Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Tài Gia Đình Trong Văn Xuôi Những Năm Gần Đây mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
ĐỜI SỐNG VĂN NGHỆ THỜI ĐẦU ĐỔI MỚI
Nguồn: Văn nghệ, Hà Nội, số 23 (4-6-1988)
ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH TRONG VĂN XUÔI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
MAI HUY BÍCH
Mấy năm trở lại đây, có một hiện tượng văn học đáng chú ý: gia đình trở thành đề tài được nhiều nhà văn quan tâm. Ma Văn Kháng với tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, Lê Lựu với Thời xa vắng, Dương Thu Hương với Bên kia bờ ảo vọng, Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn Tướng về hưu, mỗi người mỗi vẻ đã phát hiện ra, khái quát nhiều vấn đề nóng hổi của gia đình hiện nay mà xã hội học gia đình hằng xuyên quan tâm. Tuy nhiên, nguyên nhân của hiện tượng đó chẳng phải chỉ là sau chiến tranh, ai cũng trở về với gia đình mình: cũng không phải như một nhân vật trong Mùa lá rụng trong vườn nói: “Cái khuynh hướng củng cố gia đình, gia tộc, theo con, nó thể hiện một sự phản ứng, chống lại cái vô đạo đức này hình như có hơi nhiều lên”, hoặc như lời một nhân vật ở Bên kia bờ ảo vọng: “Con người cần gia đình như con thú cần hang ổ… chúng ta cần nơi trú ngụ, nơi trốn tránh mùa đông với những bão giông”. Nói cách khác, việc lý giải nguyên nhân sự quan tâm đến gia đình cũng như cách giải quyết nhiều vấn đề gia đình của một số nhà văn chưa đủ sức thuyết phục. Điều đó đòi hỏi phải xem xét những vấn đề gia đình trong văn học dưới nhãn quan xã hội học để bổ sung cho nhau, nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn gia đình Việt Nam, và nói chung, xã hội, con người Việt Nam hiện nay.
Khoảng 40 năm trước đây, khi những nhân vật như ông Bằng, ông tướng Nguyễn Thuấn đang thời xuân trẻ, đại gia đình “tam, tứ đại đồng đường” (ba, bốn thế hệ cùng sống dưới một mái nhà) nếu không phải một hiện thực phổ biến thì ít nhất cũng là ước mơ cho mọi nhà. Gia đình nói chung còn rất thuần nhất về phương diện xã hội: thời ấy, ông bà, bố mẹ, con cái đều thất học, thường cùng làm một nghề (phổ biến là nghề nông), gia đình là đơn vị sản xuất, các thành viên cùng đổ mồ hôi sôi nước mắt lao động chung nhau, mọi người lúc nào cũng gần nhau, do đó những lo toan, vui buồn của cuộc sống, mọi giá trị cơ bản mọi người đều san sẻ với nhau. Còn gia đình hiện nay, đối tượng thể hiện của các tác phẩm nêu trên mà tiêu biểu là gia đình ông Bằng đang “thấp thoáng những dấu hiệu của sự lủng củng, bất hòa, bất ổn trong các mối tương giao”, đang trải qua quá trình phân hóa sâu sắc. Thành công của các tác phẩm này là đã phản ánh chân thực quá trình đó. Trước hết là sự phân hóa không gian sống của đại gia đình, hay nói theo thuật ngữ xã hội học, hạt nhân hóa gia đình, tức là các đại gia đình chia sẻ thành nhiều gia đình nhỏ chỉ gồm cha mẹ và con cái chưa trưởng thành của họ. So với quá khứ, đây là bước biến chuyển lớn lao về cơ cấu, tác động sâu sắc đến quan hệ gia đình.
