Xem Nhiều 5/2023 #️ Hiểu Đúng Về Chữ, Từ Và Ngữ # Top 11 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 5/2023 # Hiểu Đúng Về Chữ, Từ Và Ngữ # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hiểu Đúng Về Chữ, Từ Và Ngữ mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hiểu đúng về chữ, từ và ngữ

24/01/2015 bởi Thành

Một ngôn ngữ bao giờ cũng có hai thành tố là tiếng nói (âm) và chữ viết. Tiếng nói là nền tảng của một ngôn ngữ chứ không phải chữ viết. Chữ viết là sự mã hóa tiếng nói để truyền cho những người không nghe được trực tiếp như ở xa hay hậu thế. Tiếng nói thì tiếng Việt mượn khá nhiều âm của tiếng Trung Quốc (trên 60%), nhưng chữ viết thì chúng ta không còn viết như người Trung Quốc nữa.

Từ giữa thế kỷ 17, Việt Nam bắt đầu dùng chữ Quốc Ngữ (hệ chữ Latin) để viết. Chữ Quốc Ngữ do các giáo sĩ đạo Cơ Đốc (Kitô giáo) – đến từ phương tây để truyền đạo – sáng tạo ra. Theo sự sáng tạo này, thì mỗi một âm mà hóa bằng một từ, do các (40) chữ cái và năm dấu ghép lại mà thành. Còn người Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc khi viết họ vẫn dùng hệ chữ tượng hình, một âm mã hóa bằng một chữ. Hệ chữ tượng hình, thì một “chữ” của họ tương đương với một “từ” (word) của ta.

1. Chữ

Chữ (tự) tiếng Trung là từ (word) trong tiếng Việt, chữ Trung là các ký tự của hệ chữ tượng hình. Một “chữ” tiếng Trung tương đương với một “từ” tiếng Việt. Ví dụ: chữ 子 trong tiếng Trung (đọc là tử) là từ “Tử” trong tiếng Việt. Chữ này nghĩa là “con” hoặc “nhà thầy” – người đàn ông đức hạnh, có học vấn. Còn khi nói “chữ ” trong tiếng Việt là nói về các chữ cái: a, ă, â, b, c… Từ “Tử” do hai chữ “T”, “ư” và dấu hỏi ghép lại mà thành.

Đơn vị âm nhỏ nhất (âm vị) của tiếng Việt là chữ cái chứ không phải từ. Tuy nhiên, các âm (có nghĩa) sử dụng trong cuộc sống lại được mã hóa bằng các từ, chữ không phải chữ cái. Tuy nhiên, có những từ chỉ có một chữ cái như: a, e, ê, o, ô, u, ư như o là một cô gái ở miền Trung, u là mẹ ở miền Bắc… Tiếng Việt (phát âm) vay mượn nhiều từ tiếng Trung (lưu ý tiếng nói khác chữ viết), nên có sự khác nhau sau đây:

Chữ Quốc Ngữ thì phát âm thế nào viết thế ấy. Ví dụ: từ “hồ” – phát âm là “hồ” – “hồ” trong “hồ dán”, “hồ nước” và “hồ lô” đều viết là “hồ” – do hai chữ “h”, “ô” và dấu huyền ghép lại mà thành. Còn người Trung Quốc dùng hệ chữ chữ tượng hình. Tiếng Trung Quốc phát âm như nhau (đồng âm) nhưng viết ra các chữ khác nhau, phải xem viết ra chữ nào mới dịch được nghĩa. Như ví dụ trên, trong tiếng Trung, ba chữ “hồ” trong “hồ dán”, “hồ nước” và “hồ lô” viết khác nhau, lần lượt là (糊), (湖) và (壺).

Thêm nữa, tiếng Trung lại có nhiều “chữ” có nhiều nghĩa khác nhau, như chữ 子 (tử) ở ví dụ trên có đến hơn mười nghĩa: con trai, con cháu, giống cây, nhà thầy… Khổng Tử là ông thầy họ Khổng, Lão Tử là ông thày già… Phu tử là một người thày, từ này mang tính tôn kính, thường để gọi người thày có đức cao, đại diện cho một trào lưu nào đó trong lịch sử. Cũng đọc là “tử” nhưng nếu viết 死 lại có nghĩa là chết, viết là 啙 thì có nghĩa là yếu, kém…

2. Từ

Từ trong tiếng Việt có từ đơn và từ ghép. Nhiều người vẫn nhầm từ ghép là hai, ba từ. Từ đơn dài nhất trong tiếng Việt là từ “nghiêng” – có bảy chữ cái, từ ngắn nhất chỉ có một chữ cái đó là các từ như: o – cô gái, u – mẹ, y – hắn, nó…, một nghĩa khác của từ “y” là một ngành nghề chữa bệnh.

