Xem Nhiều 4/2023 #️ Giá Trị Cốt Lõi Của Doanh Nghiệp Là Gì # Top 7 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 4/2023 # Giá Trị Cốt Lõi Của Doanh Nghiệp Là Gì # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giá Trị Cốt Lõi Của Doanh Nghiệp Là Gì mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trước khi bàn giá trị cốt lõi, tôi muốn bạn hiểu bản chất từ “Giá trị” là gì? Giá trị có 2 cách hiểu. Cách thứ nhất, giá trị là điều người khác công nhận và thừa nhận về một cá nhân hay tổ chức nào đó. Chẳng hạn, giá trị của một nhân sự khi làm việc được trả với mức thù lao tương đương 1000$/ tháng. Và công ty đang trả lương cho nhân sự đó theo những gì mà người đó mang lại cho tổ chức này. Mặt khác, cách hiểu thứ 2 về giá trị là điều chúng ta cần đề cập tới ở đây. Giá trị là điều bạn hay công ty của bạn cho là quan trọng. Chính điều quan trọng đó sẽ trở thành thước đo như nội quy, nguyên tắc, khuôn mẫu ứng xử của chính bạn hay của công ty bạn áp dụng lên bản thân và những người xung quanh. Trong mỗi tổ chức, chính giá trị cũng là nền tảng cho các luật chơi mà người ta thường gọi đó là giá trị văn hoá của tổ chức đó. Thông thường, doanh nghiệp bất kỳ luôn có những giá trị riêng áp dụng trong nội bộ các thành viên với nhau, có giá trị áp dụng với khách hàng, có giá trị áp dụng với nhà cung cấp… Tại ActionCOACH, chúng tôi có tới trên 10 giá trị là vì thế. Một khi bạn đã hiểu được giá trị là gì thì giá trị cốt lõi là điều rất dễ hình dung. Bản chất từ “Cốt lõi” đã nói lên ý nghĩa quan trọng. Một doanh nghiệp có thể có rất nhiều điều cần quan tâm, nhưng nguyên tắc nào là mấu chốt cần tuân thủ, thậm chí nó còn ảnh hưởng quyết định bao quát đến cả những vấn đề khác thì đó chính là “Giá trị cốt lõi”.

Giá trị cốt lõi hỗ trợ tầm nhìn, định hình văn hóa và phản ánh các giá trị của doanh nghiệp. Chúng là tinh hoa của bản sắc doanh nghiệp, bao gồm các nguyên tắc, niềm tin và các triết lý về giá trị. Nhiều doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào năng lực kỹ thuật nhưng thường quên đi mất rằng chính những năng lực tiềm ẩn đang giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru – chính là giá trị cốt lõi. Thiết lập các giá trị cốt lõi mạnh mẽ sẽ tạo nên những lợi điểm cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

Giá trị cốt lõi giúp các doanh nghiệp trong quá trình ra quyết định. Ví dụ, nếu một trong những giá trị của doanh nghiệp là chất lượng sản phẩm, khi bất kỳ sản phẩm nào không đạt chất lượng mong muốn thì sẽ tự động bị loại bỏ.

Giá trị cốt lõi giúp các khách hàng tiềm năng và các bạn hàng hiểu doanh nghiệp đang làm gì và nhận diện được doanh nghiệp. Đặc biệt trong thế giới đầy cạnh tranh này, khi doanh nghiệp có một tập hợp các giá trị để công bố với công chúng đương nhiên sẽ là một lợi thế trong kinh doanh.

Giá trị cốt lõi giờ đây trở thành một công cụ tuyển dụng và giữ chân nhân viên. Nhiều người tìm việc hiện nay đang nghiên cứu bản sắc của các doanh nghiệp trước khi họ nộp đơn xin việc và họ cũng cân nhắc liệu có nên làm cho doanh nghiệp nào có giá trị cốt lõi mà người tìm việc cho là quan trọng hay không.

Tại sao doanh nghiệp cần tìm Giá trị Cốt lõi?

Trong quá trình nghiên cứu về giá trị cốt lõi, tôi bắt gặp một bài viết “Startup Culture: Values vs. Vibe” của tác giả Chris Moody. Tác giả viết về cách phân biệt giá trị cốt lõi với cảm xúc. Vibes là nói về mặt cảm xúc của doanh nghiệp; chúng luôn vận động và phản ánh với môi trường bên ngoài. Một ví dụ ông ấy đưa ra là “Làm chăm chỉ, chơi nhiệt tình”. Đó có thực sự là một giá trị không? Giá trị cốt lõi là vô hạn và không thay đổi, chúng được duy trì trong thời hạn dài. Liệu câu nói trên có đúng trong lúc nền kinh tế suy thoái không? Câu trả lời là có lẽ không phải vậy. Một ví dụ sai lầm là tạo ra tư duy rằng chỉ duy nhất có đặc quyền thì họ mới có thể tạo ra một văn hóa công ty mạnh mẽ, thống nhất và độc đáo.

