Xem Nhiều 6/2023 #️ Giáo Án Vật Lí 10 Tiết 49 Bài 30: Quá Trình Đẳng Tích # Top 6 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 6/2023 # Giáo Án Vật Lí 10 Tiết 49 Bài 30: Quá Trình Đẳng Tích # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Vật Lí 10 Tiết 49 Bài 30: Quá Trình Đẳng Tích mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

TIẾT 49 NGÀY DẠY: 22/02/2016 Bài 30: QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH – ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠ I. MUC TIÊU: 1.Kiến thức: – Nêu được thế nào là quá trình đẳng tích – Phát biểu được định luật Sác Lơ – Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì – Nêu được P, V , T xác định trạng thái của một lượng khí 2. Kĩ năng và năng lực: a. Kĩ năng: – Vận dụng được thuyết động học phân tử để giải thích đặc điểm về hình dạng, thể tích của các chất khí ở thể rắn, lỏng, khí. – Vẽ được các đường đẳng tích trong hệ toạ độ ( p, V) – Vận dụng được Đl Sac-lơ để giải các bài tập ra trong bài và các bài tập tương tự. b. Năng lực: – Kiến thức :K1,K2, K3 – Phương pháp:P2,P3 -Trao đổi thông tin: X5,X6, X7,X8 – Cá thể: C1 3. Thái độ: -Có ý thức vận dụng những kiến thức vật lý vào đời sống. 4. Trọng tâm: – Định luật Sác-Lơ 5. Tích hợp : Chỉ mục II. Định luật Sác- Lơ – Chế tạo bóng đèn sợi đốt cần nghiên cứu kích cở hay là bề dày của bóng đủ để khi chịu tác dụng của quá trình đẳng nhiệt không làm bóng đèn bị nổ II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên : – Dụng cụ thí nghiệm hình 30.2 SGK – Dụng cụ để vẽ đồ thị 2.Học sinh : – Ôn lại nội dung kiến thức của bài 29 III. PHƯƠNG PHÁP: -Đặt vấn đề – Vấn đáp IV. TIEÁN TRÌNH DAÏY – HOÏC 1. Ổn định tổ chức:(5 Phút) – Kiểm tra sĩ số – Kiểm tra bài cũ: + Phát biểu và viết biểu thức của định luận Bôi-lơ – Ma-ri-ốt? + Vận dụng bài tập 8 trang 159 sgk – Giới thiệu bài mới 2. Tiến trình dạy và học:(40 phút) Hoạt động 1 ( 5 phút ) : Tìm hiểu quá trình đẳng tích Các năng lực cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản K1-K2-K3: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí, Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí, Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập→để lời kiến thức cũ Thế nào là đẳng quá trình ? Có các đẳng quá trình nào ? – Quá trình đẳng nhiệt là gì? – Quá trình đẳng tích là gì? Hãy lấy 1 ví dụ về quá trình đẳng tích? – Thế nào là đẳng quá trình ? Có các đẳng quá trình nào ? – Quá trình đẳng nhiệt là gì? – Quá trình đẳng tích là gì? Hãy lấy 1 ví dụ về quá trình đẳng tích? – Xác nhận câu trả lời đúng của học sinh – Học sinh trả lời kiến thức cũ – Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi. VD: Đun nóng khí trong xilanh kín; phơi năng một bình thủy tinh chứa khí và đậy kín. – Hs tiếp thu, ghi nhận I. Quá trình đẳng tích Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi là quá trình đẳng tích. Hoạt động 2( 20 phút ): Xây dựng định luật Sác-lơ. Các năng lực cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản X5-X6: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ), trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp→để tiếp thu ví dụ làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV . P2-P3: mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó, Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí→để trả lời p có tỉ lệ thuận với T hay không?và nhận xét được – Ví dụ: khi đặt 1 ly thủy tinh lên tấm kính thủy tinh với góc nghiêng đủ lớn kính khi có lực tác động nhẹ. để ly có thể trượt trên tấm kính. + Hiện tượng nào xảy ra ? + Vì sao ? HD: Dựa vào thuyết động học phân tử chất khí để giải thích ? + Vậy trong quá trình biến đổi thể tích không thay đổi thì nhiệt độ và áp suất có quan hệ như thế nào với nhau ? – GV kết luận về nhận định: Khi thể tích không thay đổi nhiệt độ tăng thì làm áp suất tăng. – Để biết sự tăng nhiệt độ kéo theo tăng áp suất có thực sự tỉ lệ thuận với nhau không ta tiến hành thí nghiêm để kiểm tra dự đoán. – Để làm TN này cần có những dụng cụ nào? Và bố trí như thế nào? + Mục đích TN cần xác định các đại