Xem Nhiều 5/2023 #️ Feminism Và Bình Đẳng Giới: Những Ngụy Biện Và Thủ Đoạn Chính Trị Hèn Hạ # Top 10 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 5/2023 # Feminism Và Bình Đẳng Giới: Những Ngụy Biện Và Thủ Đoạn Chính Trị Hèn Hạ # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Feminism Và Bình Đẳng Giới: Những Ngụy Biện Và Thủ Đoạn Chính Trị Hèn Hạ mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đầu tiên, bài này dành cho các bạn Feminist, và chống chỉ định với các bạn nữ bị lôi kéo theo phong trào Feminism mà không hiểu thủ đoạn chính trị của bọn giật dây phía sau. Tôi trân trọng mọi phụ nữ. Họ là một nửa thế giới này. Tôi cá rằng bạn sẽ đồng ý với tôi một điều: Phụ nữ luôn xứng đáng được tôn vinh cho những đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào nền văn minh nhân loại. Cũng chính vì vậy, tôi tự thấy mình có trách nhiệm bảo vệ họ khỏi âm mưu thâm độc của phong trào Feminism.

Ở Việt Nam, bọn dịch láo hay gọi Feminism là Chủ nghĩa Nữ quyền. Nhưng QUYỀN nào? QUYỀN ở đâu? Chữ nào trong “Feminism” có chữ RIGHT ở trong đó?

Tôi gọi Feminism là thứ Chủ nghĩa Nữ giới Thượng đẳng

Bọn báo chí, cũng như đám simp đội pussy lên đầu, tung hô thứ chủ nghĩa thổ tả độc hại này làm các chị em tưởng rằng đây là phong trào đấu tranh, đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Ta nói,

Thân em như hạt mưa saHạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

Ngay cả hạt mưa còn không có xuất phát điểm như nhau thì trên đời này làm gì có bình đẳng? Ai thử kể tên một quốc gia bình đẳng giúp tôi xem? Không có đúng không. Bọn cánh tả lúc nào mà không vẽ ra hai chữ BÌNH ĐẲNG để chiêu dụ bọn loser trong xã hội. Bình đẳng giới, bình đẳng thu nhập, bình đẳng chủng tộc, bình đẳng giai cấp? Một kịch bản quá quen để chăn dắt bọn cừu ngu muội.

Muốn biết nữ quyền độc hại? Hỏi các Feminist!

Trở về cái thời Mao hay Bolshevik giữa thế kỷ XX, cũng với kịch bản đấu tranh giai cấp để đòi quyền bình đẳng, hàng loạt các tay tư sản bị đấu tố, hành hình rồi xử tử[1][2]. Ngày nay, bình đẳng giới cũng mang màu sắc giống vậy. Sẽ có ngày các đấng mày râu – đối tượng bị tấn công bởi nhóm đấu tranh – sẽ bay màu như bọn tư sản thời cách mạng. Tất nhiên, những cuộc thảm sát tương tự khó mà diễn ra trong thế giới hiện đại, nhưng nó sẽ được thực hiện tinh vi hơn, thấm nhuần từ từ rồi giết các anh như loài Nấm độc. Hãy nhớ, CHƯA một cuộc đấu tranh bình đẳng nào dừng lại ở sự cân bằng quyền lợi, mà nó luôn hướng tới việc bài trừ và loại bỏ đối tượng đó khỏi xã hội. Nếu bạn nghĩ tôi đang nghiêm trọng hóa vấn đề, thì có thể kiểm chứng bằng hashtag #KillAllMen trên các trang mạng xã hội để xem nó có đủ khủng bố chưa. Quá rõ cho sự độc hại của phong trào nữ quyền hiện đại!

Nhìn lại những lời lẽ cay nghiệt mà Feminist dành cho bọn đàn ông, cộng thêm sự cổ vũ của đám truyền thông cánh tả, các anh đã nhìn thấy nguy cơ chưa? Chúng tiêm vào đầu các cô gái trẻ hình ảnh người đàn ông là những tên cặn bã – dâm dục, phụ bạc, khốn nạn,… TẤT CẢ ĐÀN ÔNG ĐỀU TỒI TỆ là mindset bạn dễ dàng bắt gặp ở những cô gái trẻ hiện nay.

1. Phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi khi lấy chồng, sinh con. Đàn ông không đau đẻ nên không bao giờ biết quý trọng sự hi sinh này của phụ nữ.

2. Đàn ông là bọn cưỡng hiếp phụ nữ (all men are rapists)[6].

