Cập nhật thông tin chi tiết về Giao Tiếp Xã Hội – Phần I mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I/ Dẫn luận
Ai nói – Bộ phát tin (hay người gửi). Chủ thể giao tiếp là người tham gia vào quá trình giao tiếp với các đặc điểm cá nhân như tri thức và trình độ hiểu biết, các đặc điểm ngoại hình, tâm lý và xã hội. Việc chủ thể giao tiếp có tác động tới hiệu quả giao tiếp ở mức độ nào còn phụ thuộc vào cách anh ta nhìn nhận, đánh giá về chính bản thân mình. Nếu chủ thể giao tiếp có hình ảnh tốt về bản thân, cởi mở, làm chủ được cảm xúc và các phản ứng của mình, chủ thể sẽ tự tin trong giao tiếp, từ đó lý giải một cách tích cực các tác động từ người giao tiếp và có khuynh hướng giao tiếp thành công. Sự thành công trong giao tiếp càng củng cố hình ảnh tốt về bản thân. Ngoài ra, các biểu hiện của hành vi không lời đều tham gia vào quá trình giao tiếp như dáng điệu, cử chỉ, ánh mắt, vẻ mặt… thậm chí cả mùi nước hoa.
Bằng cách nào – Kênh truyền tin. Đó là đường truyền dẫn thông điệp giữa những người giao tiếp. Kênh giao tiếp thông dụng nhất là kênh sử dụng lời nói và chữ viết và các phương tiện phi ngôn ngữ khác như cử chỉ, ánh mắt, nụ cười, đồ vật, cách sử dụng không gian, thời gian. Thực ra, để trao đổi thông tin, suy nghĩ và tình cảm con người thường sử dụng tất cả 5 loại kênh giao tiếp tương ứng với 5 giác quan là thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác. Vì vậy tùy từng tính chất của cuộc giao tiếp mà người ta lựa chọn ngôn từ cũng như việc ăn mặc sao cho phù hợp với đối tượng giao tiếp. Các phương tiện giao tiếp ngày càng trở nên phong phú, đa dạng. Cùng với ngôn ngữ lời nói, cử chỉ, chữ viết, tranh vẽ, điện thoại, phim ảnh, cầu truyền hình, máy vi tính… lần lượt xuất hiện.
Nhằm vào ai – Bộ thu bản tin (người nhận). Hiệu quả giao tiếp không chỉ phụ thuộc vào người nói mà còn phụ thuộc vào người nghe. Nhiều khi các đối tượng giao tiếp nhận thông tin khác xa so với những gì mà chủ thể truyền đạt. Sự khác nhau này phụ thuộc vào những đặc điểm cá nhân như trình độ học vấn, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, quan điểm sống, nhu cầu, động cơ cá nhân…Để giao tiếp thành công, chủ thể giao tiếp cần quan sát đối tượng giao tiếp của mình thông qua đó nắm bắt sự đáp ứng của họ và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp.
Mục đích gì – Sản phẩm đầu ra. Giao tiếp là một loại hoạt động do đó nó luôn hướng vào mục đích nhất định. Quá trình giao tiếp tạo ra những sản phẩm là những gì đã được hình dung dưới dạng mục đích giao tiếp. Mục đích giao tiếp thường hướng tới việc đáp ứng hay thỏa mãn những nhu cầu nào đó của chủ thể giao tiếp: nhu cầu trao đổi thông tin, nhu cầu chia sẻ tình cảm, nhu cầu giải trí, nhu cầu khẳng định bản thân trước người khác… Khi những người tham gia giao tiếp không xác định rõ mục đích giao tiếp của mình thì hiệu quả giao tiếp không thể có được.
Ngoài năm yếu tố cơ bản trên, hiệu quả của giao tiếp còn phụ thuộc vào một số đặc điểm sau:
+ Hoàn cảnh giao tiếp: Là bối cảnh trong đó diễn ra quá trình giao tiếp, bao gồm cả khía cạnh vật chất, như địa điểm, kích thước không gian gặp gỡ, số người hiện diện, khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, màu sắc đồ vật xung quanh… Đây là những khía cạnh bên ngoài có tác động đến các đối tượng đang giao tiếp.
