Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Quyết Tranh Chấp Tài Sản Khi Ly Hôn mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Căn cứ pháp lý:
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Luật Đất đai năm 2013
Nội dung:
Thứ nhất, nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng
Giải quyết vấn đề tài sản của vợ chồng khi ly hôn phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng lựa chọn.
Trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thoả thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo nội dung mà vợ chồng đã thoả thuận. Trường hợp vợ chồng thoả thuận không đầy đủ hoặc không rõ ràng thì Toà án áp dụng quy định tương ứng như chế độ tài sản theo quy định của pháp luật để giải quyết.
Trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo luật định thì khi ly hôn việc giải quyết tài sản do vợ chồng theo thoả thuận. Trong trường hợp vợ chồng không thoả thuận được thì Toà án giải quyết theo yêu cầu của vợ, chồng. Giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn cần tuân thủ các nguyên tắc theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể như sau:
+ Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến:
Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
+ Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị. Bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
+ Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định chung.
+ Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Thứ hai, giải quyết tài sản của vợ chồng trong một số trường hợp:
Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình
+ Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
+ Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định.
Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
Khi ly hôn, chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng được thực hiện như sau:
Đối với đất nông nghiệp trồng cây hang năm, nuôi trồng thuỷ sản: nếu cả hai bên đều có nhu cầu và điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thoả thuận của vợ chồng. Nếu không thoả thuận được thì Toà án áp dụng các nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn để giải quyết. Trong trường hợp chỉ có một bên có nhu cầu và có điều kiện tiếp tục sử dụng đát thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng. Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia.
Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở: Việc giải quyết quyền sử dụng đối với loại đất này khi vợ chồng ly hôn áp dụng các nguyên tắc chia tài sản chung theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật đất đai.
Lưu ý: Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định: “1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
…
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”
Theo đó, tài sản kể cả quyền sử dụng đất hình thành sau thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Việc chỉ vợ hoặc chồng đứng tên trên GCN quyền sử dụng đất không phải là căn cứ để xác định quyền sở hữu riêng của vợ hoặc chồng đối với tài sản này
Tuy nhiên khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01/07/2014 quy định: “Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu”.
Như vậy, kể từ khi Luật Đất đai có hiệu lực, cần lưu ý quy định trên để có thể yêu cầu cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.
Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh
Giải Quyết Tranh Chấp Trong Kinh Doanh
Giám đốc thẩm
Thẩm quyền giám đốc thẩm bao giờ cũng thuộc về toà án cấp trên trực tiếp của toà án đã ra bản án, quyết định xét xử giám đốc thẩm.
Cụ thể:
Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp Tỉnh giám đốc thẩm những vụ án, bản án đã có hiệu lực của Toà án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị.
Toà kinh tế – Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà thuộc toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị.
Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các toà thuộc toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị.
Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đôc thẩm những vụ án , quyết định của uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị.
Khách thể của quyền kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm: Những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới trên cơ sở kháng nghị của những người có thẩm quyền.
Căn cứ để kháng nghị:
Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
Kết luận trong bản án quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
Các sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật
Những người sau đây có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Chánh án tòa án tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án các cấp.
Phó chánh án tòa án tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân địa phương
Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng VKS nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp huyện
Thời hạn kháng nghị là 9 tháng kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
Hội đồng xét xử có quyền:
Bác kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu thấy rằng kháng nghị không có căn cứ.
Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
Huỷ bản án, quyết định bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại trong trường hợp có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, hoặc việc xác minh thu thập chứng cứ của toà án cấp dưới không đầy đủ mà toà án cấp giám đốc thẩm không thể bổ sung được.
Huỷ bản án, quyết định bị kháng nghị và đình chỉ việc giải quyết vụ án theo những căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án kinh tế.
Thủ tục tái thẩm
Khách thể của quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm: Là Những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới trên cơ sở kháng nghị của những người có thẩm quyền.
Căn cứ để kháng nghị:
Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự không thể biết được khi giải quyết vụ án.
Có cơ sỏ để chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch là không đúng sự thật hoặc có sự giả mạo bằng chứng.
