Xem Nhiều 3/2023 #️ Đổi Mới Căn Bản, Toàn Diện Giáo Dục Và Đào Tạo # Top 7 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 3/2023 # Đổi Mới Căn Bản, Toàn Diện Giáo Dục Và Đào Tạo # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đổi Mới Căn Bản, Toàn Diện Giáo Dục Và Đào Tạo mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

(QLNN) – Ngày 04/11/2013, Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) thông qua. Đến nay, sau gần 6 năm triển khai Nghị quyết, sự nghiệp giáo dục, đào tạo nước ta đã có những chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả, được các tổ chức giáo dục thế giới ghi nhận, đánh giá cao.

Thực trạng việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời gian qua

Giáo dục và đào tạo (GDĐT) luôn được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nêu rõ mục tiêu: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân.

Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.

Sau khi Nghị quyết số 29-NQ/TW ra đời, mặc dù trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn và nguồn lực còn hạn hẹp, song với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD), sự nghiệp GDĐT nước ta đã có những chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả, được các tổ chức giáo dục thế giới ghi nhận, đánh giá cao. Cụ thể:

Thứ nhất, hệ thống cơ chế, chính sách về GDĐT tiếp tục được chú trọng hoàn thiện nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những “nút thắt” trong hoạt động đổi mới giáo dục, tạo hành lang pháp lý để các địa phương, các cơ sở GDĐT thực hiện. Bộ GDĐT đã trình và được Quốc hội thông qua hai luật quan trọng, đó là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 và Luật Giáo dục năm 2019.

Chất lượng giáo dục mầm non có nhiều chuyển biến tích cực; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được quan tâm. Nếu như năm học 2013 – 2014, cả nước mới có 18 tỉnh được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi thì đến năm 2017, tất cả 63 tỉnh, thành phố đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Chất lượng phổ cập ngày càng được nâng cao. Tháng 8/2018, Chính phủ đã thống nhất chủ trương thực hiện chính sách miễn học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em diện phổ cập, nhất là đối với các thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Chất lượng giáo dục phổ thông được nâng lên, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Theo báo cáo “Tăng trưởng thông minh hơn: Học tập và Phát triển công bằng ở Đông Á – Thái Bình Dương” năm 2018 của Ngân hàng Thế giới đã khẳng định 7 trong số 10 hệ thống giáo dục đổi mới hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng là ở hệ thống giáo dục của Việt Nam và Trung Quốc. Báo cáo Phát triển 2018 của Ngân hàng Thế giới “Learning to realize education’s promise” tái khẳng định đánh giá trong nhiều nghiên cứu là năng lực học sinh lứa tuổi 15 nước ta – một nước thu nhập trung bình thấp, có kết quả vượt mức trung bình của học sinh các nước khối OECD 1.

Việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới được tích cực thực hiện; thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực. Công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh có bước chuyển biến.

Đến nay, Bộ GDĐT đã hoàn thành và ban hành Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tổ chức thực nghiệm chương trình môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình phổ thông mới thay đổi căn bản cách tiếp cận từ “theo nội dung” sang theo hướng “phát triển năng lực và phẩm chất”, dạy học “tích hợp” ở cấp dưới, dạy “phân hóa” ở cấp trên, tăng cường các môn tự chọn. Mặc dù chương trình chưa áp dụng chính thức, nhưng các yếu tố về phương pháp giáo dục, dạy học và kiểm tra đánh giá đã được áp dụng từng phần ở các bậc học.

Chất lượng giáo dục đại học (GDĐH) ngày càng được quan tâm, văn hóa chất lượng từng bước được hình thành trong các cơ sở GDĐH. Một số trường đại học đã triển khai đào tạo hiệu quả nguồn nhân lực theo các chương trình tiên tiến được chuyển giao từ các nước phát triển; đẩy mạnh việc triển khai thực hiện hỗ trợ khởi nghiệp đối với sinh viên. Những năm qua, chất lượng GDĐH từng bước được thế giới công nhận thông qua kiểm định chất lượng và xếp hạng đại học quốc tế.

Nếu như trước năm 2014, chỉ có 15 chương trình đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh được các tổ chức của khu vực ASEAN hay quốc tế đánh giá thì đến năm 2018 đã có tổng số 104 chương trình đào tạo từ 13 trường đại học khác của Việt Nam được các tổ chức quốc tế (AUN-QA của ASEAN, CTI của Pháp, ABET và AACSB của Hoa Kỳ) đánh giá và công nhận. Đồng thời, có 05 cơ sở GDĐH tham gia kiểm định cấp trường, được Hội đồng Cấp cao về đánh giá nghiên cứu và GDĐH Pháp và Mạng lưới bảo đảm chất lượng các trường đại học ASEAN đánh giá và công nhận.

Thứ hạng trong các bảng xếp hạng đại học quốc tế của các cơ sở GDĐH Việt Nam ngày càng được cải thiện. Nếu như trước năm 2014, cả Việt Nam chỉ có duy nhất Đại học Quốc gia Hà Nội lọt vào bảng xếp hạng đại học châu Á của Tổ chức xếp hạng đại học QS với vị trí trong nhóm 250 trường hàng đầu thì đến năm 2018, có 7 cơ sở GDĐH lọt top 500 của bảng xếp hạng đại học QS châu Á. Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội xếp vị trí 124 của châu Á. Đặc biệt, năm 2018, lần đầu tiên lĩnh vực Vật lý của Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp hạng 502 trên thế giới theo US News. Ngoài ra, cũng có 3 trường đại học đạt mức 3 sao, 1 trường đạt mức 4 sao theo chuẩn gắn sao đại học thế giới (QS Star Rating) 2.

Tự chủ đại học được đẩy mạnh thông qua việc triển khai Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ. Kể từ khi được giao quyền tự chủ, số lượng các đề tài khoa học đấu thầu thành công, số lượng các công bố trong nước, quốc tế, các chương trình mở mới của các trường đại học đều tăng, quy mô đào tạo ổn định, thu nhập của giảng viên, người lao động tăng.

