Xem Nhiều 6/2023 #️ Dòng Điện Xoay Chiều Là Gì ? Khái Niệm, Ký Hiệu, Tác Dụng, Cách Tạo Ra # Top 7 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 6/2023 # Dòng Điện Xoay Chiều Là Gì ? Khái Niệm, Ký Hiệu, Tác Dụng, Cách Tạo Ra # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Dòng Điện Xoay Chiều Là Gì ? Khái Niệm, Ký Hiệu, Tác Dụng, Cách Tạo Ra mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dòng điện xoay chiều là gì?

Dòng điện xoay chiều còn được gọi là dòng điện AC (Alternating Current) là dòng điện có chiều và cường độ biến đổi theo thời gian, những thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định. Dòng điện xoay chiều được tạo ra do biến đổi nguồn điện một chiều hoặc tư các máy phát điện xoay chiều. Các đồ dùng điện quen thuộc với chúng ta thường sử dụng nguồn điện xoay chiều: máy lạnh, máy giặt, tủ lạnh …

Cách tạo ra dòng điện xoay chiều

Dòng điện này thường được tạo ra từ các máy phát điện xoay chiều hoặc được biến đổi từ nguồn điện một chiều bởi một mạch điện tử thường gọi là bộ nghịch lưu dùng các thyristor.

Hoặc bạn có thể làm theo cách

Cách 1: Đặt một cuộn dây dẫn kín và cho nam châm quay xung quanh.

Cách 2: Để cuộn dây dẫn kín quay quanh từ trường của nam châm.

 Ký hiệu

Trong kỹ thuật điện, nguồn xoay chiều được viết tắt tiếng Anh là AC (viết tắt của Alternating Current) và được ký hiệu bởi hình ~ (dấu ngã – tượng trưng cho dạng sóng hình sin).

Tác dụng

Để nói về tác dụng của dòng điện xoay chiều để mọi người dễ hiểu nhất bạn sẽ thấy những công việc của chúng ta làm hay sử dụng hàng ngày bằng điện trong gia đình đó chính là tác dụng của nó.

Thường chúng ta có thể quy ước 3 tác dụng chính như sau

1. Tác dụng nhiệt

Tác dụng nhiệt là một trong những tác dụng đầu tiên phải đề cập của dòng điện xoay chiều. Chúng ta có thể lấy ví dụ về bóng đèn dây tóc để dễ hình dung. Chúng ta sẽ cảm nhận được nhiệt lượng từ bóng đèn khi nó hoạt động.

2. Tác dụng quang

Minh chứng cho tác dụng quang của dòng điện xoay chiều là các loại bóng đèn phát sáng như: bóng đèn bút thử điện, bóng đèn dây tóc, bút đèn bút thử điện,…

3. Tác dụng từ

Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều rất dễ dàng nhận biết khi chúng ta đưa một đinh sắt lại gần cuộn dây. Khi cuộn dây hút đinh sắt vào, chính là biểu hiện của tác dụng từ.

+ Ngoài ra, tác dụng từ của cuộn dây lên nam châm cũng sẽ thay đổi khi dòng điện đổi chiều.

Dòng điện xoay chiều trong vật lý lớp 9 – 12

1. Công suất dòng điện xoay chiều và cách tính

Công suất của dòng điện xoay chiều phụ thuộc 3 đại lượng: cường độ của dòng điện, điện áp và độ lệch pha của cường độ so với điện áp.

Công suất dòng điện xoay chiều được tính như sau:

P = U.I.cosα

Trong đó:

P: biểu hiện cho công suất của dòng điện xoay chiều (W)

U: là điện áp (V)

I: là cường độ dòng điện (A)

α: chính là độ lệch pha giữa cường độ của dòng điện và điện áp

2. Cách tính chu kỳ và tần số

Chu kỳ của dòng điện xoay chiều: Được ký hiệu là T và được tính bằng giây (s), là khoảng thời gian mà dòng điện xoay chiều trở lại vị trí ban đầu.

Tần số điện xoay chiều: Được ký hiệu là F và có đơn vị tính là Hz. Đại lượng này thể hiện số lần lặp lại trang thái cũ của dòng điện xoay chiều trong một giây.

