Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Hình Học 10 Bài 1: Các Định Nghĩa mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
TUẦN : 1 – 2 Ngày dạy : CHƯƠNG I : VECTƠ §1. CÁC ĐỊNH NGHĨA I.MỤC TIÊU: 1.1- Về kiến thức: – Hiểu khái niệm vectơ, vectơ-không, độ dài vectơ, hai vectơ cùng phương, cùng hướng, hai vectơ bằng nhau. – Biết được vectơ-không cùng phương, cùng hướng với mọi vectơ. 1.2- Về kĩ năng: – Chứng minh được 2 vectơ bằng nhau. – Khi cho trước điểm A và vectơ , dựng được điểm B sao cho 1.3- Về tư duy : Rèn luyện tư duy logic và trí tưởng tượng không gian. Biết quy lạ về quen. 1.4- Về thái độ: Cẩn thận chính xác trong tính toán, lập luận. II. CHUẨN BỊ VỀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Thước kẻ, bút dạ quang, tranh vẽ III. GỢI Ý VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Gợi mở vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, đan xen hoạt động nhóm. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: Hoạt động 1: Vectơ là gì ? 2: Củng cố khái niệm vectơ. 3: Hai vectơ cùng phương, cùng hướng. 4: Củng cố hai vectơ cùng phương, cùng hướng. 5: Hai vec tơ bằng nhau. 6: Củng cố hai vectơ bằng nhau. 7: Dựng ( cho trước) 8: Bài tập 3 SGK. 9: Bài tập 4 SGK 10: Bài tập 5 SGK TIẾT 1 Vectơ là một khái niệm toán học mới đối với các em. Để học chương này, các em cần hiểu vectơ là gì , tổng của 2 vectơ, hiệu của 2 vectơ, tích của vectơ với 1 số Đây là những kiến thức rất quan trọng, chúng là cơ sở để học môn hình học ở trung học phổ thông. * Hoạt động 1: Vectơ là gì ? Một chiếc tàu thủy chuyển động thẳng đều với tốc độ 20 hải lý một giờ, hiện nay đang ở vị trí M. Hỏi sau 3 giờ nữa nó sẽ ở đâu ? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG + Giáo viên gọi học sinh trả lời. Lưu ý câu hỏi vì sao ? + Giáo viên treo tranh như hình vẽ 1 SGK Các mũi tên trong tranh cho biết thông tin gì về sự chuyển động của tàu A, tàu B ? – Nếu biết thêm hướng chuyển động thì câu hỏi trên sẽ được giải đáp – Các đại lượng có hướng thường được biểu thị bằng mũi tên gọi là Vectơ – Cho đoạn thẳng AB, nếu thêm dấu “à” vào điểm B thì ta có vectơ với điểm đầu A, điểm cuối B (Kí hiệu) Nếu thêm dấu “à” vào điểm A ta có vectơ nào ? Từ đó em hãy cho biết Vectơ là gì ? Trong vật lý hãy kễ những đại lượng có hướng? Cho 3 điểm phân biệt A,B,C không thẳng hàng, hảy đọc tên các vectơ có điểm đầu, điểm cuối lấy trong các điểm đã cho ? – Giáo viên giới thiệu không chỉ rõ điểm đầu, điểm cuối – Giáo viên giới thiệu vectơ-không + Học sinh lắng nghe câu hỏi trên và trả lời: Không, vì không biết tàu chuyển động theo hướng nào. + Học sinh quan sát kỹ tranh vẽ, trả lời: – Hướng chuyển động của tàu A, B. – Tốc độ của tàu A, B. + Phát biểu định nghĩa. Cần chú ý tên gọi mới: Vectơ, điểm đầu, điểm cuối. – Kể đầy đủ 6 Vectơ I.VECTƠ là gì ? a) Định nghĩa: Vectơ là đoạn thẳng có hướng, nghĩa trong 2 điểm mút của đoạn thẳng đã chỉ rỏ điểm nào là điểm đầu, điểm nào là điểm cuối. Kí hiệu: A: Điểm đầu B: Điểm cuối B A b) Vectơ-không: Vectơ có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau gọi là vectơ-không. * Hoạt động 2: Củng cố khái niệm vectơ thông qua bài tập 1 SGK + Vectơ khác với đoạn thẳng như thế nào? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG + Cho HS hoạt động nhóm + Lưu ý cho HS: Đoạn thẳng BA, AB là một; còn và là hai vec tơ khác nhau + HS phân biệt rõ nét sự khác nhau giữa đoạn thẳng và vectơ * Hoạt động 3: Hai Vectơ cùng phương – cùng hướng HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG Giáo viên giới thiệu về “giá” của 1 vectơ Từ khái niệm trên HS có thể cho biết giá của vectơ-không là gì? – Cho học sinh quan sát hình 3 SGK Các vectơ nào có giá trùng nhau , song song, cắt nhau ? – Giới thiệu về 2 vectơ cùng phương Cho học sinh phát biểu lại định nghỉa 2 Vectơ cùng phương – Rút ra kết luận về phương của vectơ-không và vectơ – HS quan sát hình 4 SGK Từ đó giáo viên giới thiệu 2 Vectơ cùng hướng, ngược hướng – Giới thiệu điều quy ước: vectơ-không cùng hướng với mọi vectơ + Học sinh độc lập suy nghĩ + Học sinh phát hiện vị trí tương đối về giá của các cặp vectơ + Phát hiện tri thức mới + Ghi nhận về vectơ cùng phương + Phát hiện các vectơ cùng hướng, ngược hướng II.HAI VECTƠ CÙNG PHƯƠNG, CÙNG HƯỚNG. a) Vectơ cùng phương: – Hai vectơ được gọi là cùng phương nếu chúng có giá song song hoặc trùng nhau – Vectơ-không cùng phương với mọi vectơ. b). Vectơ cùng hướng: – Nếu hai vectơ cùng phương thì hoặc chúng cùng hướng hoặc chúng ngược hướng. * Hoạt động 4: Củng cố 2 vectơ cùng phương, cùng hướng thông qua bài tập 2 SGK ( bỏ câu f) Các khẳng định sau đây có đúng không ? a). Hai vectơ cùng phương với một vectơ thứ ba thì cùng phương. b). Hai Vectơ cùng phương với một vectơ thứ ba khác vectơ-không thì cùng phương. c). Hai vectơ cùng hướng với một vectơ thứ ba thì cùng hướng. d). Hai vectơ cùng hướng với một vectơ thứ ba khác vectơ-không thì cùng hướng. e). Hai vectơ ngược hướng với một vectơ khác vectơ –không thì cùng hướng. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG + Cho học sinh phát biểu sau đó đưa ra kết quả + Học sinh suy nghĩ trả lời chính xác câu đúng là b, d và e. * Hoạt động 5: Hai Vectơ bằng nhau HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG + Giới thiệu khái niệm độ dài của 1 vectơ Từ đó rút ra: độ dài vectơ-không bằng bao nhiêu ? – HS quan sát hình 5 SGK chỉ ra các đoạn thẳng bằng nhau Ta có thể nói được hay không ? Từ đó giáo viên đưa ra định nghĩa 2 vectơ bằng nhau Giáo viên cần nhấn mạnh 2 yếu tố: cùng hướng, cùng độ dài – Giới thiệu kí hiệu vectơ-không: + Nhận biết khái niệm mới: Độ dài vectơ + Học sinh phát hiện tri thức mới và ghi nhận III. HAI VECTƠ BẰNG NHAU: Độ dài của vectơ kí hiệu: Định nghĩa: Hai vectơ được gọi là bằng nhau nếu chúng cùng hướng và cùng độ dài Kí hiệu: * Hoạt động 6: Củng cố 2 vectơ bằng nhau thông qua bài toán sau Cho , AD, BE, CF là các trung tuyến, G là trọng tâm. Chỉ ra các bộ 3 Vectơ (khác ) đôi một bằng nhau HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG + Giáo viên phân công một nhóm trình bày lời giải trên bảng + Các nhóm còn lại nhận xét + Học sinh vẽ hình trên giấy, chỉ ra đúng các vectơ bằng nhau + Ghi nhận kết quả đúng * Hoạt động 7: Dựng Vectơ Cho Vectơ và điểm O bấy kỳ. Hãy xác định điểm A sao cho , có bao nhiêu điểm A như vậy ? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG – Nêu vấn đề, yêu cầu học sinh giải bài toán, rút ra kết luận Đọc hiểu yêu cầu bài tóan. Dựng theo yêu cầu bài toán. Xác định mấy điểm A ? TIẾT 2 * Hoạt động 8: Luện tập bài tập 3 SGK Giáo viên treo bảng có kẻ ô (hình 7 SGK) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG + Các nhóm hoạt động + Phân nhiệm vụ cho các nhóm + Giáo viên nhận xét cho kết quả đúng để học sinh ghi nhận + Các nhóm nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi + Các nhóm khác lắng nghe, cho ý kiến + Các Vectơ cùng phương: + Các Vectơ cùng hướng + Các Vectơ bằng nhau * Hoạt động 9: Luyện tập bài tập 4 SGK HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG + Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài + Giáo viên điều khiển học sinh trả lời theo trình tự các câu + Học sinh vẽ hình trên giấy, nhìn hình trả lời đúng, sai + Ý kiến của học sinh ghi nhận đúng, sai. a) Sai d) Sai b) Đúng e) Đúng c) Đúng f) Đúng * Hoạt động 10: Luyện tập bài tập 5 SGK HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG + Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ lục giác đều +Học sinh lên bảng trình bày dưới sự chỉ định của giáo viên + Mỗi học sinh làm bài vào vỡ bài tập của mình + Khi được chỉ định lên bảng trình bày bài giải của mình. a) b) V. CỦNG CỐ: 1). Cho đều ABC. Các đẵng thức sau: Đúng, sai ? a) b) 2) Cho hình bình hành ABCD tâm O. Điền vào chổ trống đễ được đẳng thức đúng VI/. DẶN DÒ: Các em cần biết: Hai Vectơ bằng nhau, biết dựng 1 điểm M sau cho với điểm A và cho trước. Xem trước bài: “Tổng của hai Vectơ”
Giáo Án Hình Học 10 Nc Tiết 1: Các Định Nghĩa
Chương 1 : VECTƠ Tiết 1 : Các định nghĩa I. Mục tiêu bài dạy. 1.Về kiến thức: – Hiểu khái niệm vectơ – không, độ dài vectơ, 2 vectơ cùng phương, 2 vectơ cùng hướng, 2 vectơ ngược hướng, 2 vectơ bằng nhau. – Biết được vectơ – không cùng phương và cùng hướng với mọi vectơ. 2.Về kĩ năng: – Chứng minh được hai vectơ bằng nhau – Khi cho trước điểm A và dựng được điểm B sao cho . 3.Về tư duy: – Rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy logic, tư duy trừu tượng 4. Về thái độ – Cẩn thận, chính xác, trong tính toán,lập luận. – Hiểu và vận dụng được các định nghĩa. II. Chuẩn bị phương tiện dạy học 1. Đối với học sinh : – Đồ dùng học tập : thước kẻ, bút, giấy nháp – Bảng trong và bút dạ cho hoạt động cá nhân và hoạt động khác. 2. Phương tiện: – Các bảng phụ và các phiếu học tập. – Máy chiếu. – Máy tính, Projector, Overhead. – Đồ dùng dạy học : thước III. về Phương Pháp Dạy Học: – Gợi mở vấn đáp – Phát hiện giải quyết vấn đề đan xen hoạt động nhóm. IV. Tiến trình bài học và các hoạt động A. Các hoạt động học tập * HĐ 1 : Vectơ và tên gọi HĐTP 1 : Tiếp cận kiến thức thông qua ví dụ HĐTP 2 : Hình thành định nghĩa và kí hiệu HĐTP 3 : Định nghĩa vectơ – không * HĐ 2 : Hai vectơ cùng phương, cùng hướng HĐTP 1 : Hình thành khái niệm giá vectơ HĐTP 2 : Thông qua ví dụ hình thành khái niệm hai vectơ cùng phương HĐTP 3 : Hình thành định nghĩa về hai vectơ cùng hướng HĐTP 4 : Củng cố về định nghĩa 2 vectơ cùng phương, cùng hướng * HĐ 3 : Hình thành khái niệm hai vectơ bằng nhau HĐTP 1 : Khái niệm về độ dài vectơ HĐTP 2 : Tiếp cận khái niệm hai vectơ bằng nhau HĐTP 3 : Đưa ra định nghĩa 2 vectơ bằng nhau. HĐTP 4 : Củng cố định nghĩa hai vectơ bằng nhau * HĐ 4 : Củng cố toàn bài B. Tiến trình bài dạy. 