Cập nhật thông tin chi tiết về Hạnh Phúc Đích Thực Là Gì ? mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Collin D’harleville từng khẳng định: “Ở đời, mỗi người hạnh phúc một cách riêng”. Quả vậy, Hạnh phúc có thể tồn tại muôn hình vạn trạng và có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, xong không ai trong chúng ta là không mong chờ Hạnh phúc. Nhưng Hạnh phúc là gì?
Theo từ điển Hán Việt: “Hạnh” là sự vui sướng, “Phúc” nghĩa là may mắn tốt lành. Hạnh Phúc là trạng thái vui sướng vì được sự tốt lành. Trong tiếng Latinh cũng có hai danh từ ám chỉ Hạnh phúc: “Felicitas và Beatitudo” nghĩa là sự dồi dào, phong phú. Kinh Thánh Tân Ước Công Giáo còn nói đến tám mối phúc thật tức là các chân phúc. Linh đạo ấy giúp cho con người gặp được chính Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc đích thực cũng như gặp được tha nhân và chính mình. (x. Từ điển Công Giáo). Như vậy, từ khía cạnh ngôn ngữ đã gợi mở cái nhìn cơ bản về Hạnh phúc.
Mỗi người theo góc độ, theo nhu cầu về thể chất, tâm lý hay tâm linh… mà hình thành những quan niệm khác nhau về Hạnh phúc. Theo lối nghĩ của người Do Thái thì của cải dồi dào tượng trưng cho phúc lành Thiên Chúa ban xuống trên các tôi tớ trung thành như ông Ápraham (St 13,2), như Isaác (St 26,12), Gia cóp (St 30,43)… Sách giảng viên thì nói: “Có tiền mua tiên cũng được” (Gv 10, 19) nhưng đó chỉ là lời mỉa mai về sự ngộ nhận đầy tai hại giữa phương tiện và mục đích. Thực tế nhiều người giàu có tiền của vẫn gặp bất hạnh, vẫn đành bất lực trước vô số vấn đề hay biến cố trong cuộc đời. Chuyện kể rằng: Có một anh thanh niên kia mang trong mình khao khát cháy bỏng đi tìm Hạnh phúc đích thực, là người đạo đức và hội tụ đầy đủ những điều kiện thiết yếu, anh đến hỏi vị Tôn Sư: Con phải làm gì nữa để được hạnh phúc đời đời làm gia nghiệp? Ngài nhìn anh trìu mến và nói: Con hãy đi bán những gì con có để cho người nghèo rồi đến theo ta. Người thanh niên rầu rĩ bỏ đi vì anh ta có nhiều của cải. (x. Mc 10, 17-22).
Minh họa ấy cho thấy từ xưa đến nay, không ít người đã ngộ nhận hoặc hoán đổi vị trí của tiền bạc vào chỗ của Hạnh phúc. Tiền luôn đi với chữ “bạc” và thực sự nó như con dao hai lưỡi, Khi tiền trở thành ngẫu tượng, nó kéo theo một khối những bận tâm, những hậu quả vô lường. Nếu không sử dụng đúng tiền bạc nghiễm nhiên trở thành bức tường cản trở và khép chặt trái tim con người trước đồng loại hay những khát khao tâm linh tốt lành.
Song song với tiền bạc, không ít kẻ lại đi tìm hạnh phúc nơi danh vọng, địa vị, quyền bính. Họ sẵn sàng tìm cách “mua quan bán chức”, dùng mọi thủ đoạn đen tối, bất chấp tiếng lương tâm, miễn là đạt được mục đích. Nhưng khi quyền cao chức trọng rồi liệu họ có Hạnh phúc thật? Vì không bước đi trong ánh sáng nên căng thẳng và bất an sẽ đeo bám họ ngay trên chính “chiếc ghế” êm ái giả tạo của họ. Hạnh phúc thật xa vời!