Thứ hai, chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQLGD các cấp được nâng lên và chuẩn hóa. Tính đến ngày 15/8/2018, toàn quốc có 1.161.143 giáo viên mầm non, phổ thông (công lập 858.772, ngoài công lập 23.691). Trong đó, mầm non: 309.770 người (công lập 262.155, ngoài công lập 47.615); tiểu học: 395.848 người (công lập 390.873, ngoài công lập 4.975); trung học cơ sở: 305.815 người (công lập 300.990, ngoài công lập 4825; trung học phổ thông: 149.710 người (công lập 135.819, ngoài công lập 13.891). Đội ngũ nhà giáo, CBQLGD tăng mạnh về số lượng, đồng thời đạt chuẩn, trên chuẩn trình độ đào tạo. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn với mầm non là 96,6%; tiểu học: 99,7%; trung học cơ sở: 99%; trung học phổ thông: 99,6%; đại học: 82,7%, tạo tiền đề để Bộ GDĐT đề xuất nâng chuẩn trình độ đào tạo cho giáo viên trong sửa đổi Luật Giáo dục 3.

Bên cạnh đó, Bộ GDĐT cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở GDĐH và các trường cao đẳng sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT giai đoạn 2018 – 2030. Xây dựng khung năng lực giáo viên phổ thông các môn học đặc thù; xây dựng chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý với trường sư phạm và trường phổ thông trong bồi dưỡng nhà giáo, CBQLGD. Đồng thời, rà soát mạng lưới, quy mô, phương thức đào tạo của các cơ sở đào tạo giáo viên; triển khai Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP); khảo sát nhu cầu sử dụng giáo viên của địa phương làm căn cứ xác định chỉ tiêu đào tạo giáo viên, nâng cao chất lượng đầu ra sư phạm.

Khung năng lực giáo viên ngoại ngữ, bộ tiêu chí đánh giá các đơn vị tổ chức bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ, các hệ thống trực tuyến bồi dưỡng giáo viên về năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm đã được hoàn thành; số lượng giáo viên đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ của các cấp học được nâng lên.

Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và trong dạy học ngày càng được đẩy mạnh. Cơ sở dữ liệu của các cấp học đã được thống kê; dữ liệu về đội ngũ nhà giáo và CBQLGD được đưa vào sử dụng làm cơ sở cho cơ quan quản lý ra các quyết định về chính sách hiệu quả, khắc phục tối đa những bất cập hiện nay như thừa, thiếu giáo viên, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, chính sách cho nhà giáo. Kiểm định chất lượng giáo dục được triển khai tích cực, hiệu quả, đánh giá đúng chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng làm căn cứ để xác định chất lượng GDĐH, vị thế và uy tín của cơ sở GDĐH.

Thứ tư, hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, nhiều thỏa thuận, biên bản ghi nhớ được ký kết. Nhiều cơ sở GDĐT đã chủ động, tích cực hội nhập quốc tế thông qua các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài và các chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên, hợp tác nghiên cứu.

Công tác thanh tra được đẩy mạnh, góp phần phòng ngừa, phát hiện những sai phạm, hạn chế, thiếu sót trong quản lý và kịp thời kiến nghị xử lý vi phạm, đề xuất các biện pháp khắc phục, góp phần chấn chỉnh, duy trì kỷ cương, nền nếp trong hoạt động giáo dục…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT cũng còn một số hạn chế, như: công tác sắp xếp mạng lưới trường, lớp học ở một số địa phương còn bất cập do chưa hoàn thiện quy hoạch tổng thể về phát triển trường, lớp. Nguồn lực tài chính thực tế cho đổi mới GDĐT còn thiếu do quy mô ngân sách nước ta còn nhỏ, vì vậy, chi thực tế cho giáo dục còn ít so với nhu cầu của một nền giáo dục đang phát triển.

Năng lực đội ngũ quản lý giáo dục, nhà giáo các cấp còn yếu, chưa theo kịp với tiến trình đổi mới. Mặc dù tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo cao, nhưng năng lực ứng dụng những phương pháp dạy học và giáo dục mới, năng lực thực hiện các phương pháp kiểm tra đánh giá mới, năng lực ngoại ngữ và ứng dụng CNTT còn kém. Cơ cấu đội ngũ giáo viên phổ thông mất cân đối, tạo ra sự thừa, thiếu cục bộ. Chính sách tiền lương cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non chưa phù hợp nên chưa thu hút được sinh viên giỏi vào ngành sư phạm.

Công tác phân luồng, giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông chưa hiệu quả do nhận thức của học sinh, gia đình học sinh và xã hội đối với giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế. Hệ thống thông tin thị trường lao động chưa được cập nhật; nội dung, phương thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường chậm được đổi mới. Chất lượng GDĐH còn thấp so với mặt bằng các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học còn thiếu, lạc hậu; tỷ lệ phòng học kiên cố thấp; một số địa phương nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất trường, lớp còn hạn hẹp, đầu tư dàn trải, hiệu quả chưa cao; việc huy động các nguồn lực khác còn hạn chế…

Một số giải pháp tăng cường đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời gian tới

Trước thực trạng trên, để thực hiện hiệu quả việc đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần tập trung vào những giải pháp sau:

Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính về GDĐT. Các địa phương cần rà soát, quy hoạch mạng lưới trường lớp phù hợp, tạo điều kiện cho người dân tham gia học tập. Triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH năm 2018 và Luật Giáo dục năm 2019; thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Hai là, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQLGD các cấp. Rà soát, sắp xếp đội ngũ giáo viên bảo đảm quy định về định mức số lượng, chuẩn giáo viên đối với các cấp học; không để xảy ra tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Nâng cao đạo đức nhà giáo, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho đội ngũ nhà giáo và CBQLGD.

Ba là, nâng cao chất lượng giáo dục, triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả của giáo dục thường xuyên; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên. Thực hiện tốt chủ trương giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, hướng dẫn các địa phương thực hiện có hiệu quả Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông. Triển khai hiệu quả các giải pháp của Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho học sinh ngay từ cấp học phổ thông.

Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của Hội đồng trường cơ sở GDĐH. Các cơ sở GDĐH cần tích cực, chủ động đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực, tăng cường kỹ năng ứng dụng và thực hành, chú trọng đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội. Tăng cường gắn kết doanh nghiệp với cơ sở GDĐH cùng tham gia xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, thực tập và tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo. Phát triển, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, đặc biệt là đội ngũ giáo viên phổ thông, đáp ứng yêu cầu và tiến độ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới và dạy các môn học khác bằng ngoại ngữ. Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên theo chuẩn đầu ra và trong quá trình GDĐT. Tăng cường các điều kiện dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng triệt để CNTT; đầu tư có trọng điểm, hệ thống hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ trực tuyến đáp ứng mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và người học.

Bốn là, tăng cường công tác khảo thí và kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục. Tổ chức giám sát, đánh giá các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục; kiểm tra việc tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ, tin học, công tác quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ, công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục. Từng bước xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu các điều kiện bảo đảm chất lượng của các cơ sở giáo dục để quản lý chất lượng bảo đảm thực chất và hiệu quả.

Năm là, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy, học và quản lý giáo dục. Xây dựng và đưa vào khai thác cơ sở dữ liệu trực tuyến về GDĐH; hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; tích hợp các hệ thống thông tin quản lý ngành hiện có vào cơ sở dữ liệu ngành; xây dựng và triển khai các phần mềm quản lý, kết nối liên thông dữ liệu với phần mềm cơ sở dữ liệu ngành. Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học, kiểm tra, đánh giá và quản lý giáo dục, quản trị nhà trường; thực hiện giải pháp tuyển sinh trực tuyến đầu cấp học và sử dụng hồ sơ điện tử (sổ điểm, học bạ, sổ liên lạc); triển khai mô hình giáo dục điện tử, lớp học thông minh ở những nơi có điều kiện. Triển khai giải pháp dạy học kết hợp (blended learning), nâng cao chất lượng đào tạo CNTT trong GDĐT; bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo.

Sáu là, đẩy mạnh việc phân cấp và thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục theo quy định. Tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực GDĐT. Rà soát, hướng dẫn thành lập, kiện toàn và giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động của Hội đồng trường trong các cơ sở GDĐH.

Bảy là, tăng cường các nguồn lực đầu tư cho GDĐT. Phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí được giao bảo đảm tỷ lệ chi tối thiểu 20% ngân sách cho giáo dục, trong đó chi thường xuyên bảo đảm tỷ lệ tối thiểu 18% dành cho chuyên môn; bố trí hợp lý cho chi đầu tư phát triển góp phần nâng cao chất lượng GDĐT.

Tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động GDĐT. Chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, đặc biệt là lớp 1 năm học 2020 – 2021; triển khai có hiệu quả Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 – 2025. Rà soát các tiêu chí về cơ sở vật chất, thiết bị của các trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia bảo đảm đúng quy định. Xây dựng và thực hiện kế hoạch bổ sung, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất, thiết bị đối với các tiêu chí trường chuẩn quốc gia đã quá hạn, bị xuống cấp.

Tám là, thực hiện hội nhập quốc tế trong GDĐT. Xây dựng và tổ chức triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế trong GDĐT của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn 2045. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, GDĐH, giáo dục thường xuyên đẩy mạnh hội nhập quốc tế thông qua việc hợp tác với các cơ sở giáo dục có uy tín của nước ngoài hoặc được cấp có thẩm quyền công nhận.

Các cơ sở giáo dục mở rộng hợp tác quốc tế trong trao đổi học sinh/sinh viên, giáo viên/giảng viên, nghiên cứu khoa học; tăng số lượng các chương trình giảng dạy bằng tiếng nước ngoài; phát triển nhóm nghiên cứu quốc tế, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh liên kết đào tạo với các cơ sở GDĐT của các nước có uy tín hoặc được cấp thẩm quyền công nhận. Khuyến khích công nhận tín chỉ, văn bằng, liên thông chương trình với các trường đại học nước ngoài có uy tín hoặc được cấp có thẩm quyền công nhận để thu hút học sinh, sinh viên, nhà khoa học nước ngoài đến học tập và nghiên cứu, làm việc tại Việt Nam.

Tăng cường thu hút các cơ sở giáo dục nước ngoài có uy tín hoặc được cấp có thẩm quyền công nhận vào Việt Nam dưới hình thức thành lập các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên danh, liên kết với các cơ sở giáo dục của Việt Nam theo quy định của pháp luật./.

1, 2. Báo cáo nghiên cứu tại Hội thảo khoa học 05 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Thành tựu và thách thức của Đại học Quốc gia. Hà Nội, ngày 18/9/2018. 3.Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW: Đội ngũ quyết định chất lượng giáo dục. https://giaoducthoidai.vn, ngày 31/12/2018.

TS. Nguyễn Thị Tuyết VânTrường Đại học Lao động – Xã hội

Giải Pháp Căn Bản Và Toàn Diện Cho Nền Giáo Dục Hiện Đại

Một Giải pháp giáo dục có tầm cỡ quốc gia, có ý nghĩa lịch sử có thể có nhiều phương án. Bản này chỉ là một, thậm chí mới là một Đề cương. Tác giả không mong có một lợi ích nào khác bên ngoài lợi ích của bản thân giải pháp. Độ an toàn của một giải pháp giáo dục, dù triển khai ở bất cứ cấp nào, trên bất cứ mảnh đất nào của Tổ quốc Việt Nam, cũng phải đảm bảo tối đa lợi ích cho Trẻ em hiện đại, vì tiến trình phát triển và trưởng thành tự nhiên qua các lứa tuổi của cả thế hệ và của từng em, vì hạnh phúc tuổi thơ. Lương tâm và trí tuệ của thời đại chắc chắn sẽ tìm được giải pháp đích đáng.

