Xem Nhiều 3/2023 #️ Giá Trị Cốt Lõi Là Gì? Tại Sao Dn Cần Phải Xây Dựng Giá Trị Cốt Lõi? # Top 7 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giá Trị Cốt Lõi Là Gì? Tại Sao Dn Cần Phải Xây Dựng Giá Trị Cốt Lõi? # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giá Trị Cốt Lõi Là Gì? Tại Sao Dn Cần Phải Xây Dựng Giá Trị Cốt Lõi? mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giá trị của một cá nhân hay tổ chức chính là tập hợp tất cả những nét độc đáo và riêng biệt của cá nhân hay tổ chức đó. Giá trị cũng có thể hiểu là phong cách, quan điểm riêng giúp phân biệt giữa người này với người khác, hoặc giữa tổ chức này với tổ chức khác.

Bản chất của từ “cốt lõi” đã nói lên ý nghĩa quan trọng của nó, đó là những điều mang tính nền tảng, căn bản và quan trọng nhất, cốt yếu nhất.

Vậy thì, Giá trị cốt lõi (tiếng Anh: Core Values) có thể hiểu là:

Là tập hợp các quan niệm và nguyên tắc cơ bản, thiết yếu, mang tính lâu dài của một tổ chức. Những nguyên tắc này hướng dẫn hành vi nội bộ của một tổ chức cũng mối quan hệ của tổ chức đó với thế giới bên ngoài.

Là những đặc điểm hoặc phẩm chất quan trọng được đặt lên vị trí ưu tiên số 1 của tổ chức.

Giá trị cốt lõi thường được gắn liền với tầm nhìn và sứ mệnh trong tuyên bố của các công ty, tập đoàn.

Các giá trị cốt lõi rất có chiều sâu, và đó là những giá trị cực kỳ quan trọng. Các giá trị này ít khi thay đổi theo các biến động của thị trường. Trong trường hợp khó khăn, công ty có thể thay đổi mô hình kinh doanh nhưng không thay đổi hệ thống giá trị cốt lõi của mình.

Một số Giá trị Cốt lõi tham khảo

Trách nhiệm – Nhận thức và giả định trách nhiệm đối với hành động, sản phẩm, quyết định và các chính sách. Điều đó có thể áp dụng cho cả trách nhiệm cả nhân đối với nhân viên và trách nhiệm đối với toàn doanh nghiệp nói chung.

Cân bằng – Tạo một lập trường chủ động và duy trì cân bằng giữa công việc và cuộc sống mạnh khỏe cho nhân viên.

Cam kết – Cam kết sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời và các sáng kiến khác ảnh hưởng đến cuộc sống bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

Cộng đồng – Đóng góp cho xã hội và thể hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.

Đa dạng – Tôn trọng sự đa dạng và cho đi những phần tốt nhất mình có. Thiết lập một chương trình vốn chủ sở hữu của nhân viên.

Trao quyền – Khuyến khích nhân viên đưa ra sáng kiến và chọn những sáng kiến tốt nhất. Thông qua một môi trường bao bọc lỗi để trao quyền cho nhân viên để dẫn dắt và ra quyết định.

Đổi mới – Theo đuổi những ý tưởng sáng tạo mới có khả năng thay đổi thế giới

Thống nhất – Hành động với sự trung thực và danh dự mà không ảnh hưởng tới chân lý.

Quyền sở hữu – Chăm sóc tốt cho doanh nghiệp và khách hàng cứ coi như họ đã là thuộc về mình.

An toàn – Đảm bảo sức khỏe và an toàn của nhân viên và đi xa hơn nữa là những yêu cầu pháp lý để đem lại một môi trường làm việc không tai nạn.

Tại sao doanh nghiệp cần phải xây dựng giá trị cốt lõi?

Giá trị cốt lõi đóng nhiều vai trò quan trọng đối với công ty, doanh nghiệp như:

Giá trị cốt lõi là nền tảng, chuẩn mực cho toàn bộ hành vi ứng xử ở nơi làm việc. Các giá trị cốt lõi của nhân viên tại nơi làm việc, cùng với kinh nghiệm của họ, kết hợp với nhau tạo thành văn hóa doanh nghiệp.

Giá trị cốt lõi giúp củng cố quyết đinh cho doanh nghiệp, đặc biệt là những quyết định khó khăn. Ví dụ, nếu giá trị cốt lõi của công ty là “trách nhiệm” thì khi sẳn phẩm kém chất lượng, bạn sẵn sàng lên tiếng xin lỗi, chịu trách nhiệm và khắc phục hậu quả.

Giá trị cốt lõi giúp khách hàng, đối tác nhận diện công ty một cách rõ ràng hơn và chi tiết hơn. Ví dụ giá trị cốt lõi của một công ty thành công thể hiện ở cách họ phục vụ khách hàng. Khi khách hàng nói với công ty rằng họ cảm thấy yêu thích doanh nghiệp, bạn biết rằng nhân viên của bạn đang sống với giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp bạn tạo ra, đó là “tinh thần phục vụ”.

Giá trị cốt lõi hình thành nên tầm nhìn của tổ chức, là nền tảng để thu hút và giữ chân những nhân viên giỏi nhất, đóng góp nhiều nhất của công ty. Bởi lẽ, trên thực tế, hầu hết các ứng viên đều quan tâm đến hình ảnh công ty, giá trị đạo đức và văn hóa của công ty.

Để xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi, doanh nghiệp trả lời 2 câu hỏi:

Chúng tôi tin tưởng vào điều gì ?

Niềm tin của tổ chức thể hiện bằng hành động như thế nào?

Hệ thống giá trị cốt lõi của tổ chức phản ánh rõ nét niềm tin nội tại của tổ chức đó. Không có niềm tin nào là ĐÚNG – SAI; không có niềm tin TỐT – XẤU.

Danh sách giá trị cốt lõi của những doanh nghiệp hàng đầu

Giá trị cốt lõi của Vingroup

Giá trị cốt lõi của Vingroup xoay quanh 6 chữ ” TÍN- TÂM – TRÍ – TỐC – TINH – NHÂN”

Tín

Vingroup đặt chữ TÍN lên vị trí hàng đầu, lấy chữ TÍN làm vũ khí cạnh tranh và bảo vệ chữ TÍN như bảo vệ danh dự của chính mình.

Vingroup luôn cố gắng chuẩn bị đầy đủ năng lực thực thi, nỗ lực hết mình để đảm bảo đúng và cao hơn các cam kết của mình với khách hàng, đối tác; đặc biệt là các cam kết về chất lượng sản phẩm – dịch vụ và tiến độ thực hiện.