Công thức tính tần số như sau:

F=1/T

Trong đó:

F là tần số

T là chu kỳ

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Dòng Điện Xoay Chiều Là Gì? – Cách Tạo Ra Dòng Điện Xoay Chiều

Dòng điện xoay chiều là gì? Dụng cụ đo

Định nghĩa dòng điện xoay chiều

Khái niệm dòng điện xoay chiều là gì? Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và cường độ biến đổi theo thời gian, những thay đổi này thường sẽ tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định. Chúng được tạo ra từ các máy phát điện xoay chiều hoặc được biến đổi từ nguồn điện một chiều.

Theo kiến thức đại cương về dòng điện xoay chiều, điện xoay chiều có tên viết tắt là AC – Alternating Current, ký hiệu dòng điện xoay chiều bởi hình ~ (dấu ngã). Nghĩa là chiều của dòng điện trong mạch luôn thay đổi theo thời gian và nó đang được sử dụng chủ yếu trong cuộc sống hiện nay với điện áp hiệu dụng là 220V

Dụng cụ đo dòng điện xoay chiều

Có rất nhiều thiết bị được sử dụng để đo dòng điện xoay chiều nhưng phổ biến nhất hiện nay là các bộ ampe kìm của dân điện.

Trong hệ thống điện thông minh hay trong các nhà máy, xí nghiệp họ cần sử dụng đến các thiết bị khác như bộ đo đếm điện năng thông minh, đồng hồ đo điện đa năng,…lắp trên các hệ thống nguồn vào đảm bảo nguồn điện luôn ổn định, giúp cho các dây chuyền sản xuất hoạt động.

Các công thức về dòng điện xoay chiều

Công suất của dòng điện xoay chiều

Công suất của dòng điện xoay chiều thường phụ thuộc vào cường độ của dòng điện, điện áp và độ lệch pha của chính cường độ với điện áp, nên có công thức điện xoay chiều như sau:

P = U.I.cosα

Trong đó:

P: Công suất của dòng điện xoay chiều (W)

U: Điện áp (V)

I: Cường độ dòng điện (A)

α: Độ lệch pha giữa cường độ của dòng điện và điện áp

Chu kỳ và tần số

Chu kỳ của dòng điện xoay chiều là khoảng thời gian mà dòng điện xoay chiều trở lại vị trí ban đầu. Được ký hiệu là T,  đơn vị tính bằng giây (s),

Tần số điện xoay chiều là số lần lặp lại trang thái cũ của dòng điện xoay chiều trong một giây; ký hiệu là F và có đơn vị tính là Hz

Công thức tính tần số như sau: F=1/T

Công thức dòng điện xoay chiều

Các tác dụng của dòng điện xoay chiều

Dòng điện xoay chiều có 3 tác dụng chính đó là:

Tác dụng nhiệt

Tác dụng nhiệt là một trong những tác dụng nổi bật của dòng điện xoay chiều. Để hiểu rõ hơn chúng tôi lấy ví dụ về bóng đèn dây tóc. Bạn sẽ cảm nhận được lượng nhiệt từ bóng đèn khi chúng đang hoạt động. Một số sản phẩm khác cũng có tác dụng nhiệt như bàn ủi, lò sưởi điện,…

Tác dụng từ

Để nhận biết tác dụng từ của điện xoay chiều bạn chỉ cần đưa một đinh sắt lại gần cuộn dây, khi cuộn dây hút đinh sắt, thì đây chính là biểu hiện của tác dụng từ. Ngoài ra, tác dụng từ của cuộn dây lên nam châm cũng sẽ thay đổi khi dòng điện đổi chiều.

Tác dụng sinh lý

Ứng dụng trong việc thăm khám và điều trị bệnh từ tác dụng giật của dòng điện như: châm cứu, kích tim…

Tác dụng quang

Đối với tác dụng này minh chứng rõ nét nhất chính là các loại bóng đèn phát sáng như bóng đèn trên bút thử điện, bóng đèn dây tóc,…

Một số vấn đề khác của dòng điện xoay chiều

Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều là gì?

