Cập nhật thông tin chi tiết về Exp Là Gì ? Trong Hồ Sơ Xin Việc, Sản Xuất Và Toán Học mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ký hiệu EXP trên bao bì sản phẩm là viết tắt của từ expiry date – có nghĩa là hạn sử dụng, thường được in trên nắp, dưới đáy hoặc bên cạnh thân bao bì. Với các sản phẩm mỹ phẩm dạng tuýp, ký hiệu hạn sử dụng và cả ngày sản xuất thường được in dập nổi trên phần đế tuýp. Một số sản phẩm không in cụ thể hạn sử dụng mà sẽ ghi dựa theo số tháng, số năm tính từ ngày sản xuất. Chẳng hạn như, trên bao bì sản phẩm có ghi hạn sử dụng 24 tháng tính từ ngày sản xuất.
Bên cạnh ký hiệu EXP – hạn sử dụng ra, một số dòng sản phẩm mỹ phẩm còn có ghi thêm ký hiệu BBE hoặc BE. Vậy BBE hay BE là gì và có ý nghĩa như thế nào? BBE/BE là tên viết tắt của từ Best before, có nghĩa là thời hạn chất lượng sản phẩm được duy trì, cũng có ý nghĩa tương đương với hạn sử dụng.
Bạn có thể hiểu rằng, nếu trên bao bì sản phẩm mỹ phẩm bạn mua có ghi dòng chữ EXP 09.07.2018 hay BBE 09.07.2018 thì có nghĩa là hạn sử dụng của sản phẩm của bạn là ngày 09 tháng 07 năm 2018. Bạn nên chú ý đến con số đó để sử dụng sản phẩm sao cho an toàn và tác dụng triệt để lên làn da mình.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, bạn có thể sẽ gặp một số ký tự lạ có ghi trên sản phẩm mà bạn mua. Ví dụ như, trên sản phẩm có ghi là 0717AB09. Bạn không cần thắc mắc hay lo lắng về các ký hiệu này, chúng có thể được hiểu như sau: 2 ký tự đầu tiên là tháng sản xuất (07), 2 ký tự tiếp theo là năm sản xuất (17), 2 ký tự kế tiếp năm sản xuất là mã của sản phẩm (AB), 2 ký tự ở cuối cùng chính là ghi ngày sản xuất sản phẩm (09). Từ đó, bạn có thể hiểu ngày sản xuất của sản phẩm mã AB này là ngày 09 tháng 07 năm 2017.
EXP là cụm từ được viết tắt của từ tiếng anh mà trong từng trường hợp cụm từ này lại có những ý nghĩa khác nhau. EXP thường được sử dụng trong toán học, sản xuất (ghi trên bao bì sản phẩm), xuất hiện trong hồ sơ xin việc.
EXP là gì trong lĩnh vực sản xuất
Trong lĩnh vực sản xuất, thì EXP được viết tắt của từ Expiry Date, được hiểu một cách đơn giản nhất chính là hạn sử dụng.Trong cuộc sống hiện nay, việc sử dụng một món đồ nào đó thì bạn cần phải xem xét nó thật là kỹ càng trước khi sử dụng. Việc đầu tiên mà mọi người để ý xem đó chính là hạn sử dụng của sản phẩm (EXP). Những sản phẩm có hạn sử dụng thường là những sản phẩm về sức khỏe, mỹ phẩm, vệ sinh thân thể. Vậy nên để có thể đảm bảo về sức khỏe của bản thân thì các bạn hãy nên chú ý đến exp để sử dụng sản phẩm được tốt nhất.Exp thường được in ở bên cạnh, đáy hoặc trên nắp của bao bì. Đối với từng khu vực thì sẽ có cách ghi và cách đọc khác nhau.
Thường thì sẽ có 3 kiểu ghi hạn sử dụng như sau:
Exp (ngày/tháng/năm); Exp (tháng/ngày/năm); Exp (tháng/năm/mã sản phẩm/ngày).
Ngoài ra, cũng có những nhà sản xuất ghi hạn sử dụng theo exp kèm theo một khoảng thời gian.
Ví dụ :Exp : 21.04.2019 (ngày/tháng/năm) được hiểu là sản phẩm có hạn sử dụng đến ngày 21 tháng 04 năm 2019. Đây là kiểu viết hạn sử dụng mà các sản phẩm được sản xuất tại Châu Á hay sử dụng.
Exp: 05.13.2019 (tháng/ngày/năm) được hiểu là sản phẩm có hạn sử dụng đến ngày 13 tháng 5 năm 2019. Cách ghi hạn sử dụng này thường được sử dụng trên sản phẩm sản xuất từ Châu Âu.
Exp: 1119MH05 (tháng/năm/mã sản phẩm/ngày). Đây là cách viết hạn sử dụng tương đối khó hiểu.