3. Phụ nữ ngày xưa không được học hành, không được tham gia bầu cử nên luôn thua thiệt so với đàn ông; hơn nữa, phụ nữ còn bị ràng buộc bởi nhiều giáo điều khắt khe, hôn nhân phải phụ thuộc hoàn toàn vào chồng.

Tuy nhiên, KHÔNG MỘT AI nói với các cô rằng:

1. Người đàn ông mang trọng trách quốc gia trên đôi vai. Anh ấy có thể hi sinh, bị gươm đâm, đạn bắn, thiêu sống, phanh thây,… trên chiến trường để bảo vệ người phụ nữ và đứa con của họ nơi quê nhà.

2. Kể cả khi hai người quan hệ hoàn toàn tự nguyện, nếu cô gái tố chàng trai cưỡng hiếp, thì anh ta vẫn phải vào tù bốc lịch[7]. Ngược lại, nếu người đàn ông tố bị phụ nữ cưỡng hiếp, đoán xem bao nhiêu phần trăm anh ta thắng kiện?

3. Người đàn ông mặc nhiên là người chu cấp, bảo vệ gia đình anh ta suốt cả đời, đồng thời là người gánh vác mọi trách nhiệm – đó là thiên mệnh không thể chối bỏ. Anh ta sẽ bị người đời coi thường, xã hội khinh miệt nếu không đủ khả năng chăm lo cho vợ con. Hơn 150 năm trước, nếu người vợ phạm tội, thì chính người chồng sẽ là người bị xử phạt hoặc vào tù dưới luật pháp Coverture. Cũng trong xã hội cũ, phụ nữ không được bỏ phiếu, còn đàn ông thì… cũng làm gì được bỏ phiếu?! Thời phong kiến thì bầu củ khoai à? Vua chúa theo tục cha truyền con nối chứ làm gì có bầu cử. Chỉ có ở xã hội phương Tây thì phụ nữ mới được quyền bỏ phiếu bầu, nhưng dưới luật Coverture, thì người chồng sẽ là người đại diện cho ý chí cả hai.

Không một trường lớp, sách báo nào nói với các chàng trai, cô gái thời nay biết về những điều này. Mà giới trẻ thì dễ bị hấp dẫn bởi những phong trào cấp tiến mới mẻ, kết quả là xã hội sinh ra đám ngợm bên dưới:

Âm mưu đằng sau vỏ bọc bình đẳng giới: Phá bỏ lằn ranh giới tính

Quyền lợi nam nữ vốn cân bằng, chỉ khi rộ lên các phong trào Feminism, cán cân đó dần thiên lệch về một phía. Đáng nói, sự thiên lệch này KHÔNG HỀ CÓ LỢI cho phụ nữ, mà chỉ nhằm làm lợi cho các chính sách và việc kiếm phiếu của bọn tả khuynh. Bằng cách lợi dụng hình ảnh cộng đồng LGBT, các Feminist lập luận rằng không có sự khác biệt nào giữa nam và nữ, từ đó tiến đến phá bỏ lằn ranh giới tính. Kết quả là gì? Đó là PHÁI NỮ, tôi không viết nhầm đâu, PHÁI NỮ là những người lãnh đủ.

Khi vượt khỏi giới hạn quy luật của tự nhiên, việc phá bỏ lằn ranh giới tính gây ra những hậu quả thảm khốc đối với phụ nữ.

Điển hình là Fallon Fox, một võ sĩ MMA nam (đã chuyển giới) được phép thi đấu ở hạng mục nữ, đã khiến nữ võ sĩ Tamikka Brents vỡ sọ và chấn thương não chỉ trong hiệp thi đấu đầu tiên. Một ví dụ khác là Mary Gregory, một người đàn ông chuyển giới đã phá vỡ kỷ lục của bốn nữ vận động viên cử tạ chỉ trong một ngày[8].

Nam nữ vốn dĩ khác biệt

Trở về cái thời khai thiên lập địa, Eva được sinh ra từ cơ thể của Adam. Nàng không được sinh ra từ xương đầu của Adam để nàng cai trị Adam; nàng cũng không sinh ra từ xương chân của Adam để bị Adam chà đạp; mà nàng sinh ra từ xương sườn của Adam để cả hai được bình đẳng, dưới cánh tay của Adam để nàng được che chở, gần trái tim của Adam để nàng được yêu thương.

Cả đàn ông và phụ nữ được sinh ra khác biệt, đảm nhận các vai trò khác nhau trong cuộc sống. Có những lĩnh vực đàn ông làm chủ, thì cũng có lĩnh vực phụ nữ làm chủ. Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra những khác biệt về tư duy não bộ ở cả hai giới, nhưng các Feminist vẫn cố gắng chối bỏ sự khác biệt này. Nhắc lại, sự khác biệt này là một FACT (sự thật). Cho nên, chối bỏ sự khác biệt này tức là bẻ cong sự thật.