+ Quy tắc trong giao tiếp: Trong giao tiếp luôn luôn có những quy tắc công khai hoặc ngầm ẩn bất thành văn. Điều này phụ thuộc vào văn hóa, lối sống của người giao tiếp. Khi giao tiếp, các cá nhân có xu hướng đối chiều, so sánh các suy nghĩ, tình cảm, hành động của mình và của người giao tiếp với các quy tắc, chuẩn mực đã quy định, nhằm đạt được một sự an tâm nơi bản thân. Các quy tắc giao tiếp có chức năng thông hiểu, tạo niệm tin cho người giao tiếp; giảm bớt sự hỗn tạp của vấn đề giao tiếp và tránh được xung đột. Các quy tắc này luôn thay đổi trong quá trình giao tiếp. Việc các chủ thể giao tiếp không nắm vững được các quy tắc giao tiếp sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả giao tiếp.
+ Tâm trạng và sự lây truyền cảm xúc giữa những người giao tiếp: Tâm trạng của chủ thể giao tiếp có ảnh hưởng đến thái độ, quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề, phong cách ửng xử và xu hướng nhận định, đánh giá vấn đề của họ. Khi tâm trạng của người giao tiếp không thoải mái dễ dẫn đến sự hiểu lầm, mâu thuẫn. Ngoài ra, một đặc trưng quan trọng không thể không nhắc tới trong giao tiếp xã hội là sự lây lan (lan truyền) các cảm xúc, tâm trạng. Sự biểu cảm thân thiện thể hiện đầu tiên bằng nét mặt, phản ánh khả năng đồng cảm và ảnh hưởng lẫn nhau của con người. Sự lây truyền cảm xúc giúp cho quá trình giao tiếp đem lại hiệu quả cao.
Một yếu tố nữa không thể bỏ qua, đó là sự phản hồi. Đối với cá nhân, phản hồi một cách trung thực sẽ giúp quá trình giao tiếp đạt hiệu quả. Việc thiếu phản hồi trong các mâu thuẫn dễ dẫn đến chia rẽ, bất hợp tác, giao tiếp thất bại.
Hai chức năng quan trọng nhất trong giao tiếp xã hội đó là chức năng thông tin liên lạc và chức năng điều chỉnh hành vi. Chức năng thông tin liên lạc bao quát mọi quá trình truyền và nhận thông tin, có cả ở người và động vật. Tuy nhiên, con người với ngôn ngữ – hệ thống tín hiệu thứ hai, quá trình truyền tin được phát huy đến tối đa tác dụng và kết quả là họ có khả năng truyền đi bất cứ thông tin, tín hiệu gì mình muốn. Với chức năng điều chỉnh hành vi, các cá nhân tham gia giao tiếp không hcỉ có khả năng điều chỉnh hành vi của mình, mà còn có thể điều chỉnh hành vi của những người khác. Chức năng này chỉ có ở người với sự tham gia của quá trình nhận thức, của ý chí và tình cảm. Chức năng điều chỉnh hành vi còn thể hiện khả năng thích nghi lẫn nhau, tính mềm dẻo, linh hoạt của các phẩm chất tâm lý cá nhân trong giao tiếp. Hơn thế nữa, nó cũng đóng vai trò tích cực của các chủ thể trong quá trình giao tiếp.
Có nhiều hình thức giao tiếp trong xã hội, nhưng các nhà khoa học thường phân thành hai loại là giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ. Trong giao tiếp, khó có thể tách rời ngôn ngữ nói và phi ngôn ngữ. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng: 7% nội dung thông điệp là do ý nghĩa của các từ, trong khi 38% là do cách các từ được phát ra và có tới 55% bằng biểu cảm nét mặt.
Giao tiếp ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp đặc thù chỉ có ở con người, thông qua lời nói và chữ viết. Ở mỗi cá nhân, khả năng trí tuệ được thể hiện rõ nét ở cách trình bày câu văn, cách sử dụng và ý nghĩa của câu trong giao tiếp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em thất học thường nói ngọng, nói tiếng thổ ngữ, lượng từ thường nghèo nàn, lặp từ khi giải thích, trình bày không rõ ý hoặc nghĩa, diễn đạt từ trừu tượng kém. Trong khi với trẻ em có học vấn phù hợp với lứa tuổi thường có vốn từ phong phú, mức độ biểu đạt thông tin tượng trưng cao hơn. Việc sử dụng ngôn ngữ nói và viết trong giao tiếp là hết sức khác nhau, phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm, tri thức, hiểu biết của mỗi người. Nghệ thuật diễn đạt ngôn ngữ của các cá nhân, hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ, định hướng hành vi ngôn ngữ vào những mục tiêu khác nhau, cũng như bản sắc ngôn ngữ được sử dụng ảnh hưởng lớn đến giao tiếp.