02 kí tự đầu được hiểu là tháng: 11
02 ký tự tiếp theo được hiểu là năm: 2019
02 ký tự tiếp chính là mã sản phẩm: MH
02 ký tự cuối chính là ngày: 05 Như vậy sản phẩm MH này có hạn sử dụng đến ngày 05 tháng 11 năm 2019.
EXP là gì trong lĩnh vực toán học
Ngoài việc, Exp được sử dụng để nhận biết hạn sử dụng của một hàng hóa thì exp là thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong toán học, exp là một hàm số mũ cơ bản. Tuy vậy, hàm số mũ này lại không khá phổ biến nên mọi người được biết đến ít hơn so với những thuật toán về toán học khác. Exp là lũy thừa của số e với một số mũ nào đó. Ví dụ exp(x) = e^x; exp(3) = e^3; exp(4) = e^4.
Trong đó, số e được hiểu là một hằng số của logarit tự nhiên, là một số có ý nghĩa trong toán học rất nhiều. Tương tự như số pi thì số e là một số vô tỉ, giá trị không thể đưa ra một cách chính xác dưới dạng số thập phân hữu hạn, thường được lấy giá trị gần bằng. Như vậy giống như số pi được lấy giá trị xấp xỉ là 3.14 thì số số e cũng được lấy giá trị gần bằng là 2.72. exp(4) tương đương với (2.72)^4.
Với những giá gị lẻ như vậy rất khó cho chúng ta trong vấn đề tính nhẩm nhưng với công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì với những phép tính này được sử lý trong vòng một nốt nhạc bằng máy tính casio hoặc hàm exp trên excel trên máy vi tính.
EXP xuất hiện trong hồ sơ xin việc
Exp trong hồ sơ xin việc được hiểu theo ý nghĩa của “Work Experience”. Từ này được hiểu một cách đơn giản đó chính là kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn trước khi ứng tuyển vào vị trí mới này.
Kinh nghiệm ở đây mà những vị trí đã làm ở đâu (công ty, tổ chức,…). Đây là một phần quan trọng được các nhà tuyển dụng cực kỳ quan tâm, vì thế trong quá trình tìm việc làm bạn nên chú ý, khi làm hồ sơ mà thấy xuất hiện thuật ngữ này thì bạn phải liệt kê ngắn gọn xúc tích những công việc mà bạn đã từng làm. Bạn hãy liệt kê ra những công việc đó theo một trình tự nhất định.
Nhớ rằng thời gian và công việc được sắp xếp theo thứ tự thời gian làm công việc gần nhất đến xa hơn.
Phân Biệt Đơn Xin Việc, Cv Và Hồ Sơ Xin Việc
Với các bạn sinh viên mới ra trường hay cả những ai đã có kinh nghiệm và muốn tìm việc làm thì hay hồ sơ xin việc là những loại giấy tờ quan trọng rất cần được đầu tư cẩn thận. Đó không chỉ là cầu nối giữa người tìm việc và doanh nghiệp mà còn là yếu tố ghi điểm của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.
Bạn có những bằng cấp gì, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng hay ưu điểm nổi bật… tất cả đều được thể hiện trong 3 loại giấy tờ trên. Vậy nên bỏ thời gian đầu tư cho một bộ hồ sơ chỉnh chu, ấn tượng quả là không hề lãng phí!
Bạn hãy tìm hiểu kỹ 3 khái niệm sau để có được bộ hồ sơ đầy đủ và chuyên nghiệp nhất:
Về cơ bản, đơn này giống như một lá thư mà bạn gửi tới nhà tuyển dụng. Trong lá thư đó, bạn bày tỏ mong muốn được làm việc, thể hiện rằng bạn có sự tìm hiểu kỹ càng về doanh nghiệp, đưa ra được khả năng, kiến thức hay kinh nghiệm của bản thân để thuyết phục nhà tuyển dụng.
Nội dung
Diễn đạt được mong muốn thực sự được làm việc tại công ty, thể hiện rằng bạn đã tìm hiểu kỹ và nhận thấy mình hoàn toàn phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng.Nói một cách đơn giản, ngắn gọn, nhấn mạnh vào kinh nghiệm hoặc kỹ năng của bạn phù hợp với vị trí đang tuyển dụng.Thể hiện sự chờ đợi tín hiệu từ phía nhà tuyển dụng, đề nghị họ gửi hồi âm để có thể tới phỏng vấn, thi viết…
Cách trình bày
Ngắn gọn, súc tích trên một mặt của tờ giấy A4 để nhà tuyển dụng tiện theo dõi, tránh viết dài tới 2-3 trang vì có thể họ cũng không đủ kiên nhẫn để đọc hết những gì bạn viết.Chọn loại font chữ thông dụng, dễ đọc và chỉ dùng một loại font đó cho cả văn bản. Thống nhất về cỡ chữ, tránh chữ to chữ nhỏ hay sử dụng quá nhiều font chữ gây rối mắt, thiếu chuyên nghiệp.Kiểm tra kỹ càng về chính tả, dấu câu. Tuyệt đối không viết sai chính tả, câu cú lủng củng, sai ngữ pháp.Đôi khi để nhấn mạnh bạn có thể bôi đậm hoặc in nghiêng chữ, tuy nhiên không nên lạm dụng, chỉ dùng với những chỗ thật sự cần thiết.
