Cập nhật thông tin chi tiết về Định Luật Rơi Tự Do – Kipkis mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khám phá số 4: Định luật rơi tự do
Ảnh: Internet
– Thời gian phát hiện năm 1598.
– Nội dung phát hiện: các vật thể luôn rơi cùng một vận tốc mà không phụ thuộc vào trọng lượng của chúng.
– Người phát hiện: Galileo Galilei.
Tại sao định luật rơi tự do lại có tên trong 100 phát hiện khoa học vĩ đại nhất?
Định luật này dường như không có gì đặc biệt, các vật nặng lại không rơi nhanh hơn các vật nhẹ, tại sao phát hiện đó lại được coi là vĩ đại nhất? Bởi vì khoa học trước đó đều được xây dựng trên cơ sở lý luận của hai nhà khoa học Hy Lạp cổ là Aristotle và Ptolemy. Định luật của Galileo ra đời đã chấm dứt thời kỳ thống trị lâu dài của những lý luận đó, đồng xây dựng lên cơ sở của khoa học hiện đại. Phát hiện của Galileo đã đưa vật lý học bước sang giai đoạn hiện đại, đặt nền móng cho sự ra đời của định luật vạn vật hấp dẫn và định luật vận động của Newton sau này, nó là bộ phận cấu thành nên cơ sở của vật lý học và công trình học hiện đại.
Định luật rơi tự do đã ra đời như thế nào?
Ở tuổi 24, Galileo đã là giáo sư toán học của trường Pisa ở Italia. Mỗi khi gặp những vấn đề hóc búa ông thường ngồi trầm ngâm trong nhà thờ. Những ngọn đèn thắp sáng trong nhà thờ cứ đung đưa nhè nhẹ trên những sợi dây xích dài. Vào một ngày mùa hè năm 1598 Galileo bỗng phát hiện tất cả các ngọn đèn đều dao động với cùng một vận tốc như nhau.
Galileo quyết định tiến hành đo thử thời gian dao động của các ngọn đèn, thế là ông sờ vào động mạch cổ, lắng nghe nhịp đập để tính tốc độ dao động của một ngọn đèn. Ông tiếp tục làm như vậy với một ngọn đèn lớn hơn và kết quả thu được là tốc độ dao động của hai ngọn đèn là như nhau. Ông đã mượn những bấc đèn dài dùng thắp đèn, dùng sức lắc mạnh hai chiếc đèn to nhỏ khác nhau. Sau nhiều ngày miệt mài làm thử nghiệm ông phát hiện ra rằng thời gian dao động theo vòng cung của hai ngọn đèn là như nhau và không phụ thuộc vào trọng lượng, kích thước của chúng cũng như độ dài của dây cung.
Ngọn đèn có kích thước to và nặng hơn lại có tốc độ rơi tương tự như ngọn đèn nhỏ hơn nó, phát hiện này hoàn toàn trái ngược với cơ sở lý luận đã duy trì suốt 2000 năm trước đó. Galileo cảm thấy bị lôi cuốn bởi khám phá này.
Trên giảng đường của đại học Pisa, Galileo một tay cầm một miếng gạch, tay kia cầm hai miếng gạch đã được gắn với nhau bằng vữa, ông làm ra vẻ đang tính toán so sánh trọng lượng của hai bên tay. Ông nói với các sinh viên: “Thưa các bạn, tôi đã quan sát sự dao động qua lại của quả lắc đồng hồ, tôi rút ra một kết luận là quan điểm của Aristotle đã sai lầm”.
Tất cả các sinh viên trong lớp đều không khỏi kinh ngạc: “Aristotle đã sai lầm?”. Đối với sinh viên, ngay từ khi vào trường, bài học tự nhiên đầu tiên học được học là: Học thuyết của nhà triết học cổ đại Hy Lạp Aristotle là cơ sở của khoa học, định lý của Aristotle đưa ra là: Các vật nặng hơn sẽ rơi với vận tốc nhanh hơn.
Galileo đứng hẳn lên bàn, đưa hai miếng gạch lên cao ngang tầm lông mày sau đó thả tay xuống cùng một lúc, “cạch” một tiếng, cả hai miếng gạch đều rơi xuống đất cùng một lúc. Ông hỏi cả lớp: “Miếng gạch nặng hơn có rơi nhanh hơn không?”.