lượng nào ? Dụng cụ để đo? – Hướng dẫn tìm phương án. + Cần có một bình kín chứa lượng khí m. + Có áp kế gắn vào bình để đo áp suất khí trong bình; nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước trong bình. + Làm thay đổi nhiệt độ của khí trong bình mà khí không tràn ra ngoài. – Với các dụng cụ đã có chúng ta tiến hành TN như thế nào ? – Tiến hành thí nghiệm – Kết quả thí nghiệm. – Yêu cầu HS nhận xét kết quả thí nghệm ? – Trong quá trình đẳng tích p và T liên hệ nhau thế nào? – Vậy phải lập tỉ lệ nào đối với hai thông số tỉ lệ thuận ? – Nếu học sinh không tự xử lý số liệu được có thể gợi ý: + Muốn biết p có tỉ lệ thuận với T hay không thì ta xét tỉ số p/T + Nếu p/T không đổi, cho phép kết luận có tỉ lệ thuận với T. – Xác nhận và chỉnh sửa câu trả lời của hs. – Nếu lặp lại TN với khối lượng khí thì có thay đổi không? – Vì thời gian có hạn nên chúng ta chỉ tiến hành 1 TN; Sác-lơ và nhiều nhà khoa học khác đã tiến hành làm TN và đưa ra nhận xét: Trong quá trình đẳng tích, nhưng độ lớn của hằng số phụ thuộc vào khối lượng khí và thể tích khí. – Kết luận này là nội dung của định luật Sác-lơ – Có thể phát biểu ĐL Sác-lơ như thế nào? Lưu ý: Phạm vi áp dụng của định luật: Áp dụng cho khí lí tưởng hoặc khí thực loãng và không cần độ chính xác cao. Áp dung ở nhiệt độ thường nhiệt độ quá thấp thì chất khí hóa lỏng định luật không còn đúng. -GV giới thiệu về nhiệt độ tuyệt đối T – HS tiếp thu ví dụ Làm việc cá nhân để trả lời (khi nhiệt độ tăng, các phân tử va chạm vào thành bình mạnh hơn nên áp suất tăng và ngược lại) – HS trả lời các vấn đề – HS tiếp thu vấn đề – Hs trả lời. – Đề suất các phương án, dụng cụ TN; – Quan sát quá trình thí nghiệm – Tiến hành TN: (đun khí trong bình, đọc p và T ghi vào bảng) Nhiệt độ (K) Áp suất (105Pa) – Quan sát rồi ghi kết quả TN vào bảng – Dựa vào kết quả thu được sẽ tìm ra được p có tỉ lệ thuận với T hay không. – Nhận xét được – HS trả lời – Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. -HS tiếp thu II. Định luật Sác- 1. Thí nghiệm: (SGK) 2. Định luật Sác-lơ Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. hay P1/T1 = P2/T2 Hoạt động 3( 10 phút ): Vẽ đường đẳng tích và chỉ ra đặc điểm của nó. Các năng lực cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm )→để ghi nhận khái niệm sau đó vẽ đường đẳng tích. – Thông báo khái niệm đường đẳng tích. – Dựa vào kết quả TN hãy vẽ đường đẳng tích trong hệ tọa độ (p, T) – Kiểm tra kết quả của hs. Dán hình vẽ lên bảng, nhấn mạnh đường đẳng tích nếu kéo dài sẽ qua gốc tọa độ. Không được vẽ thẳng qua gốc tọa độ vì T = 0 và p = 0 là đều không thể có được. – Vẽ thêm đường đẳng tích V2 so sánh V1 và V2 – Gợi ý: Vẽ đường đẳng nhiệt cắt đường đẳng tích V1 tại A và cắt đường đẳng tích V2 tại B. + So sánh p1 với p2 + So sánh V1 với V2 – Các em trả lời C3 Ghi nhận khái niệm -Vẽ đường đẳng tích. – Sửa kết quả III. Đường đẳng tích Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi gọi là đường đẳng tích. Đường trên ứng với thể tích nhỏ hơn. Hoạt động 4 ( 5 phút ): Củng cố,giao nhiệm vụ về nhà: Các năng lực cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng , thái độ của cá nhân trong học tập vật lí→để củng cố kiến thức và ghi nhận nhiệm vụ. – Thế nào là quá trình đẳng tích? Hãy giải thích định luật Sác lơ theo thuyết động học phân tử – Các em đọc lại phần ghi nhớ, gọi sinh lên bảng giải BT số 8 SGK. – Các em về nhà học và làm lại các BT của 2 bài trước để chuẩn bị cho tiết sau. – Trả lời câu hỏi – Dựa vào kiến thức đã học giải thích – Ghi nhận nhiệm vụ V : PHỤ LỤC : ôCÂU HỎI TRẮC NGHIỆM : 1. Một bình kín chứa 1mol khí Nitơ ở áp suất p1 = 1 atm, T1 = 27 0 C. Sau khi nung nóng, áp suất khí trong bình là p2 = 5 atm. Tính nhiệt độ khí trong bình a. 1500 0 K b. 1500 0 C c. 150 0 K d. 150 0 C 2.Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 27 0 C và áp suất là 0,6 at. Khi đèn cháy sáng áp suất trong đèn là 1 at và không làm vỡ bóng đèn . Tìm nhiệt độ khí trong đèn khi cháy sáng a. 227 0 C b. 22 0 C c. 150 0 C d. 27 0 C VI.RÚT KINH NGHIÊM TIẾT DẠY:

Giáo Án Vật Lí 10 Tiết 17 Bài 10: Ba Định Luật Niu

– Phát biểu được: Định nghĩa quán tính, định luật I và II Niu-tơn, định nghĩa của khối lượng và nêu được tính chất của khối lượng.

– Viết được công thức của định luật II.

– Phát biểu được định luật III Niu-tơn.

– Viết được biểu thức của định luật III Niu-tơn và của trọng lực.

– Nêu được đặc điểm của cặp lực và phản lực.

2. Kỹ năng và năng lực:

– Vận dụng được định luật I, II Niu-tơn và khái niệm quán tính để giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản và để giải các bài tập trong bài.

– Chỉ ra được điểm đặt của cặp “lực và phản lực”. Phân biệt được cặp lực trực đối và cặp lực cân bằng.

– Vận dụng phối hợp định luật II và III Niu-tơn để giải các bài tập ở trong bài.

TUẦN 9 NGÀY SOẠN: 10/10/2014 TIẾT 17 NGÀY DẠY: 15/10/2014 Bài 10: BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN(t1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phát biểu được: Định nghĩa quán tính, định luật I và II Niu-tơn, định nghĩa của khối lượng và nêu được tính chất của khối lượng. - Viết được công thức của định luật II. - Phát biểu được định luật III Niu-tơn. - Viết được biểu thức của định luật III Niu-tơn và của trọng lực. - Nêu được đặc điểm của cặp lực và phản lực. 2. Kỹ năng và năng lực: a. Kỹ năng: - Vận dụng được định luật I, II Niu-tơn và khái niệm quán tính để giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản và để giải các bài tập trong bài. - Chỉ ra được điểm đặt của cặp "lực và phản lực". Phân biệt được cặp lực trực đối và cặp lực cân bằng. - Vận dụng phối hợp định luật II và III Niu-tơn để giải các bài tập ở trong bài. b. Năng lực: - Kiến thức : K1, K3 - Phương pháp: P2, P5 - Trao đổi thông tin:,X5,X6,X8 - Cá thể: C1 3. Thái độ: - GDMT: Từ ĐL III Niu-tơn: tác động xấu đến môi trường thì sẽ nhận lấy hậu quả (tương tác). II. CHUẨN BỊ Gv: Chuẩn bị thêm một số ví dụ về các định luật của Niu-tơn, nhằm tăng niềm tin cho học sinh vào tính đúng đắng của định luật. III. PHƯƠNG PHÁP IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định lớp:(2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (13 phút): Phát biểu được định nghĩa tổng hợp lực, phân tích lực và quy tắc hình bình hành? + Vận dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của 2 lực đồng quy, phân tích một lực thành 2 lực đồng quy theo các phương cho trước. 3. Bài mới. Hoạt động 1: Tìm hiểu định luật I Niu-tơn.(15 phút) Các năng lực cần đạt Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cơ bản P2- mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó. à Mô tả lại TN lịch sử của Ga-li-lê X8- tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí àtrả lời câu hỏi K1- Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản. Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí. à Để phát biểu và ghi nhận định luật I K3- Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tậpàđể trả lời câu hỏi C1 X6- trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp. - Mô tả lại TN lịch sử của Ga-li-lê + Vì sao viên bi không lăn đến độ cao ban đầu? + Khi giảm h2 đoạn đường mà viên bi lăn được sẽ thế nào? + Nếu đặt máng 2 nằm ngang, quãng đường hòn bi lăn được sẽ thế nào so với lúc đầu? + Làm thí nghiệm theo hình 10.1c SGK. + Nếu máng 2 nằm ngang và không có ma sát thì hòn bi sẽ chuyển động như thế nào? - Vậy có phải lực là nguyên nhân của chuyển động không? - Giảng về sự khái quát hoá của Niu-tơn thành nội dung định luật I Niu-tơn. - Em hãy phát biểu lại định luật như SGK. - Khái niệm quán tính đã được học ở lớp 8. -Theo ĐL I thì chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quántính. - Vậy quán tính là gì? Trả lời câu C1 - Quan sát hình vẽ thí nghiệm và rút ra nhận xét. - Do có ma sát giữa viên bị và máng nghiêng. - Viên bi đi được đoạn đường xa hơn. - Suy luận cá nhân hoặc trao đổi nhóm để trả lời: (sẽ dài hơn lúc đầu) - Lăn mãi mãi - Không - Hs phát biểu và ghi nhận định luật I - Hs nhắc lại (nếu được) -Xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. - HS trả lời I. Định luật I Niu-tơn 1.Thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê (1) (2) (1) (2) (1) (2) * Nếu không có ma sát và nếu máng (2) nằm ngang thì hòn bi sẽ lăn với vận tốc không đổi mãi mãi 2. Định luật I Niu-tơn Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. thì 3. Quán tính Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. * Định luật I gọi là định luật quán tính và chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính. Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật II Niu-tơn.(10 phút) Các năng lực cầnđạt Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cơ bản K3- Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tậpà để trả lời các câu hỏi và câu hỏi C2,C3. K1- Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản. à để phát biểu nội dung định luật II niu tơn. P5- Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí à để viết CT ĐL II Niu Tơn. X5-Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ). - Muốn gây ra gia tốc cho vật ta phải có lực tác dụng lên vật đó. Nếu ta đẩy một thùng hàng khá nặng trên đường bằng phẳng. Theo em gia tốc của thùng hàng phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Khái quát thành câu phát biểu về gia tốc của vật? - Giảng về sự khái quát của Niu- tơn thành nội dung định luật II. - Nếu nhiều lực tác dụng lên vật thì ĐL II được áp dụng như thế nào? - Ở lớp 6 em hiểu khối lượng là gì? - Qua nội dung ĐL II, khối lượng còn có ý nghĩa gì khác? -Trả lời câu C2 (SGK)? - Nhận xét câu trả lời của hs - Thông báo tính chất của khối lượng (2 tính chất) - Trả lời câu C3(SGK)? - HS trả lời + m càng lớn thì a càng nhỏ + a và F cùng hướng. - HS phát biểu: gia tốc của vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. - F lúc này là hợp lực - Là đại lượng chỉ lượng vật chất của một vật - HS trả lời - Lắng nghe và ghi nhận. - HS trrả lời II. Định luật II Niu-tơn 1. Định luật II Niu-tơn Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. hay - Trong đó: a: là gia tốc của vật (m/s2) + F: là lực tác dụng (N) + m: khối lượng của vật (kg) Trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng thì là hợp lực của tất cả các lực đó. 2. Khối lượng và mức quán tính a. Định nghĩa Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. b. Tính chất của khối lượng. - Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mọi vật. - Khối lượng có tính chất cộng Hoạt động 3 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà. Các năng lực cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức vật lý à Tóm tắt lại kiến thức K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập à Làm bài tập vận dụng X5- X6: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nlàm việc nhóm ). Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp. à Để hoàn thành bài tập vận dụng + GV yêu cầu HS tóm tắt lại nội dung chính của bài. + Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập SGK và ghi các BT do GV đưa ra. + Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau. Lĩnh hội kiến thức và thực hiện các yêu cầu của GV: - Tóm tắt những kiến thức cơ bản. - Làm bài tập - Ghi các bài tập về nhà. - Chuẩn bị bài mới.(ĐL III Niu Tơn) V. PHỤ LỤC Câu 1: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì. A. Vật dừng lại ngay B. Vật đổi hướng chuyển động C. Vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại D. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3m/s Chọn câu đúng. Câu 2: Câu nào đúng. A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại C. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó D. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn là đã có lực tác dụng lên vật. VI. RÚT KINH NGHIỆM:

Giáo Án Vật Lí 10

1. Nội dung 1: Định luật I, II Newton

2. Nội dung 2: Định luật III Newton

II. Mục tiêu dạy học

– Định nghĩa được quán tính

– Phát biểu được định luật I,II,III Newton

– Định nghĩa được khối lượng và tính chất của khối lượng.

– Viết được biểu thức của ba định luật Newton, chỉ ra được mối quan hệ giữa quán tính và khối lượng, chỉ ra mối quan hệ giữa lực tác dụng và gia tốc của vật.

– Năm được ý nghĩa của định luật I, II,III Newton

– Phát biểu được cặp lực và phản lực.