Một số lưu ý
Nếu có thể thì bạn nên gửi trực tiếp tới người có toàn quyền tuyển dụng. Hiện nay các công ty đều có nhân sự riêng phụ trách tuyển dụng, vậy nên gửi trực tiếp cho người này thì đơn của bạn sẽ có cơ hội cao hơn thay vì gửi mông lung tới phòng hành chính nhân sự hoặc phòng tuyển dụng.Nếu có thông tin về người phụ trách tuyển dụng thì hãy mở đầu bằng việc chào hỏi họ thân mật bằng tên riêng, chỉ một chi tiết nhỏ thôi nhưng cũng gây được ấn tượng tốt rồi.
Đừng cứng nhắc: đây là cơ hội để bạn vượt lên các ứng viên khác, vậy nên cứ nhất nhất tuân theo quy chuẩn hoặc sử dụng những cái chung chung sẽ không giúp gì cho bạn. Hãy tận dụng cơ hội để đưa cái tôi của mình vào một cách chân thành, hợp tác. Đôi khi nhà tuyển dụng gọi cho bạn không hẳn vì thành tích hay kinh nghiệm mà là bởi họ nhận thấy tiềm năng, lòng nhiệt tình hoặc cá tính có thể phát triển tốt của bạn.
CV Xin Việc
Chắc hẳn nhiều bạn trẻ mới ra trường sẽ băn khoăn về khái niệm này. CV là gì, Viết CV như thế nào?
Nội dung
Đây là một bản liệt kê tóm tắt quá trình học tập, bằng cấp, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm làm việc (nếu có) đối với sinh viên mới ra trường. Còn đối với ai đã đi làm thì là quá trình làm việc, vị trí đảm nhiệm, khả năng chuyên môn, thành tích trong công việc. Dựa vào những điều này nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc giữa các ứng viên để chọn ra người thích hợp nhất với vị trí còn đang bỏ ngỏ.
Cách viết CV xin việc
Hiện trên có rất nhiều mẫu CV xin việc hay và ấn tượng về cả cách trình bày, màu sắc, bố cục… Nhưng về cơ bản, một CV chuẩn sẽ được trình bày với những nội dung như sau:
Thường thì đơn và CV thường được gửi đi kèm theo một bộ hồ sơ xin việc. Bạn có thể mua ở các cửa hàng văn phòng phẩm với giá 10.000đ. Bộ hồ sơ chuẩn mà bạn gửi tới nhà tuyển dụng cần phải có đầy đủ các mục sau:
1. Đơn xin việc: có mẫu sẵn trong bộ hồ sơ, bạn có thể điền thông tin không mất nhiều thời gian. Nhưng nếu thực sự muốn nhận được công việc thì bạn nên xin việc bằng đơn viết tay do chính bạn soạn với các tiêu chuẩn như đã đề cập ở trên.
2. Sơ yếu lý lịch tự thuật: điền đầy đủ thông tin, dán kèm ảnh 3×4 và mang tới phòng công chứng phường, xã… để xin dấu xác nhận của địa phương. Lưu ý là khi đi công chứng thì cầm theo sổ hộ khẩu để họ đối chiếu, sơ yếu lý lịch của ai thì phải tự người đó đi xin dấu mới được.
3. Một bản CV: là bản trình bày chi tiết về kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, bằng cấp, chứng chỉ, thành tích, sở thích… của bản thân.
5. Bản sao giấy khai sinh
6. Bản photo giấy chứng minh nhân dân có công chứng
7. Giấy chứng nhận sức khỏe có dấu xác nhận của bệnh viện
Bên ngoài bộ hồ sơ bạn nhớ liệt kê các loại giấy tờ có trong đó theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Đặc biệt nên ghi rõ vị trí mà bạn muốn ứng tuyển. VD: Khuất Việt Hùng – Ứng tuyển Nhân viên kinh doanh Bất động sản. Điều này giúp việc phân loại nhanh hơn, nghĩa là hồ sơ của bạn sẽ đến được gần hơn với vị trí cần tuyển người.
Theo Hrlink
Tự tạo CV cá nhân chuyên nghiệp tại: https://www.topcv.vn/mau-cv
Tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp ngay: https://www.topcv.vn/viec-lam
Tư liệu ứng tuyển, xin việc: chúng tôi .