Người tiến hành tố tụng cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án.
Bản án, quyết định của toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà toà án dựa vào đó để giải quyết vụ án bị huỷ bỏ.
Người có thẩm quyền kháng nghị:
Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án các cấp.
Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng VKS nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp huyện
Thẩm quyền xét xử theo thủ tục tái thẩm: Giống như thủ tục giám đốc thẩm.
Hội đồng xét xử có quyền:
Giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại.
Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ việc giải quyết vụ án theo những căn cứ để đình chỉ giải quyết vụ án kinh tế.
Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh Hiệu Quả
Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh: thương lượng, hòa giải; thông qua tòa án hoặc trọng tài. Nên sử dụng dịch vụ luật sư để quyền lợi của doanh nghiệp được bảo đảm tối đa…
I. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh
Tranh chấp kinh doanh là những bất đồng giữa các chủ thể phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của mình. Nó là những tranh chấp nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Nguyên tắc của việc giải quyết tranh chấp kinh doanh:
II. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh
Có 3 phương thức cơ bản giải quyết tranh chấp kinh doanh là Thương lượng, Hòa giải; Giải quyết tranh chấp thông quá tố tụng tại Tòa Án; Giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài thương mại (hoặc Trọng tài quốc tế gọi tắt chung là Trọng tài).
1. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thông qua thương lượng, hòa giải cần được coi trọng
a. Là hình thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người trên nhiều lĩnh vực, hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau thỏa thuận, thống nhất giải quyết bất đồng và tự nguyện thực hiện việc thỏa thuận đó
b. Ở Việt Nam việc hòa giải tranh chấp kinh doanh đã được coi trọng từ lâu. Khi có tranh chấp kinh doanh, các bên cần thương lượng, hòa giải với nhau. Trường hợp thương lượng, hòa giải không thành mới đưa vụ việc ra Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết. Và tại Tòa án, Trọng Tài các bên vẫn có thể tiếp tục hòa giải với nhau. Theo thống kê ở nước ta, số lượng tranh chấp kinh tế hàng năm được giải quyết bằng phương thức hòa giải chiếm đến quá nửa tổng số vụ việc mà Tòa án, Trọng tài đã giải quyết.
c. Ưu điểm của giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng hòa giải:
– Là cách thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, đỡ tốn kém nhất – Theo cách này, các bên tranh chấp đều “thắng”, không có việc đối đầu giữa các bên, bởi thế quan hệ hợp tác giữa các bên được duy trì – Các bên giữ được các bí mật kinh doanh và uy tín của nhau – Do xuất phát từ sự tự nguyện với thiện chí của các bên, phương án hòa giải dễ được các bên thường nghiêm túc thực hiện
d. Nhược điểm của phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh
Trường hợp thương lượng, hòa giải không thành công thì phương thức được sử dụng sẽ là Giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài
2. Lựa chọn Tòa án hay Trọng tài để giải quyết tranh chấp kinh doanh?
Việc lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thông qua Tòa An hoặc Trọng tài thương mại để đạt được kết quả tốt nhất luôn luôn là vấn đề không hề đơn giản đối với các bên tranh chấp.
