Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Học Piano Đệm Hát: Tiết Tấu Cơ Bản mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Học Piano đệm hát sau khi nắm được các hợp âm Piano cơ bản, nói chung chỉ khó trong việc chơi các nốt nhạc trên đàn – với tiết tấu đúng. Điều này bắt nguồn từ việc hiểu được các kiến thức cơ bản về trường độ, tiết điệu. Bài viết này hướng đến việc đưa ra 5 bài học để giúp bạn chơi các nốt nhạc “đúng thời điểm”.
Bài học Piano đệm hát 1: Khái niệm Tiết tấu
Trong dàn nhạc nhẹ, khái niệm tiết tấu (Rhymth) được hiểu là sự chuyển động có quy luật, có chu kì của bộ gõ (các loại trống phách) kết hợp cùng các loại nhạc cụ khác như: guitar lead, guitar chant, guitar bass, đàn phím điện tử, kèn saxophone… Như vậy, bộ gõ đóng vai trò rất quan trọng để tạo nên một phong cách âm nhạc. Trong quá trình phát triển của nhạc nhẹ, đã có nhiều trào lưu âm nhạc được định hình về phong cách như: Ballad, Pop, Rock, Jazz, Rap, Hip-hop, Dance… Sự giao lưu tiếp biến giữa các phong cách âm nhạc đã tạo ra sự đa dạng về tiết tấu, chẳng hạn như sự kết hợp giữa phong cách Rock và Ballad tạo ra tiết tấu Rock Ballad. Và để định nghĩa hoặc miêu tả thế nào là tiết tấu Rock, thế nào là tiết tấu Ballad cũng rất khó huống chi chúng lại pha trộn với nhau, đó là chưa kể tiết tấu còn phụ thuộc vào cảm xúc và sự sáng tạo của người phối khí hay người chơi nhạc. Trong một số tài liệu, người ta còn dùng các từ “phong cách”, “kiểu cách” (Style), “nhịp điệu”, “điệu nhạc” để chỉ tiết tấu nhạc nhẹ
Như vậy, một phong cách âm nhạc được tạo nên bởi sự kết hợp của cả dàn nhạc. Một cây đàn Piano dùng để đệm hát chỉ giúp chúng ta mô phỏng phần nào phong cách của tiết tấu âm nhạc ấy. Việc học đệm của chúng ta ở đây là khéo léo bắt chước các tiết tấu âm nhạc để sao cho một cây đàn Piano có thể thay thế một cách tốt nhất chức năng cơ bản của dàn nhạc. Khi đã thuần thục, bạn có thể sáng tạo thêm để phần đệm đạt hiệu quả nhất.
Bài học Piano đệm hát 2: Hình nốt khác nhau có độ dài khác nhau.
Trường độ là một trong 4 yếu tố cấu thành nên âm thanh âm nhạc, bên cạnh cao độ, cường độ và âm sắc, nói đến độ dài của âm thanh âm nhạc đó. Ví dụ: một nốt Đô kéo dài 1s sẽ có trường độ khác với nốt Đô kéo dài 2s. Để kí hiệu sự khác biệt về trường độ của các nốt nhạc trên bản nhạc, người ta sử dụng các hình nốt khác nhau, tương ứng với các trường độ khác nhau. Với cùng một bản nhạc, người ta cũng sử dụng máy đập phách, để tạo ra các âm thanh đều đặn theo thời gian như kim đồng hồ, làm đơn vị đo cho các nốt nhạc. Một nốt nhạc lúc đó có thể có độ dài bằng 1 phách, 2 phách, nửa phách…
Ở trình độ cơ bản, bạn cần biết rằng mỗi nốt nhạc có thể có độ dài bằng một số phách, và bạn cần phải giữa nốt nhạc cho đến khi bạn đếm hết số phách đó. Ví dụ: một nốt tròn thường bao gồm 4 phách. Điều này có nghĩa là bạn cần phải giữ nốt đó cùng lúc với việc đếm “1, 2, 3, 4” trước khi chuyển sang nốt khác. Mặt khác, một nốt đen chỉ thường dài bằng 1 phách. Điều này nghĩa là bạn chỉ cần đếm hết “1”. Lưu ý rằng các số đếm này cần phải đều đặn theo thời gian, giống như tiếng tick tắc của kim đồng hồ vậy.