Đơn Xin Việc Tiếng Anh Là Gì? Cách Làm Hồ Sơ Xin Việc Hấp Dẫn
Đơn xin việc tiếng anh là gì – Để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, khi đi xin việc ngoài chuyên môn giỏi và phong thái tự tin thì việc phải làm thế nào để có được bộ hồ sơ xin việc đẹp, chuyên nghiệp cũng như là cách cách viết sơ yếu lý lịch xin việc sao cho CV xin việc hấp dẫn là điều mà các nhà tuyển dụng quan tâm đến. Trong bài viết này Fast winner sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách làm hồ sơ, viết CV chuyên nghiệp, tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng là như thế nào?
Đơn xin việc tiếng anh là gì?
Trong thời đại hội nhập quốc tế, xu hướng làm việc hiện nay ở các công ty nước ngoài ngày càng phổ biến, việc trau dồi tiếng anh bằng cách viết CV xin việc bằng tiếng anh cũng là điều cần thiết. Đơn xin việc trong tiếng Anh là job application và một số từ vựng cơ bản để bạn viết CV tiếng anh như sau:
Từ vựng tiếng anh tiêu đề CV xin việc
– Cover letter: đơn xin việc, thư ứng tuyển
– Application letter: đơn xin việc, thư ứng tuyển
– CV (Curriculum vitae): sơ yếu lí lịch
Từ vựng tiếng anh về các kỹ năng trong CV xin việc
– Detail oriented: chi tiết
– Hard Working: chăm chỉ
– Under pressure: dưới áp lực
– Independent: độc lập
– Teamwork: làm việc nhóm
– Goal-oriented: có mục tiêu
– Soft skills: kỹ năng mềm
– Interpersonal skills: kỹ năng liên cá nhân
– Problem-solving: giải quyết khó khăn
Từ vựng tiếng anh nói về trình độ học vấn
– GPA (Grade point average): điểm trung bình
– Graduated: đã tốt nghiệp
– Internship: thực tập sinh
– M.A. (Master of Arts)/MSc. (Master of Science): thạc sĩ
– B.A. (Bachelor of Arts): cử nhân
– Ph.D/Dr: tiến sĩ
Từ vựng tiếng Anh dùng chung khi viết CV xin việc
– Job description: mô tả công việc
– Career objective: mục tiêu nghề nghiệp
– Interview: cuộc phỏng vấn
– Appointment: cuộc hẹn, cuộc gặp mặt
– Writing in response to: đang trả lời cho
– Experiences: kinh nghiệm
– Development: đã đạt được, tích lũy được
– Undertake: tiếp nhận, đảm nhiệm
– Position: vị trí
– Performance: kết quả
– Skills: kỹ năng
– Level: cấp bậc
– Work for: làm việc cho ai, công ty nào
– Professional: chuyên nghiệp
– Believed in: tin vào, tự tin vào
– Confident: tự tin
– Human resources department: phòng nhân sự
– Apply for: ứng tuyển vào vị trí
– Look forward to: mong đợi
– Job offer: cơ hội nghề nghiệp
– Business trip: đi công tác
– Recruitment: công tác tuyển dụng
– Recruiter: nhà tuyển dụng
– Candidate: ứng viên
– Working style: phong cách làm việc
– Competitor: đối thủ cạnh tranh
– Deadline: hạn chót hoàn thành công việc
– Strength: điểm mạnh
– Supervisor: sếp, người giám sát
– Weakness: điểm yếu
– Working environment: môi trường làm việc
– Personal objectives: mục tiêu của bản thân
– Colleague: đồng nghiệp
– Motivation: động lực
– Effort: nỗ lực
– Challenge: thử thách
– Working performance: khả năng thực hiện công việc
– Responsibility: trách nhiệm
– Delegate: giao phó, ủy quyền, ủy thác
– Promotion: thăng tiến
– Division: phòng ban
– Salary: lương
– Proactive, self starter: người chủ động
– Propose: đề xuất
Từ vựng tiếng Anh khi kết thúc CV xin việc
– Sincerely: trân trọng
– Faithfully: trân trọng (dùng trong văn cảnh ít trang trọng hơn Sincerely)
– Best regards: trân trọng (có thể thấy từ này dùng rất hay và đặc biệt là dùng trong việc viết email).
Cách làm CV xin việc đúng chuẩn, ấn tượng
Cách viết phần thông tin cá nhân
Phần này bao gồm các thông tin như họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên lạc, số điện thoại. Các thông tin này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên lạc với các ứng viên khi đạt yêu cầu phỏng vấn.
+ Điền địa chỉ email nghiêm túc, dùng thường xuyên. Ví dụ: nguyenvana@gmail.com
+ Chèn ảnh phù hợp với vị trí ứng viên, khuôn mặt nhìn trực diện, nghiêm túc.