Khái niệm:
– Giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Trọng tài thương mại: là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo trình tự tố tụng Trọng tài thương mại– Giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Tòa án: là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh Nhà nước theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Với phương thức này bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp nếu các bên tranh chấp không tự nguyện tuân thủ thì có thể bị cưỡng chế thi hành
a. Trọng tài: Tranh chấp sẽ được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.Các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài bao gồm:– Tranh chấp phát sinh giữa các bên từ hoạt động thương mại– Tranh chấp phát sinh giữa các bên, khi chỉ có một bên hoạt động thương mại– Tranh chấp khác giữa các bên mà theo quy định pháp luật được giải quyết bằng Trọng tài
b. Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Tòa án:+ Thụ lý hồ sơ vụ kiện+ Phân công thẩm phán phụ trách+ Tiến hành hòa giải+ Xét xử sơ thẩm+ Xét xử phúc thẩm (nếu bản án bị kháng cáo)+ Thi hành án
5. So sánh ưu điểm, khuyết điểm của phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng trọng tài và tòa án
* Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Trọng tài:
– Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng: các bên được chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, không trải qua nhiều cấp xét xử (Quyết định của Trọng tài có giá trị thi hành ngay)– Việc chỉ định trọng tài viên, thành lập Hội đồng trọng tài sẽ giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, kinh nghiệm, am hiểu vấn đề tranh chấp – Nguyên tắc trọng tài xét xử không công khai tạo điều kiện cho các bên giữ được uy tín kinh doanh– Trọng tài nhân danh ý chí của các bên, không nhân danh Nhà nước, nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài
* Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Tòa án:
– Tòa án nhân danh Nhà nước để giải quyết tranh chấp, do đó phán quyết của Toà án được đảm bảo thi hành bởi Cơ quan thi hành án– Việc giải quyết được chính xác, công bằng, khách quan và đúng với pháp luật vì có thể qua nhiều cấp xét xử– Tại Việt Nam, chi phí giải quyết tranh chấp kinh tế tại toà án thấp hơn rất nhiều so với chi phí tại Trọng tài thương mại hay Trọng tài quốc tế
* Khuyết điểm của Giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Trọng tài:
– Trọng tài tuyên án chỉ sau một cấp xét xử duy nhất, nên các quyết định của trọng tài có thể không chính xác, gây thiệt hại đối với một trong các bên tranh chấp– Hiện tại ở Việt Nam chi phí để giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng trọng tài khá lớn, không phù hợp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ – Khi không được có thoả thuận trọng tài để giải quyết tranh chấp kinh doanh trong hợp đồng thì khi xảy ra tranh chấp, trọng tài không có thẩm quyền giải quyết – Quyết định của Trọng tài không có giá trị thi hành cao như Quyết định, bản ản của Tòa án
* Khuyết điểm của Giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Tòa án:
+ Các lợi thế mà phương thức đó có thể mang lại cho các bên+ Mức độ phù hợp của hình thức đó đối với nội dung và tính chất của tranh chấp với cả thiện chí của các bên+ Quy định của pháp luật với quyền chọn lựa hình thức giải quyết của các bên
Giải Quyết Tranh Chấp Tại Wto Và Kinh Nghiệm Giải Quyết Các Vụ Án Dân Sự Tại Việt Nam
Khi phát sinh tranh chấp tại WTO, đầu tiên các bên sẽ tiến hành tham vấn để đưa ra giải pháp chung thống nhất nhằm giải quyết vụ việc (Consultation – giai đoạn hòa giải), thông thường trong mỗi vụ việc đều có sự tham gia của bên thứ ba (là những thành viên có lợi ích đáng kể và mong muốn tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp, nếu họ thấy có quyền lợi đáng kể trong vụ việc và cần được Ban hội thẩm xem xét). Chỉ khi tham vấn không thành công, một Panel bao gồm từ 3 – 5 thành viên sẽ được thành lập và có nhiệm vụ xem xét một vấn đề cụ thể đang tranh chấp trên cơ sở các quy định WTO được quốc gia nguyên đơn viện dẫn.
Sau khi hoàn tất việc thành lập Panel để xem xét vụ khiếu nại, việc đầu tiên Panel cần phải làm là ấn định thời gian biểu cho hoạt động tố tụng của mình (Điều 12.3 DSU). Thủ tục của Panel thường bao gồm các nội dung được nêu tại Điều 12 và Phụ lục 3 của DSU, trong đó có sự linh hoạt nhất định để đảm bảo chất lượng báo cáo mà không làm chậm quá trình tố tụng. Việc ấn định thời gian biểu giúp cho các bên nắm rõ được các nội dung và thời hạn cần phải làm trong mỗi vụ tranh chấp, giúp họ chủ động hơn trong việc đưa ra những bằng chứng, căn cứ, lập luận trong các văn bản đệ trình của mình.