Để ý sự khác biệt giữa 2 hình nốt trong 2 hình sau:
Nốt tròn Nốt đen
Bài học Piano Đệm hát 3: Số chỉ nhịp
Số chỉ nhịp được sử dụng để xác định nhịp của bài hát. Chính xác hơn, số chỉ nhịp cho người ta biết có bao nhiêu phách trong mỗi ô nhịp và giá trị nốt nhạc nào được gán cho mỗi phách. Số chỉ nhịp xuất hiện ở đầu bản nhạc và trông như sau:
Số chỉ nhịp bao gồm 2 số thường xuất hiện ở sau khóa Sol và khóa Fa.
Ví dụ: Nhịp 4/4 là nhịp phổ biến nhất. Số 4 ở trên nghĩa là có 4 phách trong 1 ô nhịp. Một ô nhịp là khoảng cách giữa 2 gạch sổ dọc (vạch nhịp) trong bản nhạc. Số 4 ở dưới thể hiện độ dài một phách bằng 1/4 nốt tròn (bằng một nốt đen). Vậy bản nhạc bắt đầu với nhịp 4/4 nghĩa là có 4 phách trong 1 ô nhịp và mỗi nốt đen có độ dài bằng một phách.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy số chỉ nhịp có số 2 hoặc 8 ở dưới, nghĩa là một nốt trắng hoặc một nốt móc đơn cũng có thể đếm là một phách, tuy nhiên các trường hợp này hiếm gặp. Ở trình độ cơ bản, bạn có thể tạm hiểu nốt đen bằng 1 phách, nốt trắng bằng 2 phách… để dễ nhớ!
Số ở trên cũng có thể thay đổi. Điều này chỉ có ý nghĩa là thay vì 4, có thể có 3, 6 hoặc một số phách nào đó trong một ô nhịp. ¾ nghĩa là có 3 phách trong một ô nhịp và mỗi nốt đen có độ dài bằng một phách.
Bài học Piano đệm hát 4: Chơi các nốt nhạc đúng lúc
Giờ bạn đã hiểu các hình nốt nhạc khác nhau có các số đếm khác nhau, và các số đếm này được quy định bởi số chỉ nhịp. Tiếp theo bạn cần phải chơi được từng nốt nhạc đúng lúc.
Khi chơi từng nốt nhạc, hãy tưởng tượng về một nhịp trống đập đều (phách). Nhịp trống rất đều, không tăng hay giảm tốc độ. Nếu số chỉ nhịp là 4/4, mỗi nốt đen sẽ là một nhịp trống đều. Điều này không có nghĩa chúng ta sẽ chơi nốt đen, mà đây chỉ là cách để chúng ta giữ được nhịp đều trong đầu mình.
Giờ đây với nhịp đập đều trong đầu mình, chúng ta cần phải chơi nốt đen, cùng lúc với nhịp đập trong đầu. Nếu chúng ta chơi nốt trắng (dài bằng 2 phách), chúng ta chỉ chơi một nốt nhạc cho mỗi 2 nhịp đập. Và chúng ta cần giữ nốt nhạc kéo dài đến hết 2 nhịp. Và tương tự như vậy.
Và đó, về cơ bản, chính là cách nhịp phách hoạt động trong âm nhạc.
Bài học Piano đệm hát 5: Thực hành nhịp phách qua bài Một con vịt!
Dễ dàng học Piano Đệm hát với Giáo viên hướng dẫn bạn thích nhất!
14 Hợp Âm Piano Cơ Bản, Hướng Dẫn Cách Bấm Chi Tiết
Khi mới bắt đầu chơi đàn piano người chơi thường hay mắt phải rất nhiều vấn đề và không biết bắt đầu từ đâu vì không có thời gian để đến trường nhạc học một cách khoa học.
Nhưng bạn đừng lo bởi mục đích bài viết này sẽ giúp cho người mới học piano trở nên dễ dàng hơn. Quan trọng nhất khi mới bắt đầu với piano thì trước hết chúng ta cần phải nắm rõ các hợp âm piano cơ bản, thế bấm hợp âm và mẹo chuyển hợp âm một cách nhanh nhạy không bị chẻ ngón.