Ví dụ về từ ghép như từ “máy tính bảng” là một từ một ghép. Từ ghép không chỉ là ghép đôi, mà có thể còn là ghép ba, ghép bốn… Ví dụ: “máy tính xách tay” là từ ghép bốn. Nhưng đây cũng chỉ là một từ – mô tả một đồ vật mà thôi.

“Máy tính bảng” là từ chỉ cái máy tính bảng ngoài thực tế. Khi một người chưa biết máy tính bảng là gì. Họ chỉ vào nó và hỏi: “Đây là cái gì?”. Ta sẽ trả lời, nó là cái “máy tính bảng”. Từ đó, khi nói “máy tính bảng” người ta sẽ hiểu, vì đã hình dung được nó trong đầu.

Từ cũng có từ gốc và từ phái sinh. Ví dụ: từ “cái bát” là từ gốc, các từ “cái bát tô”, “cái bát con” là phái sinh của nó. Hay từ “máy tính” là từ gốc, các từ “máy tính bảng”, “máy tính xách tay”, “máy tính để bàn” là phái sinh của nó.

Thông thường, nghĩa của một từ sẽ có hai phần là nội hàm và ngoại diên. Tuy nhiên, với những từ gốc, thì nghĩa chỉ có nội hàm, không có ngoại diên. Với những từ phái sinh, thì nghĩa sẽ có đầy đủ cả hai phần nội hàm và ngoại diên.

Ví dụ: “Máy tính bảng” là từ phái sinh của từ “máy tính”. “Máy tính bảng là cái máy tính được làm gọn lại như cái bảng học sinh, để dễ dàng mang đi và sử dụng. Người dùng máy tính bảng tương tác với nó bằng cách nhấn vào màn hình cảm ứng”. Đó là định nghĩa về cái máy tính bảng.

Xin nhớ cho là, bên trên là “định nghĩa” về máy tính bảng, chứ không phải là “khái niệm” về nó. Vì máy tính bảng là một vật hữu hình, cụ thể, ta có thể nhìn thấy, cầm lấy nên ta có thể định nghĩa – cho từ mô tả nó – được. Còn khái niệm là khi ta muốn xác định nghĩa cho những từ chỉ những thứ vô hình, trừu tượng, khó hình dung…

Cũng xin nhớ cho là từ “máy tính bảng” viết trên giấy và âm “máy tính bảng” ta nói ra miệng là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau. Một đằng là từ (ghép gồm ba từ đơn) ta viết trên giấy, còn một đằng là ba âm thanh (tiếng nói) ta phát âm ra miệng.

Trong từ ghép “máy tính bảng” đó, thì phần “là một chiếc máy tính” là nội hàm. Tức nó là một chiếc máy tính: một loại máy dùng để lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin. Người ta dùng nó để học tập, làm việc và giải trí. Còn lại, phần từ đơn “bảng” là ngoại diên.

Trong định nghĩa “máy tính bảng”, khi sử dụng nội hàm của từ “máy tính”, thì người ta không cần phải viết lại đoạn: “là một loại máy dùng để lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin” nữa. Còn ngoại diên “bảng” được hiểu là: “được làm gọn lại như cái bảng học sinh, để dễ mang đi và sử dụng”. Đây là đặc thù riêng, mở rộng thêm của máy tính bảng.

Và cuối cùng, “máy tính bảng” là một từ, chứ không phải là một khái niệm như nhiều người vẫn tưởng. Khái niệm và định nghĩa là hai động tác làm rõ nghĩa cho các từ ngữ.

3. Ngữ

Ngữ có hai loại là tục ngữ và thành ngữ.