+ Dùng email thiếu nghiêm túc, tên email bằng biệt danh. Ví dụ: ngoccute_dangyeu@gmail.com.
+ Ảnh chỉ thấy khuôn mặt hoặc ảnh chụp quay lưng về phía trước, ảnh có gắn icon trên mặt.
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp là phần giới thiệu của ứng viên về định hướng, mong muốn trên con đường phát triển sự nghiệp trong tương lai của bản thân ứng viên. Những người có kế hoạch rõ ràng cho sự nghiệp thường được các nhà tuyển dụng đánh giá cao.
+ Đề cập đến vị trí bạn muốn ứng tuyển hoặc công ty muốn ứng tuyển.
+ Có thể chia mục tiêu ngắn hạn, dài hạn ra. Ví dụ ngắn hạn là bạn đã đạt được thành công trong việc gì đó, dài hạn là đã có cơ hội thăng tiến đến vị trí cao nào đó.
+ Mục tiêu bạn muốn hướng đến là lợi ích của công ty như mở rộng nguồn khách hàng, tăng doanh số cho công ty,…
+ Không nên viết những mục tiêu chung chung như muốn làm việc trong môi trường năng động, học hỏi được nhiều điều trong môi trường làm việc.
+ Sao chép mục tiêu nghề nghiệp của người khác thành mục tiêu của mình.
Cách viết phần học vấn
Tóm tắt ngắn gọn quá trình học tập của bạn gồm thời gian nhập học, tên trường, chuyên ngành, tốt nghiệp và thông tin mô tả về điểm trung bình.
+ Khóa học kỹ năng mềm, đào tạo nghiệp vụ (nếu có).
+ Đưa quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2 vào.
Cách viết phần kinh nghiệm làm việc
Bạn cần trình bày trong CV về quá trình làm việc bạn đã trải qua như thế nào. Bạn đã làm việc ở công ty nào, ở chức vụ, vị trí nào, trách nhiệm chuyên môn là gì? Chỉ mô tả ngắn gọn về công việc chính, súc tích đầy đủ. Đưa ra những thành tựu và kỹ năng làm việc, kinh nghiệm đã đạt được trong quá trình làm việc. Phần này là quan trọng nhất trong CV của bạn, không thể bỏ qua phần này được, bởi nó thể hiện rõ được khả năng của bạn như thế nào, có phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển không?
+ Liệt kê theo thứ tự thời gian, công việc gần nhất nêu trước các công việc trước.
+ Đưa ra một minh chứng cụ thể hay số liệu xác thực như doanh thu tăng bao nhiêu % một năm,…
+ Không nên nêu ra các công việc ngắn hạn dưới 6 tháng trừ khóa thực tập.
+ Không nên đưa quá chi tiết về những công việc nhỏ nhặt như phát tờ rơi, pha trà,…
+ Không nên mô tả dài dòng, không phân chia ý nhỏ.
Cách viết phần hoạt động ngoại khóa
+ Bạn là người mới ra trường hoặc chưa có kinh nghiệm viết vào CV thì các hoạt động ngoại khóa rất quan trọng bởi nó thể hiện được sự năng động và tiềm năng của bạn thế nào. Nhà tuyển dụng thường hay đánh giá cao những ứng viên có kỹ năng mềm, năng nổ, nhiệt tình trong các hoạt động xã hội.
+ Liệt kê các hoạt động cộng đồng, tình nguyện, thiện nguyện.
+ Nêu trách nhiệm, vai trò của bạn trong các hoạt động đó.
+ Không nên liệt kê các hoạt động theo sở thích cá nhân.
Cách viết phần kỹ năng
Các nhà tuyển dụng thường hay chú trọng xem xét và đánh giá các kỹ năng của ứng viên có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không hoặc thông qua các kỹ năng để đánh giá khả năng và trình độ của bạn có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không?
+ Bạn nên nhờ những người có uy tín để xác nhận thông tin giúp bạn.
+ Nêu đầy đủ thông tin của người tham chiếu gồm: họ và tên, email, số điện thoại.
+ Nêu không chính xác thông tin người tham chiếu.
Cách làm CV xin việc trên máy tính
Tùy vào từng yêu cầu của các vị trí làm việc sẽ có các yêu cầu khác nhau về nội dung, còn phần bố cục thì hầu như các CV xin việc đều thể hiện rõ trong các mẫu CV ở mọi ngành.
Thông thường nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu những nội dung cũng như bố cục cần được trình bày trong CV như: Thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm,…
Đưa những thông tin khoa học vào CV
Bạn cần chọn những khổ giấy thích hợp để trình bày được một bản CV xin việc hợp lý. Khổ giấy phù hợp nhất là khổ A4. Sau khi chọn được khổ giấy rồi, bạn cần sắp xếp các nội dung và chọn lọc nội dung cho khoa học. Nên trình bày dàn hàng ngang hoặc chia khung, cũng có thể kết hợp cả hai cách trong cùng một CV.