Một số Giá trị Cốt lõi tham khảo

Trách nhiệm – Nhận thức và giả định trách nhiệm đối với hành động, sản phẩm, quyết định và các chính sách. Điều đó có thể áp dụng cho cả trách nhiệm cả nhân đối với nhân viên và trách nhiệm đối với toàn doanh nghiệp nói chung.

Cân bằng – Tạo một lập trường chủ động và duy trì cân bằng giữa công việc và cuộc sống mạnh khỏe cho nhân viên.

Cam kết – Cam kết sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời và các sáng kiến khác ảnh hưởng đến cuộc sống bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

Cộng đồng – Đóng góp cho xã hội và thể hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.

Đa dạng – Tôn trọng sự đa dạng và cho đi những phần tốt nhất mình có. Thiết lập một chương trình vốn chủ sở hữu của nhân viên.

Trao quyền – Khuyến khích nhân viên đưa ra sáng kiến và chọn những sáng kiến tốt nhất. Thông qua một môi trường bao bọc lỗi để trao quyền cho nhân viên để dẫn dắt và ra quyết định.

Đổi mới – Theo đuổi những ý tưởng sáng tạo mới có khả năng thay đổi thế giới

Thống nhất – Hành động với sự trung thực và danh dự mà không ảnh hưởng tới chân lý.

Quyền sở hữu – Chăm sóc tốt cho doanh nghiệp và khách hàng cứ coi như họ đã là thuộc về mình.

An toàn – Đảm bảo sức khỏe và an toàn của nhân viên và đi xa hơn nữa là những yêu cầu pháp lý để đem lại một môi trường làm việc không tai nạn.

Core Values Là Gì? Giá Trị Cốt Lõi Của Doanh Nghiệp

Giật mình, bạn tự vấn: Liệu những nội dung marketing mình ra sức truyền thông trong năm vừa qua liệu có được khách hàng khắc sâu ghi nhớ?

Thành thật mà nói, Brand Awareness – nhận diện thương hiệu là một khía cạnh khá trừu tượng với các doanh nghiệp. Nếu muốn khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu của mình, trước hết, bạn cần đảm bảo nội dung chiến dịch marketing trên phải bám sát những gì giá trị cốt lõi – Core Values mà doanh nghiệp đang muốn lan truyền tới cộng đồng.

Định nghĩa Core Values

Core Values, đơn giản là những lý tưởng, giá trị mà doanh nghiệp của bạn đang đại diện. Giá trị cốt lõi đóng vai trò như kim chỉ nam điều hướng tất cả mọi hoạt động, hành vi và quyết định của doanh nghiệp.

Thông thường, các doanh nghiệp thường gắn Core Values – giá trị cốt lõi với mission, vision, slogan và tagline của doanh nghiệp mình (chính là sứ mệnh, tầm nhìn, thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm cho khách hàng, công chúng).

Tầm quan trọng của Core Values

Core Values đóng vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, vì chúng tác động tới quan điểm của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Một nghiên cứu từ đại học Harvard đã chỉ ra rằng, 95% khách hàng đưa ra quyết định mua hàng dựa trên tiềm thức của bản thân. Điều đó có nghĩa, những doanh nghiệp chia sẻ những giá trị cốt lõi gần với những lý tưởng mà khách hàng đặt niềm tin sẽ chiếm thế thượng phong trong các cuộc cạnh tranh trên thương trường.

Tương tự với các nhân viên đang làm việc trong công ty. Nhiều bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Core Values có tầm ảnh hưởng lớn tới sự gắn bó của nhân viên với công ty.

Rõ ràng, việc xây dựng giá trị cốt lõi là một điều cần làm với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nhất là trong giai đoạn khách hàng ngày càng trở nên hoài nghi với những giá trị mà doanh nghiệp đem lại cho cộng đồng.

2. Core Values đem lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Đầu tiên, cần phải khẳng định lại rằng: Core Values không chỉ đại diện cho bản thân những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang cung cấp. Không phải là bạn cứ cung cấp sản phẩm chất lượng thì khách hàng sẽ thề nguyện mãi trung thành với thương hiệu của bạn.

