Cập nhật thông tin chi tiết về Định Nghĩa Hạnh Phúc Của Bạn Là Gì? mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Có người cho rằng giàu có mới hạnh phúc
Có người cho rằng sống thiện lương mới là chân lý cuộc đời
Có người lại cho rằng luôn chiến thắng mới là điều khiến họ sống không uổng phí …
Tất cả những định nghĩa, giả thiết về hạnh phúc này dẫn dắt cho họ hành động để rồi chứng minh điều đó là đúng đắn. Chính điều này, hình thành nên tính cách đa dạng của con người.
Lấy ví dụ, một người luôn cho rằng sống lương thiện là mục đích cao cả nhất của cuộc đời. Vậy thì xung quanh cuộc sống của cô ấy sẽ là gì? Hàng ngày cô ấy luôn tu dưỡng bản tính của mình để trở nên tốt đẹp hơn. Gặp việc bị nói xấu, ức hiếp của đồng nghiệp nơi công sở, cô ấy sẽ bỏ qua ngoài tai, tự nhủ tha thứ cho việc làm đó của họ và cứ tập trung tinh thần, sức lực để học hỏi, phát huy năng lực bản thân rồi mọi lời nói xấu, dèm pha sẽ tự động bị loại bỏ vì năng lực ngày càng tiến bộ và hành động không đáp trả lại chứng minh cho nhân tính tốt đẹp của cô ấy. Khiến những người sếp trân trọng và ra quyết định thăng chức cô ấy.
Mọi hoạt động, con người, môi trường… xung quanh cô ấy đều lựa chọn dựa trên những tiêu chí của sự tốt đẹp. Quần áo có thể ít nhưng chất lượng và toát lên vẻ đẹp riêng của cô ấy. Bạn bè không cần nhiều chỉ cần thoải mái, vui vẻ khi trò chuyện hết những bí mật mà không cần sợ người bạn sẽ nói xấu sau lưng hay lợi dụng nhau. Người bạn đời không cần hoàn hảo chỉ cần hợp nhau về mọi mặt, cho nhau cảm giác bình yên, cùng nhau trải nghiệm mọi thứ trong cuộc sống, cùng nhau nghe những bản nhạc thấu đến tận sâu tâm hồn… Cô ấy theo đuổi công việc khiến bản thân mình hạnh phúc, đối với cô ấy làm việc là một sự lựa chọn trao đi những giá trị hữu ích và thú vị…
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cô ấy chứng kiến. Một người tốt, lương thiện nhưng vẫn gặp bất trắc, đau khổ trong cuộc sống.
Điều này còn tuỳ vào mức độ niềm tin và dựa trên điều gì mới mang lại những điều tốt đẹp cho cô ấy.
Nếu như sợ rằng việc sống lương thiện sẽ bị ức hiếp, cuộc sống bị thiệt thòi…thì điều này sẽ định hình lại định nghĩa về hạnh phúc của cô ấy khiến cô ấy có những phản ứng và hành xử khác đi cho phù hợp với điều mà cô ấy cho rằng sẽ mang lại những gì tốt đẹp cho bản thân cô.
Còn nếu cô ấy tin vào luật nhân quả, thì chắc chắn sẽ hiểu điều gì đang xảy ra, mọi sự việc trên đời đều có lý do, việc người tốt gặp bất trắc có thể là do thử thách cuộc đời, một bài học quan trọng nào đó mà họ cần vượt qua trong kiếp sống này. Hoặc sẽ là một trải nghiệm ngược lại với những điều mà họ đã làm trong quá khứ kiếp trước. Tất cả chỉ là bài học.
Mỗi định nghĩa về hạnh phúc sẽ định hình nên tính cách và cuộc đời khác nhau. Định nghĩa về hạnh phúc mà bạn đang có trong tâm trí mình là gì?
Gưỉ đến bạn yêu thương từ Lan Thi💚
Định Nghĩa Hạnh Phúc Là Gì? Giải Mã Cuộc Sống Hạnh Phúc Là Gì?
Từ thuở còn lọt lòng đến khi trưởng thành, cụm từ Hạnh phúc dường như đã ăn sâu vào máu mỗi chúng ta. Đến nỗi, những câu hỏi về khái niệm Hạnh phúc là gì, cuộc sống hạnh phúc là gì, quan niệm như thế nào là hạnh phúc… mà nhiều người còn không thể giải đáp được. Có người suy nghĩ, tiền tài danh vọng mới đem lại hạnh phúc, nhưng có người chỉ muốn có được một cuộc sống bình yêu mà không mang tới tiền tài. Vậy Định Nghĩa về Hạnh Phúc như nào cho đúng.
