Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Trang 45 Vật Lí 9, Định Luật Jun mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Với phần giải bài tập trang 45 Vật lí 9, Định luật Jun – Len-xơ hôm nay, các em học sinh sẽ được tìm hiểu kĩ hơn về định luật Jun – Len-xơ qua các dạng bài: Tính điện năng A của dòng điện chạy qua dây điện trở trong thời gian đã cho, tính nhiệt lượng Q mà nước và bình nhôm nhận được, giải thích hiện tượng cùng một dòng điện chạy qua thì dây tóc bóng đèn nóng lên tới nhiệt độ cao còn dây nối với bóng đèn hầu như không nóng dựa vào định luật…Giải bài C1 trang 45 SGK Vật lý 9
Đề bài:
Hãy tính điện năng A của dòng điện chạy qua dây điện trở trong thời gian trên.
Lời giải:
Giải bài C2 trang 45 SGK Vật lý 9
Đề bài:
Hãy tính nhiệt lượng Q mà nước và bình nhôm nhận được trong thời gian đó.
Lời giải:
Giải bài C3 trang 45 SGK Vật lý 9
Đề bài:
Hãy so sánh A với Q và nêu nhận xét, lưu ý rằng có một phần nhỏ nhiệt lượng truyền ra môi trường xung quanh.
Lời giải:
+ So sánh: ta thấy A lớn hơn Q một chút. Điện năng tiêu thụ đã có một ít biến thành nhiệt lượng được truyền ra môi trường xung quanh.
Giải bài C4 trang 45 SGK Vật lý 9
Đề bài:
Hãy giải thích điều nêu ra trong phần mở đầu của bài: Tại sao với cùng một dòng điện chạy qua thì dây tóc bóng đèn nóng lên tới nhiệt độ cao, còn dây nối với bóng đèn hầu như không nóng lên?
Lời giải:
Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn và dây nối đều có cùng cường độ vì chúng được mắc nối tiếp nhau. Theo định luật Jun – Len-xơ, nhiệt lượng tỏa ra ở dây tóc và dây nối tỉ lệ với điện trở của từng đoạn dây. Dây tóc có điện trở lớn nên nhiệt lượng tỏa ra nhiều, do đó dây tóc nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng. Còn dây nối có điện trở nhỏ nên nhiệt lượng tỏa ra ít và truyền phần lớn cho môi trường xung quanh, do đó dây nối hầu như không nóng lên và có nhiệt độ gần như nhiệt độ của môi trường.
Giải bài C5 trang 45 SGK Vật lý 9
Đề bài:
Một ấm điện có ghi 220V – 1 000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2l nước từ nhiệt độ ban đầu là 200C. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm và nhiệt lượng tỏa vào môi trường, tính thời gian đun sôi nước. Biết nhiệt dung riêng của nước 4 200 J/kg.K.
Lời giải:
Ấm điện được dùng hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức nên công suất P của nó cũng chính bằng công suất định mức (1000W).
Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm và nhiệt lượng tỏa vào môi trường, nên nhiệt lượng Q để đun sôi nước sẽ chính bằng lượng điện năng A mà ấm đã tiêu thụ.
Điện năng – Công của dòng điện là bài học quan trọng trong Chương I Điện học. Cùng xem gợi ý Giải bài tập trang 37, 38, 39 Vật lí 9 để nắm rõ kiến thức tốt hơn.
Bài tập vận dụng định luật Jun – Len-xơ là phần học tiếp theo của Chương I Điện học Vật lí 9 lớp 11 cùng xem gợi ý Giải bài tập trang 47, 48 Vật lí 9 để nắm vững kiến thức cũng như học tốt Vật lí 9.
Giải Vật Lí 9 Bài 17: Bài Tập Vận Dụng Định Luật Jun Len
R đo bằng ôm (Ω)
Q đo bằng Jun (J)
Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 80Ω và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là I = 2,5A.
a) Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1s.
b) Dùng bếp điện để đun sôi 1,5l nước có nhiệt độ ban đầu là 25 o C thì thời gian đun nước là 20 phút. Coi rằng nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước là có ích, tính hiệu suất của bếp. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4 200J/kg.K.
c) Mỗi ngày sử dụng bếp điện này 3 giờ. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bếp điện đó trong 30 ngày, nếu giá 1kW.h là 700 đồng.