Nhìn thẳng vào thực trạng xã hội ngày hôm nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một quan niệm lệch lạc về lối sống. Lối sống cho rằng Hạnh phúc là hưởng thụ. Với lối nghĩ: “thời gian vắn vỏi ai ơi, không ăn cũng thiệt, không chơi cũng già” và hệ quả là buông mình trong khoái lạc, chiều theo bản năng, ăn chơi buông thả. Chính khi ấy con người tự để Hạnh phúc tuột nhanh khỏi tầm tay, đánh mất lòng tự trọng và chất thêm gánh nặng cho gia đình, Giáo hội và xã hội.
Trong những gì thiết yếu nhất như vấn đề sức khỏe thể lý, liệu có một đảm bảo nào giúp con người thấy Hạnh phúc vĩnh cửu? Dẫu biết chúng ta phải có bổn phận gìn giữ thân xác mạnh khỏe bằng nhiều phương thế nhưng không ai có thể tránh được quy luật thường hằng cua kiếp người là sinh, lão, bệnh, tử. Nhạc sĩ Trịnh công Sơn đã thổn thức về sự mỏng giòn này: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi trở về cát bụi, ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi.” (Cát bụi)
Như vậy những khát vọng tưởng chừng như lấp đầy được những khát vọng mênh mông nơi lòng người nhưng thực tế điều ấy lại thật chủ quan, phiến diện và tạm thời vì chúng chỉ đồng nghĩa với sự sở hữu. Không thể phủ nhận “giữa một thế giới thấm nhiễm chủ nghĩa tiêu thụ, đó là cảm giác cô đơn và lo lắng phát sinh từ một con tim tự mãn, tham lam, sôi nổi chạy theo những thú vui phù phiếm và một lương tâm chai lì. Khi mà đời sống nội tâm của chúng ta bị trói chặt trong những lợi ích thì không còn chỗ cho người khác, không còn chỗ cho người nghèo. Tiếng nói của Thiên Chúa không còn được nghe thấy, niềm vui và bình an không được cảm nhận và ước muốn làm điều thiện bị phai mờ (x. Evangelii Gaudium.2). Nguy hại trên bắt nguồn từ lý do thiếu quân bình nơi đáy sâu tâm hồn con người. Vậy chúng ta cần một cuộc lên đường trở về với lòng mình, nơi khơi nguồn hạnh phúc. “Hãy dãm vượt lên chính mình vì mình là ai thì quan trọng hơn mình có gì?” (Chiristus Vivit, 107)
Chắc chắn Hạnh phúc đích thực không phải là cái gì từ bên ngoài nhưng là tự bên trong lan tỏa ra bên ngoài, để gặp gỡ, chia sẻ với người khác trong mọi hoàn cảnh. Chính trong Hạnh phúc của người khác chúng ta sẽ tìm thấy Hạnh phúc của mình. Lòng vị tha và bác ái Kitô giáo dạy chúng ta mang hy vọng, niềm vui, sự an ủi, sẻ chia cho những người xung quanh. Trái lại, sự bất hạnh sinh ra bởi lòng vị kỷ và tham lam. Chúng ta chớ có để mình đi vào vết xe đổ của tên đầy tớ mắc nợ không biết thương xót đồng bạn. (x, Lc 18, 23-35)
Nếu bạn đọc bài giảng trên núi của Đức Giêsu (x.Mt 15, 3-12) hẳn sẽ rõ hơn về bản chất của Hạnh phúc mang đầy tính biện chứng cụ thể. Hạnh phúc thật luôn đòi hỏi ta phải vượt qua nhiều thứ Hạnh phúc giả tạo bởi chúng chỉ xoay quanh những bản ngã thấp hèn. Các mối phúc nâng đỡ niềm hy vọng của chúng ta. Con người phải trả giá để đạt được những điều Chúa hứa, cái giá đó là khi chúng ta biết chịu sầu khổ, lúc ta chọn sống tinh thần nghèo khó thanh thoát, sống hiền từ, can đảm chịu bách hại vì công lý… Tóm lại, các Mối phúc thật mời gọi chúng ta chia sẻ yêu thương qua việc từ bỏ mình để phục vụ theo gương Đức Giêsu.
Mẹ Têrêsa Calcuta đã sống và trải nghiệm tinh thần phúc âm bằng cả cuộc đời dâng hiến, phục vụ. Mẹ khảng định: “Chúng ta có khả năng hưởng hạnh phúc với Chúa ngay lúc này, có nghĩa là giúp đỡ như Người giúp đỡ, cho đi như Người cho đi, phục vụ như Người phục vụ, yêu thương như Người yêu thương.”