Muốn níu giữ khách hàng, bạn cần phải xây dựng mối quan hệ giữa mình và khách ở mức độ sâu hơn thế nữa.

Từ đại học Harvard, giáo sư Gerald Zaltman trong cuốn sách How Customers Think: Essential Insights into the Mind of Market (tạm dịch là Cẩm nang quan trọng để đọc vị tâm lý thị trường) cũng cho rằng: Muốn thành công, doanh nghiệp phải tạo dựng trong tiềm thức của khách hàng một hình ảnh khó có thể phai mờ.

Điều quan trọng, Starbucks đã biết cách lồng ghép giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, về quan điểm đem lại một không gian ấm cúng và thân thuộc vào bộ nhận diện thương hiệu (logo, các sản phẩm thiết kế), các điểm chạm (không gian quán, thái độ đội ngũ nhân viên) của hãng.

Tóm lại, Core Values đem đến cho doanh nghiệp bạn 7 lợi ích tất cả:

Đưa ra những quyết định đúng đắn dựa trên giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đã vạch sẵn.

Gắn kết nhân viên với doanh nghiệp.

Khắc ghi hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.

Giúp khách hàng thêm tin tưởng vào doanh nghiệp.

Xây dựng tính nhất quán trong thương hiệu.

Thúc đẩy sự trung thành của khách hàng với thương hiệu.

3. Xây dựng Core Values trong doanh nghiệp

Khám phá giá trị cốt lõi tiềm ẩn

Trước hết, bạn không phải là người tạo ra giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp của mình. Core Values tự sinh ra và nằm ẩn khuất sâu phía bên dưới thương hiệu. Nhiệm vụ của bạn là phải tìm ra, và áp chúng vào những chiến lược quan trọng của doanh nghiệp.

Thực hiện Brainstorming: Tập hợp đội ngũ quản lý cấp cao của doanh nghiệp, yêu cầu họ đề ra 5 giá trị chính đại diện cho doanh nghiệp. Bạn có thể đặt những câu hỏi gợi mở như: Điều gì đem lại giá trị tốt nhất cho doanh nghiệp? Khách hàng mục tiêu của chúng ta là ai? Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là gì? Sử dụng công cụ mindmap – vẽ sơ đồ tư duy để hoạt động Brainstorming thêm hiệu quả.

Học hỏi từ những thất bại. Nhìn vào những thất bại mà doanh nghiệp đã phải trải qua, tự mình trả lời những câu hỏi như: “Nguyên nhân của những thất bại đó là gì? Giải pháp nào có thể giúp bạn tránh mắc phải sai sót đó trong tương lai?”

Ngẫm lại những điều bạn đã làm. Xem xét những điều mà doanh nghiệp bạn đang theo đuổi và tự hỏi tại sao mình lại làm như vậy. Ví dụ, bạn là công ty thời trang, và bạn đang tìm mọi cách để sản phẩm mình có thể giao đến tận tay khách trong vòng 24 giờ. Vậy chẳng phải giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bạn đang là nâng cao trải nghiệm của khách hàng, tối ưu hóa hoạt động giao hàng hay sao?

Truyền tải Core Values tới khách hàng

Một khi đã quyết định những giá trị cốt lõi bạn muốn sử dụng cho doanh nghiệp, đã đến lúc truyền tải chúng một cách rõ ràng.

Giá trị cốt lõi không chỉ được thể hiện qua những câu từ đẹp đẽ, nó còn phải mang tính điều hướng và dễ ghi nhớ. Không chỉ những từ mang tính bay bổng như: “khác biệt”, “tiên phong” hay “sáng tạo”, bạn có thể sử dụng từ mang tính cổ động mạnh, như “tôn trọng”, “khẳng định mình”, “nỗ lực”,…

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp phải mang tính độc nhất. Nó không chỉ phản ánh “quốc hồn quốc túy” của công ty bạn, nó còn giúp thương hiệu nổi bật và tách biệt với các đối thủ cạnh tranh còn lại trong ngành.

Thông điệp của giá trị cốt lõi phải được đánh thẳng vào trọng tâm. Hãy đảm bảo từng câu từng chữ được sử dụng trong Core Values đều phải hàm chứa ý nghĩa nhất định, không bị sử dụng một cách thừa thãi, uổng phí.