Tiếp theo là bạn chọn lựa font chữ phù hợp (Thường thì sẽ là font chữ Arial, cỡ chữ 11 và khoảng cách dòng là 1.2 hoặc 1.3). Sau khi đã chuẩn bị xong rồi, bạn có thể bắt đầu trình bày CV xin việc trên word được rồi. Hãy điền những thông tin cần thiết về bản thân để tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng.
Làm CV xin việc trên powerpoint
Làm CV trên powerpoint sẽ giúp cho bạn dễ dàng hơn trong việc tạo CV xin việc. Bố cục của bạn CV sẽ không thay đổi gì khi bạn trình bày trên word. Đối với powerpoint bạn sẽ có nhiều tính năng hơn để tạo cho mình một bản CV ấn tượng và gây được ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng.
Làm CV xin việc trên powerpoint cũng có 2 cách để bạn tạo được khung bố cục đơn giản là: Trình bày nội dung theo hàng ngang, chia thành 2 cột. Bên cạnh đó powerponit cũng giúp bạn tạo khung với cách chia bố cục và icon để trang trí bản CV thêm phần ấn tượng hơn.
Tuy nhiên bạn cũng không nên chèn quá nhiều icon hay khung trong powerpoint sẽ tạo cảm giác rối mắt cho người đọc. Các vấn đề cơ bản khi bạn trình bày CV trên Powerpoint cũng giống như trên word vậy: font chữ Arial, cỡ chữ 11,…
Cách Gửi Hồ Sơ Xin Việc Qua Email Hiệu Quả
Nộp hồ sơ xin việc qua email gồm những gì?
Nộp hồ sơ xin việc qua email cần những gì luôn là thắc mắc của nhiều người đang có nhu cầu xin việc, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường, thông thường khi nộp hồ sơ qua email các bạn cần chuẩn bị những tài liệu sau:
CV xin việc đóng vai trò quan trọng nhất trong bộ hồ sơ xin việc online của bạn nên chính vì thế mà hầu hết khi nhà tuyển dụng nhận được một bộ hồ sơ ứng tuyển của ứng viên mà không có đính kèm CV họ thường sẽ bỏ qua hồ sơ đó, và bạn đã bị trượt.
Nói đến CV xin việc, không phải ai cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong việc trình bày một bản hoàn hảo, chính vì thế để nhanh chóng mà vẫn hiệu quả, các bạn có thể lựa chọn các trang web hỗ trợ tạo CV online uy tín từ những mẫu cv xin việc hoàn chỉnh như chúng tôi Với kho CV mẫu đa dạng, phong phú theo nhiều phong cách, được thiết kế chuyên nghiệp, chắc chắn các bạn sẽ có được một bản CV độc đáo, giúp chinh phục nhà tuyển dụng một cách tuyệt đối nhất.
Thông thường đơn xin việc sẽ xuất hiện ở dạng nội dung trong email nên chính vì thế mà các bạn không cần phải hoàn thiện ra file riêng để đính kèm theo mail. Trong trường hợp các bạn muốn có đơn xin việc trang trọng hơn hay công ty tuyển dụng yêu cầu thì bạn có thể đính kèm file PDF.
Đơn xin việc hay thư xin việc sẽ bổ trợ cho việc tăng tính thuyết phục với nhà tuyển dụng. Với đơn xin việc bạn có thể trình bày mong muốn của bản thân được đóng góp cống hiến cho sự phát triển chung của công ty như thế nào, mong muốn gì trong công việc như lộ trình thăng tiến, lưu ý là tuyệt đối không nên trình bày nguyện vọng về mức lương nếu không muốn bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Với đơn xin việc nên viết súc tích, ngắn gọn và rõ ràng, tránh trình bày dài dòng, lan man không có trọng tâm và tuyệt đối không được viết tắt.
Khi tải hồ sơ xin việc trên mạng về bạn cũng cần chú ý trau chuốt lại nội dung. Hoàn thiện trên những mẫu cv online hay chỉnh sửa đơn xin việc online với những thông tin phù hợp với nhu cầu tuyển dụng đồng thời thể hiện được giá trị của bạn đối với công việc mà mình ứng tuyển.
Có nhiều nhà tuyển dụng cũng yêu cầu ứng viên gửi kèm ảnh cá nhân trong file đính kèm, do đó các bạn cần chuẩn bị sẵn cho mình một bức ảnh phù hợp, thấy rõ mặt, có chất lượng độ phân giải tốt, tránh trường hợp bị vỡ ảnh khi gửi. Điều cần chú ý là lựa chọn hình ảnh có nội dung và bối cảnh phù hợp với vị trí công việc mà bạn ứng tuyển.