Quan niệm về hạnh phúc là gì? Quan niệm hạnh phúc không phải là đích đến có đúng không?
Định Nghĩa hạnh phúc là gì?
Khó có một ngôn từ khoa học nào có thể diễn tả rõ nghĩa khái niệm này. Bởi lẽ, hạnh phúc ám chỉ cảm giác, cảm xúc trong mỗi con người. Mà cảm giác của mỗi người là không giống nhau, cho nên ta chỉ có thể giải thích một cách đơn giản khái niệm này như sau:
Khái niệm Hạnh Phúc là gì theo giải thích khoa học, thì hạnh phúc là danh từ trừu tượng, tính từ, chỉ trạng thái tâm lí vui vẻ, thanh thản, khi đạt được hoặc thỏa mãn điều mong muốn. Hạnh phúc chính là một loại cảm xúc bậc cao, mà chỉ có loại người mới cảm nhận được, cảm xúc chỉ chịu sự chi phối bởi lý trí của con người, thường do bộ não chi phối tác động lên. Cảm giác của mỗi người khác nhau nên hạnh phúc của mỗi người cũng không giống nhau.
Người Phương Tây thì định nghĩa quan niệm về Hạnh phúc gói gọn trong 9 từ: Sức Khỏe, Thái Độ, Hiện Tại, Vui chơi, Suy Nghĩ, Ngọt ngào, Sống Là Chính Mình, Đơn giản và cuối cùng Nụ cười. Chín từ này được dịch ra từ: Happiness (Hạnh phúc) một ý nghĩa riêng: H – Healthy, A – Attitude, P – Present, P – Play, I – Inward, N – Nut, E – Express Yourself, S – Simple, S – Smile. Hạnh phúc đối với mọi người đơn giản chỉ là vậy, nhưng có mấy ai hiểu được Cuộc sống hạnh phúc là gì.
+ Là danh từ trừu tượng/tính từ + Chỉ trạng thái tâm lí vui vẻ, thanh thản, khi đạt được hoặc thỏa mãn điều mong muốn. + Là cảm xúc bậc cao, chỉ có ở loài người + Mang tính nhân bản và chịu tác động của lý trí
Định nghĩa hạnh phúc là gì trong phật giáo
+ Người hạnh phúc là khi bạn biết cho đi trước và nhận lại sau.
+ Người hạnh phúc là khi bạn biết sử dụng tiền bạc, sức khỏe, sự tiện nghi, bạn bè, vị trí xã hội mà không bị chi phối bởi nó.
+ Người hạnh phúc là khi bạn biết đón nhận thử thách từ cuộc sống, stress, áp lực nhưng biến chúng thành động lực và trải nghiệm. Đừng oán trách ai, đừng oán trách cuộc sống sao lại bất công với mình.
+ Người hạnh phúc đơn giản là họ biết chấp nhận, đón nhận những thứ đơn giản từ cuộc sống.
+ Người hạnh phúc thì gia đình sẽ hạnh phúc, bố mẹ vui cười bên con cái, cùng nhau nấu ăn dọn dẹp, cùng nhau dạy bảo con cái, cùng nhau đi chơi du lịch… dù bộn bề cuộc sống tới đâu thì người hạnh phúc luôn dành thời gian bên gia đình.
+ Người dẫn chương trình nổi tiếng Oprah Winfrey từng nói quan niệm về Hạnh Phúc của Bà như sau: “Mục đích cuối cùng của cuộc đời không phải là sự thành công, mà là dùng sự thành công đó để tác động một cách tích cực đến cuộc sống của mình. Biến sự thành công để mang lại hạnh phúc”.
Hạnh phúc của con người có được xã hội công nhận không?
Ở Việt Nam, trong mỗi câu chúc nhân dịp đặc biệt như sinh nhật, kết hôn, hay dịp lễ Tết đầu năm mới… Hạnh phúc luôn là điều đầu tiên và là cái đích đến cuối cùng mọi người mong muốn người trao cho nhau.
Ngay trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776 của nước Mỹ mà Bác Hồ đã đọc trước toàn dân trong Ngày Quốc Khánh 2/9 có viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Từ lời bất hủ ấy, có thể thấy rằng mỗi người đều có cho mình những hạnh phúc riêng từ đó tự trả lời câu hỏi Hạnh phúc là gì cho bản thân.
