiếp cận để tiến hành ĐMC của Việt Nam là một trong các cách tiếp cận mà đa số các nước trên thế giới, nhất là các nước thuộc Cộng đồng Châu Âu, hiện đang áp dụng.
1. Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là gì?
Hiện tại, trên thế giới có khá nhiều các khái niệm, định nghĩa khác nhau về ĐMC nhưng đa số thống nhất rằng, ĐMC là một công cụ để lồng ghép các vấn đề về môi trường vào quá trình ra một quyết định mang tính chiến lược, vĩ mô về phát triển kinh tế xã hội (thường được gọi chung là Quyết định mang tính chiến lược hay Quyết định chiến lược) như: chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình… Bằng cách tổng kết khái quát có thể thấy 2 nhóm các khái niệm, định nghĩa chủ yếu về ĐMC đại diện cho 2 cách tiếp cận khác nhau.
Nhóm thứ nhất, theo cách tiếp cận của đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho rằng: ĐMC là một quá trình đánh giá, dự báo một cách có hệ thống các hậu quả về môi trường có thể xảy ra của một quyết định có tính chiến lược nhằm đảm bảo cho các hậu quả về môi trường đó được nhận dạng một cách đầy đủ, được giải quyết một cách thỏa đáng và sớm nhất của quá trình ra quyết định mang tính chiến lược đó cùng với sự cân nhắc đến các khía cạnh về kinh tế và xã hội làm cho quyết định đó có tính bền vững trong thực tế.
Nhóm thứ hai, theo cách tiếp cận của Đánh giá tính bền vững và cho rằng: ĐMC là quá trình hòa nhập các khái niệm của tính bền vững vào việc ra các quyết định có tính chiến lược.
Sau khi tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước và cân nhắc tới các yếu tố khả thi thực hiện của mình, Việt Nam đã lựa chọn cách tiếp cận thứ nhất (cách tiếp cận dựa theo ĐTM) để đưa ra định nghĩa ĐMC trong Luật Bảo vệ Môi trường 2005 như sau: “ĐMC là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của các tác động đến môi trường của các dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững” (khoản 19 điều 3)
2. Vị trí của ĐMC trong tiến trình phát triển
Ở mỗi quốc gia trên thế giới, quá trình phát triển kinh tế – xã hội nói chung, phát triển ngành, lĩnh vực nói riêng thường diễn ra theo các giai đoạn khác nhau. Với các công cụ quản lý và bảo vệ môi trường hiện có, người ta đã phân chia quá trình phát triển này ra làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Xây dựng và ra các quyết định mang tính chiến lược (chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình)
Giai đoạn 2: Xây dựng và phê duyệt các dự án đầu tư
Giai đoạn 3: Vận hành các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong thực tế (cơ sở đang hoạt động)
Để quản lý và bảo vệ môi trường, Giai đoạn 1 người ta áp dụng công cụ ĐMC; Giai đoạn 2: Công cụ ĐTM và Giai đoạn 3: Kiểm toán Môi trường (KTMT). Vị trí của các công cụ này được thể hiện trong hình vẽ sau:
3. Nguyên tắc tiến hành ĐMC.
Luật BVMT năm 2005 của Việt Nam quy định việc tiến hành ĐMC theo nguyên tắc đi song song, tức là, ĐMC được tiến hành một cách song song với quá trình xây dựng một chiến lược, một quy hoạch, một kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, phát triển ngành, lĩnh vực.
4. Mục đích, ý nghĩa và vai trò của ĐMC
Với tính chất là một công cụ khoa học, mặt khác, theo cách tiếp cận của ĐTM và theo nguyên tắc đi song song như đã nêu, ĐMC có mục đích chính là: để gắn kết một cách khoa học nhất các khía cạnh về môi trường vào quá trình ra một quyết định chiến lược; dự báo và cung cấp một cách đầy đủ và toàn diện nhất các thông tin về xu hướng biến đổi môi trường , tác động môi trường có thể xảy ra bởi quyết định chiến lược đó khi được triển khai thực hiện.
