Cập nhật thông tin chi tiết về Định Nghĩa Tai Nạn Giao Thông Tổng Giá Trị Của Khái Niệm Này. Đây Là Gì Tai Nạn Giao Thông mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Một tai nạn được gọi là một sự kiện gây ra thiệt hại không tự nguyện hoặc làm thay đổi trạng thái thông thường của một sự kiện. Quá cảnh, mặt khác, là hành vi quá cảnh (đi từ nơi này đến nơi khác, đi du lịch).
Giả sử một đối tượng bị ngừng tim khi lái xe. Khi anh ta biến mất, anh ta mất kiểm soát phương tiện và chạy qua một người đi bộ . Người lái xe, người không có tiền sử tim mạch, lưu hành tôn trọng luật lệ giao thông, trong khi nạn nhân không vi phạm bất kỳ quy tắc nào. Có thể nói rằng tai nạn giao thông này, do đó, thực sự là tình cờ hoặc nguy hiểm, vì không có hành vi bất cẩn.
Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, tai nạn giao thông xảy ra là kết quả trực tiếp của lỗi con người. Thông thường, chúng được gây ra bởi việc lái xe liều lĩnh, do lái xe thiếu thận trọng hoặc do thiếu sót trong cơ sở hạ tầng đường bộ (tình trạng xấu của đường, thiếu biển báo, v.v.).
Nếu một người đàn ông say rượu ở 180 km mỗi giờ và va chạm với một phương tiện khác, tin tức có thể được trình bày là một tai nạn giao thông hoặc tai nạn đường bộ. Tuy nhiên, thiệt hại gây ra có thể tránh được nếu người lái xe tuân thủ các quy tắc về tiêu thụ rượu khi lái xe và với tốc độ tối đa cho phép khi lái xe.
Một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là sự thiếu hụt giáo dục đường bộ mà trẻ em nhận được từ người lớn tuổi. Mặc dù ở nhiều quốc gia, chính phủ yêu cầu công dân phải vượt qua kỳ thi lý thuyết, trong đó họ kiểm tra kiến thức kỹ thuật về quy tắc lái xe và các yếu tố khác nhau của đường công cộng, điều này không xảy ra trên toàn thế giới ; mặt khác, đó là một sự áp đặt tương đối gần đây, đó là lý do tại sao nhiều tài xế trẻ đã không phải tuân thủ nó .
Điều này dẫn đến một tỷ lệ lớn các tài xế không biết sâu về các quy định hiện hành và thay vào đó, ai quyết định dựa trên tiêu chí riêng của họ về cách di chuyển trên đường phố trong thành phố của họ. Điều này không chính xác và, thông thường, thông tin không chính xác sau đó truyền cho con bạn, v.v. Nếu chúng ta thêm hiện tượng này vào sự thiếu kiểm soát tồn tại ở một số quốc gia nhất định, không khó hiểu tại sao có quá nhiều vụ tai nạn giao thông mỗi ngày.
Thống kê của nhiều quốc gia chỉ ra rằng số vụ tai nạn giao thông lớn nhất là do những người lái xe rất trẻ, những người không có nhiều kinh nghiệm lái xe. Nói chung là không bao giờ tốt, nhưng có rất nhiều ví dụ về thanh thiếu niên nhầm lẫn lái xe với một cuộc thi, và bỏ qua trách nhiệm của họ để tham gia vào các cuộc đua đường phố đích thực, gây ra tất cả các loại bất hạnh, gây nguy hiểm cho cả cuộc sống của họ. của bạn bè và tại sao không, của bất kỳ người vô tội nào đi qua con đường của mình.
