Xem Nhiều 4/2023 #️ Hướng Dẫn Làm Hệ Thống Lọc Nước Phèn # Top 10 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 4/2023 # Hướng Dẫn Làm Hệ Thống Lọc Nước Phèn # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Làm Hệ Thống Lọc Nước Phèn mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

xử lý nước nhiễm phèn bằng cách nào mới đảm bảo được nguồn nước an toàn, không còn kim loại độc hại? Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về cách xử lý nước hiện nay trước khi áp dụng cho gia đình phương pháp tốt nhất.

Nước sinh hoạt là nhu cầu không thể thiếu của con người. Bên cạnh nguồn nước cấp thì nước giếng đóng một phần lớn trong tổng lượng nước sinh hoạt hiện nay.

Không chỉ ở nông thôn, hiện nay ở thành thị còn sử dụng nước giếng làm nguồn nước sinh hoạt chính trong gia đình và sản xuất. Tuy nhiên, nước giếng thường có nguy cơ nhiễm phèn và các kim loại nặng độc hại. Cần xử lý nước để loại bỏ các thành phần này trước khi sử dụng.

Nguồn nước trên mặt đất như sông, hồ, kênh rạch hay nguồn nước ngầm đều có nguy cơ nhiễm phèn. Chưa có một định nghĩa chính xác về nguồn nước phèn, nhưng có thể nhận biết qua quan sát bên ngoài:

Đây là những dấu hiệu dễ thấy mà dân gian gọi là nước bị nhiễm phèn. Thực chất nguồn nước đã bị nhiễm các dạng muối sunfat kim loại nên nước có thể bị nhiễm phèn sắt hoặc nhiễm phèn nhôm. Nguồn nước này cần được xử lý nước phèn thì mới có thể sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày.

Hệ thống xử lý nước nhiễm phèn thô sử dụng nhiều vòi sen. Nước được bơm lên từ giếng và tỏa ra từ các vòi sen. Khi đó, oxy trong không khí sẽ phản ứng với Fe trong nước làm oxy hóa sắt, phèn.

Lượng nước cặn lắng bớt một phần, phần còn lại sẽ đi qua các lớp ngăn lọc khác (sỏi, cát, than, đá thạch anh) để làm sạch tiếp.

Nguồn nước cuối cùng sẽ không còn màu vàng của sắt hay phèn nữa. Đây là cách xử lý nước nhiễm phèn khá phổ biến ở nhiều hộ gia đình, cơ sở sản xuất nhờ chi phí thấp hoặc do trước đây chưa có một công nghệ xử lý nào tốt hơn.

Post: lọc phèn – Date post: 20-03-2015

Hướng Dẫn Làm Nước Sốt Bolognese

Hướng dẫn làm nước sốt Bolognese

Bolognese là một trong những loại sốt phổ biến để ăn kèm với mỳ spaghetti. Cũng tương tự như nước sốt marinara, nước sốt bolognese rất dễ ăn, dễ chế biến và có hương vị …

Bolognese là một trong những loại sốt phổ biến để ăn kèm với mỳ spaghetti. Cũng tương tự như nước sốt marinara, nước sốt bolognese rất dễ ăn, dễ chế biến và có hương vị phù hợp với mọi lứa tuổi.

Sốt bolognese tên đúng gốc Ý là ragù, và cho dù có rất nhiều các công thức và cách làm khác nhau, nhưng tựu chung lại, sốt Bolognese/ragù nào cũng phải có những nguyên liệu chính sau: hành tây, cần tây, cà rốt, thịt bò băm, thịt hun khói (thường là pancetta), cà chua, sữa và rượu.

Nguyên liệu:

1 muỗng canh bơ không muối (có thể thay bằng dầu oliu)

1 muỗng canh muối kosher, hạt tiêu

1/2 cốc hành tây băm nhỏ

1/2 cốc cà rốt bằm

6 nhánh tỏi băm nhỏ

500g thịt bò băm (hoặc hỗn hợp 200g thịt bò băm, 200g thịt lợn, 80g thịt hun khói pancetta)

150ml sữa tươi nguyên kem

100ml rượu đỏ (loại rượu thường được dùng là rượu đỏ, các bạn có thể thay thế bằng rượu trắng, nước dùng thịt bò hoặc nước lọc nhưng lưu ý khi nấu bằng rượu thì hương vị sốt đậm đà hơn rất nhiều)

250g cà chua nghiền hoặc băm nhỏ

Chế biến:

– Hành tây, cà rốt và cần tây thái hạt lựu thật nhỏ, và đều.