Cả lớp lắc đầu: “Không, chúng rơi xuống cùng nhau”. Galileo nói to lên: “Lại một lần nữa!”, ông lại thả hai miếng gạch xuống, các sinh viên trong lớp cứ tròn mắt ra quan sát. Sau tiếng “cạch”, Galileo lại hỏi: “Miếng nặng hơn có rơi nhanh hơn không?”, cả lớp ngạc nhiên trả lời: “Không, cả hai miếng cùng rơi xuống như nhau”, Galileo tuyên bố trước lớp: “Kết luận của Aristotle là sai lầm!”.
Thế nhưng, người ta không công nhận phát hiện của Galileo. Khi chứng kiến thí nghiệm hai miếng gạch rơi, một người bạn của Galileo – nhà toán học Ostilio Ricci đã nói: “Tôi công nhận rằng hai miếng gạch đều rơi xuống cùng một vận tốc, nhưng tôi vẫn không thể tin kết luận của Aristotle là sai được, vẫn cần phải có những minh chứng khác thuyết phục hơn”.
Galileo quyết định công khai tiến hành một thí nghiệm khác mang tính thuyết phục hơn để mọi người có thể công nhận phát hiện của ông. Ông đã leo lên nóc tòa nhà tháp nổi tiếng ở Pisa, ở độ cao 191 feet, ông đồng thời thả xuống hai quả cầu bằng chì có khối lượng lần lượt là 10 pound và 1 pound. Mặc dù chúng ta không có những căn cứ chính xác để xác thực sự việc trên nhưng định luật rơi tự do của Galileo đã được chứng minh là chính xác.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
Tác phẩm: 100 khám phá khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử
Tác giả: Kim Anh (Tổng hợp, biên soạn)
Nhà xuất bản Văn hoá thông tin
Nguồn: vnschool.net
“Like” us to know more!
Knowledge is power
Định Luật Bảo Toàn Năng Lượng – Kipkis
Khám phá số 35: Định luật bảo toàn năng lượng
– Thời gian phát hiện: năm 1847.
– Nội dung phát hiện: năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác nhưng trong một hệ kín tổng năng lượng luôn được bảo toàn.
– Người phát hiện: Hermann von Helmholtz.
Tại sao định luật Bảo toàn năng lượng lại có tên trong 100 phát hiện khoa học vĩ đại nhất?
Năng lượng không tự nhiên mất đi, nó có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, nhưng tổng năng lượng luôn được bảo toàn. Dựa theo nguyên lý này mà các nhà khoa học và các kiến trúc sư có thể chế tạo ra hệ thống năng lượng, mang điện đến cho mọi nhà tạo ra những chiếc ô tô. Nguyên lý đó được gọi là định luật Bảo toàn năng lượng, là một trong những phát hiện quan trọng nhất của tất cả các lĩnh vực khoa học và là nguyên lý cơ bản nhất trong toàn giới tự nhiên. Đây lá định luật nhiệt động lực đầu tiên, là chìa khóa để đi tìm lời giải cho sự chuyển hóa năng lượng và tính hoán đổi giữa các dạng năng lượng khác nhau. Helmholtz đã tổng hợp tất cả những nghiên cứu và tư liệu để phát hiện ra nguyên lý này, phát hiện của ông đã vĩnh viễn làm thay đổi khoa học và công trình học.
Định luật bảo toàn năng lượng đã được tìm ra như thế nào?
Hermann von Helmholtz sinh năm 1821 tại Postdam nước Đức, gia đình ông làm nghề kinh doanh vàng. Năm 16 tuổi, ông nhận được học bổng học chuyên ngành y học của chính phủ nhưng với điều kiện là sau khi tốt nghiệp phải phục vụ trong quân đội phổ 10 năm. Và thế là Helmholtz lên đường đến học viện y học Beclin để theo đuổi học ngành y, thế nhưng ông lại thường xuyên tìm đến trường đại học Beclin để học hóa học và sinh lý học.