Tiết 17+18+19 CHỦ ĐỀ 1: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON I. Xác định vấn đề cần giải quyết của chuyên đề II. Nội dung 1. Nội dung 1: Định luật I, II Newton 2. Nội dung 2: Định luật III Newton 3. Bài tập II. Mục tiêu dạy học 1. Kiến thức - Định nghĩa được quán tính - Phát biểu được định luật I,II,III Newton - Định nghĩa được khối lượng và tính chất của khối lượng. - Viết được biểu thức của ba định luật Newton, chỉ ra được mối quan hệ giữa quán tính và khối lượng, chỉ ra mối quan hệ giữa lực tác dụng và gia tốc của vật. - Năm được ý nghĩa của định luật I, II,III Newton - Phát biểu được cặp lực và phản lực. 2. Kĩ năng - Vận dụng định luật I Newton để giải thích một số hiện tượng về quán tính. - Phân biệt cặp " lực và phản lực" với hai lực cân bằng. 3. Thái độ - Tham gia tích cực trong hoạt động học tập. - Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu. - Tiếp cận khoa học kỹ thuật và hình thành ý tưởng cải tiến kỹ thuật trong tương lai. 4. Định hướng các năng lực được hình hành - Năng lực tìm kiếm và chọn lọc thông tin trên mạng. - Năng lực diễn đạt và truyền tải thông tin. 5. Năng lực có thể phát triển Nhóm năng lực thành phần Năng lực thành phần trong dạy học Vật lý Các năng lực có thể phát triển trong dạy học nội dung kiến thức cụ thể K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí. - Nêu nội dung ba định luật Niutơn. - Nêu tính chất lực và phản lực. - Trình bày được mối quan hệ giữa khối lượng và quán tính. K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức Vật lý. - Mối quan hệ giữa gia tốc với lực và khối lượng; mối quan hệ giữa khối lượng và mức quán tính; mối quan hệ giữa lực và phản lực. K3: Sử dụng kiến thức Vật lý để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Giải các bài tập về cân bằng và chuyển động của vật, hệ vật. K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp) kiến thức Vật lý và các tình huống thực tiễn. - Nêu các ví dụ về các hiện tượng quán tính trong thực tế. - So sánh được mức quán tính của các vật. Nhóm NLTP về phương pháp (tập trung vào năng lực thực nghiệm và năng lực mô hình hóa). P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí. - Tại sao khi xe dừng (hoặc tăng tốc) đột ngột thì người ngồi trên xe lại bị lao về phía trước (hoặc ngả về phía sau)?... - Tại sao máy bay phải chạy trên đường băng dài trước khi cất cánh? P2: Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ Vật lý và chỉ ra các quy luật Vật lý trong hiện tượng đó. - Khi tay đấm vào tường thì tay bị đau là do tương tác giữa tay và tường gây ra cảm giác đau đó P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập Vật lý. - Tìm kiếm, xử lý thông tin về vai trò của các định luật Niutơn trong lịch sử Vật lý, vai trò của quán tính trong đời sống và kỹ thuật; khẳng định lực không phải là nguyên nhân duy trì chuyển động của vật mà chỉ làm thay đổi vận tốc của vật, tương tác có tính chất hai chiều. P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập Vật lý - Sử dụng các công cụ toán học như vectơ, phép chiếu vectơ, hệ phương trình hai ẩn để giải các bài toán hệ vật. P6: Chỉ ra được điều kiện lý tưởng của hiện tượng Vật lý - Chỉ ra được điều kiện lý tưởng của định luật I, II Niutơn: trong HQC quán tính P7; P8: Đề xuất được giả thuyết, đề xuất phương án, lắp ráp thí nghiệm, tiến hành xử lý kết quả thí nghiệm. - Đề xuất phương án tiến hành thí nghiệm kiểm chứng các định luật Niutơn. P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm kiểm chứng đã tiến hành. - Biện luận được kết quả thu được từ thí nghiệm, khẳng định tính đúng đắn của định luật. Nhóm NLTP trao đổi thông tin X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng Vật lý bằng ngôn ngữ Vật lý và các cách diễn tả đặc thù của Vật lý. - Phân biệt được khái niệm khối lượng, trọng lượng, trọng lực. C3: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm Vật lý trong các trường hợp cụ thể trong và ngoài môn Vật lý. - Chỉ ra việc lưu ý đến quán tính của vật trong giao thông. C6: Nhận ra được ảnh hưởng Vật lý lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử. - Trình bày được tầm quan trọng của các định luật Niutơn trong sự phát triển của Vật lý. IV. Tiến trình dạy học: Tiết 17: Định luật I và II Newton ( hết II.2) 1. Hoạt động 1: Ổn định lớp 2. Hoạt động 2: giới thiệu nội dung tiết học, phân công của các nhóm. 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu " Định luật I, II Newton". Nội dung 1(10 phút): Nhóm 1: Mô tả thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê, đưa ra định luật I Newton STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ HS làm việc nhóm chuẩn bị thuyết trình, nội dung bài thuyết trình bao gồm các nội dung sau: 1) Đặt ra câu hỏi : Vì sao khi ta ngừng đẩy quyển sách thì quyển sách dừng lại? Vậy lực có cần thiết để duy trì chuyển động hay không? Ta sẽ tiến hành thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê để hiểu rõ hơn. 2) Nghiên cứu để tiến hành làm thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê ? 