4. Ví dụ 5 Core Values của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới

Adidas

Nhận biết mình là doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm thể thao hàng đầu thế giới, Adidas đã lồng ghép trong giá trị cốt lõi của mình rằng: Khi sử dụng các sản phẩm của Adidas, các vận động viên sẽ được hưởng những đặc quyền lớn nhất trong các cuộc cạnh tranh thể thao đỉnh cao, để có thể vươn cao, xa và mạnh hơn:

Chúng tôi cam kết đầu tư không ngừng nghỉ vào thương hiệu và sản phẩm để có thể cạnh tranh trên thị trường.

Chúng tôi sản xuất những sản phẩm hướng tới khách hàng, không ngừng cải thiện chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đem đến cho họ những giá trị tốt nhất.

Chúng tôi là người tiên phong trong thiết kế kiểu dáng và tính năng mới của sản phẩm, giúp các vận động viên đạt được thành tích cao nhất trong các cuộc tranh tài.

Chúng tôi nỗ lực hết sức mình để có thể đạt được kết quả tài chính tốt nhất.

Là một doanh nghiệp đa quốc gia, chúng tôi có trách nhiệm với xã hội và môi trường xung quanh, đảm bảo cân bằng với trách nhiệm tài chính và tính sáng tạo, đa dạng trong thiết kế sản phẩm.

Ben & Jerry’s Ice Cream

Là một doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm kem nổi tiếng ở Hoa Kỳ, Core Values mà Ben & Jerry’s theo đuổi cũng rất ấn tượng: gắn liền với cam kết đem lại chất lượng sản phẩm tuyệt hảo nhưng không quên nghĩa vụ với các cổ đông và toàn xã hội:

Sứ mệnh của chúng tôi là đem đến cho khách hàng những sản phẩm kem tuyệt hảo – dành cho bất kỳ ai thưởng thức chúng.

Chúng tôi cam kết tăng trưởng kinh doanh bền vững.

Với cộng đồng, chúng tôi sử dụng những cách tiếp cận sáng tạo nhằm giúp thế giới trở nên tươi đẹp hơn.

Google

Một trong những giá trị cốt lõi mà Google theo đuổi từ thủa mới thành lập là ” don’t be evil” (tạm dịch là “đừng trở nên độc ác”). Nhưng trong những năm gần đây, thông điệp ấy được “tích cực hóa” lên, trở thành ” do the right thing ” (“làm những điều đúng đắn”). Cụ thể ở đây là:

Tập trung vào người dùng hiện tại, và cả những người dùng tiềm năng trong tương lai.

Tập trung vào một việc và làm chúng tốt nhất có thể.

Nhanh tốt hơn chậm.

Đảm bảo tính “dân chủ” trên môi trường web.

Câu trả lời không nhất thiết phải nằm trên bàn làm việc.

Có thể kiếm tiền mà không làm điều ác.

Có rất nhiều thông tin bên ngoài kia.

Nhu cầu tiếp cận thông tin là không biên giới.

Bạn có thể nghiêm túc mà không cần phải mặc suit.

“Great” là chưa đủ (ý của Google ở đây là bạn cần phải phấn đấu tốt hơn khả năng của bản thân).

Có thể thấy, Google đang áp dụng trực tiếp nhiều lý tưởng được trích dẫn ở phía trên cho hoạt động kinh doanh của bản thân, như: khuyến khích nhân viên ăn mặc thoải mái khi làm việc, đảm bảo tính chính xác và trung lập trong kết quả tìm kiếm, môi trường làm việc năng động,…

Starbucks

Tạo một không gian ấm cúng và thân thuộc, nơi ai cũng được chào đón.

Thách thức sự đứng yên, làm việc với tinh thần cầu tiến, tìm những phương cách mới để phát triển doanh nghiệp và bản thân.

Luôn xuất hiện, kết nối với khách hàng bằng sự tôn trọng, phẩm giá và minh bạch.

Cố gắng hết sức mình, dám làm dám chịu.

JPMorgan Chase

Là một trong những ngân hàng và tổ chức tài chính lớn nhất thế giới, JPMorgan Chase cũng đặt ra cho mình những giá trị cốt lõi để theo đuổi:

Cung cấp các dịch vụ cho khách hàng chuyên nghiệp.

Tổ chức hoạt động xuất sắc.

Cam kết minh bạch, công bằng và có trách nhiệm.