Tâm

Vingroup đặt chữ TÂM là một trong những nền tảng quan trọng của việc kinh doanh. Chúng ta thượng tôn pháp luật và duy trì đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội ở tiêu chuẩn cao nhất.

Vingroup coi trọng khách hàng và luôn lấy khách hàng làm trung tâm, đặt lợi ích và mong muốn của khách hàng lên hàng đầu; nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm – dịch vụ hoàn hảo nhất; coi sự hài lòng của khách hàng là thước đo thành công.

Vingroup chăm sóc khách hàng bằng sự tự nguyện; hiểu rõ sứ mệnh phục vụ và chỉ đảm nhận nhiệm vụ khi có đủ khả năng.

Trí

Vingroup coi sáng tạo là sức sống, là đòn bẩy phát triển, nhằm tạo ra giá trị khác biệt và bản sắc riêng trong mỗi gói sản phẩm – dịch vụ.

Vingroup đề cao tinh thần dám nghĩ dám làm; khuyến khích tìm tòi, ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào quản lý, sản xuất; luôn chủ động cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ.

Vingroup đề cao chủ trương về một “Doanh nghiệp học tập”, không ngại khó khăn để học, tự học và “vượt lên chính mình”.

Tốc

Vingroup lấy “Tốc độ, hiệu quả trong từng hành động” làm tôn chỉ và lấy “Quyết định nhanh – Đầu tư nhanh – Triển khai nhanh – Bán hàng nhanh – Thay đổi và thích ứng nhanh…” làm giá trị bản sắc.

Vingroup đề cao khát vọng tiên phong và xác định “Vinh quang thuộc về người về đích đúng hẹn”. Vingroup coi trọng tốc độ nhưng luôn lấy câu “Không nhanh ẩu đoảng” để tự răn mình.

Tinh

Vingroup có mục tiêu là: Tập hợp những con người tinh hoa để làm nên những sản phẩm – dịch vụ tinh hoa; mọi thành viên được thụ hưởng cuộc sống tinh hoa và góp phần xây dựng một xã hội tinh hoa.

Vingroup mong muốn xây dựng một đội ngũ nhân sự tinh gọn, có đủ cả Đức và Tài, nơi mỗi thành viên đều là những nhân tố xuất sắc trong lĩnh vực công việc của mình.

Vingroup quan niệm: Hệ thống của mình phải giống như một người khỏe mạnh, săn chắc và không có mỡ dư thừa. Chúng ta “chiêu hiền đãi sĩ” và “đãi cát tìm vàng” mong tìm ra những người phù hợp, đặt đúng người vào đúng việc để phát huy hết khả năng nhưng cũng sẵn sàng sàng lọc những người không phù hợp.

Nhân

Vingroup xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, nhà đầu tư và xã hội bằng sự thiện chí, tình thân ái, tinh thần nhân văn.

Vingroup luôn coi trọng người lao động như là tài sản quý giá nhất; xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn; thực hành các chính sách phúc lợi ưu việt, tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả CBNV.

Giá trị cốt lõi của Vinser

Giá trị cốt lõi của Vinamilk

Chính trực: Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.

Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, Tôn trọng đồng nghiệp, Tôn trọng Công ty, Tôn trọng đối tác, Hợp tác trong sự tôn trọng.

Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cáchđạo đức.

Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty.

Giá trị cốt lõi của TH True Milk

Giá trị cốt cõi của VNDIRECT

Thái độ tích cực: Tư duy tích cực, sẵn sàng đối mặt và năng động đưa ra giải pháp trong mọi tình huống

Chính trực: Kinh doanh đảm bảo trung thực và đạo đức. Bảo vệ lợi ích và tài sản của khách hàng, uy tín của Công ty và lợi ích của cổ đông.

Tận tâm: Làm việc hết sức để đạt được kết quả cuối cùng nhưng vẫn giữ được niềm vui và đam mê với công việc.

Tri thức nghề nghiệp: Mỗi cá nhân đều có ý thức không ngừng học hỏi, cập nhật những kiến thức mới để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

Giá trị cốt lõi của ngân hàng ABBANK

Hướng đến kết quả:Nỗ lực, cống hiến hết sức mình cho mục tiêu đề raĐưa ra giải pháp trong mọi tình huống với thời gian nhanh nhất, chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhất

Thân thiện – Đồng cảm:Luôn giao tiếp chân thànhChủ động, cởi mở với người khácTin tưởng và tôn trọng người trong và ngoài ABBANK

Trách nhiệm:Hiểu rõ và duy trì tinh thần trách nhiệm không chỉ ở bản thân và cho cả người khác để đạt được các kết quả nhất quán với định hướng của tổ chức

Sáng tạo có giá trị gia tăng:Luôn làm mới các giải pháp từ việc kết hợp giữa giá trị hiện có và ý tưởng mớiTiếp cận vấn đề theo hướng độc đáoTạo ra sự khác biệt để gia tăng lợi ích cho cổ đông, khách hàng của ABBANK

Tinh thần phục vụ:Xác định và biến khách hàng mục tiêu thành khách hàng thân thiết. Luôn hướng tới sự hợp tác lâu dài thông qua việc chia sẻ và cung cấp giải pháp có lợi cho đôi bênLuôn phục vụ khách hàng với tinh thần phục vụ cao nhất.

Giá trị cốt lõi của Techcombank

Khách hàng là trên hết có nghĩa là mỗi việc chúng ta làm chỉ có giá trị khi thực sự mang lại lợi ích cho khách hàng, đồng nghiệp.

Liên tục cải tiến để luôn dẫn đầu.

Tinh thần phối hợp vì ở Techcombank, bạn sẽ không có kết quả tốt nếu không phối hợp.

Phát triển nhân lực vì con người với năng lực cao sẽ tạo lợi thế cạnh tranh và thành công vượt trội cho tổ chức.

Cam kết hành động để vượt qua khó khăn và đạt được thành công lớn.

Giá trị cốt lõi của Ngân hàng BIDV

Giá trị cốt lõi của Viettel

Một trong những hệ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp Việt Nam rất ấn tượng, Viettel với “Truyền thống và cách làm người lính” cũng là niềm tin của ban lãnh đạo Viettel.

Lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý

Học tập và trưởng thành qua những thách thức và sai lầm

Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh

Sáng tạo là sức sống của Viettel

Tư duy hệ thống

Kết hợp Đông Tây

Viettel là ngôi nhà chung

Truyền thống và cách làm người lính

Giá trị cốt lõi của Mobifone

Giá trị cốt lõi của Trung Nguyên Legend

Đức tin tuyệt đối

Phụng sự vô vị lợi

Nhân loại hưởng ứng

Kinh tài vững chắc

Giá trị cốt lõi của EVN – Tập đoàn Điện Lực Việt nam

Chất lượng – Tín nhiệm

Tận tâm – Trí tuệ

Hợp tác – chia sẻ

Sáng tạo – hiệu quả

Giá trị cốt lõi của Samsung

Con Người:Con người là nền tảng làm nên sự thành công của doanh nghiệp. Chúng tôi nỗ lực hết mình cho sự phát triển của từng cá nhân, giúp họ phát huy hết khả năng và đạt được những mục tiêu mong muốn.

Chất Lượng:Tại Samsung, mọi hoạt động đều xuất phát từ lòng đam mê và cam kết không ngừng nghỉ đạt chất lượng hoàn hảo trong mọi sản phẩm và dịch vụ.

Thay Đổi:Xác định tầm nhìn cho tương lai, nhận định xu hướng và các nhu cầu thị trường là một trong những yếu tố cần thiết để phát triển bền vững và mang lại lợi ích cho cuộc sống con người.

Chính Trực:Sự chính trực và đạo đức kinh doanh là nền tảng cho mọi hoạt động tại Samsung. Chúng tôi hướng đến sự công bằng, minh bạch và tôn trọng giữa các bên.

Cùng Phát Triển:Không chỉ là một doanh nghiệp, Samsung cam kết trở thành một công dân có trách nhiệm với xã hội và môi trường tại mọi cộng đồng và quốc gia đang hoạt động.

Giá trị cốt lõi của Apple

Chúng tôi tin rằng chúng tôi có mặt trên trái đất này là để tạo ra những sản phẩm tuyệt vời sẽ thay đổi thế giới.

Chúng tôi tin vào sự đơn giản, không phải sự phức tạp.

Chúng tôi tin rằng chúng tôi cần sở hữu và kiểm soát các công nghệ chính đằng sau các sản phẩm chúng tôi tạo ra.

Chúng tôi chỉ tham gia vào các thị trường mà chúng tôi có thể đóng góp đáng kể.

Chúng tôi nói không với hàng ngàn dự án ở bên ngoài để chúng tôi có thể tập trung vào một số dự án thực sự quan trọng và có ý nghĩa đối với chúng tôi.

Chúng tôi tin tưởng vào sự hợp tác sâu sắc và sự cộng tác giữa các cá nhân trong tập thể. Chính điều này cho phép chúng tôi đổi mới theo cách mà những người khác không thể.

Chúng tôi không chấp nhận bất cứ điều gì thiếu tính ưu việt trong mỗi nhóm của công ty và chúng tôi có sự tự tin để thừa nhận khi chúng tôi sai và can đảm thay đổi.

Giá trị cốt lõi của FPT

Giá trị cốt lõi của FPT gói gọn trong 6 chữ ‘ Tôn đổi đồng – Chí gương sáng’.

Tôn đổi đồng có nghĩa là “Tôn trọng cá nhân – Tinh thần đổi mới – Tinh thần đồng đội.”

Tôn trọng là tôn trọng cá nhân, bao gồm: Nối thẳng , Lắng nghe và Bao dung

Đổi mới là tinh thần đổi mới bao gồm: Học hành, Sáng tạo và STCo ( là sự hài hước, hóm hỉnh đặc trưng của người FPT)

Đồng đội là tinh thần đồng đội bao gồm: Đồng tâm, Tập thể và Chân tình.

Chí gương sáng có nghĩa là ” Chí công – Gương mẫu – Sáng suốt”

Chí công là nền tảng quan trọng nhất để lãnh đạo xây dựng niềm tin trong nhân viên và để nhân viên làm việc hết mình thay vì xu nịnh lãnh đạo.

Gương mẫu là Lãnh đạo phải là người thể hiện rõ nét nhất về Tinh thần FPT, về giá trị của ba chữ ‘Tôn Đổi Đồng’

Sáng suốt là tầm nhìn xa và tính quyết đoán.

Giá trị cốt lõi của Thế Giới Di Động

Tận tâm với Khách hàng

Trung thực

Integrity – Nói gì làm nấy

Nhận trách nhiệm

Yêu thương và hỗ trợ đồng đội

Máu lửa trong công việc

Giá trị cốt lõi của Google

Tập trung vào người dùng và tất cả những người khác sẽ làm theo.

Tốt nhất là làm một điều thực sự, thực sự tốt.

Nhanh thì tốt hơn chậm.

Dân chủ trên web hoạt động.

Bạn không cần phải ở bàn làm việc để cần câu trả lời.

Bạn có thể kiếm tiền mà không làm điều ác.

Luôn có nhiều thông tin ngoài kia.

Nhu cầu thông tin vượt qua mọi biên giới.

Bạn có thể nghiêm túc mà không cần một bộ đồ.

Tuyệt vời không đủ tốt.

Giá trị cốt lõi của Facebook

Giá trị cốt lõi của Công ty Unilever

Kinh doanh liêm chính

Mang lại ảnh hưởng tích cực và không ngừng cải tiến.

Xác định mục tiêu

Luôn sẵn sàng hợp tác

Giá trị cốt lõi của Coca cola

Lãnh đạo: Sự can đảm để định hình một tương lai tốt hơn

Hợp tác: Tận dụng thiên tài tập thể

Chính trực: Hãy thực tế

Trách nhiệm: Nếu nó là như vậy, nó tùy thuộc vào tôi

Đam mê: Cam kết trong trái tim và tâm trí

Đa dạng: Bao gồm như thương hiệu của chúng tôi

Chất lượng: Những gì chúng tôi làm, chúng tôi làm tốt

Nguồn: https://bstyle.vn/gia-tri-cot-loi.html

Từ khóa tìm kiếm:

Giá Trị Cốt Lõi Là Gì? Bí Quyết Xây Dựng Giá Trị Cốt Lõi Thành Công!

Việc làm Quản lý điều hành

1. Bạn đã hiểu giá trị cốt lõi là gì chưa?

Hãy hình dung về một người không cá tính, không có những thế mạnh. Họ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”, trò chuyện với đồng nghiệp, hưởng lương và có tận hưởng cuộc sống theo cách riêng của mình nhưng hiếm khi thấy khó đưa ra những ý tưởng đóng góp cho tập thể. Dĩ nhiên, họ vẫn có thể làm đủ ngày, đảm bảo những yêu cầu của công việc. Thế nhưng, những con người như vậy khó lòng được lãnh đạo trọng dụng. Họ cũng không đủ năng lượng để truyền cảm hứng cho bất kỳ ai. Và cũng hiếm khi, họ có thể thay đổi được thế giới.