– Đun nóng nồi cho dầu oliu nóng lên (nếu bạn dùng bơ thì cho một chút dầu vào chảo rồi mới đun cho tan chảy bơ) Cho hành tây và tỏi vào nồi đảo cho hành tỏi vàng đều, cho cà rốt, cần tây vào đảo đều trong vòng 10-15 phút.

– Cho thịt băm vào, dùng thìa dằm và trộn cho các loại thịt và rau quyện đều với nhau. Đun trong vòng 15 phút đến khi thịt bắt đầu xém dưới đáy nồi thì mới thêm rượu vang vào. Đun thêm 20 phút nữa đến khi thịt ngấm hết rượu.

– Cho hỗn hợp cà chua nghiền vào nồi, thêm muối tiêu phù hợp với khẩu vị. (Trong một số công thức bạn sẽ cho thêm lá basil hoặc bay leaf vào nồi nấu cùng) Đun sôi hỗn hợp rồi hạ lửa nhỏ, đun hé vung trong vòng hai tiếng rồi mở vung cho sữa vào hỗn hợp, trộn đều tăng lửa cho hỗn hợp sôi và đun nhỏ lửa thêm 20-30 phút nữa cho đến khi hỗn hợp sánh như ý muốn.

– st

Hướng Dẫn Tính Toán Các Chỉ Số Để Vận Hành Tốt Hệ Thống Xử Lý Nước Thải

Phương pháp vận hành khác cho việc kiểm soát các chất rắn, như tuổi bùn, có nghĩa là thời gian lưu bùn trung bình (MCRT) hoặc Thời gian lưu chất rắn (SRT). Thông số này là sự cải tiến của tuổi bùn và cần xem xét đến nồng độ tổng chất rắn còn lại trong hệ thống thứ cấp hoặc sinh học. Một lần nữa, đối với nhà máy đã có thông số MCRT, để có được một thông số MCRT như mong muốn thì chỉ nên thực nghiệm giống như là phương pháp tuổi bùn.

MCRT được tính như sau:

Hoặc MCRT = khối lượng chất rắn lắng tồn trong bể lắng/khối lượng chất rắn lắng thất thoát cho một ngày *

** Các chất rắn mất đi trên ngày bao gồm cả hai, khối lượng TSS mất đi trong nước thải đầu ra từ bể lắng thứ cấp cộng với các chất rắn được thải ra từ bể lắng thứ cấp. Nhiều nhà vận hành bỏ qua việc xem xét TSS trong nước thải đầu ra của bể lắng khi thực hiện tính toán!

Tỷ lệ thức ăn/sinh khối hoặc thức ăn/vi sinh vật thường được nhắc đến như là F/M dựa trên cơ sở tỉ lệ thức ăn cho các vi sinh vật mỗi ngày để sinh khối vi sinh vật được giữ vững dưới điều kiện hiếu khí. F/M là một công thức tính toán đơn giản, sử dụng các kết quả từ thí nghiệm BOD trong nước thải đầu ra đến bể hiếu khí và thí nghiệm nồng độ chất rắn lơ lửng (MLSS). Sử dụng thí nghiệm COD có thể được ưa chuộng hơn bởi vì các kết quả có sớm hơn thí nghiệm BOD trong 5 ngày.

Khoảng phổ biến của F/M cho nhà máy bùn hoạt tính truyền thống là từ 0.15 đến 0.5. Các giá trị tham khảo để tính toán dựa trên thí nghiệm BOD trong 5 ngày. Tối ưu hóa chỉ số F/M từ nhà máy này đến nhà máy khác và có thể được xác định bằng phương pháp thử và sai. Tổng quát, tỷ lệ F/M thấp nên được sử dụng suốt những tháng mùa lạnh. Tỷ lệ F/M được tính toán như sau:

* Nồng độ chất rắn lơ lửng bay hơi (MLVSS) có thể là một ước tính chính xác việc sinh khối của vi sinh vật so với MLSS.

Các nhà máy giấy không thể sử dụng phương pháp đo MLVSS, vì các sợi giấy có thể hình thành một phần của sinh khối, và sẽ tiêu hủy dễ dàng. Một lần nữa, hãy ghi nhớ vi sinh dạng sợi và bông bùn. Bạn có thể nghĩ có bùn luống tuổi hơn nếu bạn chỉ sử dụng những con số trong cân bằng sinh khối.