Trong khi đó, gia đình ba bốn thế hệ, nói theo lời văn hào L. Tolstoi, lại “đau khổ theo cách riêng của mình” mà gia đình hạt nhân không biết đến. Tuy chung sống dưới cùng một mái nhà, nhưng gia đình không thuần nhất về mặt xã hội như xưa nữa: mỗi người một trình độ học vấn, trong đó con cái có bằng cấp cao hơn cha mẹ già, mỗi người một ngành một nghề, một nơi làm việc riêng, do đó có những quan tâm riêng. Tiêu biểu là gia đình ông tướng về hưu: không có sự hiểu biết lẫn nhau ngay cả giữa vợ với chồng thế hệ già (“Tôi chắc mẹ tôi hiểu về cha tôi cũng ít”), giữa thế hệ trung niên với thế hệ già (“khi lớn lên tôi chẳng biết gì về cha mình cả”), giữa thế hệ trẻ với thế hệ già (“Hai đứa con gái của tôi ít gần ông nội”). Khác biệt giữa các thế hệ không chỉ bó hẹp ở những điều tưởng chừng vặt vãnh như thị hiếu, tạo nên “khoảng cách thẩm mỹ” giữa họ (ông tưởng thích thứ sách dễ đọc, cháu ông chỉ có loại sách “đọc rất khó vào”; ông Bằng thích duy nhất bản nhạc Vườn khuya trong khi con ông mê cả nhạc Vécne)… mà còn đụng chạm đến nhiều chuẩn mực đạo đức khá cơ bản. Trong khi ông tướng hết sức bất ngờ biết mình đại diện họ nhà trai một đám cưới mà cô dâu đã không còn “chữ trinh đáng giá ngàn vàng” nữa, còn em họ ông tức giận đuổi con dâu ra khỏi nhà, thì con dâu ông tướng thản nhiên coi đó là thường. Nếu như ông Bằng sống đơn sơ, “con cái được nuôi dưỡng trong tinh thần tu rèn bổn phận, thực bất cầu bão, cư bất cầu an, coi trọng đạo lý, rời xa phù phiếm”, ngay Cần, con trai ông, cũng nói: “Nhưng lúc này mà cứ nhấn mạnh đạo đức, e không hợp. Đói nghèo lâu quá rồi”, còn Lý phải kêu lên: “Chưa thấy cái nhà nào cổ hủ như cái nhà này. Chỉ thích đạo lý, sách vở… thế thì suốt đời đói nghèo là phải”.
Đặc biệt, do kết quả tự do hôn nhân, thế hệ con cái được lựa chọn bạn đời theo ý mình chứ không phải “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” như trước, con cái gần gũi, thân mật, gắn bó với vợ chồng hơn thời trước, và hơn là với cha mẹ. Với con mắt coi huyết thống cao hơn tâm lý, đặt quan hệ cha mẹ – con cái lên trên quan hệ vợ chồng, nhiều bậc cha mẹ thế hệ già khó lòng chấp nhận cảnh đứa con mà họ dứt ruột đẻ ra lại thân thiết với người không phải máu mủ ruột rà hơn là với họ. Ngòi bút sắc sảo của nhiều nhà văn đã thể hiện được điều đó. Nhân vật bà Bằng chỉ thoáng qua chốc lát nhưng đã để lại ấn tượng khá đậm cùng câu tuyên ngôn “nổi tiếng” với con trai: “Này thằng Đông kia, chết mẹ thì hết mẹ, chứ chết vợ này lấy được vợ khác con ạ!” và đòi nọc con trai đã bốn chục tuổi đầu ra quất roi, vì nghe vợ hơn nghe mẹ. Xuất phát từ mô hình hôn nhân cũ, thế hệ già không thấy được vai trò nhân tố tâm lý, tình cảm trong gia đình thế hệ sau họ.
Vậy là các thế hệ gia đình không chỉ khác nhau về thị hiếu nghệ thuật, quan hệ qua lại giữa các giới vốn có nhịp độ đổi mới nhanh chóng và thường hết sức thích hợp để các thế hệ sau tự khẳng định, tách mình ra khỏi thế hệ trước, mà còn ở nhiều giá trị xã hội quan trọng. Khách quan mà xét, những khác biệt đó, về một vài phương diện, nói lên sự giải phóng cá nhân, tiêu biểu cho xu thế phát triển tiến bộ, là điều mà giới xã hội học mệnh danh “sự di động xã hội đi lên giữa các thế hệ” còn dân gian ta gọi nôm na “con hơn cha là nhà có phúc”. Nhưng chúng đã làm cho thế hệ già vốn sinh trưởng, và được dạy dỗ trong một nền văn hóa coi mẫu mực là cha ông, đời này về cơ bản giống đời khác, lại ở tình thế đối ngược (đang ở đỉnh cao về công danh, địa vị xã hội chuyển sang địa vị người về hưu bình thường, “di động xã hội đi xuống” như ông tướng), khó lòng hiểu nổi. Từ đấy khác biệt sẽ chuyển thành mâu thuẫn, bùng nổ trong gia đình.