Trong thời gian phục vụ trong quân đội, Helmholtz đã tập trung nghiên cứu để chứng minh công do cơ bắp sinh ra đều bắt nguồn từ nguyên lý hóa học và vật lý chứ không phải là một loại “sinh lực không rõ ràng” nào đó. Rất nhiều những nhà nghiên cứu đã sử dụng từ “sinh lực” để giải thích cho những cái họ không thể giải thích nổi, dường như “sinh lực” này có thể tạo ra năng lượng một cách liên tục không bao giờ ngưng nghỉ mà không dựa trên cơ sở nào.
Helmholtz muốn chững minh rằng tất cả sự vận động của cơ bắp đều có thể được giải thích bằng việc nghiên cứu vật lý (cơ học) và phản ứng hóa học trong cơ thể người, ông muốn xóa bỏ lý luận về “sinh lực”. Qua quá trình nghiên cứu, Helmholtz càng tin tưởng vào khái niệm lực tác dụng và bảo toàn năng lượng, công không tự nhiên sinh ra mà nó cũng không tự nhiên bị mất đi.
Helmholtz còn học cả toán học với mục đích miêu tả hóa học có thể chuyển hóa thành động năng (vận động và công), biến đổi cơ bắp chuyển hóa thành công. Ông muốn chứng minh tất cả công đều có thể được giải thích thông qua những quá trình vật lý tự nhiên này.
Helmholtz miệt mài tìm cách chứng minh công không tự nhiên sinh ra một cách liên tục mà không có cơ sở. Với phát hiện này, ông đã đưa ra định luật bảo toàn năng lượng.
Helmholtz quyết định mở rộng phạm vi của nguyên lý bảo toàn năng lượng, đem nó ứng dụng vào các trường hợp khác nhau. Do vậy ông đã nghiên cứu rất nhiều những phát hiện của các nhà khoa học như James Joule, Julius Mayer, Piể Laplace, Antoine Lavoisier cùng nhiều nhà khoa học khác đã từng có những nghiên cứu về sự chuyển hóa qua lại hay sự bảo toàn của một loại năng lượng nào đó (ví dụ như động lượng).
Helmholtz đã phát triển những lý luận sẵn có trên cơ sở thực nghiệm, kết quả đã lần lượt chứng minh năng lượng vĩnh viễn không tự nhiên mất đi, nó có thể chuyển hóa thành nhiệt, âm thanh, ánh sáng… Nhưng chúng ta luôn có thể tìm thấy nó và giải thích được nó.
Năm 1847, Helmholtz nhận ra những nghiên cứu của ông đã chứng minh lý luận phổ biến của bảo toàn năng lượng là: năng lượng trong vũ trụ (hay bất kì một hệ kín nào) luôn bảo toàn, năng lượng có thể chuyển hóa dưới nhiều dạng khác nhau như điện, từ, hóa năng, động năng, quang năng, nhiệt năng, âm thanh, thế năng…, nhưng năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi.
Thách thức lớn nhất đối với lý luận của Helmholtz đến từ phía các nhà thiên văn học nghiên cứu về mặt trời. Nếu như mặt trời không tự sinh ra ánh sáng và nhiệt năng thì số năng lượng khổng lồ do nó tỏa ra do đâu mà có? Nó không thể giống như vật chất tự đốt cháy mình bằng lửa. Các nhà khoa học từ lâu đã chứng minh: Nếu mặt trời cũng giống như các chất tự đốt cháy mình để sinh ra ánh sáng và nhiệt thì không đầy 20 triệu năm nó sẽ bị cháy hết.
Phải mất đến năm năm, Helmholtz mới làm sáng tỏ được vấn đề, đáp án chính là lực hấp dẫn. Mặt trời bị lún về phái trong nó một cách từ từ, đồng thời lực hấp dẫn đã chuyển hóa thành ánh sáng và nhiệt. Câu trả lời đó của Helmholtz đã được người đười sau ông công nhận (tổng cộng 80 năm cho đến khi phát hiện ra năng lượng hạt nhân ra đời). Nhưng quan trọng hơn cả là định luật bảo toàn đã được phát hiện ra và được công nhận.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
Tác phẩm: 100 khám phá khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử
Tác giả: Kim Anh (Tổng hợp, biên soạn)
Nhà xuất bản Văn hoá thông tin
Nguồn: vnschool.net
“Like” us to know more!