(còn tiếp)
TH: T.Giang – SCDRC
Share this:
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…
Giao Tiếp Xã Hội 55Giaotieptrongtamlyhocquanlykinhdoanh Doc
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
GIAO TIẾP TRONG TÂM LÝ HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Tâm lý học
Bộ môn: Tâm lý học Quản lý – kinh doanh
1. Thông tin về giảng viên
Chức danh, học hàm, học vị : Tiến sĩ
Thời gian, địa điểm làm việc : Thứ 2, 4 tại: Văn phòng khoa Tâm lý học Tầng 1, nhà D, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Điện thoại : 84-4-8588003, NR: 8358710 – 0984537326
Địa chỉ liên hệ : Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tầng 1, nhà D, 336 Nguyễn Trãi , Thanh Xuân, Hà Nội.
336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Các hướng nghiên cứu chính
– Tâm lý học Kinh tế
– Giao tiếp trong tâm lý học quản trị kinh doan h
– Tâm lý học dân tộc.
1.2. Họ và tên giảng viên 2: Nguyễn Hữu Thụ .
336,Nguyễn Trãi,Thanh Xuân,Hà Nội.
Đ ịa chỉ liên hệ:Khoa Tâm lý học,Tr ư ờng Đ ại học khoa học xã hội và nhân v ă n,Phòng 108,Tầng 1,Nhà D,336 Nguyễn Trãi,Thanh Xuân,Hà nội
Đ iện thoại: 84-4-8588003, di đ ộng 0913042833; e-mail: thunh@vnu.edu.vn
2. Thông tin chung về môn học .
2.1. Tên môn học : Giao tiếp trong tâm lý học quản trị kinh doanh
2.2. Mã số môn học
2.5. Các môn học tiên quyết : Tâm lý học xã hội.
2.7. Giờ tín chỉ đối với các hoạt động
+ Nghe giảng lý thuyết: 13 giờ tín chỉ
2.8. Địa chỉ khoa phụ trách môn học : Khoa Tâm lý học, tầng 1, nhà D, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
3.1. Mục tiêu chung
– Hiểu được mối quan hệ và trách nhiệm về mặt đạo đức của những cá thể tham gia vào quá trình giao tiếp kinh doanh.
3.2. Mục tiêu của từng bài học cụ thể
4. Tóm tắt nội dung môn học
Môn học cung cấp các kiến thức giao tiếp cơ bản trong quản trị kinh doanh, những lý luận và thực tiễn, các giai đoạn, các nguyên tắc đạo đức giao tiếp trong kinh doanh, các kỹ năng và sử dụng các phương tiện giao tiếp có hiệu quả trong môi trường kinh doanh .
5. Nội dung chi tiết môn học .
5.1. Bài 1: Những vấn đề chung về giao tiếp trong tâm lý học quản trị kinh doanh
1. Khái niệm về giao tiếp và giao tiếp trong tâm lý học quản trị kinh doanh.
2. Đối tượng, nhiệm vụ của môn học giao tiếp trong tâm lý học quản trị kinh doanh
3. Các lý thuyết về giao tiếp và mô hình giao tiếp .
5.2. Bài 2. Các giai đoạn của quá trình giao tiếp trong quản trị kinh doanh .
1 . Khái niệm đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh
2. Các nguyên tắc giao tiếp trong k inh doanh.
3. Nghi lễ giao tiếp kinh doanh.
4 . Những yếu tố tâm lý cần tránh trong giao tiếp kinh doanh.
1. Phương tiện ngôn ngữ .
2. Phương tiện phi ngôn ngữ.
3. Trang phục
4. Các phương tiện kỹ thuật.
5. 5. B ài 5. Phong cách giao tiếp và ấn tượng ban đầu trong kinh doanh
1. Khái niệm phong cách giao tiếp
2. Các loại phong cách giao tiếp trong dinh doanh.
3. Ấn tượng ban đầu trong giao tiếp kinh doanh.
5.6. Bài 6. Các kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh
1. Kỹ năng quan sát
2. Kỹ năng lắng nghe
3. Kỹ năng thuyết phục, thúc đẩy hành vi mua hàng.
4. Kỹ năng giới thiệu, tìm kiếm khách hàng.
5. Kỹ năng nói
6. Kỹ năng viết .
7. Kỹ năng hợp tác làm việc
8. Kỹ năng giám sát nhân viên bán hàng.
2. Tiếp xúc với báo chí.
3. Thư từ giao tiếp
4. Điện thoại
6. Tiếp khách
7. Giao tiếp qua mạng Internet
1. Tập cách thức tiến hành các giai đoạn giao tiếp.
2. Tập sử dụng các phương tiện giao tiếp.
6.1. Học liệu bắt buộc.
1. Trần Thị Minh Đức (chủ biên), Giáo trình tâm lý học xã hội, Nxb GD. 1995, phòng tư liệu khoa.
2. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh. Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch, phòng tư liệu khoa.