Trong Bác không phải là cảm giác đơn thuần, đó là một trong những quyền đầu tiên của con người, của công dân Việt Nam. Cả dân tộc ta đã phải đấu tranh, hi sinh biết bao nhiêu xương máu để giành lại quyền thiêng liêng cao cả ấy. Khẩu hiệu “Độc lập, Tự do, Hạnh phúc” đã trở thành tôn chỉ quốc gia.
Chia sẻ những câu nói hay về hạnh phúc là gì?
Hạnh phúc không ở chỗ nhà của bạn rộng lớn bao nhiêu, mà là trong nhà bạn có bao nhiêu tiếng cười.
Hạnh phúc không ở chỗ bạn lái chiếc xe sang trọng thế nào, mà là bạn lái xe bình an về được đến nhà.
Hạnh phúc không ở chỗ bạn tích cóp được bao nhiêu tiền, mà là mỗi ngày thân tâm đều cảm thấy tự do, không ngừng làm những việc mình thích.
Hạnh phúc không ở chỗ người yêu của bạn xinh đẹp thế nào, mà là nụ cười trên môi người yêu bạn có hạnh phúc hay không.
Hạnh phúc không ở chỗ bạn làm quan bao lớn, mà là vô luận đi đến nơi nào, mọi người đều khen bạn là một người tốt.
Hạnh phúc không ở chỗ ăn ngon ăn mặc đẹp, mà là không có bệnh tật tai ương.
Hạnh phúc không ở chỗ bạn từng nghe bao nhiêu lời ngon tiếng ngọt, mà là lúc bạn đau buồn rơi nước mắt có người nói với bạn rằng: Không sao cả, có mình ở bên bạn đây.
Định Nghĩa Của Hai Từ Hạnh Phúc
Tôi nghĩ chẳng có gì là không nên, nếu tôi và bạn đều đưa ra một định nghĩa về hạnh phúc. Điều đó tốt hơn việc cứ hoang hoải, băn khoăn đi tìm kiếm cảm xúc và chẳng thể hiểu nổi bản thân mình có hạnh phúc không?. Một bác nông dân thấy hạnh phúc là mùa màng bội thu, một cô sinh viên thấy hạnh phúc là không bị trượt một kỳ thi nào cả. Một chàng trai cảm thấy trái tim ngân nga âm thanh của hạnh phúc khi được nhìn thấy cô gái anh yêu mỗi ngày. Một người mẹ hạnh phúc là thấy con mình bi bô tập nói. Một bệnh nhân hạnh phúc là mỗi ngày qua đi được thấy nụ cười của chính mình trong gương… Và còn nhiều nữa những định nghĩa về hạnh phúc từ những người tôi đã gặp.
Một lần, tôi đã hét lên vui sướng khi một bạn đọc gửi thư cho tôi để tâm sự và nói “Tớ thích đọc Blog của bạn lắm!”. Tôi đã lâng lâng cả ngày. Tôi cảm thấy hạnh phúc. Và bỗng nhiên, tôi buột miệng định nghĩa “Hạnh phúc là được bạn đọc yêu mến”.
Có phải chăng hạnh phúc là thứ nắm trong tầm tay, như lớp không khí, cảm nhận bằng tim và hiểu bằng lý trí. Những lúc đi học, có bạn có bè với bao nhiêu kỷ niệm vui buồn được ghi nhớ, nhắc lại vẫn thấy buồn cười vì những câu nói ngô nghê, vì những suy nghĩ bồng bột hay những lúc tranh đua hơn thua ai nhất nhì lớp. Dù có thất bại hay thua 0,2 điểm nhưng chẳng ai kênh kiệu mà an ủi đứa còn lại. Thấy sao mà thân thương đến thế!
Áp tai vào bụng mẹ để nghe tiếng tim đập của trẻ, nghe tiếng động đậy đáp lại lời cha mong ngóng con ra đời để mẹ không thấy đau. Chờ đợi tiếng khóc, tiếng cười thiêng liêng của con, dạy cho con những điều hay.
Là khi nhận ra sau bao khắc nghiệt của cuộc đời mới thấy mình tự lúc nào đã trở thành một phần của cuộc sống này, dù nhỏ nhoi nhưng lại mang sợi dây liên kết quan trọng đến thế nào.