Một tổ chức giỏi, với văn hóa doanh nghiệp xuất sắc

Bạn có thể thấy giá trị cốt lõi của JPMorgan Chase có phần khác với ví dụ về Starbucks ở phần trên: Một tổ chức thì đặt giá trị thuần túy của doanh nghiệp lên hàng đầu, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thì hướng tới khách hàng, có câu từ khá bay bổng và mang tính văn thơ.

Điều này cho thấy: Tùy ngành nghề kinh doanh mà bạn định hướng Core Values – giá trị cốt lõi của doanh nghiệp một cách phù hợp. Với ngành dịch vụ, mục tiêu làm hài lòng và giữ chân khách hàng là quan trọng nhất. Với ngành sản xuất, mục tiêu về chất lượng sản phẩm phải được ưu tiên hàng đầu.

Tổng kết

Core Values – giá trị cốt lõi, là một thành tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh, bộ nhận diện thương hiệu, và các quyết định sống còn của công ty. Giá trị cốt lõi nhằm truyền tải lý tưởng của doanh nghiệp tới cộng đồng, nâng cao mối quan hệ bền chặt giữa công ty với khách hàng, níu giữ nguồn nhân lực tài giỏi, và thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với toàn xã hội.

Để xây dựng Core Values, các công ty cần khám phá giá trị cốt lõi ẩn sâu bên trong mình, truyền tải chúng với ngôn từ ngắn gọn, xúc tích, với câu từ mang tính định hướng và mạnh mẽ. Tùy vào lĩnh vực kinh doanh và định hướng phát triển mà doanh nghiệp có thể đề ra giá trị cốt lõi phù hợp.

Giá Trị Cốt Lõi Trong Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được định nghĩa là các niềm tin cơ bản, các giá trị cốt lõi, các giá trị vật chất và cách thức giao tiếp góp phần vào môi trường làm việc, tạo nên màu sắc riêng của doanh nghiệp. Trong đó, yếu tố giá trị cốt lõi đóng vai trò quan trọng trong định hình văn hóa và tính cách doanh nghiệp.

Cụm từ “giá trị cốt lõi” (Core value) là một trong những khái niệm quen thuộc đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều cần có giá trị cốt lõi cũng như đặt ra những giá trị cho riêng mình.

Có 2 định nghĩa cơ bản về giá trị cốt lõi đối với doanh nghiệp:

Thứ nhất, giá trị cốt lõi là những gì tổ chức, doanh nghiệp được công nhận từ phía khách hàng, đối tác.

Thứ hai, giá trị cốt lõi là những giá trị được định giá bởi chính doanh nghiệp, những giá trị doanh nghiệp cho là quan trọng nhất.

Giá trị cốt lõi cũng như linh hồn của doanh nghiệp, giá trị cốt lõi hướng đến chiều sâu và chiến lược lâu dài của doanh nghiệp, tổ chức.

Giá trị cốt lõi là những gì hỗ trợ tầm nhìn, định hình văn hóa và những phẩm chất, đạo đức và giá trị của một công ty.

Giá trị cốt lõi mang đến sự cam kết đối với mục đích chung, tư duy và hành vi của mỗi nhân viên

Giá trị cốt lõi là biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp, nếu tầm nhìn cho thấy mục tiêu và chiến lược dài hạn của doanh nghiệp thì giá trị cốt lõi là thước đo và tiêu chuẩn để điều chỉnh tư duy và hành vi của mỗi nhân viên theo đúng hướng để đạt được tầm nhìn đó. Doanh nghiệp đưa ra những nguyên tắc, kỉ luật và nội quy riêng tạo nên những giá trị về tinh thần, đạo đức cho nhân viên, đồng thời cũng tạo nên hình ảnh thương hiệu và uy tín của công ty. Các nhà lãnh đạo cần làm cho nhân viên hiểu về tầm nhìn, về giá trị, triết lý mà công ty theo đuổi. Tầm nhìn và giá trị đấy phải khiến mỗi nhân viên cảm thấy tin tưởng và hy vọng vào tiềm năng phát triển của công ty và của chính họ. Điều đó chính là động lực thúc đẩy khiến nhân viên muốn cống hiến công sức và thời gian để đạt được mục tiêu đề ra.

Giá trị cốt lõi xây dựng hình ảnh, tính cách của công ty. Một công ty có giá trị cốt lõi rõ ràng, dễ hiểu và mạnh mẽ là bàn đạp thúc đẩy nội lực bên trong của doanh nghiệp.