Bằng nguyên tắc đi song song với quá trình ra một quyết định chiến lược, ĐMC có ý nghĩa hết sức quan trọng là bảo đảm rằng các khía cạnh về môi trường có thể hỗ trợ một cách có hiệu quả nhất ho từng khâu, từng bước và cho toàn bộ quá trình ra quyết định, góp phần đáng kể làm cho quyết định đó có tính khả thi và bền vững trong thực tế triển khai.
ĐMC có 2 vai trò chính: Một là vai trò biện hộ; tức là nó tạo ra các luận cứ về môi trường để biện hộ cho một quyết định chiến lược về phát triển. Hai là vai trò lồng ghép, tức là nó tạo ra cơ chế để lồng ghép, gắn kết các vấn đề về môi trường, kinh tế và xã hội vào quá trình ra một quyết định chiến lược.
5. Lợi ích của ĐMC
ĐMC có thể trợ giúp để thực hiện được ý tưởng của sự phát triển bền vững thông qua việc gắn kết các mục tiêu về môi trường với các mục tiêu về kinh tế và xã hội trong quá trình ra một quyết định mang tính chiến lược.
Dựa vào kết quả của ĐMC, người ta có thể chỉ ra các định hướng chính xác hơn, cụ thể hơn cho công tác ĐTM trong giai đoạn xây dựng các dự án đầu tư tiếp theo đối với những ngành cụ thể, những vùng cụ thể, và vì thế công tác ĐTM sẽ có hiệu quả và chất lượng cao hơn.
6. Quy trình của ĐMC
Khác với ĐTM, quy trình của ĐMC không có điểm bắt đầu và điểm kết thúc rõ ràng, không phải lúc nào cũng có trình tự trước sau một cách đơn thuần. Đối với ĐMC, sau mỗi bước tiến hành mà thấy xuất hiện những vấn đề bất ổn thì phải quay lại các bước trước đó để xem xét và đánh giá lại rồi triển khai các bước tiếp theo. Tuy nhiên, với cách tiếp cận của ĐTM, ĐMC thường có các bước chung theo quy trình như sau:
Sàng lọc về ĐMC: Tức là phải xác định xem một đề xuất về quyết định chiến lược đặt ra có đòi hỏi phải thực hiện ĐMC hay không (ở Việt Nam việc sàng lọc này đã được thực hiện theo phương thức “cả gói”, tức là, các đối tượng đòi hỏi về ĐMC đã được quy định ngay trong Luật BVMT năm 2005)
Xác định phạm vi của ĐMC: Tức là phải xác định được phạm vi về không gian và thời gian cần đánh giá, dự báo về môi trường đối với một đề xuất về quyết định chiến lược.
Đánh giá các vấn đề môi trường: Tức là việc dự báo các vấn đề về môi trường (chủ yếu là các tác động tích cực và tiêu cực) có thể xảy ra theo phương án hoặc theo các phương án phát triển khác nhau đã đề ra;
Đề xuất các phương hướng, giải pháp tổng thể về môi trường: Tức là, trên cơ sở xác định được các vấn đề môi trường tiêu cực có thể xảy ra phải đề xuất được các phương hướng, giải pháp tổng thể nhằm khắc phục các vấn đề môi trường xấu có khả năng xảy ra khi triển khai thực hiện quyết định chiến lược, kể cả việc chỉ ra phương hướng và yêu cầu về ĐTM cho các dự án đầu tư ở giai đoạn tiếp theo;
Viết báo cáo DMC: Tức là làm một báo cáo phản ánh toàn bộ quá trình tiến hành và kết quả ĐMC của một đề xuất về quyết định chiến lược đề làm căn cứ xem xét, phê duyệt quyết định chiến lược đó.