3. Nguyễn Hữu Thụ, Giáo trình Tâm lý học Quản trị kinh doanh. Nxb ĐHQG Hà Nội 2007, phòng tư liệu khoa.
4. Phạm Minh Hạc, Tâm lý học, tập 1, Nxb GD 1999, phòng tư liệu khoa.
5. Mai Hữu Khuê, Đinh Văn Tiến, Tâm lý học ứng dụng trong quản lý kinh doanh , tập 1, tập 2, tập 3, Nxb CTQG Hà Nội, 1997, phòng tư liệu khoa.
6. Nguyễn Đình Xuân (chủ biên), Tâm lý học quản trị kinh doanh, Nxb CTQG 1996, phòng tư liệu khoa
6.2. Học liệu tham khảo
7. Hiểu Nam, Tấn Dương, Minh Sơn. Thuật lấy lòng người trong kinh doanh. Nxb Lao động 1997. phòng tư liệu khoa.
8. Paul Hersey Ken Blanc Hard. Quản trị hành vi tổ chức, Nxb Thống kê 2001, phòng tư liệu khoa
9. Hoàng Văn Tuấn. Các qui tắc hay trong giao tiếp, Nxb Thanh Niên 1996, phòng tư liệu khoa.
10. Sheila Osstrander, Nghệ thuật giao tiếp, Nxb Long An , 1989, phòng tư liệu khoa.
11. Lê Thị Bừng, Tâm lý học ứng xử, NxbGD 1997, văn phòng khoa
13. ALCan Pease, Ngôn ngữ của cử chỉ, ý nghĩa của chử chỉ trong giao tiếp, phòng tư liệu khoa
1
1
7.3. Lịch trình tổ chức dạy cụ thể .
Nội dung 1, tuần 1
Nội dung 2, tuần 2
Nội dung 2, tuần 3
Nội dung 3, tuần 4
Nội dung 3, tuần 5
Nội dung 4, tuần 6
Nội dung 4 tuần 7
Nội dung 5, tuần 9
Nội dung 6, tuần 10
Nội dung 6, tuần 11
Nội dung 7 tuần 12
Nội dung 7 tuần 13
Nội dung 8, tuần 14
8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giáo viên .
9. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
9.1. Kiểm tra- đánh giá thường xuyên:
Kiểm tra đánh giá thường xuyên nhằm củng cố các tri thức, hình thành các kĩ năng nhận dạng vấn đề và giải quyết các bài tập được giao, kĩ năng hợp tác và làm việc theo nhóm, đồng thời hình thành thái độ tích cực đối với môn học. Nắm được thông tin phản hồi để điều chỉnh cách học và cách dạy cho phù hợp.
9.1.2. Tiêu chí đánh giá thường xuyên .
– Xác định được vấn đề nghiên cứu, hiểu được nhiệm vụ, mục đích vấn đề.
– Thể hiện kĩ năng phân tích, tổng hợp khi giải quyết nhiệm vụ.
– Đọc và sử dụng các tài liệu do giảng viên hướng dẫn.
– Chuẩn bị bài đầy đủ
– Tích cực tham gia ý kiến.
9.1.3. Hình thức kiểm tra thường xuyên.
9.2. Kiểm tra- đánh giá giữa kỳ . (1 giờ)
– Mục đích: Đánh giá tổng hợp kiến thức và các kĩ năng thu được sau nửa học kỳ, làm cơ sở cho việc điều chỉnh, cải tiến cách dạy và học.
+ Xác định vấn đề nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu rõ ràng, hợp lý.
+ Thể hiện kĩ năng phân tích, tổng hợp trong việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.
– Hình thức: Bài làm viết trên lớp.
– Mục đích: đánh giá tổng hợp, khái quát kiến thức và các kĩ năng thu được của cả môn học của sinh viên, làm cơ sở cho việc điều chỉnh, cải tiến cách dạy của giảng viên và cách học của sinh viên.
– Các kĩ thuật đánh giá:
+ Xác định vấn đề nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu rõ ràng, hợp lý.
+ Thể hiện kĩ năng phân tích, tổng hợp trong việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.
+ Trình bày rõ ràng, lôgic các vấn đề
+ Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn hợp lệ.
– Hình thức: Bài làm viết trên lớp.
Bảng đánh giá môn học.