Giá trị cốt lõi giúp doanh nghiệp trong quá trình ra quyết định. Các quyết định của doanh nghiệp đều dựa trên nền tảng giá trị cốt lõi. Ví dụ Vingroup đặt ra 6 giá trị cốt lõi “Trí – Tâm – Trí – Tốc – Tinh – Nhân” mà cả lãnh đạo đến các nhân viên đều phải hướng đến như kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp.

Giá trị cốt lõi giúp khách hàng và đối tác nhận diện doanh nghiệp và hiểu về doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp giúp khách hàng biết được doanh nghiệp hoạt động hướng đến giá trị gì và họ có thể nhận được gì từ doanh nghiệp.

Giá trị cốt lõi là công cụ thu hút tuyển dụng và PR. Hình ảnh và giá trị công ty xây dựng mang đến sự thu hút đối với công tác tuyển dụng. Xu hướng hiện nay nhiều người đều tìm hiểu và cân nhắc bản sắc của doanh nghiệp trước khi quyết định nộp đơn ứng tuyển.

Khi nhắc đến FPT, người ta nhắc đến môi trường làm việc chuyên nghiệp và năng động. Google lại nổi tiếng với môi trường làm việc sáng tạo, giúp cá nhân phát triển tối đa tiềm năng của họ.

Xây dựng nền tảng giá trị cốt lõi là xây dựng nền tảng cho hình ảnh và sự phát triển của doanh nghiệp.

Giá Trị Cốt Lõi Là Gì? Bí Quyết Xây Dựng Giá Trị Cốt Lõi Thành Công!

Việc làm Quản lý điều hành

1. Bạn đã hiểu giá trị cốt lõi là gì chưa?

Hãy hình dung về một người không cá tính, không có những thế mạnh. Họ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”, trò chuyện với đồng nghiệp, hưởng lương và có tận hưởng cuộc sống theo cách riêng của mình nhưng hiếm khi thấy khó đưa ra những ý tưởng đóng góp cho tập thể. Dĩ nhiên, họ vẫn có thể làm đủ ngày, đảm bảo những yêu cầu của công việc. Thế nhưng, những con người như vậy khó lòng được lãnh đạo trọng dụng. Họ cũng không đủ năng lượng để truyền cảm hứng cho bất kỳ ai. Và cũng hiếm khi, họ có thể thay đổi được thế giới.

Với một doanh nghiệp cứ đều đều như những doanh nghiệp khác, không có cá tính riêng, thì không thể xây dựng cho mình được một thương hiệu, cũng không đủ tầm ảnh hưởng để lôi kéo khách hàng đến với sản phẩm của họ. Doanh nghiệp đó, sẽ sớm bị lụi bại. Nói cách khách, để có thể tồn tại và phát triển được, doanh nghiệp buộc phải tự tạo ra những giá trị. Đó có thể là những quy định, quy chế, đó cũng có thể là những “nếp sống”, văn hóa sinh hoạt của nhân viên, đó cũng có thể là những slogan, những tagline đi trả lời cho những câu hỏi: Đến với doanh nghiệp của họ khách hàng sẽ được những gì, có nên tập trung đầu tư mạo hiểm một dự án mới và bỏ ngang dự án cũ? Có nên đặt ra những nguyên tắc khắt khe trong quản lý nhân viên hay cho họ môi trường thoải mái, để sáng tạo và thời điểm nào là phù hợp? Tất cả những điều này cấu thành thuật ngữ giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp. Vậy giá trị cốt lõi là gì?

Là lãnh đạo doanh nghiệp startup hay một công ty có quy mô, chắc chắn bạn đã nghe và hình dung trong đầu về giá trị cốt lõi là gì? Giá trị cốt lõi trong tiếng Anh là Core values được cấu thành từ 2 thành tố quen thuộc “giá trị” và “cốt lõi”. Trong đó giá trị được hiểu là những phẩm chất rất riêng, nhưng đặc điểm riêng biệt của những cá nhân trong công ty, những sắc màu, tiêu chuẩn nguyên tắc để phân biệt được những cá nhân này với cá nhân khác và khu biệt được những giữa tổ chức này cũng như tổ chức khác. “Cốt lõi” là những giá trị được chắt lọc, đặc sắc nhất, tốt nhất và quan trọng nhất.

