Xem Nhiều 4/2023 #️ Đề Thi Giáo Dục Công Dân: Học Sinh Không Nhất Thiết Phải Học Thuộc Từng Khái Niệm # Top 13 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 4/2023 # Đề Thi Giáo Dục Công Dân: Học Sinh Không Nhất Thiết Phải Học Thuộc Từng Khái Niệm # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Thi Giáo Dục Công Dân: Học Sinh Không Nhất Thiết Phải Học Thuộc Từng Khái Niệm mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đó là nhận định về đề thi minh họa môn Giáo dục công dân của cô Nguyễn Thị Thùy Trang – Giáo viên trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ – Hà Nội.

Giáo dục công dân là môn thi mới nên rất nhiều học sinh băn khoăn về cách ôn tập

Trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017, môn Giáo dục công dân (GDCD) là một cấu phần trong tổ hợp môn thi Khoa học xã hội. Đây cũng là lần đầu tiên môn học này được đưa vào thi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan.

Đánh giá về quyết định đưa môn GDCD vào danh sách các môn thi của kỳ thi THPT Quốc gia 2017 của Bộ GDĐT, cô giáo Nguyễn Thị Thùy Trang – Giáo viên trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ – Hà Nội cho biết, trước đây môn GDCD không thuộc danh sách các môn thi tốt nghiệp và thi đại học, cao đẳng, nên ở lớp 12 học sinh thường coi nhẹ. Cũng một số nơi, nhà trường thường đẩy nhanh việc dạy học nhằm kết thúc sớm môn này để dành thời gian cho các môn khác cần thiết cho thi đại học, cao đẳng.

Theo cô Trang, việc đưa môn GDCD vào danh sách các môn thi của kỳ thi THPT Quốc gia 2017 với đề thi trắc nghiệm khách quan, giáo viên và học sinh phải thay đổi tinh thần và phương pháp dạy học môn GDCD. Việc dạy và học sẽ được thực hiện theo hướng tích cực hơn và sẽ hạn chế tình trạng học sinh coi nhẹ môn học; dạy học qua loa như ở một số nơi trước đây.

Nội dung đề thi trắc nghiệm nằm trong tất cả các bài học (trừ các bài và những nội dung giảm tải) ở lớp 12, giáo viên và học sinh sẽ phải dạy và học đầy đủ tất cả các bài, các nội dung trong Chương trình GDCD lớp 12. Nếu học sinh học tủ, học lệch, coi trọng bài này và coi nhẹ bài khác thì có thể sẽ dẫn đến kết quả không tốt. Tôi nghĩ, đây là điểm mới, tích cực của môn GDCD trong xu thế đổi mới giáo dục phổ thông ở nước ta hiện nay.

Nhiều câu hỏi phân hóa trong đề thi

Môn GDCD trở thành một cấu phần trong tổ hợp môn thi Khoa học xã hội khiến cho các thí sinh rất lo lắng khi các em không biết nên ôn tập từ đâu và bắt đầu như thế nào? Cô Trang cho rằng, nội dung đề thi nằm trong Chương trình môn GDCD lớp 12 “Công dân với pháp luật”.

Với 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, mỗi câu hỏi trắc nghiệm có 4 phương án trả lời, và có duy nhất 1 phương án trả lời đúng, trong đề thi có các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản, phục vụ mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT (nhận biết: 40%, thông hiểu: 20%) và các câu hỏi phân hóa (vận dụng bậc thấp: 30%, vận dụng bậc cao: 10%) phục vụ mục đích xét tuyển đại học, cao đẳng. Với cấu trúc này, đề thi đáp ứng được yêu cầu đánh giá kết quả học tập, đảm bảo tính phân hóa rõ rệt, tạo thuận lợi cho học sinh làm bài theo lực học thực tế của mình.

Nội dung gắn bó mật thiết với thực tiễn đời sống xã hội

Theo cô Trang, đề thi minh họa có nhiều câu hỏi trắc nghiệm khách quan mang tính tổng hợp nên học sinh cần vận dụng tổng hợp kiến thức và kỹ năng bộ môn một cách tích cực mới có thể có câu trả lời đúng được.