Đúng. Bẻ cong sự thật là những gì Feminist đang làm.

1. Feminist: “Phụ nữ phải được đối xử như nam giới”

Có một câu cửa miệng thế này “Phụ nữ có thể làm được bất cứ điều gì đàn ông có thể”. Tuy nhiên, lịch sử luôn cho thấy điều ngược lại. Phụ nữ ít khi chọn cách đương đầu, chịu trách nhiệm cho các quyết định then chốt. Điều này dễ nhận thấy ngay cả trong mối quan hệ gia đình, người vợ luôn giao quyền quyết định cho chồng mỗi khi có vấn đề quan trọng. Xin nhấn mạnh, hành vi này hoàn toàn KHÔNG XẤU. Vì nó là BẢN NĂNG, là THIÊN TÍNH của người phụ nữ.

Tôi không nói đàn ông hay phụ nữ giỏi hơn, mà từ ngàn xưa, đàn ông đã được xác định là người đứng mũi chịu sào. Anh ta phải CHỊU TRÁCH NHIỆM và ĐỨNG RA GIẢI QUYẾT cho vấn đề của chính mình và của cả người phụ nữ.

Do đó, phụ nữ cần được đối xử như MỌI NGƯỜI, chứ không phải NHƯ ĐÀN ÔNG. Xin nhắc lại, tôi trân trọng mọi phụ nữ. Nhưng nếu các bạn muốn giành được sự tôn trọng của xã hội, các bạn phải học cách chịu trách nhiệm… như một người đàn ông.

2. Feminist: “Phụ nữ phải có mức lương ngang nam giới”

Thực tế không phải nam giới được trả lương cao hơn, mà là phụ nữ luôn chọn những công việc trả lương thấp hơn[9]. Dù vậy, lựa chọn công việc như thế nào, đó hoàn toàn là quyền tự do của mỗi người. Feminist muốn cưỡng ép các cô gái làm việc trái với mong muốn của họ, có thể nói đó là một hành vi phi đạo đức.

Tất cả mọi người đều được trao cơ hội như nhau, nhưng mỗi phái đều có những phẩm chất giúp chúng ta vượt trội hơn một nửa còn lại trong vài lĩnh vực. Với nam giới, đó là sức khỏe thể chất, những công việc lao động nặng nhọc đương nhiên phù hợp với nam giới. Với nữ giới, là khả năng chăm sóc, nên nữ giới thống trị lĩnh vực điều dưỡng. Việc phân chia lao động như vậy nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất cho xã hội. Cho nên, phụ nữ không cần làm việc của đàn ông, mà họ chỉ cần làm công việc mà họ cảm thấy THÍCH và LÀM TỐT.

4. Feminist: “Phụ nữ phải được luật pháp đối xử tương tự như nam giới”

Luật pháp hiện đang “ưu ái” nữ giới hơn, đó là thực trạng, do những áp lực từ các phong trào cực tả. Cụ thể chúng ta có quyền phụ nữ, quyền trẻ em, chứ làm gì có quyền nam giới. Thậm chí tại Mỹ, nói về sự bảo vệ của pháp luật, nam giới còn thua cả chó mèo. Đó chính là sự mất cân bằng do Feminist và bọn cánh tả gây ra.

Nghe thấy vô lý đúng không? Tóm lại, nam nữ vốn dĩ khác biệt. Cả hai phái được sinh ra để LÀM TỐT HƠN những gì phái còn lại không thể phụ trách. Trái cam có ứng dụng riêng của nó, khổ qua cũng vậy. Chúng ta không thể lấy người khác để làm THƯỚC ĐO cho chính mình. Làm vậy chỉ chứng tỏ bạn đang tự hạ thấp giá trị của bản thân.

Nếu đã không đồng đẳng thì đừng bình đẳng

Có một điều nực cười là các Feminist luôn chống đối đàn ông, nhưng lại thèm khát các giá trị của họ. Giá trị là thứ phải mất công xây dựng, chứ không thể yêu cầu người khác công nhận, hay ban phát. Với tôi, giá trị của một người nằm ở sự có ích của họ. Cho nên hãy sống có ích với gia đình, bạn bè và xã hội; hãy học tập và làm việc tử tế; hãy phụng sự và yêu thương cộng đồng. Đừng đem bản thân mình ra so sánh với người khác. Cũng đừng hạ thấp người khác, vì nó không giúp nâng cao giá trị của bản thân. Bởi, chỉ những điều bạn làm mới chứng tỏ được bạn là ai trên thế giới này.