Một trong những thông số dễ nhất và thường được sử dụng để kiểm soát các bước tiến hành trong hệ thống bùn hoạt tính là phương pháp xác định Nồng độ chất rắn lơ lửng cố định.

Trong phương pháp này, nhà vận hành chọn một nồng độ MLSS nào đó hoặc khoảng nồng độ hỗn hợp chất lỏng để sản xuất nước thải đầu ra tốt nhất và hiệu quả loại bỏ cao nhất. Giá trị hoặc khoảng cụ thể phải được xác định qua thực nghiệm dựa trên tải trọng, kích thước nhà máy và kết quả của nước thải đầu ra theo mong muốn trên các giới hạn cho phép xả thải. Khi nhà vận hành tìm thấy nồng độ MLSS tối ưu cho mỗi nhà máy, nhà vận hành đã cố gắng duy trì giá trị này bằng cách điều chỉnh tỷ lệ bùn thải ra (sludge-wasting rate).

Một ‘Quy tắc ngón tay cái’ (rule of thumb) cho hệ thống bùn hoạt tính là cứ mỗi pound (0.45kg) BOD được loại bỏ trong hệ thống thứ cấp thì có 0.5 pound (0.23 kg) chất rắn mới được hình thành thông qua quá trình sinh sản của sinh vật và thêm vào các sinh vật mới từ nước thải đầu vào. Vì vậy, nhà vận hành cố gắng thải ra lượng chất rắn thích hợp để giữ được sự tối ưu hóa nồng độ hỗn hợp không thay đổi. Một lần nữa, khối lượng so với chất lượng nếu bạn sử dụng phương pháp này. Kiểm tra sự phân tích bằng kính hiển vi cho sự tối ưu hóa thậm chí trong thí nghiệm! Cân bằng các chất rắn không phải là cách tối ưu hóa luôn luôn thực hiện trừ khi bạn có một nước thải đầu vào rất ổn định.

Theo quy luật vật chất – Vật chất không tự sinh ra mà cũng không tự phá hủy (điều này áp dụng cho quá trình phân hủy sinh học). Cứ cho x pound (0.45kg) BOD được phân hủy, thì y pound (0.45kg) được tạo thành. Các giá trị của tỷ lệ X:Y từ nhà máy này đến nhà máy khác, cũng như điều kiện này cho đến điều kiện khác tại một nhà máy đã có thông số (có nghĩa là; bằng cách thiết kế quy trình và thành phần bùn được tạo ra từ quá trình tự nhiên).

Một số tỷ lệ trung bình hình thành các chất rắn để sử dụng như là điểm chuẩn (Benchmarks) – Hãy nhớ Quy tắc ngón tay cái (rule of thumb). BOD: bùn Sản xuất thép (than đá): 1.0:0.15 Nhà máy lọc dầu: 1.0:0.35 Sản xuất hóa chất: 1.0:0.35 Chất làm vệ sinh (nước thải tập trung) : 1.0:0.3-0.5 Nhà máy giấy và bột giấy: 1.0:0.5 Sản xuất bia rượu: 1.0:0.6 Chế biến thực phẩm: 1.0:0.7

Nếu nồng độ MLSS trên nồng độ mong muốn, việc xả thải các chất rắn quá mức sẽ có thể được bắt đầu hoặc tăng lên.

Nếu nồng độ MLSS dưới nồng độ mong muốn, việc xả thải các chất rắn nên được giảm xuống hoặc dừng lại. Các nhà vận hành nên ghi nhớ hầu hết các trường hợp tốt hơn là nên xả thải liên tục trên 24h/ngày, 7 ngày trên tuần so với xả thải không liên tục trong thời gian hoạt động nhiều. Sự thay đổi khắc nhiệt về tỷ lệ xả thải bùn là điều không mong muốn. Tăng hoặc giảm việc xả thải nên đực thực hiện từ từ, có nghĩa là từ 10 – 20% mỗi ngày.