Giá trị cốt lõi được hiểu là những phẩm chất, nguyên tắc, quan điểm căn cốt, nền tảng nhất của doanh nghiệp được xác lập ngay từ đầu và theo doanh nghiệp trong suốt hành trình phát triển và vượt qua những thách thức. Giá trị cốt lõi thường làm kim chỉ nam cho doanh nghiệp xây dựng tầm nhìn chiến lược, định hướng, mục tiêu phát triển và quy định những hành vi nội bộ, cách ứng xử của nhân viên trong một tổ chức. Giá trị cốt lõi cũng góp phần xây dựng bản sắc văn hóa doanh nghiệp, tự trang bị cho nhân viên thái độ chủ động trong việc thực thi, ý thức trách nhiệm trong làm việc và đặc biệt là niềm tự hào. Giá trị cốt lõi là nhân tố có ảnh hưởng lâu dài lên doanh nghiệp, Do vậy, bó tạo nên tính thống nhất đồng bộ và chuyên nghiệp cho công ty, tổ chức.

Nếu một nhân viên đang làm việc trong một tổ chức không thể tự cảm nhận hay chia sẻ với những người thân, bạn bè về những nguyên tắc làm việc, những giá trị văn hóa khác biệt nơi anh ta hay cô ta làm việc, gắn bó…thì nguyên nhân đầu tiên, có thể nằm ở khâu tổ chức,quản lý. Việc xây dựng giá trị cốt lõi nhưng không truyền bá rộng rãi, không làm cho nhân viên cảm thấy mình được “tắm”trong những thông điệp, tầm nhìn đó mỗi ngày. Đó là một lỗ hổng to lớn trong khâu quản lý, tổ chức. Nếu có điều kiện đến thăm những doanh nghiệp có quy mô lớn, bạn sẽ dễ hiểu hơn về những điều là Lại Trang nhấn mạnh về những giá trị cốt lõi. Biểu hiện của giá trị cốt lõi đó có thể là những khẩu hiệu, những câu nói nổi tiếng của những vị đại diện doanh nghiệp được treo lên trong không gian làm việc. Đó có thể là bức tường tôn vinh những cá nhân đóng vai trò dựng xây và phát triển tâm đoàn. Đó cũng có thể là “luật ngầm” về nguyên tắc ứng xử, tiếp đón khi có “khách đến chơi nhà”.

Nhắc đến những giá trị cốt lõi, phần lớn chúng ta vẫn hình dung đến những thứ to lớn và thường thuộc về những cuộc “diễn thuyết thương hiệu” của các vị tổng giám đốc hay những tập tài liệu dài ngoằng gửi đến đối tác hay chiếm đến vài trang trong phần website giới thiệu công ty? Nhưng trên thực tế, những giá trị cốt lõi nếu xác định vững chắc ngay từ đầu, nó sẽ được biểu hiện qua những hành động, thái độ, phong cách làm việc của từng cá nhân khi làm việc khi đến doanh nghiệp. Một đặc điểm nữa của giá trị cốt lõi khác so với giá trị khác hay tầm nhìn chiến lược hay đường lối ở tính ổn định. Thường thì với những doanh nghiệp, hầu hết các tiêu chí về tuyển dụng, quy mô công ty, hình thức hoạt động thường phải chịu tác động trực tiếp từ phía thị trường.

Việc làm nhân viên nghiên cứu thị trường

Song tuy nhiên, những điều được xác định là giá trị cốt lõi thì rất hiếm khi bị thay đổi. Nó thường được quy định bởi những người đứng đầu và ấn định từ giai đoạn tiền phát triển, thông qua những cuộc hội ngộ ý lâu dài giữa thành phần chủ chốt trong thành phần của ban giám đốc. Nhắc đến Vingroup, đối tác và khách hàng thường nhớ đến 6 chữ vàng mà chủ tịch hội đồng quản trị đã đề ra thời điểm sơ khai gồm : ” Tín – Tâm – Trí – Tốc – Tinh- Nhân”. Con để của Mark Zuckerberg lấy giá trị cốt bằng 5 từ khóa vàng ” Tập trung vào ảnh hướng – chuyển động nhanh – Táo bạo – cởi mở – tạo ra giá trị xã hội”. Đó chính là giá trị cốt lõi. Xây dựng giá trị cốt lõi trở thành bước đầu tiên, quan trọng nhất, dù doanh nghiệp của bạn đang phát triển ở một giai đoạn nhất định hay muốn “bỏ đi hết và làm lại từ đầu”. Vì sao vậy? Những kiến giải của chúng tôi nay sau đây sẽ cho bạn câu trả lời.

2. Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng giá trị cốt lõi?

Trong bối cảnh, văn hóa doanh nghiệp trở thành một tiêu chí để đánh giá độ chuyên nghiệp, thực chất đó chỉ là việc doanh nghiệp đó đang thực hành các giá trị cốt lõi.