Giá trị hiệu dụng là giá trị được đo từ các đồng hồ, hiểu đơn giản đây là giá trị điện áp ghi trên giắc cắm nguồn của các thiết bị điện tử. Để hiểu rõ hơn thì chúng tôi có lấy 1 ví dụ: Nguồn 220V AC mà bạn đang sử dụng chính là giá trị hiệu dụng nhưng thực tế biên độ đỉnh của điện áp 220VAC sẽ là 220V x 1,4 lần = khoảng 300V.

Cách tạo ra dòng điện xoay chiều

Để tạo ra dòng điện xoay chiều, người ta thực hiện theo 2 cách đó là:

Cách 1: Cho nam châm quay quanh cuộn dây dẫn kín

Cách 2: Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường nghĩa là cho 1 cuộn dây kín quay quanh 1 trục thẳng đứng trong từ trường của nam châm.

Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều là dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.

Phân biệt dòng điện xoay chiều 1 pha và 3 pha

Dòng điện xoay chiều 1 pha là gì? Là dòng trong mạch điện có hai dây nối với nguồn điện áp. Hướng của cường độ dòng điện trong mạch AC sẽ thay đổi dựa theo tần số của nguồn điện trong mạch. Dòng điện này được sử dụng chủ yếu trong hộ gia đình, có 2 dây đó là dây pha và dây trung tính.

Điện áp xoay chiều 3 pha là dòng điện trong mạch điện xoay chiều gần giống 3 đường điện 1 pha chạy song song với nhau và có chung 1 dây trung tính. Hệ thống điện hiện nay thường có 4 dây 3 dây nóng và 1 dây lạnh. 

Công thức tính dòng điện xoay chiều 3 pha là P= 3 × pf × I × V

Trong đó:

P: Công suất dòng điện (W)

I: Dòng điện (A).

V: Điện áp đơn vị đo là (V)

pf: Hệ số công suất, thường sẽ từ khoảng 0.85 – 1.

Khi chuyển đổi từ Kw sang Ampe, để tính tổng công suất bằng kW bạn có thể áp dụng công thức sau I= P / (√3 × pf × V)

Ứng dụng của dòng điện xoay chiều

Theo lý thuyết của dòng điện xoay chiều, điện áp xoay chiều sẽ thay đổi tuần hoàn theo thời gian từ dương sang âm và ngược lại nên được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện nay, cụ thể:

Dòng điện xoay chiều 1 pha: Được sử dụng cho sinh hoạt trong gia đình, công suất thiết bị nhỏ hoặc các thiết bị không hao phí điện năng nhiều.

Dòng điện xoay chiều 3 pha: Được sử dụng chủ yếu cho việc truyền tải, xưởng sản xuất công nghiệp sử dụng nhiều thiết bị có công suất lớn, giải quyết vấn đề tiêu hao điện năng sử dụng. Một trong những thiết bị được nhiều doanh nghiệp lựa chọn cho xí nghiệp của mình là máy phát điện 3 pha để kết hợp với dòng điện 3 pha. Việc sử dụng máy phát điện 3 pha với dòng điện xoay chiều 3 pha sẽ giúp tăng hiệu suất hoạt động của máy móc, tiết kiệm chi phí cũng như an toàn và hiệu quả cao.

Sự khác nhau giữa dòng điện xoay chiều và dòng điện 1 chiều

Dòng điện 1 chiều là dòng điện không có sự thay đổi theo thời gian và theo một hướng cố định. Dòng điện 1 chiều và xoay chiều là khác nhau để phân biệt người dùng có thể dựa vào ứng dụng cũng như biểu hiện của chúng.

Dòng điện xoay chiều được sản xuất bởi các thiết bị máy phát điện xoay chiều nên có khả năng vận chuyển ở các khoảng cách xa. Vậy nên các khu vực đồi núi vẫn có lượng điện năng lớn để sử dụng. Ngược lại, dòng điện 1 chiều chỉ được sản xuất từ pin, ắc quy hay năng lượng mặt trời nên không thể truyền tải đi xa, tiêu tốn rất nhiều năng lượng.