9.3. Lịch thi, kiểm tra
– Kiểm tra giữa kỳ: tuần 9
– Kiểm tra cuối kỳ: Nhà trường tổ chức
Giao Tiếp Và Các Rào Cản Tâm Lý Trong Giao Tiếp
Con người chúng ta dùng phần lớn thời gian để giao tiếp với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Trong công việc, kỹ năng giao tiếp (communication skill) luôn được coi là một trong những kỹ năng quan trọng của người lao động, và cũng là một trong các tiêu chí đánh giá khi tuyển dụng. Lý do là ít có ai làm việc một mình, các dự án lớn sẽ đòi hỏi nhiều người tham gia và khi đó việc truyền tải thông tin là rất quan trọng. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi: giao tiếp là gì, bản chất của nó ra sao? Tại sao chúng ta biết rằng kỹ năng giao tiếp rất quan trọng, nhưng vẫn có những yếu tố làm chúng ta thực hiện việc giao tiếp không thuận lợi. Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu về các rào cản tâm lý trong giao tiếp, cách nhận biết và khắc phục.
1. Giao tiếp là gì? Theo Wikipedia thì giao tiếp được định nghĩa như sau: “Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó. Thông thường, giao tiếp trải qua ba trạng thái:
Trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý;
Hiểu biết lẫn nhau;
Tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.”
Trong quyển sách “Diffusion of Innovations” mà tôi đang đọc, thì tôi rất thích cách tác giả định nghĩa về giao tiếp. “Communication is a process in which participants create and share information with one another in order to reach a mutual understanding” Theo định nghĩa này thì communication (giao tiếp) không phải một hành động đơn phát, mà là quá trình hai chiều, đòi hỏi tương tác giữa những người tham gia và mục đích là đạt tới một hiểu biết chung (“a mutual understanding”).
Nói một cách tóm tắt thì giao tiếp là việc:
Truyền tải thông tin một cách chính xác tới đối phương
Thông tin được truyền tải một cách chính xác tới đối phương
Đối phương tiếp nhận chính xác thông tin cần truyền tải
Như theo định nghĩa ở trên, năng lực ngôn ngữ tốt sẽ giúp cho việc giao tiếp được thuận lợi, nhưng bạn có nghĩ rằng năng lực ngôn ngữ là yếu tố quan trọng nhất trong giao tiếp? Theo nghiên cứu của Mehrabian thì có 3 yếu tố cơ bản trong giao tiếp trực diện (face to face communication):
Từ ngữ (7%)
Tone giọng nói (38%)
Các cử chỉ hành vi phi ngôn ngữ (55%)
2. Các rào cản tâm lý trong giao tiếp
Cảm giác xấu hổ: ví dụ bị đỏ mặt hay nói lắp khi đứng trước đám đông
Cảm giác sợ hãi: ví dụ có những người đứng nói trước đám đông thì chân tay run lẩy bẩy, mồ hôi ra đầm đìa
Cảm giác không an toàn, thiếu tin tưởng: ví dụ tâm lý đề phòng khi giao tiếp với đối phương
Tâm lý tự tôn: tự nghĩ mình giỏi, vĩ đại
Cảm giác tội lỗi:
Cảm giác ghét (không ưa cái thái độ :v)
Hiểu lầm (nghĩ là như thế nhưng không phải là thế :v)
Định kiến: ví dụ cứ người Trung Quốc là xấu
Do thói quen: thói quen này có thể hình thành trong sinh hoạt gia đình, ví dụ “im lặng là ngoan ngoãn, tốt” nên không giao tiếp
Niềm tin mù quáng: không biết nghi ngờ các thông tin không có cơ sở hoặc tìm kiếm thông tin đa chiều
Kiêu căng, thiếu khiêm tốn
Tham lam: ví dụ có thông tin nhưng share ảnh không chịu share link; giữ thông tin cho riêng mình
Bướng bỉnh, cứng đầu
Thiếu tinh tế (gọi thô thiển là đầu đất): là những người thậm chí còn không nhận ra mình đang gặp phải các rào cản tâm lý trên.
Tham gia các diễn đàn hay Facebook page, đối với người Việt Nam thì chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nhiều người có các rào cản tâm lý phổ biến như: tâm lý tự tôn, định kiến, niềm tin mù quáng; và hầu hết các cuộc tranh luận đôi khi lệch lạc sang đả kích cá nhân thay vì tập trung nội dung tranh luận. Các rào cản tâm lý ở trên càng lớn, thì càng cản trở việc giao tiếp hiệu quả, đôi khi kết quả là không truyền tải được bất cứ nội dung gì.