Một giải pháp theo đúng khái niệm của nó là phải khả thi (về lý thuyết), rồi phải được thực thi, chuyển thành một hình thái trực quan cảm tính trong thực tiễn cuộc sống. Sách giáo khoa tuy đã có một hình thái vật thể, trực quan, cảm tính… nhưng vẫn thuộc phạm trù lý thuyết, còn ở bên này – tinh thần. Nó phải sang được bên kia – thực tiễn. Thực hiện “bước nhảy sinh mệnh” này là Nghiệp vụ sư phạm.1. Nghiệp vụ sư phạm hiện đại được “định nghĩa” bằng CnH và CGD.CnH và CGD là một loại công nghệ, giống như “công nghệ lò cao” đặc trưng cho một công nghệ sản xuất xi măng. CnH và CGD tự định nghĩa mình bằng cả lý thuyết lẫn thực tiễn.Trường Thực nghiệm là một hình thái thực tiễn, thực chứng, thực tế, thực dụng của CnH và CGD. Mô hình này từng được đưa về 43 tỉnh / thành trong cả nước. Toàn bộ sách ký tên Hồ Ngọc Đại đã xuất bản (12 quyển) quy về một tư tưởng khoa học dẫn đến CnH và CGD.2. Trường sư phạm hiện đại được “định nghĩa” bằng Nghiệp vụ sư phạm hiện đại. Khoa học cơ bản của Trường sư phạm gọi là Khoa học sư phạm, dưới hình thái CnH và CGD, bao gồm cả lý thuyết (khoa học) và thực tiễn hành nghề (công nghệ). Ở Trường sư phạm, các tri thức xưa quen gọi là khoa học cơ bản như Toán, Lý, Ngôn ngữ… thì nay chỉ là vật liệu đưa vào CnH và CGD, giống như clinker đưa vào công nghệ xi măng. Trường sư phạm là một nguồn cấp nhân lực cho Giải pháp, theo 3 chức năng :Nghiên cứu để thiết kế CnH và CGD, rồi thi công mẫu, lập mô hình.Đào tạo nhân lực để thực thi và tiếp nhận CnH và CGD.Quản lý quá trình thực thi, như quản lý việc nhập công nghệ mới. Ngoài ra, nên đưa cha mẹ học sinh (nhân vật thứ ba) vào cấu trúc chung của Nghiệp vụ sư phạm, như một nhân tố hữu cơ. Thuộc phạm trù “nhân vật thứ ba” còn có các nhân vật và tổ chức xã hội – chính trị. Tất cả (không có ngoại lệ) đều bị quy định nghiêm ngặt bởi Nghiệp vụ sư phạm hiện đại, bởi CnH và CGD, vì toàn xã hội cùng “làm ra” một sản phẩm chung là cá nhân học sinh.3. Các bước triển khai Giải pháp Giải pháp được triển khai theo chiều từ trên xuống. Nếu có phản hồi từ dưới (feedback) thì điều chỉnh từ trên.

Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 34/2003/QĐ-BGDĐT NGÀY 31 THÁNG 7 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ đại học.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo, được áp dụng từ năm học 2003 – 2004 và thay thế cho Quyết định số 2054/QĐ-CT-HS ngày 31/8/1991 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành chương trình môn Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn và thẩm định giáo trình môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học dựa theo đề cương này và hướng dẫn các trường thực hiện sau khi giáo trình được Ban Khoa giáo Trung ương, Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương thẩm định.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị, Vụ trưởng Vụ Đại học, Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

ĐỀ CƯƠNG

MÔN HỌC CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC) (Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2003/QĐ-BGDĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Tên học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học.

2. Số đơn vị học trình: 4 (60 tiết).

3. Trình độ: cho sinh viên đại học.

4. Phân bổ thời gian:

– Lên lớp: 70% thời gian.

– Xêmina: 30% thời gian.

5. Điều kiện tiên quyết:

Sinh viên phải học qua các học phần: Triết học Mác – Lênin và Kinh tế Chính trị Mác – Lênin.

6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Gồm 13 chương bao gồm những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa xã hội khoa học, cung cấp cho sinh viên những căn cứ lý luận khoa học để hiểu Cương lĩnh xây dựng đất nước, đường lối, chính sách xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, lý giải và có thái độ đúng với thực tiễn xã hội, nâng cao lòng tin vững chắc vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

8. Tài liệu học tập:

– Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn

9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

10. Thang điểm:10.

11. Mục tiêu của học phần:

– Trang bị một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học

– Cùng với các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các môn học khác giúp sinh viên có nhận thức tổng hợp toàn diện về Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

12. Nội dung chi tiết học phần

12.1. Bố trí thời gian:

12.2. Nội dung

Chương 1:

LƯỢC KHẢO LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Khái niệm tư tưởng xã hội chủ nghĩa

– Định nghĩa tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

– Các giai đoạn phát triển cơ bản của tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

II. LƯỢC KHẢO TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRƯỚC CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

1. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời cổ, trung đại

– Tư tưởng xã hội chủ nghĩa sơ khai, từ khi tan rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ, sự xuất hiện và phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ.

– Điều kiện lịch sử, kinh tế – xã hội.

– Nội dung, những biểu hiện cơ bản.

2. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII

– Điều kiện kinh tế – xã hội và hoàn cảnh lịch sử.

– Các đại biểu xuất sắc và các tư tưởng xã hội chủ nghĩa chủ yếu.

3. Chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán đầu thế kỷ XIX

– Hoàn cảnh lịch sử và các điều kiện kinh tế – xã hội.

– Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa tiêu biểu: H. Xanhximon, S. Phurie, R.oen.

4. Giá trị và những hạn chế lịch sử của chủ nghĩa xã hội không tưởng trước Mác

III. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

1. Sự hình thành của chủ nghĩa xã hội khoa học

– Những điều kiện và tiền đề khách quan dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học:

+ Điều kiện kinh tế – xã hội.

+ Tiền đề văn hóa và tư tưởng.

– Vai trò sáng lập của C.Mác và Ph.Ăngghen.

2. Các giai đoạn cơ bản trong sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học

– Vai trò sáng lập và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học của C. Mác và Ph. Ăngghen.

– V.I.Lênin vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học trong hoàn cảnh lịch sử mới.

– Sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học từ sau khi Lênin từ trần.

– Đảng Cộng sản Việt Nam với sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học.