Nhưng sự phân hóa trong gia đình không dừng ở cấp độ từng thế hệ, mà tới tận cấp độ từng thành viên. Các thành viên khác nhau tới mức gia đình chỉ còn là nơi tập hợp những con người mà phần lớn thời gian sống của họ lại diễn ra ở một không gian khác, mỗi người một “vũ trụ” riêng, ngăn cách nhau bằng những bức tường vô hình, không còn “ngôn ngữ chung” nữa; nếp nhà biến thành “buồng ngủ chung” theo cách nói của một nhà xã hội học, trong đó cảnh “đồng sàng dị mộng” khá phổ biến. Tướng về hưu đã nêu bật được tình trạng đó. Các thành viên trong gia đình không ai giống ai, nhưng khác biệt sâu sắc nhất là giữa ông tướng với những người xung quanh, đến nỗi ông phải kêu lên: “Sao tôi cứ như kẻ lạc loài!”. Vì sao như vậy? Đó là vì ông tướng xuất thân từ một nhóm xã hội đặc biệt, hết sức khác với các nhóm còn lại. Hàng chục năm chiến tranh không ngớt đã sản sinh ra trong xã hội một nhóm đặc thù – nhóm những quân nhân chuyên nghiệp, “cả đời gắn với súng đạn, chiến tranh”, “ít khi về nhà”, “những lần về đều ngắn” như tướng Thuấn. Đảm nhiệm một chức năng xã hội lớn lao – chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, – chuyên môn hóa sâu sắc ở chức năng đó, tách hẳn các lĩnh vực sống khác, được tổ chức theo tôn ti cấp bậc chặt chẽ và kỷ luật nghiêm khắc, nên nhóm quân nhân có những giá trị đặc thù (lòng dũng cảm, niềm tin, danh dự, tinh thần phục vụ, tình đồng đội), ngay lối sống, hành vi ứng xử hàng ngày (y phục, cách xưng hô, chào hỏi) cũng khác hẳn. Rời môi trường tách biệt khá nhiều với phần còn lại của xã hội, tướng Thuấn đã chuyển thẳng những chuẩn mực, giá trị đạo đức tương đối tĩnh tại, bất biến của môi trường đó ra xã hội hết sức năng động bên ngoài, và như ta đã thấy, ông không sao hòa nhập được vào “xã hội dân sự”. Sự không hòa nhập đó không chỉ phổ biến qua các tập tục ma chay, cưới xin, mà trầm trọng nhất là ở cách nhìn cuộc sống giản đơn, tư tưởng bình quân và quá thiên về đạo lý mà coi thường những nhu cầu vật chất đa dạng, tốt xấu tất yếu nảy sinh trong xã hội hiện nay.
Ngoài mặt trận, giữa cái sống và cái chết, tinh thần bình quân giữa người chỉ huy và chiến sĩ, xóa nhòa cấp bậc, đồng cam cộng khổ với nhau theo phương châm cổ truyền “tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” chính là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng khiến ông tướng đinh ninh “bình quân là lẽ sống”. Ông không thể ngờ trong đời sống xã hội hiện nay, tư tưởng bình quân đó còn tạo nên mất công bằng, là sức ì ghê gớm kìm chân tiến bộ xã hội. Mặt khác, vị tướng đánh trăm trận đó được hưởng chế độ bao cấp đặc biệt trong quân đội, không phải lo toan cơm áo trong hoàn cảnh giá cả không ngừng leo thang, túi tiền có hạn, một nghịch lý mà có nhà báo gọi là “trận đánh của từng ngày”, lại về hưu sống ở một gia đình đầy đủ vật chất, ông không thấy được cái giá của miếng cơm manh áo đó. Khi phát hiện ra cái giá tàn nhẫn (những miếng rau thai nhi v.v…), ông cương quyết không chấp nhận (“Khốn nạn! Tao không cần sự giàu có này!”). Không hòa nhập được với “xã hội dân sự”, ông trở lại “xã hội quân sự” của mình, ra mặt trận. Phải chăng chi tiết cả nhà đào chum tìm vàng dưới ao, sau khi ông tướng quay lại đơn vị cũ, hàm ý rằng: đời thường của “xã hội dân sự” – do những đòi hỏi gay gắt, cấp thiết và cả do những lệch lạc của nó – vẫn tiếp tục như trước khi ông về, ai không hòa nhập được với nó, ắt bị đẩy ra ngoài lề?