Knowledge is power
Tự Do Thoát Khỏi Khuôn Mẫu
Ở phần đầu của buổi tập huấn, các bạn sinh viên được chia sẻ về khái niệm Giới, khuôn mẫu Giới và thế nào là Bình đẳng Giới? Hàng ngày, mọi người vẫn nhắc đến Giới. Vậy Giới là gì? Có lẽ ai cũng hiểu chung chung rằng đó là sự khác biệt về mặt sinh học của nam và nữ. Nhưng thực sự để hiểu rõ bản chất của Giới, thì không phải là điều dễ dàng mà bất kì ai cũng hiểu được một cách sâu sắc. Và từ đâu mà chúng ta hình thành nên những khuôn mẫu Giới của chính bản thân mình?
Bạn T.A (ĐH Mỹ thuật Công nghiệp) chia sẻ : Hồi bé lúc (4-5 tuổi), khi em chơi với các bạn trong xóm thì có một cái xe bán rất nhiều kiểu váy đẹp đi đến. Tất cả các bạn nữ đều được mua váy, mà em thì không được mua dù em rất thích. Em đòi mẹ mua cho em những mẹ bào con trai thì không được mặc như thế này.
Bạn H.T (ĐH Y tế Công Cộng): Hôì còn nhỏ, trong xóm em và các bạn thường tụ tập đi chơi với nhau, chơi những trò nghịch ngợm như đổ dế. Nhưng đến lớp 2 thì bố mẹ không cho em đi nữa, trong khi các bạn hàng xóm là con trai thì vẫn được đi. Lúc đó em ước gì mình có thể trở thành con trai để đi chơi cùng các bạn.
Bạn HTr. (ĐH Ngoại thương): Từ bé đến lớn em học rất chăm, nên kết quả học tập tốt. Nhưng bố mẹ em thì thường nói rằng con gái không cần phải học nhiều làm gì, khó lấy chồng. Con gái mà học nhiều thì về lại khó bảo.
Có phải lúc nào chúng ta cũng bằng lòng với những khuôn mẫu Giới mà Xã hội đã định ra cho chúng ta hay không ? Chắc hẳn mỗi chúng ta đôi khi cũng cảm thấy những chiếc khuôn ấy quá chật chội. Nhưng để phá vỡ nó liệu có dễ dàng?
Đa số các bạn đều cho rằng, một khi xã hội đã tạo ra thì rất khó để bỏ nó đi được. Nhưng trong thực tế, có rất nhiều khuôn mẫu đã được phá vỡ. Ví dụ như trong xã hội phong kiến, người con gái gắn với bốn chữ “Tam tòng tứ đức”, hay “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Ở nhà mình thì phải nghe lời cha, về nhà chồng phải nghe theo chồng, chồng chết thì nghe lời con. Ở nhiều nơi còn có hủ tục khi chồng chết thì người phụ nữ phải chôn theo chồng…Nhưng ngày nay, nhiều quan niệm, nhiều thói quen, hủ tục đã được thay đổi, người phụ nữ hiện đại đã có được một vị trí và tiếng nói mạnh mẽ hơn bên cạnh nam giới.
Như vậy, điều cơ bản là tự nhiên không tạo ra sự khác biệt mà chúng ta đang phải đối mặt, tự nhiên chỉ tạo ra sự khác biệt của mặt sinh học mà thôi. Những cái khác biệt do xã hội tạo ra hoàn toàn có thể thay đổi nếu như chúng ta thực sự muốn thay đổi.
Người dị tính: là người cảm thấy hấp dẫn không chỉ về mặt tình dục mà cả về mặt tình cảm, mối quan hệ với người khác giới.
Người đồng tính: là người có xu hướng tính dục hướng về người cùng giới.
Người chuyển giới: người có giới tính mong muốn không trùng với giới tính sinh học
Người liên giới tính: người có giới tính sinh học ko xác định rõ là nam hay nữ.
Anh kể câu chuyện về người bạn của anh, là một người gay. Có một lần, anh bạn gay gặp một bạn less mà bạn less này lại rất nam tính. Và anh bạn cảm thấy mình bị hấp dẫn bởi bạn less đó. Điều này nghe thì có vẻ kì lạ nhưng thực ra đây là một việc hết sức tự nhiên, bởi sự hấp dẫn không phụ thuộc vào sự khác biệt về mặt giới tính sinh học mà là giữa cá nhân này với cá nhân kia.