Với một doanh nghiệp cứ đều đều như những doanh nghiệp khác, không có cá tính riêng, thì không thể xây dựng cho mình được một thương hiệu, cũng không đủ tầm ảnh hưởng để lôi kéo khách hàng đến với sản phẩm của họ. Doanh nghiệp đó, sẽ sớm bị lụi bại. Nói cách khách, để có thể tồn tại và phát triển được, doanh nghiệp buộc phải tự tạo ra những giá trị. Đó có thể là những quy định, quy chế, đó cũng có thể là những “nếp sống”, văn hóa sinh hoạt của nhân viên, đó cũng có thể là những slogan, những tagline đi trả lời cho những câu hỏi: Đến với doanh nghiệp của họ khách hàng sẽ được những gì, có nên tập trung đầu tư mạo hiểm một dự án mới và bỏ ngang dự án cũ? Có nên đặt ra những nguyên tắc khắt khe trong quản lý nhân viên hay cho họ môi trường thoải mái, để sáng tạo và thời điểm nào là phù hợp? Tất cả những điều này cấu thành thuật ngữ giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp. Vậy giá trị cốt lõi là gì?

Là lãnh đạo doanh nghiệp startup hay một công ty có quy mô, chắc chắn bạn đã nghe và hình dung trong đầu về giá trị cốt lõi là gì? Giá trị cốt lõi trong tiếng Anh là Core values được cấu thành từ 2 thành tố quen thuộc “giá trị” và “cốt lõi”. Trong đó giá trị được hiểu là những phẩm chất rất riêng, nhưng đặc điểm riêng biệt của những cá nhân trong công ty, những sắc màu, tiêu chuẩn nguyên tắc để phân biệt được những cá nhân này với cá nhân khác và khu biệt được những giữa tổ chức này cũng như tổ chức khác. “Cốt lõi” là những giá trị được chắt lọc, đặc sắc nhất, tốt nhất và quan trọng nhất.

Giá trị cốt lõi được hiểu là những phẩm chất, nguyên tắc, quan điểm căn cốt, nền tảng nhất của doanh nghiệp được xác lập ngay từ đầu và theo doanh nghiệp trong suốt hành trình phát triển và vượt qua những thách thức. Giá trị cốt lõi thường làm kim chỉ nam cho doanh nghiệp xây dựng tầm nhìn chiến lược, định hướng, mục tiêu phát triển và quy định những hành vi nội bộ, cách ứng xử của nhân viên trong một tổ chức. Giá trị cốt lõi cũng góp phần xây dựng bản sắc văn hóa doanh nghiệp, tự trang bị cho nhân viên thái độ chủ động trong việc thực thi, ý thức trách nhiệm trong làm việc và đặc biệt là niềm tự hào. Giá trị cốt lõi là nhân tố có ảnh hưởng lâu dài lên doanh nghiệp, Do vậy, bó tạo nên tính thống nhất đồng bộ và chuyên nghiệp cho công ty, tổ chức.

Nếu một nhân viên đang làm việc trong một tổ chức không thể tự cảm nhận hay chia sẻ với những người thân, bạn bè về những nguyên tắc làm việc, những giá trị văn hóa khác biệt nơi anh ta hay cô ta làm việc, gắn bó…thì nguyên nhân đầu tiên, có thể nằm ở khâu tổ chức,quản lý. Việc xây dựng giá trị cốt lõi nhưng không truyền bá rộng rãi, không làm cho nhân viên cảm thấy mình được “tắm”trong những thông điệp, tầm nhìn đó mỗi ngày. Đó là một lỗ hổng to lớn trong khâu quản lý, tổ chức. Nếu có điều kiện đến thăm những doanh nghiệp có quy mô lớn, bạn sẽ dễ hiểu hơn về những điều là Lại Trang nhấn mạnh về những giá trị cốt lõi. Biểu hiện của giá trị cốt lõi đó có thể là những khẩu hiệu, những câu nói nổi tiếng của những vị đại diện doanh nghiệp được treo lên trong không gian làm việc. Đó có thể là bức tường tôn vinh những cá nhân đóng vai trò dựng xây và phát triển tâm đoàn. Đó cũng có thể là “luật ngầm” về nguyên tắc ứng xử, tiếp đón khi có “khách đến chơi nhà”.

Nhắc đến những giá trị cốt lõi, phần lớn chúng ta vẫn hình dung đến những thứ to lớn và thường thuộc về những cuộc “diễn thuyết thương hiệu” của các vị tổng giám đốc hay những tập tài liệu dài ngoằng gửi đến đối tác hay chiếm đến vài trang trong phần website giới thiệu công ty? Nhưng trên thực tế, những giá trị cốt lõi nếu xác định vững chắc ngay từ đầu, nó sẽ được biểu hiện qua những hành động, thái độ, phong cách làm việc của từng cá nhân khi làm việc khi đến doanh nghiệp. Một đặc điểm nữa của giá trị cốt lõi khác so với giá trị khác hay tầm nhìn chiến lược hay đường lối ở tính ổn định. Thường thì với những doanh nghiệp, hầu hết các tiêu chí về tuyển dụng, quy mô công ty, hình thức hoạt động thường phải chịu tác động trực tiếp từ phía thị trường.

Việc làm nhân viên nghiên cứu thị trường

Song tuy nhiên, những điều được xác định là giá trị cốt lõi thì rất hiếm khi bị thay đổi. Nó thường được quy định bởi những người đứng đầu và ấn định từ giai đoạn tiền phát triển, thông qua những cuộc hội ngộ ý lâu dài giữa thành phần chủ chốt trong thành phần của ban giám đốc. Nhắc đến Vingroup, đối tác và khách hàng thường nhớ đến 6 chữ vàng mà chủ tịch hội đồng quản trị đã đề ra thời điểm sơ khai gồm : ” Tín – Tâm – Trí – Tốc – Tinh- Nhân”. Con để của Mark Zuckerberg lấy giá trị cốt bằng 5 từ khóa vàng ” Tập trung vào ảnh hướng – chuyển động nhanh – Táo bạo – cởi mở – tạo ra giá trị xã hội”. Đó chính là giá trị cốt lõi. Xây dựng giá trị cốt lõi trở thành bước đầu tiên, quan trọng nhất, dù doanh nghiệp của bạn đang phát triển ở một giai đoạn nhất định hay muốn “bỏ đi hết và làm lại từ đầu”. Vì sao vậy? Những kiến giải của chúng tôi nay sau đây sẽ cho bạn câu trả lời.

2. Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng giá trị cốt lõi?

Trong bối cảnh, văn hóa doanh nghiệp trở thành một tiêu chí để đánh giá độ chuyên nghiệp, thực chất đó chỉ là việc doanh nghiệp đó đang thực hành các giá trị cốt lõi.

2.1. Giá trị cốt lõi là kim chỉ nam cho hành động của doanh nghiệp

Bước đường đi, nước bước của doanh nghiệp để xây dựng doanh nghiệp đi lên hay vượt qua những khó khăn, những giá trị cốt lõi sẽ là kim chỉ nam, chiếc la bàn để giúp doanh nghiệp đó có thể đề ra những chiến lược đúng đắn, không bị lệch hướng. Giá trị cốt lõi thường ít bị tác động bởi nhân tố bên ngoài. Vậy nên nó là “tấm bình phong” để doanh nghiệp điều chỉnh những sách lược phù hợp với bối cảnh kinh tế, bối cảnh tuyển dụng mà không mất đi “hồn cốt” của doanh nghiệp.

2.2. Tạo nên tính gắn bó giữa các thành viên và tính thống nhất trong tổ chức

Một ví dụ để chỉ ra vai trò của những giá trị cốt lõi đó là sự kỷ luật, nội dung trong doanh nghiệp. Bản chất những nội quy này đã phản ánh một phần những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đồng thời là con đường để buộc các nhân viên thực hành những giá trị cốt lõi đó. Người xưa có câu ” Gia có gia quy, quốc có quốc pháp”.Cả tập thể chỉ có thể phát huy được sức mạnh khi cùng đồng lòng thực hiện, xây dựng tổ chức theo nguyên tắc chung, vì ai cũng có cá tính riêng. Trong trường hợp, không có những giá trị cốt lõi để định hướng, đây sẽ là môi trường để những cái tôi cá nhân quá đà phá hỏng cả tập thể. Đó chính là tính thống nhất. Hơn thế, khi nhân viên biết rằng, họ có những điểm chung, người này sẽ nhắc nhở người kia…từ đây thúc đẩy xây dựng tính tập thể và nhân viên trở nên gắn bó.

Việc làm nhân viên hành chính nhân sự

2.3. Đồng nhất các thông điệp nội bộ Marketing

Trong doanh nghiệp có nhiều phòng ban, mỗi phòng có quan điểm riêng, chiến lược phát triển khác nhau. Trong trường hợp này, giá trị cốt lõi chính là nội dung thâu tóm và ảnh hưởng trực tiếp để xóa bỏ trường hợp nhân viên của từng bộ phận tung ra những quan điểm thiếu tính nhất quán (phòng này xung đột với phòng kia) tránh đối tác và khách hàng nhận định sai về doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi sự thống nhất trong nội dung, hình thức mà phong ban áp dụng, dù đó là trên website, mạng xã hội hay truyền thông trực tiếp.

Khoảng 80% ứng viên quyết định đầu quân vào một công ty bởi thương hiệu và danh tiếng của công ty đó. Những điều để làm nên thương hiệu không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm (Vì bản thân họ chưa bao giờ kiểm chứng), hay môi trường làm việc thoải mái. Những ứng viên có thể dễ bị thu hút bởi những giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đề cập đến trong phần mô tả website một cách rõ ràng, những mục tiêu, quan điểm làm việc….đó tạo nên độ chắc chắn và tin tưởng cho ứng viên. Đó sẽ là điều thúc giục họ đầu quan vì họ tin tưởng rằng, những giá trị đó sẽ giúp họ hòa nhập hơn với cộng đồng những người chuyên nghiệp.

3. Bí quyết xây dựng những giá trị cốt lõi thành công!

Để có thể xây dựng thành công những giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp của mình, các vị lãnh đạo nên phác thảo và xây dựng chứng dựa trên những nguyên tắc vàng sau đây:

3.1. Tôn trọng những giá trị ngầm

Lãnh đạo là người khởi phát ra ý tưởng, quan điểm để tạo ra những tạo ra những giá trị cốt lõi, nhằm mục đích định hướng doanh nghiệp. Nhưng chính chủ nhân của nó phải là người thực thi những giá trị cốt lõi đó và làm gương cho những người khác noi theo theo. Nếu lãnh đạo không thể trở thành tấm gương của nhân viên, thì sự giá trị cốt lõi này dù dài và quan trọng đến mấy cũng xem như sụp đổ bởi nói không được thực hiện phổ biến trong cả phạm vị và gây xung đột bởi nhiều ý kiến cá nhân trái chiều…

3.2. Các giá trị phải có sự tập trung và liên kết với nhau

Giá Trị Cốt Lõi Là Gì ? Khái Niệm Tổng Quan Về Giá Trị Cốt Lõi

GIÁ TRỊ CỐT LÕI LÀ GÌ ?

Một số định nghĩa về giá trị cốt lõi. Định nghĩa 1:

Các giá trị cốt lõi là tất cả những gì được công ty coi là không thể trả bằng tiền hay không thể thay đổi. Các giá trị cốt lõi tạo ra một nền tảng để hình thành nên nội quy của công ty.

Định nghĩa 2:

Là một hệ thống niềm tin ảnh hưởng tới cách cư xử giữa con người với con người hay giữa các nhóm người với nhau;

Những giá trị cốt lõi là “linh hồn” của tổ chức;

Là những giá trị hiệu quả đã ăn sâu vào trong tổ chức

Đinh nghĩa 3:

Các giá trị cốt lõi là những quy tắc hướng dẫn thiết yếu và lâu dài:

Giúp định hướng những quyết định và hành động của một tổ chức;

Không phải là những hành động mang tính văn hoá hay hoạt động cụ thể;

Không được xây dựng nên vì mục tiêu tài chính hoặc những cơ lợi trong ngắn hạn;

Tổ chức sẽ mong muốn giữ lại giá trị cốt lõi thậm chí ngay cả khi nhiệm vụ đã thay đổi.

Đinh nghĩa 4:

Là những nguyên lí thiết yếu và mang tính lâu dài của một tổ chức – tập hợp các quy tắc hướng dẫn rất nhỏ có ảnh hưởng sâu sắc tới cách mà mọi người trong tổ chức suy nghĩ và hành động.

Giá trị cốt lõi không quan tâm đến dư luận, nó có giá trị thực chất và có tầm quan trọng rất lớn đối với những người ở bên trong tổ chức. Giá trị cốt lõi là một số rất hiếm những quy tắc hướng dẫn có khả năng ảnh hưởng vô cùng lớn, là linh hồn của tổ chức; đó là những giá trị làm nhiệm vụ hướng dẫn tất cả các hành động.