Vậy phải làm thế nào để nhận ra được các rào cản tâm lý mà bản thân đang có? Có một cách đơn giản hơn là đặt 2 câu hỏi “Why” và “How”. Ví dụ: “Tại sao lại nói không nên lời?”, “Vì tâm lý sợ hãi à?”, “Tại sao lại sợ hãi?” “Làm thế nào để không còn tâm lý sợ hãi?”… Về cơ bản, hiểu người khác đã khó nhưng tự hiểu mình còn khó hơn, nên để tự hiểu mình tôi nghĩ cần có: một tâm hồn tĩnh lặng, đối mặt được với bản ngã của mình và luôn chào đón sự khác biệt.
3. Làm thế nào giao tiếp cho hiệu quả?
Mục đích cuối cùng của giao tiếp vẫn là truyền tải đúng đắn thông tin được truyền tải, và người nhận nhận được thông tin một cách chính xác. Do vậy:
Người nói cần phải có kỹ thuật sắp xếp và truyền tải thông tin sao cho người nghe tiếp nhận một cách dễ dàng
Người nhận cũng cần có kỹ năng tiếp nhận đối với bất cứ một thông tin nào.
Tóm tắt lại bằng một keyword thì đó là “active listening” – năng lực đặt câu hỏi (question) và năng lực xác nhận (confirm). Biết cách đặt câu hỏi một cách thông minh, sẽ có được nhiều thông tin hữu ích, hiểu được tiền căn hậu quả và cũng là một cách rèn luyện cho bản thân một đầu óc phân tích, truy cầu chân lý. Bên cạnh đó, xác nhận (confirm) đúng cách sẽ tránh được việc hiểu lầm, hiểu sai, đồng thời cũng giúp người nói có thêm cảm giác tin tưởng là người nghe đã hiểu đúng thông tin truyền tải. Đặc biệt, trong lĩnh vực làm phần mềm thì điều mà khách hàng giải thích đôi khi khác xa với điều mà khách hàng mong muốn, và sản phẩm mà developer làm ra thì khác xa với cả hai điều trên.
Phạm vi bài viết hiện tại đề cập các rào cản tâm lý, nhưng xung quanh việc giao tiếp hiệu quả có rất nhiều phương pháp và mô hình mà bản thân tôi cũng chưa có thời gian tìm hiểu. Trước hết, xin phép được liệt kê các keyword ra đây dành cho các bạn đọc quan tâm tự tìm hiểu:
Lại nhớ sách xưa viết “thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý” – sách không thể nào nói hết lời, lời không diễn tả được hết ý; nên thiết nghĩ rằng việc suy nghĩ, nghiền ngẫm kỹ lưỡng là cần thiết lắm và đôi khi cần giao tiếp bằng cả tâm hồn
Góp Phần Tìm Hiểu Khái Niệm Dư Luận Xã Hội Và Cách Nắm Bắt Dư Luận Xã Hội
Góp phần tìm hiểu Khái niệm Dư luận xã hội và cách nắm bắt Dư luận xã hội
Ngày đăng:05-11-2015
1. Khái niệm dư luận xã hội
Trong đời sống xã hội hiện nay, không chỉ trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà cả trong các văn bản chính thức của Đảng và Nhà nước, xuất hiện ngày càng nhiều khái niệm “dư luận xã hội“, như là sự bày tỏ thái độ, tình cảm (nhận xét, đánh giá, ý nguyện, ý chí…) của các nhóm, các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau đối với các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội. Trên thế giới và trong nước ta hiện nay vẫn có rất nhiều cách hiểu khác nhau, có nhiều định nghĩa khác nhau về dư luận xã hội. Cách hiểu đơn giản nhất là coi dư luận xã hội, hay còn gọi là công luận, là ý kiến của quần chúng nhân dân. Một cách khái quát hơn, có thể định nghĩa như sau về dư luận xã hội: “Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng hay các quá trình xã hội”. Định nghĩa trên mang một số nội dung cần chú ý sau:
Một là, mỗi luồng ý kiến là một số ý kiến cá nhân giống nhau.
Hai là, dư luận xã hội có thể bao gồm nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập nhau.
Ba là, luồng ý kiến có thể rộng (tuyệt đại đa số, đa số, nhiều ý kiến) hoặc hẹp (một số ý kiến).
Chỉ có những sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội có tính thời sự (động chạm đến lợi ích, các mối quan tâm hiện có của nhiều người) mới có khả năng tạo ra dư luận xã hội.