1. Tục ngữ là những cụm từ đúc kết kinh nghiệm, tri thức trong dân gian từ đời này sang đời khác. Đó là những câu nói ngắn gọn, súc tích nên dễ nhớ, dễ truyền. Tục ở đây không phải là nói tục, mà là nói thật, mộc mạc, dân dã… Đó là các câu như: nước đổ đầu vịt, nước đổ lá khoai, đàn gảy tai trâu, dĩ hòa vi quý, kiến giả nhất phận… Là sự đúc kết các kinh nghiệm.

2. Thành ngữ là những cụm từ đã hình thành được một tứ văn, và được cả cộng đồng công nhận. Thành ngữ thường ngắn gọn, súc tích và được dùng trong giao tiếp cho tiện, chứ không có việc đúc rút kinh nghiệm để giáo dục ở bên trong. Đôi khi ý muốn nói của thành ngữ lại khác xa với nghĩa của những từ cấu thành lên nó.

Có thể liệt kê ra rất nhiều thành ngữ như: vô hình trung, cao chạy xa bay, vô tiền khoáng hậu, vô thưởng vô phạt, ăn nên làm ra, tha hương cầu thực, gầm cầu gầm cống, lông gà lông vịt… Ta thấy, thành ngữ chỉ dùng để diễn đạt khi nói hoặc viết, chứ không có đúc rút kinh nghiệm để giáo dục.

Tục ngữ và thành ngữ khác nhau ở các vùng miền và thay đổi theo thời gian. Hàng ngày, trong cuộc sống, ở khắp mọi nơi, chúng ta vẫn sáng tạo ra ngữ mới như: ông chú Viettel, vẫn chưa bị bắt, đúng quy trình, như đúng rồi, thông chốt, tự sướng, động cơ là gì, bánh mì không phải lương thực, ông ngoại…

Hiểu Đúng Thuật Ngữ Ui Và Ux ?

Đây chỉ là những thuật ngữ viết tắt. Không may là các thuật ngữ này đã nhanh chóng trở thành các từ thông dụng nguy hiểm bởi một số trường hợp sử dụng không chính xác đã gây ra nhầm lẫn cho các nhà thiết kế, người tìm việc và các chuyên gia phát triển sản phẩm.

Việc tìm hiểu sự giống nhau, khác nhau và mối liên hệ giữa chúng là điều hoàn toàn cần thiết.

UI khác hoàn toàn UX

Sai lầm phổ biến nhất mà bạn thường thấy tại nơi làm việc, trong các cuộc họp khách hàng, danh sách công việc và yêu cầu công việc là việc kết hợp hoặc sử dụng lại các điều khoản sẵn có.

Có rất nhiều trường hợp kỳ vọng không chính xác khi cho rằng một nhà thiết kế UI phải hiểu hoặc tập trung công việc vào thiết kế UX bởi họ làm việc trực tiếp với người sử dụng.

Tuy nhiên, bất chấp các kỹ năng thiết lập trùng lặp, hai lĩnh vực này hoàn toàn khác nhau, nhất là phạm vi và mục tiêu tổng thể. UI tập trung vào các yếu tố trải nghiệm với người sử dụng về cơ bản, các phương pháp và kỹ thuật đầu ra, đầu vào.

UI tập hợp các phương pháp tiếp cận và cho phép người sử dụng trải nghiệm với một hệ thống. Nó không có hướng dẫn cụ thể làm thế nào người sử dụng có thể phản ứng lại, nhớ và sử dụng hệ thống.

Những vấn đề như vậy làm chúng ta nghĩ đến UX. Nhưng đừng ngốc như vậy! UX chỉ là các kết quả cuối cùng của UI. Thay vào đó, tôi thường so sánh UX như bản chất của một thương hiệu.

Bản chất của thương hiệu là trải nghiệm tổng thể của một người với một công ty hoặc tổ chức. UX là mục tiêu. Không chỉ là mục tiêu chung mà còn là mục tiêu sản phẩm hay mục tiêu trải nghiệm với một tổ chức.

Khi trải nghiệm tốt, người ta có xu hướng mong muốn hoặc suy nghĩ tích cực hơn. UX quyết định toàn bộ thành công. Trong thực tế, trải nghiệm mới là tất cả chứ không phải là sản phẩm.

Cuối mỗi ngày, chúng ta lại lưu vào bộ nhớ. Như chúng ta đều biết, bộ nhớ con người đáng kinh ngạc nhưng nó không hoàn hảo. Từng chi tiết góp phần tạo nên trải nghiệm cho người sử dụng nhưng khi bộ não già đi, việc nhớ chi tiết sản phẩm sẽ trở nên lệch lạc.