Chương 2:

VỊ TRÍ, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

I. VỊ TRÍ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

1. Quan niệm chung về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội khoa học

– Chủ nghĩa xã hội với tư cách một chế độ xã hội, một giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người.

– Chủ nghĩa xã hội khoa học với tư cách là học thuyết tư tưởng – lý luận.

2. Vị trí của chủ nghĩa xã hội khoa học

– Trong lịch sử các tư tưởng của nhân loại.

– Trong lịch sử các tư tưởng xã hội chủ nghĩa của nhân loại.

– Trong học thuyết Mác – Lênin (chủ nghĩa Mác – Lênin) là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác – Lênin (gồm Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học).

II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

1. Phạm vi và đối tượng khảo sát của chủ nghĩa xã hội khoa học

2. Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học

Những quy luật và những vấn đề có tính quy luật chính trị – xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa; những vấn đề có tính nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, những hình thức, phương pháp của Đảng của giai cấp công nhân trong quá trình lãnh đạo thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

3. Mối quan hệ giữa 3 bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác – Lênin

III. Hệ phương pháp nghiên cứu của

chủ nghĩa xã hội khoa học

1. Cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa xã hội khoa học

– Phép biện chứng duy vật và lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

– Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội, quan niệm giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa duy vật lịch sử.

2. Phương pháp nghiên cứu đặc thù của chủ nghĩa xã hội khoa học

3. Các phương pháp liên ngành được sử dụng trong nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học

IV. Chức năng, nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học

1. Chức năng và nhiệm vụ

– Chức năng trang bị tri thức khoa học, tri thức lý luận, phương pháp luận khoa học.

– Chức năng giáo dục lập trường tư tưởng chính trị về chủ nghĩa xã hội cho giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản và nhân dân lao động (ở những mức độ, yêu cầu và hình thức cụ thể, phù hợp).

– Chức năng định hướng chính trị – xã hội cho hoạt động thực tiễn của Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2. Ý nghĩa của việc học tập chủ nghĩa xã hội khoa học

– Nâng cao nhận thức khoa học về chủ nghĩa xã hội.

– Xây dựng và củng cố niềm tin, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.

– Vận dụng vào hoạt động thực tiễn: học tập, rèn luyện, lao động sản xuất, sinh hoạt xã hội.

– Cảnh giác và đấu tranh với những biểu hiện sai lệch và thù địch với chủ nghĩa xã hội và phản lại lợi ích của nhân dân và dân tộc.

Chương 3:

XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I. HÌNH THÁI KINH TẾ – XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA

1. Khái niệm “hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa”

– Khái niệm hình thái kinh tế – xã hội.

– Các nhân tố và điều kiện dẫn đến sự phủ định hình thái kinh tế – xã hội này bằng một hình thái kinh tế – xã hội khác.

– Khái niệm hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa các điều kiện cơ bản cho sự ra đời hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa.

2. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa

– Giai đoạn thấp của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa – xã hội xã hội chủ nghĩa (hay còn gọi là chủ nghĩa xã hội).

– Giai đoạn cao của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa – xã hội cộng sản chủ nghĩa (hay còn gọi là chủ nghĩa cộng sản).

II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Cơ sở vật chất – kỹ thuật là nền sản xuất công nghiệp với trình độ công nghệ hiện đại

2. Về chế độ sở hữu: Không còn chế độ chiếm hữu tư nhân đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội

3. Các hình thức, phương pháp tổ chức và kỉ luật lao động mang tính chất xã hội hóa ngày càng cao

4. Thực hiện nguyên tắc “phân phối theo lao động” làm cơ sở cho mọi quan hệ phân phối của toàn xã hội

5. Nhà nước xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân, vì dân” và hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc

6. Con người được giải phóng khỏi chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột; bình đẳng trước pháp luật và có những điều kiện phát triển toàn diện

III. THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

2. Những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

3. Các kiểu quá độ lên chủ nghĩa xã hội

IV. THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Là “thời kỳ quá độ đặc biệt của đặc biệt” (theo V.I.Lênin khi phân tích về tính chất của những nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội).

2. Những đặc điểm và nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Chương 4:

SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

I. KHÁI NIỆM GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ

của giai cấp công nhân

1. Giai cấp công nhân

– Về phương thức lao động, phương thức sản xuất.

– Về vị trí trong quan hệ sản xuất.

Dựa vào hai tiêu chí trên để làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu giai cấp công nhân hiện đại, làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay ở cả nước tư bản chủ nghĩa cũng như nước xã hội chủ nghĩa do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, cầm quyền.

2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

– Sứ mệnh hay vai trò lịch sử của một giai cấp.

– Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

II. NỘI DUNG VÀ ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN QUY ĐỊNH SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

1. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

– Nội dung chung.

– Nội dung ở nước ta.

2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

– Nền sản xuất công nghiệp với trình độ công nghệ hiện đại, rèn luyện, đoàn kết và tổ chức lại thành một tổ chức xã hội hùng mạnh.

– Địa vị kinh tế – xã hội khách quan đó còn tạo ra khả năng đoàn kết các giai cấp khác, khả năng đi đầu trong cuộc đấu tranh.

III. VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

1. Tính tất yếu, quy luật hình thành và phát triển Đảng của giai cấp công nhân.

2. Mối quan hệ giữa Đảng với giai cấp công nhân.

IV. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM

1. Đặc điểm cơ bản của giai cấp công nhân Việt Nam.

2. Đảng Cộng sản Việt nam với việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.

Chương 5:

CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA LÀ QUY LUẬT PHỔ BIẾN CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TỪ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa

– Bản chất cách mạng xã hội chủ nghĩa.

– Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

2. Những điều kiện của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

– Điều kiện khách quan.

– Điều kiện chủ quan.

– Thời cơ giành chính quyền.

II. MỤC TIÊU, ĐỘNG LỰC VÀ NỘI DUNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

2. Động lực của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

3. Nội dung của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

III. LÝ LUẬN CÁCH MẠNG KHÔNG NGỪNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀ SỰ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM

1. Lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác – Lênin

– Tư tưởng cách mạng không ngừng của Mác.