Bàn Về Khái Niệm Tai Nạn Giao Thông Đường Bộ Ở Việt Nam
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ cướp đi sinh mệnh của 1,3 triệu người, làm hơn 50 triệu người bị thương và gây thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 518 tỉ đô la. Việc phòng ngừa, kéo giảm, hạn chế thấp nhất TNGT xảy ra đã trở thành vấn đề được các quốc gia trên thế giới và cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm. Tuy nhiên, ở một số quốc gia do nhận thức về TNGT đường bộ có những điểm khác nhau dẫn đến số liệu thống kê chưa phản ánh đúng tình hình TNGT ở đất nước mình, điều này dẫn đến WHO sử dụng số liệu do WHO thu thập, nghiên cứu độc lập để công bố dẫn đến những tranh cãi. Do đó, nghiên cứu khái niệm “TNGT đường bộ” không chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu học thuật mà còn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông. Ở các quốc gia, công tác thống kê, báo cáo, đánh giá TNGT đường bộ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp kịp thời thông tin tình hình TNGT, qua đó giúp người dân tham gia giao thông an toàn, đồng thời giúp các cơ quan quản lý nhà nước hoạch định chính sách phát triển, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng chống thương tích. Vì vậy, thống kê, báo cáo tình hình TNGT là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước về ATGT. Ở nước ta, Nhà nước giao cho Bộ Công an là cơ quan có trách nhiệm thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về TNGT đường bộ, cung cấp cho cơ quan tổ chức, cá nhân theo qui định pháp luật (1), trong đó Cục Cảnh sát giao thông là cơ quan được Bộ trưởng Bộ Công an giao nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị, lực lượng thống kê, cung cấp dữ liệu TNGT (2). Ngoài ra, Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, trong đó có thống kê về tình hình TNGT ở nước ta (3).
Khám nghiệm hiện trường một vụ TNGT
– Quan niệm về “TNGT đường bộ” ở Việt Nam Ở Việt Nam có nhiều quan điểm khác nhau về “TNGT đường bộ” được đưa ra bởi các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Dưới góc độ quản lý nhà nước và theo chức năng, nhiệm vụ được giao hiện nay có hai khái niệm về TNGT đường bộ được qui định tại Nghị định số 97/2016/NĐ-CP, ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (sau đây viết tắt là Nghị định số 97) và Thông tư số 58/2009/TTBCA(C11), ngày 28/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Công an qui định và hướng dẫn, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin TNGT đường bộ (sau đây viết tắt là Thông tư số 58). Trong phạm vi của một ngành, hiện có khái niệm TNGT đường bộ do Bộ Y tế đưa ra. Dưới góc độ học thuật, qua tìm hiểu có hàng chục khái niệm do các cơ quan, tổ chức, cá nhân nêu ra. Trong bài viết này, tác giả chỉ đề cập, phân tích các khái niệm về TNGT được qui định tại Nghị định số 97, Thông tư số 58 và khái niệm của Bộ Y tế. Cụ thể: Theo Điều 5 Thông tư số 58 qui định và hướng dẫn, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin TNGT đường bộ, qui định: “TNGT đường bộ là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các qui định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khỏe của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Tại tiểu mục 1901 mục 19 – Trật tự, an toàn xã hội và tư pháp, phần phụ lục của Nghị định số 97, qui định: “TNGT là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng (gọi là mạng lưới giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không), nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe con người hoặc tài sản”. Theo Bộ Y tế thì:“TNGT là sự va chạm bất ngờ nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dụng hoặc ở địa bàn công cộng nhưng do chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phanh, tránh, gây thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe” (4) Như vậy, các quan điểm trên đều thống nhất cho rằng TNGT có một số đặc điểm chung như: + TNGT là sự việc hoặc sự cố giao thông nằm ngoài mong muốn của người tham gia giao thông. + Sự việc hoặc sự cố giao thông xảy ra trên mạng lưới giao thông đường bộ. + Nguyên nhân của TNGT là do người tham gia giao thông vi phạm các qui định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ. + TNGT gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khỏe của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Điểm khác biệt giữa các quan điểm trên đó là: có quan điểm nói rõ hơn TNGT phải xảy ra “trên đường công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng”. – Quan