Cả trong văn học lẫn ở ngoài đời, đây không phải là trường hợp của riêng tướng Thuấn. Trong văn học, về phương diện này, ông có nhiều vẻ giống với Đông, trung tá về hưu, ở Mùa lá rụng trong vườn: cũng xa nhà biền biệt, trong nhà “chỉ là người hưởng thụ chứ chưa hề phải lo toan một trọng trách nào, từ việc nuôi dạy con cái tới miếng ăn hàng ngày”, cũng được cuộc sống chiến sĩ tạo cho “một nếp sống, nếp nghĩ lành mạnh giản dị”, cũng tình trạng tách biệt, không thích nghi giữa “xã hội quân sự” và “xã hội dân sự”. Khoảng cách giữa “xã hội quân sự” và “xã hội dân sự” vốn đã lớn, lại càng thêm sâu sắc sau bao nhiêu khó khăn kinh tế và biến động xã hội: hàng chục năm chiến tranh, cả một thế hệ bạc đầu trong khói lửa, không còn điều kiện học nghề gì khác sinh nhai ngoài binh nghiệp, sự thích nghi, hòa nhập với “xã hội dân sự” càng khó khăn, gay gắt, trở thành một vấn đề xã hội lớn lao. Đặt ra được vấn đề xã hội ít người thấy, hoặc thấy nhưng chưa nhìn nhận đúng mức – đó là một thành công của Tướng về hưu. Còn giải quyết vấn đề ra sao, điều đó vượt ra ngoài khuôn khổ truyện ngắn, và có lẽ cũng vượt quá khả năng tác giả, nhưng chắc chắn phải có những biện pháp mà xã hội học gọi là “xã hội hóa để bước sang tuổi già”: chuẩn bị trước về tư tưởng, tâm lý để các quân nhân chuyên nghiệp từng bước về hưu. Và giải pháp khắc phục sự xa cách giữa người với người trong gia đình, củng cố mối tương giao không phải quay trở lại đại gia đình cũ như có nhà văn mong ước. Đời sống xã hội sẽ vận động theo hướng khẳng định cá nhân, cuộc sống gia đình sẽ ngày càng mang đậm tính chất riêng tư hơn; và như vậy, khoảng cách không gian “ở riêng nhưng gần” mới là lý tưởng đối với cha mẹ già và con cái lớn, vì vẫn có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau đồng thời giảm khả năng xung đột thế hệ đến thấp nhất.
***
Trong những vấn đề gia đình hiện nay, một số được các nhà văn tìm các giải quyết trong tác phẩm của mình, một số khác chỉ được đặt ra rồi mở ngỏ. Có nhà văn đề xướng “trở về quy tụ với gia đình, gia tộc”, coi gia đình là “lô cốt cố thủ” để “tất cả những mệt nhọc, buồn phiền, kinh sợ đều đã dừng lại ở ngưỡng cửa căn buồng nhỏ”, để “con người sống với những tình cảm thật sự”: nói theo lời một nhân vật, “chỉ cần khép cửa phòng lại, ôm em với Hương Ly trong vòng tay, anh quên hết mọi khắc nghiệt của cuộc đời”. Nhưng giải pháp này rất chông chênh, một mặt vì nó sai lầm trên quan điểm xã hội học: tách rời gia đình khỏi xã hội, coi gia đình như một ốc đảo trên đại dương đầy sóng gió của đời sống xã hội. Cuộc sống bên ngoài tác động vào chúng ta toàn diện và sâu sắc tới mức đâu dễ dàng rũ bỏ ảnh hưởng của nó mỗi lần trở về với gia đình mình như cởi chiếc áo ngoài bụi bặm trước khi vào nhà! Mỗi người giữ vai trò là chồng, là vợ, là cha, là con trong gia đình thì đồng thời cũng giữ các vai trò khác ngoài đời, có thể nào tách bạch rạch ròi các vai trò đó trong cùng một con người? Mặt khác muốn gia đình thật sự là “lô cốt”, “vấn đề là phải dìu dắt nhau, tạo ra sự hòa hợp về tâm lý trong cả quá trình chung sống chứ. Nghĩa là cả hai bên phải chủ động”. Giải pháp mà Ma Văn Kháng mượn lời một nhân vật tích cực của mình nói lên đã được chính một nhân vật khác trả lời: “Thế thì sống với nhau vất vả quá. Mà đời thì vốn đã khó nhọc lắm rồi”. Nghĩa là giải pháp nhà văn đề ra dễ gì được chấp nhận trong bối cảnh xã hội đầy phức tạp này!