HỢP ÂM LÀ GÌ?
Hợp âm là 1 tập hợp ít nhất 3 nốt nhạc, cũng như nốt nhạc hợp âm cũng có 7 cao độ chính là đồ , rê ,mi, fa , sol , la , si. Từ 7 cao độ đó mà ta có thể triển khai ra các hợp âm với nhiếu sắc thái khác nhau.
Thứ tự các hợp âm là : Đô (C), Rê (D), Mi (Em) , Fa (Fm), Sol (G), La (Am), Si (Bm).
Hai sắc thái chính của hợp âm được chia ra là trưởng và thứ
– Hợp âm trưởng mang tính chất tươi sáng , thường sử dụng cho 1 số bài có tiết tấu vui nhộn
– Trái với hợp âm trưởng , hợp âm thứ mang tính chất trầm buồn da diết , sử dụng thường cho các bài trữ tình.
14 HỢP ÂM PIANO CƠ BẢN
1. CÁC HỢP ÂM TRƯỜNG
1. C ( Đô trưởng ) : đồ – mi – sol
1.2 D (Rê trưởng ) : rê – fa# – la
1.3 E ( Mi trưởng ) : Mi – sol# – si
1.4 F ( Fa trưởng ) : Fa – la – đô
1.5 G ( Sol trưởng ) : Sol – si – rê
1.6 A ( La trưởng ) : la – đô# – Mi
1.7 B ( Si trưởng ) : Si – rê# – fa#
2. CÁC HỢP ÂM THỨ
2.1 Cm ( Đô thứ ) : Đô – mi (b) – Sol
2.2 Dm ( Rê thứ ) : Rê – fa – la
2.3 Em ( Mi thứ ) : Mi – sol – si
2.4 Fm ( Fa thứ ) : Fa – la (b) – đô
2.5 Gm ( Sol thứ ) : Sol – Si (b) – rê
2.6 Am ( La thứ ) : La – đô – mi
2.7 Bm ( Si thứ ) : Si – rê – fa#
Từ 7 hợp âm chính như trên ta có thể suy ra những hợp âm thăng giáng, dựa trên cách bấm của những hợp âm cơ bản trên .
Ví dụ: hợp âm C (Đô trưởng) , ta muốn suy ra hợp âm C# (Đô thăng trưởng), ta tăng 3 nốt trong hợp âm C (đô trưởng) lên nửa cung . C : Đồ – Mi – Sol
C# : Đồ# – Fa – Sol# ( từ mi lên fa là nửa cung )
Từ đó ta có thể suy ra C (b) (Đô giáng trưởng ) : Si – mi (b) – Sol (b) ( từ đô xuống si là ½ cung )
Cao độ giữa các nốt cho các bạn nào chưa biết
C - 1 - D - 1 - E - ½ – F - 1 - G - 1 - A - 1 - B - ½ - C
Như vậy ngoại trừ từ E – F và B – C là ½ cung ra , thì còn lại là 1 cung .
Tổng kết hợp âm cơ bản
Vậy là chúng ta có tổng cộng 14 hợp âm piano cơ bản , với 7 hợp âm trưởng và 7 hợp âm thứ . nhưng không phải là chỉ dừng lại ở thứ và trưởng , mà hợp âm còn mang rất rất nhiều màu sắc sắc thái khác nhau như 7, dim , sus …..
Học Nốt Nhạc Cơ Bản Piano
Học những kí hiệu cơ bản của nốt nhạc
Âm nhạc được xây dựng từ rất nhiều những kí hiệu trong âm nhạc, và cơ bản nhất là khuông nhạc, khóa nhạc, và nốt nhạc.
Tất cả những kí hiệu này đều mang một ý nghĩa và chức năng nhất định, và để đọc được nốt nhạc, bạn cần dần quen với những ký hiệu này. Trong bài viết trước, chúng tôi cũng đã đề cập đến các nốt nhạc cơ bản hy vọng bạn nên tìm hiểu lại để nắm vững hơn vấn đề này.