Một ví dụ khác ở Châu Âu, có những câu lạc bộ gọi là DRAG (Dress as a girl: ăn mặc như một cô gái). Tuy nhiên, điều đặc biệt là có đến 80% đàn ông trong câu lạc bộ DRAG là người dị tính. Những thành viên trong DRAG giải thích rằng, đơn giản là họ muốn có cảm giác được tự do. Cuộc sống căng thẳng và quá nhiều áp lực, lúc nào cũng họ cũng phải luôn luôn chỉn chu, chỉnh tề, phải sống theo những nguyên tác. Điều đó khiến họ cảm thấy rất mệt mỏi. Và nếu như bạn làm điều gì hơi bất thường thì sẽ bị cả xã hội kỳ thị, lên án. Vì vậy khi đến đây và ăn mặc giống như phụ nữ khiến họ cảm thấy được giải tỏa và thoải mái hơn.
Để tiếp tục bàn về sự đa dạng trong cuộc sống, người hướng dẫn đưa ra hình ảnh một người đàn ông đang mặc đồ phụ nữ đứng ở giữa đường, mọi người xung quanh nhìn chằm chằm vào anh ta với con mắt đầy tò mò, ngạc nhiên xen lẫn khó chịu. Ngay cả nhiều bạn trẻ tại buổi tập huấn, khi được hỏi về cảm nhận khi nhìn bức ảnh này thì các bạn cũng tỏ ra khá bối rối. Ngay sau đó anh lại đưa ra hình ảnh một thanh niên đang bị dẫn đi giữa đường, trước ngực đeo tấm bảng “mê nhảy đầm”, là một bức hình được chụp từ rất lâu trong quá khứ và giải thích, ngày xưa xã hội ta coi việc nhảy đầm là một thói đua đòi, hư hỏng, đáng lên án, anh thanh niên này đã phạm vào điều xã hội cấm kị nên phải chịu hình phạt là bị bêu rếu giữa đường phố như vậy, nhưng ngày nay thì việc nhảy đầm lại là một thú vui giải trí hoàn toàn bình thường.
Khi đi ngoài đường chắc hẳn bạn cũng thấy rất nhiều “thành tựu của thời trang”, có những bạn theo phong cách Emo, săm trổ đầy mình, kẻ mắt đen xì, có bạn thì ăn mặc hầm hố, đeo trang sức đầy người, tóc nhuộm nhiều màu… Như vậy, ngày nay mọi người đã thoải mái hơn khi thể hiện cá tính của mình, thoải mái hơn khi “sống là chính mình”. Có thể lúc này bạn nhìn người đàn ông ăn mặc như phụ nữ mà đi ngoài đường thì không thể chấp nhận được. Nhưng tương lai có rất nhiều thứ thay đổi, biết đâu sau này chúng ta nhìn lại những hình ảnh này lại thấy nó hoàn toàn bình thường. Chúng ta cần phải hiểu một điều rằng, càng ngày, xã hội đã dần dần chấp nhận sự đa dạng.
Buổi tập huấn khép lại đã để lại nhiều cảm xúc đặc biệt trong lòng các bạn trẻ. Đúng với cái tên tiêu đề của tập huấn “Tự do thoát khỏi khuôn mẫu”, sau buổi tập huấn các bạn trẻ đã trở nên cởi mở hơn đối với sự đa dạng của cuộc sống. Mặc dù trước đây nhiều bạn có suy nghĩ phân biệt, kì thị đối với các bạn đồng tính, chuyển giới, phân biệt và định kiến đối với những khuôn mẫu về nam giới, nữ giới nhưng buổi tập huấn, các bạn chia sẻ những kiến thức mới mẻ bổ ích đã giúp các bạn thay đổi nhận thức, cảm thấy cần phải tôn trọng sự đa dạng của cuộc sống như một điều hiển nhiên.
Phuong Loan – CGFED’s Tornado Group
Định Nghĩa Trade Liberalization / Tự Do Hóa Thương Mại Là Gì?
Khái niệm thuật ngữ
Sự dỡ bỏ các trở ngại đối với thương mại tự do, như hạn ngạch, tỉ lệ bảo hộ danh nghĩa và thực tế và kiểm soát hối đoái
Bạn đang xem bài viết Định Luật Rơi Tự Do – Kipkis trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!