Nhưng có lẽ đáng nói nhất là điều này: thông qua Luận, nhân vật tích cực Ma Văn Kháng viết: “Gia đình, đường phố, cơ quan, xã hội, các tập thể con người, những môi trường sống khác nhau mà đồng dạng, gắn liền”. “Gắn liền” thì rõ rồi, song nếu thế thì chính tác giả tự mâu thuẫn với mình khi chủ trương biến gia đình thành “lô cốt”, tách rời xã hội. Nhưng tại sao lại “đồng dạng”? Trong xã hội cổ truyền từng chịu ảnh hưởng Nho giáo, chính vì coi gia đình và xã hội là đồng dạng, lấy gia đình làm khuôn mẫu để quy chiếu ra xã hội, đưa mục tiêu ứng xử của gia đình – ổn định, hòa mục, trên kính dưới nhường thành mục tiêu của xã hội, thay thế cho tự do, hạnh phúc và tiến bộ, nên người ta đã thủ tiêu đấu tranh, phát triển nhân cách. Và suốt hơn bốn thập kỷ qua, do không ý thức được điều đó, chúng ta cũng đi vào con đường mòn lịch sử này, đã phải trả giá: trong gia đình cũng như xã hội, con người luôn luôn cảm thấy mình là con, là em, phải ăn ở sao cho trong ấm ngoài êm, không bao giờ trở thành một nhân cách độc lập, dám đấu tranh cho công bằng và tiến bộ. Ở ta, ý nghĩa xã hội lớn lao của vấn đề gia đình chính là ở quan hệ đặc biệt giữa gia đình với xã hội này, chứ không bình thường như nhiều xã hội khác.
Suốt một thời kỳ dài, đúng như Ma Văn Kháng nhận xét, một mặt “người ta có ảo tưởng là có thể coi nhẹ các quan hệ gia đình. Các quan hệ cha con, vợ chồng, anh em… hình như không có gì phải bàn bạc nữa”, nhưng thực ra mọi nỗi niềm gia đình riêng tư con người phải dồn nén lại do chiến tranh khốc liệt, mặt khác, văn học hầu như chỉ được đề cập đến một vài mảng đời sống gia đình nên gia đình không trở thành vấn đề lớn cả trong cuộc sống cũng như văn học. Bây giờ, do tổng hòa những biến đổi mọi mặt, nhân tố riêng tư, cá nhân bắt đầu “cựa quậy”, đòi “xé rào”, đòi giải phóng, đáp ứng các nhu cầu ngày càng phong phú của mình, trong khi đó, gia đình kiểu cũ, gia đình thuần nhất nặng về ràng buộc cá nhân, nên chính nơi đây nảy sinh không ít vấn đề, gia đình trở thành “điểm nóng”. Có lẽ chính đây là nguyên nhân cơ bản khiến gia đình thu hút sự lưu tâm của dư luận xã hội và văn học đến thế.
Qua việc văn học khai thác đề tài gia đình, có thể nói: trong xu hướng chung văn học ngày càng tiếp cận đời sống xã hội, nếu chỉ riêng khả năng quan sát, nắm bắt vấn đề và tài năng nghệ thuật, vốn sống thôi, chưa đủ. Để nâng cao trình độ phản ánh và dự báo những xu hướng vận động, biến đổi của gia đình hiện nay, thiết nghĩ việc các nhà văn làm quen, tìm hiểu phương pháp và kết quả nghiên cứu xã hội học không phải là vô ích.
Nguồn: Văn nghệ, Hà Nội, số 23 (4-6-1988)
16-1-19
Gia Đình Văn Hóa Là Gì? Tiêu Chuẩn Gia Đình Văn Hóa Gồm Những Gì?
Được đề ra bởi Chính phủ đã nhiều năm, Gia đình văn hóa được xem như một chỉ tiêu đề ra tại chính các tổ dân cư, phường, xã để thúc đẩy việc hình thành lối sống văn minh, đạo đức ngay tại cấp địa phương nhỏ lẻ và cao hơn nữa là hình thành các thôn văn hóa, tổ dân phố văn hóa,….Với những gia đình đạt các chỉ tiêu được đưa ra để xem xét thì sẽ được chứng nhận là gia đình văn hóa và có bằng khen trao về từng nhà.
Xây dựng gia đình văn hóa từ lâu đã là một phong trào thi đua không chỉ giữa các gia đình mà còn trong các huyện, thị xã, thành phố với nhau. Để xây dựng gia đình văn hóa thì mỗi cá nhân trong một gia đình phải sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, bài trừ những hiện tượng xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng. Đặc biệt mỗi người cần thực hiện các nếp sống văn minh, thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm của mình với gia đình và xã hội, làm những việc trong khả năng của mình để giúp ích cho gia đình, cộng đồng xung quanh. Xây dựng gia đình văn hóa không phải là việc chạy theo những lối sống mới, tân thời và bỏ quên những giá trị cũ. Xây dựng gia đình văn hóa cũng là việc phát huy tốt những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống từ bao năm nay, đi đôi với việc tiếp thu có nhận thức những phong trào, những xu hướng mới có chất lượng và có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng xã hội.