Để quá trình bùn hoạt tính hoạt động thích hợp, một hỗn hợp chất lỏng lắng tốt phải được hoàn thành và duy trì. MLSS được lắng trong một bể lắng và sau đó quay trở lại bể hiếu khí như lượng bùn hoạt tính tuần hoàn (RAS). Phương pháp RAS có tính khả thi đối với vi sinh vật có trong hệ thống xử lý nước thải xử lý lâu hơn trong dòng chảy nước thải. Đối với hoạt động của quá trình bùn hoạt tính truyền thống, lưu lượng RAS tổng quát thì vào khoảng 20 đến 40% của lưu lượng nước thải đầu vào. Thay đổi chất lượng trong bùn hoạt tính sẽ đòi hỏi tỷ lệ lưu lượng RAS khác nhau là do đặc tính lắng của bùn. Vi sinh dạng sợi có thể chiếm khoảng không gian lớn, và yêu cầu RAS nhiều hơn để đạt được các kết quả mong muốn. Ngoài ra, vi sinh dạng sợi không là loại tiêu biểu giúp nhiều như vi sinh hình thành bông bùn với việc loại bỏ amonia. Có 2 phương pháp cơ bản có thể được sử dụng để kiểm soát tỷ lệ dòng chảy RAS. Các phương pháp cơ bản như sau: * Kiểm soát tỷ lệ lưu lượng bùn tuần hoàn (RAS) độc lập với lưu lượng nước thải đầu vào. * Kiểm soát tỷ lệ lưu lượng bùn tuần hoàn (RAS) như một tỷ lệ phần trăm không đổi so với lưu lượng nước thải đầu vào.

Kiểm soát tỷ lệ cố định của lưu lượng bùn tuần hoàn (RAS) Sự điểu chỉnh tỷ lệ cố định của lưu lượng bùn tuần hoàn (RAS) thì độc lập với tỷ lệ lưu lượng nước thải đầu vào của bể hiếu khí kết quả là nồng độ MLSS biến đổi liện tục sẽ ở mức tối thiểu trong lúc lưu lượng nước thải đầu vào ở mức đỉnh và một MLSS ở mức tối đa trong lúc lưu lượng nước thải đầu vào ở mức tối thiểu. Điều này xảy ra bởi vì MLSS chảy vào trong bể lắng với tỷ lệ thấp trong lúc lưu lượng tối đa khi được loại bỏ ở tốc độ dòng chảy liên tục. Tương tự như vậy, tại tỷ lệ lượng nước thải đầu vào ở mức tối thiểu, MLSS được tuần hoàn đến bể hiếu khí vởi tỷ lệ cao hơn so với dòng chảy vào trong bể lắng.

Bể hiếu khí và bể lắng thứ cấp phải được xem xét như là một hệ thống, nơi mà MLSS được lưu giữ trong bể hiếu khí trong lúc lưu lượng nước thải đầu vào ở mức độ tối thiểu và sau đó được đưa sang bể lắng khi lưu lượng nước thải ban đầu tăng lên. Về tính chất, bể lắng hoạt động như một bể lưu giữ MLSS, và bể lắng có một sự thay đổi chiều sâu của luống bùn liên tục khi MLSS di chuyển từ bể hiếu khí sang bể lắng và ngược lại. Ưu điểm của việc sử dụng phương pháp này là đơn giản, bởi vì giúp giảm thiểu những nỗ lực cho việc kiểm soát. Phương pháp này cũng đặc biệt thuận lợi cho các nhà máy nhỏ bởi vì sự uyển chuyển có mức độ nhất định.Kiểm soát tỷ lệ phần trăm lưu lượng bùn tuần hoàn (RAS) liên tục Phương pháp thứ hai để kiểm soát tỷ lệ lưu lượng bùn tuần hoàn (RAS) đòi hỏi một phương pháp được lập trình cho việc duy trì tỷ lệ phần trăm cố định đối với lưu lượng nước thải đầu vào bể hiếu khí. Chương trình có thể bao gồm một thiết bị đo lưu lượng tự động, một hệ thống được lập trình, hoặc điều chỉnh bằng tay thường xuyên. Phương pháp lập trình được thiết kế để giữ MLSS cố định hơn qua giai đoạn tải trọng cao và thấp.