Tần số của dòng điện xoay chiều thường là 50Hz và 60Hz trong khi dòng điện 1 chiều có tần số trực tiếp bằng 0. Trong các bản vẽ mạch điện, các dạng sóng đều biểu hiện dòng điện 1 chiều là đường thẳng trong khi dòng điện xoay chiều lại được hiển thị phong phú hơn là các dạng hình sin, tam giác,…

Gửi đánh giá

Dòng Điện Là Gì ? Dòng Điện Xoay Chiều Và Dòng Điện Một Chiều Là Gì ?

Đây là bài viết chia sẻ kiến thức, bên mình không kinh doanh mặt hàng này. Xin cám ơn !

Từ thời xa xưa hay thời cổ đại, con người đã biết đến dòng điện thông qua các hiện tượng tự nhiên như sấm chớp, các luồng sét khi trời mưa. Tuy nhiên mãi đến thế kỷ 17 và 18 thì các lý thuyết về điện mới được hình thành và phát triển. Trong thời gian này hầu như các kiến thức chỉ là để giải thích hiện tượng tự nhiên của dòng điện chứ thực ra cũng chẳng một ai có thể áp dụng vào các ứng dụng thực tế như bây giờ.

Mãi đến cuối thế kỷ 19 cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp năng lượng, trong đó có cả ngành công nghiệp điện. Và từ đây dòng điện bắt đầu được khai thác và ứng dụng sâu vào trong đời sống và sản xuất của chúng ta đến tận bây giờ. Chính vì dòng điện có khá nhiều tính linh hoạt nên cho phép con người có thể áp dụng chúng trong hầu hết các lĩnh vực đời sống từ ẩm thực, giao thông, kinh tế, xây dựng, giáo dục,…Và hơn thế nữa ngành công nghiệp năng lượng hiện nay dường như là ngành xương sống cho một thế giới hiện đại.

Có thể nói dòng điện là các dòng chuyển dịch có hướng của các hạt mang điện thường là các electron. Trong các mạch điện mà chúng ta đang sử dụng hiện nay thì cũng được xem là dòng điện. Vì chúng cũng là dòng electron di chuyển và có hướng theo dây dẫn mà đi qua các thiết bị tiêu thụ điện để phục vụ nhu cầu của con người. Dòng điện thường được các nhà khoa học quy ước là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích dương. Khi đó trong mạch điện có dây dẫn kim loại, electron là các hạt mang điện, dòng electron có độ lớn bằng với độ lớn của dòng điện và có chiều ngược với chiều của dòng điện trong mạch.

Trong các loại vật liệu dẫn, các hạt tích điện có khả năng dịch chuyển tạo ra dòng điện được gọi là các hạt mang điện. Trong vật liệu kim loại, chất dẫn điện phổ biến nhất là các hạt nhân tích điện dương không thể dịch chuyển, chỉ có các electron tích điện âm có khả năng di chuyển tự do trong vùng dẫn. Do đó, trong kim loại các electron là các hạt mang điện. Trong các vật liệu dẫn khác, ví dụ như các chất bán dẫn, hạt mang điện có thể tích điện dương hay âm phụ thuộc vào chất pha. Hạt mang điện âm và dương có thể cùng lúc xuất hiện trong vật liệu, ví dụ như trong dung dịch điện ly ở các pin điện hóa.

Nhắc tới dòng điện chúng ta sẽ có thêm khái niệm cường độ dòng điện. Cường độ của dòng điện khi chạy qua một bề mặt sẽ được định nghĩa là lượng điện tích đi qua bề mặt đó trong một đơn vị thời gian nhất định. Trong quá trình học môn Vật Lý từ trung học ta đã biết cường độ dòng điện có ký hiệu là chữ I, và chúng ta có công thức tính là:

Chúng ta cũng có công thức về cường độ dòng điện trung bình trong một khoảng thời gian. Nó được định nghĩa bằng thương số giữa điện lượng chuyển qua bề mặt được xét trong khoảng thời gian đó và khoảng thời gian mà chúng ta đang xét. Cụ thể là:

I tb là cường độ dòng điện trung bình, có đơn vị là A (hay còn gọi là Ampe)

ΔQ là điện lượng chuyển qua bề mặt mà chúng ta đang xét trong khoảng thời gian Δt, đơn vị là C (hay coulomb)

Δt là khoảng thời gian được xét, đơn vị là s (giây).