[1] Philip Short (2001). Mao: A Life.

[2] Werth Nicolas (21/3/2008). Crimes and mass violence of the Russian civil wars (1918-1921). Mass Violence & Resistance (MV&R).

[3] Else-Quest, N. M., Higgins, A., Allison, C., & Morton, L. C. (2012). Gender differences in self-conscious emotional experience: A meta-analysis. Psychological Bulletin, 138, 947-982.

[4] Chaplin, T. M., & Aldao, A. (2013). Gender differences in emotion expression in children: A meta-analytic review. Psychological Bulletin, 139, 735-765.

[5] Fischer, A. H., Rodriguez Mosquera, P. M., Van Vianen, A. E., & Manstead, A. S. (2004). Gender and culture differences in emotion. Emotion, 4, 87-94.

[6] Marilyn French (1977). The Women’s Room. Book 5. Chapter 19. “All men are rapists, and that’s all they are.”

[7] https://plo.vn/phap-luat/nam-thanh-nien-bi-ban-gai-to-hiep-dam-3-lan-trong-dem-911973.html

[8] https://www.prageru.com/video/should-trans-women-compete-with-women/

[9] Lisa Chow (11/9/2013). Why Women (Like Me) Choose Lower-Paying Jobs. National Public Radio.

Bình Đẳng Giới Trong Lĩnh Vực Chính Trị

Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

Thực hiện Chương trình phối hợp, Trang Thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đăng nội dung phối hợp tuyên truyền với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

Bình đẳng giới là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam, được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật và trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

Khoản 3, Điều 5 Luật Bình đẳng giới quy định: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”.

Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị đã được quy định cụ thể tại Điều 11 Luật Bình đẳng giới, đó là:

“1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.

2. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.

3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

4. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

5. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:

a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;

b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.”

Để hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tỉnh Hưng Yên đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch về bình đẳng giới nhằm góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới và công tác phụ nữ trong tình hình mới.

Thực hiện mục tiêu “tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị”, tỉnh Hưng Yên đã đạt được một số kết quả như sau: Nhiệm kỳ 2015-2020, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy: Cấp tỉnh 9/53 người, chiếm 16,98% (tăng 4,78% so với nhiệm kỳ trước), trong đó nữ Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy là 2/15 người, chiếm 13,33%; cấp huyện, thành phố là 16,08% (tăng 0,68%), cấp cơ sở là 18,49% (tăng 2,69%). Tỷ lệ nữ tham gia đại biểu quốc hội khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021: 3/7 người, chiếm 42.86%, vượt chỉ tiêu đề ra. Số nữ giới tham gia Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021: cấp tỉnh là 10/53 người (chiếm 18,87%); cấp huyện là 102/332 người (chiếm 30,72%); cấp xã là 956/4.079 người (chiếm 23,44%). Tỷ lệ nữ đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo chính quyền: cấp tỉnh là 12/58 người (chiếm tỷ lệ 20,69%), cấp huyện 3/28 người (chiếm 10,71%) và cấp xã 23/250 người (chiếm 9,2%).

Để đạt được mục tiêu “tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị”, cần tập trung thực hiện các giải pháp:

1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc cụ thể hóa các chủ trương và định hướng sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý.

2. Quan tâm xây dựng quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ, nâng cao năng lực của phụ nữ về mọi mặt nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan của hệ thống chính trị; thực hiện quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ nữ, bảo đảm yêu cầu phát triển liên tục, bền vững đội ngũ cán bộ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tránh tình trạng khi đại hội, bầu cử mới tìm kiếm nhân sự đủ tiêu chuẩn.

3. Các sở, ngành, đoàn thể, chính quyền cần chú trọng thực hiện tốt công tác tham mưu, tạo nguồn đào tạo và quy hoạch cán bộ nữ theo từng lĩnh vực, địa phương để thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý trong thời gian tới.

 

 

Bình Đẳng Giới Trong Lĩnh Vực Chính Trị Ở Việt Nam

Ngày đăng: 16/01/2020 04:43

1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

Quan điểm “nam – nữ bình quyền” đã được khẳng định trong Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Quan điểm của Đảng ta về phụ nữ tham chính cũng được thể hiện rõ qua các văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ nữ của qua các thời kỳ. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã nhấn mạnh: xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng.

Việt Nam đã cam kết thúc đẩy sự tham gia và đại diện của phụ nữ trong lĩnh vực tham chính thông qua việc phê chuẩn các công ước quốc tế quan trọng, như: Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW); Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá; Công ước về quyền chính trị và dân sự năm 1982; Công ước cơ bản của ILO về bình đẳng; Tuyên bố Cương lĩnh hành động Bắc Kinh (1995)… là sự khẳng định nâng cao quyền năng cho phụ nữ, thúc đẩy sự tham gia đầy đủ của phụ nữ trên cơ sở bình đẳng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, kể cả tham gia vào quá trình ra quyết định và tiếp cận quyền lực.