– Lý luận về sự chuyển biến cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa của Lênin.

2. Sự chuyển biến từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

– Tính tất yếu của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam.

– Tính tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Chương 6:

THỜI ĐẠI HIỆN NAY

I. KHÁI NIỆM VỀ THỜI ĐẠI VÀ THỜI ĐẠI HIỆN NAY

1. Quan niệm về thời đại và cơ sở phân chia thời đại lịch sử

– Quan niệm về thời đại.

– Cơ sở phân chia thời đại lịch sử.

2. Về thời đại hiện nay và những giai đoạn chính của nó

– Quan niệm về thời đại hiện nay.

– Những giai đoạn chính của thời đại hiện nay.

II. TÍNH CHẤT VÀ NHỮNG MÂU THUẪN CƠ BẢN CỦA THỜI ĐẠI HIỆN NAY

1. Tính chất của thời đại hiện nay

– Cuộc đấu tranh gay go quyết liệt của cái cũ và cái mới, giữa những lực lượng phản cách mạng và cách mạng.

– Tính chất khó khăn phức tạp của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội.

2. Những mâu thuẫn cơ bản của thời đại hiện nay

– Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.

– Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động.

– Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc.

– Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa.

III. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ XU THẾ VẬN ĐỘNG CHỦ ĐẠO CỦA THỜI ĐẠI HIỆN NAY

1. Những đặc điểm của thời đại hiện nay

– Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp gay gắt.

– Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra như vũ bão, tạo ra nhiều thay đổi trong các lĩnh vực.

– Sự xuất hiện của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi.

– Những vấn đề toàn cầu đòi hỏi một sự hợp tác cùng giải quyết của các nước.

2. Những xu thế của thời đại hiện nay

– Hòa bình, ổn định hợp tác để cùng phát triển.

– Các quốc gia lớn, nhỏ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực.

– Các dân tộc ngày càng nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự cường, đấu tranh chống lại sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài.

– Các nước xã hội chủ nghĩa, những người cộng sản, phong trào công nhân thế giới giữ vai trò nòng cốt trong cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ.

Chương 7:

NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I. NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Khái niệm dân chủ

– Khái lược về sự phát triển dân chủ trong lịch sử nhân loại.

– Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ.

2. Bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

– Bản chất chính trị.

– Bản chất kinh tế.

– Bản chất tư tưởng – văn hóa.

3. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa

– Khái niệm hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.

– Cấu trúc của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.

II. NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa

2. Bản chất, chức năng nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa

– Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

– Chức năng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

– Các nhiệm vụ chủ yếu của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

III. CẢI CÁCH NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Cải cách nhà nước – một nội dung cơ bản của đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay

– Nội dung cơ bản của đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay.

– Vị trí của nội dung cải cách nhà nước trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị.

2. Cải cách nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

– Phương hướng cơ bản.

– Nội dung cải cách.

Chương 8:

LIÊN MINH GIỮA CÔNG NHÂN VỚI NÔNG DÂN VÀ TRÍ THỨC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

I. CƠ CẤU XÃ HỘI – GIAI CẤP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1. Quan niệm về cơ cấu xã hội – giai cấp

– Cơ cấu xã hội và cơ cấu xã hội – giai cấp.

– Vị trí của cơ cấu xã hội giai cấp trong hệ thống cơ cấu xã hội.

2. Xu hướng biển đổi cơ cấu giai cấp trong thời kỳ quá độ

– Xu hướng chủ yếu.

+ Sự xích lại gần nhau giữa các giai tầng trong quan hệ với tư liệu sản xuất.

+ Sự xích lại gần nhau về tính chất lao động.

+ Sự xích lại gần nhau trong quan hệ phân phối tiêu dùng.

+ Sự xích lại gần nhau trong đời sống tinh thần.

– Những vấn đề có tính quy luật của sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp

+ Cơ cấu xã hội – giai cấp được quy định bởi cơ cấu kinh tế.

+ Sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp là quá trình liên tục, biện chứng.

3. Tính tất yếu của liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

– Chủ nghĩa Mác – Lênin về tính tất yếu của liên minh trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Quan điểm của C.Mác, Ph. Ăngghen.

+ Quan điểm của V.I.Lênin.

+ Tính tất yếu của liên minh trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

+ Tính tất yếu của liên minh do sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội quy định.

+ Quan điểm đường lối của Đảng ta.

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LIÊN MINH GIỮA CÔNG NHÂN VỚI NÔNG DÂN VÀ TRÍ THỨC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1. Đặc điểm của giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức Việt Nam

– Đặc điểm của giai cấp nông dân Việt Nam.

– Đặc điểm của tầng lớp trí thức Việt Nam.

2. Nội dung cơ bản của liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

– Nội dung chính trị của liên minh.

+ Xuất phát từ mục tiêu chủ nghĩa xã hội.

+ Nguyên tắc về chính trị là do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

+ Liên minh gắn liền với sự đổi mới hệ thống chính trị.

– Nội dung kinh tế của liên minh.

+ Nội dung kinh tế là nội dung cơ bản, quyết định nhất.

+ Nội dung kinh tế của liên minh trong thời quá độ ở Việt Nam.

– Nội dung văn hóa, xã hội của liên minh.

+ Xuất phát từ mục tiêu xã hội trong thời kỳ quá độ.

+ Nội dung văn hóa, xã hội của liên minh trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.

Chương 9:

VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

I. DÂN TỘC VÀ HAI XU HƯỚNG KHÁCH QUAN

của phong trào dân tộc

1. Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của dân tộc

– Khái niệm.

– Những đặc trưng cơ bản của dân tộc.

2. Hai xu hướng của phong trào dân tộc và biểu hiện của hai xu hướng khách quan đó trong thời đại ngày nay

– Hai xu hướng khách quan của phong trào dân tộc.

– Biểu hiện của hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc trong thời đại hiện nay.

II. NỘI DUNG CƯƠNG LĨNH DÂN TỘC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

1. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng

2. Các dân tộc được quyền tự quyết

3. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc

III. VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY

1. Đặc trưng cơ bản của dân tộc Việt Nam:

– Khái quát quá trình hình thành và phát triển dân tộc Việt Nam.