2.1. Giá trị cốt lõi là kim chỉ nam cho hành động của doanh nghiệp

Bước đường đi, nước bước của doanh nghiệp để xây dựng doanh nghiệp đi lên hay vượt qua những khó khăn, những giá trị cốt lõi sẽ là kim chỉ nam, chiếc la bàn để giúp doanh nghiệp đó có thể đề ra những chiến lược đúng đắn, không bị lệch hướng. Giá trị cốt lõi thường ít bị tác động bởi nhân tố bên ngoài. Vậy nên nó là “tấm bình phong” để doanh nghiệp điều chỉnh những sách lược phù hợp với bối cảnh kinh tế, bối cảnh tuyển dụng mà không mất đi “hồn cốt” của doanh nghiệp.

2.2. Tạo nên tính gắn bó giữa các thành viên và tính thống nhất trong tổ chức

Một ví dụ để chỉ ra vai trò của những giá trị cốt lõi đó là sự kỷ luật, nội dung trong doanh nghiệp. Bản chất những nội quy này đã phản ánh một phần những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đồng thời là con đường để buộc các nhân viên thực hành những giá trị cốt lõi đó. Người xưa có câu ” Gia có gia quy, quốc có quốc pháp”.Cả tập thể chỉ có thể phát huy được sức mạnh khi cùng đồng lòng thực hiện, xây dựng tổ chức theo nguyên tắc chung, vì ai cũng có cá tính riêng. Trong trường hợp, không có những giá trị cốt lõi để định hướng, đây sẽ là môi trường để những cái tôi cá nhân quá đà phá hỏng cả tập thể. Đó chính là tính thống nhất. Hơn thế, khi nhân viên biết rằng, họ có những điểm chung, người này sẽ nhắc nhở người kia…từ đây thúc đẩy xây dựng tính tập thể và nhân viên trở nên gắn bó.

Việc làm nhân viên hành chính nhân sự

2.3. Đồng nhất các thông điệp nội bộ Marketing

Trong doanh nghiệp có nhiều phòng ban, mỗi phòng có quan điểm riêng, chiến lược phát triển khác nhau. Trong trường hợp này, giá trị cốt lõi chính là nội dung thâu tóm và ảnh hưởng trực tiếp để xóa bỏ trường hợp nhân viên của từng bộ phận tung ra những quan điểm thiếu tính nhất quán (phòng này xung đột với phòng kia) tránh đối tác và khách hàng nhận định sai về doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi sự thống nhất trong nội dung, hình thức mà phong ban áp dụng, dù đó là trên website, mạng xã hội hay truyền thông trực tiếp.

Khoảng 80% ứng viên quyết định đầu quân vào một công ty bởi thương hiệu và danh tiếng của công ty đó. Những điều để làm nên thương hiệu không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm (Vì bản thân họ chưa bao giờ kiểm chứng), hay môi trường làm việc thoải mái. Những ứng viên có thể dễ bị thu hút bởi những giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đề cập đến trong phần mô tả website một cách rõ ràng, những mục tiêu, quan điểm làm việc….đó tạo nên độ chắc chắn và tin tưởng cho ứng viên. Đó sẽ là điều thúc giục họ đầu quan vì họ tin tưởng rằng, những giá trị đó sẽ giúp họ hòa nhập hơn với cộng đồng những người chuyên nghiệp.

3. Bí quyết xây dựng những giá trị cốt lõi thành công!

Để có thể xây dựng thành công những giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp của mình, các vị lãnh đạo nên phác thảo và xây dựng chứng dựa trên những nguyên tắc vàng sau đây:

3.1. Tôn trọng những giá trị ngầm

Lãnh đạo là người khởi phát ra ý tưởng, quan điểm để tạo ra những tạo ra những giá trị cốt lõi, nhằm mục đích định hướng doanh nghiệp. Nhưng chính chủ nhân của nó phải là người thực thi những giá trị cốt lõi đó và làm gương cho những người khác noi theo theo. Nếu lãnh đạo không thể trở thành tấm gương của nhân viên, thì sự giá trị cốt lõi này dù dài và quan trọng đến mấy cũng xem như sụp đổ bởi nói không được thực hiện phổ biến trong cả phạm vị và gây xung đột bởi nhiều ý kiến cá nhân trái chiều…

3.2. Các giá trị phải có sự tập trung và liên kết với nhau

Bạn đang xem bài viết Giá Trị Cốt Lõi Của Doanh Nghiệp Là Gì trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!