Quán triệt quan điểm của Đảng, nguyên tắc bình đẳng nam nữ được thể chế hóa trong Hiến pháp và hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho phụ nữ tham gia chính trị. Hiến pháp năm 2013 đã có quy định về bình đẳng giới và không phân biệt đối xử trong lĩnh vực chính trị. Luật Bình đẳng giới và Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020, Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015, Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020 đã được ban hành. Các cơ quan, tổ chức hoạt động về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của nữ giới đang từng bước được hoàn thiện.

Các chỉ tiêu về sự tham gia của phụ nữ được đặt ra khá chi tiết ở các cấp khác nhau trong Đảng, trong các tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị hành chính. Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị nêu rõ: “Thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm; phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên; nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ 35% đến 40%. Các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ”(1). Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 cũng chỉ ra mục tiêu cần đạt được: “Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 – 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 – 2020 trên 35%; phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động”(2).

Về cơ chế bầu cử, cơ chế giám sát để đảm bảo cơ hội tham chính của phụ nữ, so với quy định tại Điều 9 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 2001 và Điều 14 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 thì Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định số lượng đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải bảo đảm có ít nhất là 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử là phụ nữ(3). Đây là điểm mới và lần đầu tiên được triển khai thực hiện tại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Như vậy, sau hiệp thương lần thứ ba, Hội đồng bầu cử quốc gia và Ủy ban bầu cử các cấp chỉ cần lập danh sách chính thức những người ứng cử đảm bảo đủ số phiếu tối thiểu 35% trong tổng số người ứng cử là phụ nữ là đáp ứng yêu cầu và không trái với quy định của pháp luật, còn tỷ lệ thực tế số lượng số lượng phụ nữ trúng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là bao nhiêu thì Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân không điều chỉnh mà phụ thuộc vào quyền lựa chọn của cử tri, chất lượng người ứng cử và một số yếu tố khác.

Mặt khác, để đảm bảo sự đa dạng về tính đại diện, Việt Nam đang thực hiện cơ chế “cơ cấu” với các tiêu chí về dân tộc thiểu số, người trẻ tuổi, các ứng viên ngoài Đảng, người tự ứng cử và phụ nữ. Trên thực tế, các tiêu chí này thường được áp dụng cùng lúc và phụ nữ thường là người được lựa chọn để đáp ứng 2-3 chỉ tiêu (ví dụ như các yếu tố dân tộc, phụ nữ, trẻ tuổi).

2. Thực tiễn tham gia lĩnh vực chính trị của phụ nữ Việt Nam

Báo cáo sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đến năm 2020 đã cho thấy, các chức danh lãnh đạo chủ chốt trong Đảng, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân từ cấp trung ương đến địa phương chủ yếu do nam giới đảm nhiệm. Trong đội ngũ lãnh đạo, phụ nữ thường chỉ giữ vai trò cấp phó. Điều đó dẫn đến hạn chế quyền quyết định của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị.

Trong hệ thống tổ chức đảng: trong nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011-2016), Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới cho thấy: ở cấp đảng bộ, chi bộ cơ sở, tỷ lệ nữ cấp ủy viên chiếm 19,69%; ở đảng bộ cấp huyện và tương đương, tỷ lệ cấp ủy viên là nữ chiếm 14,3%; tỷ lệ nữ là đảng ủy viên ở cấp đảng bộ trực thuộc Trung ương chiếm 13,3%. Trong 03 nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng vừa qua, tỷ lệ nữ giới tham gia ban chấp hành các cấp tuy có tăng nhưng chưa đạt tỷ lệ 25% đề ra trong Nghị quyết số 11-NQ/TW và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020(4).

Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 30/5/2014 của Bộ Chính trị đã đề ra mục tiêu phấn đấu đạt tỷ lệ cấp ủy viên nữ không dưới 15% và cần có cán bộ nữ trong ban thường vụ cấp ủy. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ tham gia cấp ủy ở một số đảng bộ nhiệm kỳ 2016-2020 vẫn chưa đạt yêu cầu. Chỉ có 21 đảng bộ trong số 63 đảng bộ có tỷ lệ cấp ủy viên nữ đạt trên 15%(5).