Từ lâu chúng ta đã biết thì kim loại được xem như một vật liệu dẫn điện được dùng rất phổ biến trong việc dẫn điện. Chúng ta có thể thấy chúng trong hầu hết các loại dây điện hiện nay như bạc, đồng, vàng, chì,…Và bản chất thì dòng điện chạy trong vật liệu kim loại sẽ là dòng chuyển dời có hướng của các electron ngược chiều điện trường.

nếu sợi dây kim loại có một đầu nóng và một đầu lạnh thì chuyển động nhiệt của êlectron sẽ làm cho một phần electron tự do ở đầu nóng dồn về đầu lạnh. Đầu nóng sẽ tích điện dương, đầu lạnh tích điện âm. Giữa đầu nóng và đầu lạnh có một hiệu điện thế nào đấy. Nếu lấy hai dây kim loại khác loại nhau và hàn hai đầu với nhau bằng một mối hàn giữa ở nhiệt độ cao, một mối hàn ở nhiệt độ thấp, thì hiệu điện thế ở đầu nóng và đầu lạnh của từng dây không giống nhau. Điều này khiến trong mạch có một suất điện động ξ.

ξ được gọi là suất điện động nhiệt điện, và bộ hai dây dẫn hàn hai đầu và nhau gọi là cặp nhiệt điện, và chúng có hệ thức như sau:

T1 – T2 là hiệu nhiệt điện đầu nóng và đầu lạnh của kim loại.

αt là hệ số nhiệt điện động, chúng phụ thuộc vào bản chất của hai loại vật liệu dùng làm cặp nhiệt điện.

Suất điện động nhiệt điện tuy nhỏ nhưng rất ổn định theo thời gian và điều kiện thí nghiệm, nên cặp nhiệt điện được dùng phổ biến để đo nhiệt độ. Ứng dụng này chúng ta có thể thường thấy nhất trong các loại cảm biến nhiệt độ, đầu dò nhiệt độ,…

Điện trở là một yếu tố cản trở dòng điện trong kim loại. Bên cạnh định luật ôm thì chúng còn được thể hiện thông qua công thức:

R là điện trở của dây dẫn kim loại (Ω)

ρ là điện trở suất của kim loại phụ thuộc vào bản chất của kim loại (Ωm)

S là tiết diện ngang của dây (m2)

l là chiều dài của đoạn dây (m)

Bên cạnh đó thì điện trở suất của kim loại còn được thể hiện thông qua công thức:

ρ0 là điện trở suất của kim loại ở nhiệt độ ban đầu.

ρ là điện trở suất của kim loại ở nhiệt độ đã thay đổi.

Δt là độ biến thiên của nhiệt độ.

α là hằng số nhiệt điện trở.

Dòng điện trong chất điện phân là dòng ion dương và ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau. Các ion dương chạy về phía catôt nên gọi là cation, ion âm chạy về phía anôt nên gọi là anion. Dòng điện trong chất điện phân không chỉ tải điện lượng mà còn tải cả vật chất đi theo. Tới điện cực chỉ có êlectron có thể đi tiếp, còn lượng vật chất đọng lại ở điện cực, gây ra hiện tượng điện phân.

Theo định luật Faraday thứ nhất:

Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó, và chúng được xác định thông qua:

Trong đó: k được gọi là đương lượng điện hoá của chất được giải phóng ở điện cực.

Bên cạnh đó thì cũng có định luật Faraday thứ 2:

Đương lượng điện hoá k của một nguyên tố sẽ tỉ lệ với đương lượng gam A/n của nguyên tố đó. Với F = 96494 C/mol, ta có công thức như sau:

Ngọn lửa ga (nhiệt độ rất cao), tia tử ngoại của đèn thuỷ ngân trong thí nghiệm trên được gọi là các tác nhân ion hoá. Nhờ có năng lượng cao, chúng ion hoá chất khí, tách phân tử khí trung hoà thành ion dương và êlectron tự do. Êlectron tự do lại có thể kết hợp với phân tử khí trung hoà thành ion âm. Các hạt tích điện này là hạt tải điện trong chất khí.

Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, các êlectron ngược chiều điện trường. Các hạt tải điện này do chất khí bị ion hoá sinh ra.

