Cập nhật thông tin chi tiết về Dấu Hiệu Pháp Lý Của Nhóm Các Tội Phạm Về Môi Trường Được Pháp Luật Quy Định Như Thế Nào? mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Câu hỏi: Dấu hiệu pháp lý của nhóm các tội phạm về môi trường được pháp luật quy định như thế nào?
Định nghĩa
Các tội phạm về môi trường là các tội quy định đối với những người (có năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên) hoặc pháp nhân thương mại (trong một số tội cụ thể) có những hành vi cố ý gây nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
Nhóm tội phạm
Các tội phạm về môi trường được quy định tại Chương XIX BLHS bao gồm 12 Điều được chia thành 2 nhóm:
Nhóm các tội phạm gây ô nhiễm môi trường chung (có 4 tội thuộc nhóm này): gồm các Điều 235, Điều 236, 237 và Điều 239.
Nhóm tội phạm này là các tội quy định đối với những người hoặc pháp nhân thương mại (các Điều 235, 237 và 239) có những hành vi cố ý thải vào không khí, nguồn nước, đất, các chất thải nguy hại theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải. Những người, pháp nhân thương mại có hành vi nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi chất thải nguy hại thải ra môi trường đạt mức BLHS quy định.
Nhóm các tội phạm hủy hoại tài nguyên môi trường và các công trình bảo vệ tài nguyên môi trường (có 8 tội thuộc nhóm này): gồm các Điều 238 và từ Điều 240 đến Điều 246.
Nhóm tội phạm này là các tội quy định đối với những người (có năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên), pháp nhân thương mại (các Điều 238, 242, 243, 244, 245, 246) có những hành vi cố ý huỷ hoại tài nguyên môi trường, làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho con người, động thực vật, xâm phạm đến chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số đối tượng môi trường và huỷ hoại các công trình bảo vệ tài nguyên môi trường. Những cá nhân, pháp nhân thương mại có hành vi nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án tù về một trong những tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Công ty Luật TNHH Đại Tâm chịu trách nhiệm về nội dung trả lời với câu hỏi trên và giữ bản quyền. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua Tổng đài 24/7 gọi số: 1900.9244 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc đến Email: tuvan@luatdaitam.vn để được hỗ trợ cụ thể hơn.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Dấu Hiệu Pháp Lý Của Nhóm Các Tội Phạm Về Chức Vụ Được Pháp Luật Quy Định Như Thế Nào?
Dấu hiệu pháp lý của nhóm các tội phạm về chức vụ được pháp luật quy định như thế nào?
Định nghĩa
Các tội phạm về chức vụ là các tội quy định đối với người (có chức vụ, quyền hạn) có những hành vi cố ý gây nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến hoạt động đúng đắn, uy tín của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân do người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình trong khi thi hành công vụ.
Phân loại
Các Các tội xâm phạm về chức vụ được quy định tại Chương XXIII BLHS bao gồm 14 Điều được chia thành hai nhóm:
Nhóm các tội tham nhũng (có 7 tội thuộc nhóm này) bao gồm từ Điều 353 đến Điều 359.
Nhóm các tội phạm này là các tội quy định đối với người có chức vụ quyền hạn trong các cơ quan Nhà nước (đối với tội tham ô tài sản Điều 353 và tội nhận hối lộ Điều 354, người phạm tội có thể là người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước) có hành vi cố ý lợi dụng hay lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình xâm phạm đến hoạt động bình thường, đúng đắn, uy tín của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Người có hành vi nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi tiền, tài sản, lợi ích vật chất bị chiếm đoạt, đòi, nhận hoặc sẽ nhận từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng như đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án tù về tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII chưa được xoá án tích mà còn vi phạm đối với các tội quy định tại Điều 353, 354, 355, 358. Đối với các tội quy định tại Điều 356, 357, người có hành vi phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây ra thiệt hại và thiệt hại được định lượng trong điều luật: gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Nhóm các tội khác về chức vụ (có 7 tội thuộc nhóm này) bao gồm từ Điều 360 đến Điều 366.
Nhóm các tội phạm này quy định đối với người có chức vụ, quyền hạn (trừ các tội quy định tại Điều 364, 365, 366 người phạm tội là người có năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên; đối với các tội quy định tại Điều 364, 365 người phạm tội có thể là người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước) có những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến hoạt động bình thường, đúng đắn của cơ quan, uy tín của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Người có hành vi nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi tiền, tài sản, lợi ích vật chất bị đòi, nhận hoặc sẽ nhận, thiệt hại gây ra phải đạt định lượng của điều luật.