Nghị án và soạn thảo báo cáo của Ban hội thẩm
Cuộc họp thứ hai được diễn ra, sau khi các bên đã gửi văn bản trả lời (hay đệ trình văn bản lần thứ hai). Cũng giống nhưng phiên họp đầu tiên, các bên lại một lần nữa đưa ra những lập luận của mình về nội dung của vụ việc, đồng thời cũng trả lời thêm các câu hỏi khác từ Panel và các bên ngay tại cuộc họp và sau đó bằng văn bản. Đôi khi Panel cũng có thể yêu cầu tiến hành một phiên họp thứ ba (hoặc hơn nữa) nếu thấy cần thiết. Văn bản đệ trình và các phiên họp giúp cho các bên thể hiện quan điểm của mình, đưa ra những căn cứ, lập luận chứng minh yêu cầu của mình là đúng hoặc phản bác lại lập luận của bên kia.
Có thể thấy rằng quá trình làm việc của Panel thể hiện sự công khai, minh bạch về thủ tục. Các bên được thể hiện quan điểm của mình đối với trong mỗi tình tiết vụ việc, nội dung của bản báo cáo trong giai đoạn rà soát giữa kỳ, không những vậy nó còn giúp cho Panel xem xét các tình tiết của vụ việc một cách khách quan và toàn diện. Đây là một trong những lý do để mỗi phán quyết của DSB đều trở thành án lệ và được cộng đồng quốc tế công nhận.
3.Kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giải quyết vụ án dân sự: Cũng giống như WTO chúng ta cần sớm triển khai và áp dụng trên toàn quốc áp dụng giao dịch điện tử trong tố tụng dân sự để gửi, nhận đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử theo quy định của Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP ngày 30/12/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Theo quy định Điều 7 Nghị Quyết số 04/2016/NQ-HĐPT thì “người khởi kiện, người tham gia tố tụng thực hiện việc gửi thông điệp dữ liệu điện tử cho Tòa án phải sử dụng chữ ký điện tử…” tuy nhiên, chữ ký điện tử hiện nay chưa được phổ cập rộng rãi trong các giao dịch của đời sống xã hội việc triển khai giao dịch điện tử thời điểm hiện tại sẽ không đạt được hiệu quả cao vì vậy cần phải áp dụng quy định về chữ ký điện tử một cách linh hoạt, có lộ trình thực hiện và áp dụng song song với hình thức gửi văn bản thông thường qua đường bưu điện. Việc áp dụng giao dịch điện tử trong hoạt động tố tụng có ý nghĩa quan trọng đối với Tòa án trong việc kịp thời thông báo tới các bên các văn bản tố tụng, thuận tiện trong việc trao đổi tài liệu giữa các bên với nhau và với Tòa án. Tuy nhiên việc áp dụng công nghệ thông tin đòi hỏi những người tham gia tố tụng phải thành thạo kỹ năng về tin học, điều này có thể gây khó khăn cho các đương sự là người cao tuổi, nơi vùng sâu vùng xa, khi kỹ năng và trình độ tin học chưa được phổ cập. Chính vì vậy, Luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự cần phải là người đi đầu trong việc áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình giải quyết vụ án.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm:
Lưu quản lý hồ sơ bằng văn bản song song với việc quản lý hồ sơ bằng giữ liệu điện tử. Thực tế cho thấy việc sao chụp hồ sơ đối với các đương sự sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí. Vì vậy việc quản lý hồ sơ bằng giữ liệu điện tử vừa thuận tiện trong việc nghiên cứu hồ sơ của Thẩm phán, đương sự, Luật sư… vừa tiết kiệm chi phí. Nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán trong việc hoàn thiện hồ sơ trong từng giai đoạn tố tụng.