Ngồi ngắm mưa mà lòng mình bâng quơ nỗi phiền muộn vu vơ không tên. Nhận ra, những cơn mưa lất phất cho ta nhìn thấy một con người khác trong tim.
Tôi vẫn cứ nhớ hoài câu nói của bố: “Mày chỉ cần học thôi, những việc khác đã có ba mẹ lo liệu hết. Cứ học cho thành tài, ra đời thành đạt thì cho mày ăn học hết kho tiền ba mẹ cũng chả tiếc.”
Tôi đùa: “Ôi, ba nói thế rồi lỡ học nhiều không kiếm được chồng thì tính sao? Ba không sợ quả bom nổ chậm trong nhà phát nổ bất cứ lúc nào à.” Bố tôi lừ mắt, nửa cười nửa không: “Không lấy được chồng thì ở nhà tao nuôi mày. Bà cô già tao còn chẳng sợ huống hồ ba mẹ nuôi mày bao nhiêu năm trời, chỉ chờ mày có công ăn làm ổn định, thành trụ cột cho gia đình thôi đấy.” Hình như tôi thấy lòng mình thanh thản, như dòng nước ấm chảy vào tim và lý trí bảo rằng đó là hạnh phúc đấy.
Tôi yêu ngày bình minh mới rạng thu, bầu trời trong vắt một màu tinh tươm, thả hồn theo mây theo gió. Yêu ngày chiều khi quả trứng muối hoà vào ánh ráng vàng, nhuốm mình vào mật ong, thấy người mình như thêm ngọt ngào, kết thúc một ngày lại được trở về nơi ấm cúng của riêng mình.
Hoá ra hạnh phúc chỉ giản đơn như thế. Mỗi ngày cười tươi vui, yêu nhiều thêm chút nữa, đắm mình trong những trang giấy, , nghe những bản nhạc Anh để lắng mình, có nơi được gọi là mái ấm để trở về, được ngắm những vì sao lấp lánh, được tự do sống như mình mong muốn. Tôi sở hữu hạnh phúc của riêng mình thì chắc chắn bạn cũng có hạnh phúc đang gần bên, luôn có đủ cho tất cả chúng ta. Chỉ đôi khi, đường tắc quá hạnh phúc chưa đến kịp mà thôi
Định Nghĩa Về “Hạnh Phúc”
(BKTO) – Tản mạn trước thềm ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3.
Trái tim tan vỡ…
Tôi là người khá may mắn khi có cơ hội được đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều môi trường văn hóa khác nhau và những người dân bản địa. Tôi tin rằng, khi sự trải nghiệm càng nhiều thì đôi mắt nhìn thế giới của chúng ta sẽ càng được mở rộng, cảm xúc sẽ càng được đào sâu, suy nghĩ sẽ càng đa chiều và nhiều màu sắc hơn.
Tôi cũng là người may mắn khi sinh ra trong một thời đại hòa bình, không phải trải qua những ngày tháng tăm tối bởi chiến tranh và đói nghèo – những ngày tháng mà sự sống và miếng cơm là thứ duy nhất đáng để quan tâm, còn “hạnh phúc” chỉ là một từ ghép có trong từ điển Tiếng Việt. Nhưng tôi lớn lên và trưởng thành trong khoảng thời điểm mà xã hội có nhiều sự chuyển mình và thay đổi lớn, thời điểm giao thoa của thế hệ cũ và thế hệ mới. Dù không thiếu thốn về vật chất, nhưng rất nhiều người trong thế hệ trẻ chúng tôi đều đã hoặc đang phải trải qua những cảm giác hoang mang, mệt mỏi, mất phương hướng, bi quan, thậm chí là trầm cảm khi phải lựa chọn và đối diện với cuộc sống.