7. Tổ chức thực hiện DMC
Theo quy định của Luật BVMT 2005, cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng một chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cụ thể nào đó phải thành lập một nhóm công tác về ĐMC đồng thời với nhóm công tác về xây dựng chiến lươc, quy hoạch, kế hoạch đó. Hai nhóm công tác này hoạt động đồng thời với nhau ngay từ đầu của quá trình công tác và thường xuyên cung cấp, trao đổi thông tin cho nhau từ khâu xây dựng quan điểm, mục tiêu cho đến nội dung, biện pháp của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch để làm sao các khía cạnh về môi trường và phát triển được lồng ghép chặt chẽ và hài hòa vào nhau.
8. ĐMC ở Việt Nam theo luật BVMT năm 2005
8.1 Đối tượng phải tiến hành ĐMC
Điều 14 của Luật BVMT 2005 quy định các đối tượng sau đây phải tiến hành ĐMC:
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (CQK) phát triển KT-XH cấp quốc gia
CQK phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước
CQK phát triển KT-XH của tỉnh, thành phố trực thuộc TW, vùng
Qui hoạch sử dụng đất; Bảo vệ và phát triển rừng; Khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng
Quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm
Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh
Nghị định 29/2011/NĐ-CP quy định cụ thể trong Phụ lục 1 của nghị định
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH PHẢI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC CHI TIẾT (Ban hành kèm theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ)
A Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược dưới hình thức lồng ghép trong báo cáo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
I Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội
1 Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước
II Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực cấp quốc gia
1 Chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực cấp quốc gia về công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, xây dựng, du lịch, y tế (bao gồm cả phân ngành của ngành và lĩnh vực đó)
2 Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, xây dựng, du lịch, y tế không quy định tại phần B, Phụ lục II
III Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh
B Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược dưới hình thức báo cáo riêng
I Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội
1 Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các vùng kinh tế – xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế
2 Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
II Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực cấp quốc gia
1 Quy hoạch phát triển ngành điện, thủy điện, nhiệt điện, năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân; khai thác dầu khí, lọc hóa dầu; giấy; hóa chất cơ bản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; cao su; dệt may; xi măng; thép; khai thác và chế biến than, quặng sắt, thiếc, nhôm, vonfram, antimon, titan, vàng, đất hiếm, khoáng sản có tính phóng xạ khác
2 Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi
3 Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, cảng, hàng không
4 Quy hoạch phát triển đô thị, vật liệu xây dựng, quản lý chất thải rắn, quản lý chất thải nguy hại
5 Quy hoạch phát triển du lịch, sân golf
6 Quy hoạch phát triển mạng lưới bệnh viện
7 Quy hoạch phát triển hệ thống khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
III Quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ và phát triển rừng, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng
1 Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp vùng
2 Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi 02 tỉnh trở lên
3 Quy hoạch khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên nước mặt, nước ngầm, khoáng sản trên phạm vi 02 tỉnh trở lên
C Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch khác theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
8.2. Lập báo cáo ĐMC
Báo cáo ĐMC là một nội dung của CQK và phải được lập đồng thời với quá trình xây dựng CQK đó.
8.3. Nội dung báo cáo ĐMC
Nội dung của báo cáo ĐMC được quy định tại Điều 16 của Luật BVMT năm 2005 và cụ thể hóa tại Phụ lục 1.3 của Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (thay thế Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT). Cấu trúc của báo cáo ĐMC bao gồm các chương, mục như sau:
Mở đầu
Chương 1: Mô tả tóm tắt Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch
Chương 2: Xác định phạm vi DMC và mô tả diễn biến môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội vùng thực hiện Quy hoạch.
Chương 3: Đánh giá tác động của CKQ tới Môi trường
Chương 5: Những nội dung của CKQ đã được điều chỉnh và các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Kết luận và kiến nghị
8.4. Gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐMC
Chủ dự án có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐMC đến cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định quy định tại khoản 7 Điều 17 của Luật Bảo vệ môi trường.