Bài giải:
a) Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1s là: Q = I 2Rt = 2,5 2.80.1 = 500 J.
b) Nhiệt lượng cần để bếp điện để đun sôi 1,5l nước có nhiệt độ ban đầu là 25 o C trong 20 phút là:
Q = mc(t 2 – t 1) = 4200.1,5.(100-25) = 472500 J
Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 20 phút là: Q TP = 500.60.20 = 600000 J.
c) Điện năng bếp tiêu thụ trong 30 ngày là: A = P.t = I 2Rt = 2,5 2.80.3.30 = 45000 W.h = 45 kW.h
Một ấm điện có ghi 220V – 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2l nước từ nhiệt độ ban đầu 20 o C. Hiệu suất của ấm là 90%, trong đó nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước đước coi là có ích.
a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước trên, biết nhiệt dung riêng của nước là 4 200J/kg.K.
b) Tính nhiệt lượng mà ấm điện tỏa ra khi đó.
c) Tính thời gian đun sôi lượng nước trên.
Bài giải:
a) Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước trên là:
Q = cm(t 2 – t 1) = 4200.2.(100-20) = 672000 J.
b) Với hiệu suất của ấm là 90% thì nhiệt lượng bếp tỏa ra là:
Q TP = Q/H = 672000 / 90% = 746700 J.
c) Thời gian cần để đun sôi lượng nước trên là:
t = A/P = Q TP / P= 746700 /1000 = 746,7 (s)
Đường dây dẫn từ mạng điện chung tói một gia đình có chiều dài tổng cộng là 40m và có lõi đồng vói tiết diện là 0,5mm 2. Hiệu điện thế ở cuối đường dây (tại nhà) là 220V. Gia đình này sử dụng các đèn dây tóc nóng sáng có tổng công suất là 165W trung bình 3 giờ mỗi ngày. Biết điện trở suất của đồng là 1,7.10-8 Ω.m.
a) Tính điện trở của toàn bộ đường dây dẫn từ mạng điện chung tới gia đình.
c) Tính nhiệt lượng tỏa ra trên đường dây dẫn này trong 30 ngày theo đơn vị kW.h.
Bài giải:
a) Điện trở của toàn bộ đường dây dẫn là:
$R = rho .frac{l}{s} = 1,7.10^{-8}.frac{40}{0,5.10^{-6}} = 1,36Omega$
b) Cường độ dòng điện chạy trong đường đây dẫn là:
c) Nhiệt lượng tỏa ra trên đường dây dẫn này trong 30 ngày là:
Q = I 2Rt = 0,75 2.30.3.1,36 = 68,9 W.h = 0,07 kW.h.
Giải Bài Tập Vật Lí 10
Giải Bài Tập Vật Lí 10 – Bài 35: Thế năng. Thế năng trọng trường (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:
Câu c1 (trang 165 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Hãy cho biết năng lượng mà vật có khi được đặt tại một vị trí trong trọng trường của Trái Đất là năng lượng gì?
Lời giải:
Năng lượng mà vật có được khi đặt vật tại một vị trí trong trọng trường của Trái đất là thế năng trọng trường. Nó là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật, nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường.
Câu c2 (trang 166 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Tìm sự khác nhau giữa động năng và thế năng.
+ Ngược lại, thế năng chỉ phụ thuộc vào vị trí tương đối giữa các phần trong hệ mà lực tương tác giữa các phần đó phải là lực thế.
+ Động năng luôn dương còn thế năng là giá trị đại số, có thể âm, có thể dương hoặc bằng không.
Câu 1 (trang 167 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Hãy nêu các đặc điểm của thế năng. Giữa động năng và thế năng có gì khác nhau?
Lời giải:
* Đặc điểm của thế năng:
– Thế năng của một vật chỉ phụ thuộc vị trí tương đối giữa vật và Trái Đất (thế năng trọng trường) hoặc phụ thuộc độ biến dạng của vật so với trạng thái chưa biến dạng ban đầu (thế năng đàn hồi).
– Độ lớn của thế năng phụ thuộc việc chọn gốc tọa độ (O) tại đó có W t = 0; thế năng có thể dương hoặc âm.
– Hiệu thế năng tại vị trí ban đầu và vị trí cuối bằng công của trọng lực.
* Sự khác nhau giữa động năng và thế năng:
– Thế năng, trái lại, chỉ phụ thuộc vị trí tương đối giữa các phần của hệ với điều kiện lực tương tác trong hệ phải là lực thế.
Lời giải:
– Lực mà công của nó không phụ thuộc dạng đường đi của vật, chỉ phụ thuộc vị trí ban đầu và cuối cùng của vật gọi là lực thế.