Giá trị cốt lõi rất có chiều sâu. Và đó là những giá trị cực kì quan trọng. Các giá trị này rất ít khi thay đổi theo sự thay đổi của thị trường. Mặt khác, thường thì các tổ chức sẽ thay đổi thị trường nếu cần thiết để duy trì các giá trị cốt lõi thực tế của tổ chức mình.

TẠI SAO DOANH NGHIỆP CẦN PHẢI XÂY DỰNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI

Giá trị cốt lõi đóng nhiều vai trò quan trọng đối với công ty, doanh nghiệp như:

Giá trị cốt lõi là nền tảng, chuẩn mực cho toàn bộ hành vi ứng xử ở nơi làm việc. Các giá trị cốt lõi của nhân viên tại nơi làm việc, cùng với kinh nghiệm của họ, kết hợp với nhau tạo thành văn hóa doanh nghiệp.

Giá trị cốt lõi giúp củng cố quyết đinh cho doanh nghiệp, đặc biệt là những quyết định khó khăn. Ví dụ, nếu giá trị cốt lõi của công ty là “trách nhiệm” thì khi sẳn phẩm kém chất lượng, bạn sẵn sàng lên tiếng xin lỗi, chịu trách nhiệm và khắc phục hậu quả.

Giá trị cốt lõi giúp khách hàng, đối tác nhận diện công ty một cách rõ ràng hơn và chi tiết hơn. Ví dụ giá trị cốt lõi của một công ty thành công thể hiện ở cách họ phục vụ khách hàng. Khi khách hàng nói với công ty rằng họ cảm thấy yêu thích doanh nghiệp, bạn biết rằng nhân viên của bạn đang sống với giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp bạn tạo ra, đó là “tinh thần phục vụ”.

Giá trị cốt lõi hình thành nên tầm nhìn của tổ chức, là nền tảng để thu hút và giữ chân những nhân viên giỏi nhất, đóng góp nhiều nhất của công ty. Bởi lẽ, trên thực tế, hầu hết các ứng viên đều quan tâm đến hình ảnh công ty, giá trị đạo đức và văn hóa của công ty.

Nguồn tham khảo bài viết: https://wikibatdongsan.com/

Giá Trị Cốt Lõi Của Chủ Nghĩa Mác

Giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (phần 1)

I. Những giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

1. Lực lượng sản xuất: Khái niệm lực lượng sản xuất đã được nhiều học giả trước Mác nêu ra, nhưng lại được kiến giải một cách duy tâm. Khái niệm này chỉ được kiến giải một cách khoa học lần đầu tiên vào tháng 3-1845, khi Mác viết tác phẩm Về cuốn sách của PhiđríchLixtơ “Học thuyết dân tộc về kinh tế chính trị học”. Ở đây, Các Mác chỉ ra tính chất duy tâm trong lý luận của Lixtơ, vạch trần tính chất tư sản của lý luận đó. Các Mác chỉ ra rằng: lực lượng sản xuất không phải là cái “bản chất tinh thần” nào đó như Lixtơ nghĩ ra, mà là một sức mạnh vật chất. Ông viết: “Để xua tan vầng hào quang thần bí có tác dụng cải biến “sức sản xuất”, chỉ cần mở ra bản tổng quan thống kê đầu tiên ta gặp là đủ. Ở đó có nói về sức nước, sức hơi nước, sức người, sức ngựa. Tất cả những thứ ấy đều là “lực lượng sản xuất”[1].

Khi phân tích các yếu tố của lực lượng sản xuất C. Mác sử dụng nhiều cách phân loại khác nhau như: phân loại theo công dụng của lực lượng sản xuất thành tư liệu sản xuất và sức lao động. Trong tư liệu sản xuất lại bao gồm: tư liệu lao động ( công cụ lao động, phương tiện lao động) và đối tượng lao động; hoặc phân loại theo chủ thể sức sản xuất thành sức sản xuất tự nhiên và sức sản xuất của con người.

Theo cách phân chia thứ nhất, C. Mác cho rằng, khi xem xét quá trình lao động một cách trừu tượng, không phụ thuộc vào các hình thức lịch sử của nó, như là một quá trình giữa người và tự nhiên, thì “Nếu đứng về mặt kết quả của nó, tức là đứng về mặt sản phẩm mà xét toàn bộ quá trình, thì cả tư liệu lao động lẫn đối tượng lao động đều biểu hiện ra là tư liệu sản xuất, còn bản thân lao động thì biểu hiện ra là lao động sản xuất…. Định nghĩa này về lao động sản xuất, xét trên quan điểm của một quá trình lao động giản đơn”.

Theo cách phân chia thứ hai, “con người, với tính cách lực lượng sản xuất, không những sáng tạo ra của cải vật chất, mà cùng với sức sản xuất tự nhiên trở thành lực lượng cách mạng thúc đẩy sự phát triển của xã hội”.

C. Mác cho rằng sức sản xuất tự nhiên là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Ông viết: “Nếu không nói đến hình thái ít nhiều phát triển của nền sản xuất xã hội, thì năng suất lao động gắn liền với những điều kiện tự nhiên… Về mặt kinh tế, những điều kiện tự nhiên ở bên ngoài chia thành hai loại lớn: sự phong phú tự nhiên về những tài nguyên dùng làm tư liệu sinh hoạt, nghĩa là tính chất màu mỡ của đất đai, những dòng nước lắm cá, v.v., và sự phong phú tự nhiên về những tài nguyên dùng làm tư liệu lao động như thác nước chảy xiết, sông ngòi mà thuyền bè có thể đi lại được, gỗ, kim loại, than đá, v.v.. Vào buổi đầu của nền văn minh, loại tài nguyên thứ nhất có ý nghĩa quyết định, ở giai đoạn phát triển cao hơn thì loại tài nguyên thiên nhiên thứ hai có ý nghĩa quyết định”. Tuy nhiên, C. Mác nhấn mạnh rằng sức sản xuất tự nhiên không đóng vai trò quyết định sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ (tức chiều hướng phát triển nhờ tăng năng suất lao động xã hội), ngược lại, “Một thiên nhiên quá hào phóng sẽ dắt con người đi như dắt tay một đứa trẻ em mới tập đi. Nó không làm cho sự phát triển của con người thành một sự tất yếu tự nhiên”.