3) Việc thay đổi độ nghiêng của máng 2 có tác dụng gì? 4) Ông đã tiên đoán điều gì? 5) Kết luận về thí nghiệm của Ga-li-lê? 2 Thực hiện nhiệm vụ Nhóm 1 chuẩn bị trước ở nhà, chọn đại diện nhóm lên thuyết trình 1) Các nhóm còn lại trả lời: do lực ngừng tác dụng. 2) Tiến hành làm thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê 3)Thay đổi độ nghiêng của máng 2 sẽ làm cho viên bi chuyển động dài hơn nhưng không lên tới chiều cao lúc đầu. 4) Nếu không có ma sát và 2 máng nằm ngang thì viên bi sẽ lăn mãi mãi 5) Vậy sau khi thực hiện xong thí nghiệm ta rút ra kết luận: Có 1 lực giấu mặt, đó là lực ma sát 3 -Đại diện nhóm 1 báo cáo kết quả -Các nhóm khác lắng nghe, phản biện và nhận xét -GV xác nhận kiến thức đúng, bổ sung và sửa chữa (nếu cần) 4 Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức -GV kết luận lại nội dung của nhóm 1 và giải đáp thắc mắc của HS. Trong thí nghiệm của Ga-li-lê thì khi vật chuyển động trên sàn nằm ngang thì viên bi chịu tác dụng của hai lực cân bằng nhau là lực hút của Trái đất và phản lực do mặt sàn tác dụng. Và dưới tác dụng của hai lực cân bằng thì một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật chuyển động sẽ tiếp tục CĐTĐ -HS tiếp thu. Nội dung 2(10 phút): Nhóm 2: Giới thiệu định luật I Newton, tìm hiểu quán tính. STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ HS làm việc nhóm chuẩn bị thuyết trình, nội dung bài thuyết trình bao gồm các nội dung sau: 1) Diển giải để phát biểu định luật I Newton? 2) Từ định luật I Newton thì ta đã phát hiện tính chất gì của mọi vật ? 3) Đưa ra khái niệm quán tính? 4) Giải thích câu hỏi C1: Tại sao xe đạp chạy theo một đoạn nữa mặc dù ta đã ngừng đạp? Tại sao khi nhảy từ bậc cao xuống, ta phải gập chân lại? 5)Giải bài tập số 7/sgk: 2 Thực hiện nhiệm vụ Nhóm 1 chuẩn bị trước ở nhà, chọn đại diện nhóm lên thuyết trình 1) Từ thí nghiệm của Ga-li-lê và với cả thí nghiệm của mình, Newton đã đưa ra định luật I Newton. Giới thiệu nội dung định luật. 2) Từ định luật I Newton thì ta phát hiện tính chất quán tính của mọi vật 3) Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. 4) Vì khi ta dừng đạp thì vẫn còn quán tính nên xe vẫn chạy được một quãng nữa mới dừng lại. Khi nhảy từ trên cao xuống bàn chân bị dừng đột ngột trong khi thân người tiếp tục chuyển động do có quán tính làm cho chân bị gập lại. 5) Đ/A: D: 3 -Đại diện nhóm 1 báo cáo kết quả -Các nhóm khác lắng nghe, phản biện và nhận xét -GV xác nhận kiến thức đúng, bổ sung và sửa chữa (nếu cần) 4 Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức -GV kết luận lại nội dung của nhóm 2 và giải đáp thắc mắc của HS. Từ những khái quát và kết quả thu được Newton đã đưa ra định luật I Newton nói về tính chất chuyển động của một vật khi không chịu tác dụng của lực hoặc hợp lực tác dụng lên bằng 0, qua đó đưa ra khái niệm về tính quán tính của vật trong chuyển động. Câu 1: Chọn câu đúng: A. lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của vật B. lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của vật C. vật không thể chuyển động được nếu không có lực tác dụng vào nó D. vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng lên nó Câu 2: Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng lên nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì: A. Vật lập tức dừng lại B. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại C. Vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều D. Vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều Câu 3: Khi xe ô tô rẽ quặt sang phải, người ngồi trong xe ô tô bị: A. ngồi yên B. bị ngã về phía bên phải C. bị ngã về phía bên trái D. bị ngã về phía trước -HS tiếp thu. Nội dung 3(10 phút): Nhóm 3+4 : Giới thiệu định luật II Newton STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ HS làm việc nhóm chuẩn bị thuyết trình, nội dung bài thuyết trình bao gồm các nội dung sau: 1) Đưa ra ví dụ về mối quan hệ giữa lực tác dụng và gia tốc của vật, giữa khối lượng và gia tốc của vật. 2) Rút ra mối quan hệ giữa lực tác dụng và gia tốc, giữa khối lượng và gia tốc của vật 3) Từ Định luật II Newton, ta sẽ định nghĩa lại khối lượng, tính chất của khối lượng ? 4) Giải thích câu hỏi C3: Tại sao máy bay phải chạy một quãng đường dài trên đường băng mới cất cánh được ? 2 Thực hiện nhiệm vụ Nhóm 1 chuẩn bị trước ở nhà, chọn đại diện nhóm lên thuyết trình 1) VD1: Có một chiếc xe ô tô bị hỏng giữa đường: khi có ít người đẩy thì xe khó chuyển động , vậy gia tốc lực gây ra cho xe nhỏ. Ngược lại nếu nhiều người cùng đẩy thì xe dễ dàng chạy hơn, khi đó gia tốc lực gây cho xe lớn. Vậy gia tốc của xe tỉ lệ thuận với lực tác dụng. VD2: Khi một lượng người đẩy 2 xe có khối lượng khác nhau, nếu xe nào có khối lượng lớn hơn thì sẽ khó chuyển động hơn xe còn lại, tức gia tốc sẽ nhỏ hơn, từ đó ta thấy gia tốc tỉ lệ nghịch với khối lượng vật. 2) Gia tốc của một vật khi chuyển động tỉ lệ thuận với lực tác dụng, tỉ lệ nghịch với khối lượng vật. 3) Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. Tính chất của khối lượng: + Là đại lượng vô hướng, dương, và không đổi với mỗi vật. + Khối lượng có tính chất cộng. 4) Vì máy bay có khối lượng rất lớn nên khi có mức quán tính rấ ... nhưng ngược chiều. Biểu thức: 3 -Đại diện nhóm 1 báo cáo kết quả -Các nhóm khác lắng nghe, phản biện và nhận xét -GV xác nhận kiến thức đúng, bổ sung và sửa chữa (nếu cần) 4 Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức -GV kết luận lại nội dung của nhóm 2 và giải đáp thắc mắc của HS. -HS tiếp thu. Nội dung 3( 10 phút): Nhóm 3: Tìm hiểu lực và phản lực STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ HS làm việc nhóm chuẩn bị thuyết trình, nội dung bài thuyết trình bao gồm các nội dung sau: 1) Định nghĩa lực và phản lực. 2) Nêu đặc điểm của lực và phản lực. 3) Giải thích câu hỏi C5:Dùng búa đóng đinh vào khúc gỗ.