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho môn học 2. Dạy bài mới: HĐ 1 :Vectơ và tên gọi HĐ của học sinh HĐ của GV – Cho học sinh đọc VD và trả lời các câu hỏi trong SGK. – Quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi – Từ các VD trên học sin đưa ra định nghĩa Vectơ – Học sinh trả lời câu hỏi – Học sinh trả lời và đưa ra định nghĩa Vectơ – không – Cho học sinh nhắc lại định nghĩa Vectơ, kí hiệu Vectơ, điều kiện xác định một Vectơ, định nghĩa Vectơ – không HĐTP 1 : Tiếp cận kiến thức thông qua VD và hình vẽ. Sau khi quan sát, Em hãy cho biết ta có thể xây dựng được hướng chuyển động của tàu A và tàu b không ? HĐTP 2 : Hình thành định nghĩa và kí hiệu. GV dẫn dắt từ các VD để đưa ra khái niệm Vectơ. Chính xác lại định nghĩa và đưa ra kí hiệu. Vectơ hoàn toàn xác định khi nào ? HĐTP 3 : Định nghĩa Vectơ – không. Nếu điểm đầu và điểm cuối trùng nhau thì Vectơ đó có ý nghĩa gì ? GV đưa ra định nghĩa Vectơ – không. HĐTP 4 : Củng cố định nghĩa Cho học sinh nhắc lại các định nghĩa và kí hiệu. Vectơ khác với đoạn thẳng như thế nào ? HĐ 2 : Hai Vectơ cùng phương, cùng hướng HĐ của học sinh HĐ của GV Học sinh quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi của GV Học sinh định nghĩa hai Vectơ cùng phương Học sinh quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi Học sinh nhận xét và đưa ra định nghĩa HĐTP 1 : Hình thành khái niệm giá Vectơ, GV đưa ra khái niệm giá Vectơ HĐTP 2 : Hình thành định nghĩa và VD Đưa hình vẽ cho học sinh quan sát Có nhận xét gì về giá của các cặp Vectơ và ; và ; và ; và và; và ;vàlà những cặp Vectơ cùng phương vàkhông là Vectơ cùng phương Hãy định nghĩa thế nào là hai Vectơ cùng phương GV chính xác định nghĩa HĐTP 3 : Hình thành định nghĩa hai Vectơ cùng phương Cho học sinh quan sát hình vẽ Có nhận xét gì về hướng của các cặp Vectơ sau : và ; và ; và Cho học sinh nhận xét Cho học sinh định nghĩa hai Vectơ cùng hướng GV chính xác hoá định nghĩa HĐTP 4 : Củng cố về định nghĩa hai Vectơ cùng phương, cùng hướng Có nhận xét gì về phương, hướng của các cặp Vectơ sau : và ; và Chia học sinh làm 4 nhóm làm các phần a, b, c của Bài tập 2. HĐ 3 : Hình thành khái niệm hai Vectơ bằng nhau HĐ của học sinh HĐ của GV Học sinh trả lời câu hỏi 1 trong sgk – Hs quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong SGK HS đưa ra định nghĩa 2 véc tơ bằng nhau HS trả lời Các nhóm trả lời câu hỏi và các nhóm còn lại bổ sung HĐTP1: KN về độ dài véc tơ GV đưa ra kn độ dài véc tơ – với 2 điểm A,B xđ được bao nhiêu đoạn thẳng và bao nhiêu véc tơ HĐTP2: Tiếp cận khái niệm véc tơ bằng nhau – Yêu cầu hs đưa ra định nghĩa hai véc tơ bằng nhau – GV chính xác định nghĩa – Từ định nghĩa trên có nhận xét gì về các véc tơ – GV đưa ra kí hiệu véc tơ không HĐTP3: Củng cố định nghĩa 2 véc tơ bằng nhau GV: Chia lớp học thành 4 nhóm: Nhóm 1, 2 trả lời HĐ 1 Nhóm 3, 4 trả lời HĐ 2 – Yêu cầu từng nhóm trả lời câu hỏi – GV nhận xét câu trả lời * Củng cố toàn bài HĐ 4: GV: Chia lớp học thành 4 nhóm Nhóm 1: 2a,b Nhóm 2: c, d Nhóm 3: e, f Nhóm 4: BT3 – GV nhận xét câu trả lời của từng nhóm – GV nhắc lại kiến thức toàn bài 3. Hướng dẫn HS học ở nhà: – Ôn là bài cũ. – Giải BT trong SGK – Đọc trước bài mới.
Giáo Án Tin Học Lớp 10 Bài 1: Tin Học Là Một Ngành Khoa Học
*) Vai trò của máy tính điện tử:
– Ban đầu máy tính ra đời chỉ với mục đích cho tính toán đơn thuần, dần dần nó không ngừng được cải tiến và hỗ trợ cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau.