niệm về TNGT của một số quốc gia trên thế giới: Nghiên cứu quan niệm TNGT của các quốc gia trên thế giới cho thấy: Tại Nhật Bản tại khoản 1, mục 1, Điều 2 Luật GTĐB, định nghĩa: “TNGT là các sự vụ phát sinh gây tử vong hoặc bị thương do TNGT được phát sinh bởi phương tiện giao thông cơ giới hoặc phương tiện đường sắt”. Tại Liên bang Nga, mục 1.2. giải thích từ ngữ của Luật GTĐB, định nghĩa: “Tai nạn giao thông là sự kiện phát sinh trong quá trình phương tiện giao thông di chuyển trên đường dẫn đến làm chết, bị thương người, làm hỏng phương tiện giao thông, công trình, hàng hóa hay là nguyên nhân gây ra các thiệt hại vật chất khác”. Như vậy, trong khái niệm về TNGT của các quốc gia nói trên có một số đặc điểm đáng chú ý như : + TNGT là vụ va chạm xảy ra trên mạng lưới giao thông đường bộ công cộng. + TNGT đường bộ còn bao gồm “va chạm giữa các phương tiện đường bộ và đường sắt”. + TNGT gây ra thiệt hại về người và tài sản cho người phương tiện tham gia giao thông, công trình giao thông…. Ngoài ra, tùy từng nước, Luật GTĐB có thể quy định các trường hợp được xem là TNGT (như ở Châu Âu) hoặc qui định các trường hợp tuy có các dấu hiệu như trong khái niệm TNGT nhưng không bị coi là TNGT và phải đưa vào báo cáo thống kê. Điển hình như: Luật GTĐB của Nhật Bản, qui định các trường hợp không phải đưa vào cơ sở dữ liệu và báo cáo gồm có: “(a) Sử dụng xe để tự sát; (b) Các vụ giết người bằng cách cố tình dùng xe để đâm vào xe của đối phương và đâm vào người khác, các vụ gây thương tích và các vụ tấn công; (c) Các vụ tai nạn do vật rơi từ trên không, từ trên các tòa nhà vào xe và người đang lưu thông trên đường; (d) Xe bị mắc kẹt do lở đất và lún đường; (e) Tai nạn do động đất hoặc sóng thần”. Như vậy, có thể thấy, quan niệm về TNGT của Việt Nam và một số nước trên thế giới như đã phân tích có điểm chung là: + TNGT là vụ va chạm giao thông. + Vụ TNGT phải xảy ra trên mạng lưới giao thông. + TNGT gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khỏe của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Điểm khác biệt căn bản trong quan niệm về TNGT của các nước và nước ta ở chỗ: + Các quốc gia cho rằng “Đường” mà phương tiện đang di chuyển phải là “đường công cộng”, “đường công chúng có thể tiếp cận” được. Điều này có nghĩa là “đường” ở đây không chỉ thuộc mạng lưới đường bộ, đường công cộng mà còn phải là “đường” đang khai thác sử dụng và người dân được quyền tham gia giao thông trên đó. Ở Việt Nam thì chưa qui định cụ thể, thống nhất về vấn đề này. + Qui định cụ thể các trường hợp được xem là TNGT và các trường hợp loại trừ không phải là vụ TNGT, điều này thuận lợi cho các lực lượng chức năng trong việc nhận diện vụ TNGT để đưa vào báo cáo, thống kê nhanh chóng, chính xác, kịp thời. + Qui định vụ TNGT đường bộ còn bao gồm va chạm giữa phương tiện đường bộ và đường sắt. Ngoài ra, Luật GTĐB của các nước còn qui định cụ thể, chi tiết việc phân loại TNGT như: tai nạn về tài sản, tai nạn về con người (tai nạn chết người, tai nạn bị thương nặng, tai nạn bị thương nhẹ) như ở Nhật Bản hay: va chạm giao thông, va chạm giao thông gây thương tích, va chạm giao thông gây tử vong như ở Châu Âu; tử vong do TNGT, tử vong trong vòng 24 giờ, tử vong trong vòng 30 ngày, bị thương (bị thương nặng, bị thương nhẹ)…. Các vấn đề này tác giả sẽ đề cập trong bài viết sau. Như vậy, khái niệm “TNGT” ở các nước Nhật Bản, Liên Bang Nga và của Châu Âu chi tiết, cụ thể hơn qui định của nước ta hiện nay. Điều này tạo thuận lợi cho việc nhận diện các vụ TNGT và loại trừ các vụ việc có dấu hiệu tương tự nhưng không phải vụ TNGT. Hiện nay, công tác chuẩn bị cho việc sửa đổi Luật GTĐB năm 2008 đang được các cơ quan nhà nước tiến hành. Tác giả cho rằng cần xem xét bổ sung qui định khái niệm “TNGT” đường bộ vào Luật GTĐB để thống nhất về nhận thức và trong công tác thống kê, báo cáo của các cơ quan nhà nước. Trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa quan điểm về TNGT của nước ta và của các nước, tác giả xin đưa ra khái niệm TNGT đường bộ như sau: Các trường hợp không được xem là tai nạn giao thông, bao gồm: (a) Sử dụng xe để tự sát; (b) Các vụ giết người bằng cách cố tình dùng xe để đâm vào xe của đối phương, đâm vào người khác, các vụ gây thương tích, các vụ tấn công; (c) Các vụ tai nạn do vật rơi từ trên không, từ trên các tòa nhà vào xe và người đang lưu thông trên đường; (d) Xe bị mắc kẹt do lở đất và lún đường; (e) Tai nạn do động đất hoặc sóng thần”.