Gia đình có kinh tế ổn định, hoà thuận có kỷ cương nề nếp, không có người mắc các tệ nạn xã hội
Thực hiện Nếp sống văn minh, giữ gìn thuần phong mỹ tục, không sử dụng văn hoá phẩm thuộc loại cấm lưu hành
Trẻ em đang độ tuổi đi học đều được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trở lên
Các thành viên trong gia đình chăm lo rèn luyện sức khoẻ, giữ gìn vệ sinh và phòng bệnh.
Các thành viên trong gia đình thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và nếp sống văn hoá nơi công cộng
Tham gia bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh của địa phương.
Mỗi cặp vợ chồng sinh con không vi phạm chính sách kế hoạch hoá gia đình. Có kế hoạch phát triển kinh tế, làm giầu chính đáng Có kế hoạch tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm
Đoàn kết với cộng đồng dân cư, tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, khi khó khăn, hoạn nạn
Tham gia hoà giải các mối quan hệ bất đồng trong địa bàn dân cư
Tham gia các hoạt động xã hội từ thiện nhằm xây dựng địa bàn dân cư ổn định, vững mạnh; vận động các gia đình khác cùng tham gia.
Ngoài ra thì để đạt danh hiệu Gia đình văn hóa cấp cao hơn do Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc do Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương công nhận thì còn phải đạt đủ thêm những tiêu chuẩn khác do Ủy ban nhân dân ở đó đưa ra nữa.
Gia đình văn hóa đã trở nên quen thuộc với mỗi cá nhân hiện nay. Tuy nhiên hi vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều hơn nữa những hiểu biết gia đình văn hóa là gì, hiểu rõ hơn các tiêu chí để phấn đấu thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Văn Hóa Gia Đình Và Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa Trong Thời Kỳ Hội Nhập
Gia đình truyền thống Việt Nam xưa rất chú trọng xây dựng gia đạo, gia phong và gia lễ, trong đó gia đạo là sức mạnh của gia đình. Gia đạo là đạo đức của gia đình như đạo hiếu, đạo ông bà, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em. Đạo hiếu là hiếu nghĩa của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Gia lễ là phép ứng xử của con người theo một nguyên tắc có tôn ti trật tự theo lễ tiết, đặc biệt là việc thờ cúng tổ tiên, đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh. ở thời đại nào văn hóa gia đình cũng là nền tảng cho văn hóa xã hội. Văn hóa gia đình giàu tính nhân văn, nhân bản, đề cao giá trị đạo đức, xây dựng nếp sống văn hóa trật tự, kỷ cương, hun đúc tâm hồn, bản lĩnh cho con người trong từng tế bào của xã hội. Bởi vậy, gia đình tốt là bảo đảm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội lành mạnh và văn minh.
Văn hóa gia đình là một bộ phận, là cái “gốc” của văn hóa làng, văn hóa nước. Vì vậy, việc đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa không thể tách rời việc nghiên cứu, xem xét, đánh giá từ góc độ văn hóa giađình. Nghĩa là, cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa và tiêu chí gia đình văn hóa hiện nay phải dựa trên những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam. Đồng thời trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa phải biết giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là cơ sở xây dựng tư tưởng, đạo đức lối sống tốt đẹp, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh từ trong mỗi gia đình, lấy gia đình làm “pháo đài” chống lại sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội và những tác động xấu từ mặt trái của cơ chế thị trường. Xây dựng gia đình văn hóa là xây dựng mô hình gia đình Việt Nam hiện đại, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu chúng ta cần vươn tới và thực hiện là xây dựng gia đình văn hóa truyền thống, hiện đại. Xây dựng gia đình văn hóa là vừa phải kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, vừa kết hợp với những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại để phù hợp với sự vận động phát triển tất yếu của xã hội. Tất cả nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò của gia đình và văn hóa gia đình. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc đã nêu: “Giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình văn hóa. Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội.”(2)
Văn kiện của Đảng ta đã xác định: “Mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa”, phong trào “Người tốt, việc tốt”, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam…”.(3) Nghị quyết Đại hộiX của Đảng một lần nữa nhấn mạnh: “Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(4).