– Ngày nay, máy tính đã xuất hiện ở khắp mọi nơi, chúng hỗ trợ hoặc thay thế hoàn toàn con người.
Ngày soạn: 22/08/2014 Ngày dạy 28/8 30/8 29/8 25/8 26/8 27/8 26/8 Lớp 10B1 10B2 10B3 10B4 10B5 10B6 10B7 10B8 10B9 10B10 Tiết theo PPCT: 01 BÀI 1: TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC 1. Mục tiêu a. Kiến thức: - Biết Tin học là một ngành khoa học: có đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu riêng. Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ; - Biết được sự phát triển mạnh mẽ của Tin học do nhu cầu của xã hội; - Biết các đặc tính ưu việt của máy tính điện tử; - Biết được một số ứng dụng của Tin học và máy tính điện tử trong các hoạt động của đời sống. b. Kỹ năng: - Nhận ra được các ứng dụng tin học trong đời sống xã hội. c. Thái độ: - Có thái độ đúng đắn khi học môn Tin học và ứng dụng nó ngoài xã hội. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của Giáo viên: - SGK, Giáo án, Máy tính, Máy chiếu. b. Chuẩn bị của Học sinh: - SGK, Vở ghi bài. 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: b. Giảng nội dung bài mới: (40') Trong thời đại ngày nay, việc ứng dụng CNTT nói chung và máy tính nói riêng đã được nhiều nước, nhiều ngành quan tâm. Tin học là một ngành khoa học mũi nhọn. Nhờ các phương tiện thông tin đại chúng, mỗi chúng ta đều ít nhiều hiểu về ngành khoa học tin học và máy tính điện tử. Tuy nhiên mức độ hiểu biết của mỗi người là khác nhau. Để hiểu một cách chi tiết, chúng ta cùng tìm hiểu về ngành khoa học Tin học thông qua bài học đầu tiên: Tin học là một ngành khoa học. (2') Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của Tin học: (13') Em hãy trình bày sự hiểu biết của mình về Tin học? Nhận xét và đưa ra kết luận: Khi ta nói đến Tin học là nói đến máy tính cùng các dữ liệu trong máy tính được lưu trữ và xử lý phục vụ cho các mục đích khác nhau trong mỗi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vậy Tin học là gì? Trước tiên ta đi xem xét về sự hình thành và phát triển của Tin học. Vì sao Tin học là một ngành khoa học mới hình thành nhưng có tốc độ phát triển mạnh mẽ như hiện nay? Nhấn mạnh lại câu trả lời của học sinh: Sự phát mạnh mẽ của Tin học là do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin của con người. Những ngành thực tế có sự trợ giúp của Tin học? Đưa ra những ý kiến của mình về Tin học. Vận dụng sự hiểu biết của mình đồng thời tìm hiểu SKG để trả lời câu hỏi. - Do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin của con người. - Tiện lợi cho mọi hoạt động của con người. - Ứng dụng trong mọi hoạt động của xã hội hiện nay. - Linh hoạt, đa năng cho mọi hoạt động. - Quản lý hồ sơ của trường học, bệnh viện. - Phòng chụp X- Quang của bệnh viện, phòng siêu âm, xét nghiệm, - Trong ngành công nghiệp chế tạo: MTĐT điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động, hỗ trợ kỹ sư trong việc thiết kế nhà, ô tô trên máy tính cũng cần có sự hiểu biết về tin học. 1. Sự hình thành và phát triển của Tin học: - Tin học là một ngành khoa học mới được hình thành và phát triển mạnh mẽ, động lực cho sự phát triển đó là nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin của con người. - Ngành khoa học Tin học ra đời để đáp ứng những yêu cầu khai thác tài nguyên thông tin, đó là ngành Tin học. - Tin học dần hình thành và phát triển trở thành một ngành khoa học độc lập, với nội dung, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu riêng. - Quá trình nghiên cứu và triển khai các ứng dụng không tách rời việc phát triển và sử dụng máy tính điện tử. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò và đặc tính Ưu việt của MTĐT (15') Trong vài thập niên gần đây, sự phát triển như vũ bão của Tin học đã đem lại cho con người một kỷ nguyên mới: "Kỷ nguyên công nghệ thông tin" với những sáng tạo mang tính vượt bậc đã giúp đỡ rất lớn cho con người trong cuộc sống hiện tại. Bởi vậy, vì sao tin học lại phát triển nhanh và mang lại nhiều lợi ích cho con người đến thế. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, con người muốn làm việc và sáng tạo đều cần thông tin. Chính vì nhu cầu cấp thiết ấy mà máy tính cùng với những đặc tính riêng biệt của nó đã ra đời. Qua thời gian, Tin học ngày càng phát triển và nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Hãy nêu vai trò của MTĐT? Nhấn mạnh thêm: Ban đầu máy tính ra đời với mục đích giúp đỡ cho tính toán thuần túy. Song thông tin ngày càng nhiều và ngày càng đa dạng đã thúc đẩy con người không ngừng cải tiến máy tính để phục vụ cho nhu cầu mới. Máy tính đã từng thắng vua cờ Kasparôp. Vậy em nào cho biết so với con người thì MTĐT có những đặc tính ưu việt gì? Phân tích và tổng kết về các đặc tính của MTĐT. Phân tích cho học sinh hiểu việc học Tin học trong trường phổ thông là có học sử dụng máy tính. Tuy nhiên ở đây là chúng ta học văn hóa Tin học. Trước sự bùng nổ thông tin hiện nay, máy tính được coi như là công cụ không thể thiếu của con người, càng nhanh tiếp xúc với máy tính nói riêng và Tin học nói chung thì càng có nhiều cơ hội hòa nhập với cuộc sống hiện đại. Điều này được khẳng định thông qua mạng Internet. Tham khảo SGK và sự hiểu biết trả lời câu hỏi: Hỗ trợ con người trong việc tính toán và trợ giúp con người trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Tham khảo SGK và trả lời các đặc tính ưu việt của MTĐT. 2. Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử: *) Vai trò của máy tính điện tử: - Ban đầu máy tính ra đời chỉ với mục đích cho tính toán đơn thuần, dần dần nó không ngừng được cải tiến và hỗ trợ cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau. - Ngày nay, máy tính đã xuất hiện ở khắp mọi nơi, chúng hỗ trợ hoặc thay thế hoàn toàn con người. *) Đặc tính của máy tính điện tử: Một số đặc tính giúp máy tính trở thành công cụ hiện đại và không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta: - Máy tính có thể làm việc không mệt mỏi suốt 24h. - Máy tính có tốc độ xử lý thông tin nhanh, độ chính xác cao. - Máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin lớn trong một không gian hạn chế. - Giá thành ngày càng hạ, gọn nhẹ và tiện dụng. - Các máy tính có thể liên kết với nhau tạo thành một mạng máy tính và có thể chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính với nhau. Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm về Tin học (10') Tin học = khoa học nghiên cứu thông tin. Cụ thể là nghiên cứu khía cạnh nào của thông tin? Đó là phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, truyền, biến đổi thông tin một cách tự động. Thế nào là tự động? là sử dụng MTĐT? Nhấn mạnh yếu tố tự động. Việc nghiên cứu công nghệ chế tạo, hoàn thiện máy tính cũng thuộc lĩnh vực Tin học. Cần hiểu Tin học theo nghĩa vừa sử dụng máy tính vừa phát triển máy tính chứ không đơn thuần xem máy tính chỉ là công cụ. Công cụ nghĩa là: Tin học sử dụng MTĐT để thực hiện các thao tác xử lý thông tin. Mục tiêu nghĩa là: Tin học nghiên cứu chế tạo sao cho MTĐT ngày càng hoàn thiện. 3. Thuật ngữ Tin học: Một số thuật Tin học được sử dụng là: Informatique (Tiếng Pháp) Informatics (Tiếng Anh) Computer Scsience (Tiếng Mĩ) Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. MTĐT vừa là công cụ nghiên cứu vừa là mục tiêu nghiên cứu của tin học. c. Củng cố - luyện tập (3') - Buổi đầu tiên các em được làm quen với môn Tin học, biết khái niệm về Tin học, sự hình thành và phát triển của Tin học, vai trò và đặc tính ưu việt của máy tính điện tử. Từ đó các em cần hiểu rằng Tin học không chỉ là sử dụng máy tính. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2') - Ôn lai khái niệm Tin học và các câu hỏi cuối bài. - Tìm hiểu trước bài 2: Thông tin và dữ liệu. 4. Rút kinh nghiệm giờ dạyGiáo Án Hình Học 12 §1 Khái Niệm Về Khối Đa Diện + Bài Tập
+ Về kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm khối đa diện, hình đa diện.
+ Về kỹ năng: _ Học sinh tính được số cạnh, số mặt của khối đa diện bà các mối quan hệ giữa chúng.