( hình 10.5/sgk 63) - Có phải búa tác dụng lực lên đinh còn đinh không tác dụng lực lên búa ? Nói cách khác, lực có thể xuất hiện đơn lẻ được không ? - Nếu đinh tác dụng lên búa một lực có độ lớn bằng lực mà búa tác dụng lên đinh thì tại sao đinh lại không đứng yên ? Nói một cách khác " cặp lực và phản lực"có cân bằng nhau không ? 2 Thực hiện nhiệm vụ Nhóm 3 chuẩn bị trước ở nhà, chọn đại diện nhóm lên thuyết trình 1) Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực. 2) Đặc điểm: +Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện ( hoặc mất đi) đồng thời +Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối. +Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau 3) - Không, vì đinh cũng tác dụng lên búa một lực - Không, vì bao giờ cũng xuất hiện từng cặp trực đối. 3 -Đại diện nhóm 1 báo cáo kết quả -Các nhóm khác lắng nghe, phản biện và nhận xét -GV xác nhận kiến thức đúng, bổ sung và sửa chữa (nếu cần) 4 Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức -GV kết luận lại nội dung của nhóm 3 và giải đáp thắc mắc của HS. Phần này ta tìm hiểu về cặp lực và phản lực, chúng là hai lực có cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều nhưng đặc ở hai vật khác nhau nên không phải là hai lực cân bằng mà gọi là hai lực trực đối. -HS tiếp thu. Nội dung 4( 12 phút): Nhóm 4: Áp dụng định luật III Newton STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ HS làm việc nhóm chuẩn bị thuyết trình, nội dung bài thuyết trình bao gồm các nội dung sau: 1) Trả lời câu hỏi 13/sgk 65 2) Trả lời câu hỏi 14/sgk 65 3) Trả lời câu hỏi số 15/sgk 65 2 Thực hiện nhiệm vụ Nhóm 3 chuẩn bị trước ở nhà, chọn đại diện nhóm lên thuyết trình 1) Hai ô tô chịu tác dụng lực bằng nhau. Ô tô con nhận gia tốc lớn hơn do có khối lượng nhỏ hơn ô tô tải. 2) a. 40N b.Hướng xuống dưới c.Phản lực tác dụng lên tay. d. Túi đựng thức ăn 3) a.Lực của ô tô tác dụng lên thanh chắn đường và phản lực của thanh chắn tác dụng lên ô tô b.Lực của tay thủ môn tác dụng vào quả bóng và phản lực của quả bóng tác dụng vào tay thủ môn c.Lực của gió tác dụng vào cánh cửa và phản lực của cánh cửa tác dụng vào gió 3 -Đại diện nhóm 1 báo cáo kết quả -Các nhóm khác lắng nghe, phản biện và nhận xét -GV xác nhận kiến thức đúng, bổ sung và sửa chữa (nếu cần) 4 Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức -GV kết luận lại nội dung của nhóm 3 và giải đáp thắc mắc của HS. Nhận xét các câu trả lời -HS tiếp thu. Nội dung 5(5 phút): Giáo viên kiểm tra, đánh giá. - Đánh giá thông qua các hoạt động của cá nhân, nhóm thông qua sự đầu tư cho bài thuyết trình bao gồm bản đánh máy nội dung thuyết trình, thuyết trình và phần trả lời phản biện từ các nhóm khác. - Kết luận bài học. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Tiết 19: BÀI TẬP 1. Hoạt động 1: Ổn định lớp 2. Hoạt động 2: giới thiệu nội dung tiết học, phân công của các nhóm. 3. Hoạt động 3: Giải một số bài tập trắc nghiệm và tự luận. Nội dung 1( 10 phút): Giải bài tập trắc nghiệm STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ Học sinh giải các câu trắc nghiệm cuối bài học " Ba định luật Newton", một số câu trắc nghiệm trong tài liệu phụ đạo trang 17,18,19,20. 2 Thực hiện nhiệm vụ Các em lần lượt giải tìm đáp án các bài tập trắc nghiệm. Bài tập sách giáo khoa: Câu 7/65: D; Câu 8/65: D; Câu 10/65: C; Câu 11/65: B; Câu 12/65:D; 3 -Học sinh đọc câu hỏi và chọn câu trả trời đúng. -Các học sinh khác lắng nghe, phản biện và nhận xét -GV xác nhận kiến thức đúng, bổ sung và sửa chữa (nếu cần) 4 Kết luận hoặc Hợp thức hóa kiến thức -GV kết luận lại nội dung của nhóm 4 và giải đáp thắc mắc của HS. -HS tiếp thu. Nội dung 2( 10 phút): Nhóm 1+2 : Làm bài tập về định luật II Newton STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ HS hai nhóm giải bài tập số 1/TLPĐ trang 13; thực hiện các nhiệm vụ sau 1) Đọc đề, tóm tắt đề 2) Đưa ra phương án giải, các công thức có thể được sử dụng để làm 3) Tính toán theo yêu cầu đề bài. 2 Thực hiện nhiệm vụ Nhóm 1+2 làm bài lên bảng nhóm đã chuẩn bị trong vòng 10 phút. 1) m=4kg;F=20N;t=2s s,v? 2)Trước hết ta cần tìm gia tốc từ công thức ĐL II Newton , sau đó áp dụng các công thức của CĐTBĐĐ để tìm s,v:. 3) Theo định luật II Newton, ta có: Quãng đường vật đi được sau 2s: Vận tốc vật đạt được sau 2s: 3 -Đại diện nhóm 1 hoặc 2 trình bày bài giải -Các nhóm khác lắng nghe, phản biện và nhận xét -GV xác nhận kiến thức đúng, bổ sung và sửa chữa (nếu cần) 4 Kết luận hoặc Hợp thức hóa kiến thức GV nhận xét các bước giải, kết quải nội dung của nhóm 3,4 và giải đáp thắc mắc của HS. -HS tiếp thu. Nội dung 3( 8 phút): Nhóm 3+4: Giải bài tập về định luật III Newton STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ Gv hướng dẫn, đưa ra phương pháp giải dạng bài tập Định luật III Newton HS hai nhóm giải bài tập số 11/TLPĐ trang 14; thực hiện các nhiệm vụ sau 1) Đọc đề, tóm tắt đề 2) Đưa ra phương án giải, các công thức có thể được sử dụng để làm 3) Tính toán theo yêu cầu đề bài. 2 Thực hiện nhiệm vụ Nhóm 1+2 làm bài lên bảng nhóm đã chuẩn bị trong vòng 10 phút. 1) m1=0,5kg;v1=5m/s;v1'=1m/s;v2'=3m/s m2? 