Nhìn một chút theo góc nhìn khoa học. Thực tế là, khi chúng ta được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản của vật chất, chúng ta sẽ dần quan tâm và chú trọng đến đời sống tinh thần. Có nhiều người nghĩ rằng, vấn đề tâm lý không phải là vấn đề đáng được coi trọng, tuy nhiên khoa học đã chứng minh, con người sống và tồn tại được một phần nhờ các giác quan. Sẽ như thế nào nếu như một ngày chúng ta tỉnh giấc mà không còn cảm nhận được bất cứ điều gì xung quanh? Hiện nay chúng ta mới chỉ biết, con người có từ 9 đến 21 giác quan. Những giác quan này có nhiều sắc thái giúp cân bằng cảm xúc và cảm nhận của con người. Ví dụ như chúng ta có giác quan về cảm nhận nỗi đau, giác quan giúp cảm nhận sự quen thuộc… Mỗi giác quan lại sản sinh ra những loại hooc-môn khác nhau tạo ra các cảm giác như vui vẻ, hưng phấn, sợ hãi, stress…
Tôi chắc rằng ai cũng từng nghe đến, thậm chí trải qua cảm giác “trái tim tan vỡ”. Chúng ta cứ nghĩ nó chỉ là một cảm xúc do tâm lý gây nên. Nhưng thực tế khoa học tâm lý đã nghiên cứu và chỉ ra, tâm lý và cơ thể có sự kết nối rất mật thiết với nhau, và “trái tim tan vỡ” hoàn toàn là một hoạt động có thật của cơ thể. Hiện tượng này được gọi là Broken Heart Syndrome. Giải thích ngắn gọn thì hiện tượng này xảy ra khi chúng ta phải trải qua một cơn chấn động về tâm lý với sự đau đớn buồn bã mức độ cao hoặc quá căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra các chất như Adrenaline, Catecholamines… Các chất này sẽ gây ra những cơn đau ngực, khó thở, phù nề ở phổi dẫn đến kiệt sức, đông máu hay đột quỵ – giống hệt triệu chứng của những cơn đau tim điển hình ở các bệnh nhân.
Rất nhiều người trẻ trong thế hệ chúng tôi khi được hỏi mong muốn điều gì nhất trong cuộc sống, họ đều trả lời rằng muốn luôn được vui vẻ, hạnh phúc. Và họ cứ mải miết, miệt mài kiếm tìm hạnh phúc cho riêng mình. Hi vọng. Rồi thất vọng. Rồi lại hi vọng, lại thất vọng… Có người tìm thấy rất dễ dàng, có người mãi không thấy. Có người có rồi lại mất, có người bỏ cuộc và buông xuôi. Thế nhưng, nếu hỏi họ định nghĩa hạnh phúc là gì thì ít người trả lời được, và câu trả lời của một người cũng không hề giống nhau khi được hỏi vào nhiều thời điểm khác nhau. Vậy, thế nào là “hạnh phúc”?
Tôi từng có chuyến công tác đến Ấn Độ, đó là một quốc gia có sự chênh lệch giàu nghèo rất lớn. Nhưng nhìn chung, tôi cảm thấy đó là một nơi đầy sự đói nghèo. Đường phố nhem nhuốc xô bồ, người ăn xin và lang thang ở khắp mọi nơi, không khí thì ô nhiễm. Trái ngược hẳn với đó là Nhật Bản. Nhật Bản văn minh, sạch sẽ với những con người tinh tế, cẩn thận đến từng chi tiết nhỏ. Tất cả tạo nên một xã hội trật tự, kiên cường và phát triển không ngừng.
Khi nhìn vào những điều đó, chúng ta đều mặc nhiên nghĩ rằng những người dân Nhật Bản sẽ hạnh phúc hơn người dân Ấn Độ rất nhiều. Họ được sống trong môi trường tốt hơn, tỉ lệ phạm tội thấp, vật chất đầy đủ hơn, phúc lợi xã hội hiện đại và nhân văn hơn. Nhưng thực tế thì Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ người tự tử cao nhất thế giới. Thậm chí ở Nhật, có những ray tàu hay cây cầu nổi tiếng là nơi những người bị trầm cảm, cô đơn, tự kỉ chọn để kết thúc cuộc sống. Cũng ở Nhật Bản là nơi xuất hiện nhiều hội chứng kì lạ lan rộng trong toàn xã hội như hội chứng Hikikomori – hội chứng cách li với xã hội, hội chứng Karoshi – làm việc cho đến chết… Và thường, cái chết luôn là giải pháp với hàng triệu người đang mắc các hội chứng này tại Nhật Bản.
Khi tìm hiểu sâu, những người mắc các căn bệnh tâm lý không chỉ là những người già cô đơn, người thất nghiệp nghèo khó. Mà cả những người có học vị cao, chức vụ tốt và cuộc sống ổn định cũng là những người gặp rất nhiều vấn đề về tâm lý. Họ mệt mỏi, hối hả và bế tắc về cả thể chất lẫn tinh thần. Còn người dân Ấn Độ, họ đối mặt với cuộc sống đói nghèo có phần lạc quan hơn thực tế. Hàng ngày cầu nguyện và an yên nằm trôi theo bờ sông Hằng khi đến lúc kết thúc kiếp sống.