UX chứa nhiều thông tin hơn UI nhưng vẫn phát triển dựa trên những chi tiết nhỏ nhất. Sự hiểu biết này là tài sản quý giá nhất cho bất cứ ai trong việc phát triển sản phẩm.

UI là một công cụ

UI là một trong những công cụ xử lý mạnh nhất trong việc sắp xếp các yếu tố UX. Tại sao? Đơn giản, giao diện là phương pháp xúc tác và hiện hữu mà người dùng có thể trải nghiệm với chúng tôi.

UI là công cụ bổ trợ. Đây là lời giải thích tốt nhất cho lý do tại sao hai thuật ngữ này được thường xuyên sử dụng thay thế cho nhau hoặc kết hợp làm một.

Sử dụng không đúng thuật ngữ rất nguy hiểm

Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi nói “Dùng một ốc vít” nghĩa là dùng một khối kim loại hình xoắn ốc để lắp ráp sản phẩm nhưng bạn lại nghĩ là giá đỡ hoặc chất kết dính? Các sản phẩm cũng có những vấn đề nghiêm trọng tương tự.

Giao diện và trải nghiệm không giống nhau. Tuy nhiên, ảnh hưởng của chúng khá mạnh mẽ. Lãng phí thời gian và tiền bạc chỉ để tập trung vào cách sử dụng cho chính xác.

Kết quả, sẽ lãng phí thời gian và tiền bạc của công ty hoặc làm cho sản phẩm thất bại. Áp dụng không đúng các khái niệm có thể gây thảm họa.

Tìm kiếm nhà thiết kế phù hợp

Một trong những điều không phổ biến nhưng thật sự cần thiết đối với một thiết kế UI và UX là danh sách các công việc và yêu cầu. Khó để xác định một ứng cử viên tuyệt vời chuyên ngành thiết kế giao diện và trải nghiệm.

Nhưng càng khó để thuê được người có kỹ năng và tập trung vào chuyên môn thiết kế. Rất tốn kém khi thuê một chuyên gia, thậm chí không giải quyết được vấn đề mà bạn gặp phải.

Thường xuyên mô tả yêu cầu công việc và trách nhiệm cho công việc thiết kế UI cũng như trách nhiệm và kỳ vọng ở một nhà thiết kế UX.

Có trách nhiệm với các vấn đề

Dù là nhà thiết kế UI hoặc UX, vẫn có các yếu tố của thiết kế. Thiết kế là một giải pháp giải quyết các vấn đề. Xác định vai trò càng rõ ràng và dễ hiểu, càng dễ giải quyết vấn đề, đề xuất giải pháp và thực thi.

Trong trường hợp của UI và UX, vấn đề thường gặp trong tình huống mà trách nhiệm thiết kế giao diện và trải nghiệm chỉ do một designer đảm nhiệm và designer không thể kiểm soát cả hai.

Tất cả những yếu tố này cũng ảnh hưởng đến UX nhưng chỉ một phần. UX bị ảnh hưởng bởi mô phỏng marketing, tốc độ, hiệu suất, màu sắc, hỗ trợ khách hàng, kỳ vọng thiết lập, tiếp cận tài chính… và tất cả những ý tưởng bạn có.

Thực tế và không công bằng mà nói thì các UI designer có trách nhiệm với tất cả những thứ này và nhiều hơn nữa. Điều đó không có nghĩa là các UX designer không thể làm được.

Mục tiêu và giải pháp của các designer là hiểu về các sai sót. Nó không giúp cho designer có thể giải quyết tất cả các lĩnh vực. Nó là công cụ và khả năng giải quyết vấn đề. Và không phải designer nào cũng có thể thuần thục cả hai.

Thực tế, một người xây dựng mà không có công cụ cũng giống như người không có khả năng hoặc kiến thức.

Kết luận

Bước đầu tiên để đi đến thành công là phải hiểu được vấn đề. Hiểu được sự khác nhau giữa UI và UX.

Chọn đúng người cho công việc đơn giản là nắm được phương pháp để tiếp cận vấn đề, hiểu đúng thuật ngữ UI và UX là cách đơn giản để có thể truyền đạt thông tin, để giải quyết vấn đề, thiết kế và trải nghiệm với người dùng tốt hơn.

st: Shawn Borsky

Tìm Hiểu Về Từ Ngữ Địa Phương Và Biệt Ngữ Xã Hội Là Gì?