Khuông nhạc bao gồm 5 dòng và 4 khoảng trắng. Mỗi dòng và mỗi khoảng trắng có thể đặt vào đấy một kí hiệu hoặc 1 nốt. Những dòng và khoảng trắng này dùng để biểu đạt các nốt nhạc cơ bản này được đánh ký hiệu từ A-G (A B C D E F G).
Có 2 loại khóa nhạc mà rất quen thuộc với tất cả các bạn, đầu tiên là khóa nhạc Treble. Khóa nhạc Treble thường xuất hiện một ” khóa Sol” ở đầu khuông nhạc. Khóa nhạc Treble thường được sử dụng để viết cho những nhạc cụ phát ra âm thanh ở tần số cao, ví dụ: sáo, violin, saxophone,… Những nốt cao ở trên đàn Piano cũng được viết trên khóa nhạc Treble.
Trong tiếng anh, họ thường sử dụng 2 câu nói để ghi nhớ các dòng và khoảng trắng trên khóa Sol.
Với dòng, chúng ta ghi nhớ các nốt EGBDF bằng câu:” Every Good Boy Does Fine“
Với khoảng trắng, chúng ta nhớ các nốt FACE bằng chữ “FACE” (nghĩa là khuôn mặt)
Khóa nhạc Bass thường được sử dụng cho các nhạc cụ phát ra âm thanh trầm hơn như basson, tuba, cello. Khóa nhạc Bass phổ biến nhất đó là ” khóa Fa “. Trên đàn Piano cũng có những giải tần thấp. Các nốt trầm này sẽ được biểu diễn trên khóa Fa.
Trong tiếng anh, họ cũng thường sử dụng 2 câu nói để ghi nhớ các dòng và khoảng trắng trên khóa Fa. Đó là:
Với dòng, chúng ta ghi nhớ các nốt GBDFA bằng câu:” Good Boys Do Fine Always“
Với khoảng trắng, chúng ta nhớ các nốt ACEG bằng chữ “All Cows Eat Grass“
Những nốt nhạc được đặt trên khuông nhạc chỉ ra cho chúng ta cần đánh nốt nào và giữ nó trong bao lâu. Một nốt nhạc thì gồm có 3 phần: phần đầu nốt (note head), phần thân (stem) và phần đuôi (flag) nốt.
Mọi nốt nhạc đều có phần note head, dù có được tô màu đen hoặc để trắng. Phần đầu nốt (note head) này được đặt vào vị trí nào trên khuông nhạc (trên dòng hoặc trên khoảng trắng) cũng đều chỉ ra cho bạn nốt nào để chơi ( cao độ). Thỉnh thoảng, nốt nhạc cũng sẽ không nằm trong khoảng 5 dòng và 4 khoảng trắng như thường lệ. Trong trường hợp đó, người ta thường kẻ 1 dòng kẻ phụ để biểu diễn nốt đó. Nhìn vào ví dụ nốt B và C ở phía trên để biết thêm về dòng kẻ phụ.
Phần thân nốt (stem) là một dòng kẻ nhỏ, được vẽ từ note head lên trên hoặc xuống dưới. Hướng của dòng kẻ này không ảnh hưởng gì đến việc bạn chơi nốt thế nào, nhưng sẽ giúp bạn đọc nhạc được dễ dàng hơn. Như một quy ước về tính thẩm mỹ, tất cả các nốt ở trên dòng kẻ B sẽ có phần thân hướng xuống dưới, và những nốt ở dưới dòng kẻ B thì sẽ có mũi tên hướng lên trên.
Ví dụ:
Một nốt nhạc được bôi đen phần note head, có 1 stem, 0 flag, đó là nốt đen (quarter note)
Một nốt nhạc được để trắng phần note head, có 1 stem, 0 flag, đó là nốt trắng (half note)
Một nốt nhạc được để trắng phần note head, có 0 stem, 0 flag, và thường xuất hiện giống như chữ “O”, đó là nốt tròn (whole note)
Có một vài cách khác để kéo dài độ dài của nốt. Bằng cách thêm 1 dấu chấm ( dot) sau note head cũng là một cách. Cách đó sẽ làm kéo dài thêm một nửa độ dài nốt đó.