Nhắc đến hạnh phúc, không thể không nói đến Bhutan- quốc gia được mệnh danh là nơi hạnh phúc nhất thế giới. Con người Bhutan sống chan hòa với thiên nhiên, không khói bụi công nghiệp, tách biệt với những xô bồ bon chen của cuộc sống hiện đại với niềm tin tôn giáo mãnh liệt. Họ ăn chay và luôn cảm thấy hài lòng với những gì mình đang có. Tuy nhiên, ở Bhutan cũng có những góc tối riêng. Vấn nạn bạo lực gia đình và xâm hại trẻ em vẫn luôn hiện hữu sâu trong từng mái nhà. Theo báo cáo điều tra của Cục Thống kê Quốc gia Bhutan năm 2010, khoảng 70% phụ nữ cho biết họ đã từng bị đánh đập vì không chăm sóc con cái chu đáo, tranh cãi với chồng, từ chối “quan hệ” hoặc nấu ăn dở tệ. Nghiên cứu cũng đưa ra kết luận 4/100 phụ nữ có quan hệ tình dục lần đầu trước năm 15 tuổi, trong đó hơn một nửa là do bị cưỡng ép hoặc bắt buộc.
Vậy nếu để được chọn nơi sống, bạn sẽ chọn ở đâu? Ấn Độ, Nhật Bản hay Bhutan? Vì trong cuộc sống không có gì là tuyệt đối.
Trong cuốn sách “Hiểu về trái tim” của Thầy Thích Minh Niệm, có rất nhiều đoạn nói về hạnh phúc. Thật sự thì cảm giác hạnh phúc là một cảm giác vốn không bền vững. Vì theo như khoa học đã giải thích, con người chúng ta được tạo nên bởi rất nhiều các giác quan và sự sản sinh hooc-môn tự động. Nên chúng ta không có khả năng chỉ chọn lựa những cảm nhận niềm vui, sự hưng phấn hay tích cực, mà chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với những cảm giác đau đớn, tiêu cực. Chính vì vậy mà thế giới bên ngoài cũng sẽ luôn vận động và xoay chiều giữa tốt và xấu. Có thể hôm nay ta cảm thấy rất vui vẻ và hạnh phúc, nhưng đến ngày mai một vài việc không như ý xảy ra, chúng ta lại cảm thấy cuộc sống của mình bất hạnh. Có thể bây giờ kiếm được nhiều tiền là hạnh phúc, nhưng khi có được rồi lại thấy cô đơn và nghĩ rằng phải có nhiều ở bên mới là hạnh phúc. Đó không phải là hạnh phúc thực sự.
Không ai được chọn nơi mình sinh ra, cũng không ai chọn được “chiến trường” mà mình sẽ phải chiến đấu, nhưng tâm thế và ý chí là thứ chúng ta phải tự biết trang bị cho mình. Buông xuôi, đổ lỗi và hèn nhát trốn chạy. Hay quả cảm biết chấp nhận thực tế mà cố gắng thay đổi, vươn lên, kiên định và biết hài lòng, trân trọng những gì tốt đẹp mình đang có. Đó là sự lựa chọn của bản thân mỗi người. Và đó mới là cái gốc để tìm ra hạnh phúc.
Không ai có thể nói trước những “trận chiến” sẽ kết thúc vào lúc nào, nên việc tạo ra những bức tường phòng thủ luôn là điều cần thiết. Khi chúng ta xác định tâm lý chấp nhận thực tế, chúng ta sẽ bỏ qua được rất nhiều băn khoăn về quá khứ hay hoàn cảnh vốn không có câu trả lời mà tập trung toàn bộ sức lực cho cuộc chiến sắp tới. Tôi tin rằng, cho đến khi khoa học có thể chế tạo ra các loại thuốc hay hooc-môn có khả năng “tiêu diệt” những cảm xúc tiêu cực khiến bạn muốn kết thúc cuộc sống này, thì việc hành động ngay lập tức để xây dựng những mối quan hệ có thể giúp đỡ mình, suy nghĩ lạc quan với một nguồn năng lực tích cực là con đường duy nhất mà chúng ta phải mạnh mẽ bước lên.
Bài và ảnh: THÙY CHI
(Bài viết có tham khảo tư liệu khoa học từ trang chúng tôi và các sách về tâm lý học khác)
Bạn đang xem bài viết Định Nghĩa Hạnh Phúc Của Bạn Là Gì? trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!