2)Trước hết ta cần xác định lực và phản lực. Viết được công thức đại số của cặp lực và phản lực khi biết chiều chuyển động trước và sau khi tương tác, áp dụng định luật II Newton cho từng vật . 3)Theo định luật III Newton, ta có: Mà sau khi tương tác, hai vật chuyển động theo hướng cũ nên: 3 -Đại diện nhóm 3 hoặc 4 trình bày bài giải -Các nhóm khác lắng nghe, phản biện và nhận xét -GV xác nhận kiến thức đúng, bổ sung và sửa chữa (nếu cần) 4 Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức -GV nhận xét các bước giải, kết quải nội dung của nhóm 3,4 và giải đáp thắc mắc của HS. -HS tiếp thu. Nội dung 4(5 phút): Giáo viên kiểm tra, đánh giá. - Đánh giá thông qua các hoạt động của cá nhân, nhóm thông qua sự đầu tư cho bài thuyết trình bao gồm bản đánh máy nội dung thuyết trình, thuyết trình và phần trả lời phản biện từ các nhóm khác. - Kết luận bài học. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Một số bài tập trắc nghiệm và tự luận I.Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Hai lực cân bằng là 2 lực: A. tác dụng vào cùng một vật B. không bằng nhau về độ lớn C. bằng nhau về độ lớn nhưng không nhất thiết phải cùng giá D. có cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều và tác dụng vào cùng một vật Câu 2: Chọn câu đúng: A. lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của vật B. lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của vật C. vật không thể chuyển động được nếu không có lực tác dụng vào nó D. vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng lên nó Câu 3: Phép phân tích lực cho phép ta : A. thay thế một lực bằng một lực khác B. thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực thành phần C. thay thế nhiều lực bằng một lực duy nhất D. thay thế các vectơ lực bằng vectơ gia tốc Câu 4: Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng lên nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì: A. Vật lập tức dừng lại B. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại C. Vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều D. Vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều Câu 5: Khi xe ô tô rẽ quặt sang phải, người ngồi trong xe ô tô bị: A. ngồi yên B. bị ngã về phía bên phải C. bị ngã về phía bên trái D. bị ngã về phía trước Câu 6: Trong một tai nạn giao thông ôtô tải đâm vào ôtô con đang chạy ngược chiều. Câu nào sau đây là đúng A. lực mà ôtô tải tác dụng lên ôtô con lớn hơn lực mà ôtô con tác dụng lên ôtô tải B. lực mà ôtô tải tác dụng lên ôtô con nhỏ hơn lực mà ôtô con tác dụng lên ôtô tải C. ôtô tải nhận được gia tốc lớn hơn ôtô con D. ôtô con nhận được gia tốc lớn hơn ôtô tải Câu 7: Khi khối lượng của mỗi vật tăng lên gấp đôi và khoảng cách giữa chúng cũng tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng sẽ thay đổi như thế nào ? A. Giảm đi 2 lần B. Tăng lên 2 lần C. giữ nguyên như cũ D. tăng lên 4 lần Câu 8: Điều nào sau đây là sai khi nói về trọng lực ? A. Trọng lực được xác định bởi biểu thức P= mg B. trọng lực tác dụng lên vật thay đổi theo vị trí của vật trên trái đất C. trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ nghịch với khối lượng của chúng D. trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật Câu 9: Lực đàn hồi xuất hiện khi : A. vật đứng yên B. vật chuyển động có gia tốc C. vật đặt gần mặt đất D. vật có tính đàn hồi bị biến dạng Câu 11 : Vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v. Kết luận nào sau đây là đúng ? A. vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực B. không có lực nào tác dụng lên vật, hoặc là có các lực tác dụng lên vật nhưng chúng cân bằng nhau C. vật không chịu tác dụng của lực ma sát D. gia tốc của vật không thay đổi II.Bài tập tự luận : Bài 1: Tác dụng vào vật có khối lượng 5kg đang nằm yên một lực 20 N. Sau 10 s kể từ lúc chịu tác dụng của lực, vật đi được quãng đường là bao nhiêu và vận tốc vật đạt được khi đó ? Bài 2: Một vật chuyển động với gia tốc 0,5 m/s2 dưới tác dụng của một lực 50 N . Vật đó sẽ chuyển động với gia tốc bằng bao nhiêu nếu lực tác dụng là 150 N ? Bài 3: Một xe ô tô sau khi khởi hành được 10s trên đường thẳng thì đạt vận tốc 36km/h. Bỏ qua lực ma sát Biết lực kéo của ô tô là 2000N. Tính khối lượng của ô tô Giảm lực kéo 2 lần thì sau khi khởi hành 10s ô tô có vận tốc bao nhiêu ? Bài 4: Một vật có khối lượng 2kg đang chuyển động trên đường nằm ngang, không ma sát với vận tốc v0 = 10m/s thì chịu tác dụng của lực F = 4N ngược với hướng chuyển động của vật Tính gia tốc của vật Sau bao lâu thì vật dừng lại (kể từ khi vật chịu tác dụng của lực ) Bài 5: Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm yên trên sân cỏ. Sau khi bị đá, nó có vận tốc 12 m/s . Tính lực đá của cầu thủ biết rằng khoảng thời gian va chạm với bóng là 0,05s ? Bài 6: Một ô tô đang chạy trên đường nằm ngang với vận tốc 54km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều, sau 40 giây thì dừng lại Tính gia tốc của xe Biết khối lượng của ô tô là 900kg. Tính lực hãm của ô tô Bài 7: Một ô tô có khối lượng 3 tấn, sau khi khởi hành được 10 s thì đi được quãng đường 50 m Tính lực phát động của động cơ xe ? Bỏ qua ma sát Tính vận tốc và quãng đường xe đi được sau 20s