2. Cách nắm bắt dư luận xã hội
a. Các phương pháp nghiên cứu nội dung dư luận xã hội (cách gọi khoa học là các phương pháp nghiên cứu định tính)
Bản chất của nghiên cứu nội dung dư luận xã hội là tìm hiểu xem trong cộng đồng xã hội mà chúng ta nghiên cứu, trước mỗi sự kiện, hiện tượng, vấn đề cuộc sống, dư luận xã hội bao gồm mấy loại ý kiến, nội dung mỗi loại ý kiến là gì.
Phương pháp nghiên cứu nội dung dư luận xã hội có thể phân thành hai loại: Các phương pháp nghiên cứu trực tiếp và các phương pháp nghiên cứu gián tiếp.
Nghiên cứu trực tiếp
Nghiên cứu trực tiếp bao gồm hai phương pháp chủ yếu là phỏng vấn nhóm và phỏng vấn cá nhân.
– Phỏng vấn cá nhân (gọi chính xác hơn là phỏng vấn sâu) là hình thức trao đổi “tay đôi” giữa người phỏng vấn và cá nhân được phỏng vấn. Trong phỏng vấn cá nhân, người nêu câu hỏi được phép tuỳ cơ ứng biến khi nêu câu hỏi. Thế mạnh của phỏng vấn sâu là bằng các câu hỏi có tính gợi mở, người phỏng vấn có thể làm rõ mọi ngóc ngách suy nghĩ, thái độ, tâm trạng, tình cảm của người được phỏng vấn đối với vấn đề mà mình quan tâm.
Nghiên cứu gián tiếp
Nghiên cứu trực tiếp bao gồm chủ yếu là các phương pháp sau đây:
– Phương pháp bổ khuyết: người nghiên cứu có thể tổng hợp sơ bộ tình hình dư luận xã hội về một vấn đề, sự kiện, hiện tượng nào đó và đề nghị đối tượng nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện. So với phương pháp liên tưởng ngôn từ, phương pháp bổ khuyết có khả năng cung cấp một lượng thông tin nhiều hơn về suy nghĩ và thái độ của người trả lời.
– Phương pháp người thứ ba (người khác): Đối tượng được hỏi cần cho biết người khác có phản ứng (suy nghĩ, thái độ) như thế nào đối với một vấn đề sự kiện, hiện tượng nhất định nào đó. Người thứ ba đó có thể là bạn bè, là hàng xóm, là đồng nghiệp … của đối tượng. Trong các suy đoán về thái độ và cảm tưởng của người thứ ba này phản ánh chính các cảm tưởng, thái độ của đối tượng. Phương pháp này cũng nhằm ngăn chặn sự xuất hiện “hàng rào tâm lý”, “phản ứng đề phòng” của người trả lời. Nó thích hợp trong việc nắm bắt dư luận xã hội đối với những vấn đề tế nhị, nhạy cảm.
b. Các phương pháp nghiên cứu định lượng (số lượng những người có cùng loại ý kiến)
Dư luận xã hội cần phải được làm rõ không chỉ về nội dung mà còn về số lượng người có loại ý kiến tương ứng (đa số? số đông? một số? bao nhiêu %?). Các phương pháp nghiên cứu định lượng phổ biến trong nghiên cứu dư luận xã hội là:
Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích tài liệu (báo chí, biên bản các cuộc họp, đơn thư khiếu nại, tố cáo, góp ý của nhân dân…) đòi hỏi các kỹ thuật nhất định, như phân loại các nội dung mà các tài liệu này đề cập, tính số lần được đề cập của mỗi nội dung.
Ví dụ, chúng ta có thể dùng phương pháp này để làm rõ ở một xã (phường) nhất định nào đó, hàng tháng có bao nhiêu đơn thư tố cáo, nội dung chủ yếu của đơn thư tố cáo là gì và mỗi nội dung được bao nhiêu đơn thư đề cập…
Phương pháp điều tra xã hội học
Để tiến hành một cuộc điều tra xã hội học, trước hết phải làm rõ chúng ta điều tra vấn đề gì, các nội dung thông tin cần có để làm rõ vấn đề nghiên cứu là những nội dung gì.
- Xây dựng phiếu câu hỏi.
Có thể chia cấu trúc của một phiếu câu hỏi thành 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần các đặc điểm xã hội của đối tượng.
+ Phần mở đầu: giới thiệu mục đích nghiên cứu và hướng dẫn cách trả lời, khẳng định nguyên tắc khuyết danh (người trả lời không phải ghi tên mình vào phiếu câu hỏi mà mình trả lời) để người trả lời có thể trả lời thành thực, không e ngại.