Dấu nối ( tie) cũng được sử dụng để kéo dài nốt. 2 nốt được nối lại với nhau thường có cùng cao độ, và dấu nối thường được sử dụng với những nốt vắt chéo nhau qua ô nhịp.
Nhìn vào ảnh trên có thể thấy những nốt càng ngắn thì càng có nhiều flags hơn hoặc chúng ta có thể biểu diễn bằng cách thêm gạch ngang ( beams) ở giữa các nốt. Mỗi flag sẽ làm giảm nửa giá trị của nốt đó đi.
Beams cũng có chức năng tương tự như vậy.
Học đọc nốt nhạc piano đúng nhịp
Để có thể chơi nhạc, bạn cần biết tới khái niệm nhịp. Nhịp điệu xuất hiện khi bạn nhảy, vỗ tay, hoặc đập chân xuống sàn. Khi đọc nhạc, nhịp của bài hát được biểu diễn dưới dạng giống như phân số và xuất hiện ở đầu khuông nhạc, với một số ở trên và một số ở dưới, người ta gọi đó là nhịp ( time signature) của bài hát. Con số ở trên cho bạn biết có bao nhiêu phách ( beat) trong một ô nhịp, mỗi ô nhịp được ngăn cách với nhau bằng 2 dấu kẻ sọc. Chữ số ở dưới chỉ cho bạn biết giá trị của một nốt đơn một phách.
Ở ví dụ ở trên, nhịp điệu của bài hát là 4/4, có nghĩa rằng có 4 beat ở trong một ô nhịp, và mỗi nốt đen có giá trị là 1 beat.
Ví dụ:
Time signature của bài hát là 3 /4. Nghĩa là có 3 beat trong 1 ô nhịp, và tất cả các nốt đen có giá trị bằng 1 beat. Hãy thử đếm 1,2,3 – 1,2,3 và bạn sẽ cảm thấy nhịp điệu của bài hát.
Đến đây bạn đã hiểu rõ hơn các khái niệm cơ bản về giá trị nốt nhạc, time signature, và mảnh ghép cuối cùng bạn cần quan tâm đó chính là Tempo. Tempo sẽ cho bạn biết tốc độ của bài hát nên được chơi nhanh hay chậm.
Ví dụ: Tempo ghi là 60 bpm (beats per minute) có nghĩa là có 60 nốt được chơi trong mỗi phút. Tương tự, tempo 120 sẽ tăng tốc lên, nghĩa là có 2 nốt diễn ra trong 1 giây.
Thỉnh thoảng bạn cũng sẽ thấy xuất hiện những chữ cái Italia như “Largo”, “Allegro” hoặc “Presto” ở đầu của khuông nhạc, có ý nghĩa giống như tempo.
Học các nốt nhạc trên piano bằng cách Chơi một đoạn giai điệu
Tiếp đến đó là Scale. Một Scale được sắp xếp bởi 8 nốt liên tiếp, ví dụ, scale C major bao gồm 8 nốt đó là C, D, E, F, G, A, B, C.
Mối quan hệ giữa nốt C đầu tiên và nốt C cuối cùng được coi là 1 quãng 8 ( Octave). C major scale rất quan trọng đối với việc tập luyện. Khi bạn hiểu được scale C major, những scale khác cũng tương tự.
Bạn hãy chú ý tới vị trí của nốt nhạc được tăng dần và khi tiến về bên phải của keyboard, độ cao của nốt được tăng lên. Vậy, còn những phím đen thì sao?
Hãy nhìn lại C major scale mà bạn vừa học được. Khoảng cách giữa phím C và phím D là một cung, tuy nhiên, khoảng cách giữa phím E và F trong C major scale chỉ là nửa cung. Bạn đã thấy điểm khác biệt chưa? E và F không có phím đen giữa chúng. Mọi Major scale bạn sẽ chơi trên đàn piano cũng sẽ có chung một pattern đó là
Một cung – một cung – nửa cung – một cung -một cung – một cung – nửa cung
Semitones, hay còn được gọi là nửa cung trên keyboard, cho phép chúng ta sáng tạo không giới hạn âm nhạc. Nốt thăng ( sharp), được kí hiệu là #, có ý nghĩa là nốt đó sẽ cao hơn nửa cung (semitone) so với nốt đúng được ghi trên khuông nhạc.