So sánh hai phương pháp kiểm soát lượng bùn tuần hoàn (RAS) Ưu điểm của phương pháp lưu lượng RAS cố định như sau: * Đơn giản nhiều * Tải trọng chất rắn tối đa trong bể lắng xảy ra tại giai đoạn khởi động ban đầu của lưu lượng ở mức độ tối đa. * Đòi hỏi thời gian vận hành thấp

Ưu điểm của phương pháp tỷ lệ lưu lượng RAS cố định như sau: * Giảm sự biến đổi trong nồng độ MLSS và F/ M biến đổi ít hơn. * MLSS sẽ lưu lại trong bể lắng trong thời gian ngắn, có thế giảm khả năng của quá trình khử nitrat trong bể lắng. Một nhược điểm của việc sử dụng phương pháp lưu lượng cố định là F/M thay đổi liên tục. Khoảng F/M biến động bất thường do tác động của sự thay đổi ngắn hạn trong MLSS (vì tải trọng nước thải) nói chung là đủ nhỏ vì thế không có sự cố đáng kể phát sinh do sử dụng phương pháp này. Nhược điểm đáng kể nhất của phương pháp thứ hai là bể lắng bị phụ thuộc vào tải trọng chất rắn tối đa khi bể lắng chứa lượng bùn tối đa. Điều này có thể dẫn đến các chất rắn bị rửa trôi sạch cùng vơi nước thải đầu ra. Nói chung, xem ra hầu hết các hoạt động bùn hoạt tính thực hiện tốt và yêu cầu sự quan tâm ít khi phương pháp tỷ lệ lưu lượng RAS cố định được sử dụng. Nhà máy bùn hoạt tính với lưu lượng 10 mgd hoặc ít hơn thường phụ thuộc vào lượng nước thải tăng nhanh, và hiệu suất của nhà máy sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ việc sử dụng phương pháp này.

Các sự cố trong khi vận hành bể lắng cuối cùng

Nhà vận hành phải ghi nhớ nhiều sự cố trong khi vận hành bể lắng cuối cùng có thể liêng quan đến các sự cố hoạt động trong quá trình xử lý phía trước, có nghĩa là phần lớn trong hệ thống hiếu khí.

Điều này thường được nói đến như “vón cục”, “các chất rắn nổi lên trên bề mặt với bọt khí (ashing)” hoặc “lên bùn”. Các chất rắn nổi lên trên bề mặt thường do tuổi bùn cao (quá nhiều chất rắn trong hệ thống) hoặc thời gian lưu chất rắn quá lâu trong bể lắng cuối cùng.

* Làm giảm các chất rắn dư thừa (tăng tốc độ xả thải).

* Loại bỏ các chất rắn từ bể lắng cuối cùng nhanh hơn.

* Kiểm tra bất kỳ điểm chết trong bể lắng, nơi mà các chất rắn không được thu gom và loại bỏ.

* Tích lũy một lượng lớn chất rắn trên bề mặt bể lắng có thể được làm giảm đi bằng cách phun nước trên bề mặt với ống áp suất cao để loại bỏ các chất rắn.

Sự tổn thất của các chất rắn trong nước thải đầu ra của cách vách ngăn:

Sự tổn thất của các chất rắn quá mức trong bể lắng cuối cùng có thể là kết quả của sự quá tải trong nước hoặc là do chủng loại và đặc tính của các chất rắn sinh học được hình thành.

Bông bùn lộn xộn chỉ ra bùn non tuổi, có xu hướng lắng chậm hơn. Đây là loại bông bùn có chứa các hạt sáng, mịn, nổi trên mặt nước. Đây là trường hợp có thể được tăng lên bởi hiện tượng ngắn dòng và sự quá tải trong nước

* Tăng các chất rắn dư thừa bằng cách giảm tốc độ xả thải để hình thành bùn luống tuổi, có xu hướng lắng nhanh hơn.

* Kiểm tra bể lắng đối với hiện tượng ngắn dòng

* Tính toán thời gian lưu và kiểm tra sự quá tải trong nước.

Bùn điểm (pin floc) chỉ ra bùn luống tuổi, có xu hướng lắng quá nhanh, để lại nhiều mảng bùn lơ lửng trong các chất nổi lên bề mặt rời khỏi bể lắng và gây ra độ đục trong nước thải đầu ra. Các mảng bùn thường tối hơn, nặng hơn và nhiều hạt bùn xuất hiện.

* Tăng tỷ lệ bùn thải ra để làm giảm các chất rắn dư thừa (solids inventory)

* Kiểm tra hiện tượng ngắn dòng và sự quá tải trong nước

Sự tích lũy các chất rắn và/hoặc trên bề mặt vách ngăn có thể gây ra hiện tượng ngắn dòng trong bể lắng, tạo ra dòng vận tốc quá mức kéo các chất rắn cùng với nước thải đầu ra chảy tràn qua khỏi các vách ngăn.