Bạn thân mến! với nhãn quan của người Kitô hữu thì con đường duy nhất để có được Hạnh Phúc thật là tìm ra và thực hiện ý Chúa. Mỗi người đều có một thời được sinh ra và một thời phải chết đi, đó là một cuộc hành trình, nhưng con người không sinh ra để chết nhưng để được sống Hạnh phúc, được chia sẻ sự sống của Thiên Chúa. Xin Người ban tràn niềm vui trong tâm hồn chúng ta, cùng lòng vị tha và sự kiên trì để con đường chúng ta không loanh quanh mỏi mệt nhưng tràn đầy dấu ấn của Hạnh phúc. Cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì Thiên Chúa sẽ mở cánh cửa cho chúng ta. Hãy vững tin như thế!
Anna Bích Hạt, Học viện MTG Thủ Đức
Hạnh Phúc Đích Thực Là Gì?
Niềm hạnh phúc đích thực nhất là niềm vui giải thoát; sự giải thoát có được nhờ quá trình tu tập, khi không có sự phiền muộn, sầu não, trong lòng không còn bất kì gánh nặng nào nữa, khi đó mới đích thực là niềm vui, niềm hạnh phúc đích thực, tuyệt đối, đây mới là niềm hạnh phúc mà chúng ta theo đuổi.
Chu kỳ hình thành của một chúng sinh gồm sinh ra, lớn lên rồi già đi, bệnh tật và chết, được Phật giáo liệt vào bốn nỗi khổ. Trong đó, già, bệnh và chết là những nỗi khổ dễ dàng nhận biết và có thể hiểu được, nhưng nếu nói sinh ra là khổ thì phần đông không nghĩ như thế vì điều này khá khó hiểu.
Phật pháp khuyên chúng ta không nên lấy khổ làm vui.
Con người thường không nhớ rõ trạng thái của bản thân khi vừa lọt lòng mẹ nên khi mới sinh ra đời khó có thể biết được trạng thái lúc đó là sướng hay khổ. Tuy nhiên, chúng ta có thể suy tưởng rằng da của đứa bé mới sinh rất mềm mỏng, trơn bóng, tách khỏi bào thai mẹ rồi đột ngột thay đổi môi trường sống – từ môi trường bụng đến môi trường không khí tự nhiên – thì đứa bé nhất định sẽ có cảm giác khó chịu, đau khổ. Có lẽ quá khó chịu vì bị sốc nhiệt do sự thay đổi của môi trường nên khi vừa sinh ra, đứa bé nào cũng chào đời bằng tiếng khóc, thế nhưng ai cũng vui mừng vì có một sinh linh mới chào đời! Với bản thân người mẹ, việc sinh nở có lẽ cũng không phải là một trạng thái thư thái, thoải mái. Nhiều bà mẹ còn nói rằng cảm giác đau đớn khi sinh con thật không thể nói hết, đau đớn vạn trạng, nỗi đau xé thịt.
Vì thế, người xưa gọi ngày sinh nở của người mẹ là “mẫu nạn nhật” (ngày mẹ gặp nạn). Sau khi sinh con, nỗi đau cũng vơi dần vì đứa con là niềm an ủi lớn nhất của người mẹ, họ xem việc sinh nở như một thử thách đầy chông gai giờ đã qua rồi nên tự nhiên thấy sảng khoái vui vẻ. Nhưng thực ra đó chỉ là niềm vui bị cảm giác đánh lừa vì người mẹ vừa trải qua một cơn đau khủng khiếp, giờ đây chỉ lấy lại được cảm giác bình thường thôi cũng thấy đó là hạnh phúc, chứ không phải đó là cảm giác hạnh phúc đến từ một điều kiện bên ngoài nào khác. Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng “sinh” là khổ, là nỗi thống khổ thực sự chứ không vui sướng như chúng ta nghĩ.
Tất cả niềm vui (lạc) trong cõi dục đều có chứa đựng mầm đau khổ, gọi là “khổ trong lạc”, thế nhưng chúng ta thường không hay biết gì đến yếu tố khổ trong lạc này.