C. Mác đề cao sức sản xuất của con người. Ông viết: “Chính sự cần thiết phải có sự kiểm soát của xã hội đối với một lực lượng nào đó của tự nhiên để tiết kiệm nó, chính sự cần thiết phải chiếm lấy nó hoặc phải thuần thục nó bằng những công trình đại quy mô do bàn tay con người dựng nên, – chính sự cần thiết đó đã đóng một vai trò hết sức quyết định trong lịch sử công nghiệp”

Tóm lại, những luận điểm cơ bản về lực lượng sản xuất của C.Mác và Ph.Ăngghen vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa thời đại được đúc kết như sau:

– Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, phản ánh khả năng con người chinh phục tự nhiên bằng các sức mạnh hiện thực của mình, sức mạnh đó được khái quát thành lực lượng sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện của trình độ chinh phục tự nhiên của con người, lực lượng sản xuất nói lên năng lực thực tế của con người trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội bảo đảm nhu cầu của con người. Để tiến hành sản xuất thì con người phải dùng các yếu tố vật chất, kỹ thuật nhất định. Tổng thể các yếu tố ấy là lực lượng sản xuất, bao gồm:

Sức lao động, bao gồm ba yếu tố: thể lực, trí lực và kỹ năng lao động. Lao động không chỉ bao gồm công nhân trực tiếp, mà còn gồm cả công nhân gián tiếp và các nhà quản lý. Cùng với quá trình phát triển của khoa học và công nghệ, tỷ lệ đội ngũ công nhân gián tiếp tăng lên.

Tư liệu sản xuất là những điều kiện cần thiết để tổ chức sản xuất, bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tư liệu lao động là yếu tố vật chất sản xuất mà con người dựa vào đó tác động lên đối tượng lao động. Đối tượng lao động là yếu tố vật chất của sản xuất mà lao động của con người cùng với tư liệu lao động tác động lên làm biến đổi hình dáng, tính chất vật lý… của đối tượng lao động. Trong tư liệu lao động có công cụ sản xuất là nhân tố quyết định và một bộ phận là vật chuyển dẫn, là những điều kiện sản xuất chung, được gọi là kết cấu hạ tầng (như đường sá, bến cảng, hệ thống điện, viễn thông…). Trong quá trình phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng trở nên quan trọng và có vai trò quyết định đối với toàn bộ quá trình sản xuất và sức sản xuất của nền sản xuất xã hội.

Khoa học kỹ thuật là một bộ phận của lực lượng sản xuất. Nó là cái cốt lõi, yếu tố quyết định trình độ của lực lượng sản xuất.

Lực lượng sản xuất tồn tại một cách khách quan, người ta không được tự do lựa chọn lực lượng sản xuất cho mình… “Vì mọi lực lượng sản xuất là lực lượng đã đạt được, tức là một sản phẩm của một hoạt động đã qua… không phải do họ tạo ra, mà do thế hệ trước tạo ra… Mỗi thế hệ sau đã có sẵn những lực lượng sản xuất do những thế hệ trước đây dựng lên và được thế hệ mới dùng làm nguyên liệu cho sự sản xuất mới”[7] . Do vậy, lực lượng sản xuất là có tính kế thừa và phát triển.

– Trong 3 yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất thì người lao động là yếu tố quyết định nhất, quan trọng nhất bởi con người lao động chế tạo ra tư liệu lao động, và một phần đối tượng lao động, đồng thời là người sử dụng, phát huy vai trò của tư liệu lao động, công cụ lao động. Ngay khoa học – kỹ thuật là yếu tố cốt lõi của lực lượng sản xuất, nhưng tự bản thân khoa học không thể gây ra bất kỳ sự tác động tích cực hay tiêu cực nào đối với thế giới, mà phải thông qua sự vận dụng vào hoạt động thực tiễn của con người thì nó mới phát sinh tác dụng.

– Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của một dân tộc biểu lộ rõ nhất ở trình độ phát triển của phân công lao động.

– Lực lượng sản xuất có vai trò chức năng sáng tạo ra của cải vật chất và là động lực của sự phát triển xã hội

2. Quan hệ sản xuất:

Nếu phạm trù lực lượng sản xuất được các nhà khoa học trước C. Mác đề cập đến nhưng lại được giải thích một cách duy tâm và chỉ đến C.Mác mới được xem xét một cách duy vật khoa học thì phạm trù quan hệ sản xuất là sự sáng tạo riêng của C. Mác. Hàm nghĩa của quan hệ sản xuất được trình bày lần đầu tiên trong tác phẩm “Gia đình thần thánh”, khi C. Mác phân tích mối quan hệ giữa sản phẩm lao động với con người. Ông viết: “Vật thể, với tư cách là sự tồn tại vì con người, với tư cách sự tồn tại vật thể của con người, thì đồng thời cũng là sự tồn tại hiện có của con người vì người khác, là quan hệ người của anh ta đối với người khác, là quan hệ xã hội đối với người”. Và rằng, trong quá trình “… sản xuất ra đời sống – ra đời sống của bản thân mình bằng lao động, cũng như sản xuất ra đời sống của người khác bằng việc sinh con, đẻ cái – biểu hiện ngay ra là một quan hệ song trùng: một mặt là quan hệ tự nhiên, mặt khác là quan hệ xã hội, quan hệ xã hội với ý nghĩa đó là sự hợp tác của nhiều cá nhân, không kể là trong những điều kiện nào, theo cách và nhằm mục đích gì… “. Rằng, “khi phát triển những lực lượng sản xuất của mình, nghĩa là khi sinh sống, thì con người cũng phát triển những quan hệ nhất định giữa họ với nhau,… tính chất của những quan hệ ấy tất yếu phải thay đổi cùng với sự biến cải và phát triển của những lực lượng sản xuất ấy”[10]. Từ cách gọi quan hệ trong quá trình sản xuất là “quan hệ xã hội” hay “quan hệ giao tiếp”, sau này, trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Các Mác và Ph.Ăngghen mới chính thức sử dụng khái niệm quan hệ sản xuất, các ông viết: “Phương thức sản xuất, những quan hệ trong đó các lực lượng sản xuất phát triển, đều không phải là những quy luật vĩnh cửu, mà chúng thích ứng với một trình độ phát triển nhất định của con người và của những lực lượng sản xuất của con người, và bất kỳ sự thay đổi nào trong lực lượng sản xuất của con người đều tất phải dẫn đến một sự thay đổi trong những quan hệ sản xuất của con người”[11]. Kế thừa và những tư tưởng của C.Mác và F.Ăngghen, chính V.I. Lênin sau này đã tiếp tục khẳng định: “…cũng như mọi hiện tượng trong giới tự nhiên đều có nguyên nhân vật chất, sự phát triển của xã hội loài người là do sự phát triển của những lực lượng vật chất, sản xuất quyết định. Quan hệ giữa người với nhau trong việc sản xuất những vật phẩm cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của con người là do sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định. Và chính những quan hệ ấy giải thích tất cả những hiện tượng của đời sống xã hội, những nguyện vọng, tư tưởng và luật pháp của con người”[12].