* Lau sạch toàn bộ các bề mặt vách ngăn để loại bỏ sự hình thành của các chất rắn.

* Giải pháp clo đậm đặc được áp dụng đối với các vách ngăn cũng mang lại hiệu quả.

Bịt kín các ống xả thải bùn thường gây ra bởi nồng độ các chất rắn quá cao trong lượng bùn tuần hoàn

* Thải bỏ bùn nhanh hơn và/hoặc thường xuyên hơn

Không giống như bung bùn, sự cố lên bùn chỉ nhìn thấy trong bể lắng cuối cùng và xác định nguyên nhân gây ra trong hoạt động và có thể được hiệu chỉnh thông qua sự hiểu biết hệ thống và được quy định bởi các bước thực hành quản lý.

Quá trình oxy hóa sinh học nước thải được mô tả qua hai giai đoạn phản ứng, nơi mà quá trình oxy hóa carbon hữu cơ xảy ra đầu tiên và thường được theo sau bởi quá trình oxy hóa sinh học amonia hoặc quá trình nitrate hóa. Nước thải đô thị (domestic wastewater), như đã lưu ý, ngoài chất hữu cơ, các hợp chất carbon luôn luôn chứa amonia. Nói tổng quát, khi sự thổi khí được kéo dài hoặc chất hữu cơ dưới tải trọng của một nhà máy xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học có thể là kết quả ở một điều kiện ở nơi mà quá trình oxy hóa của hầu hết chất hữu cơ xảy ra (có nghĩa là, carbon được biến đổi thành carbon dioxide) và quá trình nitrate hóa theo sau. Quá trình nitrate hóa bao gồm quá trình biến đổi amonia, nitơ và hợp chất nitơ thành N-nitrate.

Nitrate được hình thành trong bể hiếu khí sau đó chảy vào trong bể lắng cuối cùng, nơi mà sự lắng chất rắn diễn ra một cách yên lặng và loại bỏ các chất rắn sẽ xảy ra. Nếu nồng độ oxy hòa tan đủ thấp trong bể lắng và một số chất hữu cơ có sẵn, quá trình khử nitrate sẽ diễn ra.

Lên bùn được gây ra bởi quá trình nitrate hóa trong đó nitrite và nitrate trong nước thải bị giảm xuống thành khí nitơ.

Quá trình khử nitrate xảy ra trong lớp bùn trong bể lắng thứ cấp khi các điều kiện trở thành kỵ khí hoặc gần như là kỵ khí.

Khi khí nitơ tích lũy, khối bùn trở nên nổi và dâng lên hoặc nổi lên trên bề mặt.

Lên bùn có thể dễ dàng được phân biệt từ bùn dày đặc bằng cách chú ý đến sự hiện diện của các bong bóng khí nhỏ gắn kết với các chất rắn nổi lên trên bề mặt và bằng phương pháp phân tích kính hiển vi. Sự cố có thể được khắc phục bằng cách tăng tốc độ loại bỏ bùn từ cơ chế thu bùn, bằng cách điều chỉnh lưu lượng (tải trọng) và giám sát nồng độ oxy hòa tan trong bể lắng cuối cùng.

Bung bùn vi sinh dạng sợi: Tổng quát, sự tăng trưởng của vi sinh vật không hình thành bông bùn và không lắng được là kết quả của hoặc vi khuẩn xử lý nước thải thông thường bị tiêu diệt quá nhiều hoặc các điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật dạng sợi, như nấm hoặc khuẩn tia (actinomycetes) mà không thể lắng được dễ dàng. Sự hiện diện của vi sinh vật dạng sợi đến nơi mà nhà máy can thiệp vào khả năng lắng được gọi là bung bùn. Các điều kiện này có thể nhìn thấy trong bể hiếu khí của quá trình bùn hoạt tính và đôi lúc kèm theo hiện tượng sủi bọt (frothing). Các chất rắn không lắng được trong bể lắng cuối cùng và một lớp chất rắn đồng nhất sẽ tràn sang trên vách ngăn của nước thải đầu ra, đặc biệt trong suốt quá trình biến đổi lưu lượng tối đa vào ban ngày. Bung bùn vi sinh dạng sợi có thể được nhận biết thông qua quá trình phân tích dưới kính hiển vi của hỗn hợp chất lỏng và quan sát sự hiện diện của vi sinh vật trong chất kết bông không lắng được. Dưới các điều kiện của bung bùn vi sinh dạng sợi, sự hiện diện của các vi sinh dạng sợi là điều hiển nhiên và vi sinh dạng sợi có thể được nhìn thấy đang ngăn chặn đối với việc tìm kiếm các bông bùn thông thường kết dính lại với nhau.