Khi sinh ra đã khổ, lớn lên vật lộn mưu sinh với cuộc đời cũng chẳng có nhiều niềm vui. Nếu có vui chăng thì đó chỉ là sự thỏa mãn một hoặc vài điều gì đó trong năm thứ tham muốn của mình, như thỏa mãn được cái nhìn của đôi mắt, thỏa mãn cái nghe của hai tai, thỏa mãn hương thơm của lỗ mũi, thỏa mãn vị ngon của miệng lưỡi và thỏa mãn được cảm giác êm ái của thân thể. Năm giác quan luôn đòi hỏi các đối tượng để thỏa mãn tương ứng như mắt thích nhìn cảnh đẹp, tai thích nghe lời êm dịu, mũi thích ngửi hương thơm, lưỡi thích nếm vị ngon, thân thích trải những khoái cảm dễ chịu. Ngoài ra, con người thường có cảm giác vui sướng khi nói chuyện hợp gu với một ai đó hay gặt hái một thành quả hoặc phát minh một điều gì mới mẻ, khiến họ có cảm giác thành công, thành danh… Tất cả những điều đó đều thuộc về cảm giác của tâm lý, thuộc về “dục lạc” (niềm vui khi tham muốn được thỏa mãn).
Tất cả niềm vui (lạc) trong cõi dục đều có chứa đựng mầm đau khổ, gọi là “khổ trong lạc”, thế nhưng chúng ta thường không hay biết gì đến yếu tố khổ trong lạc này. Ví dụ khi bạn trông thấy một cô gái đẹp như thiên thần xuất hiện trước mắt bạn, khi đó nhất định bạn sẽ vui. Nhưng nếu lúc nào bên cạnh bạn cũng có con trai hoặc con gái đẹp vây quanh thì lúc đó bạn sẽ cảm thấy bình thường, chẳng có gì vui nữa. Niềm vui cũng giống như cái đẹp, khi bạn thấy đến lần thứ một triệu thì cảm giác vui, đẹp không như ban đầu nữa mà dần dần rất có thể chỉ cảm thấy bình thường như những thứ bình thường khác.
Định lạc là niềm vui cao hơn, mạnh hơn niềm vui dục lạc vì niềm vui đó đã thoát khỏi sự ràng buộc của hình hài, nhất là đã thoát khỏi nỗi đau của thể xác, không còn mê mờ, khi đó tự nhiên sẽ có cảm giác hạnh phúc trọn vẹn. Khi nào đạt đến trạng thái “vô sự” trong thiền định, bạn sẽ thấy rất hạnh phúc.
Tất cả dục lạc đều mang tính tạm thời, vô thường, không trường tồn mà chúng sẽ qua nhanh, về mặt cảm nhận, chúng ta thấy nó như rất thực nhưng thực ra đó chỉ là ảo giác hư vọng, mà bản thân của sự hư vọng, không thực đó đã là nỗi khổ. Niềm vui của ngũ dục (năm thứ tham muốn gồm tham tài, tham sắc, tham danh, tham ăn, tham ngủ) trong đời này luôn có mặt của sự đau khổ. Nói cách khác, khi một người cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc thì trước đó họ phải biết thế nào là khổ và ngược lại, vì vui sướng, khổ đau chỉ mang tính đối đãi tương đối.
Thực ra cũng không hẳn là đời này chẳng có gì vui vì còn có một niềm vui không mang mầm khổ của dục lạc, đó là “định lạc” (niềm vui trong thiền định). Định lạc là niềm vui cao hơn, mạnh hơn niềm vui dục lạc vì niềm vui đó đã thoát khỏi sự ràng buộc của hình hài, nhất là đã thoát khỏi nỗi đau của thể xác, không còn mê mờ, khi đó tự nhiên sẽ có cảm giác hạnh phúc trọn vẹn. Khi nào đạt đến trạng thái “vô sự” trong thiền định, bạn sẽ thấy rất hạnh phúc. Nhưng sau khi xuất định, do thân thể còn vướng bận các việc lăng xăng nên vẫn còn đau khổ. Vì thế, ngay cả niềm vui thiền định cũng không thể duy trì lâu dài trong đời này được.