(1) Xem khoản 6 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. (2) Xem Quyết định số 7836/QĐ-BCA ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát giao thông. (3) Xem Nghị định số 97/2016/NĐ-CP, ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. (4) Cục Cảnh sát giao thông – Bộ Công an (2016), “Báo cáo tổng quan hội thảo Công tác thống kê, báo cáo đánh giá tai nạn giao thông, Thực trạng và những giải pháp kiến nghị”, Hội thảo khoa học “Thống kê, báo cáo đánh giá tai nạn giao thông, Thực trạng và những giải pháp kiến nghị”, Hà Nội, Tr.10. (5) Chương B, mục chúng tôi Tiêu chuẩn thống kê giao thông của Châu Âu, tái bản lần thứ 4, năm 2009, eurostat.
Trung tá, TS Lê Huy Trí Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ATGT – Học viện CSND
Điều Khiển Phương Tiện Giao Thông Gây Ra Tai Nạn Chết Người Có Bị Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự
04/06/2020
Lê Thị Thanh Quỳnh
Luật sư tư vấn về trường hợp gây tai nạn giao thông hậu quả chết người thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Ngoài trách nhiệm hình sự thì người điều khiển phương tiện giao thông còn phải chịu trách nhiệm gì khi có tai nạn xảy ra.
Nếu bạn đang gặp trường hợp này, đang cần tư vấn, giải đáp thắc mắc, bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi. Chúng tôi sẽ hỗ trợ, tư vấn, đưa ra hướng giải quyết phù hợp theo quy định của pháp luật đảm bảo lượi ích tối đa cho bạn.
Để được hỗ trợ, tư vấn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169
1. Căn cứ trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:a) Làm chết người;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.”
Theo quy định trên thì người nào có lỗi thì phải chịu trách nhiệm bồi thường, người nào vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì sẽ bị truy cứu trách nhiêm hình sự.
Tuy nhiên, bạn chưa nêu rõ bên nào là bên có lỗi dẫn đến vụ tai nạn và gây ra hậu quả đáng tiếc kể trên, do đó chưa thể xác định bên nào sẽ phải bồi thường cho bên nào bởi việc xác định trách nhiệm bồi thường được xem xét trên yếu tố lỗi. Ngoài ra bạn cũng chưa nêu rõ hiện tai người còn sống có phải là người điều khiển phương tiện giao thông mà gây tai nạn hay không nên chưa thể xác định được trách nhiệm hình sự với người đó.
2. Tố cáo hay tố giác
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2011 thì: Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Tố giác tội phạm, theo giải thích tại Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT- BCA- BQP- BTC- BNN&PTNT- VKSNDTC ngày 02/8/2013 hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thì: “Tố giác về tội phạm là những thông tin về hành vi có dấu hiệu tội phạm do cá nhân có danh tính, địa chỉ rõ ràng cung cấp cho cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết”.
Từ khái niệm trên cho thấy, tố cáo và tố giác về tội phạm có những điểm khác biệt nhất định. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, không phân biệt tính chất, mức độ vi phạm. Còn tố giác về tội phạm chỉ bao gồm hành vi vi phạm pháp luật có thể cấu thành tội phạm đã được quy định trong Bộ luật Hình sự. Ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu tố giác về tội phạm là tố cáo hành vi phạm tội, nếu hiểu theo cách này thì nội hàm khái niệm tố cáo đã bao hàm cả khái niệm tố giác về tội phạm. Do đó, có thể nói, khái niệm tố cáo rộng hơn và cơ bản đã bao hàm cả khái niệm tố giác về tội phạm theo Bộ luật Tố tụng hình sự. Điểm khác biệt cơ bản giữa hai khái niệm này là: Tố cáo là quyền của công dân, còn tố giác về tội phạm vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Quan hệ pháp luật về tố cáo hành vi vi phạm pháp luật chỉ phát sinh sau khi công dân thực hiện quyền tố cáo, còn quan hệ pháp luật tố giác về tội phạm thì phát sinh ngay khi công dân biết về tội phạm. Công dân có quyền quyết định việc mình sẽ tố cáo hay không một hành vi vi phạm pháp luật, nhưng bắt buộc phải tố giác nếu đã biết rõ về một tội phạm đang chuẩn bị hoặc đã được thực hiện.