Khi bung bùn của bùn hoạt tính được gây ra bởi sự quá tải, khử trùng bằng clo trước để làm giảm tải trọng trong quá trình thổi khí đã được thử nghiệm với một số thành công. Khử trùng bằng clo trước trong nước thải đầu vào của bể xử lý sơ cấp để tạo ra nồng độ dư khoảng 1 mg/L trong nước thải đầu ra của bể xử lý sơ cấp được sử dụng. Khử trùng bằng clo trước trong nước thải đầu vào của bể xử lý sơ cấp là đặc biệt có ích trong việc kiểm soát sự hình thành khí H2S (septicity). Clo trở lại trong bùn hoạt tính có thể kiểm soát bung bùn vi sinh dạng sợi.

Điểm áp dụng nên là nơi bùn tuần hoàn sẽ tiếp xúc với dung dịch clo trong khoảng 1 phút trước khi bùn được trộn với nước thải đầu vào đã được thổi khí.

Liều lượng clo được thay đổi theo sự biến đổi của chỉ số thể tích bùn và có thể được tính toán ước lượng như sau:

SVI x F x W x 8.34 x 106 = mỗi pound (0.45kg) clo mỗi ngày, trong đó:

SVI = Chỉ số thể tích bùn

F = Tỷ lệ bùn tuần hoàn, 1 triệu gallon (3.8 L) mỗi ngày

W = Chất rắn lơ lững trong bùn tuần hoàn (mg/L)

Liều lượng clo có thể được xác định tốt hơn bằng phương pháp thử và sai. Nói chung, quá trình khử trùng bùn dày đặc bằng clo sẽ làm giảm chỉ số thể tích bùn, do đó liều lượng sử dụng được giảm hàng ngày cho đến khi sự cố bung bùn được giải quyết. Trong một số nhà máy, quá trình khử trùng bằng clo liên tục sẽ duy trì chỉ số thể tích bùn thấp, và quá trình khử trùng bằng clo liên tục ở những nơi khác của đường hồi lưu bùn đã chứng minh thỏa đáng hơn. Tổng quát, khi quá trình khử trùng bằng clo đối với lượng bùn tuần hoàn được bắt đầu, độ đục trong nước thải đầu ra của nhà máy sẽ tăng lên, nhưng sau một vài ngày hoạt động độ đục một lần nữa sẽ giảm tới mức của điều kiện bình thường.

Xả thải bùn sinh học nhiều hơn để giảm vi sinh vật dạng sợi cũng đã chứng minh được phần nào hiệu quả trong việc xử lý xen kẽ của một tình huống bung bùn.

Các nhà vận hành phải nhận ra rằng các biện pháp này chỉ là bước tạm thời để giảm bớt bung bùn và sự cố có thể tái xuất hiện nếu nguyên nhân không được xác định rõ và chưa giải quyết sự cố.

Khi vận hành một nhà máy xử lý nước thải sẽ gặp rất nhiều sự cố như: bung bùn, vi sinh dạng sợi, váng bọt, bung bùn vi sinh dạng sợi , lên bùn, tăng chất rắn và mùi hôi. Các sản phẩm BFL có thể giải quyết triệt để các sự cố trên và có thể kết hợp cùng nhau với tỷ lệ hỗn hợp các sản phẩm thích hợp để mang lại hiệu quả cao nhất về xử lý cũng như chi phí. Hãy ghi nhớ “Quy tắc Tỷ lệ vàng”, “Quy tắc Bàn tay vàng”, “Quy tắc Number One”, “Quy tắc Ngón tay cái”.

Hướng Dẫn Cách Làm Nước Sốt Pizza Cà Chua Thơm Ngon Mà Cực Kì Dễ Làm!