Có thể nêu ra rất nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng tổng hợp lại, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin có thể nêu một cách khái quát về quan hệ sản xuất như sau: Quan hệ sản xuất là khái niệm dùng để chỉ quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và trao đổi vật chất, thể hiện tập trung ở quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ trao đổi hoạt động cho nhau và quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động. Trong các mặt của quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, quan hệ trung tâm, đặc trưng cho quan hệ sản xuất trong từng xã hội. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ trao đổi và quan hệ phân phối sản phẩm, cũng như các quan hệ xã hội khác.

3. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Một xã hội cụ thể thường bao gồm có ba loại quan hệ sản xuất cơ bản đó là: quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai. Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế – xã hội và tạo ra cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể, để phân biệt xã hội này với xã hội khác. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống cũng có vai trò nhất định và có sự tác động trở lại quan hệ sản xuất đóng vai trò chủ đạo.

Quan hệ sản xuất là cái tạo thành cơ sở kinh tế của xã hội, là cơ sở hiện thực của hoạt động sản xuất tinh thần của toàn bộ những quan hệ tư tưởng, chính trị và những thiết chế tương ứng trong xã hội. Trong Lời tựa viết cho tác phẩm Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị, Các Mác viết: “Toàn bộ những quan hệ sản xuất … hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó”[13]. Quan hệ sản xuất là một mặt của phương thức sản xuất, nếu lực lượng sản xuất biểu thị mặt thứ nhất của mối “quan hệ song trùng” của sản xuất vật chất, thì quan hệ sản xuất biểu hiện mặt thứ hai của quan hệ đó, tức là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất.

Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một trong những nguyên lý cơ bản, cốt lõi của chủ nghĩa duy vật lịch sử, là quan hệ cơ bản của toàn xã hội, quyết định sự vận động phát triển của lịch sử xã hội loài người. Mối liên hệ này do C. Mác phát hiện ra và được trình bày trong nhiều tác phẩm của ông, trong đó, tập trung nhất ở ” Hệ tư tưởng Đức”, “Sự khốn cùng của triết học”, Lời tựa cuốn “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”, Bộ “Tư bản luận” và nhiều tác phẩm khác.

Trong Lời tựa cuốn “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”, C.Mác đã chỉ rõ rằng, “trong sự sản xuất ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ – tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy họp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó. Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ. Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có, hay – đây chỉ là biểu hiện pháp lý của những quan hệ sản xuất đó – mâu thuẫn với những quan hệ sở hữu, trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội…Không một hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tất cả những lực lượng sản xuất mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển, vẫn chưa phát triển, và những quan hệ sản xuất mới cao hơn cũng không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi trong lòng xã hội cũ”. Sau này, chính V.I. Lênin trong quá trình nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn chỉ đạo cách mạng cũng đi đến kết luận: “… chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên. Và dĩ nhiên là không có một quan điểm như thế thì không thể có một khoa học xã hội được”[15].

Từ những tư tưởng của C.Mác và Ph. Ăngghen, Lênin có thể tóm lược những nội dung cốt lõi của mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất như sau:

– Một là, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai thành tố cơ bản cấu thành nên phương thức sản xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, ràng buộc lẫn nhau trong quá trình sản xuất xã hội. Mỗi phương thức sản xuất hay quá trình sản xuất xã hội không thể tiến hành được nếu thiếu một trong hai thành tố trên. Trong đó, lực lượng sản xuất chính là nội dung vật chất, kỹ thuật, công nghệ của quá trình này còn quan hệ sản xuất đóng vai trò là hình thức kinh tế của quá trình đó. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi quan hệ sản xuất phải được điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp, thích ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chỉ có sự thích ứng, phù hợp đó của quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất mới có thể tiếp tục phát triển.

– Hai là, trong mỗi phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định. Tính quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất được thể hiện trên hai mặt thống nhất với nhau: lực lượng sản xuất nào thì quan hệ sản xuất đó và cũng do đó mà khi lực lượng sản xuất thay đổi thì cũng tất yếu đòi hỏi phải có những thay đổi nhất định đối với quan hệ sản xuất.

– Ba là, quan hệ sản xuất luôn có khả năng tác động ngược trở lại, đối với việc bảo tồn, khai thác, sử dụng và phát triển lực lượng sản xuất. Quá trình tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất có thể diễn ra với hai khả năng: tác động tích cực hoặc tiêu cực. Khi quan hệ sản xuất phù hợp với nhu cầu khách quan bảo tồn, khai thác, sử dụng và phát triển của lực lượng sản xuất thì có tác động tích cực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại, nếu trái với nhu cầu khách quan đó thì nhất định sẽ diễn ra quá trình tác động tiêu cực. Lực lượng sản xuất phát triển không ngừng, trong khi đó quan hệ sản xuất lại có tính ổn định tương đối, vì nó gắn với các thiết chế xã hội, lợi ích của giai cấp cầm quyền. Quan hệ sản xuất mang tính ổn định tương đối trong bản chất xã hội của nó. Chính vì thế mà Các Mác đã khẳng định: ” Tổng hợp lại thì những quan hệ sản xuất hợp thành cái mà người ta gọi là những quan hệ sản xuất, là xã hội, và hơn nữa hợp thành một xã hội ở vào một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo riêng biệt. Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội tư bản đều là tổng thể quan hệ sản xuất như vậy, mỗi tổng thể đó đồng thời lại đại biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại”[16]. Sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thúc đẩy xã hội loài người phát triển không ngừng như một quá trình lịch sử – tự nhiên.

– Bốn là, mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là quan hệ mâu thuẫn biện chứng, tức là mối quan hệ thống nhất của hai mặt đối lập. Sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là đi từ sự thống nhất đến mâu thuẫn và một khi mâu thuẫn được giải quyết thì tái thiết lập sự thống nhất mới; quá trình này lặp đi lặp lại trong lịch sử tạo ra quá trình vận động phát triển của phương thức sản xuất.

Bạn đang xem bài viết Giá Trị Cốt Lõi Là Gì? Tại Sao Dn Cần Phải Xây Dựng Giá Trị Cốt Lõi? trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!