Niềm hạnh phúc đích thực nhất là niềm vui giải thoát; sự giải thoát có được nhờ quá trình tu tập thì không còn bất kỳ sự phiền muộn, sầu não nào nữa, trong lòng không còn bất kì gánh nặng nào nữa, khi đó mới đích thực là niềm vui, niềm hạnh phúc đích thực, tuyệt đối, đồng thời đấy mới chính là niềm hạnh phúc mà chúng ta theo đuổi.
Minh Chính (TH)
Giá Trị Cuộc Sống Đích Thực Hạnh Phúc Nhất Của Con Người Là Gì?
Có bao giờ bạn ngồi và tự nghĩ lại là ta sống trên cõi đời này để làm gì và đâu là giá trị cuộc sống đích thực hạnh phúc nhất, đâu là những thứ làm ta vui vẻ và yêu đời nhất không? Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ với bạn các giá trị cuộc sống đích thực hạnh phúc nhất của con người sống trên cõi đời này.
Cuộc sống bôn ba và tấp bật nhiều thứ phải lo, chiếm hết thời gian và sức lực của bạn. Có rất nhiều thứ giá trị mà ta mong muốn và khao khát có được, tuy nhiên có những thứ vô ích ta không hề mong muốn, những thứ này luôn chiếm thời gian nhiều nhất của ta. Vậy thì ta hãy tư duy lại, tập trung lại và tìm ra các giá trị cuộc sống đích thực hạnh phúc nhất của con người mà ta mong muốn.
Giá trị sức khỏe đích thực
Sức khỏe là tài sản quý giá nhất quan trọng nhất của con người, vâng đúng như vậy, đây là yếu tố bất biến và mang giá trị cuộc sống đích thực hạnh phúc nhất của con người mà ai ai cũng mong ước có được sức khỏe tốt nhất. Sức khỏe là một giá trị rất ít khi được chúng ta quan tâm đến, cho dù đó là một giá trị cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của ta. Sự thiếu quan tâm này có lý do rất đơn giản, vì hầu hết chúng ta luôn xem việc có sức khỏe tốt chỉ là điều tất nhiên và quá thông thường, nên chỉ khi nào ta “kém sức khỏe”, nghĩa là có bệnh, thì ta mới thấy cần quan tâm. Nhưng một sự quan tâm theo cách đó là không hợp lý và cũng rất nhiều khi dễ trở thành quá muộn màng.
Sức khỏe của mỗi chúng ta là một giá trị đặc biệt vô cùng quý báu là giá trị cuộc sống đích thực hạnh phúc nhất của con người. Sức khỏe chi phối trực tiếp cuộc sống của ta. Ta không thể sống thoải mái, vui vẻ với một thân thể ốm đau bệnh hoạn. Ta cũng không thể vui sống khi sức khỏe không cho phép ta làm được những điều ta muốn. Khi có sức khỏe tốt, ta sẽ thấy trong người sảng khoái và dễ dàng có được sự lạc quan vui sống. Ngược lại, khi sức khỏe suy sụp, ta luôn có khuynh hướng thụ động và nhìn cuộc sống với một màu sắc bi quan, ảm đạm. Do đó, sức khỏe rõ ràng là một giá trị quan trọng đóng góp vào cuộc sống của mỗi chúng ta, cho dù ta có nhận biết được điều đó hay không. Duy trì một sức khỏe tốt bao giờ cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp ta có được cuộc sống lạc quan yêu đời, giúp ta có thể sống hữu ích hơn cho bản thân và người khác. Và chính nhờ vào những điều đó mà ta mới có thể dễ dàng hơn trong việc nhận ra được ý nghĩa thực sự của cuộc đời. Vù vậy mà bạn phải luôn luôn ghi nhớ điều này là giá trị cuộc sống đích thực hạnh phúc nhất của con người.