Để làm bài thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, học sinh không nhất thiết phải học thuộc từng khái niệm, định nghĩa, nội dung như trong sách giáo khoa, mà điều quan trọng là biết phân tích, tổng hợp, lý giải, nhận xét đánh giá các hiện tượng pháp luật trong thực tiễn đời sống xã hội. Đây là điểm mới mang tính lợi thế nổi bật của đề thi môn GDCD theo hình thức trắc nghiệm, phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục hiện nay trên thế giới.

Cô Trang cho rằng, đặc thù của môn GDCD là có nội dung gắn bó mật thiết với thực tiễn đời sống xã hội. Trong đề thi sẽ có 40% câu hỏi vận dụng bậc thấp và vận dụng bậc cao. Để làm được những câu hỏi này, giáo viên và học sinh phải đổi mới phương pháp dạy – học theo hướng tích cực hơn: Vận dụng nội dung kiến thức bài học vào việc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống xã hội phù hợp với lứa tuổi.

Quá trình học sẽ hình thành ở học sinh các năng lực tư duy phê phán, năng lực phân tích – tổng hợp, năng lực nhận xét đánh giá, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực hiện trách nhiệm công dân,… phù hợp với yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

“Đề thi trắc nghiệm môn GDCD cũng rất thuận lợi cho việc tổ chức học tập của học sinh. Với cấu trúc đề thi này, học sinh không nên quá lo lắng mà chỉ cần học đầy đủ, học kỹ kiến thức ở trên lớp và làm bài tập luyện tập củng cố, vận dụng thì có thể làm được và làm tốt bài thi” – cô Trang nhấn mạnh.

Nhật Hồng

Mách Bạn Học Và Thi Môn Giáo Dục Công Dân

25 Tháng 07, 2017

Để làm bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân, các em không nhất thiết phải học thuộc từng khái niệm, định nghĩa, nội dung như trong sách giáo khoa, mà quan trọng hơn các em có kỹ năng tổng hợp, phân tích, nhận xét các hiện tượng pháp luật trong đời sống thực tiễn.

Xóa bỏ định kiến là một trong những điều đầu tiên và quan trọng khi chúng ta muốn làm tốt bài thi THPT Quốc gia môn GDCD. Định kiến ấy là gì? Là suy nghĩ coi nhẹ môn học trong cả việc dạy và học ở phổ thông. Thay vào đó, tinh thần và phương pháp dạy và học cần được thay đổi và thực hiện theo hướng tích cực, hạn chế tối đa tình trạng học sinh coi nhẹ môn học, giáo viên dạy học qua loa như thực trạng vẫn diễn ra ở một số nơi trước đây.

Bộ cũng đã công bố đề mẫu cũng như định hướng nội dung thi, theo đó nội dung của bài thi trắc nghiệm GDCD là tất cả kiến thức của chương trình học lớp 12. Như vậy, nếu học sinh học tủ, học lệch, coi trọng bài này và coi nhẹ bài khác thì sẽ khó để có được kết quả tốt trong bài thi chính thức.

Các em không nên quá lo lắng về việc nên bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào. Vì cấu trúc và định hướng nội dung thi Bộ đã công bố rõ ràng: kiến thức thi nằm trong chương trình GDCD lớp 12 – Công dân với pháp luật.

Đề thi sẽ có nhiều câu hỏi trắc nghiệm khách quan mang tính tổng hợp, nên các em không cần phải học thuộc từng khái niệm, định nghĩa như trong Sách giáo khoa, mà quan trọng hơn các em có kỹ năng tổng hợp, phân tích, nhận xét các hiện tượng pháp luật trong đời sống thực tiễn. Đây là điểm mới mang tính ưu việt của đề thi môn GDCD theo hình thức trắc nghiệm, phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục hiện nay trên thế giới.