Số lượng và mẫu hồ sơ đề nghị thẩm định được quy định cụ thể trong thông tư số 26/2011/TT_BTNMT:
Điều 5, mục 2, 3, 4 của TT 26/2011/TT-BTNMT quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo DMC chi tiết dưới hình thức báo cáo riêng gồm
a) Một (01) văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.1 Thông tư này;
b) Chín (09) bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết dưới hình thức báo cáo riêng của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được đóng thành quyển với hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc, nội dung thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục 1.2 và Phụ lục 1.3 Thông tư này;
c) Chín (09) bản dự thảo văn bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
d) Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn chín (09) người, hoặc trong trường hợp cần thiết khác theo yêu cầu của công tác thẩm định, chủ dự án cung cấp thêm báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và dự thảo văn bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch so với số lượng tài liệu quy định tại điểm b và c khoản này.
8.5. Tổ chức thẩm định báo cáo ĐMC
1. Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tổ chức việc thẩm định có trách nhiệm thành lập một hội đồng thẩm định gồm ít nhất 07 người với thành phần quy định như sau:
Việc tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định thực hiện theo Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo ĐMC, Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM ban hành kèm theo Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ban hành ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại chương 4.
Tổ chức, cá nhân có quyền gửi yêu cầu, kiến nghị về BVMT đến cơ quan tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo ĐMC và cơ quan phê duyệt dự án; Hội đồng và cơ quan phê duyệt dự án có trách nhiệm xem xét các yêu cầu, kiến nghị trước khi đưa ra kết luận, quyết định.
Kết quả thẩm định báo cáo ĐMC là một trong những căn cứ để phê duyệt dự án
Trách nhiệm tổ chức việc thẩm định báo cáo ĐMC được quy định như sau:
– Bộ TN và MT tổ chức thẩm định báo cáo ĐMC đối với các dự án do Quốc hội, Chính Phủ, Thủ thướng chính phủ phê duyệt
– Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thẩm định báo cáo ĐMC đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo ĐMC đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Thời hạn thẩm định báo cáo ĐMC: Đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính Phủ, Chính Phủ; Quốc hội, thời hạn thẩm định báo cáo ĐMC tối đa là 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Các dự án còn lại, thời gian thẩm định báo cáo ĐMC tối đa là 30 ngày làm việc.
Kết quả thẩm định báo cáo ĐMC được thể hiện dưới dạng biên bản phiên họp của Hội đồng thẩm định theo mẫu quy định tại phụ lục 1.9 của Thông tư 26/2011/TT-BTNMT.
8.6. Gửi báo cáo kết quả thẩm định báo cáo ĐMC
Báo cáo kết quả thẩm định kèm theo bản sao biên bản của hội đồng thẩm định báo cáo ĐMC được gửi như sau:
– Bộ trưởng Bộ TN & MT gửi Thủ tướng Chính Phủ, Chính Phủ, Quốc hội để làm căn cứ phê duyệt CQK
– Cơ quan chuyên môn về BVMT của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án…
– Cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh báo cáo UBND cấp tỉnh.
Điều 8, thông tư 26/2011/TT-BTNMT quy định:
Cơ quan tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có trách nhiệm gửi hồ sơ kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược cho cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, bao gồm:
a) Một (01) văn bản báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.9 Thông tư này;
b) Một (01) bản sao văn bản của chủ dự án giải trình về việc tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
Thời hạn gửi hồ sơ báo cáo kết quả thẩm định chậm nhất là mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đã được chỉnh sửa, bổ sung kèm theo văn bản giải trình của chủ dự án.