Tỷ lệ nữ giới tham gia ban chấp hành ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã thấp. Tỷ lệ nữ trong ban thường vụ và tỷ lệ nữ giữ chức vụ bí thư còn thấp hơn rất nhiều. Trong các nhiệm kỳ vừa qua, tỷ lệ nữ tham gia ban thường vụ chỉ khoảng 7-8% ở cấp tỉnh, cấp huyện và khoảng 6% ở cấp xã. Nhiệm kỳ 2015-2020, tỷ lệ nữ giữ vị trí Bí thư Tỉnh ủy khoảng 5%. Chỉ có 03 tỉnh có Bí thư Tỉnh ủy là nữ gồm: Ninh Bình, An Giang, Vĩnh Phúc. Nhìn chung, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy ở các cấp chưa tương xứng với tỷ lệ nữ đảng viên hiện nay(6).

Trong các cơ quan dân cử: Nghị quyết số 11-NQ/TW đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và nữ đại biểu Quốc hội đạt 35-40%. Tuy nhiên trên thực tế, tỷ lệ đó còn rất hạn chế: tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV là 26,72%; tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 đạt 26,54%; tỷ lệ nữ chủ tịch Hội đồng nhân dân ở mỗi cấp dao động trong khoảng 6%. Tỷ lệ nữ giới giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân ở cấp tỉnh, huyện khoảng 20%. Tỷ lệ này ở cấp xã thấp hơn (khoảng 14%). Mặc dù tỷ lệ phụ nữ là chủ tịch/phó chủ tịch các cơ quan dân cử có xu hướng tăng lên nhưng không mang tính ổn định và chưa tương xứng với tỷ lệ nữ giới.

Trong bộ máy hành chính nhà nước: tính đến tháng 8/2017, có 12/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nữ cán bộ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt, đạt tỷ lệ 40% (giảm 7% so với năm 2015).

Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nhiệm kỳ 2011-2016 chỉ có 01/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nữ Chủ tịch Ủy ban nhân dân (chiếm 1,59%), 31/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nữ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Lãnh đạo nữ trưởng ngành cấp tỉnh cũng chỉ đạt 10,5%. Ở cấp huyện, nữ chủ tịch Ủy ban nhân dân là 3,02%; phó chủ tịch Ủy ban nhân dân là 14,48%; lãnh đạo nữ là trưởng ngành đạt 13,9%. Ở cấp xã, tỷ lệ nữ chủ tịch Ủy ban nhân dân là 3,42%, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân là 8,84%(7). Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tính đến tháng 12/2016, tỷ lệ nữ chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là 1,6%, cấp huyện là 3,6% và cấp xã là 5,1%(8). Với tỷ lệ phụ nữ tham gia các cơ quan quản lý nhà nước chưa đạt chỉ tiêu đề ra cho thấy vai trò ra quyết định và chỉ đạo thực hiện của phụ nữ ở các cơ quan hành pháp các cấp còn hạn chế.

Bên cạnh những ưu điểm, thuận lợi nêu trên, vẫn còn một số hạn chế, như: các chính sách còn mang tính trung lập về giới, chưa tính đến sự khác biệt giới; thiếu các chế tài giám sát, quy trách nhiệm cho việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra; thiếu cơ chế quy trách nhiệm, khen thưởng và kỷ luật trong việc thực hiện chính sách đối với các cơ quan cũng như trách nhiệm của người đứng đầu; chưa có biện pháp hành chính hiệu quả để khuyến khích và hỗ trợ việc thực hiện các chỉ tiêu về đại diện nữ.

Một số mục tiêu còn mang tính chung chung, chưa cụ thể khiến cho việc triển khai thực hiện không đồng nhất. Ví dụ: chưa làm rõ khái niệm lãnh đạo chủ chốt là gì. Còn thiếu thống nhất giữa các văn bản được ban hành. Quy định về tuổi quy hoạch, bổ nhiệm, đề cử lần đầu ít nhất phải đủ thực hiện 01 nhiệm kỳ, trong khi Luật bình đẳng giới năm 2007 lại quy định không có sự phân biệt tuổi giữa nam và nữ khi đề bạt, bổ nhiệm cho cùng một vị trí quản lý, lãnh đạo.

Về nguyên tắc luân chuyển cán bộ, không có sự phân biệt giữa cán bộ nam và cán bộ nữ khi thực hiện luân chuyển, nhưng còn chưa tính đến sự khác biệt giới; chưa đề cập tới chính sách cho cán bộ nữ khi được luân chuyển; không có quy định về tỷ lệ cán bộ nữ được luân chuyển.