Giáo Án Địa Lí 10

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

– Hiểu và trình bày được vai trò, cơ cấu, tình hình sản xuất và phân bố của ngành năng lượng: khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực.

– Hiểu và trình bày được vai trò, tình hình sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp luyện kim.

– Xác định được trên bản đồ những khu vực phân bố chủ yếu của dầu mỏ, những nước khai thác than, sản xuất nhiều điện, thép trên thế giới.

– Biết nhận xét biểu đồ cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới.

Nhận thức được tầm quan trọng của ngành năng lượng và luyện kim trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những thuận lợi cũng như những hạn chế của hai ngành này so với thế giới.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

– Bản đồ công nghiệp thế giới (nếu có)

BÀI 32: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ngày dạy:..lớp.Ngày dạy:..lớp. Ngày dạy:..lớp.Ngày dạy:..lớp. I MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu và trình bày được vai trò, cơ cấu, tình hình sản xuất và phân bố của ngành năng lượng: khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực. - Hiểu và trình bày được vai trò, tình hình sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp luyện kim. 2. Kĩ năng: - Xác định được trên bản đồ những khu vực phân bố chủ yếu của dầu mỏ, những nước khai thác than, sản xuất nhiều điện, thép trên thế giới. - Biết nhận xét biểu đồ cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới. 3. Thái độ: Nhận thức được tầm quan trọng của ngành năng lượng và luyện kim trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những thuận lợi cũng như những hạn chế của hai ngành này so với thế giới. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Bản đồ công nghiệp thế giới (nếu có) III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài củ: 7 phút - Trình bày vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. - Trình bày đặc điểm của sản xuất công nghiệp. * Đặt vấn đề vào bài mới: Trong các ngành công nghiệp, ngành công nghiệp năng lượng được xem là ngành kinh tế cơ bản và quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá của một đất nước. Chúng ta sẽ tìm hiểu ngành CN này. 2. Nội dung mới: 35 phút Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung HĐ 1: Tìm hiểu công nghiệp năng lượng Hình thức: Cả lớp Công nghiệp năng lượng có vai trò như thế nào? Công nghiệp năng lượng bao gồm những ngành nào? Bây giò chúng ta cùng nghiêng cứu ngành công nghiệp khai thác than. Đây là ngành công nghiệp lâu đời nhất trong các ngành công nghiệp năng lượng. - Người ta sử dụng than để làm gì? (Vai trò) - Trình bày sự phân bố của ngành công nghiệp khai thác than. - Than chủ yếu tập trung ở quốc gia nào? - Việt Nam có than hay không? Tập trung nhiều ở đâu? - Ngành công nghiệp khai thác dầu có vai trò như thế nào đối với việc phát triển kinh tế xã hội thế giới? - Nêu tên các quốc gia hay khu vực có trữ lượng dầu và sản lượng khai thác nhiều. - Tại sao các nước đang phát triển có trữ lượng dầu tương đối lớn nhưng vẫn còn nghèo? - Việt Nam có mỏ dầu không? Phân bố ở đâu? - Ngành công nghiệp điện có vai trò như thế nào đối với đời sống của chúng ta? - Điện được sản xuất từ những nuồn nào? Dựa vào hình 32.4, hãy trình bày sự phân bố sản lượng điện năng trên thế giới. Liên hệ thực tế việc sản xuất điện của Việt Nam Việc trái đất nóng lên một phần cũng là do việc tiêu thụ điện quá mức không hợp lý của con người dẫn đến nhiều hệ quả nguy hiểm như băng tan, ngập lụt,.. Vi thế chúng ta phải sử dụng điện như thế nào? HS dựa vào sự hiểu biết của mình để trả lời. HS dựa vào SGK trả lời - Khai thác than - Khai thác dầu - Công nghiệp điện HS dựa vào nội dung bảng tóm tắt trang 121 để trả lời. HS: Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, HS: Việt Nam có trữ lượng than tương đối lớn tập trung chủ yếu ở Quãng Ninh HS dựa vào nội dung bảng tóm tắt trang 121 để trả lời. HS quan sát hình 32.3 để trả lời HS suy nghỉ trả lời - Vì phần lớn các nước này đều xuất khẩu dầu thô chưa qua tinh lộc nên giá trị thấp. HS dựa vào nội dung bảng tóm tắt trang 121 để trả lời.: Nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, thủy triều, HS nghiên cứu hình 32.4 rồi trình bày. HS: sử dụng tiết kiệm I. Công nghiệp năng lượng: 1. Vai trò: Là ngành kinh tế cơ bản, quyết định sự tồn tại và phát triển của nền SX hiện đại, là tiền đề của tiến bộ KHKT. 2. Cơ cấu, tình hình phát triển và phân bố. a/ Khai thác than * Vai trò: - Là nguồn năng lượng truyền thống. - Nhiên liệu cho công nghiệp điện, luyện kim. - Nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất. * Đặc điểm phân bố: Nước khai thác nhiều: Hoa Kì, LB Nga, Trung Quốc, Ba Lan b/ Khai thác dầu * Vai trò: - Là nhiên liệu quan trọng (vàng đen). - Nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất * Đặc điểm phân bố: Khai thác nhiều ở các nước đang phát triển thộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Mỹ La Tinh, Đông Nam Á c/ Công nghiệp điện * Vai trò: - Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại. - Đẩy mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật. - Đáp ứng yêu cầu của cuộc sống văn minh hiện đại. * Đặc điểm phân bố: chủ yếu ở các nước phát triển. 3. Củng cổ: 2 phút - Nêu vai trò của công nghiệp điện lực? - Nêu vai trò của công nghiệp khai thác dầu? 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 1 phút - Về nhà học bài và xem trước nồi dung bài mới - HS làm bài tập 1 trang 125 SGK: Cần giáo án học kì 2 hoặc cả năm liên hệ: 0995.071658

Bạn đang xem bài viết Giáo Án Vật Lí 10 Tiết 49 Bài 30: Quá Trình Đẳng Tích trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!