Theo đánh giá của các thầy cô có chuyên môn thì ” đề thi trắc nghiệm GDCD cũng rất thuận lợi cho việc tổ chức học tập của học sinh. Với cấu trúc đề thi như vậy, học sinh không nên quá lo lắng mà chỉ cần học đầy đủ, học kiến thức ở trên lớp và làm bài tập củng cố, vận dụng thì có thể làm tốt bài thi”

Đề Thi Giáo Dục Công Dân Thpt Quốc Gia: Thí Sinh Khóc Dở Mếu Dở

Bước ra khỏi phòng thi môn Giáo dục công dân (GDCD) THPT quốc gia, nhiều thí sinh dở khóc dở mếu vì những khái niệm rối rắm.

Thí sinh Hồng Anh (Nghệ An) nói: Em thấy các khái niệm trong câu 81, mã đề 312 là rối rắm, dễ gây nhầm lẫn và không phù hợp thực tế.

Cụ thể, câu 81, mã đề 312: “Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt người vi phạm pháp luật thực hiện pháp luật theo hình thức: A. Áp dụng. B. Tuân thủ. C. Sử dụng. D. Phổ biến”.

Theo Hồng Anh, trong thực tế, việc xử phạt hành chính như trên vừa là áp dụng, tuân thủ, sử dụng pháp luật và cả phổ biến pháp luật (tuyên truyền). Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một đáp án đúng.

Tra cứu SGK GDCD 12, bài “Thực hiện pháp luật” (trang 17-18) thì có 4 hình thức thực hiện pháp luật bao gồm: Sử dụng pháp luật; thi hành pháp luật; tuân thủ pháp luật; áp dụng pháp luật.

Chiếu theo nội dung SGK, thì đáp án của câu 81 nói trên là “Áp dụng pháp luật” (phương án A).

Cô Trần Thị Hà (Hà Tĩnh), giáo viên môn GDCD THPT thừa nhận: Có nhiều khái niệm rối rắm, ngay cả GV cũng rất dễ nhầm lẫn, vì không đúng thực tế.

Để chứng minh, cô Hà tra từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học) các khái niệm và cho ra kết quả: “Sử dụng: lấy làm phương tiện để phục vụ nhu cầu, mục đích nào đó; Áp dụng: dùng trong thực tế điều đã nhận thức được; Thi hành: làm cho thành có hiệu lực điều đã được chính thức quyết định; Tuân thủ: giữ và làm đúng theo điều đã quy định”.

Theo cách hiểu thông thường, thì cả 4 khái niệm nêu trên đều có những điểm giao thoa, tương đồng. Vì vậy, phân biệt ra 4 hình thức thực hiện pháp luật là máy móc.

Câu 87, mã đề 312: “Công dân có hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các mối quan hệ xã hội và công vụ nhà nước thì phải chịu trách nhiệm: A. Liên đới; B. Kỷ luật. C. Khiếu nại; D. Tố cáo”.

Một GV cho biết, đề thi có cách diễn đạt lủng củng, phi logic, trong thực tế không có khái niệm “chịu trách nhiệm kỷ luật” hay “chịu trách nhiệm tố cáo, khiếu nại”. Còn nếu nói người vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới là không đúng.

Lỗi diễn đạt và những cái bẫy phi lo gic tiếp tục lăp lại trong câu 82, mã đề 305: “Theo quy định của pháp luật, người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm thì phải: A. chịu trách nhiệm hình sự; B. hủy bỏ đơn tố cáo; C. chịu trách nhiệm khiếu nại vượt cấp. D. hủy bỏ mọi thông tin”.

Chưa nói sự phi lí trong yêu cầu “phải hủy bỏ mọi thông tin”, “chịu khiếu nại vượt cấp”, khái niệm đề dẫn “bị coi là tội phạm” cũng không chuẩn. Chủ thể xác định tội phạm là cơ quan điều tra, cơ quan xét xử. Công dân chỉ bị coi là tội phạm khi có bản án có hiệu lực pháp luật.