– Sau khi thụ lý giải quyết vụ án, việc đầu tiên Thẩm phán được giao nhiệm vụ giải quyết vụ việc cần phải lên kế hoạch và ấn định, công khai quá trình làm việc của cơ quan xét xử trong đó ghi rõ khoảng thời gian, địa điểm tiến hành giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS) như: thời gian thu thập, cung cấp tài liệu chứng cứ của các bên; quá trình hòa giải, chuẩn bị xét xử và lịch xét xử vụ án. Quá trình làm việc này có thể thay đổi tùy theo diến biến và tính phức tạp của từng vụ việc nhưng vẫn phải đảm bảo quy định về trình tự thủ tục và thời hạn. Việc ấn định thời gian biểu giúp cho các bên nắm rõ được nội dung làm việc và thời hạn trong mỗi vụ việc, giúp họ chủ động hơn trong việc đưa ra những bằng chứng, căn cứ, lập luận trong các yêu cầu của mình đồng thời thể hiện sự công khai minh bạch trong hoạt động xét xử của Tòa án cũng như kinh nghiệm của Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án. Theo Điều 476 BLTTDS cũng đã quy định về việc Tòa án phải gửi thông báo thụ lý vụ án, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa cho đương sự ở nước ngoài (đây là quy định mới trong BLTTDS) một trong những yêu cầu về hội nhập quốc tế trong quá trình phát triển của khoa học luật dân sự Việt Nam.
– Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, việc quan trọng nhất của Thẩm phán là phải xác minh thu thập chứng cứ, làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án. Thẩm phán chỉ tiến hành thu thập tài liệu chứng cứ theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự và đề cao việc tự đưa ra tài liệu chứng cứ và các căn cứ pháp lý của các đương sự để chứng minh cho yêu cầu của mình. Vì vậy việc tạo điều kiện, khuyến khích, yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ, lời khai và thể hiện quan điểm của đương sự trong mỗi tình tiết của vụ án có ý nghĩa rất quan trọng nhằm làm sáng tỏ nội dung vụ án, giúp hội đồng xét xử đưa ra quyết định đúng đắn phù hợp với quy định của pháp luật và lẽ công bằng.
– Hòa giải là thủ tục bắt buộc đối với các tranh chấp dân sự (trừ những vụ án không được hòa giải theo Điều 206 BLTTDS). Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và để phiên hòa giải diễn ra có hiệu quả thì trước khi tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (Điều 208 BLTTDS) Thẩm phán phải hoàn tất việc soạn thảo chi tiết nội dung vụ án bao gồm các tình tiết khách quan, tài liệu, chứng cứ, quan điểm của các bên trong mỗi tình tiết của vụ việc để chuyển và lấy ý kiến xác nhận của các bên về nội dung vụ án. Tòa án có thể đưa ra những câu hỏi cho các bên hoặc các bên có thể tự đưa ra câu hỏi cho bên kia để làm sáng tỏ một vấn đề trong vụ án (Khoản 19 Điều 70 BLTTDS). Đây là giai đoạn quan trọng giúp cho các bên nắm được nội dung và bản chất của vụ việc làm tiền đề cho quá trình hòa giải diễn ra sau đó. Tại phiên hòa giải một lần nữa các bên sẽ trình bày ý kiến quan điểm của mình về nội dung vụ việc, các bên có thể hỏi nhau và đưa ra các hướng giải quyết.
Giai đoạn xét xử: Sau khi các bên thể hiện ý kiến của mình đối với dự thảo bản án, Tòa án sẽ tiến hành xét xử vụ án. Về cơ bản, nội dung bản án đã được hoàn thiện sau khi sửa đổi bổ sung nếu có sai sót, đồng thời cũng thể hiện ý kiến của các bên đối với từng nội dung của bản án. Ngoài ra cần phải soạn thảo bản án một cách khoa học, thể hiện rõ nội dung, tình tiết trong vụ việc tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu, trích dẫn bản án của tổ chức cá nhân và quá trình xem xét lại ở cấp phúc thẩm. Một lần nữa Thẩm phán cần phải hoàn tất việc phân tích pháp lý của mình đối với từng tình tiết cụ thể nếu các bên có ý kiến. Việc này thể hiện kinh nghiệm, bản lĩnh và trí tuệ của Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án.
[1] https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_status_e.htm
Bạn đang xem bài viết Giải Quyết Tranh Chấp Tài Sản Khi Ly Hôn trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!