Vẫn còn một số hạn chế trong các văn bản hướng dẫn về bổ nhiệm cán bộ: chưa đưa ra các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới khi không quy định lựa chọn ứng cử viên nữ trong trường hợp cả nam và nữ có điều kiện, tiêu chuẩn như nhau; chưa xác định các giải pháp cụ thể để có thể đạt chỉ tiêu tỷ lệ cán bộ nữ đã đề ra.

3. Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị

Để tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, bổ sung chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý trong các bộ, ngành, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, cơ quan Đảng, tổ chức chính trị – xã hội. Đảm bảo sự thông nhất, liên thông trong chính sách, pháp luật, sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ; bãi bỏ những quy định hạn chế sự tham gia, tiếp cận cơ hội làm lãnh đạo, quản lý đối với phụ nữ trong lĩnh vực chính trị.

Hai là, cần đẩy mạnh tuyên truyền chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, đặc biệt cho cán bộ và lãnh đạo các cấp nhằm xoá bỏ định kiến giới và phân biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực chính trị.

Ba là, ban hành các văn bản quy định cụ thể về chỉ tiêu phụ nữ tham chính, kể cả trong cơ quan dân cử và cơ quan quản lý nhà nước, chú ý tới những ngành, lĩnh vực đang có rất ít phụ nữ tham gia lãnh đạo.

Bốn là, cần quy định trách nhiệm của thủ trưởng các ngành, các cấp trong xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của ngành mình, cấp mình và trong thực hiện chỉ tiêu phụ nữ tham chính; cần thay đổi công tác bầu cử, tạo thuận lợi cho phụ nữ tham gia ứng cử và trúng cử.

Năm là, đảm bảo việc thực thi pháp luật về bình đẳng giới thông qua công tác thanh tra, kiểm tra chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; bổ sung và tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát cụ thể, các hình thức khen thưởng và xử lý nghiêm các vi phạm chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị và công tác tổ chức, cán bộ./.

Ghi chú:

(1) Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

(2) Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020.

(3) Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015.

(4),(5),(6) Chính phủ, Báo cáo số 454/BC-CP ngày 17/10/2017 của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

(7),(8) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật bình đẳng giới, năm 2018.

ThS Lê Thị Hồng Hải – Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

tcnn.vn

Bình Đẳng Giới: Phụ Nữ, Giới, Và Phát Triển

Bài viết này khái quát điểm mạnh, điểm yếu của một số lý thuyết tiếp cận chính sách đối với vấn đề bình đẳng giới trong quá trình phát triển của nó, bao gồm tiếp cận: Phúc lợi, WID (Women In Development – phụ nữ trong phát triển) và GAD (Gender and Development – Giới và phát triển).

Bình đẳng giới là tạo điều kiện để phụ nữ có ngang bằng về cơ hội và kết quả đạt được so với nam giới, bao gồm khả năng tham gia vào môi trường làm việc và cộng đồng (Reeves & Baden 2000).

Trong mối liên hệ với tiếp cận chính sách về bình đẳng giới, có nhiều phân loại khác nhau, trong đó còn có một số cách tiếp cận khác như tiếp cận trao quyền, tiếp cận tự do, tiếp cận phụ nữ và phát triển. Bài viết này chỉ tập trung vào ba tiếp cận chính: Phúc lợi, WID và GAD.

Bình đẳng giới

Nhược điểm của phương pháp tiếp cận Phúc lợi là nó không xem xét khía cạnh hiệu quả, năng suất, và vai trò quản lý cộng đồng xã hội của người phụ nữ. Trong phương pháp này, thay vì chủ động tham gia, người phụ nữ là bên thụ động thụ hưởng quyền lợi trong quá trình phát triển (Caroline 1989). Do đó, cách tiếp cận phúc lợi, tự nó giới hạn ảnh hưởng trong không gian vai trò truyền thống của người phụ nữ.

Lý thuyết tiếp cận Phụ nữ trong Phát triển

Trong khi đó, cách tiếp cận Phụ nữ trong phát trển – WID xuất hiện từ khoảng những năm 1970, từ phong trào nữ quyền tự do, hướng vào vai trò phụ nữ trong quá trình phát triển, xác lập nhu cầu chủ động tham gia vào hệ thống kinh tế, nhằm đạt được tính hiệu quả và năng suất phát triển (Boserup 1970). WID xem xét những đóng góp của phụ nữ trong quá trình sản xuất; giải quyết các vấn đề về tiếp cận vốn, giáo dục, việc làm và tạo thu nhập cho phụ nữ. Do đó, yếu tố quan trọng nhất của WID là tạo ra phương tiện để thúc đẩy nữ quyền và bình đẳng địa vị của phụ nữ (Young 1997).