Công ty Luật TNHH Đại Tâm chịu trách nhiệm về nội dung trả lời với câu hỏi trên và giữ bản quyền. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua Tổng đài 24/7 gọi số: 1900.9244 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc đến Email: tuvan@luatdaitam.vn để được hỗ trợ cụ thể hơn.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Các Trường Hợp Phạm Tội Quả Tang Theo Quy Định Của Pháp Luật
– Thứ nhất, về khái niệm phạm tội quả tang
Bắt người phạm tội quả tang là bắt người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc đuổi bắt.
Bắt người phạm tội quả tang là những biện pháp ngăn chặn được cơ quan tố tụng áp dụng để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc ngăn chặn người mới phạm tội bỏ trốn, gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.
– Thứ hai, các trường hợp phạm tội quả tang
Căn cứ Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, có 03 trường hợp được bắt người phạm tội quả tang như sau:
* Trường hợp 1: Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.
+ Đang thực hiện tội phạm là trường hợp phạm tội quả tang thường hay gặp trong thực tế. Trong trường hợp này, người đang thực hiện tội phạm là người đang thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong bộ luật hình sự nhưng chưa hoàn thành tội phạm hoặc chưa kết thúc việc phạm tội thì bị phát hiện. Trong trường hợp hành vi đang thực hiện một tội phạm có cấu thành hình thức thì mặc dù hậu quả vật chất chưa xảy ra vẫn coi là hành vi đang thực hiện tội phạm.
+ Đối với những tội phạm mà hành vi phạm tội được thực hiện trong một khoảng thời gian dài, không bị gián đoạn như tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, tội tràng trữ trái phép chất nổ, chất độc, chất cháy, chất phóng xạ… thì trong suốt thời gian đó bị coi là đang thực hiện tội phạm. Vì vậy, thời điểm nào tội phạm bị phát giác cũng là phạm tội quả tang.
* Trường hợp 2: Ngay sau khi người thực hiện tội phạm thực hiện hành vi phạm tội thì bị phát hiện.
+ Đây là trường hợp kẻ phạm tội vừa thực hiện tội phạm xong chưa kịp chạy trốn hoặc đang cất giấu công cụ, phương tiện, đang xóa những dấu vết của tội phạm trước khi chạy trốn thì bị phát hiện.
+ Cần phải lưu ý để bắt người phạm tội theo trường hợp quả tang này phải có chứng cứ chứng minh là kẻ đó vừa gây tội xong, chưa kịp chạy trốn và sự phát hiện, bắt giữ người phạm tội phải xảy ra tức thời sau khi tội phạm được thực hiện. Thông thường, các vật chứng (còn gọi là tang vật) mà người phạm tội chưa kịp cất giấu, tẩu tán là những bằng chứng khiến kẻ phạm tội không thể chối cãi về hành vi phạm tội của mình vừa thực hiện xong. Nhưng trong các trường hợp không có vật chứng, sự có mặt của những người làm chứng cũng cho phép được bắt người phạm tội theo trường hợp quả tang này.
* Trường hợp 3: Người thực hiện tội phạm đang bị đuổi bắt
+ Trong trường hợp phạm tội quả tang này, người phạm tội vừa thực hiện tội phạm xong hoặc đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện nên đã chạy trốn và bị đuổi bắt. + Trong trường hợp này, việc đuổi bắt phải liền ngay sau khi chạy trốn thì mới có cơ sở xác định đúng người phạm tội tránh bắt nhầm phải người không thực hiện tội. Nếu việc đuổi bắt bị gián đoạn về thời gian so với hành vi chạy trốn thì không được bắt quả tang mà có thể bắt theo trường hợp khẩn cấp.
– Thứ ba,thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang
Kế thừa sự phát triển của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Bộ luật tố tụng hính sự 2015 đã phát huy tính tích cực của quần chúng trong cuộc đấu tranh chống tội phạm, kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội và hành vi trốn tránh pháp luật của người phạm tội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tính mạng, sức khỏe và các lợi ích hợp pháp của công dân. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định “bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất”.
Văn phòng Luật sư Thủ Đô chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý về vấn đề Hôn nhân và gia đình, Doanh nghiệp, Đất đai, Hình sự… Hãy gọi cho Văn phòng Luật sư Thủ Đô theo hotline: 1900 6197 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc của bạn!
Biện Pháp Trưng Dụng Đất Được Pháp Luật Quy Định Như Thế Nào?
Trưng dụng đất là gì? Các trường hợp áp dụng biện pháp trưng dụng đất? Thẩm quyền ra quyết định trưng dụng đất thuộc về ai? Hình thức, thời hạn thực hiện quyết định này? Cùng LawKey tìm hiều về các vấn đề trên qua bài viết sau.