Trong trường hợp bạn nộp cùng hồ sơ xin việc cho vị trí marketing hay nhân viên sáng tạo, thiết kế đồ họa thì có thể được chấp nhận những hình ảnh phá cách ấn tượng đẹp, còn lại không nên quá đà trong việc chỉnh sửa ảnh, như vậy sẽ khiến cho nhà tuyển dụng khó có thiện cảm tốt với bạn ngay từ những ấn tượng đầu tiên.
Các sản phẩm cá nhân đã hoàn thành
Nếu bạn ứng tuyển vào các vị trí nhân viên thiết kế đồ họa, nhân viên Content, nhân viên Marketing … thì các nhà tuyển dụng thường yêu cầu bạn đính kèm sản phẩm của bạn đã thực hiện vào trong bộ hồ sơ xin việc online để nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng, trình độ làm việc của bạn. Bạn nhớ chuyển sang định dạng JPG, PDF, PNG để file nhẹ hơn trước khi gửi qua email hay qua hệ thống tuyển dụng.
Khi gửi kèm các sản phẩm cá nhân là bạn đã có những dẫn chứng xác thực để minh chứng cho khả năng của chính bản thân mình, khiến nhà tuyển dụng bị thuyết phục tuyệt đối, đánh giá bạn là ứng viên tiềm năng hơn hẳn những ứng viên khác. Do đó đừng quên những thành tích mà mình đã đạt được thông qua sự nỗ lực cố gắng và bằng chính khả năng của mình, hãy phô chúng ra để thể hiện bản thân một cách tốt nhất.
Cách gửi hồ sơ xin việc qua email
Về tiêu đề email của hồ sơ xin việc các bạn cần chú ý bắt đầu với form cơ bản như “ỨNG TUYỂN VỊ TRÍ…- NGUYỄN VĂN A”
Hiện nay do có nhiều thư rác, email marketing được gửi vào trong hòm thư của nhà tuyển dụng nên bạn cần phải tạo một tiêu đề rõ ràng, nổi bật và ấn tượng, đừng nên viết kiểu chung chung là “đơn xin việc” mà hãy miêu tả cụ thể như form mẫu đã trình bày, đồng thời nhớ viết hoa tiêu đề để thu hút sự chú ý hơn.
Trong nội dung thư bạn phải thể hiện được mình là ai, mình muốn ứng tuyển vào vị trí nào, mình có khả năng phù hợp với vị trí đó như thế nào, mình sẽ làm gì để thực hiện tốt vị trí đó,…
+ Bắt đầu thư sẽ là một lời chào: Kính gửi…(người nhận email)… Nếu có thể, hãy viết rõ tên và chức vụ người mà bạn muốn gửi email tới.
Điều này sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng thay vì cách gửi mail xin việc chung chung không để lại nhiều dấu ấn như “Kính gửi Quý công ty” hay “Kính gửi ông/bà”.
+ Phần giới thiệu bản thân: 5 thông tin quan trọng nhất mà bạn không được bỏ sót là tên; ngày, tháng, năm sinh; số điện thoại; email và nơi ở hiện nay.
Sử dụng hai đến ba câu ngắn gọn cho biết từ đâu mà bạn biết đến thông tin tuyển dụng này.
+ Nói rõ mục đích và mong muốn, quyết tâm xin việc của mình. Đây cũng chính là cơ hội để ứng viên thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách viết email và thu hút nhà tuyển dụng bằng những ưu điểm, kinh nghiệm làm việc của mình.
Nhiều ứng viên có thể biến đơn xin việc của mình thành nội dung email để gửi tới nhà tuyển dụng cũng là một cách làm hợp lý, khi đó sẽ không phải đính kèm file riêng, tránh sợ quên, hay nhầm lẫn mà hiệu quả thì vẫn không đổi.
Cuối thư bạn nên khẳng định bản thân mình phù hợp với vị trí công việc ứng tuyển như thế nào và mong muốn được tham gia phỏng vấn vào một ngày gần nhất. Đừng quên dành lời cảm ơn cho nhà tuyển dụng đã đọc email của mình.
Các file đính kèm: CV xin việc, đơn xin việc,… các bạn nên chú ý định dạng fiel PDF tránh trường hợp để file Word khi truyền tải qua máy tính khác sẽ bị lỗi font chữ khiến bạn bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó với các tài liệu theo yêu cầu của từng nhà tuyển dụng như: bằng cấp, bẳng điểm, hộ khẩu gia đình,… các bạn chú ý scan cẩn thận, lưu dưới định dạng PDF rõ ràng, sắc nét đảm bảo hình hiển thị không bị mờ, thể hiện sự chỉn chu cẩn thận trong quá trình chuẩn bị hồ sơ xin việc.