Giá trị vật chất đích thực
Cuộc sống không hạnh phúc và không vui nếu thiếu tiền và các vật chất quan trọng khác, chính vì vậy mà giá trị vật chất cũng là giá trị cuộc sống đích thực hạnh phúc nhất của con người. Chúng ta ngày ngày kiếm tiền mưu sinh, kiếm tiền để lo cho con cái, lo học tập, lo chi trả tiền nhà, hóa đơn điện nước…vv. tất cả đều phải làm ra tiền và chỉ có tiền thì cuộc sống mới tiếp diễn. Vật chất là giá trị nổi bật dễ nhìn thấy nhất trong cuộc sống. Vật chất luôn gắn liền và là yếu tố thiết yếu cho sự sống còn của chúng ta. Từ thực phẩm ta sử dụng hằng ngày cho đến quần áo, vật dụng, xe cộ… mọi thứ ấy đều là những giá trị vật chất. Giá trị vật chất đối với chúng ta trước hết là giá trị sử dụng. Ta cần đến thực phẩm để ăn, cần quần áo để mặc, cần nhà cửa để có chỗ trú ẩn tránh nắng mưa… Khi nền văn minh nhân loại phát triển, đời sống chúng ta có thêm những nhu cầu phức tạp hơn, tinh tế hơn, như các nhu cầu thẩm mỹ, nghệ thuật, giải trí… thì nói chung những giá trị vật chất tương ứng cũng được sử dụng với mục đích đáp ứng các nhu cầu này, như tranh vẽ, nhạc cụ, phim ảnh… Tuy nhiên, bằng vào trí thông minh, con người nhận ra rằng sau khi thỏa mãn các nhu cầu của mình trong hiện tại, người ta còn có thể tích lũy vật chất để sử dụng cho cùng các nhu cầu ấy trong tương lai. Và do đó, ngoài giá trị sử dụng trực tiếp, các giá trị vật chất cũng bắt đầu được chuyển thành giá trị tích lũy.
Những giá trị vật chất có thể là phương tiện hữu hiệu giúp ta có một đời sống tốt đẹp hoặc làm được những việc có ý nghĩa, nhưng tự thân chúng không thể là ý nghĩa rốt ráo của đời sống mà ta đang tìm kiếm. Vì thế, không ai trong chúng ta phủ nhận những tác dụng tích cực của giá trị vật chất, nhưng việc sử dụng những giá trị vật chất mà ta có được theo cách như thế nào để thực sự mang lại lợi lạc cho chính bản thân ta và người khác thì dường như vẫn luôn là một phần trong bài học làm người của mỗi chúng ta.
Giá trị tri thức tinh thần và kinh nghiệm sống
Trong cuộc sống không chỉ có tiền và vật chất, chúng ta còn rất nhiều niềm vui, niềm vui gia đình, niềm vui trong công việc, niềm vui trong bạn bè, đầy là các giá trị cuộc sống đích thực hạnh phúc nhất của con người và luôn ở bên ta suốt cuộc đời này. Cùng với thời gian, mỗi chúng ta luôn tích lũy cho bản thân mình một lượng tri thức nhất định trong cuộc sống. Tri thức giúp ta nhận hiểu những sự việc xảy ra trong đời sống và nhờ đó có thể giải quyết sự việc theo cách mà ta cho là thích hợp nhất. Như vậy, tri thức góp phần vào việc quyết định phương thức ứng xử của ta, và phương thức ứng xử đúng đắn, thích hợp sẽ giúp cho cuộc sống của ta được tốt đẹp hơn. Vì thế, tri thức là một trong những giá trị rất hữu ích cho cuộc sống.
Giá trị tri thức tuy không đo lường một cách cụ thể được như các giá trị vật chất nhưng lại rất dễ dàng nhận biết, vì nó được biểu lộ qua phương thức ứng xử của ta, và biểu hiện đó luôn có thể được những người khác quanh ta nhận biết rõ rệt. Và trong một chừng mực nhất định, những tri thức được tiếp nhận qua hệ thống đào tạo quy ước của xã hội thường được xác định bởi hệ thống các văn bằng, học vị…
Trải qua những năm tháng trong cuộc đời, ngoài việc phát triển tri thức, chúng ta cũng đồng thời tích lũy được những kinh nghiệm về đời sống đây là một trong các giá trị cuộc sống đích thực hạnh phúc nhất của con người. Mỗi một hoàn cảnh đã trải qua hay mỗi một sự việc cụ thể đều mang đến cho ta những kinh nghiệm nhất định, giúp ta nhận hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời, không chỉ qua những lý thuyết đã học được, mà còn là qua những quy luật vận hành trong thực tế. Kinh nghiệm sống là những giá trị rất riêng của mỗi người, được tích lũy từ vốn sống, từ sự từng trải của bản thân người đó. Kinh nghiệm sống giúp ta khai thác và vận dụng tốt hơn những giá trị khác trong đời sống. Kinh nghiệm sống cũng giúp ta điều chỉnh những sai lệch trong tri thức hoặc nhận thức và làm cho các giá trị khác trở nên thực sự hữu ích trong đời sống.