_ Phân chia được các khối đa diện phức tạp thành những khối đa diện đơn giản.
+ Về tư duy, thái độ: Tích cực, nghiêm túc trong học tập, cẩn thận chính xác khi vẽ hình.
+ Giáo viên: Giáo án, thước, phấn màu .
+ Học sinh: Chuẩn bị bài tập ở nhà,
ChuongI§1 KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆN Ngày soạn: 11/ 08/ 2008 Số tiết: 1 I/ Mục tiêu: + Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là khối đa diện, hình đa diện. + Về kỹ năng: Phân chia một khối đa diện thành các khối đa diện đơn giản. + Về tư duy, thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Giáo viên: Giáo án, phấn màu, bảng phụ. + Học sinh: SGK, thước, bút màu. III/ Phương pháp: đạt vấn đề, gợi mở, vấn đáp IV/ Tiến trình bài học: Ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Hoạt động 1: tiếp cận khái niệm. Tg Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng 5' 5' 5' 5' 5' +Treo bảng phụ 1 và yêu cầu học sinh nhận xét: -Gợi ý:1. mỗi hình tạo thành bằng cách ghép bao nhiêu đa giác? 2. mỗi hình chia không gian thành 2 phần, mô tả mỗi phần? -Gợi ý trả lời: 2. bơm khí màu vào mỗi hình trong suốt để phân biệt phần trong và ngoài → giáo viên nêu khái niệm điểm trong của mỗi hình đó. -Yêu cầu học sinh trả lời ví dụ 1 -Các hình trong bảng phụ 1 cùng với các điểm trong của nó được gọi là khối đa diện, vậy khối đa diện là gì? →Gv chốt lại khái niệm. -Yêu cầu học sinh tham khảo sgk để nêu khái niệm về cạnh, đỉnh, mặt, điểm trong và tên gọi của các khối đa diện. -Yêu cầu học sinh trả lời ví dụ 2 -Giáo viên giới thiệu các khối đa diện phức tạp hơn trong bảng phụ 1( d, e). + Yêu cầu học sinh quan sát trả lời câu hỏi 1 sgk. -Nêu chú ý trong sgk/5 và nêu khái niệm hình đa diện. -Yêu cầu học sinh thực hiện hoạt động 1 sgk/5. -Treo bảng phụ 2 và yêu cầu học sinh trả lời hình nào là hình đa diện, khối đa diện. -Học sinh quan sát và nhận xét. -Suy nghĩ trả lời -A, B, C, D, E không phải là điểm trong của hình đó. -Học sinh suy nghĩ trả lời -Khối chóp ngũ giác, khối lăng trụ tam giác. -Hình a là khối đa diện, hình b không phải khối đa diện vì nó không chia không gian thành 2 phần. -Suy nghĩ trả lời. 1/ Khối đa diện, khối chóp, khối lăng trụ. a/ Khái niệm khối đa diện: (SGK) b/ Khối chóp, khối lăng trụ: Ví dụ 2: Gọi tên các khối da diện sau? c/ Khái niệm hình đa diện: (SGK) Hoạt động 2: phân chia và lắp ghép khối đa diện: Tg Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng 10' 7' + Hđtp 1: tiếp cận vd1 -Vẽ hình bát diện. Xét 2 khối chóp chúng tôi và E.ABCD, cho hs nhận xét tính chất của 2 khối chóp. - Gv nêu kết luận sgk/6 - Yêu cầu học sinh phân chia khối đa diện trên thành 4 khối tứ diện có đỉnh là các đỉnh của đa diện. - Tương tự chia khối đa diện đó thành 8 khối tứ diện. - yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 2 sgk/6 + Hđtp 2: thực hiện hđ 2 sgk/6 -Yêu cầu hs thực hiện hđ 2 Tổng quát: bất kỳ khối đa diện nào cũng có thể phân chia được thành các khối tứ diện. + Hđtp 3: Vd2. Nhận xét ví dụ 1: - hai khối chóp không có điểm trong chung - hợp của 2 khối chóp là khối bát diện. -Suy nghĩ trả lời -Suy nghĩ trả lời. 1/Khối lăng trụ được phân chia thành A'.ABC; A'.BB'C'C 2/A'.ABC; A'.BB'C'; A'.BCC' (Học sinh xem vd2 sgk) 2. Phân chia và lắp ghép khối đa diện. Ví dụ 1: Cho khối đa diện như hình bên. Tổng quát: (SGK) Ví dụ 2: ( SGK) Củng cố( 3'): - Nhắc lại các khái niệm. -Phân chia khối hình hộp thành 6 khối tứ diện? ( về nhà). 