– Chỉ khi nào có lực thế tác dụng lên vật thì vật mới có thế năng.
Câu 3 (trang 167 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Viết biểu thức của thế năng trọng trường. Nếu thế năng được xác định sai kém một hằng số cộng tùy ý thì độ giảm thế năng có bằng công của trọng lực không?
Lời giải:
Biểu thức thế năng trọng trường: W t = m.g.z
z: là tọa độ của vật so với mốc thế năng.
+ Nếu chọn gốc O’ khác gốc O ban đầu thì ta có: z’ = z + a.
W’ t = m.g.z’ = m.g.(z + a) = m.g.z + m.g.a
hay W’ t = W t + C (với C = m.g.a = hằng số)
Vậy thế năng trọng trường được xác định sai kém một hằng số cộng thì độ giảm thế năng vẫn bằng công của trọng lực.
Câu 4 (trang 167 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Giải thích ý nghĩa hệ thức : A 12 = W t1 – W t2
Lời giải:
+ Công của trọng lực bằng hiệu thế năng của vật tại vị trí đầu và tại vị trí cuối.
+ Công của trọng lực không phụ thuộc vào dạng đường đi.
+ Hiệu thế năng giữa hai điểm 1 và 2 không phụ thuộc việc chọn mốc thế năng.
– Khi vật đi từ thấp lên cao, trọng lực thực hiện công A 12 < 0 thì thế năng của vật tăng.
– Khi vật đi theo quỹ đạo khép kín thì trọng lực thực hiện công A 12 = 0 thì thế năng của vật không đổi.
Bài 1 (trang 167 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Chọn câu sai
A. Thế năng của một vật tại một vị trí trong trọng trường phụ thuộc cả vào vận tốc của nó tại vị trí đó.
B. Công dương do trọng lực thực hiện bằng độ giảm thế năng của vật trong trọng trường.
C. Thế năng được xác định sai kém một hằng số cộng, nhưng hằng số này không làm thay đổi độ giảm thế năng khi trọng lực thực hiện công
D. Thế năng của một vật trong trọng trường thực chất cũng là thế năng của hệ kín gồm vật và trái đất.
Lời giải:
Đáp án A sai.
Vì thế năng của một vật tại một vị trí trong trọng trường chỉ phụ thuộc vào vị trí đó.
Bài 2 (trang 167 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Dưới tác dụng của trọng lực, một vật có khối lượng m trượt không ma sát từ trạng thái nghỉ trên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài BC = l và độ cao BD = h (hình 35.6). Hãy tính công do trọng lực thực hiện khi vật di chuyển từ B đến C và chứng tỏ công này chỉ phụ thuộc sự chênh lệch độ cao giữa hai điểm B và C.
Lời giải:
Công của trọng lực làm vật trượt trên mặt phẳng nghiêng từ B đến C:
A = P.s.cosα = P.BC.cosα
Mà BC.cosα = BD = h → A = P.h (1)
Công của trọng lực làm vật di chuyển từ B đến C theo phương thẳng đứng và từ D đến C theo phương ngang là:
So sánh (1) và (2) ta thấy công của trọng lực chỉ phụ thuộc sự chênh lệch độ cao giữa B và C mà không phụ thuộc dạng đường đi.
Bài 3 (trang 167 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Trong công viên giải trí, một xe có khối lượng m = 80kg chạy trên đường ray có mặt cắt như hình 35.7. Độ cao của các điểm A, B, C, D, E được tính đối với mặt đất và có các giá trị: z A = 20m, z B = 10m, z C = 15m, z D = 5m, z E = 18m. Tính độ biến thiên thế năng của xe trong trọng trường khi nó di chuyển:
a) Từ A đến B
b) Từ B đến C
c) Từ A đến D
d) Từ A đến E
Hãy cho biết công mà trọng lực thực hiện trong mỗi quá trình đó là dương hay âm
Lời giải:
Độ biến thiên thế năng của xe trong trọng trường khi nó di chuyển:
a) Từ A đến B:
b) Từ B đến C
c) Từ A đến D
d) Từ A đến E
* Công mà trọng lực thực hiện trong mỗi quá trình đó bằng độ biến thiên thế năng trong mỗi quá trình đó. Vậy dấu của công trọng lực chính là dấu của độ biến thiên thế năng.