Nguồn: http://cie.net.vn/vn/Thu-vien/Bao-cao-Nghien-cuu-MT/DANH-GIA-MOI-TRUONG-CHIEN-LUOC-DMC-VA-SU-PHAT-TRIEN-CUA-DMC-O-VIET-NAM.aspx
Liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ, CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN
Địa chỉ: Số 10 Ngõ 308 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 0989.119.036
Email: thngroup.jsc@gmail.com
Website: techngroup.com
Đánh Giá Môi Trường Chiến Lược
VỊ TRÍ CHUNG CƯ ROSE TOWN
Toạ lạc tại số 79 đường Ngọc Hồi, thuộc quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội; ngay khu vực cửa ngõ của phía Nam Thủ Đô kết nối dễ dàng đến trung tâm thành phố hay đi ra các tỉnh như: Hà Nam, Hưng Yên, Ninh Bình,… thông qua các tuyến đường giao thông trọng điểm như vành đai 3 trên cao, Ngọc Hồi, Giải Phóng, Pháp Vân – Cầu Giẽ,…
GIÁ BÁN & CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG Chỉ từ 12,8 TỶ sở hữu ngay biệt thự SỔ ĐỎ LÂU DÀI của tập đoàn Sun Group tại Hạ Long, View trọn kỳ quan thiên nhiên thế giới. Biệt thự tứ lập: Giá bán từ 12,8 TỶ – 15 TỶ/CĂN – xây thô 3,5 tầng hoàn thiện mặt ngoài – Đầu tư chỉ bỏ ra 5 TỶ Biệt thự song lập: Giá bán từ 16 TỶ – 20 TỶ/CĂN – xây thô 3,5 tầng hoàn thiện mặt ngoài – Đầu tư chỉ bỏ ra 6,5 TỶ Biệt thự đơn lập: Giá bán từ 25 TỶ – 60 TỶ/CĂN – xây thô 3,5 tầng hoàn thiện mặt ngoài – Đầu tư chỉ bỏ ra 10 TỶ Tiến độ thanh toán chia làm 8 đợt, hỗ trợ vay ngân hàng 60%, LÃI SUẤT 0% trong vòng 24 tháng, ân hạn gốc. CƠ HỘI SỞ HỮU VÀ ĐẦU TƯ Sun Grand City Feria là dự án biệt thự ĐỂ Ở DUY NHẤT bên Vịnh Di Sản của tập đoàn Sun Group, sổ đỏ lâu dài Quỹ đất mặt biển cuối cùng ở Bãi Cháy nằm trong quần thể nghỉ dưỡng Sun Group đẳng cấp nhất Hạ Long Mở bán đợt 1 với giá bán tốt nhất, ƯU TIÊN ĐẶT CHỖ chọn căn đẹp VIEW BIỂN Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ để được tư vấn chính xác nhất về chính sách bán hàng áp dụng cho từng lô đất.
Chiến Lược Phát Triển Thị Trường
Xin chào bạn Vũ Đức Thịnh,
Có 2 khái niệm phát triển thị trường: phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
Phát triển thị trường theo chiều rộng thích hợp với lĩnh vực ngành nghề chưa có nhiều cạnh tranh hoặc có cạnh tranh nhưng chưa cao. Do đó, vẫn còn nhiều vùng địa lý, nhiều đối tượng tiêu dùng chưa được tiếp cận với sản phẩm của doanh nghiệp và của đối thủ cùng loại.
Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp đào sâu khai thác thị trường hiện hữu, với khách hàng là khách hàng hiện tại của doanh nghiệp, thường xuyên mua hàng và sử dụng sản phẩm thì phát triển thị trường kiểu này người ta gọi là phát triển thị trường theo chiều sâu.
Để phát triển thị trường theo chiều sâu, doanh nghiệp cần:
1. Xúc tiến và mở rộng bán hàng với khách hàng hiện tại với sản phẩm cũ:
Công ty sẽ dùng các chính sách khuyến mãi, thay đổi bao bì sản phẩm… để khuyến khích khách hàng hiện có mua sản phẩm.
2. Lựa chọn ngách thị trường tốt nhất trong thị trường hiện tại với sản phẩm cũ
Đối với thị trường hiện tại, có thể sản phẩm của bạn bán cho nhiều nhóm người nhưng chung 1 khu vực địa lý, bạn có thể phân tích số liệu bán hàng, tiến hành các nghiên cứu để xác định trong thị trường hiện tại, nhóm khách hàng nào là phù hợp với sản phẩm bạn nhất hoặc nhóm khách hàng nào đem lại nhiều lợi nhuận cho bạn nhất (từ sản phẩm cũ), từ đó tập trung toàn lực tiếp cận nhóm khách hàng này.