Quá trình dẫn điện của chất khí mà ta vừa môt ả gọi là quá trình dẫn điện (phóng điện) không tự lực. Nó chỉ tồn tại khi ta đưa hạt tải điện vào khối khí ở giữa hai bản cực và biến mất khi ta ngừng đưa hạt tải điện vào. Thay đổi hiệu điện thế U giữa hai bản cực và ghi lại dòng điện I chạy qua chất khí, ta thấy quá trình dẫn điện không tự lực không tuân theo định luật Ôm.

Nói về khái niệm một chiều thì các bạn có thể hiểu như sau. Dòng điện một chiều một là dòng chuyển dời các điện tích theo một hướng nhất định và không thay đổi trong suốt quá trình truyền. Dòng điện một chiều thường được viết tắt là 1C, hoặc theo tiếng anh chúng ta có dạng viết tắt là DC. Nghĩa là ” Direct Current ”

Ngoài ra chúng ta còn có thể nghe đến khái niệm điện áp một chiều. Là hiệu điện thế giữa hai cực của dòng điện một chiều, thường có giá trị là 5VDC, 12VDC, 24VDC.

Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và cường độ thay đổi liên tục theo thời gian. Thông thường sự thay đổi của dòng điện trong quá trình truyền sẽ có tính chu kì theo biên dạng hình sin. Chúng thường được tạo ra từ các máy phát điện xoay chiều hoặc là được biến đổi từ nguồn điện một chiều. Có kí hiệu là AC theo tiếng anh (nghĩa là Alternating Current)

Có thể vấn đề này mình không cần đề cập thì các bạn cũng có thể hình dung ra được đúng không nào. Để thế giới có thể phát triển về khoa học – kỹ thuật hay các lĩnh vực khác thì điện dường như đóng vai trò chủ đạo. Cũng giống như là vai trò của nước đối với sự sống thì điện có vai trò trong việc phát triển một thế giới mới của thời đại 4.0.

Tuy nhiên mình cũng xin chia sẻ thêm về các lợi ích ít được biết đến của dòng điện để các bạn có thể tham khảo. Cụ thể là với lượng điện cần thiết để có thể mang lại mặt tốt cho con người, chúng ta hoàn toàn có thể dùng chúng cho việc chữa bệnh. Dòng điện có các tác dụng sinh lý như:

Có thể nói dòng điện đi qua cơ thể con người phần lớn đều không tốt. Các mối nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào cường độ dòng điện chạy qua cơ thể chúng ta. Ứng với từng mức cường độ cụ thể mà sẽ xảy ra các hiện tượng và hệ lụy khác nhau. Tuy nhiên các bạn có thể tham khảo một số số liệu mà các nhà nghiên cứu đã thu thập được trong quá trình thực nghiệm.

1 mA: Sẽ gây ra cảm giác đau nhói tại chỗ tiếp xúc với dòng điện.

5 mA: sẽ gây cho chúng ta cảm giác bị giật nhẹ.

50 – 150 mA: mức này có thể gây chết người thông qua các tác động phân hủy cơ và suy thận.

1 – 4 A: Khi ở mức này tim chúng ta sẽ bị loạn nhịp dẫn đến việc lưu thông máu bị rối loạn.

10 A: Đây là mức nguy hiểm có thể dẫn đến chết người trong thời gian ngắn. Chính vì thế các cầu chì hay các câu giao chống giật trong gia đình thường được thiết kế theo mức 10A để đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên dòng điện sẽ không đi qua cơ thể chúng ta một cách toàn diện. Chúng sẽ phụ thuộc vào mức điện trở của cơ thể cũng như vào cách thức mà chúng ta tiếp xúc với nguồn điện. Và các bạn cũng có thể suy ra từ định luật Ohm để có thể giải thích cho hiện tượng này.