Bài 4 (trang 168 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Một cần cẩu nâng một contenơ có khối lượng 3000kg từ mặt đất lên độ cao 2m (tính theo di chuyển của trọng tâm contenơ), sau đó đổi hướng và hạ nó xuống sàn một ô tô tải ở độ cao cách mặt đất 1,2m (hình 35.8).
a) Tìm thế năng của contenơ trong trọng trường khi nó ở độ cao 2m. Tính công của lực phát động (lực căng của dây cáp) để nâng nó lên độ cao này.
b) Tìm độ biến thiên thế năng khi contenơ hạ từ độ cao 2m xuống sàn ô tô. Công của trọng lực có phụ thuộc cách di chuyển contenơ giữa hai vị trí đó hay không? Tại sao?
Lời giải:
a) Khi contenơ ở độ cao 2m so với mặt đất, thế năng là
W t = m.g.z = 3000.9,8.2 = 58800 J (mốc thế năng tại mặt đất)
Công của lực phát động để nâng vật lên cao 2m so với mặt đất là (coi chuyển động là đều):
A = │A P│= ΔW t = 58800 – 0 = 58800J
b) Độ biến thiên thế năng khi contenơ hạ từ độ cao 2m xuống sàn ô tô:
Công của trọng lực không phụ thuộc dạng đường đi, chỉ phụ thuộc vị trí đầu và vị trí sau.
Tuy nhiên công của trọng lực khi vật di chuyển từ độ cao z 2 lên độ cao z 1 là công âm, vì hướng trọng lực P ngược hướng với S.
Bài 5 (trang 168 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Một buồng cáp treo chở người với khối lượng tổng cộng 800kg đã từ vị trí xuất phát cách mặt đất 10m tới một trạm dừng trên núi ở độ cao 550m, sau đó lại đi tiếp tới một trạm khác ở độ cao 1300m.
a) Tìm thế năng trọng trường của vật tại vị trí xuất phát và tại các trạm dừng
– Lấy mặt đất làm mức không
– Lấy trạm dừng thứ nhất làm mức không
b) Tính công do trọng lực thực hiện khi buồng cáp treo di chuyển:
– Từ vị trí xuất phát tới trạm dừng thứ nhất
– Từ trạm dừng thứ nhất tới trạm dừng thứ hai
c) Công này có phụ thuộc việc chọn mức như câu (a) không
Lời giải:
a) Chọn mốc thế năng tại mặt đất, chiều dương của trục Oz hướng lên
– Thế năng tại vị trí xuất phát W t0 = mgz 0 = 800.9,8.10 = 78400J
– Thế năng tại trạm dừng thứ nhất:
W t1 = mgz 1 = 800.9,8.550 = 4400000J
– Thế năng tại trạm dừng thứ hai: W t2 = mg z2 = 800.9,8.1300= 101920000J
b) Chọn mốc thế năng tại trạm dừng thứ nhất, chiều dương hướng lên:
– Thế năng tại vị trí xuất phát có tọa độ z 0= -540m
W t0 = -4233600J
– Thế năng tại trạm dừng thứ nhất W t1 = 0
– Thế năng tại trạm dừng thứ hai có z 2 = 750m, W t1 = 5880000J.
c) Công do trọng lực thực hiện khi buông cáp treo di chuyển:
– Từ vị trí xuất phát tới trạm thứ nhất:
– Từ vị trí trạm thứ nhất tới trạm thứ hai:
Công này không phụ thuộc việc chọn mốc thế năng
Giải Bài Tập Vật Lí 7
Giải Bài Tập Vật Lí 7 – Bài 10: Nguồn âm giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:
Lời giải:
– Tiếng rì rào của lá cây phát ra từ lá và cành cây dao động bởi gió.
– Tiếng tích tắc gõ nhịp phát ra từ đồng hồ treo tường…
Bài C2 (trang 28 SGK Vật Lý 7): Em hãy kể tên một số nguồn âm.Lời giải:
– Dây đàn khi gẩy.
– Mặt trống khi đánh, chuông đồng khi gõ.
– Kèn khi thổi, loa phát thanh khi đang hoạt động.
Bài C3 (trang 28 SGK Vật Lý 7): Hãy quan sát dây cao su và lắng nghe, rồi mô tả điều mà em nhìn và nghe được.
Lời giải:
Em nhìn thấy sợi dây cao su “rung rung” và nghe được tiếng “tăng tăng”.
Bài C4 (trang 29 SGK Vật Lý 7): Vật nào phát ra âm? Vật đó có rung động không? Nhận biết điều đó bằng cách nào?