Nói tóm lại, giá trị kinh nghiệm sống có thể xem như một chất keo gắn kết giúp ta trở nên một thành phần gắn bó với cộng đồng thay vì chỉ là một cá nhân lẻ loi, cô độc. Kinh nghiệm sống giúp ta mở rộng nhận thức về đời sống cũng như hòa nhập vào đó để thấu hiểu được những ý nghĩa sâu xa, ẩn tàng phía sau từng số phận con người, trong đó có chính bản thân ta. Vì thế, giá trị kinh nghiệm sống là không thể đo lường nhưng nó lại thực sự là một giá trị có công năng làm chuyển biến cuộc đời ta.
Hector Tran, Ban biên tập – lamnguoi.net
Định Nghĩa Hạnh Phúc Là Gì? Giải Mã Cuộc Sống Hạnh Phúc Là Gì?
Từ thuở còn lọt lòng đến khi trưởng thành, cụm từ Hạnh phúc dường như đã ăn sâu vào máu mỗi chúng ta. Đến nỗi, những câu hỏi về khái niệm Hạnh phúc là gì, cuộc sống hạnh phúc là gì, quan niệm như thế nào là hạnh phúc… mà nhiều người còn không thể giải đáp được. Có người suy nghĩ, tiền tài danh vọng mới đem lại hạnh phúc, nhưng có người chỉ muốn có được một cuộc sống bình yêu mà không mang tới tiền tài. Vậy Định Nghĩa về Hạnh Phúc như nào cho đúng.
Quan niệm về hạnh phúc là gì? Quan niệm hạnh phúc không phải là đích đến có đúng không?
Định Nghĩa hạnh phúc là gì?
Khó có một ngôn từ khoa học nào có thể diễn tả rõ nghĩa khái niệm này. Bởi lẽ, hạnh phúc ám chỉ cảm giác, cảm xúc trong mỗi con người. Mà cảm giác của mỗi người là không giống nhau, cho nên ta chỉ có thể giải thích một cách đơn giản khái niệm này như sau:
Khái niệm Hạnh Phúc là gì theo giải thích khoa học, thì hạnh phúc là danh từ trừu tượng, tính từ, chỉ trạng thái tâm lí vui vẻ, thanh thản, khi đạt được hoặc thỏa mãn điều mong muốn. Hạnh phúc chính là một loại cảm xúc bậc cao, mà chỉ có loại người mới cảm nhận được, cảm xúc chỉ chịu sự chi phối bởi lý trí của con người, thường do bộ não chi phối tác động lên. Cảm giác của mỗi người khác nhau nên hạnh phúc của mỗi người cũng không giống nhau.
Người Phương Tây thì định nghĩa quan niệm về Hạnh phúc gói gọn trong 9 từ: Sức Khỏe, Thái Độ, Hiện Tại, Vui chơi, Suy Nghĩ, Ngọt ngào, Sống Là Chính Mình, Đơn giản và cuối cùng Nụ cười. Chín từ này được dịch ra từ: Happiness (Hạnh phúc) một ý nghĩa riêng: H – Healthy, A – Attitude, P – Present, P – Play, I – Inward, N – Nut, E – Express Yourself, S – Simple, S – Smile. Hạnh phúc đối với mọi người đơn giản chỉ là vậy, nhưng có mấy ai hiểu được Cuộc sống hạnh phúc là gì.