5. Dặn dò: Làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 sgk. V/ Phụ lục: Bảng phụ 1: Bảng phụ 2: Trường THPT Lê Hồng Phong BÀI TẬP KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆN Ngày soạn: 11/ 08/ 2008 Số tiết: 1 I/ Mục tiêu: + Về kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm khối đa diện, hình đa diện. + Về kỹ năng: _ Học sinh tính được số cạnh, số mặt của khối đa diện bà các mối quan hệ giữa chúng. _ Phân chia được các khối đa diện phức tạp thành những khối đa diện đơn giản. + Về tư duy, thái độ: Tích cực, nghiêm túc trong học tập, cẩn thận chính xác khi vẽ hình. II/ Chuẩn bị: + Giáo viên: Giáo án, thước, phấn màu.. + Học sinh: Chuẩn bị bài tập ở nhà, III/ Phương pháp: phát vấn, gợi mở, vấn đáp IV/ Tiến trình bài học: Ổn định lớp: Nội dung: Hoạt động 1: kiểm tra khái niệm và làm bài tập 1,2 Tg Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng 15' + Đặt câu hỏi: khái niệm về khối đa diện, hình đa diện? cho khối đa diện có các mặt là tam giác, tìm số cạnh của khối đa diện đó? cho khối đa diện có các đỉnh là đỉnh chung của 3 cạnh, tìm số cạnh của khối đa diện đó? _ Gợi ý trả lời câu hỏi: 2. nếu gọi M là số mặt của khối đa diện, vì 1 mặt có 3 cạnh và mỗi cạnh là cạnh chung của 2 mặt suy ra số cạnh của khối đa diện dó là 3M/2 3. nếu gọi Đ là số đỉnh của khối đa diện, vì 1 đỉnh là đỉnh chung của 3 cạnh và mỗi cạh là cạnh chung của 2 mặt suy ra số cạnh của khối đa diện là3Đ/2. → Yêu cầu học sinh làm bài tập 1, 2 sgk/7. _ yêu cầu học sinh tự vẽ những khối đa diện thỏa ycbt 1, 2 sgk. _ giới thiệu bằng bảng phụ 1 số hình có tính chât như thế bằng bảng phụ 1( áp dụng cho bài tập 1) -Trả lời khái niệm hình đa diện, khối đa diện. -Gọi M là số mặt của khối đa diện thì số cạnh của nó là: 3M/2. -Gọi Đ là số đỉnh của khối đa diện thí số cạnh của khối đa diện đó là 3Đ/2. - lên bảng làm bài tập. lên bảng vẽ. Bài tập 1 sgk/7: Gọi M, C lần lượt là số mặt, số cạnh của khối đa diện Khi đó: = C Hay 3M =2C do đó M phải là số chẵn. Bài tập 2 sgk/7 Gọi D, C lần lượt là số đỉnh, số cạnh của khối đa diện, khi đó =C hay 3D= 2C nên D là số chẵn. Hoạt động 2: Phân chia khối đa diện thành nhiều khối đa diện: Tg Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng 20' _ yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập 4, 5 sgk _ yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn và suy nghĩ còn cách nào khác hay chỉ chó 1 cách đó thôi? Học sinh làm bài tập. Suy nghĩ và lên bảng trình bày Bài 4sgk/7 Bài tập 5 sgk/7 3/ Bài tập củng cố( 7'): Bài 1: Mỗi đỉnh của hình đa diện là đỉnh chung của ít nhất: A. 5 cạnh. B. 4 cạnh. C. 3 cạnh. D. 2 cạnh. Bài 2: Cho khối chóp có đáy là n- giác. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng? A. Số cạnh của khối chóp bằng n + 1. B. Số mặt của khối chóp bằng 2n. C. Số đỉnh của khối chóp bằng 2n + 1. D. Số mặt của khối chóp bằng số đỉnh của nó. Bài 3. Có thể chia hình lập phương thành bao nhiêu tứ diện bằng nhau? A. 2. B. 4. C. 6. D. Vô số. 4. Dặn dò( 3'): Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. V/ Phụ lục: Bảng phụ 1:Bạn đang xem bài viết Giáo Án Hình Học 10 Bài 1: Các Định Nghĩa trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!