– Đặc trưng cơ bản của dân tộc Việt Nam.

2. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay

– Căn cứ lý luận và thực tiễn của xây dựng, thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta:

+ Căn cứ lý luận.

+ Căn cứ thực tiễn.

– Những chính sách dân tộc cơ bản của Đảng và Nhà nước ta.

+ Có chính sách phát triển hàng hóa ở các vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện và đặc điểm từng vùng của từng dân tộc.

+ Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc.

+ Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết và đấu tranh kiên cường của các dân tộc vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hiệp hòi, cấm mọi hành vi miệt thị và chia rẽ dân tộc.

+ Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số.

Chương 10:

VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

I. BẢN CHẤT, NGUỒN GỐC VÀ TÍNH CHẤT CỦA TÔN GIÁO

1. Bản chất và nguồn gốc của tôn giáo:

– Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của tôn giáo.

+ Khái niệm tôn giáo.

+ Những đặc trưng cơ bản của tôn giáo.

– Nguồn gốc tôn giáo.

+ Nguồn gốc kinh tế – xã hội của tôn giáo.

+ Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo.

+ Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo.

2. Tính chất của tôn giáo

– Tính lịch sử của tôn giáo.

– Tính quần chúng của tôn giáo.

– Tính chính trị của tôn giáo.

II. VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG XÃ HỘI – XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa

– Nguyên nhân nhận thức: Trình độ nhận thức khoa học của một số người chưa cao; nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội đến nay khoa học chưa giải thích được.

– Nguyên nhân tâm lý: Tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử loài người, ăn sâu vào trong tiềm thức của nhiều người.

– Nguyên nhân chính trị – xã hội: Trong các nguyên tắc tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với chủ nghĩa xã hội, với đường lối chính sách của nhà nước xã hội chủ nghĩa; các thế lực chính trị lợi dụng tôn giáo phục vụ cho mưu đồ chính trị của mình.

– Nguyên nhân kinh tế: Trong chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại sở hữu riêng, cơ chế kinh tế thị trường, đời sống kinh tế chưa cao nên tôn giáo vẫn là một giải pháp đối với nhiều người.

– Nguyên nhân về văn hóa: Đa số các tôn giáo gắn với sinh hoạt văn hóa của nhân dân, do đó việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đòi hỏi phải bảo tồn các giá trị tôn giáo ở mức độ nhất định.

2. Những quan điểm chỉ đạo trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo dưới chủ nghĩa xã hội

– Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn liền với cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới.

– Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.

– Thực hiện đoàn kết những người theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Phân biệt rõ mối quan hệ giữa hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.

– Phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo.

III. VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY

1. Khái quát tình hình tôn giáo ở Việt Nam

2. Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay

– Xuất phát từ những quan điểm chỉ đạo trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo dưới chủ nghĩa xã hội và tình hình tôn giáo ở nước ta, Đảng và Nhà nước ta đề ra chính sách tôn giáo như sau:

+ Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân trên cơ sở luật pháp.

+ Tích cực vận động đồng bào các tôn giáo tăng cường đoàn kết toàn dân, tích cực góp phần vào công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, chăm lo cải thiện đời sống vật chất và văn hóa tinh thần cho đồng bào theo các tôn giáo.

– Luôn luôn cảnh giác, chống lại những âm mưu và hành động lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân.

– Thực hiện chính sách tôn giáo bao gồm nhiều mặt, vừa có mặt đối nội, vừa có mặt đối ngoại, xong cần phải có nhận thức toàn diện về vấn đề tôn giáo theo tinh thần đổi mới của Đảng.

Chương 11:

VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

I. GIA ĐÌNH, MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

1. Khái niệm gia đình

– Định nghĩa “gia đình”.

+ Gia đình với tư cách một thiết chế xã hội.

+ Gia đình là một giá trị văn hóa xã hội.

– Đặc trưng và các mối quan hệ cơ bản của gia đình.

+ Hôn nhân và quan hệ hôn nhân.

+ Huyết thống, quan hệ huyết thống.

+ Quan hệ quần tụ trong cùng một không gian sinh tồn.

+ Quan hệ nuôi dưỡng.

2. Quan hệ giữa gia đình và xã hội

– Sự phát triển của xã hội quy định hình thái, quy mô và kết cấu gia đình.

– Các chức năng cơ bản của gia đình:

+ Chức năng tái sản xuất ra con người.

+ Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình.

+ Chức năng giáo dục và tự giáo dục.

+ Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm – sinh lý, tình cảm

II. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1. Điều kiện và tiền đề kinh tế – xã hội

– Các điều kiện và tiền đề kinh tế.

– Các giá trị văn hóa của gia đình truyền thống Việt Nam.

2. Chế độ hôn nhân – cơ sở trực tiếp của xây dựng gia đình trong xã hội xã hội chủ nghĩa

– Kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống trong quan hệ tình yêu, hôn nhân của mỗi dân tộc.

– Hôn nhân một vợ một chồng, được sự thừa nhận và bảo vệ của pháp luật – cơ sở trực tiếp của xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay.

– Quan hệ bình đẳng, tình thương – trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình là cơ sở của tồn tại và phát triển gia đình.

3. Những định hướng cơ bản và một số vấn đề đặt ra đối với xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay.

– Kế thừa, giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam.

– Hoàn thiện luật hôn nhân gia đình, cơ sở pháp lý của xây dựng gia đình đi đôi với giáo dục các giá trị gia đình truyền thống Việt Nam.

– Phát huy vai trò gia đình gắn liền với phát triển kinh tế, cải thiện nâng cao đời sống mọi mặt cho gia đình.

Chương 12:

VẤN ĐỀ NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

I. NGUỒN LỰC CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1. Con người và nguồn lực con người

– Quan niệm về con người và con người xã hội chủ nghĩa:

+ Con người, quan hệ con người và xã hội.

+ Con người xã hội chủ nghĩa.

– Nguồn lực con người:

+ Quan niệm chung về nguồn lực con người.