Một chứ ký chuẩn nên có các thông tin cá nhân của bạn bao gồm: họ và tên, số điện thoại cá nhân, một vài thông tin khác có thể cung cấp như skype, website riêng,… Những thông tin này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng tìm hiểu và lưu trữ thêm các thông tin về bạn, khi cần có thể dễ dàng tìm lại và liên hệ với bạn nhanh nhất.
Việc làm Nhân viên kinh doanh
Lưu ý khi gửi hồ sơ xin việc qua email
Hãy nhớ rằng việc bạn nộp hồ sơ xin việc là một quá trình và bạn nên thể hiện một cách nghiêm túc nhất thông qua email. Bạn nên sử dụng tên của cá nhân để xưng hô, còn trong trường hợp không biết tên người phụ trách, bạn có thể sử dụng “Dear Sir/Madam”
+ Trong email bạn nên viết câu và ngữ pháp đầy đủ, tuyệt đối không được sử dụng những từ viết tắt khiến nhà tuyển dụng mất ấn tượng ban đầu khi đọc nó.
+ Nếu bạn đang ứng tuyển cho một công việc cụ thể, hãy nêu lên vài điểm mạnh trong email của bạn để chứng minh sự phù hợp của bạn theo các tiêu chí lựa chọn mà nhà tuyển dụng đã đề ra.
+ Thể hiện sự quan tâm và lý do tại sao bạn phù hợp với vị trí công việc đó. Nhà tuyển dụng luôn muốn biết rằng bạn có thực sự quan tâm đến vị trí đó hay không.
+ Hãy kết thúc email của mình với lời chào lịch sự như “Tôi mong tin từ bạn” hơn là “Cảm ơn”.
+ Luôn kiểm tra lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp trong email và bất kỳ file đính kèm nào của bạn một cách cẩn thận. Lỗi chính tả là một điều không thể chấp nhận được.
+ Khi bạn gửi CV là một tập tin đính kèm, luôn luôn ghi nhãn đính kèm với tên và thông tin đầy đủ. Bạn cũng có thể nêu tên vị trí ứng tuyển công việc. Điều này đảm bảo rằng CV của bạn sẽ dễ dàng xác định và rõ ràng.
+ Không sử dụng địa chỉ email hiện tại của bạn. Vì thế, bạn hãy lập một địa chỉ email cá nhân dành cho công việc.
Khi gửi email có kèm các file đính kèm thì bạn cần kiểm tra cẩn thận lại định dạng để chúng có thể tương thích với các phần mềm cơ sở dữ liệu của nhà tuyển dụng, tốt nhất là bạn nên sử dụng phông chữ và những định dạng theo đúng tiêu chuẩn Word, lưu dưới dạng PDF.
Nếu bạn muốn gửi một CV có dung lượng lớn, bạn có thể lưu nó ở dạng PDF, điều này giúp nó duy trì bố cục một cách chính xác. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ cần phải kiểm tra xem CV của bạn có được tải lên ở định dạng này cho trang web tuyển dụng.
+ Tên hồ sơ xin việc bạn nên lưu lại tên file có chứa tên bạn, chẳng hạn như NguyenVanACV.pdf,….bằng cách này nhà tuyển dụng sẽ biết được chắc chắn đó là CV của bạn, không mất thời gian tìm kiếm.
+ Không sử dụng tài khoản email làm việc của bạn, dùng email làm việc để xin việc là hành động không thông minh vì gây ra những ấn tượng không tốt đối với nhà tuyển dụng. Làm sao họ có thể chắc chắn là bạn sẽ không làm điều tương tự như vậy trong tương lai khi sử dụng trang thiết bị, phần mềm trong công ty.
+ Làm theo các hướng dẫn. Nhà tuyển dụng muốn ứng viên thực hiện theo những gì họ yêu cầu và sẵn sàng loại bỏ những hồ sơ không làm theo các hướng dẫn. Vì thế, bạn hãy đọc kĩ hướng dẫn của họ và làm theo, ví dụ nếu họ yêu cầu bạn gửi CV bằng file PDF, đừng gửi CV bằng file Word mà hãy chuyển đổi theo đúng định dạng.
Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên làm theo đúng và đầy đủ những yêu cầu mà họ đưa ra, do đó đừng nên sáng tạo quá mức hay thể hiện quá lố những điều mà nhà tuyển dụng không yêu cầu. Đó chưa chắc đã là những sáng tạo cần thiết và đem lại hiệu quả cao cho bạn, biết đâu tác dụng ngược lại sẽ khiến bạn mất điểm một cách không thương tiếc phải không nào.
Bạn đang xem bài viết Exp Là Gì ? Trong Hồ Sơ Xin Việc, Sản Xuất Và Toán Học trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!