3. Nghiên cứu tại sản phẩm mới cho thị trường cũ
Đây là cách hiệu quả mà nhiều công ty đang làm. Tại 1 thị trường đã và đang khai thác, sau khi nghiên cứu nhận thấy những đòi hỏi khác hơn về sản phẩm, công ty có thể tiến hành đổi mới sản phẩm, bổ sung thêm 1 số tính năng nhằm tạo sự hấp dẫn hơn so với chính sản phẩm của mình, từ đó kích thích quá trình mua hàng của khách hàng cũ.
4. Hội nhập về phía trước:
Hội nhập về phía trước hay phát triển về phía trước là việc doanh nghiệp thay vì thông qua các trung gian, đại lý thì doanh nghiệp xây dựng các trung gian bán hàng này là hệ thống của mình. Thông qua việc này, doanh nghiệp có thể đồng nhất được chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng (những sản phẩm có bao gồm hệ thống dịch vụ sau bán hàng) đồng thời có thể tiết kiệm chi phí do không phải chi trả một phần lợi nhuận cho hệ thống phân phối trung gian. Nhiều công ty còn đầu tư các phương tiện vận chuyển để chuyển hàng đến tận tay người tiêu dùng, và/hoặc xây dựng các trạm phân phối, bảo hành để khách hàng được hỗ trợ tốt nhất với giá hấp dẫn nhất.
5. Hội nhập về phía sau:
Hội nhập về phía sau hay hội nhập ngược hay phát triển ngược là doanh nghiệp đầu tư sản xuất cả nguồn nguyên vật liệu để chủ động trong quá trình sản xuất sản phẩm. Việc này không nằm ngoài mục đích gia tăng lợi nhuận trong cùng 1 thị trường. Trong trường hợp của công ty tôi, trước đây khi triển khai đào tạo từ xa, chúng tôi thuê hệ thống eCollege của nước ngoài. Sau này, chúng tôi đã có quyền khai thác hệ thống ecollege, chúng tôi ngoài việc không phải thuê, còn có thể cho thuê lại quyền khai thác hệ thống cho những tổ chức giáo dục có nhu cầu.
6. Kết hợp cả hội nhập về phía sau và về phía trước (phát triển thống nhất)
Đây là biện pháp kết hợp cả bước 4 và bước 5. Với cách phát triển này, không chỉ ta tạo được thu nhập từ hệ thống phân phối, còn làm chủ nguồn cung, thậm chí có thể thu nhập từ nguồn nguyên vật liệu khi chúng ta bán nguyên vật liệu cho công ty khác.
Đối Tượng Nào Phải Thực Hiện Đánh Giá Môi Trường Chiến Lược?
Đánh giá môi trường chiến lược là gì? Đối tượng nào phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược? Trong bài viết này, LawKey sẽ giải đáp các thắc mắc trên.
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2014, đánh giá môi trường chiến lược (ĐCM) là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.
Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
Các nhóm chiến lược, quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược gồm:
– Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế – xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế
– Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
– Chiến lược, quy hoạch phát triển khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp
– Chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên quy mô từ 02 tỉnh trở lên
– Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh có tác động lớn đến môi trường
– Điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của các đối tượng trên
Như vậy, cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trên phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
Việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược được quy định như sau:
– Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược có trách nhiệm lập hoặc thuê tổ chức tư vấn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
– Đánh giá môi trường: chiến lược phải được thực hiện đồng thời với quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
– Kết quả thực hiện đánh giá môi trường chiến lược phải được xem xét, tích hợp vào nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
– Trên cơ sở thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược gửi cơ quan có thẩm quyền để thẩm định.
Nội dung chính của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
Nội dung chính của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược bao gồm:
– Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
– Phương pháp thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
– Tóm tắt nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
– Môi trường tự nhiên và kinh tế – xã hội của vùng chịu sự tác động bởi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
– Đánh giá sự phù hợp của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường
– Đánh giá, dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường trong trường hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
– Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
– Giải pháp duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
– Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và kiến nghị hướng xử lý
Bạn đang xem bài viết Đánh Giá Môi Trường Chiến Lược (Đmc) Và Sự Phát Triển Của Đmc Ở Việt Nam trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!