Như vậy, với vụ việc của bạn, bạn có thể làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an để tố cáo hành vi mà bạn cho rằng hành vi đó là hành vi phạm tội. Việc bạn tố cáo đến cơ quan công an thì không mất án phí tố cáo.
Trân trọng. CV tư vấn: Vy Diễm- Luật Minh Gia
Bài Tuyên Truyền Phòng Tránh Tai Nạn Đuối Nước
Trong các dịp lễ, tết, nhất là vào kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình, cơ quan, trường học sẽ tổ chức cho các bạn học sinh đi nghỉ mát, tắm biển. Khắp nơi trẻ em cũng sẽ tự rủ nhau đi tắm mát ở sông, suối, ao, hồ… do đó nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước là rất cao. Mỗi khi mùa hè đến, lo lắng về đuối nước luôn thường trực và có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào. Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải nhiều vụ trẻ em đuối nước rất thương tâm do sự bất cẩn của người lớn.
Đuối nước không chỉ xảy ra ở sông, suối, ao hồ,… mà còn có thể xảy ra ở ngay tại nhà, nơi làm việc, nhà trường, nhà trẻ chúng tôi Vì thế các bậc phụ huynh, thầy cô giáo, mọi người cần có hiểu biết cách phòng và kĩ năng xử trí tai nạn đuối nước là rất cần thiết.
* Vì sao đuối nước thường dẫn đến tử vong?
Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động.
– Người ta thống kê thấy khoảng 4/5 trường hợp chết đuối mà trong phổi có nước và 1/5 còn lại chết đuối nhưng phổi không có nước.
– Sở dĩ có tình trạng chết đuối mà trong phổi không có nước là do người không biết bơi bất ngờ bị chìm trong nước, nạn nhân hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn làm cơ thể bị chìm, phản xạ co cơ nắp thanh quản và đóng khí quản lại làm nạn nhân không thở được dẫn đến thiếu oxy não và bất tỉnh. Từ chỗ nắp thanh quản bị đóng nên nước cũng không vào phổi được. Đó cũng được gọi là chết đuối khô.
Vì vậy khi gặp trường hợp đuối nước cần xử trí khẩn trương, kiên trì, ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp.
Nguyên tắc cấp cứu tại chỗ
Nguyên tắc này cần khẩn trương, đúng phương pháp với mục đích cấp cứu là giải phóng đường thở và cung cấp oxy cho nạn nhân. Do vậy việc làm đầu tiên cần đưa nạn nhân ra khỏi nước:
– Nếu nạn nhân còn tỉnh giãy giụa dưới nước ta cần khẩn trương tìm cách đưa họ nên bờ. Nếu không biết bơi ta phải tìm khúc gỗ, phao… lém xuống cho họ bám vào để lên bờ hoặc chạy ngay đi tìm người lớn đến cứu.
– Tuyệt đối Không nhảy xuống nước nếu không biết bơi. Vì nạn nhân lúc này trong tình trạng hoảng loạn, dễ níu chặt lấy bất cứ thứ gì với được, kể cả người cứu nạn. Khi cấp cứu nạn nhân ngay ở dưới nước cần phải nâng đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, có động tác để giúp cho nạn nhân trấn tĩnh và thở.
– Nếu nạn nhân bất tỉnh dưới nước (chỉ xuống cứu khi người cứu biết bơi). Nếu không thì gọi người hỗ trợ hoặc dùng thuyền nếu có để ra cứu.
Ngay sau khi đưa được nạn nhân vào bờ, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ: Với trẻ lớn và người lớn:
– Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Nếu bệnh nhân tím tái, không thể tự thở, tim ngừng đập (sờ mạch không có) và không có bất cứ phản xạ nào thì phải ấn tim ngoài lồng ngực: Dùng hai tay chồng lên nhau đặt ngay vào vị trí một nửa dưới xương ức và ấn tim với tần số ép khoảng 100 lần/1 phút, đồng thời phải khai thông đường thở bằng cách dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi miệng nạn nhân và hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo với phương pháp miệng thổi miệng cho nạn nhân.