+ Phần nội dung: Câu hỏi có thể phân chia thành hai loại: câu hỏi kín, câu hỏi mở.
Câu hỏi kín: là câu hỏi có kèm sẵn các phương án trả lời khác nhau dựa trên một cơ sở phân chia nhất định. Người trả lời chỉ cần đánh dấu vào phương án nào phù hợp với suy nghĩ của mình. Có loại câu hỏi kín đơn giản và câu hỏi kín phức tạp. Câu hỏi kín đơn giản là loại câu hỏi chỉ có hai phương án trả lời kiểu “có – không” hoặc “tán thành – không tán thành).
Câu hỏi mở: là loại câu hỏi không có sẵn các phương án trả lời, người trả lời phải tự viết ý kiến của mình ra.
Còn có loại câu hỏi vừa kín vừa mở: Đó là loại câu hỏi có một số phương án trả lời cho sẵn và một phương án trả lời là câu hỏi mở. Câu hỏi này được sử dụng khi vấn đề được hỏi có thể chứa đựng rất nhiều phương án trả lời mà chúng ta khó có thể lường hết được. Phương án mở nhằm mục đích bao quát hết các loại ý kiến trả lời mà chúng ta chưa liệt kê.
+ Phần đặc điểm của đối tượng điều tra: Ở cuối mỗi bảng câu hỏi, chúng ta thường có những câu hỏi về lứa tuổi, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, giới tính… Phần này có tác dụng lớn trong việc phân tích và so sánh kết quả thu được.
- Chọn mẫu điều tra. Để nắm ý kiến của một cộng đồng xã hội nào đó, tốt nhất chúng ta phỏng vấn tất cả các thành viên trong cộng đồng. Đó là kiểu điều tra tổng thể. Nhưng trên thực tế, điều tra tổng thể chỉ thực hiện được đối với các nhóm người có số lượng ít, vài ba trăm người trở xuống, còn với số lượng của nhóm người điều tra lớn (hàng chục vạn, hàng triệu người) thì có rất nhiều khó khăn, tốn phí rất nhiều công sức, tiền của và thời gian.
Để giải quyết các khó khăn này, người ta đã dùng phương pháp chọn mẫu, chỉ cần chọn lấy một số người đại diện trong tổng thể (số người này được gọi là mẫu điều tra) để điều tra mà kết quả vẫn không bị sai lệch nhiều.
Một số cách chọn mẫu đơn giản có thể áp dụng đối với cấp xã (phường).
+ Lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống
Đầu tiên, chúng ta lập danh sách họ, tên toàn bộ các thành viên trong cộng đồng, (có thể sử dụng các bản danh sách sẵn có, như danh sách cử tri, danh sách nhân khẩu…). Sau đó hành chọn mẫu theo nguyên tắc, cứ cách một số người nhất định, chọn 1 người. Ví dụ cách 20 lấy 1 (cách bao nhiêu là tuỳ thuộc vào số lượng mẫu cần lấy và số lượng của bản danh sách liệt kê). Cách lấy mẫu này thuận tiện trong trường hợp tổng thể có số lượng ít.
+ Lấy mẫu theo nhóm (phân cụm).
Đầu tiên, chúng ta phân tổng thể ra thành các nhóm nhỏ theo một cơ sở phân chia nhất định, sau đó tiến hành chọn lấy một số nhóm theo nguyên tắc ngẫu nhiên (theo bản danh sách liệt kê các nhóm được phân chia, cách một số nhóm nhất định lấy một nhóm). Các nhóm được chọn sẽ được điều tra toàn bộ. Ví dụ như muốn thăm dò ý kiến ở một xã, phường, thị trấn (xã là tổng thể) chúng ta chia xã thành các thôn, bản… (liệt kê toàn bộ các đơn vị đó ra). Sau đó, chúng ta tiến hành lấy một số điểm để điều tra (theo nguyên tắc ngẫu nhiên, cứ cách một số thôn, làng, tổ dân phố nhất định theo bản danh sách, chúng ta lấy một đơn vị).
- Xử lý phiếu điều tra. Đối với các cuộc điều tra đơn giản có thể làm thủ công theo kiểu kiểm phiếu bầu cử. Đối với các cuộc điều tra phức tạp người ta thường viết những chương trình sử lý số liệu có sự trợ giúp của máy tính.
- Viết báo cáo. Khâu này bao gồm các công việc: phân tích các số liệu thu được và đưa ra các nhận xét, kết luận, kiến nghị.
(Phòng TTCTTG)
Bạn đang xem bài viết Giao Tiếp Xã Hội – Phần I trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!