Nguồn gốc sâu xa của việc sử dụng từ ngữ địa phương là phân chia khu vực địa lý của các tỉnh thành nằm ở những nơi khác nhau. Vậy nên nét văn hóa, phong tục tập quán, dân cư sẽ có những điểm đặc trưng riêng. Ngoài ra, yếu tố phân hóa về kinh tế, chính trị cũng ảnh hưởng tới sự hình thành từ ngữ địa phương.

Hiện nay, các vùng phương ngữ được phân chia theo khu vực cụ thể. Bao gồm

Xu hướng thứ nhất sẽ chia thành 3 vùng chính bao gồm Bắc bộ từ tỉnh Thanh Hóa trở ra, Trung bộ từ tỉnh Nghệ An trở vào. Nam bộ gồm những tình còn lại nằm ở phía Nam của tổ quốc, từ vùng sông Bé.

Xu hướng thứ hai sẽ phân chia thành 4 vùng chính. Bao gồm phương ngữ Bắc bộ dùng ở các tỉnh thành phía Bắc tới tỉnh Thanh Hóa. Trung bộ dùng cho các tỉnh từ tỉnh Quảng Nam đến Thừa Thiên Huế. Nam Trung bộ sử dụng cho các tỉnh từ Quảng Nam tới Thuận Hải. Nam bộ dùng cho vùng từ tỉnh Đồng Nai đổ vào.

Từ ngữ địa phương thường sẽ có được sử dụng trong một khu vực nhất định. Nếu bạn chưa am hiểu nhiều thì cần tìm hiểu để giao tiếp đúng hoàn cảnh, đúng người, đúng việc tránh bị hiểu lầm.

Không lạm dụng từ ngữ địa phương gây khó hiểu, khó chịu cho đối phương, đặc biệt trong công việc

Thực sự chỉ cần bạn nghe giọng của ai đó nói thì bạn sẽ có thể đoán được họ ở vùng miền nào ngay. Bởi giọng nói đó đậm đà nét đặc trưng của nơi họ sinh ra và lớn lên. Từ ngữ địa phương khi nói ra cùng ý nghĩa nhưng có khi lại rất khác về mặt ngôn từ với ngôn ngữ phổ thông.

Thực ra đa phần giọng nói các vùng miền không quá khác nhau, chỉ là ở giọng điệu. Từ ngữ địa phương chủ yếu vẫn là từ vựng khẩu ngữ, bạn cần phải hiểu được ý nghĩa sâu xa để vận dụng cho chính xác vào từng hoàn cảnh cụ thể. Từ địa phương góp phần đưa tiếng Việt giàu đẹp hơn và có nhiều cách sử dụng.

Ví dụ: Từ bố ở miền Bắc có thể gọi là cha, ba, bố, trong miền trung gọi là thầy, ba, trong miền nam gọi là tía, ba. Trong câu cảm thán ở miền bắc thường là ôi trời ơi, ô kìa, miền trung sẽ là răng rứa, chi tê, mô, miền nam thì xồi ôi, thương hè,…

Lưu ý gì khi sử dụng từ ngữ địa phương?

Ngày trước thì thuật ngữ này được sử dụng nhiều và đôi khi bị lạm dụng nhiều dẫn tới những sự việc hơi tiêu cực. Ví dụ như thời phong kiến phân chia tầng lớp giữa gia đình địa chỉ và tầng lớp bần cùng nghèo đói phải đi làm thuê. Hiện nay thì khái niệm này được hiểu theo nghĩa rộng hơn và cách sử dụng linh hoạt, tích cực hơn nhiều.

Đôi khi nó sẽ thể hiện hoặc nhấn mạnh một sự vật, tính cách của một nhân vật cụ thể, cách giao tiếp, cách sống của một bộ phận người. Họ là những người có mối liên hệ mật thiết hoặc tương đồng nhau ở khía cạnh nào đó. Ví dụ như nhà thơ thì là những người yêu thơ, sáng tác thơ chẳng hạn.

Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần phải sử dụng cẩn thận. Nếu biết cách vận dụng khéo léo thì nó cũng góp phần khiến bản sắc Việt Nam thêm đậm đà hơn. Tuy nhiên, có một điều không phủ nhân là biệt ngữ xã hội thường không mang tính trang trọng, trang nghiêm. Vì thế nên bạn cần phải nghiên cứu kỹ, hiểu về nó để áp dụng hợp lý trong từng trường hợp.

Ví dụ: Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên Chúa như nữ tu, thầy tu, lỗi, ơn trên, kinh thánh, lễ rửa tội,…

Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đều thể hiện được màu sắc của vùng miền riêng. Bạn thường thấy các tác giả nổi tiếng thường sử dụng từ ngữ địa phương đưa vào các tác phẩm thơ, văn để thể hiện sự độc đáo, ẩn dụ. Góp phần tạo nên nét nghệ thuật cho tác phẩm đó với độc giả.

Những từ địa phương, biệt ngữ xã hội còn được dùng để tô đậm tính cách nhân vật, đặc biệt là tác phẩm thời xa xưa. Thể hiện rõ nét đặc trưng vùng miền, màu sắc của từng địa phương để người đọc dễ hình dung và cảm nhận sâu sắc, lưu lại trong trí nhớ.

Tiếng Việt vốn giàu và đẹp vì thế nên khi có ý định sử dụng thì chắc chắn rằng bạn am hiểu kỹ về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Biết cách phối hợp, sắp xếp chúng trong từng ngữ cảnh. Tránh trường hợp lạm dụng hoặc tùy ý sử dụng khiến người nghe cảm thấy khó chịu, phản cảm.

Tác giả: Việt Phương

Hiểu Đúng Về Bình Đẳng Giới

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cũng chỉ rõ, khái niệm “bình đẳng giới” là thành tựu quan trọng của sự nghiệp đấu tranh vì bình đẳng giới toàn cầu, đạt được tại Hội nghị thế giới lần thứ tư về phụ nữ (tổ chức năm 1995). Trong khi đó, việc lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng pháp luật là giải pháp góp phần mang lại sự công nhận địa vị bình đẳng thực sự với phụ nữ và nam giới, đưa các giới được hưởng bình đẳng các quyền con người; cải thiện sự bình đẳng về chất lượng cuộc sống cho nữ giới và nam giới… Do đó, bà Nguyễn Thúy Anh cho rằng, các cơ quan soạn thảo cần tiếp tục đầu tư thêm để thực hiện bài bản việc lồng ghép bình đẳng giới vào nội dung dự án luật, pháp lệnh. Và mỗi thành viên ở Ủy ban cần nghiêm khắc hơn khi tiến hành thẩm tra, để thực hiện tốt trọng trách là cơ quan “gác cổng” cho QH về bảo đảm lồng ghép bình đẳng giới.

Lồng ghép giới vào dự án luật, pháp lệnh là nhiệm vụ không dễ thực hiện, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, có kiến thức chuyên sâu. Vì thế, các chuyên gia tham dự Hội thảo cho rằng, để thực hiện hiệu quả việc thẩm tra lồng ghép bình đẳng giới cần hiểu đúng khái niệm này, cũng như nắm chắc những khái niệm cơ bản về giới. Tránh chỉ nghĩ đơn giản văn bản không có các quy định phân biệt đối xử giữa nam và nữ, tức là nội dung văn bản đã bảo đảm bình đẳng giới, không cần thiết phải lồng ghép nữa. Hay chỉ cần trong văn bản có cụm từ bình đẳng giới là đã thực hiện lồng ghép giới; bình đẳng giới là phải có sự ưu tiên, có chính sách ưu đãi riêng biệt với phụ nữ.

Cách hiểu đúng, theo Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Thanh Vân, bình đẳng giới là đưa ra những quy định tạo thế ngang bằng cho nữ giới và nam giới, trên cơ sở tính toán đến sự khác biệt trên những điểm tương đồng và những điểm hoàn toàn khác biệt giữa hai giới. Hiểu đúng khái niệm này, ĐBQH mới có thể đánh giá chính xác trong quá trình thẩm tra, cũng như thuyết phục các đại biểu khác khi kiến nghị đưa lồng ghép bình đẳng giới vào dự án luật, pháp lệnh, hay dự thảo nghị quyết của QH.

Bạn đang xem bài viết Hiểu Đúng Về Chữ, Từ Và Ngữ trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!