Ngược lại, nốt giáng ( flat), thường được kí hiệu là , có nghĩa rằng nốt đó thấp hơn nửa cung ( semitone) hơn là nốt đúng ghi trên khuông nhạc.
Có một kí hiệu nữa bạn cần biết khi học về semitone đó là nốt bình ( natural), thường được kí hiệu là ♮. Nếu một nốt trong ô nhịp được giáng hay thăng lên nghĩa là nốt đó sẽ có giá trị như vậy liên tục trừ khi có một nốt bình. Nốt bình sẽ loại bỏ thăng hoặc giáng đi trong ô nhịp đó. Và đây là điều sẽ xảy ra với nốt C và E khi bạn sử dụng nốt bình.
Vì vậy, chúng ta cần đạt những nốt thăng hoặc giáng ở khuông nhạc đầu tiên, ngay trước meter (số chỉ nhịp) trên bản nhạc. Bạn sẽ xác định được giọng chính của bài nhạc dựa vào số ký hiệu thăng hoặc giáng ghi ở đầu khuông nhạc đầu tiên. Đây là ví dụ về một số giọng và số khóa biểu.
Có thể bạn tìm kiếm
#4 Hợp Âm Màu Thường Dùng Trong Đệm Hát Piano ” Khuyến Nhạc
Thông thường, đối với những ai chơi piano cơ bản thường dùng hợp âm trưởng, hợp âm thứ và ở hợp âm 3 là nhiều. Tuy nhiên, nếu các bạn học đệm hát piano trong nhạc nhẹ thì phải dùng đến hợp âm 4 hợp âm màu sau sus4, hợp âm sus2, hợp âm major7, hợp âm 7. Trong bài viết này chúng tôi chia sẻ giúp bạn nắm được cấu tạo và cách dùng của những hợp âm này.
Hợp Âm Piano Là Gì? 14 Hợp Âm Cơ Bản Trên Đàn Piano Hợp Âm Đảo Ngược Là Gì? Cách Bấm Đảo Trên Piano Như Thế Nào?
Hợp Âm SUS4
Cấu tạo: nốt gốc – nốt thứ 4 – nốt thứ 5 ( nốt thứ 4 và nốt thứ 5 cách nhau 1 cung)
Ví dụ: Csus4 = C (nốt gốc) – F (nốt thứ 4) – G (nốt thứ 5)
Hợp Âm SUS2
Cấu tạo: nốt gốc – nốt thứ 2 – nốt thứ 5 ( nốt thứ 1 và nốt thứ 2 cách nhau 1 cung)
Cách dùng: tương tự hợp âm sus4, dùng làm màu trước khi về hợp âm trưởng cùng tên.
Ví dụ: Csus2 = C (nốt gốc) – D (nốt thứ 2) – G (nốt thứ 5)
Hợp Âm MAJOR7 (M7)
Cấu tạo: nốt gốc – nốt thứ 3 – nốt thứ 5 – nốt thứ 7 ( nốt thứ và nốt gốc cách nhau 1/2 cung)
Ví dụ: CM7 (C Major7) = C (nốt gốc) – E (nốt thứ 3) – G (nốt thứ 5) – B (nốt thứ 7 cách nốt gốc 1/2 cung)
Cách dùng: Thay thế cho hợp âm trưởng cùng tên nếu muốn màu sắc của bài hơi theo hướng Blue hoặc dùng trước khi về lại hợp âm trường cùng tên.
Hợp Âm 7
Cấu tạo: nốt gốc – nốt thứ 3 – nốt thứ 5 – nốt thứ 7 ( nốt thứ 7 và nốt thứ gốc cách nhau 1 cung)
Ví dụ: C7 = C (nốt gốc) – E (nốt thứ 3) – G (nốt thứ 5) – Bb (nốt thứ 7 cách nốt gốc 1 cung)
Tổng kết các quy tắc
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Học Piano Đệm Hát: Tiết Tấu Cơ Bản trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!