Chạm tay vào dây điện: 40.000 – 1.000.000 ohm (khô ráo) và 4.000 – 15.000 ohm (ẩm ướt)

Cầm dây điện: 15.000 – 50.000 ohm (khô ráo) và 3.000 – 5.000 ohm (ẩm ướt)

Cầm vào ống nước: 5.000 – 10.000 ohm (khô ráo) và 1.000 – 3.000 ohm (ẩm ướt)

Chạm bàn tay vào đường dây điện: 3.000 – 8.000 ohm (khô ráo) và 1.000 – 2.000 ohm (ẩm ướt)

Khi ta nắm chặt một tay vào ống nước: 1.000 – 3.000 ohm (khô ráo) và 500 – 1.500 ohm (ẩm ướt)

Khi ta nắm chặt cả hai tay vào ống nước: 500 – 1.500 ohm (khô ráo) và 250 – 750 ohm (ẩm ướt)

Khi ta nhúng tay vào chất lỏng dẫn điện tốt: 200 – 500 ohm (ẩm ướt)

Khi ta nhúng chân vào chất lỏng dẫn điện tốt: 100 – 300 ohm (ẩm ướt)

Tuy nhiên mức điện trở của từng người sẽ không hoàn toàn chính xác theo thang đo trên 100%. Điện trở sẽ phụ thuộc vào từng người, độ tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng,…

Dòng Điện Xoay Chiều 3 Pha Là Gì?

Dòng điện xoay chiều 3 pha là gì

Điện xoay chiều 3 pha là dòng điện 380V, được tạo ra bằng máy phát điện xoay chiều 3 pha dựa vào nguyên lý biến thiên của từ trường trong cuộn dây. Do trong quá trình sử dụng 1 cuộn dây thì gây lãng phí dung tích hữu dụng của nguồn phát, sử dụng 2 cuộn dây thì tạo ra điểm chết gây khó khởi động nguồn phát, chính vì vậy mà điện áp 3 pha ra đời.

Dòng điện 3 pha tiếng anh là gì

Tên tiếng anh của điện 3 pha là “three-phase current”,  là thuật ngữ chuyên ngành sử dụng trong tất cả các lĩnh vực và thiết bị điện, khi bạn đi mua thiết bị điện 3 pha, bạn sẽ thấy được dòng chữ này trên tem của thiết bị.

Điện 3 pha có lợi ích gì

Trên thực tế thì việc sử dụng điện áp 3 pha có nhiều lợi ích và ưu điểm hơn loại điện áp 1 pha như sau:

Truyền tải điện năng bằng mạch điện nên sẽ giúp tiết kiệm dây dẫn hơn điện 1 pha.

Dòng điện 3 pha luôn có cấu tạo đơn giản và đặc tính tốt hơn so với dòng điện xoay chiều 1 pha.

Có thể sử dụng được cả cho mạng lưới điện của gia đình và công nghiệp, tuy nhiên để sử dụng cho gia đình bạn cần phải sử dụng ổn áp.

Điện 3 pha bao nhiêu vôn

Hiện nay điện 3 pha có 3 giá trị điện áp như sau:

380V/3F: đây là mạng điện thông dụng sử dụng tại Việt nam

220V/3F: ở Việt nam không dùng mạng điện này, mạng điện này chỉ sử dụng ở Mỹ

220V/3F: được sử dụng nhiều ở Nhật Bản

Đối với các thiết bị điện công nghiệp được nhập từ nước ngoài, thường là của Nhật sử dụng mạng điện 3 pha theo tiêu chuẩn của Nhật thì khi đưa về Việt Nam sử dụng điện 3 pha 380 vôn, bắt buộc người dùng phải sử dụng thêm ổn áp hoặc biến áp 3 pha.

Điện áp 3 pha 220V là gì

Mạng 3 pha 220 hay còn gọi là mạng 220/127 (hay điện 110V), chỉ sử dụng thời gian trước đây ở Việt Nam, hiện nay có rất ít thiết bị điện sử dụng điện áp này do truyền tải được công suất nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên ở các nước như Mỹ và Nhật Bản vẫn còn sử dụng điện áp 3 pha 220V nhưng ở tần số cao, f = 60 Hz. Ưu điểm của mạng điện này là an toàn vì cấp điện áp thấp.

Điện 3 pha 380V là gì

Mạng 3 pha 380 hay còn gọi là mạng 380/220, trước đây nước mình xài cấp 220/127 (hay còn gọi là 110V) nhưng nay thì chuyển sang 380/220, cái này có nhiều nguyên nhân lắm : ví dụ như sự đồng bộ thiết bị, đường dây, nhu cầu truyển tải công suất, và cả về mặt lịch sử nữa.