– Nếu chỉ có một người tiến hành sơ cấp cứu, thì ấn tim ngoài lồng ngực 15 – 30 nhịp, sau đó hà hơi thổi ngạt 2 lần và tiếp tục lặp lại việc ấn tim ngoài lồng ngực với chu kỳ 15 – 30 lần ấn tim, 2 lần hà hơi thổi ngạt.
– Nếu có hai người cấp cứu thì một người ấn tim ngoài lồng ngực, một người hà hơi thổi ngạt, kiên trì thực hiện cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh trở lại hoặc cho đến khi nạn nhân được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Với trẻ nhỏ:
– Đặt trẻ nằm ở chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem có còn thở không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di động tức là trẻ đã ngưng thở; thổi ngạt miệng qua miệng 2 cái chậm. Nếu sau đó trẻ vẫn chưa thở lại được hoặc còn tím tái và hôn mê thì xem như tim đã ngưng đập, cần ấn tim ngoài lồng ngực ngay. Ấn vào vùng nửa dưới xương ức theo cách như sau:
+ Dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú 1 đốt ngón tay (tức khoảng bằng bề ngang một ngón tay).
+ Dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (đối với trẻ hơn 8 tuổi và người lớn) ấn vào phía trên mỏm ức 2 đốt ngón tay. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 (đối với trẻ dưới 8 tuổi) hoặc 15/2 (đối với trẻ trên 8 tuổi).
– Vẫn phải tiếp tục thực hiện các động tác cấp cứu này cho đến khi nạn nhân tự thở lại được hoặc có sự giúp đỡ của nhân viên y tế. Việc cấp cứu này đôi khi phải mất hàng giờ hoặc lâu hơn.
– Nếu sơ cứu có kết quả, nạn nhân thở lại, cử động giãy giụa, hay nạn nhân vẫn còn mê nhưng đã có mạch và nhịp thở thì gọi xe cấp cứu hay dùng mọi phương tiện sẵn có chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu. Quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục cấp cứu và đắp giữ ấm cho nạn nhân.
– Khi tỉnh lại, nạn nhân sẽ nôn ra nước, nên phải để nạn nhân ở tư thế an toàn, đầu nằm nghiêng, kê gối dưới hai vai, nới rộng quần áo, phòng cho nạn nhân không bị ngạt trở lại vì sặc chất nôn. Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo và ép tim được 2 tiếng mà không thấy nạn nhân phục hồi.
Những việc cần chú ý trong quá trình cấp cứu đuối nước:
– Không được chậm trễ trong cấp cứu người bị đuối nước, thay vì tìm cách gọi xe cấp cứu, tìm cho được và đầy đủ các phương tiện cấp cứu . v.v… thì phải bằng mọi cách và khả năng hiểu biết cấp cứu nạn nhân ngay
– Không nên cố tìm cách cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài bằng cách xốc nước (vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra) vì như thế sẽ bỏ lỡ thời gian vàng cho việc làm hồi sức cấp cứu tim phổi mà chỉ cần chậm trễ 4 phút thôi là não có nguy cơ bị chết! Trong quá trình hồi sức cấp cứu tim phổi, nước trong phổi sẽ tự động thoát ra ngoài. Nếu là nước sông, hồ thì nước sẽ thấm vào hệ tuần hoàn rất nhanh do hiện tượng thẩm thấu (nước sông có nồng độ loãng hơn máu).
– Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không quá mạnh vì có thể làm gãy xương sườn nạn nhân, nhất là trẻ nhỏ.
Với ngạt nước, sơ cứu tại chỗ đúng kỹ thuật là những yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự sống còn và khả năng bị di chứng não của người bị nạn. * Để phòng tai nạn đuối nước mọi người cần lưu ý đến những việc sau đây: Đối với trẻ lớn và người lớn:
– Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không.
– Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền.
– Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước.
– Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát.
Đối với trẻ nhỏ:
– Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài…
– Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.
– Nhà khá giả có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào.
– Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).
Bạn đang xem bài viết Định Nghĩa Tai Nạn Giao Thông Tổng Giá Trị Của Khái Niệm Này. Đây Là Gì Tai Nạn Giao Thông trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!