+ chủ nghĩa xã hội khoa học và quan niệm về nguồn lực con người.

2. Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

– Vai trò của nguồn lực con người trong lĩnh vực kinh tế.

– Vai trò của nguồn lực con người trong hoạt động chính trị.

– Vai trò của nguồn lực con người trong lĩnh vực khoa học, trong lĩnh vực đời sống tinh thần.

II. PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM

1. Thực trạng việc phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế

– Thực trạng phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay.

– Nguyên nhân của những thành công và hạn chế.

2. Những phương hướng và giải pháp phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

– Những phương hướng:

+ Tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn lực con người.

+ Từng bước xây dựng con người một cách toàn diện, hướng tới từng bước hiện thực hóa các tiêu chí của con người xã hội chủ nghĩa.

– Những giải pháp:

+ Các giải pháp trên lĩnh vực phát triển kinh tế.

+ Các giải pháp trên lĩnh vực chính trị.

+ Các giải pháp trên lĩnh văn hóa xã hội, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ.

Chương 13:

CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRÊN LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG VĂN HÓA

I. TÍNH TẤT YẾU CỦA CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

về tư tưởng và văn hóa

1. Khái niệm “cách mạng tư tưởng và văn hóa”

– Tư tưởng, hệ tư tưởng.

– Văn hóa.

– Cách mạng tư tưởng và văn hóa.

2. Tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa

– Xuất phát từ cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa.

– Xuất phát từ đòi hỏi sự thay đổi phương thức sản xuất tinh thần.

– Xuất phát từ yêu cầu văn hóa là mục tiêu và động lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa

1. Giáo dục hệ tư tưởng của giai cấp công nhân

2. Nâng cao trình độ dân trí và đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ.

3. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

4. Xây dựng con người phát triển toàn diện

5. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong cách mạng tư tưởng và văn hóa

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

– Môn Chủ nghĩa xã hội khoa học được bố trí giảng dạy, học tập tiếp sau môn Triết học Mác – Lênin và Kinh tế chính trị Mác – Lênin. Do đó khi giảng dạy, học tập cần tập trung vào đối tượng của môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học, tránh sự trùng lắp nội dung với hai môn trên. Cần thường xuyên liên hệ thực tiễn để làm rõ cơ sở khoa học và vận dụng sáng tạo của Đảng ta trong Cương lĩnh xây dựng đất nước và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

– Cần có đủ giáo trình cho sinh viên. Giảng viên chỉ tập trung làm rõ những nội dung cơ bản gợi ý cho sinh viên học tập. Ngoài giáo trình cần cung cấp cho sinh viên những tài liệu tham khảo như: Tài liệu hướng dẫn học tập về văn kiện của Đảng các Nghị quyết Trung ương, các tổng kết thực tiễn trong từng thời kỳ. Tổ chức tham quan điển hình thuộc lĩnh vực chuyên môn mà sinh viên theo học.

– Phát huy phương pháp đối thoại, gợi mở, tự do tư tưởng, nắm bắt được những thắc mắc của sinh viên để giải đáp kịp thời, gây hứng thú cho họ trong học tập. Việc tổ chức kiểm tra, thi học phần, đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định chung hiện hành.

Khái Niệm Về Giáo Dục Đào Tạo

Có một số khái niệm về giáo dục đào tạo được trình bày ở các tài liệu khác nhau, chẳng hạn:

Theo Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Đà Nẵng thì: “giáo dục đào tạo là hoạt động tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người để họ dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [78, 734].

Theo Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Khoa học xã hội: “giáo dục đào tạo là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [78, 279].

Theo Tân Từ điển – Nhà xuất bản Khai Trí: “giáo dục đào tạo là hoạt động dạy dỗ để phát triển khả năng thể chất, tri thức và đạo lý” [62, 592] và “Đào tạo là quá trình nung nấu, gây dựng nên” [62, 479].

Theo Giáo trình Thống kê xã hội – Nhà xuất bản Thống kê: “giáo dục đào tạo là một ngành hoạt động xã hội nhằm nâng cao dân trí, tạo nguồn lao động có kỹ năng thích hợp và tạo nhân tài cho đất nước” [36, 70].

Qua các khái niệm trên, giáo dục đào tạo được hiểu trên các khía cạnh: Là hoạt động của xã hội, không phải của riêng ngành giáo dục đào tạo ; giáo dục đào tạo là cơ sở tạo ra nguồn lao động có chất lượng, phát hiện nhân tài và tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng của mình. Hoạt động giáo dục đào tạo bao gồm giáo dục mẫu giáo, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, trên đại học và dạy nghề. Trong tất cả các hoạt động trên trường học là nơi đảm nhận vai trò quan trọng và giáo viên là khâu chủ đạo.

– Khái niệm giáo dục đào tạo trong quân đội:

Giáo dục đào tạo trong quân đội được hiểu là một hoạt động của lực lượng vũ trang nhằm tạo nguồn cán bộ có phẩm chất và năng lực phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Cụ thể:

+ Đó là một hoạt động của lực lượng vũ trang và là hoạt động rất quan trọng, nó quyết định chất lượng đội ngũ sỹ quan.

+ Môi trường giáo dục đào tạo trong quân đội là nhà trường quân đội được cấu thành bởi các lực lượng cơ bản là người dạy, người quản lý, người học và cơ sở vật chất kỹ thuật.

+ Hệ thống giáo dục đào tạo trong quân đội bao gồm các trường quân sự tỉnh, thành phố, các trường quân sự quân khu, quân đoàn, các trường cao đẳng, trung học và dạy nghề, các trường sỹ quan và các học viện.

+ Sản phẩm của hệ thống giáo dục đào tạo trong quân đội là sỹ quan có phẩm chất và năng lực phù hợp với các chuyên ngành đào tạo.

Khái niệm về giáo dục đào tạo

Admin Mr.Luân

Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. Liên hệ: 092.4477.999 – Mail : luanvanaz@gmail.com ✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍

Bạn đang xem bài viết Đổi Mới Căn Bản, Toàn Diện Giáo Dục Và Đào Tạo trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!