Lý thuyết tiếp cận Giới và Phát triển

Ngược lại, phương pháp tiếp cận GAD, xuất hiện từ khoảng những năm 1980, đã dịch chuyển từ khái niệm ‘phụ nữ’ sang khái niệm ‘giới’, một trong những yếu tố quan trọng nhất của GAD. Phương pháp này đặt trọng tâm vào ‘cấu trúc xã hội cơ bản của sự khác nhau gữa nam giới và nữ giới’; thử thách mối quan hệ về giới khi đó (Reeves & Baden 2000); và thúc đẩy giải phóng phụ nữ (Tasli 2007). Giới được xem xét trong mối quan hệ xã hội, sự liên hệ giữa nam giới và nữ giới, hơn là chỉ tập trung vào giới nữ (Razavi & Miller 1995). Hơn nữa, nó cũng làm rõ nhu cầu cần có sự tham gia của nam giới trong việc cải thiện vai trò của người phụ nữ trong hoạt động kinh tế xã hội. Trong phương pháp tiếp cận này, phụ nữ nên tham gia vào quá trình ra quyết định như một nhân tố chủ động, tích cực. Cùng với đó, nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tự do nữ quyền, thông qua các chính sách ưu tiên phụ nữ (Tasli 2007). Một chiến lược quan trọng của GAD là xu hướng giới chủ đạo xác định vấn đề lồng ghép giới ở mọi cấp độ phát triển và lĩnh vực công (Reeves & Baden 2000).

Tuy nhiên, quan điểm phê phán phương pháp tiếp cận GAD, e ngại tính khả thi của việc ra quyết định chính sách phát triển vì phụ nữ với chiến lược từ trên xuống. Chiến lược này đòi hỏi ý chí, quyết tâm chính trị. Trong khi đó, lĩnh vực này nam giới thường chiếm số đông, nên có thể sẽ không đạt được các mục tiêu đề ra. Thêm nữa, phía phê phán cho rằng, giả thiết cải thiện điều kiện kinh tế của phụ nữ sẽ đóng gióp cho thúc đẩy bình đẳng giới, sau tất cả, chỉ là phương tiện hỗ trợ tăng trưởng kinh tế (Signe 2001).

Ngoài ra, GAD vẫn còn chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa khái niệm giới và phụ nữ. Giới không được giải thích nhất quán và là một yếu tố trung tính, gồm cả nam và nữ. Thậm chí, có những lo ngại sự dân chủ hóa vấn đề nữ quyền dường như mang lại những tác động ngược (Signe 2001).

Tóm lại, cách tiếp cận phúc lợi chưa vượt ra ngoài quan điểm truyền thống về vai trò phụ nữ. Trong khi đó, sự khác nhau giữa WID và GAD, chủ yếu dựa trên cách tiếp cận về vai trò và vị trí của phụ nữ trong xã hội. Trong khi WID chủ yếu tập trung vào nhu cầu chủ động tham gia vào quá trình phát triển của phụ nữ (một cách riêng biệt); GAD tiếp cận vai trò và vị trí của giới nữ đặt trong mối tương tác với giới nam. Về lý thuyết thì WID và GAD là phân biệt nhau. Mặc dù vậy, nó ít có ranh giới phân biệt rõ ràng trong thực tế, và số dự án phát triển thường bao gồm các yếu tố của cả 2 phương pháp tiếp này (Reeves & Baden 2000).

Nguyễn Anh Phương (2015), Bình đẳng giới: Phụ nữ, giới và phát triển, https://chinhsach.vn/binh-dang-gioi-phu-nu-gioi-va-phat-trien/, truy cập ngày …/…/…

Caroline, M 1989, Gender planning in the Third World: Meeting practical and strategic gender needs”.

Beneria, L & Sen, G 1980, ‘Accumulation, reproduction, and “women’s role in economic development”: Boserup revisited’.

Boserup, E 1970, Woman’s Role in Economic Development.

Rathgeber, E 1990, “WID, WAD, GAD: Trends in Research and Practice”.

Razavi, S & Miller, C 1995, From WID to GAD: Conceptual shifts in the women and development discourse.

Reeves, H & Baden, S 2000, Gender and Development: Concepts and Definitions, Bridge.

Tasli, K 2007, A Conceptual Framework for Gender and Development Studies: From Welfare to Empowerment.

The World Bank 2012, ‘World development report 2012, Gender equality and development’.

Signe, A 2001, Question of Power: Women’s Movements, Feminist Theory

and Development Aid.

Young, K 1997, Gender and Development, The Women, Gender and Development Reader.

Bạn đang xem bài viết Feminism Và Bình Đẳng Giới: Những Ngụy Biện Và Thủ Đoạn Chính Trị Hèn Hạ trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!