2 – Gia đình và văn hóa gia đình trước những thách thức của tiến trình hội nhập
Hiện nay, nước ta đang thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa. Sự giao lưu mở cửa hội nhập đã đem đến cho gia đình Việt Nam nhiều cơ hội. Gia đình Việt Nam có điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu hội nhập với các nền văn hóa tiên tiến, văn minh của các nước. Song, bên cạnh những mặt tích cực đó, mặt trái của cơ chế thị trường cũng nảy sinh nhiều vấn đề tác động đến đời sống gia đình Việt Nam, làm cho gia đình Việt Nam đang đứng trước những thử thách, sóng gió. Cuộc sống của xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế đã tác động đến đời sống gia đình, ở một góc độ nào đó đã phá vỡ nền nếp gia phong đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam. Tình trạng ly hôn, ly thân, sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân và việc nạo phá thai trong giới trẻ gia tăng, để lại những hậu quả nặng nề về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Xu hướng hôn nhân với người nước ngoài ngày càng nhiều và sau hôn nhân nhiều phụ nữ di cư theo chồng sinh sống ở nước ngoài cũng đặt ra mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội. Các giá trị văn hóa gia đình truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam đang có biểu hiện xuống cấp, mai một. Nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè, mại dâm, HIV/AIDS đã và đang xâm nhập vào các gia đình. Mâu thuẫn xung đột giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống và vấn đề chăm sóc người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Tình trạng bạo lực trong gia đình có chiều hướng ngày càng gia tăng mạnh mẽ đến mức báo động.
Từ thực tế trên, chúng ta thấy việc phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống trong công tác xây dựng gia đình văn hóa có đời sống kinh tế phát triển, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh phong phú là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Ba trụ cột của ý thức cộng đồng người Việt, đó là gia đình (nhà), làng và nước. Ngày nay, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh đòi hỏi chúng ta phải trở lại với những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ gia đình.”(5)
Như vậy, gia đình là một vấn đề lớn, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển đất nước nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh. Xây dựng gia đình văn hóa – một mục tiêu quan trọng thường xuyên của công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trong thời kỳ đổi mới. Kể từ năm 1960, phong trào xây dựng gia đình văn hóa được khởi nguồn từ thôn Ngọc Tỉnh, xã Ngọc Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, qua 4 thập kỷ, phong trào xây dựng gia đình văn hóa được các cấp ủy, chính quyền, ngành văn hóa – thông tin từ trung ương đến địa phương quan tâm chỉ đạo nên đã duy trì thường xuyên và đạt hiệu quả thiết thực, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3 – Giá trị văn hóa gia đình và xây dựng giá trị văn hóa gia đình trong thời kỳ mới
Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 21-2-2005, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: “Trong thời gian tới, nếu chúng ta không quan tâm củng cố, ổn định và xây dựng gia đình, những khó khăn và thách thức sẽ tiếp tục làm suy yếu gia đình, suy yếu động lực của sự nghiệp công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đề cao giá trị văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa là mục tiêu vừa có tính chiến lược, vừa có tính cấp bách trong sự nghiệp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, phù hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc và phù hợp với quy luật phát triển tất yếu của xã hội. Do đó, công tác xây dựng văn hóa gia đình và phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong giai đoạn mới cần tập trung vào một số nội dung sau:
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào xây dựng gia đình văn hóa, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ trung ương đến cơ sở nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của văn hóa gia đình và công tác xây dựng gia đình văn hóa; coi đây là một trong những động lực quan trọng quyết định thành công sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cấp ủy và chính quyền các cấp phải đưa nội dung công tác xây dựng văn hóa gia đình và gia đình văn hóa vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và chương trình kế hoạch công tác hằng năm của các bộ, ngành, địa phương.
Thứ hai, tiếp tục giáo dục, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn với xây dựng những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển, từ đó đề cao trách nhiệm của mỗi gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng nhân cách cho mỗi thành viên trong gia đình. Giáo dục văn hóa gia đình là xây dựng con người Việt Nam với những phẩm chất cao quý theo nội dung Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”, có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới… có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước.
Thứ ba, chú trọng các biện pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa và nội dung các tiêu chí công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, tránh xu hướng chạy theo thành tích, phản ánh không thực chất phong trào và chất lượng gia đình văn hóa. Các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa phải phù hợp và có ý nghĩa thiết thực với đời sống của nhân dân, công tác bình xét danh hiệu gia đình văn hóa phải được tiến hành theo tiêu chí thống nhất, trên nguyên tắc công bằng, dân chủ, đáp ứng được nguyện vọng, tâm tư, tình cảm, tạo được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các mô hình gia đình văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những giá trị mới tiên tiến cần tiếp thu và dự báo những biến đổi về gia đình trong thời kỳ mới, đề xuất hướng giải quyết những thách thức trong lĩnh vực gia đình. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của phong trào xây dựng gia đình văn hóa.