Lời giải:
– Cốc thủy tinh phát ra âm
– Thành cốc có rung động.
– Để nhận biết điều đó ta treo một con lắc bấc sát thành côc. Khi gõ thìa vào thành cốc con lắc bấc rung rinh. Điều đó chứng tỏ thành cốc có rụng động (hay nhìn thấy mặt nước trong cốc rung rinh, đều đó chứng tỏ thành cốc cũng rung động).
Bài C5 (trang 29 SGK Vật Lý 7): Âm thoa có dao động không? Hãy tìm cách kiểm tra xem khi phát ra âm thì âm thoa có dao động không.
Lời giải:
Âm thoa có dao động. Có thể kiểm tra dao động của âm thoa bằng cách:
– Đặt con lắc bấc sát một nhánh của âm thoa khi âm thoa phát ra âm.
– Dùng tay giữ chặt hai nhánh của âm thoa thì không nghe thấy âm phát ra nữa.
– Dùng một tờ giấy đặt nổi trên mặt một chậu nước. Khi âm thoa phát ra âm, ta chạm một nhánh của âm thoa cào gần mép một tờ giấy thì thì thấy nước bắn tóc lên mép tờ giấy.
Kết luận: Khi phát ra âm, các vật đầu dao động.
Bài C6 (trang 29 SGK Vật Lý 7): Em có thể làm cho một số vật như tờ giấy, lá chuối… phát ra âm được không?
Lời giải:
Có thể dùng tờ giấy hay tàu lá chuối quấn thành một cái kèn. Thối vào kèn, phèn sẽ phát ra âm thanh
Bài C7 (trang 29 SGK Vật Lý 7): Hãy tìm hiểu xem bộ phận nào dao động phát ra âm trong hai nhạc cụ mà em biết.
Lời giải:
Tùy theo học sinh.
Ví dụ như đàn ghi ta: bộ phận phát ra âm là dây đàn, cái trống: bộ phận phát ra âm là mặt trống khi dao động.
Thổi kèn → luồng không khí (hơi thở) qua kèn dao động nên kèn phát ra âm (ò, e…)
Bài C8 (trang 29 SGK Vật Lý 7): Nếu em thổi vào miệng một lọ nhỏ, cột không khí trong lọ sẽ dao động và phát ra âm. Hãy tìm cách kiểm tra xem có đúng khi đó cột dao động không?
Lời giải:
Tùy theo học sinh.
Có thể kiểm tra sự dao động của cột không khí trong lọ bằng cách dán vài tờ giấy mỏng ở miệng lọ sẽ thấy tua giấy rung rung.
Hoặc có thể cho vào lọ một ít vụn giấy nhỏ li ti, khi thổi vào lọ thì lọ phát ra âm và thấy vụn giấy bay lên, xuống. Chứng tỏ không khí trong lọ đã dao động làm cho vụn giấy bay.
Bài C9 (trang 29 SGK Vật Lý 7) Hãy làm một nhạc cụ (đàn ống nghiệm) theo chỉ dẫn dưới
– Đổ nước vào bảy ống nghiệm giống nhau đến các mực nước (hình 10.4).
– Dùng thìa gõ nhẹ lần lượt vào từng ống nghiệm sẽ nghe được các âm trầm bổng khác nhau.
a. Bộ phận nào dao động phát ra âm?
b. Ống nào phát ra âm trầm nhất, ống nào phát ra âm bổng nhất?
– Lần lượt thổi mạnh vào miệng các ống nghiệm sẽ nghe được các âm trầm, bổng khác nhau (hình 10.5).
c. Cái gì dao động phát ra âm?
d. Ống nào phát ra âm trầm nhất, ống nào phát ra âm bổng?
Lời giải:
Thí nghiệm cho thấy
a. Không khí và nước trong ống nghiệm dao động phát ra âm.
b. Ống nghiệm chứa cột nước khác nhau (cột không khí trong ống nghiệm cũng khác nhau) → âm phát ra khác nhau. Mực nước trong ống nghiệm càng thấp (cột không khí càng cao) thì âm phát ra càng trầm hơn.
Do đó: Ống có nhiều nước nhất phát ra âm trầm nhất, ấm có ít nước nhất phát ra âm bổng nhất.
c. Cột không khí trong ống dao động phát ra âm.
d. Ống có cột không khí dài nhất phát ra âm trầm nhất.
Ống có cột không khí ngắn nhất phát ra âm bổng nhất.
Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Trang 45 Vật Lí 9, Định Luật Jun trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!