Trưng dụng đất là biện pháp hành chính cho phép một cơ quan nhà nước trong một số trường hợp nhất định có thể tiến hành sử dụng quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, tổ chức trong một thời hạn nhất định mà không phải trả các khoản phí cho các chủ thể đó, trừ trường hợp gây hại tới đất được trưng dụng hoặc ảnh hưởng tới lợi ích của các chủ thể nêu trên mà cơ quan tiến hành trưng dụng đất mới phải thực hiện bồi thường thiệt hại.
Căn cứ Khoản 1 Điều 72 Luật Đất đai 2013 thì: ” Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai “.
Nếu cơ quan Nhà nước tiến hành trưng dụng đất không thuộc các trường hợp nêu trên thì bị coi là trái pháp luật hay nói cách khác, cơ quan Nhà nước không có quyền trưng dựng đất ngoài các trường hợp nêu trên.
Thẩm quyền trưng dụng đất
Khoản 3 Điều 72 Luật Đất đai 2013 có liệt kê các đối tượng có thẩm quyền trưng dụng đất tùy vào trường hợp thực hiện như sau: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Những người có thẩm quyền trưng dụng đất nêu trên sẽ không được phân cấp thẩm quyền cho người khác hay có nghĩa người có thẩm quyền không được ủy quyền cho người khác thực hiện quyền của mình.
Hình thức và hiệu lực của quyết định trưng dụng đất
Quyết định trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản;
Trường hợp khẩn cấp không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền được quyết định trưng dụng đất bằng lời nói nhưng phải viết giấy xác nhận việc quyết định trưng dụng đất ngay tại thời điểm trưng dụng.
Thời điểm có hiệu lực của Quyết định trưng dụng đất: có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ban hành. (Khoản 2 Điều 72 Luật Đất đai 2013)
Chậm nhất là 48 giờ, kể từ thời điểm quyết định trưng dụng đất bằng lời nói, cơ quan của người đã quyết định trưng dụng đất bằng lời nói có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc trưng dụng đất và gửi cho người có đất trưng dụng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 67 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì nội dung của quyết định trưng dụng đất, văn bản xác nhận việc trưng dụng đất bao gồm: – Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng đất;
– Tên, địa chỉ của người có đất trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng đất trưng dụng;
– Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của người được giao sử dụng đất trưng dụng;
– Mục đích, thời hạn trưng dụng đất;
– Vị trí, diện tích, loại đất, tài sản gắn liền với đất trưng dụng;
– Thời gian bàn giao đất trưng dụng.
Thời hạn trưng dụng đất và gia hạn trưng dụng đất
Khoản 4 Điều 72 Luật Đất đai 2013 quy đinh như sau: ” Thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành. Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có đất trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.”
Như vậy, trưng dụng đất được tiến hành sau khi có quyết định trưng dụng đất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền và trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu như hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng vẫn chưa đạt được thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành gia hạn trưng dụng đất nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày hết hạn.
Hoàn trả đất trưng dụng cho người sử dụng đất
Khi hết thời hạn trưng dụng đất thì việc hoàn trả đất trưng dụng được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 67 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
– Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất ban hành quyết định hoàn trả đất trưng dụng và gửi cho người có đất bị trưng dụng;
– Trường hợp người có đất trưng dụng tự nguyện tặng cho Nhà nước thì làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 72 Luật Đất đai 2013: ” Người có thẩm quyền trưng dụng đất có trách nhiệm giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng đất trưng dụng đúng mục đích, hiệu quả; hoàn trả đất khi hết thời hạn trưng dụng; bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra.” Như vậy, sau khi hết thời hạn trưng dụng đất thì cơ quan tiến hành trưng dụng đất thực hiện trả lại đất trưng dụng cho người sử dụng đất đó mà không phải trả các bất kỳ khoản lợi nào cho người sử dụng đất trưng dụng trong suốt thời gian trưng dụng đất.
Tuy nhiên, nếu hành vi trưng dụng đất khiến đất trưng dụng bị hủy hoại hoặc người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra thì mới phát sinh vấn đề bồi thường thiệt hại.
Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện như sau:
– Mức bồi thường thiệt hại căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 72 Luật Đất đai 2013.
– Trách nhiệm xác định mức bồi thường thiệt hại, thành phần Hội đồng xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra được thực hiện theo quy định tại Khoản 3, 4 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Bạn đang xem bài viết Dấu Hiệu Pháp Lý Của Nhóm Các Tội Phạm Về Môi Trường Được Pháp Luật Quy Định Như Thế Nào? trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!