Còn một “rừng” lỗi khác của đề thi THPT quốc gia môn GDCD, chúng tôi sẽ đề cập trong bài khác.

Đề Thi Học Kì 1 Môn Giáo Dục Công Dân Lớp 11 Trường Thpt Marie Curie, Tp. Hồ Chí Minh Năm Học 2013

Đề kiểm tra học kì I môn GDCD lớp 11 có đáp án

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 11

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 11 trường THPT Marie Curie, TP. Hồ Chí Minh năm học 2013 – 2014 có đáp án đi kèm, giúp các bạn học sinh ôn tập kiến thức môn GDCD hiệu quả. Từ đó, các bạn chuẩn bị tốt nhất cho bài thi, bài kiểm tra môn Giáo dục công dân một cách tốt nhất.

Đề kiểm tra học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 11 năm học 2012 – 2013 trường THPT Tân An, Trà Vinh Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 11 năm học 2014 – 2015 trường THPT Châu Thành 1, Đồng Tháp

Câu 1:

Nêu khái niệm cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa? Phân biệt cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không lành mạnh? Giả sử em là chủ doanh nghiệp trong tương lai, em sẽ làm như thế nào để phương thức cạnh tranh của mình vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa mang tính nhân văn? (4 điểm)

Câu 2:

Thế nào là công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước? Em thấy mình có trách nhiệm gì đối với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước? (3 điểm)

Câu 3:

Nhà sản xuất nên vận dụng tác động điều tiết của qui luật giá trị như thế nào để hàng hóa của mình đứng vững trên thị trường? (3 điểm)

Đáp án đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 11

Câu 1: (4 điểm)

– Học sinh nêu được khái niệm cạnh tranh: (0,5 điểm)

Là sự ganh đua, đấu tranh giữ các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.

– Học sinh phân biệt được Cạnh tranh lành mạnh và Cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh lành mạnh: (1 điểm)

Diễn ra theo đúng pháp luật và gắn liền với mặt tích cực

Kích thích LLSX, KHCN phát triển, năng suất lao động tăng lên.

Khai thác tốt các nguồn lực

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hàng hóa có sức mạnh cạnh tranh

Cạnh tranh không lành mạnh: (1 điểm)

Vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức

Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.

Sử dụng thủ đoạn phi pháp, bất lương

Gây rối loạn thị trường

– Phần ứng dụng kiến thức: (1,5 điểm)

Học sinh nêu được hướng kinh doanh là sẽ cạnh tranh lành mạnh, tích cực.

Tùy vào ví dụ của từng bài làm mà cho điểm, tuy nhiên nêu được các biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh: Đầu tư chất lượng sản phẩm, đầu tư khoa học công nghệ, đầu tư chất lượng nguồn nhân lực, quảng cáo sản phẩm….

Câu 2: (3 điểm)

Học sinh nêu được khái niệm Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước: (1 điểm)

Là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí. Xây dựng cơ sở vật chất của CNXH, đưa nước ta từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành một nước có nền kinh tế công nông nghiệp hiện đại.

Trách nhiệm: (2 điểm)

Có nhận thức đúng về CNH-HĐH

Có lựa chọn trong sản xuất – kinh doanh

Tiếp thu thành tựu khoa học – công nghệ

Ra sức học tập và rèn luyện

Câu 3: (3 điểm)

Học sinh nêu được nội dung của điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. (1 điểm)

Là sự phân phối lại các yếu tố của tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác theo hướng từ nơi có lãi ít hoặc không có lãi sang nơi có lãi nhiều thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường.

Học sinh nêu được sự vận dụng của nhà sản xuất đối với tác động điều tiết hàng hóa. (1 điểm)

Vận dụng tác động điều tiết của qui luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường, kịp thời điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.

Ví dụ của học sinh đúng, hợp lí (1 điểm)

Bạn đang xem bài viết Đề Thi Giáo Dục Công Dân: Học Sinh Không Nhất Thiết Phải Học Thuộc Từng Khái Niệm trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!