Lưới điện 3 pha 3 và 4 dây là gì

Hiện nay trên thị trường có 2 loại lưới điện sử dụng cho điện áp ba pha 380vol là 3 dây và 4 dây, vậy 2 loại này là như thế nào ?

Lưới điện 3 pha 3 dây : dùng để truyền tải không cần dây trung tính điện áp trong khoảng (15Kv – …..), dùng khi tải không cần điện áp pha( chỉ tạo được 1 cấp điện áp) ưu điểm về mặt kinh tế, tiết kiện dây. Bạn có thể hiểu nôm na như thế này : đặt ra tình huống 1 dây dẫn bị đứt, rơi xuống đất (chạm đất) thì 2 pha còn lại vẫn hoạt động bình thường nhưng điện áp không còn ở giá trị Udm nữa rồi. Khi có người chạm vào dây bị đứt thì sẽ bị tại nạn điện

Lưới điện 3 pha 4 dây : sử dụng cho mạng hạ thế cấp trực tiếp tới thiết bị nên có dây trung tính, tạo được 2 cấp điện áp dây và pha, nhược điểm là tốn dây. ngược lại với điện 3 pha 3 dây, khi có 01 dây chạm đất thì rơle đầu nguồn sẽ tác động cắt hết 3 pha.

Mạch điện 3 pha là gì

Mạch điện 3 pha gồm nguồn, tải và đường dây đối xứng gọi là mạch điện 3 pha đối xứng. Nếu không thỏa mãn điều kiện đã nêu thì gọi là mạch điện 3 pha không đối xứng.

Mạch điện 3 pha không liên hệ ít dùng, vì cần tới 6 dây dẫn không kinh tế.

Trong thực tế các pha của nguồn được nối liền với nhau, các pha của tải cũng được nối với nhau và có đường dây 3 pha nối giữa nguồn với tải, dẫn điện năng từ nguồn điện đến tải.

Dòng điện chạy trên đường dây pha từ nguồn đến tải gọi là dòng điện dây Id, điện áp giữa các đường dây pha ấy gọi là điện áp dây Ud.

Thông thường dùng 2 cách nối :

Nối hình sao (Y)

Nối hình tam giác (Δ)

Mạch điện 3 pha đối xứng là gì

Đối với mạch điện ba pha đối xứng, dòng điện, điện áp các pha có trị số bằng nhau và lệch pha nhau một góc 1200.

Công suất 3 pha bằng 3 lần công suất một pha hoặc theo biểu thức công suất mạch điện 3 pha.

Mạch điện 3 pha không đối xứng là gì?

Khi tải không đối xứng ZA khác ZB khác Zc thì dòng điện và điện áp trên các pha không đối xứng. Ta phân biệt hai trường hợp:

Tải các pha không có liên hệ hỗ trợ cảm với nhau

Tải các pha có hỗ trợ cảm, mức độ không đối xứng còn phụ thuộc vào điện áp nguồn.

Đối với các tải không có hỗ trợ cảm ta coi mạch ba pha không đối xứng là mạch phức tạp gồm nhiều nguồn sức điện động.

Đối với tải có hỗ trợ cảm ta phải phân tích bài toán không đối xứng thành các bài toán đối xứng, phần chi tiết xin tham khảo giáo trình Lý thuyết mạch.

Dây điện 3 pha là gì

Dây điện 3 pha là dây dẫn dòng điện 3 pha, được nối từ nguồn máy phát điện 3 pha đến tải, tải ở đây có thể là các thiết bị máy móc sản xuất, máy bơm ly tâm trục ngang, máy dập, máy cán,…

Điện áp dây : là điện áp đo được giữa 2 đường dây pha , ví dụ pha A và pha B có điện áp mỗi pha bằng 220V. Theo công thức tính dòng điện sin thì điện áp giữa 2 pha bằng CĂN BẬC 3 ( khoảng 1,7) x 220V = 380V (0,4KV). Vì vậy, điện 3 pha của Việt Nam là 380V

Bạn đang xem bài viết Dòng Điện Xoay Chiều Là Gì ? Khái Niệm, Ký Hiệu, Tác Dụng, Cách Tạo Ra trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!