Tự làm nước sốt cà chua cho pizza là một trong những kế hoạch DIY (Do it yourself) dễ thực hiện nhất mọi thời đại. Loại nước sốt này được làm chỉ với một vài thành phần như cà chua đóng hộp, tỏi, giấm Balsamic và một chút dầu ô liu. Sau đó chẳng cần mất quá nhiều thời gian để xay hỗn hợp trong máy xay hoặc máy chế biến thực phẩm. Thậm chí bạn còn có thể làm đông riêng nước sốt và dễ dàng sử dụng nó để làm pizza bất cứ lúc nào bạn muốn.

Cà chua đóng hộp chỉ tuyệt vời khi dùng để tự làm nước sốt pizza. Bạn có thể sử dụng cà chua nguyên quả hoặc cà chua đã được thái hạt lựu, nhưng phải đảm bảo không có bất cứ gia vị hoặc loại rau thơm nào đã được thêm vào. Bạn cũng có thể sử dụng quả cà chua tươi, nhưng để làm nước sốt; chỉ sử dụng cà chua nghiền nhừ, dạng sốt đặc (Paste tomatoes), hoặc ép bớt lượng nước thừa có trong cà chua trước khi trộn.

Bất kỳ loại cà chua nào cũng phù hợp để làm nước sốt pizza – ngay cả các nhãn hiệu cà chua có trong cửa hàng tạp hóa của bạn. Tuy nhiên, để có thể thưởng thức món pizza Neapolitan kinh điển (loại bánh pizza được làm bằng cà chua và phô mai mozzarella), hãy chọn một hộp cà chua San Marzano . Chúng có vị ngọt hơn và đậm đà hơn các loại khác và còn có thể đưa nước sốt pizza của bạn lên một “tầm cao” mới.

Đừng nấu nước sốt!

Sau khi trộn xong nước sốt pizza này, bạn có thể sử dụng ngay- không cần nấu chín! Dùng muỗng để phết một lớp nước sốt ngay trên bánh pizza, thêm tiếp lớp topping lên trên và đem đi nướng. Nếu bạn thích nước sốt đặc hơn, hãy lọc lấy “thịt” cà chua và loại bỏ bớt phần nước ép trước khi trộn.

Nước sốt không qua quá trình nấu chín thực sự sẽ làm cho chiếc bánh pizza của bạn ngon hơn. Cách làm này không chỉ thuận tiện mà còn đem lại hương vị cà chua tươi, thanh mát, thơm ngon, ngay cả khi nó đã được nướng trong lò nóng.

Lưu ý của tác giả công thức

Vì nước sốt này không cần nấu chín, nên cũng có nhiều thắc mắc về việc sử dụng tỏi sống. Nhưng bạn hoàn hoàn có thể yên tâm rằng tỏi không hăng, có mùi dễ chịu. Bạn cũng không cần dao và thớt để cắt nhỏ vì máy xay thực phẩm sẽ làm tất cả công việc đó – hơn nữa nước sốt sẽ không có vị đắng khi làm sạch hạt cà chua. Thêm một chút đường, chút muối và ít hạt tiêu vào nước sốt, bạn sẽ có một chiếc bánh pizza ngon như mong đợi.

Hướng dẫn cách tự làm nước sốt pizza cà chua

Thành phần

4 tép tỏi, băm nhỏ

1 hộp (411 g) cà chua nguyên quả hoặc cà chua thái hạt lựu

2 muỗng canh (tablespoon) dầu ô liu

1 muỗng cà phê (teaspoon) đường

1 muỗng cà phê (teaspoon) giấm balsamic, thêm nhiều hương vị

3/4 muỗng cà phê (teaspoon) muối

Hạt tiêu đen mới xay

Dụng cụ

Máy xay hoặc máy chế biến thực phẩm (Food processor)

Khuôn bánh mì trong hoặc khuôn cupcake (Muffin tin) , nếu cần làm đông

Túi hoặc hộp chứa để làm đông nếu cần.

HƯỚNG DẪN

1.Băm nhỏ tỏi trong máy xay (Food processor): Băm tỏi 2 đến 3 lần trong máy xay cho đến khi tỏi được cắt nhỏ.

Biên dịch: Vân Anh Hồ

Nguồn công thức: Chef/bloger/food writer Emma Christensen

[content-egg-block template=offers_grid]

Các bài khác

Có thể bạn cũng quan tâm

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Làm Hệ Thống Lọc Nước Phèn trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!