+ Là danh từ trừu tượng/tính từ + Chỉ trạng thái tâm lí vui vẻ, thanh thản, khi đạt được hoặc thỏa mãn điều mong muốn. + Là cảm xúc bậc cao, chỉ có ở loài người + Mang tính nhân bản và chịu tác động của lý trí
Định nghĩa hạnh phúc là gì trong phật giáo
+ Người hạnh phúc là khi bạn biết cho đi trước và nhận lại sau.
+ Người hạnh phúc là khi bạn biết sử dụng tiền bạc, sức khỏe, sự tiện nghi, bạn bè, vị trí xã hội mà không bị chi phối bởi nó.
+ Người hạnh phúc là khi bạn biết đón nhận thử thách từ cuộc sống, stress, áp lực nhưng biến chúng thành động lực và trải nghiệm. Đừng oán trách ai, đừng oán trách cuộc sống sao lại bất công với mình.
+ Người hạnh phúc đơn giản là họ biết chấp nhận, đón nhận những thứ đơn giản từ cuộc sống.
+ Người hạnh phúc thì gia đình sẽ hạnh phúc, bố mẹ vui cười bên con cái, cùng nhau nấu ăn dọn dẹp, cùng nhau dạy bảo con cái, cùng nhau đi chơi du lịch… dù bộn bề cuộc sống tới đâu thì người hạnh phúc luôn dành thời gian bên gia đình.
+ Người dẫn chương trình nổi tiếng Oprah Winfrey từng nói quan niệm về Hạnh Phúc của Bà như sau: “Mục đích cuối cùng của cuộc đời không phải là sự thành công, mà là dùng sự thành công đó để tác động một cách tích cực đến cuộc sống của mình. Biến sự thành công để mang lại hạnh phúc”.
Hạnh phúc của con người có được xã hội công nhận không?
Ở Việt Nam, trong mỗi câu chúc nhân dịp đặc biệt như sinh nhật, kết hôn, hay dịp lễ Tết đầu năm mới… Hạnh phúc luôn là điều đầu tiên và là cái đích đến cuối cùng mọi người mong muốn người trao cho nhau.
Ngay trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776 của nước Mỹ mà Bác Hồ đã đọc trước toàn dân trong Ngày Quốc Khánh 2/9 có viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Từ lời bất hủ ấy, có thể thấy rằng mỗi người đều có cho mình những hạnh phúc riêng từ đó tự trả lời câu hỏi Hạnh phúc là gì cho bản thân.
Trong Bác không phải là cảm giác đơn thuần, đó là một trong những quyền đầu tiên của con người, của công dân Việt Nam. Cả dân tộc ta đã phải đấu tranh, hi sinh biết bao nhiêu xương máu để giành lại quyền thiêng liêng cao cả ấy. Khẩu hiệu “Độc lập, Tự do, Hạnh phúc” đã trở thành tôn chỉ quốc gia.
Chia sẻ những câu nói hay về hạnh phúc là gì?
Hạnh phúc không ở chỗ nhà của bạn rộng lớn bao nhiêu, mà là trong nhà bạn có bao nhiêu tiếng cười.
Hạnh phúc không ở chỗ bạn lái chiếc xe sang trọng thế nào, mà là bạn lái xe bình an về được đến nhà.
Hạnh phúc không ở chỗ bạn tích cóp được bao nhiêu tiền, mà là mỗi ngày thân tâm đều cảm thấy tự do, không ngừng làm những việc mình thích.
Hạnh phúc không ở chỗ người yêu của bạn xinh đẹp thế nào, mà là nụ cười trên môi người yêu bạn có hạnh phúc hay không.
Hạnh phúc không ở chỗ bạn làm quan bao lớn, mà là vô luận đi đến nơi nào, mọi người đều khen bạn là một người tốt.
Hạnh phúc không ở chỗ ăn ngon ăn mặc đẹp, mà là không có bệnh tật tai ương.
Hạnh phúc không ở chỗ bạn từng nghe bao nhiêu lời ngon tiếng ngọt, mà là lúc bạn đau buồn rơi nước mắt có người nói với bạn rằng: Không sao cả, có mình ở bên bạn đây.
Bạn đang xem bài viết Hạnh Phúc Đích Thực Là Gì ? trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!