Thứ tư, phải có sự đầu tư về kinh phí, nguồn lực cho phong trào xây dựng gia đình văn hóa kết hợp với phương châm xã hội hóa, tạo nền tảng cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Thường xuyên tổng kết, sơ kết phong trào xây dựng gia đình văn hóa, đánh giá kết quả phấn đấu xây dựng gia đình văn hóa từng giai đoạn kết hợp với các phong trào khác để đạt được hiệu quả thiết thực, đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc tổ chức thành công Hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc các cấp và Hội nghị toàn quốc (tổ chức tại Hà Nội vào quý III năm 2007) nhằm tôn vinh, nhân rộng điển hình các gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc để nêu gương cho toàn xã hội. Đồng thời đưa hoạt động này thành định kỳ thường xuyên của các cấp từ trung ương đến địa phương.
Thứ năm, phải thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp kiến thức văn hóa gia đình và nội dung công tác xây dựng gia đình văn hóa cho cán bộ chỉ đạo hướng dẫn phong trào xây dựng gia đình văn hóa các cấp, nhằm trang bị kiến thức xây dựng gia đình văn hóa trong đời sống xã hội hiện đại để cập nhật trước yêu cầu đổi mới của thời đại và có định hướng hướng dẫn nhân dân thực hiện lâu dài./.
Logo Năm Mục Vụ Gia Đình 2022
Chủ đề Năm Mục Vụ Gia Đình 2019: “Đồng hành với những gia đình gặp khó khăn” GIẢI THÍCH Ý NGHĨA LOGO
Bàn tay mang dấu đinh của Chúa Giêsu là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. Bàn tay phía dưới vừa là bệ đỡ vững chắc cho gia đình vững vàng trước sóng gió, nâng đỡ bảo bọc gia đình trong tình yêu nồng nàn của Chúa. Dấu đinh tình yêu này nhắc nhớ mỗi gia đình cũng phải hy sinh, quên mình, và yêu thương.
được gắn kết từ hai ngọn sóng diễn tả chiều kích sâu xa của tình yêu. Ngọn sóng là hiện thân của những gian nguy, bất trắc trong cuộc sống gia đình luôn ập đến bất cứ lúc nào. Nhưng với lòng tín thác vào Thiên Chúa là tình yêu, sóng gió sẽ tan biến, đức tin sẽ trở thành nguồn trợ lực dẫn đưa gia đình vượt qua mọi khó nguy để đến được bến bờ an vui, gắn kết mỗi thành viên nên hiệp nhất trong trái tim yêu thương tuyệt hảo.
chính là nơi bắt đầu cho một tình yêu. Hình ảnh Gia đình hướng đến Thánh giá được phác họa như chính lời tuyên thệ năm xưa của đôi hôn phối trước mặt Thiên Chúa và Hội thánh. Đồng thời, hình ảnh này thúc đẩy các Gia đình Công giáo đang sống trong đau khổ, chạy đến với Tình Yêu cứu độ từ Thánh giá Chúa Giêsu để được nâng đỡ và chữa lành.
Hình ảnh Thánh giá được đặt ở đỉnh cao diễn tả Hội Thánh là chứng từ Tình Yêu của Thiên Chúa giữa cuộc đời. Chim bồ câu diễn tả sự hiện diện sống động của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống và đảm bảo sự đồng hành thiết thân của Hội thánh với Gia đình. Hội thánh được khai sinh từ tình yêu Thiên Chúa, vì thế các Gia đình Công Giáo cần trở thành chứng nhân tình yêu trong cuộc sống.
Màu sắc chủ đạo được thể hiện là yêu thương của Thiên Chúa dành cho các Gia đình. sắc đỏ nồng cháy của lửa. Đó là ngọn lửa tình yêu, xuất phát từ trái tim Màu vàng của Thánh giá là dấu chỉ mời gọi các Gia đình phải sống trọn vẹn bí tích hôn nhân. Màu trắng tinh khôi thúc đẩy tình yêu thuần chất, biết vượt thắng cám dỗ, biết tha thứ, hoán cải và khao khát được chữa lành. Ba màu sắc này được phối quyện để khắc họa thông điệp gửi gắm đến các gia đình đang đau khổ.
Tác giả: Nhóm thiết kế đồ họa Công giáo – designcatholic@gmail.com
Bạn đang xem bài viết Đề Tài Gia Đình Trong Văn Xuôi Những Năm Gần Đây trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!